You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

MÃ HỌC PHẦN : 211_INE3104 1

Học kỳ I năm học 2021-2022

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TỪ KHÓA VÀ VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO CHỦ
ĐỀ : DU LỊCH

Giảng viên  : TS. Nguyễn Tiến Minh Chữ ký____________

Sinh viên : Trần Thị Thu Trang Chữ ký ____Trang________

Mã sinh viên  : 19051242 Lớp khóa học: QH-2019-E KTQT CLC 4

HÀ NỘI, 12/2021
MỤC LỤC
I. Phần mở đầu............................................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử........................................................................2
1.2. Khái quát về chủ đề.............................................................................................5
II. Phần lý thuyết............................................................................................................ 6
2.1. Khái niệm Website và vai trò của Website đối với doanh nghiệp........................6
2.2. SEO và các khái niệm cơ bản..............................................................................7
III. Phần thực hành.........................................................................................................9
3.1 Tìm Kiếm từ khóa................................................................................................9
3.2. Viết bài viết chuẩn SEO....................................................................................13
3.3. Đăng bài viết chuẩn SEO...................................................................................20
3.4. Chạy backlink cho bài viết................................................................................23
IV. Kết luận.................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................26
I. Phần mở đầu
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1. Trên thế giới
Trong những năm trở lại đây, số lượng người sử dụng Internet liên tục tăng nhanh,
đặc biệt trong thời kỳ COVID-19. Cụ thể, theo số liệu của Hootsuite và We are social,
tính đến tháng 1 năm 2021 hiện có 5,22 tỷ người trên thế giới sử dụng smartphone, tương
đương 66,6% tổng dân số thế giới. Kể từ tháng 1 năm 2020, số lượng người dùng điện
thoại thông minh đã tăng 1,8% (93 triệu), trong khi tổng số kết nối di động (một người sở
hữu nhiều thiết bị) đã tăng 0,9% (72 triệu) lên 8,02 tỷ (tháng 1 năm nay). Tính đến tháng
8/2020, số lượng người dùng Internet trên thế giới đạt hơn 4,38 tỷ người. Trong đó, châu
Á xếp ở vị trí thứ nhất với gần 2,2 tỷ người sử dụng Internet (chiếm 51,8% dân số châu
lục), vị trí thứ hai thuộc về châu Âu với hơn 719 người sử dụng (chiếm 86,8% dân số
châu lục). Vào tháng 1 năm 2021, số người sử dụng Internet trên toàn thế giới đạt 4,66 tỷ
người, tăng 316 triệu người (7,3%) so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, tỷ lệ sử dụng
Internet toàn cầu là 59,5%. Tuy nhiên, do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 nên số
người sử dụng trên thực tế có thể cao hơn.

Cùng với sự gia tăng lượng người sử dụng smartphone và Internet, thương mại
điện tử (TMĐT) cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các nước đang phát
triển nơi bắt nguồn của TMĐT. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hoạt động giao dịch
mua bán hàng hóa qua kênh TMĐT tăng vọt trên thế giới. Trong năm 2020, doanh số
TMĐT của cả thế giới là 2854,8 tỷ USD, và dự báo tăng 47% vào năm 2025. Cũng trong
năm này, châu Á là thị trường có doanh số thương mại cao nhất thế giới với 1703,2 tỷ
USD. Dự báo, TMĐT ở thị trường châu Á sẽ tăng 51% trong năm 2025 với doanh thu
ước đạt 2573,3 tỷ USD. Trung Quốc là quốc gia có doanh số TMĐT cao nhất thế giới, đạt
1343,5 tỷ USD.
Hình 1: Những thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất toàn cầu năm 2020
Nguồn: Statista Digital Market Outlook
Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã tạo cơ hội rất lớn cho phát triển lĩnh vực
TMĐT bởi trong bối cảnh phải giãn cách xã hội thì mua sắm trực tuyến là phương thức
duy nhất để người tiêu dùng mua những thứ mà mình cần. Với sự xuất hiện của hàng loạt
các trang web và ứng dụng sàn TMtrong nước và xuyên biên giới như Shopee, Lazada,
Zalora hay JD…, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm mọi thứ, từ đồ tạp hóa, điện tử, cho
đến các dịch vụ giáo dục và đặt phòng khách sạn. Có thể thấy rõ ngành TMĐT đang ngày
càng mang lại nhiều động lực cho sự phục hồi kinh tế vốn chịu tác động nghiêm trọng của
đại dịch COVID-19. Theo báo cáo do Lazada - nền tảng TMĐT hàng đầu ở Đông Nam Á,
có tới 52% người bán hàng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và
Singapore đã đạt mức tăng trưởng doanh thu cao trong nửa đầu năm 2021, trong khi 70%
kỳ vọng rằng mức tăng doanh thu sẽ tiếp tục được nâng lên thêm 10% trong quý III/2021.
Năm 2020, khoảng 29.000 thương hiệu đã tham gia vào nền tảng của Tmall - một trong
những nền tảng thuộc hệ thống TMĐT hàng đầu thế giới Alibaba, trong đó 80% hãng lần
đầu tiên gia nhập vào thị trường Trung Quốc. Trong tổng số người dùng của Tmall, 45%
đến từ các thành phố phụ cận của Trung Quốc. Nền tảng kỹ thuật số đang kết nối người
tiêu dùng bên ngoài các đô thị lớn với một khu vực rộng lớn hơn.

