You are on page 1of 22

CHƯƠNG 3

1. Đặc điểm chương 3: Thời gian nghiên cứu dài 9 Đại hội
- Về cơ bản, từ Đại hội IV (12-1976) cho đến Đại hội VI (12-1986) chúng
ta gọi là thời kỳ trước đổi mới. Đây là thời kỳ mà chúng ta duy trì cơ chế
quản lý kinh tế Kế hoạch hóa tập trung quan liêu và bao cấp. Điều này
làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái khủng hoảng đến mức độ
trầm trọng trì trệ trong giai đoạn này (1975 - 1985) . Người ta nói rằng 10
năm này, lịch sử Việt Nam phải trả bằng máu, bằng nước mắt và sự chậm
tiến của VN so với thế giới cả trăm năm phát triển.Và nó đặt ra cho VN
trước những sự lựa chọn : tồn tại hay không tồn tại? Và nó đòi hỏi chúng
ta phải bước vào 1 công cuộc đổi mới
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 12-1986) đã ghi nhận 1 sự đổi
mới mạnh mẽ toàn diện đất nước trong đó trọng tâm là đổi mới trên lĩnh
vực kinh tế. Sau đó 5 năm sau chúng ta có Đại hội VII (6-1991), đã
thông qua được cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Với nội dung của Đại hội VIII (6-1996) là chúng ta tổng kết chặng
đường 10 năm sau khi chúng ta thực hiện đổi mới đất nước, và đất nước
ta về cơ bản sau 10 năm này thì chúng ta đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế - xã hội và cho phép chúng ta chuyển sang 1 giai đoạn mới: Đẩy
mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
- Sang đến Đại hội IX (4-2001) thì lần đầu tiên nước ta đưa ra được mô
hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng CNXH, đó là
xây dựng 1 nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN
- Với Đại hội X (4.2006) : Đảng ta đề cập đến 1 vấn đề đó là phát triển 1
nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
- Sang đến Đại hội XI ( 1 -2011) : chúng ta có sự bổ sung đối với Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng CNXH. 20
năm sau từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ từ Đại hội
VII, ta đã có sự bổ sung với Cương lĩnh này
- Đại hội XII ( 1 - 2016) đã góp 1 phần rất quan trọng: Khi Đảng ta đưa ra
yêu cầu là phải phát triển 1 nền kinh tế tư nhân và coi kinh tế tư nhân như
1 động lực quan trọng trong quá trình phát triển, xây dựng nền KT thị
trường, định hướng XHCN ở Việt Nam
I. LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC XÂY DỰNG CNXH VÀ BẢO VỆ TỔ
QUỐC
( 1975-1986)
-> Cả phần I để giải thích cho câu hỏi: Các bước đột phá trong tư duy quản lý
Kinh tế của Đảng
- Sau ngày 30/4/1975, có 1 nội dung quan trọng đó là chúng ta thực hiện thống
nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đây được xem là 1 trong những yếu tố bắt
buộc, là 1 nguyện vọng thiết tha của quần chúng nhân dân, để có thể ‘Non sông
thu về một mối’
- Chúng ta thông qua Hội nghị hiệp thương chính trị giữa 2 đoàn đại biểu Bắc
kỳ và Nam kỳ để thống nhất có 1 Hội nghị hiệp thương tổng tuyển cử để thống
nhất đất nước, để đưa 2 miền Nam- Bắc thống nhất 1 nhà
- Vào ngày 25/4/1976: Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất trong cả
nước đã được tiến hành. Kỳ họp thứ nhất đã quyết định những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam: Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca của nước CHXHCN
VN. Tại thời điểm năm 1976, cả 2 miền Nam - Bắc đã được hòa bình, thống
nhất và cùng nhau đi lên CNXH. Trong bối cảnh đó, chúng ta đã tiền hành Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 của Đảng ( 12- 1976), nói lên rõ vai trò của
miền Bắc trong việc đi lên xây dựng CNXH và với thắng lợi của nhân dân cả
nước thì Đại hội đã nhấn mạnh: Sẽ không có thắng lợi của nhân dân miền Nam
nếu trong những năm qua miền Bắc không hết lòng hết sức chi viện cho miền
Nam
- Ngoài việc đánh giá vị trí, vai trò của miền Bắc, Đảng ta cũng nêu ra rất nhiều
bài học chủ yếu của VN trong quá trình xây dựng đi lên CNXH

