You are on page 1of 10

ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ: QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT – PHẦN 1

Câu 1: Đặc điểm cấu trúc nào của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai pha của quá trình quang hợp?
Có màng kép, trong là chất nền có nhiều hạt grana. Hạt grana là nơi diễn ra pha sáng, chất nền là nơi diễn ra pha
tối
- Hạt grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thụ các tia sáng) chứa trung tâm pư và các chất truyền điện tử giúp pha
sáng được thực hiện
- Chất nền có chứa nhiều enzim cacboxil hóa phù hợp với việc thực hiện các phản ứng khử CO2 trong pha tối.
Câu 2: Vì sao lá xây có màu xanh?
Lá cây có màu xanh vì trong lá cây có diệp lục, diệp lục không hấp thụ các tia màu lục, tia màu lục bị phản
xạ trở lại vào môi trường và phản xạ đến mắt người → lá cây có màu lục
Câu 3. Khi tách chiết sắc tố quang hợp từ lá cây, tại sao người ta dùng dung môi hữu cơ là cồn và benzen?
- Sắc tố của lá cây chỉ hoà tan trong các dung môi hữu cơ. Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong
một dung môi hữu cơ nhất định. Sắc tố quang hợp ở lá xanh gồm hai nhóm : diệp lục và carotenoit.
- Clorôphyl (diệp lục) tan trong cồn → Dùng cồn để chiết rút sắc tố clorôphyl.
- Carotenoit hoà tan trong benzen → Dùng benzen để tách carôtenôit.
Câu 4. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối theo chu trình Canvin trong quá trình
quang hợp về: Nơi và điều kiện xảy ra, nguyên liệu và năng lượng được cung cấp, sản phẩm tạo ra, vai trò
trong chuyển hóa năng lượng.
Sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối (theo chu trình Canvin) trong quá trình quang hợp ở cây xanh
Đặc điểm phân biệt Pha sáng Pha tối
1. Nơi và điều kiện xảy ra Màng tilacoit, cần ánh Chất nền của lục lạp, không cần ánh
sáng sáng
2. Nguyên liệu và năng lượng H2O và năng lượng ánh sáng CO2 và ATP, NADPH
(PLAS)
3. Sản phẩm tạo ra ATP, NADPH, O2 và Cacbohiđrat (glucôzơ)
H2O do quang hợp tạo ra
4.Vai trò trong chuyển hóa năng Chuyển hóa quang năng thành Chuyển hóa năng trong ATP và
lượng hóa năng trong NADPH thành hóa năng trong
ATP và NADPH glucôzơ
Câu 5: Tại sao trong quang hợp, pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối
không diễn ra?
- QH diễn ra gồm 2 pha: pha sáng và pha tối, trong đó sản phẩm của pha sáng cung cấp nguyên liệu cho pha tối và
sản phẩm của pha tối cung cấp nguyên liệu cho pha sáng. Do vậy nếu một pha nào đó bị ngưng trệ thì pha còn lại
sẽ không diễn ra được.
- Khi không có sánh sáng thì pha sáng không diễn ra → không hình thành ATP và NADPH → không có nguyên
liệu cho pha tối → pha tối không diễn ra
 Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Trong pha tối xảy ra sự biến đổi CO2 thành glucôzơ nhờ
ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng
Câu 6. Hình vẽ sau là sơ đồ đơn giản về quang hợp của thực vật. Hãy điền các số từ 1- 8 sao cho phù hợp
với sơ đồ.
4
1 7
3 6
2 8
5

1. Nước 2. Oxi 3. Pha sáng 4. ATP 5. NADPH 6. Pha tối 7. Chất hữu cơ 8. CO2
Câu 7: Tại sao giữa trưa nắng, ánh sáng dồi dào nhưng cường độ quang hợp lại giảm?.
- Do vào trưa nắng, cường độ thoát hơi nước mạnh nên tế bào lỗ khí mất nước → lỗ khí đóng làm quá trình trao
đổi khí ngưng trệ
- Vào buổi trưa, mặc dù AS dồi dào nhưng tỉ lệ các bước sóng ngắn tăng nên các sắc tố quang hợp ít hấp thu
- Khi AS mạnh → Nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ enzim

Câu 8. Chu trình cố định CO2 của 3 loài thực vật: Dứa, lúa, mía có sự khác biệt:

1
So sánh Dứa (TV CAM) Lúa (TV C3) Mía (TV C4)
Chất nhận CO2 khí quyển A B C
Sản phẩm tạo thành đầu tiên D E F
Loại tế bào tham gia G H I
Năng suất sinh học K L M
Hãy trả lời nội dung của các ô theo kí hiệu nêu ở bảng trên.
A. PEP B. Ribulozơ 1 - 5dP C. PEP D. AOA E. APG F. AOA
G. Tế bào mô giậu H. Tế bào mô giậu I. Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
K. Thấp L.Trung bình M. Cao
Câu 9. Oxi được sinh ra từ pha nào của quang hợp? Viết phương trình giải phóng ra oxi từ quá trình đó?
Oxi được sinh ra từ pha sáng của quang hợp.
Oxi giải phóng ra có nguồn gốc từ nước. Quá trình quang phân li nước xảy ra tại xoang tilacoit.
2H2O → 4H+ + 4e- +O2
Câu 10. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng một lá của cây vào một bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín, tiếp đó lồng một lá
tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH ở đáy bình và đậy kín. Sau đó để cây ngoài sáng trong
10h.
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở hai lá trong các bình A và B (bằng thuốc thử Iot).
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước hai ngày làm thí nghiệm?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào? Giải thích.
a) Để oxi hóa hết lượng tinh bột dự trữ trong mỗi lá
b) Lá trong bình A chuyển màu xanh tím, lá trong bình B không chuyển màu
* Giải thích:
- Bình A: lá cây đã sử dụng, khí cacbonic có trong bình để thực hiện quá trình quang hợp để tạo ra tinh bột. Do đó
khi thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử
- Bình B: do khí CO2 trong bình kết hợp với dung dịch KOH để tạo thành muối, nên lá trong bình này không tiến
hành quang hợp được và không tạo ra tinh bột
Câu 11. Vì sao nói: “Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3” ?
+ Nhóm này khi sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, phải tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở của
khí khổng, làm O2 khó thoát ra ngoài, CO2 khó đi từ ngoài vào trong.
+ Nồng độ O2 cao, CO2 thấp trong khoảng gian bào kích thích hoạt động của enzym RubisCO theo hướng oxy hóa
(hoạt tính oxidaza), làm oxy hóa RiDP (C5) thành APG (C3) và axit glycolic (C2). Axit glycolic chính là nguyên
liệu của quá trình hô hấp sáng.
Câu 12. Tại sao thực vật C4 thường có năng suất cao gấp đôi so với thực vật C3?
Vì thực vật C4 có nhiều lợi thế như:
* Lợi thế trong quá trình cố định CO2 trong quang hợp:
- Có thể quang hợp được ở nồng độ CO2  thấp hơn. (điểm bù CO2 thấp hơn)
- Sử dụng nước tiết kiệm và kinh tế hơn.
- có 2 loại enzym tham gia cố định CO2.
- Quang hợp xảy ra ở 2 không gian khác nhau: Cố định CO 2 lần đầu ở TB mô giậu tạo kho dự trữ tạm thời
CO2 biến đổi thành chất có 2 nhóm COOH → hạn chế cạn kiệt CO 2, tái cố định CO2 theo chu trình Canvin xảy ra
ở TB bao bó mạch (tế bào bào bó mạch phát triển mạnh, lục lạp lớn, cấu trúc hạt kém phát triển, chứa nhiều tinh
bột, chủ yếu thực hiện pha tối của quang hợp).
- Trong điều kiện CO2 bình thường và cường độ ánh sáng phù hợp, thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn.
- Điểm bão hòa ánh sáng cao.
- Quang hợp được ở nhiệt độ cao từ 30-400C.                           
* Lợi thế trong quá trình hô hấp:
-   Không có hô hấp sáng nên không tiêu tốn 30-50% sản phẩm quang hợp.
- Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp; năng lượng tích lũy trong QH được giải phóng thành năng
lượng ATP trong hô hấp.                                         
Câu 13. Giả sử cây ngô A và cây ngô B giống hệt nhau, được trồng trong các điều kiện hoàn toàn như nhau,
nhưng chỉ khác nhau một trong các yếu tố:
a. Cây A đủ dinh dưỡng khoáng, cây B thiếu sắt.