1.1.2. Tại Việt Nam


Những năm gần đây, TMĐT đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một
lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Đặc biệt trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã mang đến
nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng lại góp phần tăng trưởng bứt phá cho TMĐT.
Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường TMĐT tiềm
năng nhất. Theo báo cáo của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng
trung bình của TMĐT giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%. Quy mô TMĐT bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Năm
2020, TMĐT Việt Nam tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán
lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và
trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%. Theo dự báo
trong Báo cáo kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á của Google, TMĐT Việt Nam sẽ đạt
khoảng 29 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng 34% so với năm 2020.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong những năm qua, Việt Nam liên
tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng Internet cũng số lượng
người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm. Ước tính, số lượng người tiêu
dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người với giá trị mua sắm
mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực
tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77%. Bên cạnh đó,
doanh thu TMĐT B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua. Nếu như năm 2016, đạt 5 tỷ
USD thì đến năm 2019, mức doanh thu đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020
là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng 18% so với năm trước. Trong số các kênh mua sắm
online, website TMĐT và các sàn giao dịch TMĐT năm qua đã có mức tăng vượt bâc với
tỷ lệ người mua tăng vọt từ mức 52% lên 74%. Trong khi đó, tỷ lệ người mua hàng trên
các kênh diễn đàn, mạng xã hội và các ứng dụng di động lại giảm so với năm trước.
Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, giá trị mua sắm trực tuyến của mỗi người dùng cũng
tăng cao hơn so với những năm trước. Năm 2020 có khoảng 57% số người tiêu dùng cho
biết đã đặt hàng trên mạng nhiều hơn năm trước.
Qua các số liệu được liệt kê, có thể thấy đại dịch COVID-19 là cơn "ác mộng" đối
với nhiều lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới, nhưng dường như lại là "vận may" của
TMĐT. Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam đều ghi nhận sự phát triển vượt bậc của
lĩnh vực này. Dự báo trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng của TMĐT sẽ vẫn tiếp tục
tăng, đi cùng với đó là các xu hướng mới hứa hẹn sẽ mang lại một thị trường mua sắm
trực tuyến nhộn nhịp và đa dạng.
1.2. Khái quát về chủ đề
Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng nguồn thu
nhập quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong những
năm gần đây, du lịch tại Việt Nam đang ngày càng phát triển và thu hút được đông đảo
lượng khách du lịch đến từ trong và ngoài nước. Đặc biệt lợi nhuận của ngành du lịch
cũng đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều này giúp cho các loại hình du lịch ở Việt Nam cũng trở nên phong phú và đa dạng.
Du lịch có thể được định nghĩa là sự di chuyển của con người từ nơi ở bình thường của họ
đến một nơi khác (với ý định quay trở lại) trong khoảng thời gian tối thiểu là 24 giờ đến
tối đa là 6 tháng với mục đích duy nhất là thư giãn, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng...
Hiện nay ngành du lịch đang có liên kết chặt chẽ và mạnh mẽ đến những nhóm
ngành khác như: dịch vụ, giao thông, giải trí,... Cụ thể chúng có mối quan hệ cộng sinh,
cùng tiến và cùng lùi với nhau. Thêm vào đó ngành du lịch còn mang đến rất nhiều cơ hội
việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Ở khía cạnh khác thì du lịch còn là cầu
nối để giới thiệu truyền thống, nét văn hóa,... cho du khách muôn nơi. Do vậy có thể nói
du lịch vừa mang tính đặc thù của nền kinh tế và vừa mang đến đặc thù về văn hóa - xã
hội.
Tuy nhiên, , sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mà điển hình gần
đây nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch toàn cầu và
du lịch Việt Nam, đặc biệt là tác động trực tiếp đến hành vi, quyết định đi du lịch của du
khách, đưa toàn ngành du lịch vào thế phải không ngừng thay đổi để thích nghi và đáp
ứng được các nhu cầu về du lịch trong tình hình mới.
Bước vào năm 2020, du lịch Việt Nam đã đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong
tháng 1, đạt 2 triệu lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, vì đại dịch COVID-
19, tháng 3/2020 Việt Nam đã phải ngừng đón khách quốc tế. Du lịch Việt Nam - một
ngành đang tăng trưởng bốn năm liên tục ở mức 2 con số, đóng góp trực tiếp gần 10%
GDP, đóng góp lan tỏa trên 18% GDP, nay suy thoái nghiêm trọng. Hàng chục nghìn
doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng kinh doanh, hàng triệu lao động phải nghỉ việc toàn
bộ hay từng phần. Vào cuối tháng 11 năm nay, sau gần 20 tháng đóng băng vì dịch
COVID-19, Việt Nam đã chính thức mở cửa đón du khách quốc tế nhưng các đường bay
vẫn còn hạn chế và cùng với đó là những quan ngại về vấn đề lây lan dịch bệnh . Trong bối
cảnh đó, thị trường nội địa trở thành là đòn bẩy để phục hồi và phát triển nền kinh tế
xanh, là hướng tích cực để duy trì hoạt động của ngành. Chính vì thế, ngành du lịch cần
tập trung hơn vào việc kích cầu du lịch nội địa để đáp ứng được nhu cầu du lịch của du
khách trong nước trước làn sóng du lịch cuối năm.
II. Phần lý thuyết
2.1. Khái niệm Website và vai trò của Website đối với doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm Website
“Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một
hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm
thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên
Internet.” – Theo Khoản 21 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
“Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ
một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ,
từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh
toán và dịch vụ sau bán hàng.” - Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
2.1.2. Vai trò của Website đối với doanh nghiệp
 Cung cấp thông tin doanh nghiệp:
Hiện nay, khách hàng khi có nhu cầu mua hàng, họ thường tìm hiểu thông tin
doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông qua website. Phần lớn tâm lý khách
hàng sẽ cho rằng công ty mới thành lập, quy mô còn nhỏ lẻ nên chưa có trang web và
thông tin chưa được cập nhật trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, việc sở hữu một website
sẽ làm tăng sự uy tín, tính chuyên nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp đối với khách hàng.
 Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng:
Các doanh nghiệp hay đại lý bán hàng trực tiếp không có website sẽ bị hạn chế
lượng khách hàng ở khu vực khác. Nếu doanh nghiệp có một website riêng thì lượng
khách hàng là không giới hạn. Doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tiếp cận với khách hàng
trên toàn quốc mà còn có thể mang sản phẩm, dịch vụ của mình đến với các khách hàng ở
những vùng lãnh thổ khác.
 Quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ:
Bên cạnh các hình thức quảng cáo như quảng cáo trên mạng xã hội, banner,…thì
website cũng được coi là một công cụ marketing hữu hiệu giúp doanh nghiệp quảng bá
sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng.
 Hỗ trợ kinh doanh và bán hàng:
Ngoài việc bán sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng thì doanh nghiệp có thể tận dụng
lợi thế của công nghệ thông tin để mở một cửa hàng trên Internet mà ở đó khách hàng có
thể tìm hiểu thông tin và đặt hàng ngay trên trang web. Như vậy, website sẽ giúp doanh
nghệp mở rộng được quy mô kinh doanh mà không tốn chi phí thuê nhân công, thuê mặt
bằng mà vẫn có thể tăng doanh thu bán hàng.
Đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ thì website đóng vai trò là một công cụ hỗ
trợ đắc lực cho việc quảng bá hình ảnh công ty, truyền tải thông tin đến khách hàng. Dịch
vụ là một sản phẩm vô hình nên không thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường thực tế.
Chính vì vậy, việc thiết kế website kết hợp làm marketing online rộng rãi sẽ giúp cho
đông đảo khách hàng biết đến doanh nghiệp cũng như các loại hình dịch vụ mà doanh
nghiệp đang cung ứng và sẽ chủ động liên hệ khi có nhu cầu.
2.2. SEO và các khái niệm cơ bản
Các khái niệm:
 SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa website nhằm cạnh
tranh thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả công cụ tìm kiếm, từ đó tăng traffic
website và chất lượng traffic.
 Chuẩn SEO là hình thức tối ưu giúp Website hay bài viết thân thiện với bộ máy
tìm kiếm (đặc biệt là Google).
 Bài viết chuẩn SEO là dạng bài viết được chú trọng tối ưu nội dung thỏa mãn nhu
cầu tìm kiếm của người dùng và được triển khai các kỹ thuật SEO để thúc đẩy thứ
hạng bài viết trên trang kết quả tìm kiếm. Đồng thời bài viết chuẩn SEO có thể kéo
được lượng lớn Traffic (lượng truy cập) từ bộ máy công cụ tìm kiếm.
Một số thuật ngữ SEO
 Thẻ title (tên bài chuẩn SEO) dao động từ 60-65 ký tự, nên có từ khóa chính
 Thẻ heading H1: có từ khóa chính, nội dung H1 có thể đặt trùng hoặc khác với thẻ
title. Chỉ nên có 1 thẻ H1 trong mỗi trang. Nội dung H1 cần tương ứng và bố trợ
cho nội dung thẻ title và thẻ meta description.
 Thẻ heading H2: có thể nhiều thẻ H2 trong mỗi bài viết. Tùy theo độ dài của bài và
độ bao quát của nội dung mà số lượng cho phù hợp. Cần đưa từ khóa chính vào
một vài thẻ H2, nhưng không nên đưa từ khóa vào tất cả các thẻ H2, để tránh cảm
giác gò ép và nhàm chán.
 Thẻ heading H3: nội dung chi tiết hơn của H2, số lượng tùy theo nhu cầu thực tes
của bài viết, mục đích cũng là để nêu lên những nội dung chính của thẻ H2 trước
đó. Mỗi thẻ H2 có thể gồm một vài thẻ H3.
 Onpage SEO: các yếu tố SEO được thực hiện trên website
 Offpage SEO: các yếu tố về SEO được thực hiện ngoài phạm vi website. SEO
offpage là thuật ngữ mô tả việc xây dựng liên kết (link building) từ các hệ thống
website khác trỏ về website mình.
 Backlink: liên kết từ một trang nội dung (website) trỏ tới một trang nội dung
(website) khác.
 Internal link: chỉ các liên kết giữa các trang (bài viết) bên trong một website.
 External link: là những liên kết trỏ ra ngoài không nằm cùng một tên miền.
 Anchor text: phần chữ dùng để gắn liên kết từ trang này tới trang khác.
 Alt: thẻ mô tả dự phòng cho ảnh. Sẽ được hiển thị nếu ảnh bị lỗi tránh trường hợp
bị rớt hạng do mất ảnh của bài viết chứa ảnh đó.
 Meta Description: là phần giới thiệu phía dưới title khi tìm kiếm kết quả trên
google.
Bố cục bài viết chuẩn SEO
 Tiêu đề bài viết: chỉ có 1 tiêu đề dao động từ 60-65 ký tự, không bị trùng lặp so với
đối thủ. Làm nổi bật từ khóa trong tiêu đề nhưng không nhồi nhét. Chèn số hoặc từ
ngữ cảm xúc vào tiêu đề
 Phần mở bài: thường dưới 155 từ, thể hiện nội dung chính của bài viết và đi thẳng
vấn đề người dùng quan tâm. Chèn từ khóa chính vào 100 từ đầu tiên một cách tự
nhiên và các từ khóa phụ, từ khóa liên quan 1-2 lần.
 Phần thân bài: thường dao động từ 1000-2000, bố cục thân bài nên rõ ràng, chia
thành nhiều đoạn nhỏ là những nội dung xoay quanh chủ đề của bài viết, mỗi ý có
heading chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan
 Kết bài: có độ dài từ 80-150 từ, tóm tắt nội dung và nhấn mạnh tầm quan trọng của
bài viết.
III. Phần thực hành
3.1 Tìm Kiếm từ khóa
Có thể nói tìm kiếm từ khóa cho chủ đề là công việc quan trọng để viết bài chuẩn SEO và
để làm được việc này chúng ta cần thực hiện theo các bước sau :
Bước 1: Tìm kiếm từ khóa :
- Tìm từ khóa chính (lõi) : Chỉ ra 5-10 từ khóa chính của chủ đề
Chủ đề : Du lịch
Từ khóa 1, du lịch mùa đông
Từ khóa 2, mùa đông
Từ khóa 3, miền Bắc
Từ khóa 4, khám phá
Từ khóa 5, du lịch
Từ khóa 6, địa điểm
- Tìm từ khóa mở rộng bằng các công cụ https://keywordtool.io (hoặc các công cụ
khác)