—------------------------
Đường lối thực hiện công nghiệp hóa của đại hội IV
- Với nội dung của đại hội III được đưa ra từ tháng 9 năm 1960, tư tưởng của
đại hội IV và phát triển kinh tế, đường lối công nghiệp hóa (thời kỳ trước đổi
mới) đều không khác gì nhiều so với đại hội III, Đảng ta đều tập trung cơ bản về
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ.
- Vậy tại sao, cũng với mô hình kinh tế này, Liên Xô có thể vươn lên trở thành
cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, còn ở Việt Nam, chúng ta đã thất
bại khi ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, làm cho nước ta lâm vào một cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Đối với mỗi nước khi làm cách mạng
thì hầu hết trong quá trình phát triển thì chúng ta đều có thể tận dụng được
những thành tựu của các quốc gia đi trước để đưa nó vào. Và câu chuyện này
gặp ở Việt Nam khi mà chúng ta đã bê nguyên mô hình xây dựng CNXH ở
Liên Xô vào Việt Nam và đặc trưng của quá trình thực hiện công nghiệp hóa
của Liên Xô là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đối với Liên Xô, quá trình
thực hiện CNH đó là quá trình phải xây dựng cho mình được nền đại công
nghiệp cơ khí, trong đó ưu tiên phát triển CN nặng được đưa lên mức hàng đầu.
Đối với mọi quốc gia trên thế giới, thì quy luật để thực hiện quá trình CNH bao
giờ cũng phải bắt đầu công nghiệp hóa từ nông nghiệp, rồi tới CN nhẹ rồi mới
tới CN nặng, đó là quy luật chung bởi vì bắt đầu thực hiện CNH từ nông nghiệp
thì có 2 yếu tố, một là phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
yếu tố thứ 2 là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi một số vốn ít hơn, thời
gian thu hồi vốn thì nhanh và họ có thể quay vòng tái đầu tư cơ cấu sản xuất →
hiệu quả sử dụng nguồn vốn cao → có quá trình tích lũy nhất định. Sau khi tiến
hành CNH xong từ lĩnh vực nông nghiệp, họ sẽ chuyển sang CNH trên lĩnh vực
CN nhẹ, rồi mới tới phát triển CN nặng. Trong thời kỳ từ 1922 đến năm 1926,
Liên Xô bước vào thời kỳ lấy đà cho thời kỳ từ 1926-28 là đẩy mạnh quá trình
CNH.
- Nhưng rõ ràng là cái điểm Việt Nam và Liên Xô khác nhau ở đây chính là
xuất phát điểm, khi Liên Xô thực hiện mô hình này ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng, thì Liên Xô đã là 1 nước tư bản phát triển ở mức độ trung
bình, nghĩa là Liên Xô đã hoàn thành xong thời kỳ thực hiện CNH bắt đầu từ
nông nghiệp đến CN nhẹ, và Liên Xô đã bước vào thời kỳ lấy đà đẩy mạnh để
thực hiện phát triển CNH theo hướng phát triển CN nặng. Trong khi đó, xuất
phát điểm ở Việt Nam, chúng ta lại chưa từng trải qua thời kỳ thực hiện
CNH từ nông nghiệp, ta lại đi thẳng vào giai đoạn 3, giai đoạn cao nhất của
CNH đó là ưu tiên phát triển CN nặng, trong khi đó toàn bộ nguồn vốn ít ỏi
chúng ta có được trong quá trình thực hiện CNH là nhờ vào sự viện trợ của Liên
Xô và các nước Đông Âu trong thời kỳ này. Tuy nhiên, các nguồn viện trợ thì
càng ngày càng bị cắt giảm, thực tế thì trong khoảng thời gian này thế giới lâm
vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ, dầu mỏ được xem như là xương sống, là huyết
mạch của Liên Xô và các nước Đông Âu trong thời kỳ lúc bấy giờ, cuộc khủng
hoảng 1973 diễn ra làm cho nền kinh tế của các nước này bị suy yếu, và khi mà
Việt Nam không còn chiến tranh nữa, thì mọi nguồn viện trợ từ Liên Xô và các
nước Đông Âu đều giảm so với giai đoạn còn chiến tranh. Trước đây, mảnh đất
miền Nam dưới chế độ Mỹ - Ngụy, hàng năm Mỹ vẫn viện trợ gần 1 tỷ đô la
cho Việt Nam cộng hòa, tuy nhiên sau 1975 thì nguồn viện trợ này hoàn toàn bị
cắt. Tất cả những điều này dẫn tới việc nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều
những khó khăn, chưa kể đến việc Đảng ta tiếp tục thể hiện tư tưởng nóng
vội, chủ quan duy ý chí khi Đảng ta nói phải nhanh chóng xây dựng một
nền kinh tế cân đối và hiện đại . Rõ ràng là xuất phát điểm thấp nhưng chúng
ta lại đặt mục tiêu quá cao, chúng ta không có gì để có thể đưa nền kinh tế nước
ta từ nền kinh tế sx nhỏ lên sx lớn xã hội chủ nghĩa, sau đó chúng ta lại bê
nguyên mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô vào Việt Nam, nó không phù hợp
và lúc bấy giờ, toàn bộ nguồn vốn ít ỏi của chúng ta đều đổ vào việc xây dựng
các máy móc, nhà xưởng trong khi xây xong rồi, chúng ta lại không có lực
lượng lao động có thể đáp ứng được yêu cầu này, chúng ta thậm chí phải thuê
những chuyên gia từ nước ngoài sang Việt Nam, máy móc sử dụng một thời
gian bị hỏng hóc thì lại không có cái để thay thế, rồi nhà xưởng thì được xây
dựng rầm rộ từ Bắc đến Nam, to cao và rộng tuy nhiên những nơi xây xong
thâm chí còn không có máy móc, công nhân và bị bỏ hoang
→ thất thoát với nền kinh tế nhà nước, tiền bỏ ra nhưng hiệu quả kinh tế
không cao
→ Vn đã gặp phải rất là nhiều những khó khăn thời kỳ này.
—--------------------
Thực hiện chế độ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
Cụm từ “quản lý KT một cách tập trung”: mọi chỉ tiêu pháp lệnh đều
được nhà nước áp đặt từ trên xuống dưới. Bây giờ, sản xuất cái gì, sản xuất cho
ai, sản xuất ntn phụ thuộc hoàn toàn vào vai trò của các DN, họ sẽ tự quyết và
tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Tuy nhiên trong thời kỳ lúc
bấy giờ, DN đóng vai trò là người làm thuê cho cơ quan nhà nước bởi vì lỗ thì
có Nhà nước bù nhưng lãi thì Nhà nước thu. Hình ảnh gắn liền với cơ chế này là
hình ảnh của những cái tem phiếu, mọi người được trả lương chủ yếu bằng hiện
vật thông qua chế độ tem phiếu là chủ yếu và quan hệ hàng hóa - tiền tệ thì bị
coi nhẹ, gần như chỉ mang tính chất là hình thức. Nhà nước quyết định mọi chỉ
tiêu pháp lệnh được áp đặt từ trên xuống dưới, trong bối cảnh đó thì sinh ra đội
ngũ cơ quan quản lý cồng kềnh, thông qua nhiều bước trung gian. Ở thời kì bao
cấp, với chủ trương Nhà nước đưa ra mặc dù với mong muốn là theo chủ nghĩa
công bằng là ai cũng được ông bằng nhưng cuối cùng ta lại đi từ chủ nghĩa công
bằng đến chủ nghĩa bình quân, làm giảm đi mọi nguồn động lực để phát triển
kinh tế. Chính vì vậy nền KT VN vốn đã khó khăn, trì trệ thì vào những năm
1980 Vn đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, tỷ lệ lạm phát rất
cao.
Bước đột phá đổi mới cục bộ về kinh tế (1979-1981)
Trong bối cảnh nước ta gặp rất nhiều khó khăn như vậy thì Đảng ta đã
từng bước thực hiện những bước đột phá. Từ những bước, những khâu đột phá
trước thời kỳ đổi mới này đã dẫn đến quá trình đổi mới toàn diện của Đảng. Lúc
đầu, những chính sách đột phá này chỉ dừng lại ở một vài địa phương, sau đó thì
nó mới được lan rộng ra và tiến tới những bước đột phá từng phần.
Thứ nhất, Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khóa 4 (8/1979) chủ trương để
sản xuất “bung ra”, xóa “cấm chợ, ngăn sông”: Trước đây Nhà nước thực hiện
chế độ “ngăn sông, cấm chợ”, làm thế nào để kìm kẹp quá trình sản xuất, phát
triển; chính vì vậy mọi chỉ tiêu, pháp lệnh được áp đặt từ trên xuống dưới, làm
cái gì, sx cho ai và sx ntn đều thuộc vai trò của Nhà nước nhưng Nhà nước lại
quan điểm làm thế nào để kìm kẹp không cho kinh tế hàng hóa phát triển bởi vì
Nhà nước quan điểm kinh tế hàng hóa phát triển là “con dao” cắm vào sườn của
chuyên chính vô sản và tư duy nhà lãnh đạo trong thời kỳ này là kinh tế hàng
hóa hàng ngày hàng giờ “đẻ” ra chủ nghĩa tư bản nên họ phải tìm mọi cách kìm
hãm sản xuất phát triển. Trong bối cảnh đó, biện pháp quan trọng nhất đó là họ
phải “cấm chợ, ngăn sông”; “ngăn sông” tức là làm cho công tác vận chuyển
hàng hóa để đưa ra thị trường gặp phải khó khăn, “cấm chợ” là cấm những nơi
người ta có thể đem hàng hóa ra trao đổi, buôn bán. Nhưng Hội nghị Trung
ương 6, khóa 4 thì lần đầu tiên Đảng đưa ra chủ trương là làm cho sản xuất
“bung ra”: Một là, Nhà nước đồng ý cho kinh tế hộ gia đình được chăn nuôi các
loại gia súc, gia cầm để phát triển thêm lực lượng sản xuất trong thời kỳ này;
Hai là, Nhà nước xóa “cấm chợ, ngăn sông”, tức là cho mọi người được đem
hàng hóa ra chợ để buôn bán -> khuyến khích trao đổi sx hàng hóa phát triển
trong thời kỳ này; Ba là, cho phép các DN nếu đủ năng lực thì được phép tự
thực hiện giao lưu, thông thương, buôn bán với DN ở bên ngoài. Như vậy, đây
được xem chủ trương xóa bỏ nút thắt quan trọng đầu tiên trong thời kỳ này.
Thứ hai, một số địa phương đã tìm tòi cách quản lý mới, ban đầu gọi là
chính sách khoán chui. Địa phương đầu tiên thực hiện chính sách này là huyện
Đỗ Xá, sau đó lan rộng ra huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), sau đó lan rộng ra
cả tỉnh Vĩnh Phúc. Chính sách được thực hiện là ở một số ban quản trị ở hợp tác
xã ở những khu vực này thì họ đã tìm khoán sản phẩm đến tay của nhóm và
người LĐ bằng cách là trên mảnh ruộng thuộc 100% quyền sở hữu của hợp tác
xã thì Nhà nước vẫn quyết định các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
(giống, vật tư, máy móc, cây trồng,...), còn lại người dân với đất, tư liệu sản
xuất thì thực hiện cày cấy -> họ đã tiến hành chia về năng suất và chất lượng.
Trước đây, trong thời kỳ bao cấp thì người ta quen với việc đến giờ thì vác cuốc
ra đồng, tức trước đây người dân không quan tâm đến hiệu quả kinh tế vì lỗ thì
đã có Nhà nước bù, lãi Nhà nước thu. Nhưng trong bối cảnh này thì ở một số
địa phương họ đã thực hiện chính sách khoán, ví dụ như đối với năng suất lao
động trên mảnh ruộng thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã này thì Nhà nước
hưởng 80% và người LĐ hưởng 20%, từ đó thì sẽ khuyến khích người dân tăng
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hàng hóa do họ tạo ra. Ở một số địa
phương thì với mảnh ruộng 5% - ruộng nhà nước giao cho kinh tế hộ GĐ, trên
mảnh ruộng thuộc 100% sở hữu của hợp tác xã thì người ta cắt cho người dân
mảnh ruộng 5% và trên mảnh ruộng này thì người dân được tự quyết định đối
với trồng cây gì, nuôi con gì miễn là tạo ra hiệu quả, năng suất chất lượng và họ
vẫn phải dành ra 95% thời gian còn lại để dành cho 95% mảnh ruộng của hợp
tác xã kia. Thế nhưng ở một số địa phương phân chia theo chính sách khoán này
thì người ta còn ăn bớt thời gian chung làm việc cho tập thể này để sang làm
mảnh ruộng thuộc sở hữu của gia đình người ta. Chính vì vậy Đảng đã đi đến
một kết luận là cái gì giao thẳng cho người dân, người dân có lợi ích thì họ sẽ
tập trung, khuyến khích sx phát triển trong thời kỳ này. Trên cơ sở đó, Đảng đã
ra chỉ thị số 100 - CT/TW (1/1981) và quyết định số 25, số 26 - CP (1/1981) với
chính sách là khoán sản phẩm đến tay của nhóm người LĐ nhằm tạo ra hiệu
quả, năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn so với giai đoạn trước đây
=> Khâu đột phá đầu tiên
—----------------------------------------------------------
Khâu đột phá thứ 2 và 3 nằm trong nội dung của Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ 5 của Đảng
Nếu như nói Đại hội 6 là đại hội đổi mới toàn diện trên tất cả mọi mặt của
đời sống xã hội, trong đó, trọng tâm là vấn đề đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, đổi
mới toàn diện và dứt khoát về tư duy kinh tế. Tuy nhiên, sự đổi mới về tư duy
kinh tế đã được nhen nhóm, bắt nguồn từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ 5 của Đảng.
Ở Đại hội 3, chúng ta muốn nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta “từ
nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN”, đến Đại hội 4 là “nhanh chóng xây
dựng nền kinh tế cân đối và hiện đại”. Khi nhìn thực tiễn nền kinh tế phát triển
đầu những năm 80 của thế kỷ 20, khi đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng
trầm trọng, chúng ta đã bắt đầu đứng trên những thực tiễn nội tại của bản thân
đất nước ta lúc bấy giờ. Đối với đại hội 5 năm, Đảng ta khẳng định: Nhiệm
vụ đầu tiên trong chặng đường trước mắt là phải lấy nông nghiệp làm mặt
trận hàng đầu.
Thứ nhất, Đảng ta nhận thức quá trình đi lên CNXH là quá trình lâu
dài, gian khổ với nhiều chặng đường ngắn dài khác nhau. Mỗi chặng đường đó
sẽ có một nhiệm vụ quan trọng khác nhau.
Thứ hai, thay vì như Đại hội 3 và 4 chúng ta ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng, thì bây giờ Đảng ta đã nhìn rõ được vị trí, vai trò của nông
nghiệp trong quá trình hình xây dựng và phát triển kinh tế, phù hợp với vị thế
vai trò của Việt Nam lúc mấy giờ.
Cùng với sự phát triển đó Đảng ta đã đi qua khâu đột phá và thứ hai và
thứ ba
1. Khâu đột phá thứ 2 (Hội nghị Trung ương thứ 8 khóa V, 6/1985) Chủ
trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xóa bỏ chế độ tem
phiếu, điều chỉnh giá lương tiền lần 2 vào 9/1985
- Khó khăn của nền kinh tế Việt Nam: chúng ta duy trì quá lâu cơ
chế quản lý Kế hoạch hóa tập trung, quan liêu và bao cấp. Chúng ta
đã đi từ chủ nghĩa công bằng đến chủ nghĩa bình quân, xóa bỏ
khoảng cách năng suất lao động, triệt tiêu mọi nguồn động lực để
phát triển kinh tế.
+ Thực tế cơ chế này đã có tác dụng khi với Việt Nam trong
điều kiện có chiến tranh 1960-1975, đòi hỏi mọi quyền hành
nằm trong tay của nhà nước để tập trung nguồn lực hoàn
thành nhiệm vụ “Thóc thì không thiếu một cân, quân thì
không thiếu một người”, đảm bảo cách mạng Việt Nam đi
đến thắng lợi
+ Tuy nhiên, chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế này, dẫn đến sự
suy giảm của nền kinh tế. Giai đoạn 1975-1985, kinh tế của
Đông Nam Á được xem là vùng trũng nhất trong sự phát
triển của bản đồ kinh tế thế giới. Và kinh tế Việt Nam nằm
cuối trong bảng xếp hạng của vùng kinh tế trũng này. Lạm
phát trong vòng 9 năm này là 774,7%, tiền gần như không có
giá trị
- Trong bối cảnh này Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cải cách
điều chỉnh giá lương tiền. Rất nhiều người dân trắng tay sau 1
đêm khi Nhà nước đưa ra quyết định đổi tiền.
+ Trước đây doanh nghiệp đóng vai trò là người làm thuê cho
các cơ quan nhà nước: Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì Nhà nước
thu nên họ không quan tâm đến yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất. Khi doanh nghiệp tự vận hành, Nhà nước sẽ bán
yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp bằng đúng giá trị của nó.
Nhà nước dự định sẽ tăng giá các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất và lương lên gấp 10 lần. Tuy nhiên, do sự
phản đối của các doanh nghiệp, nên cuối cùng nhà nước chỉ
bán được với giá tăng gấp 6 lần.
+ Ngay khi Nhà nước chuẩn bị đổi tiền, vòng quay của đồng
tiền rất nhanh. Hàng hóa trở nên khan hiếm, nhiều người dân
tăng tích trữ hàng hóa.
+ Công cuộc đổi tiền trở thành nỗi ám ảnh của người giàu lúc
bấy giờ do mỗi gia đình chỉ được đổi một số tiền nhất định.
Những gia đình giữ số lượng tiền mặt lớn cũng không thể
đổi được và số tiền đó trở nên vô giá trị.
=> Chúng ta đã thay đổi cơ chế nhưng không mang lại kết quả như
mong muốn.
- Cuộc cải cách đặt CM VN vào bước cuối cùng để thay đổi chuyển
đổi cơ chế, đưa ra khâu đột phá thứ 3