2
b. Cây A đủ ánh sáng, cây B thiếu ánh sáng.
c. Cây A chiếu sáng bằng điểm bù, cây B chiếu sáng trên điểm bù.
Hãy chọn một tiêu chí thỏa đáng nhất ở a, b, c, d phản ánh chính xác ảnh hưởng của mỗi yếu tố trên đến
hai cây ngô A và B .
a) Cây A có lá màu xanh lục, cây B có lá màu vàng.
b) Cây A thấp hơn cây B.
c) Cây A sinh khối không thay đổi, cây B sinh khối tăng.
Câu 14:Vì sao phải bón CO2 cho cây trong nhà lưới phủ nilon trước khi mặt trời lặn và sau khi mặt trời
mọc?
Trong nhà lưới phủ nilon, sự lưu thông khí bị cản trở. Ban ngày lượng CO 2 giảm xuống sau khi cây quang hợp.
Còn ban đêm cây không quang hợp, tăng hô hấp cây lấy O2, thải CO2 nên tăng CO2
→Phải bón CO2 cho cây sau khi mặt trời mọc khoảng 30 phút và ngừng bón khi mặt trời lặn khoảng 1-2h. Ban
đêm không bón CO2 vì khi nông độ CO2 quá cao sẽ làm ức chế hô hấp
Câu 15: Nêu các yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc.Vì sao thực vật CAM có thể
đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm?
+ Các yếu tố kích thích mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc:
- Ánh sáng kích thích tế bào khí khổng mở
- Khi trong lá thiếu CO2 cũng kích thích tế bào khí khổng mở để lấy CO2.
- Cây mở khí khổng theo nhịp ngày đêm.
+ Thực vật CAM có thể đóng khí khổng vào ban ngày, mở vào ban đêm:
- Có thể đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm vì khi khí khổng mở vào ban ngày trong điều kiện khô nóng cây sẽ
bị mất nhiều nước. Khi cây bị mất nước lượng axit abxixic (AAB) trong lá tăng lên kích thích kênh K+ mở cho ion
này ra khỏi tế bào bảo vệ (tế bào hạt đậu) làm chúng mất nước và xẹp lại nên khí khổng đóng.
- Ngược lại, ban đên cây không bị thiếu nước, khí khổng lại được mở để lấy CO2 dùng trong quang hợp.
Câu 16. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu
sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A giảm, nhưng cường độ quang hợp của
cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích?
- Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và cây C4
- Giải thích:
+ Khi nhiệt độ và cường độ chiếu sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra
hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (trong thí nghiệm này là cây A)
+ Trong khi đó cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng.
Vì thế cường độ quang hợp của nó không bị giảm
Câu 17. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực
vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc...) khí khổng lại đóng vào
ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng của các
loài này?
- Ý nghĩa: Giúp cây tiết kiệm nước trong điều kiện thiếu nước
- Cơ chế đóng, mở khí khổng của các loài thực vật sống ở vùng thiếu nước:
+ Ban ngày nhiệt độ cao, cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng kích thích các bơm ion
hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến ion rút ra khỏi tế bào → P thẩm thấu của tế bào giảm → giảm sức
trương nước → khí khổng đóng
+ Ban đêm nhiệt độ thấp, sức trương nước của tế bào khí khổng tăng → khí khổng mở.
Câu 18.
a. Hệ sắc tố quang hợp của thực vật bậc cao gồm những nhóm sắc tố nào?
b. Sự khác nhau giữa diệp lục a và diệp lục b về phổ hấp thụ.
a. 2 nhóm: diệp lục và carotenoit.
b. dla: hấp thu ánh sáng có bước sóng dài chủ yếu ở vùng đỏ. Dlb hấp thu ánh sáng có bước sóng ngắn hơn chủ
yếu ở vùng xanh tím.
Câu 19.
a. Dựa vào hình sau để giải thích vì sao ở thực vật CAM loại bỏ hoàn toàn tinh bột ở lục lạp thì quá trình cố
định CO2 ban đêm không tiếp tục xảy ra?

3
b. Hãy giải thích vì sao lá cây thuốc bỏng (cây sống đời) có vị chua khi hái vào buổi sáng và nhạt khi hái vào
buổi chiều?
a. Chất cố định CO2 tạm thời vào ban đêm là PEP được hình thành từ tinh bột → lấy hết tinh bột thì quá trình này
dừng lại.
b. Cây thuốc bỏng thuộc TV CAM nên:
- Vào buổi tối lá tích trữ CO 2 dưới dạng AM chứa trong không bào → TB nhu mô lá có nhiều axit →lá có vị chua
khi hái vào buổi sáng.
- Vào buổi sáng, lượng axit malic bị phân hủy để giải phóng CO2 đi vào chu trình Canvin tổng hợp chất hữu cơ
→ TB nhu mô lá giảm lượng axit malic → lá không có vị chua khi hái vào buổi chiều.
Câu 20: Hãy giải thích tại sao:
a. Khi trời nắng, nhiệt độ cao, gió mạnh, thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng?
b. Thực vật C4 không có hô hấp sáng?
a. Ngày trời nắng, nhiệt độ cao, gió mạnh, tại lục lạp của thực vật C3, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều do
quang phân li nước nên enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hoá ribulôzơ1-5 điphôtphat đến CO2
xảy ra kế tiếp nhau ở ba bào quan: lục lạp, perôxiôm và kết thúc ở ti thể.
b. Thực vật C4 không có hô hấp sáng vì:
-Thực vật này có tế bào bao bó mạch đồng hoá CO2 theo chu trình Canvin còn TB mô giậu cung cấp CO2
- Mô giậu không thiếu CO2 và O2 không cao nên không có hoạt tính ôxi hoá ribulôzơ 1-5 diphotphat.
Câu 21: Sơ đồ sau chỉ các bước chính trong pha tối của quang hợp ở một số loài thực vật:
CO2

