You are on page 1of 67

BÀI GIẢNG

MÔN HỌC : NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO


Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

NỘI DUNG BÀI HỌC

1 Tổng quan về tình hình năng lượng Việt Nam.

2 Hệ thống điện Việt Nam: hiện tại và phát triển .

3 Tiềm năng và ứng dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

4 Kĩ thuật phát điện phân tán.


3
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Tổng quan về tình hình năng


lượng Việt Nam

4
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖ Năng lượng là gì?


“Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ
yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.”
1. Năng lượng mặt trời: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối
động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển
(gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...), năng lượng
hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).

5
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

2. Năng lượng lòng đất: nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ
tập trung ở các nguyên tố như Urani, Poloni,...
“Về cơ bản, năng lượng được chia thành hai loại, năng lượng chuyển hóa
toàn phần (không tái tạo) và năng lượng tái tạo dựa trên đặc tính của
nguồn nhiên liệu sinh ra nó.”
❑ Năng lượng SẠCH: là năng lượng được sản xuất từ quy trình không gây hại
cho môi trường, hoặc được sản xuất từ quá trình làm sạch môi trường, hoặc
được sản xuất từ quá trình tổng hợp các nguồn NL trong tự nhiên và không gây
hại cho môi trường.
6
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Thế Giới: Theo Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), mức tiêu thụ
NL của thế giới sẽ tăng 57% từ 2004-2030, trong đó mức tiêu thụ
điện năng sẽ tăng với tốc độ trung bình là 0,46 tỷ GWh/năm. Hậu quả
của sự gia tăng này là sự gia tăng rất mạnh lượng khí thải CO2. Nếu
năm 2004 có 26,9 tỷ m3 khí thải vào khí quyển thì năm 2015 sẽ là
33,9 và 2030 là 42,9 tỷ m3.
• Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/9/2005.
• Tại COP26, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát
thải ròng về “0” vào năm 2045.
• Việt Nam với mục tiêu khai thác nguồn Năng Lượng tái tạo để từng
bước thay thế các nguồn NL truyền thống đang cạn kiệt và giảm ô
nhiễm, hiệu ứng nhà kính cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
việc phát triển nguồn NL này, Việt Nam đã có những chiến lược và
chính sách khá cụ thể. 7
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖Hàng năm có khoảng hơn 4 tỷ tấn than được khai


thác, và đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản
lượng khai thác: tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi
đó châu Âu - tốc độ khai thác ngà y cà ng giảm dần.
❖Năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung
Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Liên ban Nga.
❖Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu
dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho
thị trường xuất khẩu.
❖Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030
vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng
hơn một nửa sản lượng. 8
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

9
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖Thế Giới: Cơ quan Thông tin NL Hoa Kỳ (EIA) thì dầu đá phiến có mặt tại 41
quốc gia với 137 điẻ m có thể khai thác được, trong đó bao gồm Mỹ, Nga,
Canada, Trung Quốc, Brazil, Australia, một số quốc gia châu Âu và Bắc Phi.
❖Tổng trữ lượng DĐP có thể khai thác được theo EIA là 345 tỉ thùng. Trong khi
đó, khối lượng KĐP (shale gas) có thể khai thác được khoảng 206,6 ngàn tỉ m3.
❖Điều đáng nói là, trữ lượng dầu và khí đá phiến (KĐP) có thể khai thác được đã
tăng lên đáng kể so với năm 2011, nghĩa là chỉ 2 năm trước đó.
❖Theo EIA, năm 2011, số quốc gia được cho là có trữ lượng DKĐP có thể khai
thác được chỉ là 32 quốc gia với tổng trữ lượng dầu là 32 tỉ thùng và khối lượng
khí 187,5 ngàn tỉ m3.

