You are on page 1of 24

KHÁI NIỆM GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể trong
quá trình giáo dục, nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, và tác
động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, thiết lập nên những mối quan hệ để
thực hiện mục đích giáo dục.

 Ai thực hiện giao tiếp SP?


 Giao tiếp SP về nội dung gì?

 Giao tiếp SP diễn ra ở đâu?

 Giao tiếp SP diễn ra bằng hình thức nào?

 Giao tiếp SP để làm gì?


Đặc trưng của giao tiếp sư phạm
2

 Chủ thể và đối tượng giao tiếp


➔ GV phải là tấm gương sáng cho HS noi theo

 Mục đích giao tiếp


➔ GV phải tinh tế, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử để giáo dục hiệu
quả

 Chuẩn mực trong giao tiếp


➔ GV phải chuẩn mực, không thể tự do, phóng túng trong giao tiếp
Nguyên tắc giao tiếp sư phạm
3

Mô phạm

Tôn trọng nhân cách

Thiện chí

Tạo niềm tin

Đồng cảm
NGUYÊN TẮC MẪU MỰC, MÔ PHẠM

 Mô phạm là khuôn mẫu, mực thước cho mọi người làm theo.
 Biểu hiện:
✓ Mẫu mực về hình thức (trang phục, cử chỉ, hành vi)
✓ Mẫu mực về thái độ quan hệ
✓ Mẫu mực về ngôn từ

 Sự mẫu mực trong giao tiếp sẽ tạo ra uy tín của GV đối với HS
NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG NHÂN CÁCH

 Tôn trọng nhân cách là coi trọng phẩm giá, nguyện vọng của
HS, không ép buộc.
 Biểu hiện:
✓ Biết khích lệ, động viên HS bày tỏ suy nghĩ, mong muốn; biết lắng nghe
nhu cầu và nguyện vọng của các em
✓ Chân thành, trung thực trong phản ứng đối với HS;
✓ Sử dụng ngôn từ phù hợp; không có những lời nói xúc phạm đối với HS
trong mọi trường hợp
✓ Cử chỉ, điệu bộ khoan hòa
✓ Trang phục gọn gàng, lịch sự
NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ

 Thiện chí là nghĩ tốt về HS, tạo điều kiện cho HS bộc bạch tâm tư, nguyện
vọng

 Biểu hiện:
✓ Trong dạy học: Hết mình vì HS, làm việc với lương tâm nghề nghiệp và tinh thần
trách nhiệm cao đối với HS
✓ Trong đánh giá HS: Khách quan, công bằng, khích lệ sự tiến bộ và vươn lên của HS
✓ Trong phân công nhiệm vụ: lòng tin đối với HS
✓ Trong giải quyết các vấn đề quan hệ
✓ Trong sử dụng hình phạt
NGUYÊN TẮC TẠO NIỀM TIN

 Tạo niềm tin là thể hiện sự chân thành, không sáo rỗng, kiểu
cách.

 Biểu hiện:
 Tin tưởng vào sự thay đổi và khả năng tiến bộ của HS
 Tìm ra ưu điểm, mặt tích cực của HS thay vì miệt thị, phê phán

 Khiến HS tin vào năng lực và nhân cách của mình

 Ngay lập tức giải tỏa nghi kỵ của HS


NGUYÊN TẮC ĐỒNG CẢM

 Đồng cảm = đặt mình vào vị trí của người khác.

 Biểu hiện:
✓ Hiểu đặc điểm và hoàn cảnh của HS; hiểu được tâm tư, nguyện vọng và
mong muốn của HS
✓ Thân mật, gần gũi với HS
✓ Khoan dung, độ lượng trong ứng xử
GIAO TIẾP SP: GIEO & GẶT

“GIEO” “GẶT”
MẪU MỰC UY TÍN

TÔN TRỌNG TÔN TRỌNG

THIỆN Ý LÒNG TIN

ĐỒNG CẢM GẦN GŨI


PHÂN LOẠI
PHONG CÁCH GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Độc đoán
• Áp đặt, mệnh lệnh

