You are on page 1of 7

MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG COCA COLA

Nội bộ doanh nghiệp.


Nội bộ công ty được đánh giá là hoạt động khá tốt. Phòng quản trị marketing hợp tác chặt chẽ
với các đơn vị khác của công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm và có quyết định đúng đắn
đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch
marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế thử nghiệm giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế
những sản phẩm an toàn, đẹp và nghiên cứu các phương pháp sản xuất có hiệu quả cao.
Phòng cung ứng vật tư quan tâm đến việc đảm bảo đủ số lượng và chi tiết để phục vụ sản
xuất sản phẩm. Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất một số lượng sản phẩm cần thiết.
Phòng kế toán theo dõi thu chi, giúp cho bộ phận marketing nắm được tình hình để thực hiện
những mục tiêu đã đề ra. Sự phối hợp nhịpnhàng giữa các bộ phận trong công ty đã giúp
Coca cola xây dựng được hình ảnh của mình không chỉ được biết đến ở Việt Nam mà còn
trên toàn thế giới. Nhà cung ứng. Việt Nam có lợi thế lớn trong việc cung cấp nguyên liệu giá
rẻ, nhân công có trình độ. Hầu hết các nguyên liệu sản xuất ở Việt Nam đều có những doanh
nghiệp có thể đáp ứng. Những người cung ứng cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh
tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những sản phẩm cụ thể. Ở đây với các thành
phần cấu tạo sản phẩm, Coca cola cũng tìm cho mình những nhà cung cấp tương ứng. Ban
quản trị công ty cũng chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các
vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá. Thiếu một chủng loại vật tư nào đó, bãi công và
những sự kiện khác có thể làm rối loạn về cung ứng cho khách đặt hàng. Trong kế hoạch
ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm
của khách hàng đối với công ty. Môi giới trung gian. Những môi giới trung gian của Coca
cola bao gồm nhiều thành phần : đại lý, tạp hóa, các siêu thị, các nhà phân phối, nhà bán lẻ...
Có thể nói Coca cola đã có tác động lớn đến mặt hàng giải khát Việt Nam, chúng ta thấy
những sản phẩm của Coca cola có mặt ở hầu hết ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị...và cả
những hàng quán nước ven đường, không hề khó khăn nếu bạn muốn mua sản phẩm của coca
cola ở Việt Nam. Coca cola có một hệ thống môi giới trung gian khá rộng lớn tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân phối các sản phẩm của công ty đi đến khắp các địa phương trong
nước. Khách hàng. Không giống như các nhãn hiệu giải khát khác chỉ tập trung vào một hoặc
một số đối tượng khách hàng khác nhau, Coca cola luôn hướng tới mọi đối tượng khách hàng
:
1. Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng
cho cá nhân.
2. Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong
quá trình sản xuất.
3. Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm
lời.
4. Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó sử
dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó cho những
người cần đến nó. Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm chú trọng
vào khách hàng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, hãng bao giờ cũng được bày
bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Coca Cola đã phải
trả tiền cho sự ưu tiên này. Một yếu tố khác mang lại thành công cho Coca Cola là sự trình
bày sản phẩm. Coca Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên ngoài dán
nhãn hiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45 độ. Với màu đỏ
tươi và những đường cong trắng tuyệt diệu, Coca Cola đã thành công trong việc hấp dẫn và
lôi cuốn khách hàng. Trong các chiến dịch marketing của mình, Coca Cola luôn coi “khách
