You are on page 1of 38

5.1.

Quản lý Nhà nước về công tác định mức lao động


5.2. Tổ chức quản lý định mức lao động trong doanh
nghiệp
5.2.1. Tổ chức bộ máy công tác định mức lao động
5.2.2. Tổ chức thực hiện định mức lao động thường
xuyên
5.2.3. Thống kê phân tích tình hình thực hiện mức
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác
định mức lao động (chỉ tiêu tiết kiệm
thời gian lao động)
* Nhà nước trao quyền chủ động cho các DN trong xây dựng và đưa
các mức lao động vào áp dụng phù hợp với điều kiện SX–KD của từng
DN.
* Nhà nước thực hiện một số chức năng quản lý về định mức lao động:
1. Hướng dẫn phương pháp ĐMLĐ chi tiết và ĐMLĐ tổng hợp áp
dụng chung cho các loại hình DN trong nền kinh tế quốc dân (Điều 57 Bộ
luật Lao động).
2. Đối với các DNNN, với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quy
định riêng về quản lý ĐMLĐ (Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004 của CP và Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ
LĐTB&XH hướng dẫn phương pháp, nguyên tắc xây dựng ĐMLĐ trong
các công ty nhà nước.
* Nhà nước thực hiện một số chức năng quản lý về định mức lao động:
3. Nhà nước hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xây dựng mức
lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (phụ lục ban hành kèm theo
Thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp xây dựng mức
lao động tổng hợp cho đvsp)
4. Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 quy định
việc xây dựng kế hoạch sử dụng LĐ, xác định đơn giá tiền lương và tính
quỹ lương phải dựa vào căn cứ các mức LĐ. Các công ty nhà nước phải
sử dụng ĐMLĐ để thực hiện hiệu quả việc quản lý lao động, tiền lương
và thu nhập
Để quản lý công tác ĐMLĐ, Chính phủ giao Bộ LĐTB&XH, trực
tiếp là Vụ Tiền lương và Tiền công, thực hiện các nhiệm vụ hướng dẫn
phương pháp ĐMLĐ cho các loại hình DN và quản lý tình hình xây dựng,
áp dụng các loại mức lao động trong các công ty nhà nước.
5.2.1. Tổ chức bộ máy công tác định mức lao động
Tổ chức bộ máy thực hiện công tác định mức lao động ở doanh nghiệp
bao gồm:

Tổ chức bộ máy thực hiện


công tác ĐMLĐ

Bộ phận
Cán bộ định
Hội đồng chuyên trách
mức lao
định mức về nhân sự,
động
tiền lương
5.2.1. Tổ chức bộ máy công tác định mức lao động
5.2.1.1. Hội đồng định mức
a. Thành phần:
+ Chủ tịch Hội đồng định mức: Giám đốc hoặc Phó giám đốc
+ Ủy viên thường trực: Bộ phận chuyên trách về Nhân sự - Tiền lương.
+ Ủy viên Hội đồng: Đại diện công đoàn, đoàn thanh niên CS HCM, Phòng Kỹ
thuật, Kế hoạch Vật tư, Tài vụ, phòng Vệ sinh – an toàn lao động…
b. Nhiệm vụ:
+ Giúp giám đốc lập, triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống mức LĐ trong
DN, chỉ đạo thực hiện các mức LĐ vào thực tế sản xuất – kinh doanh.
+ Xét duyệt mức LĐ và đề ra phương hướng, biện pháp thực hiện đẩy mạnh
công tác ĐMLĐ trong DN.
+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan tạo điều kiện cho người lao động hoàn
thành các mức lao động, nâng cao năng suất lao động.
+ Phân tích tình hình thực hiện mức ở các đơn vị trực thuộc; xét khen thưởng
đối với những LĐ có nhiều thành tích : năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và
đẩy mạnh phong trào kích thích lao động sản xuất – kinh doanh trong DN.
5.2.1. Tổ chức bộ máy công tác định mức lao động
5.2.1.2. Bộ phận chuyên trách về nhân sự, tiền lương
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu quá trình SX, các quá trình LĐ và trình độ tổ chức LĐ ở các bộ phận,
đơn vị trong DN.
- Phát hiện các tổn thất thời gian làm việc ở từng bộ phận, toàn DN và những khả
năng tiềm tàng nâng cao NSLĐ và đề ra các biện pháp khai thác các tiềm năng đó.
- Tổng kết các phương pháp LĐ, kinh nghiệm LĐSX tiên tiến để phổ biến và áp dụng
rộng rãi trong tập thể lao động.
- Nghiên cứu, vận dụng các phương pháp ĐMLĐ để áp dụng phù hợp và có hiệu quả
trong điều kiện cụ thể của DN. Tổ chức triển khai xây dựng các mức lao động ; mức
thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ, mức biên chế và ĐMLĐ tổng hợp để ban
hành áp dụng trong DN.
- Phân tích tình hình thực hiện mức lao động, tổ chức kịp thời sửa đổi mức sai, mức
lạc hậu.
- Xác định các biện pháp giảm lượng lao động hao phí để sản xuất sản phẩm cho các
bộ phận, phân xưởng, đội, tổ trong doanh nghiệp và đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện nhiệm vụ này.
5.2.1. Tổ chức bộ máy công tác định mức lao động
5.2.1.3. Cán bộ định mức lao động
Nhiệm vụ:
- Khảo sát, nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động của
người lao động, tập thể người lao động nhằm thu thập tài liệu về tổ chức –
kỹ thuật, phương pháp tổ chức lao động hợp lý, các loại tiêu hao thời gian
làm việc…để phục vụ cho công tác xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các mức lao
động.
- Trực tiếp tham gia xây dựng (soạn thảo) các mức lao động, thống kê
phân tích tình hình thực hiện mức, sửa đổi các mức sai, lạc hậu.
- Tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra và xem xét chất lượng mức
đang thực hiện, kế hoạch các biện pháp cải tiến nhằm giảm lượng lao động
hao phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
- Tổng hợp tình hình định mức lao động ở các bộ phận trong doanh
nghiệp để báo cáo phòng Nhận sự - Tiền lương.
5.2.2. Tổ chức thực hiện định mức lao động thường xuyên
5.2.2.1. Mục đích áp dụng mức lao động thường xuyên trong doanh nghiệp

Kiểm tra lại chất • Cán bộ định mức có thể gặp một số sai sót trong
lượng của mức tính toán hoặc có số liệu chưa chính xác (ví dụ, khi
chụp ảnh hoặc bấm giờ, công nhân cố tình làm
vừa xây dựng để chậm...) => mức được xây dựng có độ chuẩn xác
có kế hoạch, biện không cao.
pháp sửa đổi cho • Trong quá trình áp dụng mức, điều kiện tổ chức kỹ
hợp lý thuật thay đổi, dẫn đến mức bị lạc hậu...

Phát huy đầy đủ • Trợ giúp cho vấn đề tổ chức lao động, công tác kế
tác dụng của công hoạch, trả công lao động hợp lý, hiệu quả, qua đó
nâng cao năng suất, chất lượng lao động, hạ giá
tác định mức lao thành sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp
động. trong môi trường cạnh tranh
5.2.2. Tổ chức thực hiện định mức lao động thường xuyên
5.2.2.2. Yêu cầu của mức lao động khi đưa vào áp dụng thường xuyên
trong doanh nghiệp
• Có tính khả thi, có tính tạo động lực lao động
• Không sử dụng những mức mà dù người LĐ có cố gắng hết
Mức lao động phải mình, trong điều kiện nắm vững kỹ thuật, tận dụng thời
là những mức gian làm việc vẫn không hoàn thành mức => khiến NLĐ
trung bình tiên nhụt chí
tiến. • Không sử dụng những mức mà người LĐ không cần cố
gắng cũng có thể hoàn thành hoặc vượt mức với tỷ lệ vượt
cao => tạo tâm lý chây lười.