—------------
2. Khâu đột phá thứ ba ( kết luận của Bộ chính trị K,V ( 8 - 1986 ) về phát
triển nhiều thành phần kinh tế, xóa cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế một
giá
- Đây là một yêu cầu cực kỳ quan trọng: trước đây Việt Nam chỉ có 2 hình
thức sở hữu với 2 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
Đảng ta thấy rõ chúng ta cần chuyển sang để phát triển nhiều thành phần
kinh tế trong thời kì này để khuyến khích sản xuất phát triển
- Xóa cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế 1 giá: Trước đây, ở Việt Nam có
2 loại giá: 1 giá do thị trường quy định, 1 giá do Nhà nước quy định =>
giờ đây chỉ có 1 giá duy nhất do thị trường quyết định
=> Câu hỏi về nội dung này : Yêu cầu đánh giá, nêu ra các khâu đột phá
- Xuất phát từ thực tiễn, đặc điểm gì của Cách mạng Việt Nam và nó đặt ra
yêu cầu Đảng và Nhà nước cần đưa ra những khâu đột phá đó. Tại sao ở
Việt Nam lại có các khâu đột phá này.
- Trình bày khâu đột phá thứ nhất, thứ 2, thứ 3
- Đánh giá ý nghĩa của 3 khâu đột phá đó đối với quá trình đổi mới ở Việt
Nam sau này
Câu hỏi: Anh chị hãy PT, nghị quyết 15 như là 1 ngọn đuốc soi đường, mở
đường cho CMVN tiến lên
- Nêu ra nghị quyết 15
- Đánh giá
Một trong những quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH của Đảng là phải lấy việc phát
huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
- Vì sao trong các nguồn lực phát triển kTXH thì con người là nguồn lực
quan trọng nhất? ( 5 lí do )
- Đánh giá