hàng là thượng đế”. Hãng đã có nhiều chiến lược khác nhau để khách hàng thực sự cảm nhận
được hương vị của Coca Cola. Nhiều chương trình khuyến mãi lấy khách hàng làm trung tâm
như dùng thử sản phẩm, mua 1 tặng 1. Một chương trình được đánh giá khá có sức lôi cuốn
của Coca Cola là các cuộc thi “người uống Coca khoẻ nhất” do hãng tổ chức. Cuộc thi được
tiến hành trên nhiều thị trường lớn, trong mỗi cuộc thi sẽ có nhiều vòng và mỗi vòng các thí
sinh phải ra sức uống một lượng Coca Cola lớn trong thời gian ngắn nhất. Nhờ cuộc thi này
mà Coca Cola đã tạo được sự hứng thú mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, qua đó góp phần
đẩy mạnh giá trị thương hiệu của hãng. Công chúng trực tiếp. Coca-Cola hoạt động trên
phạm vi nhiều nước, thành đạt trong kinh doanh, đánh bại các đối thủ cạnh tranh, song chưa
từng dùng cách đút lót, mặc dù tham nhũng hiện đang là vấn nạn tại nhiều nước đang phát
triển. Hãng đã có suy nghĩ và rất chú ý đến cách thức tiếp cận thị trường, cách chọn đối tác
kinh doanh địa phương, và cách thức hoạt động tại nước ngoài. Và trung thực là mấu chốt
trong cách tiếp cận của hãng. Coca-Cola đã có những nỗ lực lớn trong việc công khai các hợp
đồng của mình nhằm có được sự ủng hộ của công chúng và phát triển thế mạnh - từ bạn hàng
và công chúng nói chung - làm cho các nhà lãnh đạo cao cấp không dễ dàng tiếp nhận đút lót
từ công ty đồ uống khổng lồ. Hãng từng tuyên bố công khai: Coca-Cola thà phải rút khỏi đất
nước đó còn hơn là đút lót khoản tiền lớn cho vị đứng đầu nhà nước. Thực tế ở chỗ là nhằm
làm tăng các cơ hội trong các thị trường đang phát triển ở Trung và Ðông Âu và tại các nước
đang phát triển, Coca-Cola cố gắng để được nhìn nhận như một vị khách thật thà, lâu dài và
trung thành. Hãng phải gây được ấn tượng đối với chính phủ sở tại, khách hàng và cả những
người cung cấp và công chúng nói chung rằng họ tìm kiếm một mối quan hệ công bằng, cởi
mở và lâu dài. Coca-Cola đã nhiều lần thể hiện quan điểm của mình rằng việc đầu tư liên tục
và thích đáng vào việc quản lý danh tiếng là cần thiết để xây dựng được hình tượng đó. Công
ty đã đào tạo nhân viên của mình trong việc tìm hiểu các truyền thống, thể chế chính trị và
giá trị của người dân tại các nước mà công ty có hoạt động kinh doanh. Công ty trao trách
nhiệm chủ chốt cho kiều dân nước đó và đảm bảo rằng hình tượng của công ty không bao giờ
là một tập đoàn thuộc địa đa quốc gia thô bạo. Và Coca-Cola ngày càng tiến xa hơn. Công ty
đóng vai trò toàn diện tại hầu hết các nước mà nó hoạt động, ủng hộ giáo dục, nghệ thuật và
các dịch vụ xã hội dài hạn theo cách chân chính. Coca-Cola hiểu rằng chìa khoá cho sự thành
công chính là quyết tâm của công ty trong việc thể hiện cho các đối tác kinh doanh rằng: cho
dù truyền thống và quốc tịch của họ là gì thì công ty vẫn đánh giá cao sự trung thực và hiểu
biết ngôn ngữ của đối tác và tôn trọng họ. Nhờ vậy, Coca-Cola luôn nhận được sự khâm phục
của nước chủ nhà. Đối thủ cạnh tranh. Công ty nào cũng có đối thủ cạnh tranh. Ngay cả khi
chỉ có một hãng máy bay, hãng đó cũng phải lo ngại sự cạnh tranh đến từ tàu hoả, xe buýt, ô-
tô,xe đạp và cả những ai thích đi bộ tới nơi họ muốn nữa. Cựu lãnh đạo công ty Coca-Cola,
ông Roberto Goizueta đã nhận ra các đối thủ cạnh tranh của mình. Khi nhân viên báo cáo
rằng thị phần của Coca-Cola đang đạt mức tối đa, ông ta nói ngược lại rằng Coca-Cola chỉ
chiếm được 2 ounces trong tổng số 64 ounces chất lỏng mà trong tổng số 4,4 tỉ người trên
toàn thế giới uống mỗi ngày. Ông ta bảo mọi người là : “Kẻ thù của chúng ta là cà phê,
sữa,trà và nước”. Và ngày nay,Coca-Cola là nhà phân phồi chính về nước đóng chai. Có vẻ
như mọi đối thủ của Coca Cola, từ các nhãn hiệu nước ngọt nổi tiếng như Budweiser, Pepsi,
