You are on page 1of 7

PHÂN TÍCH GIẢN ĐỒ XRD CỦA TiO2

Đặng Khánh Hồng, Tống Hoàng Quỳnh Trâm, Nguyễn Nhật Yến Nhi

TÓM TẮT: Trong báo cáo này chúng tôi báo cáo kết quả phân tích giản đồ XRD của
TiO2. Sử dụng phương pháp vật lý để làm giảm kích thước hạt TiO 2 tạo ra vật liệu ở
dạng bột có kích thước nano. Sau đó sử dụng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) để
phân tích cấu trúc của vật liệu. Kết quả phân tích cho thấy đây là TiO2 dạng anatase.

Từ khóa: TiO2, cấu trúc tinh thể, nhiễu xạ tia X.

1. GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU TiO2

TiO2 là chất màu trắng, khi gia nhiệt chuyển sang màu vàng và khi làm lạnh thì
trở lại màu trắng. Tinh thể TiO2 có độ cứng cao, khó nóng chảy (T nc0 = 18700C). TiO2
không tan trong nước, không tan trong các acid như: acid sunfulric và acid chlohidric
kể cả khi đun nóng. TiO2 có cấu trúc ổn định do đó TiO2 rất bền về mặt hóa học. TiO2
là một chất bán dẫn có năng lượng vùng cấm cao, tồn tại dưới nhiều hình dạng cấu
trúc khác nhau.

TiO2 có 4 dạng cấu trúc tồn tại là rutile, anatase, brookite, TiO 2 vô định hình.
Rutile là dạng bền phổ biến nhất của TiO 2, có mạng lưới tứ phương trong đó mỗi ion
Ti4+ được ion O2- bao quanh kiểu bát diện, đây là kiến trúc điển hình của hợp chất có
công thức MX2, anatase và brookite là dạng giả bền và chuyển thành rutile khi nung
nóng trên 7000C. Tất cả các dạng tinh thể đó của TiO 2 tồn tại trong tự nhiên như là các
khoáng, nhưng chỉ có rutile và anatase ở dạng đơn tinh thể được tổng hợp ở nhiệt độ
thấp. Trong tự nhiên bền nhất là dạng anatase và rutile. Các dạng tinh thể rutile,
anatase đều thuộc hệ tinh thể tứ diện (tetragonal). Tuy nhiên trong tinh thể anatase
khoảng cách Ti-Ti lớn hơn và khoảng cách Ti-O ngắn hơn so với rutile.
Hình 1. Cấu trúc của tinh thể TiO2: (a) rutile; (b) anatase và (c) brookite

Cấu trúc của rutile gồm các bát diện TiO 6, trong đó mỗi nguyên tử Ti có 6
nguyên tử O ở xung quanh, ngược lại mỗi O có 3 nguyên tử Ti ở xung quanh. Hệ của
nó thuộc hệ tứ phương tâm khối cũng có thể mô tả cấu trúc theo kiểu xếp khít lục
phương các quả cầu theo kiểu ABAB. Cation Ti 4+ chiếm 1/2 số hốc bát diện theo trật
tự, cứ mỗi hốc bỏ trống thì có một hốc bị chiếm bởi ion Ti4+.

TiO2 anatase có các hốc bát diện TiO 6 mỗi nguyên tử Ti có 6 O ở xung quanh
gần nhất, mỗi O cũng có 3 nguyên tử Ti ở gần nhất. Điều khác biệt với rutile là ở chỗ
anatase có các hốc bát diện biến dạng dài hơn, đó là sự ghép đôi hai “kim tự tháp”
nhọn tạo nên một bát diện nhọn. Chính vì sự biến dạng đó mà cấu trúc của anatase
xốp hơn so với cấu trúc của rutile. Ở nhiệt độ 915 0C thì anatase tự động chuyển sang
cấu trúc của rutile. Giá trị trọng lượng riêng của rutile lớn hơn so với anatase, chỉ số
khúc xạ của rutile cao hơn so với chỉ số khúc xạ của anatase.

