You are on page 1of 4

1.

Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm về cơ chế ba bên
Theo David Macdonald và Caroline Vandenabeele trong "Thuật ngữ quan hệ công
nghiệp và các khái niệm liên quan" đã đưa ra định nghĩa cơ chế ba bên như sau:
"Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, người sử dụng lao động và
người lao động (qua các đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập
trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm
Tổng giám đốc ILO trong báo cáo tại kì họp thứ 79, năm 1992, đã xây dựng một
định nghĩa có tính chính thống của ILO về cơ chế ba bên đó là: "Cơ chế ba bên có
nghĩa là bất kỳ hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, người
sử dụng lao động, người lao động là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện
những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối
quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của
mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn
đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao động
được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và
mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của
những thông số đó"
Tác giả Nguyễn Xuân Thu (2009) đưa ra cách hiểu về cơ chế ba bên khá cụ thể: cơ
chế ba bên là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, người lao động và người sử dụng
lao động (thông qua các tổ đại diện chính thức của họ) bằng những hình thức phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và pháp lí… nhằm tìm kiếm những giải
pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động - xã hội, trước hết là các vấn
đề thuộc mối quan hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi
bên, lợi ích chung của ba bên và lợi ích chung của xã hội2
=> Từ các khái niệm trên chúng ta có thể khái quát bằng một khái niệm chung: Cơ
chế ba bên trong quan hệ lao động là hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đường hướng
hoạt động cho ba chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm nhà nước, người lao
động và người sử dụng lao động thông qua các tổ đại diện chính thức của họ và
quá trình phối hợp giữa các chủ thể đó.
1.2 Đặc điểm của cơ chế ba bên
Một là, về chủ thể của cơ chế ba bên bao gồm nhà nước, người lao động và
người sử dụng lao động (tham gia thông qua tổ chức đại diện). Cơ chế ba bên có
tính đặc định về chủ thể. Các bên tham gia nhất thiết phải thông qua các tổ chức
đại diện. Điều này khác với cơ chế hai bên (trong cơ chế hai bên, khi giải quyết
các vấn đề cụ thể đối tác tham gia có thể là cá nhân người lao động hay người sử
dụng lao động). Cơ chế ba bên chủ yếu tồn tại và vận hành ở cấp quốc gia, khu
vực và quốc tế, đôi khi vận hành ở cấp ngành, địa phương, không tồn tại cơ chế ba
bên ở cấp doanh nghiệp.
Thứ hai, về vấn đề giải quyết trong cơ chế ba bên là các định hướng chính
sách, các tiêu chuẩn lao động chứ không phải là các vấn đề cụ thể tại nơi làm
việc. Những vấn đề được cả ba bên cùng quan tâm giải quyết đó là: mức lương tối
thiểu vùng, điều kiện làm việc tối thiểu, thời gian làm việc tối đa, quy trình giải
quyết tranh chấp lao động, trình tự đình công... Ở cấp ngành, địa phương những
vấn đề giải quyết bằng cơ chế ba bên đó là các tiêu chuẩn lao động ngành, địa
phương.
Thứ ba, về tần suất hoạt động của cơ chế ba bên mang tính định kỳ là chủ yếu.
Bởi vì các vấn đề giải quyết là những vấn đề lớn có ảnh hưởng trong phạm vi
ngành, địa phương hoặc quốc gia vì vậy không thể mang ra bàn thảo thường
xuyên mà cần có tính ổn định tương đối.
Thứ tư, các bên trong cơ chế ba bên không hoàn toàn bình đẳng. Chỉ có sự
bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người quyết định
cuối cùng luôn là nhà nước. Ở một góc độ nào đó, trong cơ chế tương tác quan hệ
lao động nhà nước phải chấp nhận "chuyển" một phần quyền lực của mình sang
cho các đối tác xã hội khác. Về phía người sử dụng lao động, trở thành một đối tác
bình đẳng với người lao động cũng có nghĩa người sử dụng lao động chia sẻ một
phần quyền lực của mình cho người lao động. Nhìn từ góc độ này, nhà nước sẽ
không "một mình" hoạch định, ban hành chính sách, pháp luật về quan hệ lao
động. Người sử dụng lao động cũng sẽ không hành xử theo lối áp đặt quyền lực
của mình cho người lao động. Những vấn đề liên quan đến ba bên do ba bên cùng
trao đổi, bàn bạc và quyết định. Tuy nhiên, trong mối quan hệ đó người sử dụng
lao động và người lao động không thể được đứng vào vị trí hoàn toàn bình đẳng
với nhà nước bởi bao giờ nhà nước cũng đứng ở vị trí người có quyền lực tối cao