Ribulôzơ-1-5 điphôtphat Chất Y ALPG Chất Z

Bước X

Ribulôzơ phôtphat
a. Nêu tên nhóm thực vật có kiểu quang hợp này.
b. Chất Y, chất Z là gì?
c. ATP được sử dụng trong bước X để làm gì ?
a. Kiểu quang hợp này là ở thực vật C3. b. Tên chất Y là APG, tên chất Z là Glucozơ.
c. ATP được sử dụng trong bước X là để cung cấp thêm một nhóm photphat vào ribulozơ photphat tạo thành
ribulôzơ-1-5 điphôtphat tái sinh chất nhận CO2 đầu tiên của chu trình Canvin.
Câu 22: Dưới đây là sơ đồ tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối ở một loài thực vật:
CO2 + 1 2 Chu trình Calvin 5

4 3 CO2

I II
Hãy cho biết:
a. Tên sơ đồ trên?
b. Các chất tương ứng với các số 1, 2, 3, 4, 5 là gì? Và chứa bao nhiêu nguyên tử cacbon?
c. Vị trí xảy ra quá trình I và II?
a. Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 (chu trình Hatch – Slack)
b. Các chất tương ứng: 1. Photpho enol pyruvic (PEP) chứa 3C. 2. Axit oxalo axetic (AOA) chứa 4C.
3. Axit malic (AM) chứa 4C. 4. Axit pyruvic chứa 3C. 5. Glucozơ chứa 6C.

4
c. Quá trình I xảy ra trong lục lạp của tế bào mô giậu; Quá trình II xảy ra trong lục lạp của tế bào bao bó mạch.
Câu 23: Cho sơ đồ mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C 3, C4 với cường độ ánh sáng (hình 1a) và với
nhiệt độ (hình 1b).

(mgCO2/dm2/h)
Cường độ quang hợp
I III
Cường độ quang hợp
(mgCO2/dm2/h)

II IV

Ánh sáng
Hình 1a Hình 1b Nhiệt độ (toC)

Hãy cho biết các đường cong: I, II, III, IV là của nhóm thực vật nào? Giải thích.
TV C3: đường cong II, IV; TV C4: đường cong I, III
Giải thích: Hình 1a: thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật C3.
Hình 1b: Nhiệt độ cao, TV C4 có cường độ quang hợp cao hơn TV C3 (vì C3 xảy ra hô hấp sáng còn
thực vật C4 thì không).
Câu 24. Chất độc A có tác dụng ức chế các enzim trong chu trình Canvin của tế bào thực vật. Nếu xử lí tế
bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxy tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích.
- Chu trình Canvin sử dụng ATP và NADPH và tạo ra ADP, Pi, NADP+ cung cấp trở lại cho pha sáng.
- Khi xử lí chất độc A, chu trình Canvin bị ngừng, lượng ADP, Pi và NADP+ không được tái tạo → pha sáng
thiếu nguyên liệu → pha sáng bị ngừng → lượng oxy tạo ra giảm dần đến 0.
Câu 25 Người ta làm một thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây thực vật C 3 và 1 cây thực vật C4 (kí hiệu A, B) vào
một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO 2 và có thể điều chỉnh nồng
độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ)
Hàm lượng O2
Cây A Cây B
21% 25 40
0% 40 40
Em hãy cho biết cây A, B thuộc thực vật C3 hay thực vật C4? Giải thích.
- Cây A thuộc thực vật C3, cây B thuộc thực vật C4
- Giải thích
+ Thí nghiệm liên quan đến nồng độ O2 và cường độ quang hợp nên có liên quan đến hiện tượng hô hấp sáng.
+ Cây C3 có hô hấp sáng nên khi nồng độ O2 tăng lên thì xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp. Cây C4
không có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ O2 thì không ảnh hưởng đến quang hợp.
+ Cây A ở 2 lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau là do khi giảm nồng độ O2 xuống 0% đã làm giảm
hô hấp sáng xuống thấp nhất do đó cường độ quang hợp tăng lên.
Câu 26:
a.Tại sao quang hợp ở thực vật lại thải ra ôxi? Quang hợp thải ra ôxi có ý nghĩa gì đối với sinh giới?
b. Có hai cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện như nhau, nhưng chỉ khác nhau về
chế độ chiếu sáng: cây A được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ, cây B được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng
(ánh sáng đa sắc). Hỏi sau cùng một thời gian, sinh khối của cây nào tăng nhanh hơn? Vì sao?
a.- Quang hợp ở thực vật thải ra ôxi vì:
+ Thực vật sử dụng nước làm nguồn cho electron và hiđrô để cung cấp cho quang hợp.
+ +
+ Khi thực vật quang hợp, nước bị quang phân li tạo ra electron, H và O2. Electron và H được tế bào sử dụng còn ôxi được thải ra ngoài.
- Ý nghĩa: Quang hợp thải ra ôxi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh giới vì:
+ Nó làm cân bằng nồng độ ôxi và CO2 trong khí quyển.
+ Trong quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất, quang hợp thải ôxi làm tăng nồng độ ôxi trong khí quyển, tạo ra tầng ozon hấp thu phần lớn tia tử ngoại từ vũ trụ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
vật chuyển đời sống từ nước lên cạn.
+ Quang hợp tạo ra ôxi, là nguồn nguyên liệu của hô hấp hiếu khí.