Từ khóa mở rộng 1, du lịch mùa đông miền Bắc


Từ khóa mở rộng 2, du lịch mùa đông ở Việt Nam
Từ khóa mở rộng 3, du lịch mùa đông ở miền Bắc
- Tìm từ khóa có liên quan bằng Google:
Gợi ý trong ô tìm kiếm:
Gợi ý trong Các tìm kiếm liên quan đến du lịch mùa đông

Từ khóa mở rộng từ google 1, du lịch mùa đông miền Bắc


Từ khóa mở rộng từ google 2, du lịch mùa đông nên đi đâu
Từ khóa mở rộng từ google 3, du lịch mùa đông ở Việt Nam
- Tìm từ khóa từ website đối thủ hoặc tương tự:
Từ khóa mở rộng từ website tương tự 1, Cẩm nang du lịch
Từ khóa mở rộng từ website tương tự 2, Du lịch giá rẻ
Từ khóa mở rộng từ website tương tự 3, Tour du lịch
TỔNG HỢP CÁC TỪ KHÓA TÌM ĐƯỢC
Từ khóa 1, du lịch mùa đông
Từ khóa 2, mùa đông
Từ khóa 3, miền Bắc
Từ khóa 4, khám phá
Từ khóa 5, du lịch
Từ khóa 6, địa điểm
Từ khóa 7, du lịch mùa đông miền Bắc
Từ khóa 8, du lịch mùa đông ở Việt Nam
Từ khóa 9, du lịch mùa đông ở miền Bắc
Từ khóa 10, du lịch mùa đông nên đi đâu
Từ khóa 11, cẩm nang du lịch
Từ khóa 12, du lịch giá rẻ
Từ khóa 13, tour du lịch
Bước 2: Đánh giá từ khóa
Cửa số nhập các từ khóa để đánh giá
Cửa sổ kết quả đánh giá

