You are on page 1of 27

LỜI MỞ ĐẦU

Tại TPHCM với nhiệt độ lúc nào cũng nóng gắt , vào những giờ cao điểm thì đông
đúc xe cộ , khói bụi . Chính vì vậy nhu cầu sản phẩm giải nhiệt của con người ngày
càng tămg cao , bên cạnh những thức uống giải nhiệt như trà đá, nước mía ,...thì
những món ăn giải nhiệt cũng hấp dẫn không kém như chè, kem,... nắm bắt được
nhu cầu của khách hàng như vậy nhóm chúng em quyết định tạo thương hiệu cho
riêng mình bằng sản phẩm chè . Chè là một món ăn tráng miệng trong ẩm thực của
Việt Nam trong những ngày nghỉ hè và cũng là món ăn rất phổ biến hiện nay. Vì
món chè rất phổ biến nên nhiều quán chè mọc lên như nấm, có nhiều quán chè bày
bán vỉa hè , lề đường bị ảnh hưởng không ít khói bụi , khói xe . Thế nhưng những
quán chè này liệu có đảm bảo được nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm chưa kể đến
đó là sử dụng nguyên liệu có chứa chất phụ gia, ...Nhận thấy điều đáng lo ngại này
nhóm chúng em đã nghĩ đến ý tưởng kinh doanh quán Chè để phục vụ cho khách
hàng tại TPHCM cũng như du khách du lịch trong và ngoài nước những món chè
thơm ngon chất lượng .

I.GIỚI THIỆU:

1.1 Các mục tiêu:

1.1.1 Mục tiêu của dự án:

 Mục tiêu chính:

- Sau một đến hai năm hoạt động chiếm 4%-6% thị phần trong thị trường
quán Chè tại TP.HCM.

- Tạo ra mô hình kinh doanh có khả năng sinh lời (khoảng 30-40tr)/tháng và
tiếp tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo.

- Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, sau khoảng 1 đến 2 năm hoạt động.

- Tạo được sự khác biệt để trở nên nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ cạnh
tranh.

- Cuối cùng là xây dựng thương hiệu “CHÈ THƯƠNG NHỚ” tạo tiếng vang lớn
trong kinh doanh đồ uống, hướng đến nhân rộng mô hình, mở thêm các chi nhánh mới,
cạnh tranh với các thương hiệu lớn như Chang Hi, Chè Thái Ý Phương,...
 Mục tiêu phụ:

- Xây dựng một không gian quán phối hợp hài hòa cả hai phong cách cổ điển
và hiện đại, để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

- Tạo môi trường thân thiện và tạo niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng
cũng như cách phục vụ của quán.

- Xây dựng uy tín và thương hiệu để có chỗ đứng trên thị trường, tối đa hóa sự
hài lòng của khách hàng đặt uy tín với các đối tượng có liên quan: nhà cung cấp,
khách hàng….

1.1.2 Mục tiêu của quản trị dự án

Thời gian: 10/02/2023 đến 9/05/2023

Tiến độ:

Thời gian chuẩn bị: bắt đầu từ ngày 10/02/2023 đến ngày 03/03/2023

Triển khai từ ngày 04/03/2023 đến 04/05/2023

Kết thúc dự án từ ngày 05/05/2023 đến ngày 9/05/2023

Chất lượng dự án: hoàn thành 96%

1.2 Mô tả dự án:

1.2.1. Tên của dự án: Dự án xây dựng quán “CHÈ THƯƠNG NHỚ”

1.2.2 Các đối tượng liên quan

Chủ đầu tư: Nhóm 6

Khách hàng:

 Tập trung khách hàng có nhu cầu giải trí, thư giãn , giải nhiệt
 Dành cho mọi lứa tuổi (học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…)

Cơ quan quản lí nhà nước:

 Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch & Đầu tư TP.HCM (để đăng ký
giấy phép kinh doanh)
 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM (để xin giấy chứng nhận an
toàn thực phẩm)
 Đăng ký kinh doanh giải trí, thư giản (theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP).

Đơn vị tư vấn dự án: Tiến sĩ Nguyễn Thiện Hùng

Các đơn vị liên quan khác:

Nguyên liệu (Cửa hàng thực phẩm sạch ĐÀ LẠT GAP)

Nước giải khát (Đại lý phân phối nước giải khát Khải San Food)

1.2.3 Loại hình của dự án

Dựa theo các tiêu chí phân loại dự án thì dự án này thuộc lĩnh vực kinh
doanh

1.2.4 Thời gian thực hiện dự án

Bắt đầu: 10/02/2023

Kết thúc: 16/05/2023

1.2.5 Địa điểm thực hiện dự án

Dự án được xây dựng tại Số 68 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận 3, TP.HCM

Dự án phục vụ khách hàng thuộc khu vực quận 3:

Quán được mở từ lúc 7h – 23h . Quán tập trung vào khách hàng là dân
công sở, các bạn sinh viên, học sinh ...Nên chọn đặt quán tại địa chỉ này vì
gần các tòa nhà thích hợp văn phòng và chung cư, khu đô thị có trung tâm
thương mại. Với lựa chọn này, quán có thể duy trì lượng khách đều đặn cả
ngày.

