You are on page 1of 1

2.1.2.

Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 3, Điều 2, Hiến pháp 2013: “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” với mục đích để đảm bảo quyền lực nhà nước
được thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả.

- Nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” được hiểu và biểu hiện cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân,
“tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Do đó, thống nhất quyền lực nhà nước được
hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập trung thống nhất ở nhân dân.

+Thứ hai, về cơ chế tổ chức và thành lập các cơ quan nhà nước, quyền lực nhà nước tập trung,
thống nhất ở Nhân dân và Nhân dân trao quyền lực nhà nước này cho các cơ quan quyền lực
nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động bầu cử. Xuất phát từ các cơ
quan quyền lực nhà nước, các cơ quan khác trong trong bộ máy nhà nước được thành lập.

+ Thứ ba, nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất” còn thể hiện trong hoạt động các cơ
quan. Theo đó, các cơ quan nhà nước phải hoạt động trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn đã được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội quy định trong Hiến
pháp và luật, đồng thời chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội trong quá trình hoạt động.

- Nguyên tắc “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” được thể hiện cụ thể trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước ta như sau:

+Một là, theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp,
Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện
quyền tư pháp (Điều 69, 94, 102), ngoài ra còn có sự “phân công”, phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

+ Hai là, trong việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước thì có sự “phối hợp” giữa các cơ
quan nói chung và sự “phối hợp” trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
nói riêng. Cơ chế phối hợp này cũng được thể hiện thông qua thẩm quyền của các cơ quan
nhà nước trong quá trình thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Ba là, “kiểm soát” quyền lực – một trong những nguyên tắc quan trọng được thể hiện ở
nhiều phương diện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm tránh tình trạng
một số cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước không
đúng mục đích, lạm dụng quyền lực nhà nước để thực hiện những hành vi sai trái, xâm phạm
đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

You might also like