Mức phải mang lại


hiệu quả thiết thực • Thể hiện qua các chỉ tiêu như tiết kiệm quỹ tiền lương, tiết
cho SX-KD của DN, kiệm thời gian lao động, tiết kiệm lao động, hạ giá thành
thể hiện thông qua sản phẩm, nâng cao chất lượng lao động
các chỉ tiêu về lượng • Thể hiện thông qua các tiêu chí như bảo đảm chất lượng
và chất (nằm trong sản phẩm: độ bóng, độ bền, độ chính xác, hình dáng, kích
nội hàm của mức TB thước, sản phẩm loại 1 ...
tiên tiến)
5.2.2. Tổ chức thực hiện định mức lao động thường xuyên
5.2.2.3. Điều kiện đưa mức vào áp dụng thường xuyên trong sản xuất
4 điều kiện:
a. Mức lao động phải được Hội đồng định mức của doanh nghiệp (nếu đã thành
lập) thông qua và được người có thẩm quyền ký quyết định ban hành.
- Tuỳ chế độ phân cấp quản lý, các mức trước khi đưa vào áp dụng ở doanh nghiệp
có thể được Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký ban hành.
- Quy định tại các Thông tư số 12- 13- 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội: DN thuộc mọi loại hình sở hữu phải lập Hội đồng
ĐMLĐ để tổ chức xây dựng hoặc rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống mức lao động
áp dụng trong doanh nghiệp. Thành phần Hội đồng gồm: Giám đốc DN, một số
thành viên đủ năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ do Giám đốc lựa chọn và
đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Để đưa mức vào sản xuất thường xuyên: DN phải báo cáo Hội đồng quản trị hoặc
cơ quan chủ sở hữu các mức lao động mới được áp dụng để theo dõi, đăng ký hệ
thống mức lao động với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động - xã hội để quản lý
và công bố công khai trong toàn doanh nghiệp.
5.2.2. Tổ chức thực hiện định mức lao động thường xuyên
5.2.2.3. Điều kiện đưa mức vào áp dụng thường xuyên trong sản xuất
4 điều kiện:
b. Bảo đảm các điều kiện tổ chức kỹ thuật như đã qui định khi tiến hành
xây dựng mức để tạo điều kiện cho người lao động đạt và vượt mức.
- Giám đốc doanh nghiệp hoặc Phó Giám đốc được uỷ quyền phải trực tiếp
lãnh đạo các phòng (ban), bộ phận có liên quan và người lao động tích cực
thực hiện các biện pháp tổ chức - kỹ thuật đã đề ra để đạt và vượt mức lao
động.
- Cán bộ quản lý cần đề cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, bảo
đảm đầy đủ các điều kiện để đưa mức vào sản xuất thường xuyên, nhằm
phát huy tác dụng thật sự của định mức lao động trong thực tế sản xuất.
=> làm tiền đề để người lao động thảo luận, có thể bổ sung thêm những điều kiện
để thực hiện vượt mức, tăng năng suất lao động
5.2.2. Tổ chức thực hiện định mức lao động thường xuyên
5.2.2.3. Điều kiện đưa mức vào áp dụng thường xuyên trong sản xuất
c. Hướng dẫn sản xuất cho công nhân, giới thiệu và chỉ rõ cho công nhân phương
pháp làm việc để đạt và vượt mức với chất lượng cao.
- Phụ trách hướng dẫn SX cho NLĐ là cán bộ KT, đốc công hoặc tổ trưởng SX.
- Nội dung hướng dẫn:
+ Giới thiệu qui trình công nghệ hợp lý: trình tự thực hiện các thao tác và cách
thực hiện thao tác; chế độ làm việc của máy móc, thiết bị, các công cụ, dụng cụ... để
hoàn thành BCV. Chỉ rõ cho công nhân những điểm cải tiến về quy trình tổ chức kỹ
thuật so với trước. Khi hướng dẫn, nên làm mẫu cho công nhân để công nhân dễ
nắm bắt các động tác và thao tác.
+ Giới thiệu phương pháp và kinh nghiệm để tránh làm ra sản phẩm xấu, sản
phẩm hỏng.
+ Giới thiệu các biện pháp an toàn thiết bị và an toàn lao động khi thao tác.
- Tổ chức những đợt thao diễn kỹ thuật, mở lớp huấn luyện, mở hội nghị trao đổi
kinh nghiệm sáng kiến...
- Sau hướng dẫn: kiểm tra việc thực hiện của NLĐ, kịp thời uốn nắn các sai lệch.
- DN có quy mô lớn: việc hướng dẫn nên thực hiện thành 2 hoặc nhiều giai đoạn.
5.2.2. Tổ chức thực hiện định mức lao động thường xuyên
5.2.2.3. Điều kiện đưa mức vào áp dụng thường xuyên trong sản xuất
d. Cho người lao động sản xuất thử trong thời gian khoảng hai tuần để
làm quen với mức rồi áp dụng chính thức.
- Phải cho NLĐ áp dụng thử để người lao động làm quen với điều kiện tổ
chức - kỹ thuật mới => Nắm vững kiến thức cơ bản và tạo lập được những kỹ
năng cần thiết. Sau đó mới áp dụng mức.
- Thời gian áp dụng thử:
+ Thường là 2 tuần.
+ Nếu việc thay đổi quy trình kỹ thuật - công nghệ và điều kiện tổ chức tại
nơi làm việc quá lớn, nếu xét thấy cần thiết, có thể để thời gian áp dụng thử
dài hơn.
+ Nếu việc thay đổi điều kiện tổ chức - kỹ thuật là không đáng kể, có thể xem
xét quyết định rút ngắn thời gian áp dụng thử.
5.2.3. Thống kê phân tích tình hình thực hiện mức
5.2.3.1. Mục đích thống kê, phân tích tình hình thực hiện mức
Việc thống kê phân tích tình hình thực hiện mức giúp cho cán bộ định mức và cán bộ
quản lý: • Nắm vững tình hình thực hiện mức LĐ hàng tháng, quí, năm của từng bộ phận,
phân xưởng, của toàn DN => xác định tỷ lệ hoàn thành mức LĐ của từng bộ phận,
phân xưởng và của toàn DN, qua đó xem xét mức độ hoàn thành mức và có
1 những biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần hiệu quả, hợp lý, kịp thời để
động viên các cá nhân và tập thể LĐ.