10
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Nga là quốc gia có trữ lượng DĐP lớn nhất thế giới với 75 tỉ thùng. Đứng ở vị trí
thứ 2 chính là Mỹ với 58 tỉ thùng. Ở các vị trí tiếp theo là Trung Quốc,
Argentina, Lybia, Australia, Venezuela với trữ lượng lần lượt là 32, 27, 26 và 18
tỉ thùng.
• Trong khi đó, trữ lượng KĐP tập nhiều nhất ở Trung Quốc với 31,5 ngàn tỉ mét
khối. Đứng thứ 2 là Argentina với 22,7 ngàn tỉ mét khối. Mỹ xếp vị trí thứ 4 với
18,8 ngàn tỉ m3 còn Nga xếp ở vị trí thứ 9 với 8 ngàn tỉ m3.
• Riêng Mỹ, trữ lượng D&KĐP phiến chiếm khoảng ¼ tổng trữ lượng dầu và khí.
Trung Quốc mặc dù có trữ lượng KĐP nhiều hơn gần gấp đôi Mỹ nhưng hiện
nay vẫn loay hoay với bài toán khai thác thế nào cho hiệu quả.

11
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Thế Giới: Đá phié n già u khí và dà u

12
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖Thế Giới: Điẹ n

13
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Việt Nam là một


trong những nước
được tạo hóa ưu đãi
về nguồn năng
lượng hóa thạch
(than, dầu khí).

14
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

15
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Theo Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam – TKV trữ lượng than tại Việt Nam rất lớn:
riêng ở Quảng Ninh khoảng 10,5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3,5 tỷ tấn (chiếm
khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than
antraxit. Khu vực đồng bằng sông Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn, chủ yếu là
than Asbitum, các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn. Riêng than bùn là
khoảng 7 tỉ m3 phân bố ở cả 3 miền.
• Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trữ lượng than
Việt Nam có 165 triệu tấn, còn theo tập đoàn BP thì con số này là khoảng 150 triệu tấn.
• Cũng theo EIA, sản lượng khai thác của Việt Nam năm 2007 là 49,14 triệu tấn, đứng thứ
6 trong các nước chấu Á và thứ 17 trên thế giới, chiếm 0,69% sản lượng thế giới. So với
Trung Quốc hoặc Mỹ thì sản lượng của Việt Nam như “muối bỏ bể” (Trung Quốc là
2,796 triệu tấn chiếm 39,5% sản lượng thế giới còn Mỹ là 1,146 triệu tấn, chiếm 16,1%
16
sản lượng thế giới)
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

17
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

18
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Trữ lượng dầu khí phát hiện là 1,3 tỷ tấn


qui dầu và đã nghiên cứu đánh giá tiềm
năng còn lại của Việt Nam ước đạt 2,8 đến
3,6 tỷ tấn quy dầu. Kết quả phân tích trữ
lượng và tiềm năng dầu khí tính đến
31/12/2004 là 4.300 triệu tấn dầu quy
đổi, đã phát hiện 1.208,89 triệu tấn dầu
quy đổi chiếm 28% tổng tài nguyên dầu
khí Việt Nam, trong đó tổng trữ lượng dầu
khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu
tấn dầu qui đổi, chiếm 67% tổng tài
nguyên dầu khí đã phát hiện.
19
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Trữ lượng phát hiện tính cho các mỏ dầu


khí gồm trữ lượng với hệ số thu hồi dầu
khí cơ bản và hệ số thu hồi bổ sung do áp
dụng công nghệ mới gia tăng thu hồi
được tính cho các mỏ đã tuyên bố thương
mại, phát triển và đang khai thác được
phân bổ như sau: Trữ lượng dầu và
condensate khoảng 420 triệu tấn (18
triệu tấn condensate, khí dầu mỏ hóa
lỏng), 394,7tỷ m3 khí trong đó khí đồng
hành 69,9 tỷ m3 khí không đồng hành
324,8 tỷ m3. 20
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

21
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Thị trường LPG tại Việt Nam tăng


trưởng rất nhanh trong những năm
qua: năm 1995 chỉ tiêu thụ 49.500
tấn, năm 2000 tăng lên thành
322.375 tấn, năm 2005 là 783.706
tấn, năm 2011 đạt 1.250.000 tấn.
PV Gas có ưu thế kinh doanh rõ rệt
và chiếm tới 70% thị phần nội địa

22
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• Tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và
từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550
triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng,
đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào
khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm
kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên
của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010.