trong việc quản lí xã hội, cho dù nhà nước đang đóng tư cách là một "đối tác"
trong đối thoại xã hội
1.3 Điều kiện vận hành cơ chế ba bên
Cơ chế ba bên chỉ có thể tồn tại và vận hành có hiệu quả khi hội đủ các điều kiện
sau:
Một là, tồn tại nền kinh tế thị trường có thị trường lao động hình thành và phát
triển theo đúng quy luật. Trên thị trường lao động, người lao động và người sử
dụng lao động vừa hợp tác vừa xung đột với nhau về lợi ích.. Cơ chế ba bên chỉ có
thể hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường - cơ chế kinh tế gắn liền với tự do và
dân chủ trong khuôn khổ pháp luật.
Hai là, có sự độc lập tương đối giữa các bên đối tác xã hội nhà nước, người lao
động và người sử dụng lao động. Một môi trường dân chủ luôn được coi là cơ sở
cho sự phối hợp hiệu quả giữa các bên. Khi đó, mỗi bên vừa tôn trọng ý kiến của
các đối tác, vừa có đủ điều kiện để đưa ra và bảo vệ những yêu cầu, nguyện vọng
của mình.
Ba là, tổ chức đại diện cho các bên phải thực sự đại diện và hoạt động tích cực
trong việc bảo vệ cho lợi ích của bên mình. Điều này đòi hỏi sự đoàn kết, nhất trí
cao giữa những người lao động và người sử dụng lao động xung quanh tổ chức đại
diện của mình. Đó phải là các tổ chức có sức mạnh, có năng lực quan hệ lao động
(gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ hợp tác trong quan hệ lao động) và đặc biệt
là các tổ chức này phải có khả năng hoạt động và quyết định về kinh tế một cách
độc lập.
Bốn là, nhà nước phải có thái độ công bằng, vô tư đối với cả hai bên người lao
động và người sử dụng lao động. Nhà nước sẵn sàng tham khảo, tôn trọng và
quan tâm đến những đề xuất của các bên. Sự vô tư, không thiên vị của nhà nước
thể hiện thông qua sự công bằng trong chính sách, pháp luật; trong việc lắng nghe
ý kiến của cả hai chủ thể.. Nhà nước luôn là người quyết định cuối cùng và chịu
trách nhiệm về điều đó.
Năm là, cần có sự tồn tại và vận hành hiệu quả của cơ chế hai bên ở cấp ngành
và cấp doanh nghiệp. Những vấn đề chung, tổng quát mà cơ chế ba bên bàn thảo
đều xuất phát từ những trăn trở của cơ chế hai bên.
1.4. Phương thức vận hành cơ chế ba bên
Xem xét phương thức vận hành của cơ chế ba bên dựa trên tính thường xuyên,
sẽ có ba cơ chế tương tác ba bên là:
- Cơ chế vụ việc: Chỉ giải quyết một vấn đề cụ thể phát sinh trong những hoàn
cảnh nhất định. Khi đó nhà nước sẽ yêu cầu đại diện của các bên cho ý kiến về vấn
đề đang quan tâm.
- Cơ chế không thường xuyên: Nhà nước tổ chức các diễn đàn, các buổi gặp gỡ…
để lấy ý kiến của các bên về nội dung của một chính sách sắp ban hành hay tổ
chức hội nghị các bên, hội nghị liên tịch. Ví dụ, khi xây dựng chính sách về tiền
lương tối thiểu chung hay xây dựng chính sách quy định về tuổi lao động, tuổi
nghỉ hưu của lao động, nhà nước có thể triệu tập một hội nghị ba bên với sự tham
gia của đại diện người lao động, đại diện người sử dụng lao động để lấy ý kiến.
- Cơ chế thường xuyên: Trong cơ chế này sẽ có Uỷ ban thường trực ba bên để
nghiên cứu các vấn đề và đóng góp ý kiến cho việc hoạch định chính sách. Uỷ ban
ba bên có thể sẽ thành lập các tiểu ban chuyên trách các lĩnh vực khác nhau.
Xem xét phương thức vận hành của cơ chế ba bên dựa trên mức độ tham gia
của các bên có cơ chế tương tác ba bên là:
- Nhà nước ra quyết định: Quyết định được Nhà nước đưa dựa trên cơ sở sự hiểu
biết sẵn có về nguyện vọng và điều kiện cụ thể của các bên. Ở mức độ này đòi hỏi
phải có một cơ chế thông tin hiệu quả. Sự tham gia của các bên bị hạn chế.
- Đối thoại xã hội giữa các bên: Đây có thể xem là một diễn đàn của cơ chế ba bên
nhưng ở cấp độ vụ việc, về một vấn đề cụ thể.
- Tham vấn ba bên: Được thực hiện thông qua trao đổi, tham khảo ý kiến chính
thức từ các đối tác xã hội trong xây dựng chính sách, pháp luật. Việc tham khảo có
thể tiến hành thường xuyên hoặc không thường xuyên, tiến hành trực tiếp hoặc
thông qua các đại diện. Trong trường hợp này, Nhà nước vẫn giữ quyền quyết
định.
- Cơ chế cùng quyết định: Đây là cơ chế ba bên ở cấp độ cao nhất, bình đẳng và
chia sẻ trách nhiệm. Trong trường hợp này, các bên cùng xem xét và ra quyết định
về các vấn đề quan tâm thông qua việc tổ chức các hội nghị ba bên. Cơ chế này
không thực sự phổ biến. Quyền quyết định mức độ tham gia của các bên thuộc về
Nhà nước. Chỉ có Nhà nước mới là người xây dựng và thực hiện pháp luật. Do
vậy, Nhà nước là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước toàn dân.
Khi đưa ra một quyết định, Nhà nước có thể lựa chọn một trong các mức độ tham
gia của các bên.

You might also like