• Tìm nguyên nhân chưa hoàn thành mức của một số người LĐ, đề ra các biện pháp
khắc phục để họ đạt và vượt mức; đồng thời nghiên cứu phương pháp LĐ của
2 những CN vượt mức với tỷ lệ vượt cao để nhân rộng các điển hình tiên tiến.

• Phát hiện những mức lạc hậu, mức sai hoặc mức tạm thời đã hết hạn để có kế
3 hoạch điều chỉnh, sửa đổi.

• Phát hiện những bất hợp lý trong tiền lương, thu nhập và sử dụng lao động theo
4 ĐMLĐ của người LĐ do mức LĐ không chính xác, từ đó có biện pháp điều chỉnh.
5.2.3. Thống kê phân tích tình hình thực hiện mức
5.2.3.2. Trình tự phân tích mức lao động
So sánh điều kiện tổ chức – kỹ thuật giữa thực tế với thiết
kế trong mức

So sánh quá trình lao động giữa thực tế và thiết kế

Khảo sát, đo thời gian để xác định độ dài hợp lý của thời
gian từng nguyên công, so sánh với mức quy định và các
tiêu chuẩn có liên quan

Thống kê tình hình thực hiện mức theo thời gian (tháng,
quý, năm)

Kết luận về chất lượng mức hoàn thành và đưa ra những kết luận
cần thiết (sửa mức lạc hậu, định mức sai, phổ biến kinh nghiệm
tiên tiến, áp dụng biện pháp tổ chức – kỹ thuật tiến bộ…)
5.2.3. Thống kê phân tích tình hình thực hiện mức
5.2.3.3. Thống kê tình hình thực hiện mức
- Cần thống kê tình hình thực hiện định mức theo từng người lao động, từng bộ
phận, phân xưởng và toàn doanh nghiệp vào sổ thống kê hàng ngày.
- Dựa vào các tài liệu sau:
+ Phiếu giao việc cho người lao động
+ Phiếu tăng, giảm mức lao động (chỉ phát sinh khi điều kiện tổ chức - kỹ thuật
thực tế thay đổi so với quy định):
+ Bảng chấm công
+ Giấy thanh toán giờ làm thêm
+ Thống kê tiền lương và năng suất lao động
+ Thống kê sử dụng thiết bị, vật tư
+ Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động (Số ngày, giờ làm việc thực tế
của người (nhóm người) lao động; khối lượng CV (số lượng sản phẩm) được sản
xuất trong khoảng thời gian đó; Chất lượng của mức; Số lượng NLĐ hoàn thành,
hoàn thành vượt mức và biện pháp nâng cao tỉ lệ hoàn thành vượt mức LĐ
≥100%; tình hình thực hiện mức của từng bộ phận, phân xưởng trong DN…)
5.2.3. Thống kê phân tích tình hình thực hiện mức
5.2.3.4. Phân tích tình hình thực hiện mức
Dựa vào số liệu đã thống kê được, người cán bộ định mức tiến hành phân tích
tình hình thực hiện mức theo 3 chỉ tiêu:
a. Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng mức.
- Tỉ lệ công việc có mức so với tổng số công việc có thể định mức
- Tỉ lệ mức có căn cứ kỹ thuật so với tổng số mức
b. Chỉ tiêu phản ánh việc áp dụng mức trong sản xuất.
- Tỉ lệ người lao động làm việc có mức so với tổng số người lao động làm
những công việc có thể định mức được
- Tỉ lệ người lao động làm việc theo mức có căn cứ kỹ thuật so với tổng số
người lao động làm việc có mức
c. Chỉ tiêu phản ánh tình hình hoàn thành mức lao động.