5
b. Sinh khối của cây B tăng nhanh hơn.Vì: Cây A chỉ hấp thu được năng lượng của ánh sáng đỏ trong khi đó cây
B hấp thu được năng lượng của cả ánh sáng đỏ và các ánh sáng có bước sóng khác nhờ hệ sắc tố quang hợp (gồm
cả diệp lục và carotenoit) do đó năng lượng hấp thu được nhiều hơn, quang hợp diễn ra mạnh hơn, sinh khối tăng
nhanh hơn.
Câu 27. Chú thích cho sơ đồ chu trình Canvin.

(1): RiDP (2): Hợp chất 6 cacbon


(3): Hợp chất 3 cacbon (4): Glucôzơ
(5): Tinh bột (6): AlPG

Câu 28.Về quá trình quang hợp:  Khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2, thì trong quang hợp ở thực vật C3, chất
nào tăng, chất nào giảm? Giải thích.
Khi tắt ánh sáng thì APG tăng, RiDP giảm, vì vẫn còn CO2 để cố định RiDP thành APG. Khi giảm nồng độ CO2
thì RiDP tăng, APG giảm, vì không còn CO2 để cố định RiDP thành APG. Cần vận dụng Chu trình Canvin để giải
thích đầy đủ hơn.
Câu 29. Hai cây cà chua giống hệt nhau, trồng ở điều kiện giống nhau nhưng điều kiện chiếu sáng khác
nhau, sau 2 tuần 1 cây có khối lượng tăng gấp đôi, 1 cây có khối lượng không đổi. Giải thích?
- Cây có khối lượng tăng gấp đôi: được chiếu trong đk cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng
- Cây có khối lượng không đổi: được chiếu trong đk cường độ ánh sáng bằng điểm bù ánh sáng
Câu 30. Trong điều kiện nhiệt độ cao, trong lục lạp lượng ôxi hòa tan cao hơn lượng CO2, Cây nào sau đây:
Dưa hấu, Ngô, Lúa nước, Rau cải, Bí ngô có quá trình quang hợp không giảm. Vì sao?
Qúa trình quang hợp của cây ngô không giảm.Vì ngô là thực vật C 4 thích hợp sống trong môi trường ánh sáng cao,
nhiệt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Trong điều kiện đó quang hợp vẫn xảy ra bình thường.
Câu 31. Hô hấp ở thực vật diễn ra ở loại bào quan nào? Hãy trình bày tóm tắt các giai đoạn của quá trình
hô hấp có tạo ra ATP?
- Hô hấp ở TV có 2 loại là hô hấp tạo ATP diễn ra ở bào quan ti thể và hô hấp sáng không tạo ATP diễn ra ở lục
lạp, peroxixom và ti thể.
- Hô hấp tạo ATP có 3 giai đoạn: Đường phân; Chu trình Crep; Chuỗi chuyền e
Giai đoạn Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền e
Nơi diễn ra TB chất Chất nền ti thể Màng trong ti thể
Nguyên liệu Glucozơ, ATP, ADP, NAD Axit piruvic, côenzimA, NAD , NADH, FADH2, O2,
+

FAD+, ADP, Pi, H2O ADP, Pi.