Nơi triển khai dự án tại quận 3

1.2.6 Quy mô của dự án

Nguồn vốn dự kiến 660 triệu đồng


Chi phí dự kiến ( chi tiêu vốn)
Hạng mục Đơn vị tính Giá Thành tiền
Thuê mặt bằng 12 tháng 20,000,000 240,000,000
Tài sản cố đinh     150,000,000
Marketing quảng cáo     20,000,000
Tổ chức khai trương     6,500,000
Trang trí quán 110m2   15,000,000

  32,000,000
Âm thanh (loa, đài, …)
12 tháng 15,000,000 180,000,000
Nguyên vật liệu
643,500,000
TỔNG VỐN DỰ KIẾN

Dự đoán về chi phí biến đổi


Hạng mục Đơn vị tính Giá Thành tiền
Giấy phép kinh doanh   1,500,000 1,500,000
Phí duy trì hoạt động
Hàng tháng   10,000,000
(điện nước, internet,…)
Phí phát sinh Hàng tháng 5,000,000 5,000,000
TỔNG 16,500,000

Đặc điểm về quy mô: Quán nằm ngay trên mặt tiền, diện tích khoảng 110m 2
Thiết kế quán theo không gian phẳng, không có sự ngăn cách bởi các bức tường.
Phong cách thiết kế, trang trí vừa mang nét cổ điển vừa pha nét hiện đại, tạo sự
khác biệt để trở nên nổi bật riêng của quán.
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁC THẢO DỰ ÁN.

2.1 Phân tích môi trường ngành.

 Khách hàng mục tiêu:

– Khách hàng mục tiêu của mô hình quán chè này là học sinh, sinh viên, nhân
viên văn phòng, có nhu cầu vào buổi chiều, tối hay là nơi thích hợp để gặp
gỡ, giao lưu hoặc đơn giản là để thư giãn, giải tỏa căng thẳng… mỗi đối
tượng sẽ có những lựa chọn và mối quan tâm khác nhau như cách phục vụ,
giá cả, thức uống, không gian,…Muôn vàn nhu cầu của khách hàng đặt ra
đòi hỏi quán ta phải đáp ứng, nếu xác định được như cầu của nhóm đối
tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp lập được kế hoạch kinh doanh dễ dàng.

– Vì thế quán nên chú trọng đến không gian, cách bài trí, từ màu sắc, đồ dùng
trang trí ,... trong quán đều cần có sự thống nhất, tinh tế và hiện đại, phù hợp
với nhiều đối tượng khách hàng.

 Đối thủ cạnh tranh: Nắm được điểm nổi bật và chiến lược kinh doanh của
đối thủ, để biết cách tạo ra điểm nhấn, thể hiện được sự độc đáo và khác biệt
so với những quán khác để thu hút khách hàng. Như vậy khách hàng sẽ có
ấn tượng ngay từ lần đầu tiên đến quán

 Đối thủ tiềm ẩn : Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu nên lĩnh vực này dễ
gia nhập, ăn uống là lĩnh vực nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn , thường
xuyên xuất hiện các cửa hàng mới với qui mô nhỏ. Đặc điểm của món ăn ,
quy mô dễ bắt chước.

→ Sức ép từ đối thủ tiềm ẩn lớn.

– Vì thế ngoài địa điểm làm lợi thế thì mô hình quán chè này cần chú trọng
nhiều hơn đến việc tăng cao chất lượng đồ uống, thái độ phục vụ ,... thì mới
giữ chân và thu hút khách hàng.

 Chuỗi cung ứng:

– Để có thể đảm bảo được tiêu chí ngon bổ sạch không chỉ chú trong về công
thức chế biến mà nhà cung cấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển quán, nên chúng ta phải tạo được mối quan hệ tốt để họ có thể cung cấp
cho những sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý.
– Cửa hàng thực phẩm sạch Đà Lạt GAP đây là một thương hiệu nông sản
của Việt nam có chứng nhận thực hành Nông Nghiệp tốt quốc tế sản xuất
các loại thực phẩm rau củ quả theo mô hình hiện đại đảm baỏ sản xuất cho
người tiêu dùng . Có thể nói đây là địa chỉ cung cấp thực phẩm sạch cho cả
nước đặt biệt là nguồn hàng lớn tại TPHCM .

– Siêu thị nguyên liệu Nhất Hương: cung cấp hương liệu, đường, vani , bột ,
….

– Lấy trái cây tươi tại chợ đầu mối với đơn hàng hằng ngày.