23
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

24
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Hệ thống điện Việt Nam hiện tại


và phát triển

25
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖Sản lượng điện: Tốc độ Tăng Trưởng trung bình của SL điện ở VN trong 20 năm
trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gần gấp đôi tốc độ tăng
trưởng GDP của nền kinh tế.
❖Dự báo: Theo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung
bình tiếp tục được duy trì ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam
vào năm 2020 sẽ là khoảng 200 tỉ kWh, vào năm 2030 là 327 tỉ kWh.
(226,4 tỉ kWh, 2019, NLTT 5,54 và MT 4,6tỉ. 6t đà u 2020
- 119,42 tỉ 1,74%, NLTT 5,41- MT 4,71tỉ)
❖Đáp ứng: chỉ đạt mức tương ứng là 165 tỉ kWh (năm 2020) và 208 tỉ kWh (năm
2030).
❖Thiếu điện: VN thiếu hụt điện một cách nghiêm trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên
tới 20-30% mỗi năm.
26
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

27
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• QHĐ VII điều chỉnh, tháng 3/2016

28
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

• QHĐ VII điều chỉnh, tháng 3/2016

29
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối năm 2020, tổng
công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300MW, tăng gần 14.000 MW
so với năm 2019, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là
17.430 MW (tăng 11.780 MW so với năm 2019) và chiếm tỷ trọng 25,3% so với
tổng công suất đặt và 48% so với công suất đỉnh của hệ thống.
Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 23 thế giới.Sản
lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2020 là 247,08 tỷ kWh, tăng
2,9% so năm 2019.Điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 216,95 tỷ kWh, tăng
3,42% so với năm 2019 và bằng 94,73% kế hoạch năm.Năm qua, điện cấp cho khu
vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 3,24%; cấp cho quản lý tiêu dùng có mức
tăng trưởng 6,72%; cấp cho thương mại là thành phần bị ảnh hưởng nhiều nhất
bởi dịch Covid-19, nên giảm 11,62% so năm 2019; cấp cho nông nghiệp tăng
30
trưởng 12,0%; thành phần phụ tải khác giảm 5,51%.
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

31
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Quy hoạch điện VIII: cơ cấu phát điện và lộ trình phát triển nguồn năng lượng tái
tạo trong tương lai

Trong dự thảo Quy hoạch Phát triển Điện lực VIII (QHĐ 8), Chính phủ Việt Nam quy
định sơ bộ về phương hướng phát triển nguồn điện trong tương lai và sự đóng góp của
các công nghệ phát điện khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.
Nhìn vào quy hoạch nguồn năng lượng năm 2030, chúng ta có thể nói rằng nhà máy
nhiệt điện than sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng và gia tăng sản lượng phát điện từ
20,4 GW lên 37,2 GW. Vai trò của các nhà máy nhiệt điện khí linh hoạt hơn sẽ tăng lên
đáng kể, tức gần gấp bốn lần so với công suất hiện tại, đạt 27 GW.
Tỷ lệ nhà máy thủy điện (và công nghệ sinh học) dự kiến sẽ giảm dần do nguồn tài
nguyên thủy điện đã được khai thác ở mức cao.
32
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Điểm đáng chú ý trong quy hoạch nguồn NLTT là tốc độ mở rộng nguồn năng
lượng mặt trời sẽ chậm lại đáng kể khi công suất lắp đặt mới chỉ tăng thêm 1,6 GW.
Thay vào đó theo QHĐ 8, sự phát triển của các nguồn NLTT trong vòng 10
năm tới sẽ tập trung vào năng lượng gió. Công suất lắp đặt điện gió năm 2020 chỉ
khoảng 600 MW, dự kiến sẽ đạt 15,2 GW.
Tóm lại, công suất điện mặt trời và điện gió sẽ đạt tổng cộng 42 GW, góp phần
tăng tỷ trọng điện gió và điện mặt trời trong danh mục đầu tư nhà máy điện trên cả
nước từ 25% vào năm 2020 lên 33% vào năm 2030.

