You are on page 1of 4

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nếu các nhân vật trong những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thời kì trước năm 1975 được nhìn
nhận từ khía cạnh tiêu chuẩn đạo đức cách mạng, sự cống hiến đối với đất nước thì sau năm 1975,
ông nhìn nhận nhân vật của mình ở phương diện đời tư, thế sự. Nổi bật trong số đó là nhân vật
người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu sáng
tác năm 1987.

Người đàn bà ấy là nhân vật chính trong khung cảnh bình minh ở nơi đầm phá miền Trung - chiến
trường cũ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng thời kháng chiến chống Mĩ. Nếu không vì Phùng
muốn “thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh” thì có lẽ
anh sẽ không bắt gặp được người phụ nữ này và cũng sẽ không có cơ hội để vỡ lẽ ra nhiều điều từ
thực tế cuộc sống và nghệ thuật. Người đàn bà không được Nguyễn Minh Châu gọi bằng một tên
riêng nào cả, ông chỉ gọi người phụ nữ lam lũ ấy bằng những đại từ phiếm chỉ như “người đàn bà”,
“mụ”. Phải chăng đây là dụng ý của tác giả vì chị chỉ là một trong vô số những người đàn bà làng
chài ở các vùng biển khác cũng vô danh, nhỏ bé và có một cuộc đời bình thường giống như họ?
Phải chăng cũng vì không có một tên gọi cụ thể mà hình tượng nhân vật lại có sức khái quát lớn?

Chị là người phụ nữ “trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển,
cao lớn với những đường nét thô kệch”. Chị bị rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng
kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Tấm lưng áo của chị đã “bạc phếch và rách rưới”.
Với những chi tiết miêu tả ngoại hình như vậy, Nguyễn Minh Châu đã khiến bạn đọc hình dung ra
một người đàn bà lam lũ, vất vả, chật vật để đối mặt với cuộc sống mưu sinh trên biển đầy hiểm
nguy.

Dường như số phận đã đẩy hết bất hạnh lên con người chị nhưng chị lại cam tâm chịu đựng mà
không hề có một lời trách móc. Ngoại hình chị xấu xí, vì thế mà đàn ông trong phố không ai lấy chị
rồi chị “có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan
lưới”. Người đàn ông chị lấy khi ấy là một người “cục tính nhưng hiền lành” và không bao giờ đánh
đập vợ. Nhưng có lẽ vì sự khắc nghiệt của cuộc sống mưu sinh mà anh ta trở nên vũ phu khiến chị
thường xuyên phải chịu những trận đòn roi tàn nhẫn: “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận
nặng”. Hành động của người chồng khiến vị chánh án Đẩu phải gay gắt thốt lên rằng: “Cả nước
không có một người chồng nào như hắn.Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị:
Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”. Chị đã phải chịu đựng bao nhiêu cơn thịnh
nộ từ người chồng, chịu đựng bao sự khổ cực, bấp bênh của cuộc sống hàng chài mà không bao giờ
phản kháng. Chị cam chịu số phận bởi chị là một người vị tha, bao dung và hiểu chuyện.

Người đàn bà hàng chài là người thấu hiểu chồng mình hơn ai hết. Chị hiểu tại sao người đàn ông
hiền lành trước đây lại trở nên nóng tính, bạo lực đến như vậy. Nguyên nhân cũng là do sự đói khổ,
bấp bênh của cuộc sống thường ngày. Cuộc sống ấy khổ cực nhường nào khi “vào các vụ bắc, ông
trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm
muối”. Là một trụ cột vững chắc cho gia đình, là một người chồng, người cha nên có người đàn ông
nào lại dửng dưng vô cảm trước sự đói khổ của vợ con mình. Anh ta đánh vợ không phải vì thù ghét
vợ mà là vì anh ta bế tắc, cùng quẫn trước cuộc đời khi không thể lo cho gia đình một cuộc sống
sung túc. Vì không có cách nào khác để giải tỏa những tâm trạng tiêu cực đó nên “bất kể khi nào
thấy khổ quá” là anh xách vợ ra đánh. Khi chánh án Đẩu và Phùng khuyên người đàn bà nên bỏ
chồng thì chị đã “chắp tay lại vái lia lịa”: “Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù
con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Rồi chị đã bào chữa cho chồng bằng các lí lẽ xác đáng và tự
nhận hết lỗi lầm về mình: “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”;
“nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật”. Phải chịu những
trận đòn roi và sự đánh đập của chồng có người phụ nữ nào không đau đớn nhưng người đàn bà
hàng chài ý thức được nguyên nhân dẫn đến hành động bạo lực của người chồng nên chị không hề
oán trách, căm giận mà còn hết lòng bao dung, vị tha: “Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn
nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”.