Sản phẩm Axit piruvic, NADH, ATP, CO2, NADH, FADH2, các chất NAD+, FAD+, ADP, ,
ADP. hữu cơ trung gian. ATP, H2O
Câu 32. Sự khác biệt trong các hình thức hô hấp ở thực vật được thể hiện ở bảng sau:
So sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Hô hấp sáng
Điều kiện xảy ra 1 2 3
Chất tham gia 4 5 6
Sản phẩm quá trình 7 8 9
Năng lượng thu được cho 1 phân tử chất 10 11 12
tham gia
Hãy trả lời nội dung của các ô theo số hiệu nêu ở bảng trên.
1. Có O2 2. Không có O2 3. Ở thực vật C3, cường độ chiếu sáng mạnh, nồng độ CO2 thấp, O2 cao
4. Glucozơ 5. Glucozơ 6. Ribulozơ 1 - 5dP. 7. CO2, H2O, ATP
8. Hoặc C2H5OH + CO2 + ATP Hoặc CH3COCOOH + ATP 9. Serin + CO2
10. 36 ATP( Vì 2 ATP tiêu tốn cho quá trình) hoặc 38 ATP
11. 2ATP 12. 0 ATP

6
Câu 33: Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong trường hợp nào? Có cơ chế nào để TV tồn tại trong
điều kiện thiếu oxi tạm thời không?
- Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hoặc cây trong điều kiện thiếu oxi.
- Có: lúc đó TV thực hiện hô hấp kị khí gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.
Câu 34. So sánh sự khác nhau giữa hô hấp sáng và hô hấp tối (hô hấp hiếu khí)? TV có hai hình thức hô
hấp đều cần oxi nhưng khác nhau về bản chất, hãy nêu sự khác nhau giữa 2 hình thức hô hấp này về: đối
tượng, điều kiện, nơi xảy ra và sản phẩm
Chỉ tiêu so sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp sáng
Điều kiện xảy ra Không cần ánh sáng Cần ánh sáng
Sản phẩm Tạo ATP Không tạo ATP
Nơi xảy ra Ti thể Lục lạp, peroxixom, ti thể
Đối tượng Mọi thực vật (C3, C4, CAM) Chỉ có ở thực vật C3
Câu 35. Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hãy giải thích.
a. Để bảo quản thóc giống nên phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0%
b. Nên cất giữ cam quýt trong túi hoặc bao thật kín
c. Hạt giống đậu đen sau khi ngâm nước, để vào bình đậy kín 3 ngày sau lấy ra thì vẫn thấy hạt đang nảy
mầm.
a.Sai. Nếu phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0%, không duy trì được hô hấp tế bào do đó tế bào hạt thóc sẽ chết
không còn khả năng nảy mầm
b.Sai. Cam quýt hô hấp tạo ra CO 2 và tiêu thụ O2. Nếu túi hoặc bao quá kín sẽ làm nồng độ CO 2 quá cao, O2 quá
thấp, từ đó quá trình hô hấp yếm khí diễn ra làm giảm chất lượng sản phẩm
c. Sai. Hạt giống đậu đen sau khi ngâm nước sẽ thực hiện quá trình nảy mầm do vậy hạt sẽ hô hấp rất mạnh. Nếu
ta để hạt vào bình kín thì sau một thời gian ngắn lượng O2 trong bình giảm xuống, do vậy hạt giống sẽ thực hiện
quá trình phân giải kị khí để sinh năng lượng, quá trình này làm mất chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt cũng như tạo
ra các chất thải độc hại. từ đó làm cho hạt bị phân hủy (thối, mủn) và không thể tiếp tục nảy mầm.
Câu 36: Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một tế
bào thực vật:

1
Kí hiệu:
- Bào quan I:
A
2 D C - Bào quan II:
+ - A, B, C, D: giai đoạn/ pha
E
- 1, 2, 3: các chất tạo ra
ATP

B ATP

Em hãy chú thích I, II, A, B, C, D, E, 1, 2, 3.


Tên gọi của bào quan I là ti thể và bào quan II là lục lạp
Tên gọi của các giai đoạn/pha:
A: pha sáng; B : pha tối; C: đường phân; D: chu trình Crep, E: chuỗi chuyền e.
Tên gọi của các chất:
chất 1: CO2; chất 2: O2 ; chất 3: glucôzơ ( chất hữu cơ).
Câu 37. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông
sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO 2 cao. Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0
không? Vì sao?
- Mục đích bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số lượng và chất lượng. vì vậy phải khống chế hô hấp
nông sản ở mức tối thiểu.
Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm tương ứng với nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.