Cửa sổ các keyword ideas khác


Từ khóa của bài viết sẽ là: du lịch mùa đông, miền Bắc, khám phá, du lịch, địa điểm
3.2. Viết bài viết chuẩn SEO
Tên bài: TOP 8 địa điểm du lịch mùa đông miền Bắc đẹp như mơ nhất định phải check-in
Thân bài:
1.Sapa - Lào Cai
Sapa được biết đến là xứ sở sương mù với phong cảnh hữu tình, mộng mơ, ẩn chứa
bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên, con người. Đến với Sapa để được thưởng thức
vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp vàng
ruộm chân trời. Tận hưởng bầu không khí trong lành và cảm nhận sự bình yên, giản dị
của những bản làng ẩn hiện trong sương. Đặc biệt khi tới Sapa vào những ngày đông cuối
năm, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh tuyết rơi đẹp không khác gì trời Âu.
Du khách đến Sapa du lịch mùa đông, nhất là vào tháng 12, tháng 1 sẽ được tận hưởng
nền nhiệt của các nước Châu Âu khi mà nhiệt độ ngoài trời thấp dưới 0 độ C. Dưới cái
lạnh thấu xương ấy, du khách có thể ngồi cạnh bếp lửa hồng, thưởng thức những những
món nướng đặc sản của vùng đất này và ngắm nhìn vẻ đẹp lãng mạn tựa trời Âu của Sapa.
Đặc biệt vào những ngày cuối đông, tuyết rơi nhẹ và cái tiết trời vẫn lạnh giá như vài
tháng trước đó. Thế nhưng chắc chắn du khách sẽ phải ngỡ ngàng với một loài hoa bất
chấp cả thời tiết khắc nghiệt vẫn khoe hương tỏa sắc giữa đất trời, đó chính là hoa anh đào
Nhật. Khi đến với Sapa vào khoảng giữa tháng 12 bạn sẽ có dịp ngắm nhìn những cành
hoa anh đào nở rực rỡ khắm mọi nơi, từ khe núi, ngôi nhà, buôn làng... đâu đâu cũng có
màu hồng của hoa anh đào.
Sapa cũng thu hút du khách với những đêm chợ tình ấm ấp với hình ảnh những cô gái dân
tộc Dao với trang phục rực rỡ hay những món ăn thơm ngon, đầy hấp dẫn.  Ở Sapa có rất
nhiều đặc sản đặc trưng như thịt lợn cắp nách, thắng cố, bánh Đao Páu cò, cá suối,….và
đặc biệt là đồ nướng phố núi một trong những đặc sản của Sapa mà bạn không thể bỏ qua
trong những đêm lành lạnh nơi vùng cao Tây Bắc.
2.Hà Giang
Không thể thiếu mặt khi điểm danh các địa điểm du lịch mùa đông miền Bắc đó chính là
Cao nguyên đá Hà Giang. Hà Giang là một tỉnh vùng cao phía Đông Bắc, là nơi địa đầu
Tổ Quốc với điểm cuối là cột cờ Lũng Cú – Đồng Văn.
Hà Giang luôn có sức hút riêng biệt đối với các tín đồ xê dịch. Ở bất kỳ mùa nào, Hà
Giang đều sở hữu vẻ đẹp rất riêng, khiến cho du khách thích thú, “vui chơi quên lối về”.
Đến đây vào mùa đông, bạn sẽ cảm nhận được không khí rét buốt của vùng cao nguyên, ở
một số nơi còn xuất hiện băng tuyết.
Đặc biệt, khi đông về, Hà Giang như được khoác lên một màu áo mới, màu áo của những
loài hoa đang đua nhau khoe sắc khắp núi đồi. Thời điểm du lịch Hà Giang lí tưởng nhất
là vào tháng 10 - 12 đây là thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ trên mọi nẻo đường làm
nên một bức tranh tiên cảnh không phải nơi nào cũng có.
Đến Hà Giang mùa này đừng quên ghé vào và thưởng thức những món ăn độc đáo của
các dân tộc thiểu số nơi đây như: cháo ấu tẩu, xôi ngũ sắc hay thịt lợn hun khói... đảm bảo
ăn một lần sẽ nhớ mãi. Mùa đông ở Hà Giang lạnh lắm, vậy nên cứ mỗi độ đông về, cái
cuộc sống vốn đã chầm chậm, yên bình ở miền rẻo cao Đông Bắc ấy dường như lại chậm
đi một nhịp, cực kì thích hợp để nghỉ dưỡng, giải tỏa căng thẳng.
3.Mộc Châu - Sơn La
Vào mùa đông, Mộc Châu như chuyển mình đẹp hơn, hấp dẫn hơn với sắc hồng phơn
phớt của những cành đào Pháp, sắc trắng tinh khôi của những chùm hoa mận. Thời tiết
Mộc Châu vào mùa đông có thể xuống dưới 10 độ, tuy nhiên giữa tiết trời se lạnh, sương
mù phủ kín trên những đồi chè khiến thảo nguyên này mang vẻ đẹp bình yên và huyền ảo.
Khoảng thời gian từ tháng 11 đến cuối  2 là thời điểm Mộc Châu có phong cảnh đẹp nhất
với nhiều loại hoa giản dị đua nhau khoe sắc. Vào tháng 11, 12 là thời điểm hoa cải trắng
phủ kín nhiều cánh đồng, đến tháng 1 và tháng 2 là lúc để hoa đào Mộc Châu khoe sắc.
Không chỉ có hoa cải, mùa đông ở Mộc Châu còn rực rỡ sắc trắng của hoa mận nở khắp
các thung lũng, hai bên đường, triền núi,... đâu đâu cũng phủ kín màu trắng của hoa mận.
Hoa đào Mộc Châu chớm nở từ giữa mùa đông và nở rộ vào mùa xuân. Cứ mỗi độ xuân
về khắp Mộc Châu được bao phủ bởi hoa đào rừng với sắc hồng dịu dàng.
Mộc Châu quả không hổ danh là xứ hoa đất Bắc. Có lẽ vì muôn ngàn hoa nơi đây mà du
khách thường rất thích đến thăm Mộc Châu vào mùa đông, đến để cảm nhận cái lạnh,
ngắm những loài hoa nở trong sương sớm, cảnh sách thơ mộng. Và không chỉ được ngắm
cảnh, du khách sẽ còn được khám phá những phong tục văn hóa thú vị của đồng bào các
dân tộc và thưởng thức các món ăn độc đáo rất ấn tượng khi ghé thăm mùa đông ở Mộc
Châu.
4.Mai Châu - Hoà Bình
Nằm ngay trên đường đến Mộc Châu, Mai Châu cũng là điểm du lịch mùa đông được
nhiều du khách yêu thích. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Là sự phối kết
tuyệt đệp của núi rừng hùng vĩ, những ruộng đồng bát ngát thẳng cánh cò bay và đây đó
thấp thoáng căn nhà sàn xinh xắn của những người dân tộc bản địa.
Mai Châu là điểm du lịch phù hợp với cả du khách ưa khám phá và những du khách thích
nghỉ dưỡng. Không quá lạnh như Sa Pa hay Hà Giang, Mai Châu có thời tiết se lạnh dịu
nhẹ hơn. Vẫn đủ để bạn co ro trong những tấm chăn trong nhà sàn ấm áp. Thức dậy vào
