You are on page 1of 2

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


LẦN THỨ XIII, NĂM 2022

ĐỀ THI MÔN: VẬT LÍ - LỚP 11


ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 02 trang) Ngày thi: 14/7/2022
Bài 1. (4 điểm)
Trong chân không, người ta giữ cố định 6 điện tích điểm q tại 6 đỉnh (mỗi đỉnh có một điện tích) của một
lục giác đều tâm O, cạnh a trên một mặt phẳng nằm ngang nhẵn.
1. Tính lực cần tác dụng lên mỗi điện tích để chống lại lực đẩy tĩnh điện gây ra bởi các điện tích còn lại.
2. Nếu cả 6 điện tích được thả tự do thì phải đặt điện tích q 0 bằng bao nhiêu ở tâm của lục giác để hệ 7
điện tích trên cân bằng?
3. Nếu các điện tích được nối lại với nhau bằng 6 sợi dây mềm, không co dãn, có độ dài mỗi đoạn dây là a
thì lực căng mỗi sợi dây là bao nhiêu?
4. Đặt điện tích điểm q’ = q tại điểm M nằm trên mặt phẳng chứa lục giác sao cho OM ≪ a. Chứng tỏ
rằng lực tác dụng lên q′ là F⃗ = −αOM ⃗⃗⃗⃗⃗⃗ , xác định α.
Bài 2. (5 điểm)
Theo quan điểm của Dirac, lưỡng cực từ là hai từ tích có tổng bằng 0 và cách nhau khoảng khác
không (cũng như lưỡng cực điện là hai điện tích có tổng bằng 0 và không trùng nhau). Cũng theo quan
điểm của Dirac, cảm ứng từ do từ tích m đặt tại gốc tọa độ O sẽ tạo ra một từ trường với cường độ tại
k mr μmr
điểm có tọa độ r là: B = m2 = 0 2 , μ0 là hằng số từ.
r r 4πr r
1. Từ quan điểm của Dirac, tìm từ thông qua một mặt kín biết rằng từ tích tổng cộng nằm bên trong mặt
kín là mt .
2. Tính từ trường của lưỡng cực từ p m = m. (đặt tại gốc tọa độ O) gây ra tại M với OM= r với r  .
3. Chúng ta có thể coi các nam châm là hệ của vô số lưỡng cực từ vô cùng bé xếp sát nhau, đầu dương
của lưỡng cực này kề với đầu âm của lưỡng cực khác. Xét một thanh nam châm đồng chất (M) hình trụ
đường kính d = 1,00cm chiều dài ℓ = 50,0cm. Người ta đo được cảm ứng từ tại ngay sát tâm của bề mặt
đầu bắc của M là B0 = 1,00T. Đặt M vuông góc với mặt phẳng chứa một vòng dây hình tròn cố định bán
kính r = 25,0cm và điện trở R = 10,0mΩ sao cho đầu nam của nó trùng với tâm O của vòng dây. Cho M
chuyển động tịnh tiến dọc theo trục của nó với vận tốc không đổi v = 10,0cm/s theo hướng từ cực bắc
đến nam (cùng hướng với trục tọa độ Ox).
a. Tính từ tích trên bề mặt đầu bắc của M.
b. Tính độ lớn từ thông do M gây ra tại vòng dây tại thời điểm tọa độ đầu bắc là x.
c. Lực mà khung dây tác động lên M có giá trị cực đại bằng bao nhiêu?
( ) (
Gợi ý: Một trong các nghiệm dương của phương trình ( x + 2 ) x 2 + 1 = x 2 1 + ( x + 2 )
2 5
)
2 5
là x  3, 410.10−2 .
Bài 3. (4 điểm)
Một kính hiển vi được tạo bởi hai thấu kính hội tụ đặt đồng trục với nhau. Vật kính L1 có tiêu cự
f1 = 1cm thị kính L2 có tiêu cự f2 = 4cm. Trong một lần sử dụng kính với vật và vật kính cố định, một
người có mắt bình thường có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là D = 20cm nhận thấy độ bội giác khi ngắm
chừng ở vô cực là G  = 90 .
1. Tính khoảng cách giữa hai thấu kính và khoảng cách từ vật đến vật kính trong lần quan sát với độ bội
giác G  của quan sát viên trên.
2. Khi đang ngắm chừng ở vô cực, quan sát viên này muốn dịch chuyển thị kính để chuyển trạng thái
ngắm chừng về cực cận. Biết rằng lúc này quan sát viên đặt mắt sát thị kính, tìm độ bội giác mới và quãng
đường dịch chuyển của thị kính.