7
Trong điều kiện nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) và điều kiện khô (bảo quản khô) và trong điều kiện CO2 cao (bảo
quản nồng độ CO2 cao) hô hấp thực vật sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo quản sẽ được kéo dài.
- * Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống.
Câu 38. Decker (1955), Zelittch (1969) đã phát hiện ra hiện tượng thải CO2 sau một thời gian chiếu sáng ở
một số cây. Như vậy ở những cây này các sản phẩm sơ cấp của quang hợp đã bị phân huỷ thành CO2 ngoài
sáng. Đây là quá trình gì ? Để hiệu suất của quá trình này tăng gấp 2-3 lần so với bình thường cần điều kiện
nào ?
Sự hấp thụ O2 cùng với sự thải CO2 xảy ra phụ thuộc vào ánh sáng nên được gọi là hô hấp sáng (quang hô hấp).
Hô hấp giảm khi tỷ lệ oxy thấp (< 2%) khi hàm lượng O 2 càng cao hô hấp sáng càng mạnh. Khi tăng hàm lượng
O2 từ 21% đến 100% hô hấp sáng tăng gấp 2-3 lần.
b. Cơ chế diễn ra quá trình hô hấp sáng :
Câu 39. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và
trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt
như thế nào?
*Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ:
+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP  cung cấp cho quá trình hấp thụ khoáng và nito, quá trình sử
dụng các chất khoáng và biến đổi nitơ trong cây.
+ Tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ  sử dụng làm tăng áp suất thẩm thấu của TB lông hút, chất
mang vận chuyển các chất qua màng.
+ Hô hấp của rễ tạo ra CO 2, trong dung dịch đất thì: CO2 + H2O  H2CO3  HCO3- + H+. Các ion H+ hút bám trao
đổi trên bề mặt rễ trao đổi với các ion trên bề mặt keo đất  rễ hấp thụ được các nguyên tố khoáng theo cơ chế hút
bám trao đổi.
*Ứng dụng thực tiễn:
+ Khi trồng cây người ta phải xới đất, làm cỏ, sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí.
+ Ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch, trồng cây trong không khí để tạo
điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.
Câu 40. Trong cây, sự chuyển hóa năng lượng có nhiều quá trình, trong đó có 2 giai đoạn được biểu diễn
bằng sơ đồ sau:

Giai đoạn 1
EATP EHCHC
Giai đoạn 2
EHCHC EATP
V
Giai đoạn 1 và 2 là gì? Viết PTPU tổng quát cho mỗi giai đoạn? Giai
đoạn 1 có thể xảy ra theo những con đường nào? Điều kiện của mỗi con đường đó là gì? Con đường nào có
thể xảy ra hô hấp sáng? Tại sao?
- Giai đoạn 1 là pha tối QH, giai đoạn 2 là quá trình hô hấp TB
- PTTQ:
+ Giai đoạn 1: 6CO2 + 12NADPH + 18ATP  C6H12O6 + 6H2O + 18ADP + 12NADP
+ Giai đoạn 2: C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + 38ATP
- Giai đoạn 1 có 3 con đường khác nhau: chu trình C3, chu trình C4, chu trình CAM.
- Điều kiện của mỗi con đường:
+ Con đường C3 ở nhóm TV C3: xảy ra ở phần lớn TV sống trong điều kiện ôn đới, á nhiệt đới, khí hậu ôn hòa:
CO2, O2, ánh sáng, nhiệt độ bình thường.
+ Con đường cố định cacbon ở nhóm TV C4: xảy ra ở phần lớn TV nhiệt đới họ hòa thảo, khí hậu nóng ẩm, CO2
giảm, O2 tăng, ánh sáng và nhiệt độ cao.
+ Con đường cố định Cacbon ở nhóm TV CAM: xảy ra ở nhóm cây mọng nước trong điều kiện khắc nghiệt, khô
hạn kéo dài ở sa mạc.
- Con đường cố định cacbon ở nhóm TV C3 có thể xảy ra hô hấp sáng.
Câu 41. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau,
khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải
thích hiện tượng trên?

8
- Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô hấp nên quá trình hô hấp bị
giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng đường trong quả . Vì vậy, quả ngọt hơn so với quả trên
bàn.
- Quả để trên bàn: Do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm lượng đường tiêu giảm
nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh. Vì vậy, quả kém ngọt hơn so với quả để trong tủ lạnh
Câu 42. Cho sơ đồ sau:

Ribulôzơ – 1,5 DiP

Nồng độ O2 cao
(I) (II

Ribulôzơ – 1,5 DiP oxigenaza Ribulôzơ – 1,5 DiP cacboxilaza

(1) (2)