II/ Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
( 1986 - 2018 )
1. Bước đầu công cuộc đổi mới ( 1986 - 1996 )
Câu hỏi thi: đại hội đại biểu toàn quốc lần 6
Anh chị hãy nêu những đặc điểm nổi bật của đại hội 6 hoặc các bước phát triển
về tư duy của đại hội 6 so với các kỳ đại hội khác
- Đại hội 4: ưu tiên phát triển CN nặng
- Đại hội 5: đưa nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu
- Đại hội 6: đại hội mà người ta nhìn thẳng vào sự thật, đánh ra đúng sự
thật để đưa vào 3 chu trình kinh tế lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu
dùng, hàng xuất khẩu
Đại hội 6 là đại hội đánh dấu sự đổi mới toàn diện của nước ta trong thời kì quá
độ đi lên xây dựng CNXH. Đánh giá ý nghĩa đại hội đổi mới toàn diện đó đối
với công cuộc đổi mới của nước ta trong các giai đoạn sau
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần 6: đổi mới là xu thế và là đòi hỏi bức thiết
của tình hình đất nước
+ Xu thế của thời đại: Tác động của cách mạng KH CN, cải tổ ở Liên Xô,
Đông Âu và ở các nước khác
Trong giai đoạn đó, dưới sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, như 1 cơn lũ lan
tràn qua các nước, yêu cầu đất nước thay đổi mô hình kinh tế quản lí trong thời
kì này, đòi hỏi các nước đều phải tiến hành quá trình đổi mới => xu thế thời đại
nhưng thực tế xuất phát từ tình hình bức thiết của nước ta
+ Đòi hỏi bức thiết của đất nước: Đến 1986, đất nước bị khủng hoảng
KT-XH trầm trọng, bị bao vây cấm vận, cô lập cấm vận ( những sai lầm
của chúng ta sau sự kiện của Campuchia, các nước hầu hết nói rằng Việt
Nam đem quân xâm lược ra Campuchia => sai lầm đối ngoại VN, bị lên
án trên quốc tế…) => yêu cầu bức thiết của đảng và nhân dân ta lúc bấy
giờ