 Sản phẩm thay thế: Trái cây , sinh tố ,...

2.2 Phân tích SWOT và phân tích tính cạnh tranh của dự án.

2.2.1 Phân tích SWOT

S W O T

- Sản phẩm thay


thế đa dạng
- Không gian đẹp -Nguồn vốn và chi -Tìm được những
rộng rãi, sạch sẽ, phí dự trù có hạn. người có chung đam - Có nhiều đối thủ
thiết kế độc đáo. mê. cạnh
- Thiếu kinh nghiệm
- Giá cả tương xứng quản lý vận hành. - tiềm năng phát trạnh, (họ bán lâu
với chất lượng, phù triển qua các app năm có
- Công suất vận
hợp với nhiều đối giao hàng trực tuyến
hành có hạn. nhiều kinh
tượng khách hàng ( từ 7h đến 18h)
nghiệm và có
- Thương hiệu mới
- Thực đơn đa dạng, - Mở rộng phạm vi
ít người biết đến khách hàng quen
chất lượng món ăn của menu càng
- Giới hạn về ngân thuộc.)
cao phong phú.
sách
- Nhiều chương trình - Nhu cầu khách
- Mức độ cạnh tranh
khuyến mãi cho hàng ngày càng tăng - Chi phí hoạt
cao với các quán ăn
khách hàng. - Nhu cầu về không động liên tục biến
khác. động theo thời
- Xếp hạng cao trên gian chỗ ngồi rộng
- Không có điểm
các bảng đánh giá ở rãi, thoáng mát ngày gian
mạnh quá đặc biệt - Mức độ cạnh
các càng được đề cao
- Nguồn cung cấp tranh cao với các
app giao hàng - Tiềm lực phát
nguyên liệu thương hiệu lớn
- Vị trí quán nằm ở triển qua các ứng
nơi dân cư đông đúc - Khó tạo được dụng giao - Phải thay đổi
- Đội ngũ nhân viên thương hiệu riêng hàng hương vị đi theo
nhiệt tình, năng động - Mức độ viral ngày xu hướng
càng cao khi mời - Điều kiện kinh
các tế của quán
Reviewers - Người tiêu dùng
- Đối tượng khách trở nên nhạy cảm
hàng hướng đến về giá
mọi lứa tuổi

2.2.2. Phân tích tính cạnh tranh của dự án


Tính cạnh tranh của CHÈ THUƠNG NHỚ so với những mô hình kinh doanh chè khác:
- Chi phí thực hiện dự án: Chi phí xây dựng và đầu tư không quá đắt, vì thế tính cạnh
tranh trên từng sản phẩm rất cao. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động
động tốt khi không có một kế hoạch cụ thể hoặc dài hạn. Tuy nhiên, nếu các cách thức
này cứ tiếp tục trong một thời gian dài thì đó là một vấn đề là bạn đang không hoạt động
nhất quán. Hình ảnh mờ nhạt. rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên thương hiệu của
bạn. Vì vậy, muốn phát triển tốt. Doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược thương hiệu
chuyên nghiệp, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.

“Chè Thương Nhơ” với thương hiệu mang tính “thân thương” và “gần
gũi” này, giúp mọi người sẽ gợi nhớ được những chén chè từ tay của người thân thương,
đáng mến của mình với những chén chè ngon ngọt, những nguyên liệu chất
lượng và tươi ngon đến với tay người dung, với một thương hiệu gần gũi như thế, khiến
người tiêu dùng cảm thấy có 1 sự tin tưởng từ những sản phẩm đến từ thương hiệu

Mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân địa phương: Ưu tiên chọn những nguồn cung
ứng nguyên vật liệu phụ xung quanh quán nhằm dễ dàng trong việc nhập kho lưu trữ, tiết
kiệm chi phí vận chuyển và tạo lợi nhuận cho các nhà cung cấp hợp tác.
- Giá cạnh - tranh: quán chè ngon có tiếng trong TP. HCM. Có thể thấy đối với mặt hàng
chè, quán có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, vì là một quán chè mới chưa có tên
tuổi, chưa có mộtlượng khách nhất định, thế nên “ Chè Thuơng Nhớ” chọn chiến lược
định giá sản phẩm tương đối thấp nhằm thâm nhập thị trường với hy vọng rằng sẽ thu hút
được một số lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn. mức giá cho mỗi sản
phẩm giao động giá khoảng từ 20.000 – 30.000 đồng/phần
2.2.3 Phân tích và đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án (các chỉ tiêu
NPV, IRR, thời gian hoàn vốn).

Quán hoạt động từ 7h – 24h.