- Tỉ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt (LCB)
- Tỉ lệ hoàn thành mức tổng hợp (ITH)
- Tỷ lệ hoàn thành mức lao động theo ca (ITC)
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.1. Mục đích sửa đổi mức lao động

Trong quá trình sản xuất, điều kiện tổ chức - kỹ thuật có thể thay đổi,

1
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng có thể được quy định khác so
với ban đầu.
Vậy mức lao động được sửa đổi cho phù hợp với các điều kiện tổ chức,
kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng mới
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.1. Mục đích sửa đổi mức lao động
Mức lao động trong doanh nghiệp có thể được xây dựng theo phương
pháp thống kê kinh nghiệm => Chưa phát hiện và loại bỏ các loại thời

2 gian lãng phí.


Vậy sửa đổi mức sẽ tăng dần tỷ trọng mức có căn cứ kỹ thuật, giảm dần
mức thống kê kinh nghiệm, qua đó thúc đẩy việc nâng cao năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm

Khi sản xuất thử hoặc mới đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể đưa
ra một số mức tạm thời cho người lao động thực hiện. Khi sản xuất

3 đã đi vào ổn định, người lao động đã tích luỹ được kinh nghiệm và
rèn luyện được kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc, mức
tạm thời không còn phù hợp
Vậy mức được sửa đổi để phù hợp với tình hình sản xuất thực tế hơn.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.2. Các trường hợp sửa đổi mức
1 Sửa đổi mức sai
- Mức sai: Là mức mà khi tiến hành xây dựng mức, cán bộ định mức lựa chọn
phương pháp xây dựng mức không đúng (không dựa trên cơ sở đối tượng áp
dụng của phương pháp xây dựng mức); xác định cấp bậc công việc; thu thập
số liệu ban đầu sai; tính toán trị số mức sai hoặc không dự kiến hết các nhân
tố ảnh hưởng đến thời gian lao động hoàn thành bước công việc của người
lao động...
- Mức sai thường có 2 loại:
+ Mức quá cao: đại bộ phận người lao động đã cố gắng làm việc, nắm vững kỹ
thuật, sử dụng thời gian lao động hợp lý mà vẫn không hoàn thành mức
+ Mức quá thấp: đại bộ phận người lao động làm việc bình thường, chưa tận
dụng hết thời gian mà vẫn có tỷ lệ vượt mức cao
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.2. Các trường hợp sửa đổi mức
1 Sửa đổi mức sai

- Mức sai cần được phát hiện kịp thời và sửa đổi ngay, không chờ đến định
kỳ mới sửa.
- Theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP của chính phủ và văn bản hợp nhất số
4759/VBHN-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Với các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, nếu tỷ lệ hoàn thành mức
lao động thấp hơn 95% hoặc cao hơn 110% thì trong thời hạn 3 tháng,
doanh nghiệp phải xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.2. Các trường hợp sửa đổi mức