Không chỉ vậy, người đàn bà hàng chài còn là một người mẹ hết lòng thương con và giàu đức hi
sinh. Chị muốn các con của chị được đón nhận tình yêu thương của cả bố và mẹ. Chị muốn các con
được lớn lên trong không khí hòa thuận, vui vẻ của gia đình nên chị đã xin chồng lên bờ đánh để
các con không phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình từ chính người bố của mình. Các con còn nhỏ,
chúng chưa thể hiểu được nguyên nhân dẫn tới sự bạo lực của bố nên có thể sẽ căm thù, oán giận
bố. Chị xin lên bờ đánh là để tránh cho các con những sự tổn thương về mặt tinh thần. Khi thằng
Phác trông thấy bố đang dùng chiếc thắt lưng “quật tới tấp” vào lưng mẹ thì nó đã “như một viên
đạn trên đường lao tới đích đã nhắm”, “nhảy xổ vào người đàn ông” giằng lấy chiếc thắt lưng rồi
“lảo đảo ngã dúi xuống cát” vì hai cái tát của bố. Người đàn bà đã “ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra,
chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”. Chị không muốn Phác căm thù bố và cũng không
muốn nó trở nên bạo lực như bố. Đó là đứa con mà chị yêu nhất nhưng người đàn bà phải gửi nó lên
rừng với ông ngoại chỉ vì “sợ thằng bé có thể làm điều gì dại dột đối với bố nó”.

Người đàn bà ấy nhất quyết không bỏ chồng vì “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải
có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào
cũng trên dưới chục đứa”. Chị sống vì con nhiều hơn là sống cho mình. Vì con mà chị có thể nhẫn
nhục, cam chịu, vì con mà chị tiếp tục sống với người đàn ông vũ phu ấy chứ không tìm cách giải
thoát cho mình. Các con chính là nguồn vui, nguồn hạnh phúc của chị bởi đối với chị: “Vui nhất là
lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Đối với một người mẹ, dù bản thân có phải chịu
đựng bao nhiêu sự khốn khổ thì họ vẫn luôn muốn các con có một cuộc sống no đủ.

Tuy là người phụ nữ quê mùa nhưng chị lại rất hiểu chuyện. Chị hiểu được lòng tốt của Phùng và
Đẩu nhưng đã từ chối lòng tốt ấy: “Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…
cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”; “Là bởi vì
các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà
trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Những lời giãi bày của chị đã khiến vị chánh án và người
nhiếp ảnh hiểu ra nhiều điều. Cuộc sống vốn không hề đơn giản như cách mà chúng ta vẫn nghĩ và
có những lí thuyết sách vở không thể nào giải quyết một cách thấu đáo ở t
rong thực tế. Phùng và Đẩu khuyên người đàn bà li hôn nhưng họ lại không hiểu được những nỗi
khổ tâm của chị, không hiểu được tình nghĩa vợ chồng chung sống với nhau bao lâu nay của chị.

Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài với sự đối lập về ngoại hình và
tính cách, giữa sự bất hạnh chị phải gánh chịu với tấm lòng vị tha, bao dung và đức hi sinh của chị.
Người đàn bà ấy đã mang đến cho tất cả bạn đọc chúng ta một cách nhìn nhận thực tế và bao quát
hơn về con người và cuộc đời. Vẻ đẹp của của chị được ẩn sâu bên trong vẻ bề ngoài rách rưới, cam
chịu. Và tác giả đã “đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người” để phát hiện và trân trọng vẻ
đẹp tâm hồn, nhân cách trong những nhân vật của mình.

Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công nhân vật người đàn bà hàng chài. Nhân vật này đã giúp
bạn đọc cảm nhận được sự thấu hiểu, sự đồng cảm và tình thương mà tác giả dành cho nhân vật của
mình. Qua đó, Nguyễn Minh Châu cũng phần nào khẳng định mình xứng đáng với vị trí là một
trong những “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh” (Nguyên Ngọc) trong công cuộc đổi mới
nền văn học Việt Nam.

Phân tích nhân vật Phùng

Trong thể loại văn xuôi viết về người dân Việt Nam trước năm 1945 có rất nhiều tác phẩm để đời.
Với cuộc sống cùng cực dưới ách thống trị của bọn chúa đất ở miền núi, chúng ta có "Vợ chồng A
Phủ", hay chủ nghĩa anh hùng đậm chất sử thi – "Rừng Xà nu"… Nhưng sau đó, năm 1986, xã hội
có sự thay đổi, nước ta xóa bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường vì thế văn học cũng có
bước chuyển mình. Đề tài thế sự và đạo đưc được các nhà văn xoáy sâu vào khai thác. Và "Chiếc
thuyền ngoài xa" là một tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ ấy.

Được coi là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất"( Nguyên Hồng), Nguyễn Minh Châu- cây
bút tiên phong của văn học Việt nam thời kỳ đổi mới đã có nhiều tác phẩm ấn tượng. Một trong
những tác phẩm thành công của ông là "Chiếc thuyền ngòai xa". Truyện ngắn được sáng tác năm
1983 đến nawm1987 in trong truyện ngắn cùng tên. Truyện ngắn tiêu biểu cho cảm hứng đời tư thế
sự, tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới. truyện ngắn có một tình huống
truyện hết sức độc đáo. Tình huống ấy được thể hiện qua nhãn quan của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
Nhân vật này được coi là nhân vật thể hiện triết lý cũng như quan điểm của tác giả, là phương tiện
để tác giả mang suy nghĩ của mình đưa đến cho người đọc.