* Các loại phí
- Lương nhân viên:
 Vị trí Quản lý:

- Số lượng: 1

- Yêu cầu kinh nghiệm: Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí quản lý từ 1 năm, (ưu tiên có
kinh nghiệm trong lĩnh vực quán chè)

- Làm việc theo tháng, mỗi tháng 15.000.000đồng

 Nhân viên phục vụ

- Số lượng: 3 mỗi ca 1 nhân viên (25k/h)

- Làm việc theo ca:

Ca 1: 7h - 12h

Ca 2: 12h - 17h

Ca 3: 17h – 24h

 Nhân viên đóng chè , cuốn đồ

- Số lượng: 3 mỗi ca 1 nhân viên (30k/h)

Làm việc theo ca:

Ca 1: 7h - 12h

Ca 2: 12h - 17h

Ca 3: 17h – 24h
 Nhân viên thu ngân:

- Số lượng: 3 mỗi ca 1 nhân viên (30k/h)

 Chăm chỉ và trách nhiệm

 Ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gang

 Chính xác, nhanh nhẹn, trung thực, có tinh thần trách nhiệm...

- Làm việc theo ca:

Ca 1: 7h - 12h

Ca 2: 12h - 17h

Ca 3: 17h – 24h

 Nhân viên bảo vệ:

Số lượng: 2, làm theo tháng (15.000.000/tháng)

Chi phí lương nhân viên trong năm

Thu
Phục vụ Đóng chè
Vị Trí ngân(30k/ Bảo vệ Quản lý
(25k/h) (30k/h)
h)
7h-12h (1
125,000 150,000 150,000    
nv)
12h-
125,000 150,000 150,000    
17h(1nv)
17h-
175,000 210,000 210,000    
23h(1nv)
Lương 1
425,000 510,000 510,000    
ngày
Lương 1 12,750,0 15,300,00 15,000,00
15,300,000 15,000,000
tháng 00 0 0
Lương 1 153,000, 183,600,00 183,600,0 180,000,0
180,000,000
năm 000 0 00 00
TỔNG LƯƠNG NHÂN VIÊN
880,200,000
TRONG NĂM
Chi phí cho từng năm
Năm 1 2 3 4
Khấu hao TSCD 45,500,000 45,500,000 45,500,000 45,500,000
Lương nhân viên 880,200,000 880,200,000 880,200,000 880,200,000
Điện, nước,
120,000,000 120,000,000 120,000,000 120,000,000
internet
Mặt bằng 240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000
Nguyên vật liệu 180,000,000 181,200,000 183,624,000 186,096,480

Chi phí hàng năm 1,420,200,000 1,421,400,000 1,423,824,000 1,426,296,480

Tổng chi phí năm


1
( chi phí hàng
năm, âm thanh, 1,643,700,000      
trang trí quán,
marketing,
TSCĐ)

Kế hoạch doanh thu

(Đvt: VND)

Tổng số bàn 14 Bàn


Đơn giá bình quân 28000 Đồng/ly
Giờ hoạt động 17 Giờ/ngày
Bình quân bán ly/giờ/bàn 0.9 Ly/giờ/bàn
Tổng số ly bán trong 1
189 Ly/ngày
ngày
14 28000 17 0.9=5997600

Doanh thu 1 ngày năm 1 = 5997600 65%=3898440

Doanh thu 1 ngày năm 2 = 5997600 75%=4498200

Doanh thu 1 ngày năm 3 = 5997600 95%=5397840

Doanh thu 1 ngày năm 4 = 5997600 96%=5757696

Công suất hoạt động của quán


Công suất hoạt Doanh thu 1 Doanh thu 1
Thời gian
động ngày năm

Năm 1 65% 3,898,440 1,422,930,600

Năm 2 75% 4,498,200 1,641,843,000

Năm 3 90% 5,397,840 1,970,211,600


Năm 4 96% 5,757,696 2,101,559,040

Doanh thu 1 năm

Năm 1 = 3898400 365=1422930600

Năm 2 = 4498200 365=1641843000

Năm 3 = 5397840 365=1970211600

Năm 4 = 5757616 365=2101559040


Bảng tính toán tính khả thi về tài chính của dự án

  Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4


Ci 660,000,000
∑Ci 1,643,700,000 1,421,400,000 1,423,824,000 1,426,296,480
Doanh thu 1,422,930,600 1,641,843,000 1,970,211,600 2,101,559,040
Khấu hao TSCĐ 45,500,000 45,500,000 45,500,000 45,500,000
Ti -175,269,400 265,943,000 591,887,600 720,762,560
∑Ti -175,269,400 90,673,600 682,561,200 1,403,323,760

 Lợi nhuận thuần của dự án (NPV) tại năm thứ 4:

NPV4 = 1,403,323,760- 660,000,000 = 743,323,760 > 0


 Dự án khả thi, lựa chọn dự án
 Trị số suất thu hồi nội bộ IRR của dự án:

−175,269,400−660,000,000 265,943,000 591,887,600 720,762,560


NPV= + + +
( 1+r )1 ( 1+r )2 ( 1+r )3 ( 1+r )4

Chọn r1= 0.25; NPV1 = 100,258,795.8> 0

Vì 𝑟1< 𝐼𝑅𝑅 < 𝑟2 nên chọn r2 =0.35 <=> NPV2 = - 15,229,239 < 0
NPV 1
→ IRR = r 1 +¿- r 1) NPV + NPV = 33.681%
1 | 2|

 Thời gian hoàn vốn của dự án


660,000,000−90,673,600
Thv = 2 năm + 591,887,600:12
= 2 năm + 11.54 tháng
Vậy thời gian hoàn vốn của dự án gần 3 năm

2.3 Phân tích rủi ro (tài chính).


Các điều kiện trong nền kinh tế có thể giúp doanh thu cửa hàng tăng doanh thu
hoặc giảm doanh số bán hàng.
 TH1: Trong điều kiện kinh tế phát triển, không có dịch bệnh doanh thu tăng.
 TH2: Trong điều kiện kinh tế bị suy thoái, có dịch bệnh doanh thu giảm.
Tài chính là yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh. Không hoạch định được
tài chính, không nắm được số vốn đang có, số vốn đang cần để phát triển cửa hàng
là điều dễ khiến quán bị thua lỗ . Bên cạnh đó, định giá cả cho ly chè là một điều
hết sức quan trọng và khó khăn.
Định giá hợp lý để vừa có thể thu được lợi nhuận, vừa làm hài lòng khách hàng
là điều cần thiết. Khi ta định giá thấp hơn chi phí khiến cho lợi nhuận âm, nhưng
quá cao lại khiến cho khách hàng dần dần rời bỏ quán để lựa chọn một quán giá
hợp lý hơn mà được phục vụ tương tự. Khi định giá sai giá bán các sản phẩm của
quán không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tính cạnh tranh mà còn tác động
đến cảm nhận của khách hàng. Với tình hình này kéo dài, quán chè sẽ không thể
nào tồn tại được lâu dài.
Bị thiếu vốn là rủi ro lớn khi mở quán về mặt vốn không chỉ tồn tại trong quá
trình chuẩn bị để thành lập quán mà còn tồn tại trong suốt quá trình và vận hành.
Bởi, nếu chưa từng có kinh nghiệm, một thiếu sót khiến bạn gặp rủi ro khi mở
quán chính là không biết rằng mình cần phải chuẩn bị một khoản chi phí dự phòng
để duy trì hoạt động cho quán trong vòng 3 đến 6 tháng. Phải cần dự trữ chi phí vì
ở giai đoạn 3 đến 6 tháng đầu của việc mở quán, thường sẽ phải chi tiêu rất nhiều
nhưng lại chưa có lượng khách ổn định để đảm bảo doanh thu. Nếu không có
khoản dự phòng, việc thiếu hụt sẽ đòi hỏi mình cần bù lỗ nếu muốn duy trì chất
lượng, hoặc tệ hơn, do phải cắt giảm chi phí mà chất lượng đồ uống lẫn phục vụ
đều giảm sút. Từ đó, khiến quán vốn chưa có nhiều tên tuổi lại khiến cho thương
hiệu bị ảnh hưởng tiêu cực vì sự “đi xuống” của chất lượng, chắc chắn làm trải
nghiệm của khách hàng trở nên tệ đi.
2.4 Phác thảo sơ về các giai đoạn chính của dự án (chuẩn bị, triển khai, kết
thúc).
* Giai đoạn chuẩn bị
- Nhóm sẽ góp vốn: 660tr do 5 thành viên trong nhóm góp vào. Phần bằng
nhau
- Sau đó, nhóm sẽ cử 2 bạn đi tìm mặt bằng (khoảng 3 tuần)
* Giai đoạn triển khai
- Sau khi đã góp đủ vốn thì bắt đầu triển khai dự án. Tìm nguồn hàng, mua cơ
sở vật chất phục vụ cho quán như là bàn ghế, tủ lạnh, ly chén, xông nồi ,….
- Đồng thời với việc mua cơ sở vật chất, sẽ tiến hành trang trí quán.
- Song song với đó là việc lên menu do các thành viên nữ của nhóm đảm nhận
và do bạn Anna chịu trách nhiệm.
- Khi đã hoàn thành các công việc trên, nhóm sẽ tìm nhà cung cấp nguyên liệu
cho thực đơn. Nhà cung cấp chính nhóm lựa chọn là cửa hàng thực phẩm sạch ĐÀ
LẠT GAP thêm vào đó là các đại lý cung cấp nước giải khát và các nhà cung cấp
khác. Lúc này nhóm cũng sẽ bắt đầu tuyển nhân viên (1 tuần)
* Giai đoạn kết thúc
- Cuối cùng, khi các công tác chuẩn bị, trang trí – tiến hành đã hoàn tất. Chúng tôi
sẽ bắt đầu Marketing. Bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, cho dùng thử, giảm giá…
nhằm quảng bá thương hiệu cho nhiều người biết và nghe đánh giá từ khách hàng
(quá trình chạy thử diễn ra khoảng 1 tuần).
III. TỔ CHỨC, LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. Tổ chức dự án
 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp của quán “ Chè thương nhớ”

