You are on page 1of 1

Nguyên nhân tại sao lại nói tục chử thề

* Nguyên nhân:
- Khách quan: Do môi trường sống không lành mạnh, sớm phải tiếp xúc với lời ăn
tiếng nói thô thiển, thiếu văn hóa. Những người nói tục chửi thề có thể là những
người thiếu sự quan tâm của những người thân
- Chủ quan: Chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói.
Bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh.
Bản thân không có ý thức tự điều chỉnh, nói nhiều thành thói quen xấu
Thể hiện bản thân mình trước mọi người.
Nói cho vui miệng, không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác.
- Lật lại vấn đề: Nhưng vẫn còn trong đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ
ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói, ăn nói văn minh lịch sự
Ví dụ: Trong những năm gần đây, ở Hà Nội và một số địa phương khác, trong học
sinh, sinh viên còn nảy sinh hiện tượng “tự chế” ra những từ mới mà họ cho là hay,
là độc đáo. Ví dụ như khi khen một cái gì đó, họ nói: “Cái áo này hơi bị đẹp!”;
“Món này hơi bị ngon!”, “Cậu hơi bị yết kiêu đấy!”. Rồi thì “tinh vi”, “bố tướng”,
“lăn tăn”, “chập cheng”, “ẩm IC”, “xong phắt”, “nói cho nhanh”, “bùng”, “phắn”,
“biến”, “lặn”, “bà vãi”, “ông khốt”, “thằng chíp hôi” cùng bao nhiêu từ bậy bạ
khác không hề có trong từ điển, trong cung cách nói năng đường hoàng, lễ độ xưa
nay. Nghe những từ ngữ, những câu nói chối tai của họ, nhiều người nhăn mặt, khó
chịu và cho rằng đó là biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa, văn minh, làm ô nhiễm
môi trường xã hội.
Nói tục, chửi thề là một thói xấu đáng chê trách, phê phán. Lứa tuổi học sinh chúng
ta không nên bắt chước thói xấu đó. Hãy luôn nhớ lời khuyên của ông cha: “Lời
nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Để có thể nói đúng,
nói hay, chúng ta cần phải có ý chí và nghị lực rèn luyện trong quá trình lâu dài thì
mới đạt kết quả tốt

You might also like