Tình huống truyện trong tác phẩm là tình huống nhận thức, một tình huống bất ngờ và đầy nghịch
lý. Tình huống nhận thức này là được dành cho nhân vật Phùng. Phùng là nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo
yêu cầu của trưởng phòng, anh tới một vùng biển từng là chiến trường xưa của anh để chụp những
bức ảnh cho tấm lịch nghệ thuật thuyền và biển. Tại đây anh đã nhận thức được nhiều điều. Cảm
xúc của nhân vật này qua những phát hiện của mình đã thể hiện nội tâm cũng như suy nghĩ của anh,
giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp nơi con người này.

Trước hết, anh là người có tâm hồn nghệ sĩ. Sau mấy buổi sáng "phục kích", anh đã chụp được
"cảnh đắt trời cho". Đó là cảnh ban mai vùng ven biển, với "mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe
vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào". Với
tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đắm say, ca tụng cảnh đẹp như "bức tranh mực tàu của danh họa thời
cổ". Rồi anh cảm thấy tràn ngập niềm hạnh phúc"bối rối, tái tim như có gì đó bóp thắt vào". Anh
thấy được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn, cảm nhận được chân- thiện-mĩ của cuộc đời.
Anh cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo và thanh khiết. Từ đó, anh nhận
thức "bản thân cái đẹp là đạo đức". Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, anh đã đưa đến cho
người đọc một quan niệm về cái đẹp. Đó chính là cái đẹp là phải có tác dụng thanh lọc tâm hồn,
hướng con người đến cái hoàn mĩ.

Không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ, nhân vật Phùng còn là một người tốt bụng, có lòng đồng
cảm với mọi người, mang những đức tính của một người chiến sĩ. Điều này được thể hiện qua phát
hiện thứ hai của anh. Từ chiếc thuyền đẹp như ngư phủ kia, bước ra một cặp vợ chồng: người đàn
bà xấu xí mỏi mệt, người đàn ông thô kệch dữ dằn. Họ là những con người hiện thân cho sự lam lũ,
nhọc nhằn, nghèo khó của người dân hàng chài. Sẽ không có gì nếu cảnh tượng nghiệt ngã này
không xảy ra trước mắt anh. Người chồng đánh đạp vợ một cách dã man, vừa đánh vừa chửi "mày
chết đi cho ông nhờ", "chúng mày chết đi cho ông nhờ". Người vợ thì cam chịu trận đòn, không hề
phản kháng lại. Đứa con thương mẹ, xông vào đánh lại bố thì bị ăn hai cái tát. Một cảnh bạo lực gia
đình diễn ra ngay trước mắt Phùng. Mặc dù đã chứng kiến biết bao cảnh đau thương trên chiến
trường nhưng anh vẫn không khỏi kinh ngạc trước sự việc này. Nó hoàn toàn trái ngược với cảnh
đẹp thơ mộng nơi đây. Với anh- một người đã trải qua bao nhiêu khó khăn, vượt qua thời kì khó
khăn của chiến tranh, anh không thể để cảnh bạo hành này tiếp tục diễn ra. Anh đã nói chuyện này
với chánh án Đẩu- bạn của anh. Anh mong muốn mình có thể giúp gì được cho người đàn bà nghèo
khổ kia. Quả là một người chính nghĩa. Anh luôn đứng về lẽ phải, muốn bảo vệ lẽ phải và phê phán
tố giác những điều xấu, điều ác.

Ngoài ra, nhân vật Phùng còn là người chịu thay đổi suy nghĩ cho phù hợp với hoàn cảnh, không
bảo thủ, chấp nhận những cái sai của mình. Ngay từ ban đầu, khi chụp được "cảnh đắt trời cho", anh
đã cho rằng cái đẹp là đạo đức, có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Nhưng khi chứng kiến
cảnh bạo hành bên chiếc xe tăng hỏng cùng với những tâm sự của người đàn bà hàng chài, anh đã
nhận ra những điều mới. Anh nhận thức được là phải nhìn nhận mọi việc một cách toàn diện Triết
lý mà Phùng nhận ra cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Nghệ thuật không chỉ bắt
nguồn từ cuộc sống mà phải gắn liền với cuộc sống.

Nhân vật Phùng là nhân vật không thể thiếu trong tác phẩm này của Nguyễn Minh Châu. Anh vừa
là nhân vật tạo tình huống, vừa là nhân vật gắn kết các sự kiện truyện với nhau, thể hiện thông điệp
mà tác phẩm muốn gửi gắm. Là một người có tâm hồn chiến sĩ và nghệ sĩ, Phùng đã để lại nhiều ấn
tượng tốt trong lòng người đọc.

You might also like