Cấu trúc của brookite thuộc hệ trực thoi. Tính chất hóa học và vật lý hoàn toàn
tương tự với các dạng khác của TiO2, tuy nó có khác về cấu trúc. Ở nhiệt độ 750 0C thì
nó tự động chuyển sang cấu trúc của rutile. Nó thường có màu xám hoặc màu trắng.

Ngoài 3 thù hình nói trên thì TiO 2 còn tồn tại dạng vô định hình nhưng không
bền do để lâu trong không khí ở nhiệt độ phòng hoặc khi được nung nóng thì chuyển
sang dạng anatase. Trong các dạng thù hình TiO 2 thì dạng anatase thể hiện hoạt tính
quang xúc tác cao hơn các dạng còn lại.

TiO2 được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: sơn, nhựa, giấy, da,
linh kiện điện tử, mỹ phẩm, dược phẩm… Đặc biệt, TiO 2 ở kích thước nano có khả
năng làm sạch môi trường. Khi được chiếu ánh sáng, nano TiO 2 trở thành một chất
oxy hóa – khử mạnh nhất trong số những chất đã biết (gấp 1,5 lần Ozon, gấp 2 lần Cl -
là những chất thông dụng vẫn được dùng trong xử lý môi trường). Từ đó, TiO 2 còn
được gọi là chất xúc tác quang hóa hay quang xúc tác.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1 Chế tạo mẫu vật liệu TiO2

Có một số phương pháp để tổng hợp TiO 2 nano như là phương pháp sol – gel,
phương pháp thủy nhiệt, phương pháp vi sóng và phương pháp vật lí. Ở nghiên cứu
này phương pháp vật lí được sử dụng để làm giảm kích thước hạt TiO 2. Một lượng bột
TiO2 100g được cho vào máy nghiền có quay tốc độ cao. Nó được nghiền đều và
nghiền kỹ trong 15 phút với sự thận trọng tối đa để tránh nhiễm bẩn. Cuối cùng, bột
mịn được tách ra. Do đó, bột TiO2 số lượng lớn đã được tạo ra ở dạng bột có kích
thước nano. Vật liệu dạng bột được đóng gói trong túi nhựa và bảo quản ở nhiệt độ
phòng bình thường cho đến khi sử dụng.
2.2 Phân tích mẫu bằng phương pháp nhiễu xạ tia X
Phương pháp nhiễu xạ tia X là một trong những phương pháp thường được sử
dụng để nhận dạng cấu trúc và độ tinh thể của vật liệu.
- Nguyên tắc: Tia X là một dạng bức xạ điện từ có bước sóng từ 0,01 đến 10nm, tương
ứng với tần số từ 30 petahertz đến 30 exahertz (3x10 10 Hz - 3x1019 Hz) và năng lượng
trong khoảng từ 100 eV đến 100 keV. Khi chùm tia X tới bề mặt tinh thể và đi sâu vào
bên trong mạng lưới tinh thể thì mạng lưới này đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ
đặc biệt. Các nguyên tử, ion bị kích thích bởi chùm tia X sẽ thành các tâm phát ra các
tia phản xạ gọi là nhiễu xạ tia X. Hình dưới đây miêu tả mối liên hệ giữa khoảng cách
giữa hai mặt phẳng song song kề nhau dhkl, góc giữa chùm tia X với mặt phản xạ và
bước sóng ( λ ) bằng phương trình Vulf-Bragg:
2dhkl.sin θ = n λ
Số nguyên n được gọi là bậc nhiễu xạ; giá trị của nó là 1 trong tính toán.

Phương trình Vulf-Bragg là phương trình cơ bản để nghiên cứu cấu trúc tinh
thể. Căn cứ vào cực đại nhiễu xạ trên giản đồ (giá trị 2 θ ) có thể suy ra được khoảng
cách d theo phương trình trên, so sánh giá trị d vừa tính được với giá trị d chuẩn ta sẽ
xác định được thành phần cấu trúc mạng tinh thể của vật liệu cần nghiên cứu. Chính vì
vậy, phương pháp này được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật
liệu.
Phân tích XRD của mẫu hạt nano TiO 2 đã chuẩn bị được thực hiện bằng máy
đo nhiễu xạ Bruker, tia X Cu - Kα có bước sóng (λ)=1,5406 Å và dữ liệu được lấy cho
dải 2θ từ 10° đến 70° với bước 0,1972°.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chart Title
101