—---------------
Nội dung trọng tâm, nổi bật của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
(12-1986)
- Trọng tâm đổi mới trên lĩnh vực kinh tế: Mục tiêu là ổn định kinh tế - xã
hội. Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy.
- Năm phương hướng lớn phát triển kinh tế:
1. Bố trí lại cơ cấu sản xuất, trước đây ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng, bây giờ tập trung vào nông nghiệp với ba chương trình:
Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu => bắt
đầu đi theo đúng quá trình thực hiện CNH. Đây là nội dung quan
trọng trong thời kỳ thực hiện CNH ở VN, là nhiệm vụ đầu tiên
trong chặng đường trước mắt của thời kỳ quá độ.
2. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư: ưu tiên phát triển nông nghiệp
3. Nhiều thành phần kinh tế thay vì 2 thành phần kinh tế như trước
đây
4. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: xóa bỏ hoàn toàn cơ chế kinh tế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế mở,
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước
5. Mở rộng kinh tế đối ngoại
- Đổi mới trên các lĩnh vực khác
+ Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thực hiện ‘dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’
+ Đổi mới các chính sách xã hội
+ Đổi mới quốc phòng, an ninh và quan hệ đối ngoại
+ Đảng đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới đội ngũ cán bộ; phong cách
làm việc, mở rộng dân chủ, chất lượng đảng viên
Ý nghĩa Đại hội VI (1986) của Đảng
- Nhìn thẳng, nói rõ, nói đúng sự thật; phân tích đúng nguyên nhân khủng
hoảng kinh tế - xã hội ở VN đó là duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, sai trong việc bố trí cơ cấu kinh
tế, cùng với tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí
- Đề hướng đường lối đổi mới toàn diện
- Tạo bước ngoặt của cách mạng
- Hạn chế, còn rối ren trong phân phối lưu thông
Hoàn cảnh lịch sử sau Đại hội VI
- Có rất nhiều sự kiện quan trọng của bối cảnh quốc tế tác động đến VN -
thời kỳ sự thay đổi trong chuỗi domino quốc tế lúc bấy giờ
+ Sau cuộc đảo chính của Gooc ba chốp năm 1985 đến T5/1987,
ĐCS Liên Xô đã chấp nhận đa đảng => ĐCS Liên Xô ngày càng
khó khăn và khó có thể là chỗ dựa, chỗ đứng đối với phong trào
cộng sản, trong trào công nhân quốc tế đồng thời ủng hộ, giúp đỡ
VN trong bối cảnh đó
+ Sự kiện Thiên An Môn 6/1989: chỉ trong vòng 1 đêm, TQ đã gây
ra một cuộc thảm sát chấn động lịch sử lúc bấy giờ
+ Sự sụp đổ của bức tường Berlin 12/1990
+ Liên Xô tan rã 8-1991: làm thay đổi trật tự thế giới được hình
thành từ 1945. Đối với quan hệ đối ngoại của VN trước đây đối với
Liên Xô là quan hệ Hòn đá tảng trong phương châm đối ngoại. Khi
Liên Xô tan rã làm cho VN có sự thay đổi về tư duy, đòi hỏi sự đổi
mới trên lĩnh vực đối ngoại