Starbucks hay Red Bull đến các công ty mới thành lập đều đang cố gắng lao như thiêu thân
theo thành công của Coca Cola với mục đích bắt kịp và chiếm lĩnh thị trường của Coca Cola.
Với những người trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát, cuộc chạy đua này đã phản ánh
một chuyển biến trong cách ngành công nghiệp này nhìn nhận về kinh doanh. Nhưng để làm
được việc này không hề dễ dàng chút nào, bởi Coca Cola đã là một “tượng đài” quá vững
chắc trên thị trường thế giới. Từ trước đến nay đối thủ đáng gờm nhất của Coca cola là pepsi.
Hãng nước ngọt Pepsi được thành lập gần một thế kỷ trước, lượng tiêu thụ và danh tiếng đều
kém xa Coca Cola. Nhưng đến những năm đầu của thập niên 90, Pepsi đã vinh dự được xếp
hàng thứ bảy trong số 10 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ, trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ
nhất của Coca Cola. Điều này khiến các nhà kinh tế học trên thế giới nhìn Pepsi với con mắt
hoàntoàn khác, đồng thời làm cho Coca Cola thức sự cảm thấy không an tâm. Theo tạp chí
chuyên ngành Beverage Digest, thị phần trong tay Coca-Cola ở Mỹ đã giảm mất 0,4% còn
43,7% trong khi thị phần của Pepsi tăng 0,2% đạt 31,6%. Có nghĩa là trên thị trường nước
giải khát, Pepsi vẫn đứng thứ hai sau Coca-Cola nhưng đây là lần đầu tiên kể từ năm 1988
Pepsi giành được thị phần của Coca-Cola.
1 Nguồn nhân lực
Trong 25 năm hoạt động tại Việt Nam, Coca-Cola luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực,
tạo điều kiện cho mọi nhân viên phát huy tối đa tiềm năng. Là doanh nghiệp toàn cầu, Coca-
Cola coi phát triển nhân sự là chìa khóa để hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững ở
mọi thị trường. Con người là ưu tiên hàng đầu , xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định
thành công trong mọi hoạt động, những năm qua, Coca-Cola luôn đẩy mạnh hoạt động thu
hút nhân sự tài năng, chú trọng đào tạo, mang đến môi trường riêng để các nhân sự được phát
triển toàn diện và sáng tạo.
Cụ thể, Coca-Cola là luôn đặt ưu tiên cho việc nâng cao năng lực nhân lực địa phương, xây
dựng đội ngũ chuyên viên chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu. Hiện nay, Coca-Cola có
99% nhân viên là người Việt, trong tổng số khoảng 4.000 nhân viên tại Việt Nam. Mỗi năm,
doanh nghiệp đầu tư hơn 1,4 triệu USD (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng Việt Nam) cho các
hoạt động tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực trong nước.
Các quyền lợi hấp dẫn và chương trình đào tạo, tập huấn chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp
trở thành một trong những nhà tuyển dụng được quan tâm và yêu thích nhất tại Việt Nam.
“Tại Coca-Cola, bạn không chỉ được đào tạo nội bộ, mà còn có trải nghiệm qua các sự kiện
đặc biệt như sự ra đời của ‘Biệt đội siêu anh hùng’ gồm đại diện của các phòng ban trên toàn
quốc. Nhân viên được tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo, với môi trường làm việc nhiều
niềm vui và thoải mái”, một Coker chia sẻ.
2 Nguồn lực vật chất
*Nhà cung cấp
-         CO2:
     Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
     Đốt cháy dầu do với chất trung là (MEA) monoethanol amine.
-         Đường: Nhà máy đường KCP.
-         Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học
amoniac.
-         Chất tạo độ chua (axit citric): được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo quản.
-         Caffein:
     Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola.
     Caffein nhân tạo.
-         Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:
     Công ty stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho
sản xuất nước Coke.

     Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging ( Việt Nam) cung cấp vỏ chai chất
lượng cao cho Coca-Cola.

     Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola . Công
ty stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước coca cola.

     Công ty cổ phần Biên Hòa vỡi cung cấp các thùng carton hộp giấy ao cấp để bảo quản và
tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.

             * Nhà sản xuất


        Là nhà tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành những sản phẩm
có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người. Công ty Coca-Cola nói
chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt:

       TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt Coca
Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu.

       TCB ( The Coca Cola Bottler) : chịu trách nhiệm sản xuất , dự trữ kho bãi, phân phối và
cung cấp dịch vụ cho sản phẩm  Coca Cola. Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về
chữ P thứ 3 (Place) còn TCC chịu trách nhiệm 3 chữ  P còn lại (Price, Product, Promotion) và
mô hình này được áp dụng như nhau trên toàn Thế giới, trong đó có Việt Nam.

            * Nhà phân phối


       Những năm qua hoạt động Coca-Cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của Coca-
Cola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng
nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.

       Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh khoảng 15% một
năm. Riêng Coca-Cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.

       Sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất ở 3 nhà máy lớn đặt tại TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và Hà Nội. Với 3 nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới
phân phối ở ba miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với
nước giải khát, khâu phân phối là rất quan trọng. Việc Pepsi vào thị trường Việt Nam trước
nên nắm giữ nhiều thị phần hơn Coca-Cola. Vì thế Coca-Cola vẫn phải mở rộng các đại lý
phân phối thông qua các đại lý, các quán cafe, nước giải khát nhà hàng,... Thu hút các đại lý
bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như: tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính.

      Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca-Cola và mỗi ngày trên
thế giới có khoảng 1 tỷ suất Coca-Cola được tiêu thụ. Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng
bày bán nước giải khát, bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản phẩm Coca-Cola với những vị trí bày
bán rất có lợi thế. Sản phẩm Coca-Cola  bao giờ cũng được đặt bày ngang tầm mắt hoặc ngay
trước và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để có được vị trí ưu thế như
vậy, Coca-Cola cũng phải bỏ ra chi phí không nhỏ chút nào.

               * Nhà bán lẻ
      Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ gia
đình. Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy rong kênh và thực hiện các công
việc phân  phối cơ bản. Mặc dù là trung gian cấp 2 của công ty nhưng các nhà bán lẻ vẫn chịu
sự giám sát từ công ty. Các cam kết, thỏa thuận từ Coca Cola với các nhà bán lẻ có thể là trực
tiếp hặc thông qua các nhà bán buôn nhưng đều phải thực hiện chặt chẽ và tuân theo quy định
có sẵn. (Lượng đặt hàng của nhà bán lẻ trong kênh 2 phải lớn hơn 1 két).

       Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng, vì vậy họ hiểu rõ
hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vi
mua hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm về những
người ghé thăm các cửa hàng của họ. Gần đây Coca Cola đã hợp sức với các nhà bán lẻ nhằm
tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò đi mua hàng ( như: các đợt
khuyến mãi, giảm giá chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ nhất định, hình thức khuyến mãi
cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng tại nơi đó,….) Đa số các nhà bán lẻ
của Coca Cola có hệ thống phân phối rất phong phú và đa dạng, không chỉ phân phối hàng
của Coca Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do mục đích của hai
bên là khác nhau, khi mà công ty thì muốn giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả
nhất và có không gian trưng bày  ở vị trí đẹp nhất, họ chỉ cần biết làm thế nào để bán được
nhiều hàng, thu được nhiều tiền, có nhiều không gian để giới thiệu những mặt hàng khác.
3 Nguồn lực vô hình
a) Triết lý kinh doanh của coca-cola
-Coca từ khi thành lập đến bây giờ mang một triết lý chung đó là : “Cung cấp thức
uống hương Cola tuyệt hảo- mang lại sự sảng khoái- cho tất cả mọi người” Con người:
Trở thành môi trường làm việc tốt nhất nơi mà con người có cảm hứng tốt nhất.
--Hồ sơ: Mang đến cho thế giới một hồ sơ về thương hiệu nước giải khát có chất lượng mà có
thể tiên đoán và làm hài lòng mong muốn và nhu cầu của con người.
-Các đối tác: Xây dựng một mạng lưới cung cấp nước uống cho khách hàng và các -nhà cung
cấp, cùng nhau tạo dựng giá trị có lợi đôi bên mang tính lâu dài.
-Hành tinh: Là công dân có trách nhiệm tạo nên sự khác biệt bằng cách xây dựng và hỗ trợ
cộng đồng mang tính bền vững.
-Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.
-Năng suất: Là một tổ chức hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ và phát triển nhanh
b) Các chiến lược kinh doanh qua từng năm
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn trước 1980:
Coca-cola bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước giải khát từ năm 1886. Vào thời gian này,
Coca-cola là thương hiệu dẫn đầu và đang thống lĩnh thị trường nước giải khát trên thế giới.
+ Áp lực giảm chi phí : Giai đoạn này Coca Cola đã định vị thương hiệu của mình trong lòng
khách hàng. Do đó, áp lực giảm chi phí của Coca-cola vào giai đoạn này không cao
+Áp lực đối với yêu cầu của địa phương: Coca Cola đã nghiên cứu và đưa ra các dòng sản
phẩm có mức độ phù hợp cao với khẩu vị và thị hiếu của người dân địa phương.
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn 1981 – 2000:
Tất cả mọi điều về Coca-cola đã thay đổi vào những từ 1980, khi Roberto Goizueta lên nắm
quyền. Ông đã làm nên điều thần kì với cú lội ngược dòng cho tập đoàn Coca-cola.
+Áp lực giảm chi phí: Coca Cola đứng trước ngu cơ đánh mất vị trí của mình vào tay đối thủ.
Pepsi. Vì thế, điều quan trọng nhất đối với Coca-cola lúc này là giành lại thị phần và để vượt
qua những khó khăn, Coca-cola phải đối mặt với áp lực giảm chi phí cao để hạ giá thành sản
phẩm, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ.
+ Áp lực đối với yêu cầu của địa phương: Trong giai đoạn này, khi sản phẩm nước giải khát
của Coca Cola đã chiếm được thị trường rộng khắp thế giới, Roberto Goizueta đã đưa ra
chiến lược kinh doanh toàn cầu cho Coca Cola. Người dân trên thế giới sử dụng Coca Cola
như một thức uống toàn cầu, một cách thức để hòa nhập vào với xu hướng của thế giới
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola giai đoạn từ năm 2000 – 2004:
Nhu cầu của địa phương tăng cao đòi hỏi Coca Cola phải thay đổi chiến lược kinh doanh. Áp
lực giảm chi phí cao do có sự đối đầu với đối thủ cạnh tranh. Do đó, Coca Cola đã quay trở
lại với chiến lược Toàn cầu hóa.
-Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola hiện nay.
Coca-cola nhận ra rằng công ty cần phải đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng ở từng
khu vực cũng như nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Công ty đã áp dụng cấu trúc tổ chức
phân quyền. Tổ chức gồm hai nhóm hoạt động là hoạt động đóng chai và hoạt động kinh
doanh. Hoạt động kinh doanh được phân chia thành 5 khu vực: Khu vực Bắc Mỹ, Khu vực
Mỹ Latinh, Khu vực Châu Âu, Khu vực Âu-Á và Châu Phi, Khu vực Châu Á Thái Bình
Dương.
– Trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty nằm ở Atlanta, bang Georgia. Đây là nơi đưa ra
những quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty trên phạm vi toàn cầu.
– Hội đồng quản trị hiện nay của công ty gồm có 17 thành viên với Chủ tịch là ông Muhtar
Kent, kiêm Giám đốc điều hành của công ty. Đây là nơi đặt ra các mục tiêu, phương hướng
hoạt động của Coca-cola trên toàn cầu. Những chiến lược, kế hoạch của công ty được quyết
định bởi Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm hướng công ty đến mục tiêu
chung và hỗ trợ cho hoạt động của các khu vực.
– Cấu trúc tổ chức địa phương:
Áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, Coca-cola đã gặt hái được những thành công dựa trên
việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng địa phương. Để làm được điều đó, Cocacola đã tổ
chức cấu trúc theo khu vực, trong đó kết hợp giữa tập trung hóa và địa phương hóa.4
4 Đạo đức nghề nghiệp
Đến với thị trường Việt Nam, mọi hoạt động quản trị và xây dựng văn hóa nội bộ doanh
nghiệp của Coca Cola của họ đều đều phát triển dựa trên nền tảng văn hóa của Việt Nam.
7 giá trị trong văn hóa doanh nghiệp Coca Cola là Sự liêm chính: trung thực, cởi mở, thẳng
thắn.
- Sáng kiến cá nhân: luôn chủ động hoàn thành công việc
- Lợi ích khách hàng: vượt xa kỳ vọng của khách hàng và gia tăng lợi ích của khách hàng
- Tinh thần đồng đội: hợp tác và hỗ trợ đồng đội để nâng cao thành tích chung
- Phát triển nhân lực: phát huy của nhân viên thông qua đào tạo và phát triển
- Tôn trọng và tin cậy: tôn trọng lẫn nhau và tạo dựng niềm tin
- Cam kết: có trách nhiệm và thực hiện đúng những gì đã cam kết.

You might also like