You are on page 1of 2

REVIEW SÁCH “ NGƯỜI TỊ NẠN “

 
Trong cuộc sống ngày xưa có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra vậy nên chúng ta
đều biết có rất nhiều người tị nạn và chúng ta hiểu nghĩa của từ “ tị nạn “ ở đây
hiểu theo một nghĩa rộng rãi là việc rời nơi mình sống để tránh một tai hoạ như
là thiên tai mà cũng có thể là nhân tai, do con người gây ra cho nhau. Như vậy,
ta hiểu rằng người tị nạn thật đáng thương vì họ phải sống, hòa nhập môi trường
mới trong khi mang nặng cảm giác của kẻ sống bám cho đến khi họ có thể đứng
trên chính đôi chân của mình. Và cũng chính vì thế, em muốn mọi người có thể
hiểu về cuốn sách tên “ người tị nạn “ của Nguyễn Thanh Việt. Cuốn sách Người
tị nạn ra đời vào năm 2017. Cuốn sách này để lại cho người đọc một ấn tượng
về nội dung và đầy ám ảnh. Nhân vật chính của cuốn sách là người tị nạn. Tha
phương sau chiến tranh, những người ấy đặt chân đến vùng đất mới hy vọng sẽ
có một cuộc sống mới bắt đầu những bóng ma trong quá khứ vẫn luôn đeo bán
và ám ảnh họ. Trong “ Những người đàn bà mắt đen “ ông viết về một gia đình
chỉ còn cô con gái và người mẹ, luôn ám ảnh về vụ cướp tàu khi rời khỏi Việt
Nam và cái chết của người anh trai. Tiếp đến trong truyện ngắn “ kẻ thứ ba “,
ông lại kể về một thanh niên không kịp nói “ con yêu ba má “ trước lúc lên
đường, bởi đoạn đường còn dài mà nếu lên xe chậm, chỗ ngồi sẽ bị lấp kín và
anh sẽ phải chờ rất lâu. Hay những hình ảnh trôi nổi trong bán cầu não trái về
những “ người bấu vào không khí khi họ té xuống sông, một số người bị đánh
gục trong cuộc chen lấn, một số khác bị những tên lính tuyệt vọng băn vào lưng
giành đường tháo chạy “ luôn bám lấy anh. Anh cố gắng thực hiện mong muốn
mà những người ở lại đã gửi gắm nơi mình: sống tốt, và trở thành một đứa tốt,
và gắng mình thích nghi với cuộc sống bản địa và thường mơ về ngày có thể nói
trôi chảy Tiếng Anh. Ta thấy được rằng cuộc sống ở miền đất hứa không phải
cuộc sống như trong mơ. Họ phải chật vất, loay hoay để hoà nhập trong một nền
văn hoá mới và học cách sử dụng ngôn ngữ mới để có thể sống hoà hợp. Trong
truyện ngắn “ Tổ Quốc”, người cha đặt tên cho đứa con cả và đứa con với vợ
sau một cái tên giống nhau, luôn nghĩ đứa con cả khi cùng mẹ sang bên kia đại
dương đã có một cuộc sống không thể tốt hơn nhưng mà thực tế thì chẳng như
vậy. Khi trở về quê hương, người con cả chỉ nói duy nhất sự thật ấy với cô em
trùng tên với anh mình, “ họ như hai mà tưởng cùng một thân phận: một người là
của quá khứ sống ở xứ người và một là hiện tại sống ở xứ mình.” Ta có thể thấy
rằng những nhân vật trong tập truyện của Nguyễn Thanh Việt dường như luôn
phải mang theo những hành lý đó, dù họ có di chuyển đến bất cứ nơi đâu. Trong
câu truyện ngắn “ Những người đàn bà mắt đen” em ấn tượng với chi tiết của
người mẹ mua cho người con trai chết đuối những quần áo mới và nói. “ Nó đâu
có lang thang giữa trời lạnh ngoài kia với mấy đồ mày đưa cho nó được, cứ như
dân vô gia cư nhập lậu “ đối với em là chi tiết đầy ám ảnh vì làm sao để có được
một căn cước được công nhận, làm sao để ổn thỏa mọi sự, làm sao để bước
tiếp, đó đều là những vấn đề đáng bận tâm trong cuộc sống phải di chuyển sang
nơi khác để nhập cư. Và trong cuốn sách này, em muốn thay đổi tư tưởng về
người tị nạn, em mong rằng những nơi mà không có chiến tranh có thể tôn trọng
và giúp đỡ những người tị nạn thiếu may mắn có thể hoà hợp với môi trường
mới để họ không phải cảm thấy mình khác biệt nhiều về lối sống, ngôn ngữ. Với
cuốn sách Người tị nạn, ta có thể thêm những góc nhìn mới, rộng mở hơn, về
cuộc sống của người tị nạn, em nghĩ rằng Nguyễn Việt Thành viết rất hay về một
khía cạnh của cuộc sống với những mảnh đời mà bản thân em chưa từng có cơ
hội tiếp xúc.

You might also like