- Trách nhiệm chung của từng bộ phận/ cá nhân trong trong sơ đồ tổ chức

Chủ quán: không ngừng suy nghĩ và đóng vai trò như một khách hàng trải nghiệm
và tiêuthụ sản phẩm. Để đảm bảo sự hài lòng chất lượng sản phẩm tới khách hàng,
chủ quán kinh doanh sẽ cần tiến hành trải nghiệm, đánh giá trước khi mang tới thị
trường. Là ngườichịu trách nhiệm quản lý nhân viên.

Nhân viên: đây là chỗ để nhân viên có thể phục vụ khách hàng và là nơi để khách
hàng hàng ăn uống và thư giãn.

Thu ngân: chịu trách nhiệm người xử lý công việc tính toán, thu nhận tiền thanh
toán của khách hàng khi họ mua và sử dụng sản phẩm tại cửa hàng. Bên cạnh đó,
thu nhân sẽ thực hiện các công việc liên quan như sổ sách, thống kê tiền hàng
thanh toán bằng máy tính tiền hay các thiết bị hỗ trợ khác.

Nhân viên bếp: chịu trách nhiệm chuẩn bị nguyên liệu để nấu nướng và chuẩn bị
thực phẩm cho khách hàng.

Bảo vệ:
- Trông xe, trông coi cửa hàng
- Luôn sắp xe gọn gàng cho khách hàng
- Luôn niềm nở, tươi cười với khách hàng

Kế hoạch phân chia công việc (WBS) và ma trận trách nhiệm


Sơ đồ phân chia công việc WBS
Ma trận trách nhiệm:

Dựa vào ma trận RACI, có:


R = Responsible: Người/bộ phận chịu trách nhiệm đầu mối triển khai.
A = Accountable: Người sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án, kế hoạch đó.
C = Consulted: Đôi khi làm một dự án/kế hoạch nếu là R, trước khi đưa lên
duyệt thì cũng cần đâu đó những người tư vấn (tham mưu) để có thể hoàn thiện
hơn khi làm.
I = Informed: Những người mà có thể không làm gì trong dự án/chiến dịch đó,
nhưng họ lại là người cần nắm thông tin.

STT Ngân Thanh Tấn Kim Thùy TRợ


Công việc
Hà Vương Hào Hồng Trang Lý
1 Nghiêng cứu
C R A I I I
thị trường.
2 Tìm nguồn
C I I A R R
cung ứng.
3 Tìm mặt
C A R R I I
bằng có sẵn.
4 Trang trí +
C R R I A I
thiết kế.
5 Mua máy
móc, thiết bị, C I I R R A

TSCĐ.
6 Marketing. C R R A

7 Chuẩn bị C I I R R A
nguyên vật
liệu.
8 Tuyển nhân
A R I I R R
sự + đào tạo.

3.2. Lập kế hoạch.


 Mô tả và lập bảng phân tích công việc kèm biểu đồ Gantt
Ký Thời gian Thời gian Độ dài thời
STT Tên công việc
hiệu bắt đầu kết thúc gian (tuần)

Nghiêng cứu thị


1 A 10/02/2023 24/02/2023 2
trường.

2 Tìm nguồn cung ứng. B 25/02/2023 18/03/2023 3

3 Tìm mặt bằng có sẵn. C 19/03/2023 2/04/2023 2

4 Trang trí + thiết kế. D 19/03/2023 26/03/2023 1

Mua máy móc, thiết


5 E 3/04/2023 10/04/2023 1
bị, TSCĐ.

6 Marketing. F 19/03/2023 2/04/2023 2

Chuẩn bị nguyên vật


7 H 3/04/2023 17/04/2023 2
liệu.

Tuyển nhân sự + đào


8 G 18/04/2023 9/05/2023 3
tạo.
Tổng thời gian thực hiện: 3 tháng

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

SƠ ĐỒ GANTT

 Ngân sách dự án
Ngân sách dự án
STT Hạng mục Thành tiền
1 Thuê mặt bằng 240,000,000
2 Tài sản cố đinh 150,000,000
3 Marketing quảng cáo 20,000,000
4 Tổ chức khai trương 6,500,000
5 Trang trí quán 15,000,000
6 32,000,000
Âm thanh (loa, đài, mic, …)

7 180,000,000
Nguyên vật liệu
8
16,500,000
Chi phí vốn lưu động và dự trù

 Lập tiến độ dự án & Sơ đồ mạng (Sơ đồ pert)


