You are on page 1of 2

Thạch Lam đã từng nói:”Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ.

Người khổ cách này,


người khổ cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi
cũng đã quý lắm rồi.” Bởi vậy mà khi viết “Hai đứa trẻ”, điều cuối cùng mà Thạch
Lam để lại trong người đọc không phải cảm giác ngột ngạt, bế tắc mà là niềm hi
vọng về điều gì đó tươi sáng, mới mẻ trong tương lai của người dân phố huyện. Có
lẽ giây phút háo hức đợi tàu và hình ảnh đoàn tàu là tượng trưng cho hi vọng nhỏ
nhoi của những con người cùng họ nơi phố huyện nghèo về sự thay đổi ở phía
trước.

Tác giả có tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, lấy bút danh là Thạch Lam. Hồi
nhỏ ông sống ở quê ngoại là phố huyện Cẩm Giàng, chính nơi đây đã để lại ấn
tượng sâu sắc trong sáng tác của ông sau này. Không những có quan niệm lành
mạnh và tiến bộ về văn chương, ông còn có cái nhìn rất có chiều sâu và nhân bản
về con người.Thạch Lam là một tâm hồn Việt Nam rất mực nhân hậu, cảm thông
đến xót xa trước số phận của những con người nhỏ bé trong xã hội.
“ Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” năm 1937 là một trong những tác
phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Thạch Lam, Qua tác
phẩm, tác giả đã thể hiện nỗi xót thương đối với những con người sống quẩn
quanh ở phố huyện nghèo, trân trọng ước mơ vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Đặc sắc
nhất có lẽ là cảnh đợi tàu đã thể hiện được một mơ ước về sự đổi thay trong “sự
sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

Lê Ngọc Trà từng cho rằng:” Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm
con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” Quả thực là vậy, Thạch Lam đã
gửi gắm tư tưởng nhân đạo sâu sắc qua đoạn trích trên bằng tài năng sử dụng nghệ
thuật của mình.
- Nt xd nv theo chiều sâu cảm xúc + phân tích tâm lí->thành công
- Kết hợp nt tg phản đối lập
- Ngôn ngữ văn xuôi đậm chất thơ
- H ảnh mang ý nghĩa biểu tượng là đoàn tàu
=>Xót thương… trân trọng ước mơ vươn tới cuộc sống tốt đẹp của họ.

Thạch Lam có một quan niệm dứt khoát về thiên chức của văn chương:”Đối với
tôi, văn chương ko phải là cách đem đến cho người đọc về sự thoát li hay sự quên;
trái lại, văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đặc lực mà chúng ta có để có thể
vừa thay đổi các thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch
và phong phú hơn.” Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên đã làm sáng ngời lên tuyên
ngôn văn học của ông. Nhà văn tài ba đã khắc họa cảnh chờ tàu của chị em Liên
thật tỉ mỉ, sinh động; đẻ lại cho người đọc nhiều suy tư, chiêm nghiệm và bài học
về niềm tin và hi vọng về một tương lai tốt đẹp trong cuộc sống.
Nguyễn Minh Châu khi đánh giá về nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định
rằng:”NT là đ/n về người nghệ sĩ.” Là nvăn suốt đời đi tìm cái đẹp, NT đã dành
trọn đời mình để viết nên những trang văn mà ở đó có một nguồn mỹ cảm dạt dào
dành cho tất thảy những gì đẹp nhất. Viết rất hay về những thú chơi đẹp, ông cũng
ko bỏ quên cái đẹp ngời ngời như ngọc sáng trg nhân cách con ng. Trong đó, “Chữ
người tử tù” là một trong những tp tiêu biểu cho phong cách n/t của ông. Đb, cảnh
cho chữ đã làm nổi bật gtrị tinh thần cao quý và vẻ đẹp toàn thiện của nhân vật HC.

Nhà văn NT sinh ra ở phố Hàng Bạc, quê ở xã Nhân Mục, nay thuộc Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội. Lớn lên trong 1 gđ nhà Nho, khi Hán học đã tàn, cha ông đỗ
tú tài, khoa thi Hán học cuối cùng, là người có ảnh hưởng đến cách sống và sáng
tác của ông sau này. Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ chân chính suốt đời đi tìm cái
đẹp. Ông có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển văn học dân tộc, thúc đẩy
thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong phú ngôn ngữ
văn học dân tộc, đem đến cho văn xuôi Việt Nam 1 phong cách tài hoa và độc đáo.
“Vang bóng một thời” khi in lần đầu n.1940 gồm 11 truyện ngắn,viết về vẻ đẹp
của một thời nay còn “vang bóng”. Đây là là tác phẩm kết tinh tài năng của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “
một tp đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ.” Đặc sắc trong tác phẩm là cảnh cho chữ
đã làm nổi bật một vẻ đẹp tinh thần sáng ngời trong hoàn cảnh đặc biệt tối tăm,
tầm thường nơi ngục tù.

Lê Ngọc Trà từng cho rằng:” Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm
con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” Quả thực là vậy, NT đã gửi gắm
tư tưởng yêu nước sâu sắc qua đoạn trích trên bằng tài năng sử dụng nghệ thuật của
mình.
- Nt tương phản đối lập về cảnh: cảnh cho chữ vốn diễn ra… nhưng … phòng
giam, vào đêm cuối cùng của HC. Tương phản với cái tăm tối bẩn thỉu ấy là ánh
sáng đỏ rực của…, màu trắng tinh… tuyệt vời hơn: sự tạo ra cái đẹp.
- Sự tương phản nhân vật trên… và sựu đồng điệu trên….->lan tỏa&bất tử
- Nhịp điệu chậm rãi + câu văn giàu hình ảnh gợi lien tưởng ….
 Quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử … và bộc lộ thầm kín tấm lòng…

Khép lại tp, ta thấy hình như đâu đó vẫn hắt lại ánh sáng đỏ rực của ngọn đuốc tẩm
dầu, rọi lên trên tấm lụa trắng tinh còn ng vẹn lần hồ. Trong khung cảnh ngục tù
tăm tối lại diễn ra 1 cảnh tượng “ xưa nay chưa từng có”- đó là… Và từ giây phút
đó, vẻ đẹp tâm hồn thiên lg đã lên ngôi & tỏa sáng, xóa nhòa mọi dơ bẩn, tầm
thương của chốn ngục tù đầy rẫy tội lỗi. Đoạn trích đã làm nổi bật chân lí giữa
chốn uy quyền, bạo lực này cái đẹp, cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác, cái bạo
tàn.

You might also like