40

35

30

25

20
200

15
004

105
211

10
204

215
220
116

0
10 20 30 40 50 60 70 80
Hình 2. Giản đồ XRD của hạt nano TiO2

Hình 3. Giản đồ XRD của anatase (TiO2)

Mẫu nhiễu xạ tia X của các hạt nano Titania tổng hợp được thể hiện trong hình
1. Từ giản đồ nhiễu xạ tia X thu được ta nhận thấy trong giản đồ nhiễu xạ tia X xuất
hiện các peak đặc trưng của pha anatase, kết quả này cho thấy đây là TiO 2 dạng
anatase.

Các dạng tinh thể anatase thuộc hệ tinh thể tứ diện (tetragonal) nên công thức
vị trí peak nhiễu xạ bột có dạng:

1 h2+ k 2 l 2
= + 2
d 2hkl a2 c

Hằng số mạng của mẫu TiO2 có thể được tính toán như bảng dưới đây:

hkl 2theta theta sin (theta) d (nm) 1/d^2 ((1/d^2)-M)


^2 1/d^2 (lt) detal
101 25.25 12.625 0.218460037 0.352467 8.049382 900.1447424 8.088482335 0.001529
004 37.77 18.885 0.323511617 0.238013 17.65218 416.144338 17.7667691 0.013131
200 47.99 23.995 0.406462949 0.189439 27.86509 103.7689168 27.91223707 0.002223
105 53.96 26.98 0.453466699 0.169803 34.68242 11.35270886 34.73863599 0.003161
211 55.12 27.56 0.46246104 0.166501 36.07189 3.920037456 36.0007194 0.005065
204 62.74 31.37 0.520325631 0.147984 45.66348 57.93772839 45.67900617 0.000241
116 68.99 34.495 0.56608274 0.136023 54.04784 255.8736013 53.93134901 0.013571
220 70.27 35.135 0.575250661 0.133855 55.81267 315.4487123 55.82447413 0.000139
215 75.12 37.56 0.609328413 0.126369 62.6212 603.6558479 62.65087306 0.00088

a 0.378558
c 0.948977
R2 0.999985031

4. KẾT LUẬN

Chế tạo mẫu TiO2 bằng phương pháp vật lý theo phương pháp linh hoạt, không
độc hại và an toàn sinh học, ở nhiệt độ phòng mà không sử dụng bất kỳ thành phần
hóa học nào. Phương pháp này là nguồn duy nhất, không có chất xúc tác, đơn giản,
kinh tế và thân thiện với môi trường nên sẽ phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.
Kết quả phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) phân tích cho thấy pha chính tồn tại trong
vật liệu là TiO2 dạng anatase.

5. LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên em xin cảm ơn đến thầy Đinh Quang Khiếu đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức để tụi em có thể thuyết trình báo cáo một cách tốt nhất .
Với vốn kiến thức trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm báo cáo
mà còn là kiến thức quý bấu để em có thể hiểu thêm về titandioxit (TiO 2).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]https://123docz.net/document/199492-nghien-cuu-dieu-che-khao-sat-cau-truc-va-
tinh-chat-cua-titan-dioxit-kich-thuoc-nano-met-duoc-bien-tinh-bang-nito.htm#fulltext-
content

[2]https://123docz.net/document/274990-nghien-cuu-dieu-che-khao-sat-cau-truc-va-
tinh-chat-tio2-kich-thuoc-nano-met-duoc-bien-tinh-bang-luu-huynh.htm

[3]http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/4789/3/Tomtat.pdf

[4]https://hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1294/NOIDUNGLA.pdf
[5]https://hueuni.edu.vn/portal/vi/data/bandtdhlocal/
20210601_134611_NOOIDUNGLA_NVNGHIA.pdf

[6]https://www.slideshare.net/nhuphung96/tio2-graphene

[7]https://issuu.com/daykemquynhonofficial/docs/ncdctio2ktn/18

You might also like