Tự do
• Linh hoạt, thoải mái

Dân chủ
• Tôn trọng, biết lắng nghe
PHONG CÁCH ĐỘC ĐOÁN

 Độc đoán = Áp đặt, mệnh lệnh, không tính đến những đòi hỏi,
nguyện vọng của người khác (HS)
 Biểu hiện:
✓ Giữ khoảng cách với HS
✓ Không để tâm đến những đòi hỏi, yêu cầu và nguyện vọng của HS
✓ Nguyên tắc cứng nhắc, không nhân nhượng, không linh hoạt
✓ Duy ý chí
 Tác động
✓ Khiến HS thụ động, lệ thuộc và thiếu tích cực
✓ Tạo ra sự chống đối từ phía HS
✓ Giảm những tác động giáo dục của GV đối với HS
✓ Có thể có hiệu quả đối với những tình huống gấp rút, cấp bách
PHONG CÁCH TỰ DO

 Tự do = Cơ động, mềm dẻo, linh hoạt theo tình huống giao tiếp
 Biểu hiện:
✓ Dễ thay đổi về mục đích, nội dung, đối tượng
✓ Không câu nệ nghi thức
✓ Không làm chủ được cảm xúc

 Tác động:
✓ Phát huy tính tích cực nhận thức, tính độc lập, sáng tạo và ý thức tự giác của
HS
✓ Tạo được bầu không khí thoải mái trong giao tiếp
✓ Dễ phá vỡ các quy tắc quan hệ, dễ bị coi nhẹ; dễ rơi vào tình trạng hời hợt,
nông cạn, thiếu tập trung
PHONG CÁCH DÂN CHỦ

 Dân chủ = Tôn trọng, biết lắng nghe


 Biểu hiện:
✓ Luôn gần gũi, thân mật với HS
✓ Lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của HS
✓ Kịp thời giải tỏa những băn khoăn, vướng mắc, hoặc những vấn đề HS gặp phải
✓ Tôn trọng nhu cầu và những những đòi hỏi chính đáng của HS
✓ Biết đề ra những yêu cầu phù hợp và vừa sức đối với HS
 Tác động:
✓ Kích thích tính tích cực nhận thức của HS
✓ Tạo ra ở HS tính độc lập, sáng tạo và ý thức trách nhiệm
✓ Là phong cách giao tiếp có tác động tích cực nhất đối với hiệu quả dạy học và giáo
dục
 Lưu ý: Dân chủ khác “cá mè 1 lứa”, khác “nuông chiều”, “thả nổi”
PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP SƯ PHẠM

 Cử chỉ

 Diện mạo

 Giọng nói

 Khoảng cách tiếp xúc

 Không gian

 Thời gian

 Sự yên lặng
PHÂN LOẠI
KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM
15

 Kỹ năng định vị
Định
 Xác định hình ảnh bản thân
hướng
 Các kỹ năng định hướng giao tiếp
 Đối tượng giao tiếp (HS, phụ huynh..) mang đặc điểm gì?
Mở đầu
 Tạo bầu không khí giao tiếp: làm quen, ổn định lớp giao tiếp
 Các kỹ năng điều khiển giao tiếp
 Lắng nghe
Thăm dò
 Phản hồi
 Quản lý cảm xúc
 Thuyết phục Điều
 Giải quyết tình huống khiển
 Kỷ luật tích cực
 Tổng kết, đánh giá
Kết thúc
KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM
16

 Lắng nghe:
 nghe được cảm xúc – mong muốn của người khác

 Quản lý cảm xúc:


 điều chỉnh suy nghĩ

 Phản hồi:
 cụ thể - tích cực – hướng tới tương lai

 Kỷ luật tích cực:


 tạo môi trường – thiết lập quy tắc – tự chủ và trách nhiệm trong xử lý lỗi sai

 Thuyết phục:
 tạo niềm tin – điểm tương đồng – lập luận ngắn gọn, khách quan

 Xử lý tình huống sư phạm:


 tìm hiểu – xác định phương án – xử lý và đánh giá
KỸ NĂNG ĐỊNH VỊ
17

 Xác định hình ảnh bản thân: Tôi là ai?