33
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

34
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Theo tài liệu công bố tại Hội thảo lần thứ nhất về Quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (QHĐ8), ngày 8 tháng 7
năm 2020, giao diện truyền tải rất lớn giữa 6 vùng. Điển hình truyền tải Nam
Trung bộ - Nam bộ 8.000 MW (2020) và 10.000 MW (2025), Bắc Trung bộ -
Trung Trung bộ là 3.500 MW, Trung Trung bộ - Tây Nguyên là 6.000 MW, Tây
Nguyên - Nam Bộ là 5.500 MW, Nam Bộ - Nam Trung Bộ là 4.500 MW, khối
lượng đường dây 500kV dự tính tăng khoảng 2.250 km, như vậy tổng chiều dài
đường dây lên tới hơn 10.000 km.

35
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Thống kê năm 2019, Việt Nam có khoảng hơn 28.000 km đường dây truyền tải
cấp điện áp 220kV và 500kV, trong đó cấp điện áp 500kV là hơn 8.600 km.
Hệ thống điện truyền tải Việt Nam nói chung và hệ thống điện 500kV nói riêng
hiện có quy mô đứng số một Đông Nam Á, đứng thứ hai là Thái Lan với khoảng
6.000 km đường dây cấp điện áp 500kV.
Trung tâm phụ tải chủ yếu phát triển ở Bắc bộ và Nam bộ
Cũng theo thông tin dự báo về phụ tải tại quy hoạch VIII, phụ tải ở Bắc Bộ và
Nam Bộ luôn cao hơn rất nhiều các khu vực còn lại, chiếm tỷ lệ khoảng gần 40%
mỗi miền.
Năm 2025 phụ tải Bắc Bộ chiếm 38,2% và Nam Bộ chiếm 44,4%. Tỷ lệ này luôn
được duy trì cao cho đến năm 2050 với gần 40% ở Bắc Bộ và Nam Bộ. 36
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Phụ tải phát triển mạnh tập trung chủ yếu


ở hai đầu đất nước, cộng với nguồn điện
tập trung phần lớn các trung tâm điện lực
như Chân Mây, Quảng Trạch, Dung Quất,
Ninh Thuận, Bình Thuận,... chính là
nguyên nhân khiến cho việc phải phát
triển mạnh hệ thống 500kV để truyền tải
điện từ các nguồn nằm ở miền Trung (xa
trung tâm phụ tải) đi tới trung tâm phụ tải
phát triển mạnh tại miền Nam và miền
Bắc. Chính việc truyền tải điện đi xa khiến
cho việc điều chỉnh điện áp trên lưới điện
khó khăn, tốn kém, tổn thất điện năng tăng
cao. 37
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

38
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Các Kịch bản phát triển nguồn điện trong QHĐ VIII
Kịch bản 0: Kịch bản phát triển thông thường: Phù hợp với QHĐ VII (điều
chỉnh), các loại hình nguồn điện được lựa chọn phát triển hoàn toàn dựa trên
cạnh tranh về chi phí, không xét chi phí ngoại sinh.
Kịch bản 1: Mục tiêu năng lượng tái tạo (NLTT) theo chiến lược phát triển
NLTT và Nghị quyết 55-NQ/TW đạt 38% năm 2020; 32% vào năm 2030; 40,3%
vào năm 2045 và 43% vào năm 2050. Không xét chi phí ngoại sinh
(KB1A_CLNLTT), có xét chi phí ngoại sinh (KB1B_CLNLTT).
Kịch bản 2: Mục tiêu NLTT tăng tuyến tính và đạt chiến lược vào 2050: Đạt
38% năm 2020; 39% vào năm 2030; 42% vào năm 2045 và 43% vào năm 2050,
không xét chi phí ngoại sinh (KB2A_TNLTT), có xét chi phí ngoại sinh
(KB2B_TNLTT). 39
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Kịch bản 3: Mục tiêu tăng NLTT cao: Đạt 38% năm 2020, 42% vào năm
2030; 48% vào năm 2045 và 50% vào năm 2050, không xét chi phí ngoại sinh
(KB3A_NLTTC), có xét chi phí ngoại sinh (KB3B_NLTTC).
Kịch bản 4: Mục tiêu cắt giảm khí nhà kính (KNK): Cắt giảm 25% KNK so với
kịch bản phát triển thông thường, không xét chi phí ngoại sinh (KB4A_CO2), có
xét chi phí ngoại sinh (KB4B_CO2)
Kịch bản 5: Không xây dựng thêm nhiệt điện than mới sau 2030: Mục tiêu
NLTT theo chiến lược, có xét chi phí ngoại sinh (KB5B_Nonewcoal).
Kịch bản 6: Phát triển nguồn điện hạt nhân sau 2035: Đưa chính sách xây
dựng điện hạt nhân 1.000 MW vào 2040 và 5.000 MW vào 2045. Mục tiêu NLTT
theo chiến lược, có xét chi phí ngoại sinh (KB6B_Nuclear).
40
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

41
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

42
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Tiềm năng và ứng dụng năng lượng


tái tạo ở Việt Nam.