2 Sửa đổi mức lạc hậu

- Mức lạc hậu: Là mức mà điều kiện tổ chức - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm được quy định đối với mức đó đã có những thay đổi.
Khi đó mức sẽ không còn phù hợp và cần sửa đổi.
Việc thay đổi điều kiện tổ chức kỹ - thuật theo xu hướng tiến bộ và đề
ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm là một việc làm tất
yếu trong doanh nghiệp, do chính cơ chế thị trường tạo ra.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.2. Các trường hợp sửa đổi mức

2 Sửa đổi mức lạc hậu

Những thay đổi trong điều kiện tổ chức kỹ thuật và tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm có thể xảy ra là:
+ Máy móc, thiết bị, công cụ lao động và qui trình công nghệ thay đổi.
+ Tổ chức lao động thay đổi.
+ Phương pháp thao tác thay đổi hoặc kinh nghiệm sản xuất tiên tiến
đã được người lao động áp dụng rộng rãi.
+ Mẫu mã, kích thước, hình dáng sản phẩm thay đổi.
+ Sản phẩm cần có độ bền cao hơn, tính năng da dạng hơn.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.2. Các trường hợp sửa đổi mức

3 Sửa đổi mức tạm thời đã hết hạn


- Mức tạm thời: là mức được xây dựng và áp dụng cho những bước công
việc mới, sản phẩm mới mà doanh nghiệp chưa có mức chính xác.
- Mức tạm thời phải được theo dõi chặt chẽ hàng tháng và điều chỉnh kịp
thời. Sau 3 tháng áp dụng, khi người lao động đã tích luỹ được các kỹ
năng cần thiết, sản xuất đã đi vào ổn định, phải công bố thành mức chính
thức.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.2. Các trường hợp sửa đổi mức

Sửa đổi mức sai


1

Sửa đổi mức lạc hậu


2

Sửa đổi mức tạm thời đã hết hạn


3
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.3. Cách sửa đổi mức lao động
a • Lập kế hoạch sửa đổi mức lao động
- Doanh nghiệp phải lập kế hoạch sửa đổi mức hàng năm, quí, tháng cho từng
bộ phận, phân xưởng, cho toàn doanh nghiệp.
- Việc lập kế hoạch sửa đổi mức phải dựa trên các căn cứ cụ thể. Những căn
cứ được sử dụng để lập kế hoạch sửa đổi mức là:
Kết quả phân tích tình hình thực hiện mức kỳ báo
cáo.
Căn cứ lập
kế hoạch Các biện pháp tổ chức - kỹ thuật sẽ được áp dụng
sửa đổi mức trong kỳ kế hoạch.
lao động
Phương hướng, kế hoạch phát triển sản xuất -kinh
doanh của doanh nghiệp.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.3. Cách sửa đổi mức lao động
a • Lập kế hoạch sửa đổi mức lao động

Kết quả phân tích tình • Từ kết quả này có thể xác định được những mức có
hình thực hiện mức kỳ tỷ lệ hoàn thành mức quá thấp hoặc quá cao cần sửa
báo cáo. đổi.

Các biện pháp tổ chức - • Căn cứ vào kế hoạch áp dụng các biện pháp tổ chức -
kỹ thuật sẽ được áp kỹ thuật mới của doanh nghiệp, có thể xác định
dụng trong kỳ kế hoạch. được thời điểm cần sửa đổi mức trong kỳ kế hoạch.