 3 cái tôi:
 Cái tôi cá nhân (giá trị nghề của cá nhân)
 Cái tôi tập thể (đại diện cho trường...)

 Cái tôi đội ngũ (giáo viên nói chung)


KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG
18

 Xác định chân dung tâm lý của đối tượng


giao tiếp
 Trong tình huống giao tiếp cụ thể này, họ đóng
vai gì?
 Họ có nhu cầu và mong muốn (chung) gì?

 Tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong


lớp học
 Tạo ấn tượng ban đầu: chuyên nghiệp, cởi mở.
 Ổn định lớp học: nội quy, chỗ ngồi.

 Trong quá trình học: tập trung vào điểm tốt của
học sinh
KỸ NĂNG LẮNG NGHE
19

 Lắng nghe giúp:


 Hiểu đúng vấn đề
 Thể hiện sự tôn trọng, quan tâm

 Các bước lắng nghe:


 Im lặng và tập trung
 Duy trì mạch nói của đối phương (nét mặt, cử chỉ, từ ngữ)

 Tóm tắt lại vấn đề theo ý hiểu của mình, đặt câu hỏi (nếu cần)

 Phản hồi phù hợp: cung cấp thông tin, giải đáp thức mắc, khích lệ, ...
KỸ NĂNG PHẢN HỒI
20

 Phản hồi giúp:


 Phản ánh lại những gì đã nghe.
 Giáo dục học sinh.

 Cách phản hồi:


 Kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ
 Cụ thể: tập trung vào hành vi, tránh phê phán
nhân cách
 Tích cực: khen trước, góp ý sau

 Tương lai: phản hồi hành vi có thể thay đổi được.


KĨ NĂNG KỶ LUẬT TÍCH CỰC
21

 Kỷ luật tích cực giúp:


 Củng cố hành vi tích cực, giảm hành vi tiêu cực ở
HS
 Phát triển tính tự giác ở HS

 Các bước kỷ luật tích cực:


 Xây dựng môi trường học tập tích cực, giảm
thiểu nguy cơ phạm lỗi của HS
 Thiết lập quy tắc lớp học, tập luyện với HS để
các em biết cách thực hiện quy tắc
 Bình tĩnh xử lý tình huống vi phạm của HS,
khuyến khích tính trách nhiệm, lựa chọn ở HS.
KĨ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
22

 Quản lý cảm xúc giúp giáo viên:


 Làm chủ bản thân
 Hạnh phúc hơn

 Các bước quản lý cảm xúc:


 Gọi tên cảm xúc và chỉ ra nguyên nhân của cảm xúc
 Bình tĩnh (thư giãn/ thời gian tạm lắng)

 Điều chỉnh nhận thức/ thay đổi hoạt động


KĨ NĂNG THUYẾT PHỤC
23

 Thuyết phục giúp giáo viên:


 Giáo dục HS mà không cần ép buộc
 Lưu ý: hiệu quả thuyết phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố

 Các bước thuyết phục:


 Tạo không khí tôn trọng, thể hiện thiện chí
 Lắng nghe quan điểm của HS

 Thừa nhận, khen ngợi điểm phù hợp

 Chỉ ra điểm chưa phù hợp, sử dụng lời lẽ ngắn gọn, rõ ràng, minh chứng
cụ thể
 Tổng kết, khắc sâu thông điệp
KĨ NĂNG
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
24

 Các bước giải quyết tình huống sư phạm:


 Kết hợp tất cả các kỹ năng đã học:
◼ Lắng nghe
◼ Quản lý cảm xúc
◼ Phản hồi
◼ Thuyết phục
◼ Kỷ luật tích cực
 Nhận diện vấn đề cần giải quyết
 Thu thập thông tin để tìm hiểu nguyên nhân

 Xác định phương án giải quyết: tình thế/ lâu dài?

 Thực hiện giải quyết tình huống

 Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm

You might also like