—--------------------
Hoàn cảnh lịch sử sau Đại hội VI
Sau ĐH VI của Đảng, có rất nhiều những sự kiện quan trọng của bối cảnh lịch
sử quốc tế nó đã tác động và người ta nói rằng thời kỳ này là sự thay đổi trong
chuỗi domino của quốc tế lúc bấy giờ. Từ các sự kiện như:
+ sau cuộc đảo chính của domancop (1985) thì đến Tháng 5/1987, đảng
cộng sản liên xô đã chấp nhận việc đa nguyên đa đảng.
Trong bối cảnh như vậy, đảng liên xô càng ngày càng khó khăn và khó có thể
trở thành chỗ dựa, chỗ đứng cho phong trào cộng sản công nhân quốc tế, đồng
thời ủng hộ và giúp đỡ cách mạng Việt Nam trong bối cảnh đó.
+ Một sự kiện nữa ở nước láng giềng cũng là một nước xã hội chủ nghĩa, đó
là sự kiện Thiên An Môn 6/1989. Chỉ trong vòng một đêm, Trung Quốc
đã gây ra vụ thảm sát chấn động lịch sử lúc bấy giờ.
+ Thêm vào đó là sự sụp đổ của bức tường Berlin 12/1990
+ Liên Xô tan rã 8/1991
→ Điều này đã tác động rất lớn đến cách mạng Việt Nam, khi mà sự tan rã của
Liên Xô làm thay đổi trật tự thế giới được hình thành từ 1945, kéo dài trong
suốt một nửa thế kỷ
Xét trong mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam và Liên Xô lúc bấy giờ như hòn
đá tảng trong phương châm đối ngoại của mình, thì sự tan rã của Liên Xô đã
làm cho Việt Nam phải thay đổi về mặt tư duy
→ Cần có một quá trình đổi mới và đặc biệt là đổi mới trên lĩnh vực đối ngoại
trong thời kỳ này.
Trong bối cảnh đó, chúng ta buộc phải có những bước đột phá để giải toả tình
trạng các nước đối đầu với Việt Nam:
- Rút quân khỏi Campuchia (sớm một năm)
- Bình thường hoá chủ trương quan hệ của
+ Việt Nam - Trung Quốc: ( tội ác: 1972, trung quốc đứng đằng sau
mở đường cho Mỹ mở cuộc tấn công 12 ngày đêm ra bầu trời HN,
TQ đứng đằng sau chính quyền của Campuchia giật dây tấn công
vào biên giới phía Tây Nam. Sau đó đến cuối năm 1978 - đầu năm
1979, trực tiếp gây xung đột với Việt Nam trên biên giới phía Tây
Bắc của Tổ Quốc. Rồi Cuộc chiến trên đảo gạc ma 1988). Nhưng
để có được một sự hoà bình, ổn định, xây dựng và phát triển kinh
tế, Việt Nam chúng ta phải thực hiện chủ trương bình thường hoá
quan hệ đối với TQ.
+ Việt Nam - Hoa Kỳ: Đảng ta đưa ra chủ trương “Khép lại quá khứ
để hướng tới tương lai” mặc dù cho sự phẫn nộ của người dân Việt
Nam, dã tâm của Mỹ đã từng muốn đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ
đá. Những thành tựu chúng ta đạt được hôm nay cũng xuất phát từ
chủ trương đúng đắn của Đảng bình thường hóa quan hệ với Mỹ
(Gia nhập ASEAN, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO).
Sự cảm ơn đến nhà ngoại giao lỗi lạc - vị tổng thống Mỹ Bill
Clinton - người có vai trò rất lớn trong việc để bình thường hóa
quan hệ giữa VN với Mỹ và từ đó mở đường cho cách mạng Việt
Nam tiến lên. Đây được xem là một nút thắt quan trọng. Ông xoá
bỏ những chính sách bao vây, cô lập, cấm vận VN trên lĩnh vực
kinh tế, tạo điều kiện cho VN được hòa nhập với bè bạn quốc tế và
từ đó có những điều kiện để phát triển và xây dựng kinh tế.
Đại Hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991)
Trong nội dung của Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, chú ý
nhất là
- sau 40 năm, Đảng đưa ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH (CL thứ 4)
VN có tất cả 4 cương lĩnh:
+ CL thứ nhất là Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái
Quốc khởi thảo (3/2/1930)
+ Luận cương tháng 10/ 1930
+ Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam ra đời vào năm 1951
+ 40 năm sau là cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH

- lần đầu tiên đề ra chiến lược …10 năm (1991-2000)


- Lần đầu tiên dương cao TTHCM
- Chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại: Việt Nam
muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa
bình độc lập và phát triển.

—---------------------------

CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ


LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Tổng kết 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng VN


Thắng lợi 15 năm đấu tranh chính quyền, 9 năm kháng chiến chống Pháp, 21
năm kháng chiến chống Mỹ
Trong bối cảnh đó có những sai lầm phải trả bằng máu và nước mắt trong 10
năm xây dựng và phát triển kinh tế 1975-1986. Tuy nhiên, với phương châm
nhìn thẳng sự thật, Đảng ta thành thật chấp nhận khó khăn đó để từng bước thay
đổi và tiếp tục lãnh đạo đất nước trong thời kỳ quá độ và có sự đổi mới đúng
hướng như được ghi nhận bằng Đại hội 6 => Kinh tế bớt khó khăn
2. Nhận ra đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN là quá trình lâu
dài, nhiều chặng đường
Nhiệm vụ: Xây dựng nền tảng cơ sở vật chất chủ nghĩa xã hội
3. Nêu ra 6 đặc trưng và 7 phương hướng xây dựng CNXH
Thế nào là 1 xã hội chủ nghĩa? => “Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng
tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” (Hồ Chí Minh)
1991 Đảng đưa ra 6 đặc trưng