Phương hướng, kế • Cần xem xét kế hoạch mở rộng sản xuất - kinh doanh, kế
hoạch phát triển sản hoạch thay đổi chất lượng, mẫu mã hàng hoá, ... được
xuất - kinh doanh của đề ra trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh
doanh nghiệp. nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sửa đổi mức
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.3. Cách sửa đổi mức lao động
a • Lập kế hoạch sửa đổi mức lao động
Mẫu kế hoạch sửa đổi mức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành:
MẪU KẾ HOẠCH SỬA ĐỔI ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
CHO PHÂN XƯỞNG (BỘ PHẬN)……. NĂM 20……
Kế Tiết
Thời hoạch kiệm
hạn bắt sản Lượng lao động thời
Tên sản Tên (số đầu áp xuất định mức tính gian Ghi
phẩm hiệu) Định mức
Căn cứ dụng tính theo kế hoạch sản nhờ áp chú
(hay số
SỐ TT Nguyên để sửa mức đến xuất dụng
hiệu
công (chi mức mới cuối mức
sản
tiết) năm mới
phẩm)
Trước
Trước Sau khi Sau khi
khi sửa
khi sửa sửa sửa mức
mức
1 2 3 4 5 6 7 8 9=8x5 10=8x6 11=9-10 12
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.3. Cách sửa đổi mức lao động
b Phương pháp sửa đổi mức lao động

Thông thường khi có mức lao động cần được sửa đổi, người ta tiến
hành xây dựng lại mức lao động bằng các phương pháp thích hợp nhằm
có được mức lao động sát với yêu cầu và điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp, cụ thể là:
- Phương pháp sửa đổi mức dựa vào chỉ số mức lao động mới so với
mức lao động cũ
- Phương pháp sửa đổi mức dựa trên các phương pháp định mức lao
động có căn cứ kỹ thuật
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.3. Cách sửa đổi mức lao động
b Phương pháp sửa đổi mức lao động
• Phương pháp sửa đổi mức dựa vào chỉ số mức lao động mới so với mức
lao động cũ
+ Bước 1: Xác định chỉ số của mức lao động mới so với mức lao động cũ (I)
căn cứ vào tình hình thực hiện, mức của người lao động, dự kiến các biện
pháp tổ chức – kỹ thuật trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng hao phí
thời gian sản xuất sản phẩm và tỷ lệ hoàn thành mức mới cho phép.
Chỉ số xác định mức lao động mới được tính theo công thức:
Trong đó:
!# $ !% I1 : Tỉ lệ hoàn thành mức lao động kỳ báo cáo
!= I2 : Tỉ lệ % tăng lên của năng suất lao động khi áp dụng các
!& biện pháp tổ chức kỹ thuật mới.
I3 : Tỉ lệ hoàn thành mức lao động mới được áp dụng trong
thực tế phù hợp với điều kiện tổ chức, kỹ thuật của doanh
nghiệp và yêu cầu quan tâm đến lợi ích của người lao động
(Thông thường 1 < I3 < 1,15 sau khi áp dụng mức mới)
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.3. Cách sửa đổi mức lao động
b Phương pháp sửa đổi mức lao động
• Phương pháp sửa đổi mức dựa vào chỉ số mức lao động mới so với mức
lao động cũ
+ Bước 2: Sau khi xác định được chỉ số mức lao động mới so với mức lao động
cũ (I), ta xác định mức lao động mới theo công thức sau:
!"#! = !"#% & '

!()%
!()! =
'
Trong đó:
*+,- , *+,. : tương ứng là mức sản lượng mới và mức sản lượng cũ;
*/0- , */0. : tương ứng là mức thời gian mới và mức thời gian cũ;
I: là chỉ số mức lao động mới so với mức lao động cũ.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.3. Cách sửa đổi mức lao động
b Phương pháp sửa đổi mức lao động