ST Tên công việc Ký hiệu Độ dài thời Thời điểm
T gian (tuần) bắt đầu
1 Nghiêng cứu thị trường. A 2 -
2 Tìm nguồn cung ứng. B 3 Sau A
3 Tìm mặt bằng có sẵn. C 2 Sau B
4 Trang trí + thiết kế. D 1 Sau B
5 Mua máy móc, thiết bị, E 1 Sau C,D
nguyên vật liệu.
6 Marketing. F 2 Sau B
17 Chuẩn bị nguyên vật liệu. H 2 Sau F
8 Tuyển nhân sự + đào tạo. G 3 Sau H, E
1
1 4
1 C2 4

1
1 A2 2
B3 3
D1 E1 7
G3
8
5
1 2 3 5 7 8
F2 H2
1
6
1 6
1 trình và thời gian thực hiện dự án:
Tiến
1
ABCIEG: 2 + 3 + 2 + 0 +1 + 3 = 11 tuần
ABDEG: 2 + 3 + 1 + 1 + 3 = 10 tuần
1
ABFHG: 2 + 3 + 2 + 2 + 3 = 12 tuần (T )
cp

 Phân bổ nguồn lực hợp lý


Sơ đồ pert cải tiến:
Tiến trình

A B D E G
ABDEG 2 3 5 7 8
A B C E G
ABCIEG 2 3 4 7 8
A B F H G
ABFGH 2 3 6 7 8

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tuần
Từ sơ đồ PERT ta xác định thời gian dự trữ của từng tiến trình công việc như sau:
Tiến trình ABCIEG – thời gian dữ trữ là 1 tuần
Tiến trình ABDEG – thời gian dữ trữ là 2 tuần nguồn lực
Chất tải nguồn lực trên sơ đồ PERT cải tiến:

nguồn lực

C E

A B F H G

Tuần
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NHẬN XÉT:
Đường điều hòa nguồn lực như hình vẽ, có dạng lồi.
5 tuần đầu tiên dự án huy động 2 đơn vị nguồn lực/tuần.
Tuần thứ 6 dự án thực hiện 6 đơn vị nguồn lực/tuần.
Từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 thì dự án huy động 4 đơn vị nguồn
lực/tuần.
Và 4 tuần cuối cùng dự án huy động 2 đơn vị nguồn lực/tuần. Bất hợp
lý ở tuần thứ 6, dự án quá căng thẳng, còn 5 tuần đầu và 4 tuần cuối thì lại
quá nhàn rỗi.
Cân bằng nguồn lực trên sơ đồ PERT cải tiến

Lùi công việc E 1 tuần


nguồn lực Lùi công việc D 2 tuần

C D E

A B F H G

Tuần

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NHẬN XÉT:
Đường điều hòa nguồn lực đã hợp lý hơn, có dạng giống đường
parabol. 5 tuần đầu dự án huy động 2 đơn vị nguồn lực/tuần, 4 tuần tiếp theo dự án
huy động 4 đơn vị nguồn lực/tuần, 3 tuần cuối cùng dự án huy động 2 đơn vị
nguồn lực.

