You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3.

SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU VÀ LỢI ÍCH ĐẾN TỪ THƯƠNG MẠI


KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021
❖ CÁC KHÁI NIỆM

Xuất khẩu (exports): hàng hóa sản xuất trong nước và bán ra nước ngoài.

Nhập khẩu (imports): hàng hóa sản xuất ở nước ngoài và bán ở trong nước.

- Thương mại cả 2 quốc gia đều có lợi (đều trở nên thịnh vượng hơn).

❖ NHỮNG LỢI ÍCH NÀY ĐẾN TỪ ĐÂU?

Lợi thế tuyệt đối (absolute advantage): khả năng sản xuất 1 loại hàng hóa bằng cách
sử dụng ít hơn các yếu tố sản xuất so với các nhà sản xuất khác.

- Vd: Mỹ có lợi thế tuyệt đối ở lúa mì: sản xuất 1000 tấn lúa mì = 10h lao động ở Mỹ
trong khi ở Nhật là 25h lao động. (Mỹ sử dụng ít thời gian lao động – yếu tố sản xuất,
hơn Nhật là 15h).

- Nếu mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối ở 1 sản phẩm và chuyên môn hóa sản xuất sản
phẩm ấy, cả 2 quốc gia đều có lợi từ thương mại.

❖ 2 CÁCH ĐO LƯỜNG CHI PHÍ CỦA 1 HÀNG HÓA

- Hai quốc gia có thể được lợi từ thương mại khi mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản
xuất sản phẩm mà họ sản xuất với chi phí thấp nhất.

Lợi thế tuyệt đối đo lường chi phí của 1 hàng hóa tính theo số lượng yếu tố sản xuất
cần thiết để sản xuất ra nó.

- Một cách khác để đo lường chi phí là chi phí cơ hội.

- Vd: chi phí để sản xuất máy tính là lượng lúa mì có thể sản xuất khi sử dụng số lao
động cần thiết để sản xuất 1 máy tính.

❖ CHI PHÍ CƠ HỘI VÀ LỢI THẾ SO SÁNH

Lợi thế so sánh (comparative advantage): khả năng sản xuất 1 loại hàng hóa với chi
phí cơ hội thấp hơn so với các nhà sản xuất khác.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 1


- Vd: chi phí cơ hội của 1 máy tính là:
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021
+ 10 tấn lúa mì ở Mỹ (sản xuất 1 máy tính cần 10h lao động

thay vì có thể dùng 10h lao động đó để sản xuất 10 tấn lúa mì.

+ 5 tấn lúa mì ở Nhật (sản xuất 1 máy tính = 125h lao động

thay vì có thể dùng 125h lao động đó để sản xuất 5 tấn lúa mì).

 Nhật có lợi thế so sánh trong sản xuất máy tính.

Bài học: Lợi thế tuyệt đối không cần thiết cho lợi thế so sánh!

Lợi ích thương mại có được từ (đến từ) lợi thế so sánh (khác nhau về chi phí cơ hội).

❖ LỢI THẾ SO SÁNH VÀ THƯƠNG MẠI

- Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so
sánh, tổng sản lượng của tất cả quốc gia tăng lên, “cái bánh kinh tế” thế giới sẽ lớn
lên, và tất cả quốc gia đều được lợi từ thương mại.

- Nguyên tắc tương tự áp dụng cho từng nhà sản xuất riêng chuyên môn hóa sản xuất
sản phẩm khác nhau và trao đổi cho nhau.

- Thương mại có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong xã hội vì nó cho
phép mọi người chuyên môn hóa vào những hoạt động mà họ có lợi thế so sánh.

- Để đạt được lợi ích từ trao đổi với cả 2 bên, giá mà họ trao đổi phải nằm giữa 2
mức chi phí cơ hội/ 66.

TÓM TẮT

- Sự phụ thuộc lẫn nhau và thương mại cho phép mọi người có thể tiêu dùng hàng hóa
và dịch vụ nhiều hơn và có nhiều chủng loại hơn.

- Lợi thế so sánh nghĩa là khả năng sản xuất 1 hàng hóa với chi phí cơ hội thấp hơn.

- Lợi thế tuyệt đối nghĩa là khả năng sản xuất 1 loại hàng hóa với ít yếu tố sản xuất
hơn.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 2


- Khi con người – hay quốc gia – chuyên môn hóa sản xuất 1 loại sản phẩm mà họ có
lợi thế so sánh, “chiếc bán” kinh tế sẽ lớn lên và thương mại có thể làm cho mọi người
KINH TẾ VI MÔ – ĐẠI CƯƠNG UEH - 2021
đều được lợi.

- Thương mại có xu hướng:

+ tăng trưởng cạnh tranh

+ chuyên môn hóa

- Chi phí cơ hội của hàng hóa này là nghịch đảo với chi phí cơ hội của hàng hóa kia.

- Vd: Chi phí cơ hội của 1 A là ½ B ↔ Chi phí cơ hội của B là 2A.

- Một người có thể có lợi thế tuyệt đối trong cả 2 hàng hóa nhưng 1 người không thể
có lợi thế so sánh trong cả 2 hàng hóa vì chi phí cơ hội của hàng hóa này là nghịch
đảo chi phí cơ hội của hàng hóa kia. Nếu chi phí cơ hội của hàng hóa này là cao hơn
1 cách tương đối thì chi phí cơ hội của hàng hóa kia phải thấp hơn 1 cách tương đối.

- Lợi thế so sánh phản ánh chi phí cơ hội tương đối. Trừ khi 2 người có chi phí cơ hội
bằng nhau (1A = 1B), 1 người sẽ có lợi thế so sánh trong 1 hàng hóa, và người kia sẽ
có lợi thế so sánh trong hàng hóa còn lại.

- Lợi ích của chuyên môn hóa và thương mại dựa vào lợi thế so sánh.

- Nguyên tắc lợi thế so sánh cho thấy thương mại có thể làm cho tất cả mọi người có
cuộc sống tốt hơn.

- Thương mại cho phép tất cả các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn.

NGUYỄN HUỲNH NHƯ NGỌC – VICTORIANGUYEN465@GMAIL.COM 3

You might also like