• Phương pháp sửa đổi mức dựa trên các phương pháp định mức lao
động có căn cứ kỹ thuật
- Khi sửa đổi mức lao động, trong trường hợp mức sai hoặc mức tạm thời
đã hết hạn, cần sửa đổi mức theo các phương pháp định mức lao động có
căn cứ kỹ thuật (phương pháp phân tích tính toán, phân tích khảo sát, so
sánh điển hình).
Lưu ý: Với các trường hợp cụ thể, tùy thực trạng mức và điều kiện cụ thể
của doanh nghiệp mà cán bộ định mức lựa chọn phương pháp sửa đổi
thích hợp.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.4. Ban hành mức sửa đổi
- Để mức sửa đổi được đưa vào sản xuất thường xuyên, cần đệ trình những
mức này lên Hội đồng định mức của doanh nghiệp để xét duyệt. Sau khi các
mức sửa đổi đã được Hội đồng định mức xét duyệt, Giám đốc (hoặc người
được Giám đốc uỷ quyền) ra quyết định, những mức đó mới chính thức có
hiệu lực thi hành.
- Trong hồ sơ đề nghị ký ban hành định mức lao động phải có:
+ Công văn đề nghị ký ban hành mức lao động
+ Hệ thống định mức lao động mới và bản thuyết minh phương pháp, các
bước xây dựng mức lao động mới.
+ Hệ thống định mức đang áp dụng (hệ thống mức cũ nếu có).
+ Đề nghị các biện pháp tổ chức – kỹ thuật đảm bảo cho mức được đưa vào
áp dụng
+ Đề nghị các chế độ (tiền lương, tiền thưởng) đối với người lao động khi áp
dụng hệ thống mức mới.
5.2.4. Sửa đổi mức lao động
5.2.4.4. Ban hành mức sửa đổi
- Trước khi ban hành mức sửa đổi, phải:
+ Áp dụng kịp thời các biện pháp tổ chức- kỹ thuật đã dự kiến
+ Báo cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày để làm thử và để cán bộ
định mức kiểm tra thêm chất lượng của mức sửa đổi trong thực tế sản xuất
+ Cử cán bộ giúp đỡ người lao động áp dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến
và nắm được kỹ thuật mới để đạt và vượt mức mới.
- Sau khi sửa đổi mức, năng suất lao động tăng, đơn giá tiền lương sản phẩm
sẽ hạ => gây những tâm lý không thuận lợi ở người lao động. Vì vậy, cần tiến
hành sửa đổi mức thận trọng, chính xác và làm tốt công tác tư tưởng cho
công nhân: tuy đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm hạ nhưng thu
nhập tiền lương sản phẩm sẽ tăng lên do năng suất lao động tăng => việc sửa
đổi mức giúp công nhân nâng cao mức sống; giúp doanh nghiệp hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm;
tạo thêm việc làm cho người lao động...
5.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác định mức lao động
5.2.5.1. Chỉ tiêu tăng năng suất lao động
$%&$ $()'
!" = =
$%&' $()$
Hoặc
$%&$ − M./0 $()' − $()$
∆w = x 233% = x 233%
$%&' $()$

Trong đó:
IW là chỉ số năng suất lao động sau khi sửa đổi mức (so với mức cũ)
DW là tỷ lệ % vuợt năng suất lao động sau khi sửa đổi mức (so với
mức cũ)
MSLM , MSLC tương ứng là mức sản lượng mới và mức sản lượng cũ
MTGM , MTGC tương ứng là mức thời gian mới và mức thời gian cũ.
5.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác định mức lao động
5.2.5.2. Chỉ tiêu tiết kiệm quỹ lương

FTK = (ĐGmới − ĐGcũ ) x QK

Trong đó:
FTK: phần quỹ lương sản phẩm được tiết kiệm sau khi áp dụng mức
mới.
ĐGcũ , ĐGmới: tương ứng là đơn giá tiền lương của một đơn vị sản
phẩm trước và sau khi áp dụng mức mới.
QK: kế hoạch sản xuất (số lượng sp sản xuất) kỳ kế hoạch kể từ khi
áp dụng mức mới.
5.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác định mức lao động
5.2.5.3. Chỉ tiêu tiết kiệm thời gian lao động

TTK = (!"#$ – !"#% ) x Q '

Trong đó:
TTK : là tổng thời gian lao động tiết kiệm được do áp dụng mức mới
MTGM , MTGC: tương ứng là mức thời gian mới và mức thời gian cũ
QK: kế hoạch sản xuất (số lượng sp sản xuất) kỳ kế hoạch kể từ khi
áp dụng mức mới.
TCA
M TG = Ttn ´
TTN

1. Trình bày thành phần của tổ chức bộ máy công tác định mức
lao động và nhiệm vụ của Hội đồng định mức lao động trong
doanh nghiệp.

2. Trình bày các điều kiện đưa mức vào áp dụng thường xuyên
trong doanh nghiệp.

3. Nêu và phân tích các trường hợp cần sửa đổi mức lao động.

You might also like