Trang 1/2
3. Khi đang ngắm chừng ở vô cực, quan sát viên muốn dùng một máy ảnh kỹ thuật số để chụp lại ảnh của
vật qua kính hiển vi nói trên. Cảm biến của máy ảnh có kích thước 24mm × 36mm, số điểm ảnh trên
cảm biến là 2,40.107 . Ống kính của máy ảnh có tiêu cự fC = 10,0cm. Biết rằng ảnh của các vật được coi
là đủ chi tiết nếu ảnh này trên cảm biến có kích thước lớn hơn hoặc bằng 10 điểm ảnh. Máy ảnh ghi nhận
ảnh của một điểm là một điểm (ảnh rõ nét trên cảm biến) nếu ánh sáng đi từ điểm đó đến cảm biến là một
hình tròn có bán kính nhỏ hơn khoảng cách giữa hai điểm ảnh gần nhau nhất. Cho biết cảm biến cách vật
kính máy ảnh một đoạn bằng fC .
a. Các vật cho ảnh đủ chi tiết trên cảm biến có kích thước nhỏ nhất bằng bao nhiêu?
b. Biết rằng đường kính của vật kính máy ảnh là DC = 1cm, bề dày của vật cho ảnh hiện rõ nét
trên màn có giá trị cực đại bằng bao nhiêu? Biết rằng vật kính của máy ảnh cách thị kính của kính hiển vi
một đoạn 0 = 10cm.
Bài 4. (4 điểm)
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 100g và lò xo nhẹ có độ
cứng k = 100N/m và chiều dài tự nhiên 0 . Đầu trên của lò xo cố định tại điểm H.
1. Vật được lồng vào một thanh cứng, thẳng nằm ngang. Thanh cứng được giữ cố
định trong một mặt phẳng thẳng đứng chứa H. Biết khoảng cách từ H đến thanh

3
ngang là = m và  0 . Ban đầu vật A đang đứng yên tại vị trí O với HO có
2
phương thẳng đứng như hình vẽ. Đẩy nhẹ vật từ vị trí O thì thấy vật đạt tốc độ cực
đại tại vị trí K thỏa mãn KHO = φ = 300 . Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi ma sát.
a. Tìm 0 và chiều dài quỹ đạo của vật.
b. Tìm chu kì dao động nhỏ của vật quanh vị trí cân bằng.
2. Vật được lồng vào cung tròn cứng, mảnh, cố định tâm I bán kính R nằm trong
mặt phẳng thẳng đứng qua H. Khi vật cân bằng lò xo hợp với phương thẳng đứng một góc φ = 300 còn
đường nối I với vật hợp với phương thẳng đứng một góc α = 450 . Bỏ qua mọi ma sát.
a.Tìm giá trị của R.
b.Tìm chu kì dao động nhỏ của vật quanh vị trí cân bằng.
Bài 5. (3 điểm)
Đổ một chất lỏng có khối lượng riêng ρ vào một bình trụ có tiết diện S đủ lớn. Dưới đáy bình có
một ống trụ bán kính trong R đủ nhỏ (với R << S ), chiều dài  R . Cả bình trụ vào ống trụ đều có
phương thẳng đứng. Cho gia tốc rơi tự do là g.
1. Chứng minh rằng nếu hệ số nhớt của chất lỏng là η , chất lỏng dính ướt hoàn toàn với thành ống trụ thì
lưu lượng của chất lỏng qua ống khi độ cao cột chất lỏng trong bình là h được xác định theo công thức:
πR 4ρg  h
q= 1 + 
8η  
2. Có các dụng cụ thí nghiệm như sau:
- Một can đựng chất lỏng có khối lượng riêng ρ đã biết, có hệ số ma sát nhớt η cần xác định.
- Một bình trụ có đáy như trên.
- Một đồng hồ bấm giây.
- Một giá đỡ thí nghiệm.
- Một dây rọi.
- Một bình chia độ có độ chia đến cm3.
- Một máy bơm chất lỏng với tốc độ bơm có thể thay đổi được.
Trình bày một phương án thí nghiệm xác định hệ số nhớt η của chất lỏng.
Chú ý: Nếu thí sinh không chứng minh được ý 5.1 thì có thể dùng kết quả của ý 5.1 để làm ý 5.2.
-------------- HẾT --------------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)
Họ và tên thí sinh: ............................................................... Số báo danh: ..............................
Trang 2/2

You might also like