43
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

44
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
toàn cầu, với việc thực hiện mục tiêu của Paris COP 21 là đảm bảo sự tăng nhiệt độ trung
bình toàn cầu từ nay đến năm 2100 ở mức dưới 2°C, bằng biện pháp giảm sản xuất và sử
dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), nguyên nhân phát ra 2/3 lượng khí
nhà kính (CO2) mà thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như: gió, mặt trời,
sinh khối...
Riêng đối với Việt Nam - đất nước sẽ chịu tác động khá trầm trọng của biến đổi khí hậu, lại
có tiềm năng nguồn NLTT (thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt) phong phú, trong
khi các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước như thủy điện vừa và lớn, than, dầu khí đều
ngày càng cạn kiệt, đang biến đổi từ một nước xuất khẩu năng lượng thành nước nhập khẩu
thì việc tăng cường phát triển các nguồn NLTT có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm sử
dụng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong mục
tiêu toàn cầu, vừa đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. 45
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖ Thủy điện nhỏ


Thủy điện nhỏ (TĐN) được đánh giá là dạng năng lượng tái tạo khả thi nhất về mặt
kinh tế - tài chính. Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây nhất, thì hiện nay nước ta có
trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển TĐN, quy mô từ 100 kW
tới 30 MW (với thế giới chỉ tới 10 MW), với tổng công suất đặt trên 7.000 MW (đứng đầu
các nước ASEAN), các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung bộ và
Tây Nguyên.
Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư và vận hành hiệu quả kinh tế
cao các trạm thủy điện nhỏ tại một số tỉnh như: Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai…
TĐN vẫn được coi là nguồn NLTT, hiện cung cấp 19% sản lượng điện của toàn cầu.
Công nghệ TĐN cũng bao gồm tua bin thủy lực, máy phát điện như thủy điện vừa và lớn,
nhưng thường chỉ sử dụng lưu lượng dòng chảy (run-of-river) trên các nhánh sông nhỏ,
hoặc suối để phát điện không cần đập và hồ chứa.
46
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖ Năng lượng gió


Nguồn điện gió sử dụng luồng không khí (gió) đập vào cánh tua bin làm quay máy
phát điện. Nguồn điện gió cũng là nguồn điện xoay chiều như thủy điện, nhiệt điện.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió
lớn nhất trong 4 nước khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước tính
là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, ở độ cao 65m, tương đương với tổng
công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió
rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65m 7 - 8 m/giây), có thể tạo ra hơn 110 GW.

47
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

48
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖ Năng lượng mặt trời


Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam,
nguồn NL mặt trời sử dụng hầu như quanh năm ... Tiềm
năng điện Mặt Trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế
trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các
tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai.... và vùng Bắc Trung bộ
gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh....Nam
MTrung Ninh Thuạ n, Bình Thuạ n có NL Mặt Trời khá
lớn.
Mật độ NL mặt trời trong khoảng 300 - 500 cal/cm2
ngày.

49
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng


1800 đến 2100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở
miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả.
Tuy nhiên, do có sự bức xạ mặt trời nhiều hơn
mùa đông nên mùa hè sử dụng thiết bị phát
điện bằng năng lượng mặt trời đạt hiệu quả cao
hơn.

Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương
đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số
ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện dùng cho sinh
hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực
ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả. 50
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Theo kết quả nghiên cứu đánh giá sơ bộ của Chương trình Trợ giúp năng lượng
MOIT/GIZ thì tổng tiềm năng kinh tế của các dự án điện mặt trời trên mặt đất, nối
lưới tại Việt Nam khoảng 20 Gigawatt (GW), trên mái nhà (rooftop) từ 2 đến 5 GW.
Theo Quy hoạch điện VII (hiệu chỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
thì công suất điện mặt trời đến của nước ta sẽ là 800 MW vào năm 2020; 4.000 MW
vào 2025 và 12.000 MW vào năm 2030. Tuy nhiên, trong xu thế chi phí đầu tư và tài
chính cho các dự án điện mặt trời đang ngày càng giảm, theo thông báo từ Bộ Công
Thương, tính đến cuối năm 2018, các nhà đầu tư đã đăng ký tới hơn 11.000 MW
điện mặt trời, chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

51
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖ Năng sinh khối


Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh
khối (NLSK). Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây
trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn NLSK có
thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh khối.
Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam
đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về
mặt kỹ thuật cho sản xuất điện, hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất
cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bã mía dư thừa ở các nhà máy
đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ
gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải sản.
Hiện nay, một số nhà máy đường đã sử dụng bã mía để phát điện, nhưng chỉ bán
được với giá hơn 800 đồng/kWh (4 cent/kWh). 52
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Cuối năm 2013, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ
sản xuất điện từ năng lượng sinh khối. Theo đó, mức giá cao nhất mà ngành điện
mua lại điện được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối lần lượt là 1.200 -
2.100 đồng/kWh. Mức giá như đề xuất trên sẽ góp phần tạo động lực cho việc
phát triển nguồn điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối ở nước ta.
Việc xây dựng các nhà máy điện đốt rác thải cũng đang được quan tâm với
mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn.
Hiện nay, tại nước ta đã có một số dự án điện đốt rác đã đi vào hoạt động, hoặc
đang được triển khai xây dựng tại thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần
Thơ, Hà Nam….

53
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

54
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖ Năng lượng địa nhiệt


Theo các chuyên gia địa chất, công nghệ để khai thác nguồn năng lượng địa
nhiệt không quá phức tạp. Cứ xuống sâu 33m thì nhiệt độ trong lòng đất tăng 1
độ C. Ở độ sâu 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C. Muốn khai thác địa nhiệt
ở vùng 200 độ C, chỉ cần khoan các giếng sâu 3 - 5km, rồi đưa nước xuống, nhiệt
độ trong lòng đất sẽ làm nước sôi lên, hơi nước theo ống dẫn làm quay tua bin và
máy phát điện.
Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ. Tuy nhiên, với số liệu
điều tra và đánh giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa nhiệt trên đất liền
tại Việt Nam có thể khai thác khoảng 300 MW.

55
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

56
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖ Năng lượng sóng biển


Việt Nam đang thử nghiệm dự án điện song Ingine Lý Sơn 1

57
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

❖ Năng lượng thủy triều

58
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

59
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Kỹ thuật phát điện phân tán.

