You are on page 1of 3

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN MARKETING DU LỊCH – 20MK

1. Vai trò, mục đích, chức năng của marketing trong du lịch

Vai trò: Liên kết giữa mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu với các nguồn lực bên
trong doanh nghiệp du lịch

Mục đích:

 Làm hài lòng khách hàng


 Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
 Thắng đối thủ cạnh tranh
 Đạt lợi nhuận dài hạn
 Hướng tới sự phát triển bền vững của nơi đến du lịch

Chức năng:

+ Làm cho SPDL luôn luôn thích ứng với TT DL  So sánh SP, DV của DN so với đối thủ cạnh tranh, tìm ra
ưu thế và hạn chế để đưa ra giải pháp hoàn thiện SP, DV.

+ Định giá bán và điều chỉnh các mức giá bán cho phù hợp với quan hệ cung cầu và từng giai đoạn của
chu kỳ sống sản phẩm.

+ Đưa sản phẩm DL từ nơi sản xuất đến khách DL.

+ Truyền tin về sản phẩm, thu hút người tiêu dùng về phía sản phẩm của DNDL, của nơi đến du lịch.

2. Phân tích môi trường vĩ mô: văn hóa, tự nhiên, công nghệ, nhân khẩu, kinh tế, chính trị pháp
luật.

Môi trường nhân khẩu:

- Mức tăng, giảm dân số

- Tỷ lệ sinh đẻ

- Hiện tượng già hóa dân cư

- Sự di chuyển dân cư

- Trình độ học vấn

- Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp

SPDL được con người tạo ra và sử dụng, vì vậy thị trường trong du lịch chính là con người, do con
người hợp thành.

Môi trường kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế


- Các thành phần kinh tế
- Tỷ lệ lạm phát
- Lãi suất ngân hàng
- Tỷ giá
- Đầu tư nước ngoài,…

Sức mua (cầu du lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả.

Môi trường tự nhiên là cơ sở để tạo ra sự hấp dẫn của SPDL

- Vị trí, Địa hình, khí hậu, nguồn nước, động – thực vật
- Sự khan hiếm một số nguyên liệu, tăng giá năng lượng
- Sự gia tăng ô nhiễm môi trường

Môi trường chính trị - pháp luật:

- Sự ổn định chính trị, thể chế chính trị


- Quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại
- Chính sách xã hội của nhà nước
- Hệ thống luật: du lịch, bảo hiểm, vệ sinh an toàn thực phẩm,….
- Chính sách phát triển du lịch của quốc gia, địa phương,…..
- Ngành du lịch rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị và các quy định pháp luật.
- Mỗi yếu tố trong thể chế chính trị, chính sách pháp luật đều có thể nâng cao hàng rào hoặc hạ
thấp hàng rào vào thị trường du lịch và ra thị trường du lịch.

Môi trường công nghệ: là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNDL

- Sự phát triển của tri thức


- Sử dụng mạng phát triển dữ liệu điểm đến
- Sử dụng nguồn năng lượng
- Tiến bộ của CN giao thông, CN tổ chức hội nghị, máy tính hóa hệ thống phân phối toàn cầu,…

 Giúp các DNDL quyết định chính sách đầu tư để tạo ra lợi thế cạnh tranh của DN

Môi trường văn hóa: là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách DL

- Các chuẩn mực và các giá trị văn hóa

- Ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn

- Ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng trong du lịch.

 Giúp các DNDL đưa ra chính sách marketing phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng du lịch
3. Phân tích môi trường vi mô: bản thân doanh nghiệp, khách du lịch, nhà cung ứng.

Nhà cung ứng là các tổ chức, cá nhân cung cấp các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp và cho
các đối thủ cạnh tranh tạo ra SP và DVDL

Tất cả những người tham gia vào việc cung cấp nguồn lực trong và ngoài DL đều được coi là nhà
cung ứng của DNDL

Bản thân doanh nghiệp

- Phân tích các bộ phận trong DNDL


- Phân tích mục tiêu và chiến lược M, tổ chức bộ máy
- Phân tích các hoạt động M trong DN, Chính sách M mix

Xác định điểm mạnh, điểm yếu của DNDL  có những giải pháp kinh doanh kịp thời

Khách du lịch

- Xu hướng và hình thức DL sẽ thay đổi: nghỉ dưỡng, hồi phục và chăm sóc sức khỏe (thể chất lẫn
tinh thần).

- Phương thức DL theo nhóm nhỏ: Gia đình, bạn bè thân

- Phương tiện vận chuyển: ô tô tự lái, quy mô nhỏ

- Điểm đến: thiên nhiên, yên tĩnh

4. Kế hoạch tầm chiến thuật? Kế hoạch tầm chiến lược

Kế hoạch tầm chiến lược: Là loại kế hoạch dài hạn từ 3 đến 5 năm.

Kế hoạch này để hướng dẫn kế hoạch hàng năm và đề cương tổng thể cho các hoạt động của doanh
nghiệp/ điểm đến du lịch.

Trong bản kế hoạch này phải trình bày được những nhân tố và lực lượng chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến
SPDL của DN hoặc điểm đến trong 5 năm tới, trình bày những mục tiêu đặt ra cho 5 năm, các chiến
lược cơ bản để chiếm lĩnh thị phần, hạch toán dự kiến (doanh thu, chi phí, lợi nhuận)

Hàng năm phải xem xét lại kế hoạch này để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các diễn biến mới
trong môi trường kinh doanh.

Kế hoạch tầm chiến thuật: Là loại kế hoạch hàng năm.

Kế hoạch này đặt ra các chương trình hành động chi tiết, cụ thể và phương pháp điều hành để đạt
được mục tiêu.

Trong bản kế hoạch này phải:

+ Trình bày hiện trạng marketing, liệt kê các cơ hội và nguy cơ hiện có của doanh nghiệp hoặc điểm
đến DL;

+ Đề ra những mục tiêu và những vấn đề đặt ra đối với loại SPDL của doanh nghiệp hoặc điểm đến;

+ Trình bày chiến lược marketing và chương trình hành động, hạch toán dự kiến, trình tự kiểm tra
của năm đó.

5. Tại sao trong nghiên cứu thị trường ở giai đoạn hiện tại, doanh nghiệp du lịch cần nghiên cứu
sự hài lòng của du khách? Những phương pháp nào được doanh nghiệp du lịch áp dụng để
nắm bắt được sự hài lòng của du khách khi du khách đang sử dụng dịch vụ/sản phẩm do
doanh nghiệp du lịch cung cấp?

6. Các yếu tố nào cần thiết để định vị thị trường của doanh nghiệp du lịch?

You might also like