một buổi sáng không còn gì tuyệt vời hơn nữa với tiếng chim ríu rít, xa xa là một vạt xanh
tươi, hương vị rừng núi thấm đẫm khiến bạn cứ ước ao giá như thời gian dừng lại.
Sau khi đã ních no bụng những món đặc sản của Mai Châu: cơm lam, cá suối hấp, gà gói
la rong, thịt nướng… bạn lại hào hứng lên đường khám phá nhiều thắng cảnh đẹp nơi đây.
Đó là hang Dơi, động Đá Bạc hay chỉ đơn giản là đạp xe khắp các con đường mòn của
Mai Châu, ngắm nhìn cuộc sống sinh hoạt bình dị của người dân địa phương…
Mù Cang Chải - Yên Bái vào đông cũng mang một vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng đến ngỡ ngàng
khiến du khách phải trầm trồ. Du lịch Mù Cang Chải tháng 12 bạn sẽ được bước vào một
thiên đường "tình ca Mùa Đông của Việt Nam" dù lạnh buốt giá với sự trầm lắng, yên
bình và rất nên thơ rất đáng để khám phá. Không phải là mùa lúa chín vàng ươm nổi tiếng
của vùng núi này, mùa đông ở Mù Cang Chải cũng đình đám chẳng kém. Nếu bạn muốn
nhìn ngắm Mù Cang Chải ở một góc độ khác, một vẻ đẹp khác thì có thể chọn đến đây
vào tháng 10, 11, 12.
Đến Mù Cang Chải  mùa đông sẽ khiến du khách cảm thấy như lạc vào xứ sở thần tiên,
mây mù giăng kín lối vắt ngang lưng chừng núi, mây bay bồng bềnh, xa xa đó là rừng núi
trập trùng núi non và những vực thẳm, những con đường đèo nhỏ bé uốn lượn quanh thân
núi trông hùng vĩ vô cùng!
Không chỉ nổi tiếng bởi cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Mù Cang Chải còn hấp dẫn khách du
lịch bởi những món ăn đặc sản nơi đây. Nhắm mắt tận hưởng hương vị thơm lừng của thịt
lợn nướng than hoa, món ăn ngon lạ kỳ quyến rũ của những gia vị quyện với vị ngọt của
thịt rừng hay hít hà nắm xôi nếp dẻo thơm nóng hổi được trồng tại nơi này thì còn gì
bằng!
6.Thác Bản Giốc - Cao Bằng
Cao Bằng cũng là một điểm dừng chân tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua nếu có dịp du
lịch vào mùa đông. Cao Bằng có nhiều cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, món ăn đặc sản hấp
dẫn rất được lòng du khách trong và ngoài nước. Trong vô vàn những cảnh đẹp mà thiên
nhiên ban tặng cho vùng đất này, thác bản Giốc là nơi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật thích
hợp cho du lịch. Bao quanh hồ là rừng cây mọc các núi đá, tạo nên cảnh quan thiên nhiên
hùng vĩ. Lên Cao Bằng ngắm thác Bản Giốc mùa đông, khung cảnh được
Vào mùa này, nước từ thác chảy xuống trong veo, xanh ngắt, làm nên một bức tranh
phong cảnh độc đáo và cuốn hút đến lạ kỳ. Thác Bản Giốc là một trong 4 thác nước xuyên
quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, mỗi mùa sẽ mang một nét đẹp rất riêng.
Không quá ồn ào và hiện đại, mọi thứ ở đây đều hoang sơ để bạn thư giãn sau những ngày
tháng làm việc vất vả. Mùa khô thác Bản Giốc Cao Bằng bắt đầu từ những ngày tháng 10
và kéo dài đến tận tháng 5 năm sau. Dòng nước thác ở thời điểm này chảy không xiết và
mạnh như tầm tháng 6, thay vào đó là một vẻ trầm mặc, an nhiên hơn.
7.Tà Xùa - Sơn La
Hành trình khám phá các địa điểm du lịch mùa đông miền Bắc tiếp tục dừng chân tại Sơn
La. Đỉnh Tà Xùa là một xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La được mệnh danh là “thiên
đường mây” ở nước ta. Với độ cao 2.875 m, nằm cheo leo giữa mây xanh giăng kín lối ở
phía trên và vực thẳm ở dưới Tà Xùa là điểm đến được giới trẻ đam mê chinh phục và
khám phá.
Tà Xùa có khí hậu mát mẻ quanh năm. Bạn có thể đến Tà Xùa vào bất cứ thời điểm nào
bạn thích. Tuy nhiên, nếu bạn muốn săn mây Tà Xùa, thích hợp nhất là tháng 10 năm
trước đến tháng 4 năm sau. Đứng trên đỉnh Tà Xùa vào những ngày cuối năm, bạn sẽ
được chiêm ngắm biển mây bồng bềnh, cảm giác như đang đi lạc vào chốn thần tiên, diệu
vợi bị bỏ quên nơi trần thế.
Săn mây hiện nay đang là thú vui “hot” được giới trẻ nhắc đến rất nhiều. Theo đó, dân
phượt thi nhau tìm đến các địa điểm săn mây trong đó có Tà Xùa để nhìn ngắm, chụp
hình,… Theo kinh nghiệm săn mây Tà Xùa của rất nhiều người thì có nhiều nơi để bạn có
thể săn mây như: ngay tại xã Tà Xùa, Xím Vàng, Háng Đồng, Sống Lưng Khủng Long,…
8.Mẫu Sơn - Lạng Sơn
Cùng với Sapa thì Mẫu Sơn là địa điểm không thể bỏ qua cho những người muốn săn
tuyết. Nằm ở độ cao 1.541m so với mực nước biển nhiệt độ của Mẫu Sơn có thể xuống tới
âm 2 - 3 độ và là một trong những nơi đón băng tuyết đầu tiên của cả nước trong những
ngày đông lạnh giá.
Không cần phải đi quá xa, ở tại Lạng Sơn, Các bạn cũng có thể dễ dàng được chiêm
ngưỡng và tận hưởng cái lạnh rét buốt của mùa đông châu Âu. Chính điều này làm cho
Mẫu Sơn hút khách du lịch hơn bao giờ hết. Ẩm thực nơi đây cũng rất phong phú và đa
dạng với các món ăn dân dã như gà nướng mật ong, lợn sữa quay, ếch hương...
Không phải năm nào trên đỉnh Mẫu Sơn cũng có băng giá và tuyết rơi, nếu du khách may
mắn đến đây đúng vào dịp tuyết rơi và chạm tay vào tuyết sẽ là trải nghiệm khó quên.
Vào mùa đông, cùng với cảnh quan những bản làng e ấp trong mây, Mẫu Sơn còn thể
hiện rõ nhất cuộc sống đặc trưng của cư dân vùng cao vào những năm có băng tuyết xuất
hiện. Mùa băng, tuyết rơi hiếm có này sẽ là background hoàn hảo để bạn có được những
bức ảnh nghìn like.
Trên đây là top 8 địa điểm du lịch mùa đông miền Bắc mà bạn không thể bỏ lỡ. Xách ba
lô lên và đi ngay thôi nào!
- Thẻ mô tả (bài): Du lịch, Địa điểm du lịch, du lịch mùa đông, du lịch miền Bắc.
Hình ảnh:
- Du lịch mùa đông