60
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Hệ thống điện trên toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển dịch chưa từng có. Trong
nhiều thập kỷ, điện năng đều đến từ một số nhà máy phát điện truyền thống. Các nhà
máy điện quy mô lớn này thường nối lưới cao thế, sở hữu các tổ máy phát điện công suất
ổn định có khả năng tăng và giảm sản lượng theo yêu cầu bằng cách thay đổi lượng năng
lượng hóa thạch đầu vào (ví dụ như than đá, khí đốt).
Các nhà máy phát điện quy mô lớn như vậy thường được đấu nối với đường dây cao
thế để truyền tải điện, đôi khi trên khoảng cách lớn, trước khi cấp cho các hộ tiêu thụ
thông qua lưới điện phân phối. Các lưới điện được thiết kế theo cơ chế này để trang bị cơ
sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động cấp điện theo cách tiếp cận từ trên xuống.
Cơ quan vận hành lưới điện trong các hệ thống điện tổ chức tập trung có nhiệm vụ
điều độ hệ thống theo nhu cầu thị trường. Họ được phép “bật” hoặc “tắt” các máy phát
điện có thể điều độ, hoặc điều chỉnh tăng hoặc giảm sản lượng điện của máy phát về mức
đã xác định trong phạm vi giới hạn kỹ thuật của nhà máy. 61
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Cách tiếp cận truyền thống này thường gặp trở ngại khi các nguồn NLTT biến đổi và
không biến đổi gia tăng. Nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió đang mở rộng
nhanh chóng trên quy mô toàn cầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cũng như thay thế
các nhà máy điện truyền thống. Động lực chính của đà phát triển này là chi phí phát điện
giảm đáng kể.
Trong các cuộc đấu thầu gần đây ở những quốc gia có mức độ chiếu xạ cao, các dự án
năng lượng mặt trời nối lưới đã đặt thầu với giá chưa đến 2 US-Cent/kWh, điều này làm
giảm khả năng cạnh tranh chi phí so với các công nghệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Hiện nay, giải pháp để tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào lưới đó là sử dụng lưới
điện thông minh bao gồm: nhà máy điện ảo, Microgrid….
Đặc điểm chung của các NMĐA, Microgrid là khả năng kết nối nhiều nhà máy phát điện
phân tán khác nhau để tạo thành một mạng lưới hiệu quả, sở hữu những đặc tính của một
nhà máy điện quy mô lớn duy nhất. 62
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Những nhà máy có thể kết nối chủ yếu là nhà máy phát điện phân tán ứng
dụng bất kỳ công nghệ nào (máy phát điện mặt trời, điện gió, khí sinh học, thủy
điện và cả máy phát điện truyền thống) với bất kỳ quy mô nào (từ nhà máy điện
mặt trời mái nhà quy mô nhỏ đến nhà máy điện gió ngoài khơi quy mô lớn) đấu
nối với bất kỳ cấp điện áp nào (DSO hoặc TSO) cũng như các hộ tiêu thụ, cơ sở lưu
trữ năng lượng và hạ tầng lưới điện. Hình 10 minh họa cho khái niệm này. Trong
NMĐA, Microgrid … các nhà máy được kết nối để tổng hợp tất cả thông tin của hạ
tầng kết nối trong phòng điều khiển. Điểm cần lưu ý là công nghệ NMĐA,
Microgrid chủ yếu được cung cấp và sử dụng dưới dạng giải pháp phần mềm dịch
vụ (SaaS) bởi các nhà cung cấp dịch vụ CNTT chuyên thiết lập NMĐA, Microgrid
theo nhu cầu của người dùng.
63
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

64
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Trong hệ thống NLTT và năng lượng số, việc xác định mô hình kinh doanh mới và
công cụ kiểm soát mới cho nguồn NLPT ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều
bên tham gia thị trường. Nhu cầu hay cơ hội kinh doanh thay đổi theo mức độ ảnh
hưởng của nguồn NLPT trong các hoạt động truyền thống. Điều này ám chỉ tất cả
những bên tham gia có nhu cầu xử lý nguồn phát điện từ NLTT ở các giai đoạn khác
nhau của chuỗi giá trị, từ phát điện đến truyền tải, kinh doanh và phân phối điện.
Về mặt này, NMĐA là công nghệ có tính linh hoạt cao cho phép nhiều ứng dụng
khác nhau tạo ra giá trị cho nhiều đối tượng người dùng cũng như cho toàn bộ hệ
thống điện ở cấp độ kinh tế vĩ mô. Khả năng thích ứng cũng cho phép NMĐA vận
hành trong nhiều điều kiện thị trường khác nhau.
NMĐA là phần mềm dựa trên nền tảng kỹ thuật số, có chức năng tổng hợp nguồn
NLPT, giảm độ phức tạp và cung cấp dịch vụ mà không đòi hỏi đơn vị vận hành phải
sở hữu bất kỳ nhà máy điện được kết nối nào. Nhờ đó, NMĐA đáp ứng nhu cầu của hệ
thống NLPT và góp phần tích hợp hiệu quả các nguồn NLTT. . 65
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày các ứng dụng thường gặp nhất
của NMĐA trên thị trường điện quốc tế:
❑ NMĐA làm TTĐK nguồn NLPT
❑ NMĐA quản lý nhu cầu điện
❑ NMĐA kinh doanh NLTT và các nguồn NLPT khác
❑ NMĐA cung cấp dịch vụ phụ trợ

66
Khoa Điện
GVC. Nguyễn Văn Tấn

67

You might also like