3.3. Kiểm soát dự án.


3.3.1 Kiểm soát quy trình tác nghiệp
- Dựa trên bảng mô tả công việc, quy trình tác nghiệp để kiểm soát & đánh giá nhân
sự thực hiện có đúng quy trình đưa ra không.
- Linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh.
3.3.2 Kiểm soát thu/chi hàng ngày
- Phân quyền cho việc chi hàng ngày (tạo quyền cho thu ngân với những khoản chi
nhỏ, với khoản chi lớn thì cấp quản lý): phải có đầy đủ chữ ký.
Phần thu gồm doanh thu từ bán hàng & thu khác: kiểm tra dựa trên thực tế kiểm
tra tiền cuối ngày (hoặc cuối ca) & trên phần mềm. Nếu chia nhiều ca thu ngân thì
cần tạo file để bàn giao ca cho rõ ràng.
- Tạo danh mục khoản thu/chi cho phần mềm để thuận tiện cho quản lý chi tiết (ví
dụ: danh mục chi như: chi lương, chi trái cây, chi nước ngọt, sữa chữa, chi
điện/nước …).
- Phần mềm quản lý sẽ đóng vai trò người lấy dữ liệu khách quan & chính xác nhất.
3.3.3 Kiểm soát hàng hóa kho hang
- Định kỳ hàng tuần kiểm kho 1 lần (vào sáng thứ 2 hàng tuần) theo mẫu kiểm kho.
- Đối chiếu số liệu thực tế kiểm kho với số liệu trên phần mềm để đánh giá.
3.3.4 Báo cáo phân tích: một số bảng báo cáo phân tích cần nắm
- Báo cáo doanh thu theo ngày/tháng/năm.
- Báo cáo chi phí: chi tiết theo danh mục chi phí.
- Báo cáo về thất thoát: đổ vỡ, mất mát, hàng hóa hỏng.
- Dựa trên các báo cáo để nắm rõ tỷ trọng với doanh thu như nguyên vật liệu, lương
nhân sự, khấu hao…, để có phương án kinh doanh hiệu quả hơn.
3.4. Quản trị rủi ro. (do tác động bên ngoài & rủi ro riêng của DA).
(Tên rủi ro, nguyên nhân và giải pháp)
Các rủi ro của dự án:
Rủi ro về tiến độ:
Nguyên nhân:
 Ước tính thời gian và chi phí quá lạc quan
 Các bên liên quan thay đổi yêu cầu sau khi dự án bắt đầu
 Các bên liên quan bổ sung các yêu cầu mới sau khi dự án đã bắt đầu
 Hàng hoá, thiết bị về muộn hơn so với dự kiến
 Do thời tiết thay đổi đột ngột ảnh hưởng việc thi công
 Qúa trình xây dựng gặp nhiều sai sót
Giải pháp:
• Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng.
• Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và
phạt vi phạm rõ ràng.
• Nên có khoảng chi phí dự phòng.
Rủi ro về chi phí:
Nguyên nhân:
• Dự báo nhu cầu sai lệch do tính lạc quan dẫn đến sai tình hình.
– Đối thủ cạnh tranh: Khả năng cạnh tranh của cửa hàng sẽ không đạt được lợi thế so với
những cửa hàng cạnh tranh khác khiến cửa hàng không đạt được mục tiêu đề ra. Các cơ
sở cạnh tranh có mặt bằng, các loại chi phí rẻ hơn, thức uống ngon hơn và có lượng
khách hàng thân thiết nhất định.
– Bị thiếu sót trong phân tích đánh giá.
• Chịu ảnh hưởng gián tiếp từ những thay đổi của điều kiện tự nhiên (mưa, bão...).
• Nguyên vật liệu bị hư hại trong vận chuyển, lưu trữ.
• Giá cả thị trường biến động nên giá nguyên vậy liệu tăng.
Giải pháp:
• Bám sát các nguồn thông tin có liên quan.
• Quan tâm đến hướng phát triển của đối thủ cạnh tranh cũng như nhu cầu của
khách hàng.
• Kiểm soát chi phí và điều chỉnh quán phù hợp.
• Tăng cường giám sát, sổ sách phân chia rõ ràng các khoảng chi.
Rủi ro về nguồn lực:
Nguyên nhân:
• Do thiếu kinh nghiệm, thái độ.
• Nhân viên có thể sẽ tự nghỉ việc giữa chừng hoặc nhân viên làm việc thiếu nhiệt
tình.
• Tuyển nhầm người không có đạo đức làm việc.
Biện pháp:
• Có kế hoạch tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo cụ thể, mình bạch.
• Chia nhỏ các công việc. Có những hoạt động có thể chia ra thành hai hay nhiều
công việc nhỏ mà không ảnh hưởng đến trình tự thực hiện dự án. Biện pháp này
rất hiệu quả khi một công việc có thể chia nhỏ và thời gian giữa các công việc đó
rất ngắn. Khi đó có thể bố trí thời gian thực hiện từng công việc nhỏ tùy thuộc vào
độ căng thẳng chung về lao động trong từng thời hạn.

KẾT LUẬN:
Bên cạnh lợi ích dự án đem lại quán, dự án còn mang lại các lợi ích kinh tế khác:
 Tạo ra thêm nhiều ý tưởng về quán thân thiện với môi trường và thiên nhiên.
 Giải quyết một lượng lao động đặc biệt là việc làm thêm cho sinh viên mong muốn
kiếm thêm thu nhập trang trải chi phí học tập.
 Nâng cao sản phẩm giá trị của quán khi mang đến cho người thưởng thức không chỉ
là chè ngon mà còn là cách thư giãn tinh thần sau những giờ làm việc học tập căng
thẳng.
 Phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay
 Đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng
 Qua đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, dự án mang lại lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi
cao với NPV >0 và IRR= 33.681%
 Thuế phải nộp cho Nhà nước khi kinh doanh:
Doanh thu trên 1,5triệu/tháng: Thuế môn bài là 1.000.000 VNĐ/năm
Tỷ lệ tính thuế khoán là 3% (bao gồm 2% thuế VAT & 1% thuế thu nhập cá
nhân)
Dự án tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng đem lại sẽ tăng qua các năm. Có thể nói dự án này có hiệu
quả đầu tư vì NPV lớn hơn 0 và IRR kỳ vọng tới 33.681% nên dự án có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, xét về sự ổn định, khả năng nhân rộng của dự án thì đây hoàn toàn là một dự án
có thể ngay lập tức bắt tay vào thực hiện.

You might also like