- Du lịch mùa đông


- Đỉnh Fansipan tuyệt đẹp vào mùa đông

- Du lịch mùa đông


- Sa Pa có tuyết rơi đẹp không kém “trời
tây”
- Du lịch mùa đông
-Mùa hoa anh đào rực rỡ tại Sapa

- Du lịch mùa đông


- Hà Giang mùa đông mây mù giăng kín
khắp nơi
- Du lịch mùa đông
- Hà Giang mùa hoa tam giác mạch

- Du lịch mùa đông


Mộc Châu đẹp hút hồn trong sương sớm
mùa đông
- Du lịch mùa đông
Hoa cải trắng nở rộ ở Mộc Châu

- Du lịch mùa đông


Mộc Châu mùa hoa đào, hoa mận nở rộ
khắp nơi

- Du lịch mùa đông


Mai Châu mang vẻ đẹp thanh bình và
mềm mại
- Du lịch mùa đông
Khám phá các bản làng ở Mai Châu

- Du lịch mùa đông


Mù Cang Chải những ngày đông

- Du lịch mùa đông


Săn mây
- Du lịch mùa đông
Bản Giốc - Thác nước hùng vĩ nhất
Việt Nam
- Du lịch mùa đông
Thác Bản Giốc mùa khô mang vẻ đẹp
nhẹ nhàng, thanh tao
- Du lịch mùa đông