- Biết (1), (2) là sản phẩm đầu tiên của 2 quá trình, (1) và (2) là chất gì?
- (I), (II) là quá trình nào và xảy ra ở bào quan nào? Nêu tên nhóm sinh vật có quá trình (I) xảy ra.
1 : axit glioxilic ; 2 : APG I. Hô hấp sáng II. Pha tối
Câu 43: Vì sao phải bón CO2 cho cây trong nhà lưới phủ nilon trước khi mặt trời lặn và sau khi mặt trời
mọc?
- Trong khu vực có che phủ nilon mỏng, sự lưu thông khí bị cản trở, lượng CO 2 bị hao hụt sau khi cây quang hợp.
Do đó nồng độ CO2 sẽ giảm xuống thấp
- Ban đêm cây không quang hợp, tăng hô hấp cây lấy O2, thải CO2
=> Phải bón CO2 cho cây sau khi mặt trời mọc khoảng 30 phút và ngừng bón khi mặt trời lặn khoảng 1-2h. Ban
đêm không bón CO2 vì khi nông độ CO2 quá cao sẽ làm ức chế hô hấp
Câu 44: Cho đồ thị sau:

Hãy cho biết?


a. Đường cong nào biểu diễn cường độ quang hợp, đường cong nào biểu diễn cường độ hô hấp?
Điểm A và B được gọi là gì?
b. Giải thích ảnh hưởng của nồng độ CO2 đối với 2 quá trình trên?
c. Cần điều khiển nồng độ CO2 như thế nào để thu được năng suất cao nhất?
d. Ứng dụng trong bảo quản nông sản?
Hướng dẫn:
a. I- hô háp II. Quang hợp điểm A: điểm bù CO2 Điểm B- điểm bảo hòa CO2
b. Khi nồng độ CO2 tăng →hô hấp giảm
Khi nồng độ CO2 tăng →quang hợp tăng cho đến khi đạt điểm bảo hòa CO2, sau đó đó không tăng và có thể
giảm
c. Điều chỉnh nồng độ CO2 đến điểm bảo hòa
d. ứng dụng: bảo quản nông sản: nồng độ CO2 cao do khi đó hô hấp giảm (phân giải chất hữu cơ xảy ra không
đáng kể)
Câu 45. Sơ đồ sau đây biểu diễn sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào thực vật:
(2) rượu êtylic + CO2.
(1)
9
Glucôzơ axit piruvic

(3) CO2 + H2O.

Các chữ số (1), (2), (3) ứng với những quá trình nào? Viết phương trình tóm tắt của mỗi quá trình này?
(1) là quá trình đường phân. (2) là quá trình lên men. (3) là quá trình hô hấp hiếu khí.
Câu 46: Quan sát hình 1 dưới đây và cho biết đường cong nào biểu diễn quá trình hô hấp trong đời sống
của cây ở điều kiện bình thường? Giải thích.

Hình 1. Cường độ hô hấp ở các giai đoạn phát triển trong đời sống của cây.
- Đường cong C là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây vì: Giai đoạn
hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của cây, do đó tại vị trí này
đường cong biểu diễn tăng. 
Câu 47. Theo dõi sự sản sinh ôxi và thải ôxi trong hoạt động quang hợp của một cây C4 theo sự thay đổi của
nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây:
ml O2/dm2 lá/h

10 20 30 40 Nhiệt độ môi trường (0C)


a. Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự
thải ôxi ra môi trường? Vì sao?
b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
a. Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong nào biểu diễn sự thải ôxi ra
môi trường? Vì sao?
- Đường cong A biểu diễn sự sản sinh ôxi trong mô lá, đường cong B biểu diễn sự thải ôxi ra môi trường. Đường
cong A luôn có giá trị lớn hơn đường cong B tại mỗi nhiệt độ xác định.
- Bởi vì lượng ôxi thải ra thực tế qua khí khổng (đường B) chính là lượng ôxi sinh ra trong quang hợp sau khi đã bị
hao hụt một phần do sử dụng vào hô hấp, nên có trị số nhỏ hơn so với lượng ôxi sinh ra do quang hợp (đường A).
b. Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
- Đường cong A: Khi nhiệt độ còn thấp, quang hợp diễn ra yếu, khi nhiệt độ tăng thì quang hợp tăng dần do vậy
lượng ôxi cũng tăng dần đạt tối đa ở khoảng 400C, sau đó quang hợp không tăng theo nhiệt độ nữa thậm chí có
biểu hiện giảm.
- Đường cong B: Sự thải ôxi ra môi trường phụ thuộc cả cường độ quang hợp và cường độ hô hấp. Lượng ôxi thải
ra đạt giá trị cực đại khi cường độ quang hợp mạnh nhất, nhưng cường độ hô hấp chưa tăng cao, khi nhiệt độ tiếp
tục tăng thì cường độ hô hấp tăng mạnh tiêu hao nhiều ôxi do đó đường cong B đi xuống.

10

You might also like