Lần đầu tiên khẳng định vai trò quan trọng của Tư tưởng HCM khi Đảng nhận
định rằng: “Cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam cho hành động của Đảng” (Văn kiện đại hội 7)
4. Bên cạnh đó, Đảng đưa ra chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xh
đến năm 2000
- Mục tiêu tổng quát đến 2000 là thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình
kt xh, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển
Chúng ta làm được mục tiêu này ko? => làm được nửa vế, đến 1996 VN đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng giai đoạn sau thì 10 năm sau ta mới thực
hiện được
- GDP 2000 tăng gấp đôi so với 1990
- Các quan điểm chỉ đạo của Chiến lược
- 5 bài học bước đầu đổi mới (1986-1991)
Chỉ đạo của Đảng thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của (1991-1996)?
Tập trung 4 lĩnh vực chính:
- Đổi mới kinh tế là nv trọng tâm
- Đổi mới chính trị, xây dựng Đảng là then chốt
- Đổi mới phát triển văn hóa, xã hội, con người
- Tăng cường quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ ngoại giao
Chỉ đạo đổi mới kinh tế
Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
quốc tế (1996-2018) (20 năm, qua 5 đại hội)
…………………………………..
Nội dung cốt lõi, nổi bật của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996)
1. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH. Nhiệm vụ của chặng đường đầu
tiên thời kỳ quá độ đã cơ bản hoàn thành. Sáu bài học qua 10 năm đổi
mới
- Về cơ bản, nước ta đã hoàn thành nhiệm vụ của chặng đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ. Ta đã rút ra được những bài học của thời kỳ đổi
mới.
- Nhờ việc đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng KT-XH đã cho phép cách
mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới: thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
2. Nội dung, quan điểm, nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiên đại hóa
đất nước (Phát triển khoa học và công nghệ giáo dục đào tạo; xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc)
- Ở Đại hội VI, Đảng đã đưa ra một trong những quan điểm chỉ đạo
công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa: vấn đề lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững:
->Phân tích vì sao nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan
trọng nhất:
+ Để phát triển KT-XH, đối với bất kỳ quốc gia nào, trong đó có cả
Việt Nam thì đều cần đến 5 nguồn lực: tài nguyên thiên nhiên, khoa
học công nghệ, con người, vốn và thể chế. Trong 5 nguồn lực này đối
với sự phát triển của một quốc gia thì nguồn lực con người là quan
trọng nhất. Bởi nguồn lực con người là nguồn lực duy nhất có khả năng
tái sinh hay là nguồn lực vô hạn (tài nguyên thiên nhiên khai thác lâu
dài rồi cũng cạn kiệt; vốn được sử dụng không hiệu quả sẽ không mang
lại kết quả gì, cần cù mà không tiết kiệm thì chẳng khác nào gió vào
nhà trống, nước vào thùng không đáy; khoa học công nghệ dù có hiện
đại đến đâu thì cũng không thể tự sinh ra mà phải do con người tạo ra;
thể chế thể hiện ý chí của con người, của giai cấp cầm quyền, nếu thể
chế tốt sẽ thúc đẩy phát triển còn thể chế không tốt sẽ kìm hãm sự phát
triển). Sự tái sinh ở đây là việc ta được học, được đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao về chất lượng. Con người có thể tiếp tục sản sinh ra con
người để tái sản xuất sức lao động. Tiềm năng của con người khi được
khai thác, vận dụng, phát huy thì sẽ tạo ra được sức mạnh rất lớn.
+Bác Hồ từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII là
đại hội đánh dấu một sự đổi mới rất quan trọng trong tư duy của Đảng,
ở đây là việc phát triển khoa học, giáo dục đào tạo được xem là quốc
sách hàng đầu của Việt Nam lúc bấy giờ. Kể từ sau quá trình nhận thức
đó, đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Hiện nay, Việt
Nam dành khoảng 17% vốn ngân sách để đầu tư cho giáo dục. Đây là
sự cố gắng rất lớn của chính phủ Việt Nam để đầu tư cho nguồn lực
con người.
⇨ Nguồn lực con người có khả năng chi phối tất cả các nguồn lực còn
lại. Các nguồn lực còn lại có phát huy được sức mạnh hay không
phải được thể hiện thông qua sự chi phối của nguồn lực con người.
Con người là nguồn lực duy nhất có khả năng thích nghi với mọi
hoàn cảnh
+ Ta học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước: Muốn xây dựng, muốn
phát triển kinh tế thì phải đầu tư cho nguồn lực con người (VD: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore ...). Họ đầu tư nhiều vào các trường học, tạo
môi trường học tập thoải mái để trẻ có thể phát huy được tiềm lực bản
thân. Họ cũng đồng thời có nhiều chiến lược để đầu tư vào nguồn lực
con người (đức, trí, thể, mỹ), cải thiện giống nòi, hình thành ý chí tự
lực tự cường.

—---------------------------------------
- Ở Hội nghị TW 5 (T7-1998), Đảng đã đưa ra chủ trương về xd và phát
triển nền vhoa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Các khái niệm:
Nền văn hóa tiên tiến là một nền văn hóa mở, tiến bộ, tiếp thu những luồng văn
hóa mới tiến bộ ở bên ngoài để làm giàu, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa
dân tộc tuy nhiên những giá trị bản sắc văn hóa của một nền văn hóa được cần
hơn bao giờ hết. văn hóa là toàn bộ những giá trị về mặt vật chất, tinh thần do
cộng đồng người việt sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Văn
hóa như hình hài của mỗi một dân tộc, được hình thành, truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Nó giống như một bào thai phát triển các bộ phận qua từng
ngày để cuối cùng hình thành nên một cơ thể hoàn chỉnh. dân tộc nào không giữ
được giá trị văn hóa của mình thì dân tộc ấy tất yếu sẽ bị tiêu vong vì cơ thể ấy
ko thể phát triển được nữa. Bởi vậy, một trong những mục tiêu của Đảng là xây
dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, bên cạnh tiếp thu những giá trị văn
hóa ở bên ngoài thì chúng ta vẫn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001)
Nội dung trọng tâm, nổi bật:
+ tổng kết thế giới tki XX: 3 sự kiện nổi bật
+ VN tk XX: 3 thắng lợi vĩ đại
+ con đường đi lên CNXH ở nước ta rõ hơn: về bỏ qua chế độ TBCN, đấu
tranh giai cấp, Động lực chủ yếu để phát triển đất nước…
+ làm rõ tư tưởng HCM (10 vấn đề)
+ nội dung trọng tâm nhất: coi kinh tế thị trường định hướng xhcn là mô
hình kinh tế tổng quát ở nước ta, sau 15 năm tiến hành quá trình đổi mới
+ xây dựng nền vh VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển
KT-XH
+ mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Với
phương châm VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Thay từ
‘muốn’ bằng ‘sẵn sàng’ đã cho thấy vị thế của VN trong thời kỳ đã hoàn
toàn khác so với đại hội VII.
- Đại hội X (4-2006)
Nội dung trọng tâm:
1. Tổng kết 20 năm đổi mới. 5 bài học chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp
đổi mới
2. đưa ra 8 đặc trưng của CNXH ở VN, trong đó, bổ sung 2 đặc
trưng mới của CNXH so với cương lĩnh năm 1991 ở đại hội
VII:
+ Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
+ có nhà nước pháp quyền XHCN
3. Chú trọng hàng đầu đến nhiệm vụ then chốt là xd, chỉnh đốn Đảng
toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đội ngũ cán bộ đến
phương thức lãnh đạo của đảng. Cho phép đảng viên làm kinh tế tư
nhân, kết cả tư bản tư nhân
4. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trên cơ sở lấy mục tiêu chung làm
điểm trương đồng
5. tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
6. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
7. mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, VN là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cđ quốc tế

You might also like