Thiên đường mây Tà Xùa


- Du lịch mùa đông
Săn mây ở Tà Xùa

- Du lịch mùa đông


Vẻ đẹp không thể cưỡng lại của đỉnh
Mẫu Sơn

- Du lịch mùa đông


Mẫu Sơn mùa băng tuyết

- Link tới các bài biết trong trang web:


https://dulichsapalaocai.net/cam-nang-du-lich-sapa/du-lich-sapa-mua-dong-co-gi-
hay/
https://ezcomclass.com/thien-duong-du-lich-bien-phai-toi/
https://ezcomclass.com/top-10-dat-nuoc-du-lich-ma-ban-nen-den/
3.3. Đăng bài viết chuẩn SEO
***Bước 1: Đăng bài vào làm onpage SEO.
- Copy Hình ảnh video lên thư viện web
- Copy bài viết vào form đăng bài

- Copy Tên bài, Thân Bài, Thẻ mô tả


- Gán hình ảnh và điền các thông tin mô tả cho hình ảnh. (hình ảnh trong bài viết và hình
ảnh đại diện)

- Gán link tới các bài viết trong trang web (hay trong trường hợp bài tập của các bạn là
link tới các bài của thành viên khác trong nhóm)
- Gán link tới các trang web khác để nội dung của bài viết thành một mắt xích trong chuỗi
thông tin Google scan được.

Chụp màn hình bài viết ví dụ :


3.4. Chạy backlink cho bài viết
Ảnh chụp screen bài đăng trên forum
Ảnh chụp screen bài đăng trên facebook cá nhân
IV. Kết luận
TMĐT rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong thời đại kỷ nguyên số hiện
nay. TMĐT đã làm thay đổi căn bản đời sống con người, nâng cao chất lượng cuộc sống
và đem đến những tiện ích hiện đại nhờ chuyển đổi số và công nghệ. TMĐT là cầu nối
thông minh và là công cụ giao tiếp giúp trao đổi dễ dàng giữa người mua và người bán
mọi lúc mọi nơi. Nhờ có TMĐT mà nhu cầu mua sắm và trao đổi hàng hóa tăng trưởng
nhanh và rất nhanh. Con người thực sự muốn mua sắm nhiều hơn bởi họ có thể tham khảo
và đặt hàng ngay tại nhà, phù hợp với những người thường xuyên bận rộn. Sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ của TMĐT đã có sự tác động mạnh mẽ tới toàn bộ các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội. Bất kì ở lĩnh vực nào cũng cần có sự trao đổi, giao dịch và hợp tác,
TMĐT rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm chi phí, sức lực và nhân lực, thúc đẩy sự phát triển
của nhiều lĩnh vực.
Mục tiêu đặt ra đối với bài tập là tiếp thu được thêm nhiều kiến thức về TMĐT, về
website, đặc biệt là cách viết một bài viết chuẩn SEO để giúp ích cho công việc sau này.
Để đạt được những mục tiêu trên, em đã chú ý nghe giảng trên lớp, đọc thêm trên
Internet về những kiến thức học được. Xem thêm về cách viết bài chuẩn SEO, nghiên cứu
từ khóa và cách dẫn internal link, external link hay backlink trên Youtube để bài viết
chuẩn SEO đạt kết quả tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh N. (2021, July 20). Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%.
Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 30/10/ 2021, tại
https://vneconomy.vn/doanh-thu-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-tang-truong-18.htm
2. Hải NS. (2021). Số lượng người dùng Internet trên thế giới đạt 4,66 tỷ.
nghenhinvietnam.vn. Truy cập ngày 30/10/2021, tại
https://nghenhinvietnam.vn/tin-tuc/so-luong-nguoi-dung-internet-tren-the-gioi-dat-
466-ty-73789.html
3. Thư T. (2021). Thương mại điện tử sẽ phát triển thế nào trong 5 năm tới?
vnexpress.net. Truy cập ngày 30/10/2021, tại https://vnexpress.net/thuong-mai-
dien-tu-se-phat-trien-the-nao-trong-5-nam-toi-4336327.html?
fbclid=IwAR3KM4dogEenyim7hVJZRKczlLuNT0hZQOOH_vJV5Sn2yDmh3-
yR00_bPUc
4. Trà M. (2021). Thương mại điện tử “lên ngôi” trong đại dịch COVID-19.
Copyright © 2020 by ncov.vnanet.vn. truy cập ngày 30/10/2021, tại
https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/thuong-mai-dien-tu-len-ngoi-trong-dai-dich-covid-
19/7bdd8bff-5ca9-41d5-81b9-d206c35c4f4d
5. Nguyễn Việt Khôi, T. S. (2014). Giáo trình Thương mại điện tử. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
6. PV Tổng Hợp. (2021). Những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất
toàn cầu. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 30/10/2021, tại https://vtv.vn/kinh-
te/nhung-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-phat-trien-nhanh-nhat-toan-cau-
20210929162423012.htm?fbclid=IwAR3ed69Q_0iMjEUNaDWJjgfK4ENbCSl-
iXpHUE_rnceKGLAS01JThXc63Uc
7. Website có vai trò như thế nào đối với Doanh Nghiệp. (2020).
Webchuyennghiep247. Truy cập ngày 30/10/2021, tại
https://webchuyennghiep247.com/website-co-vai-tro-nhu-nao-doi-voi-doanh-
nghiep

You might also like