You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


……….⁎⁎⁎………

BÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG EO BIỂN ĐÀI LOAN SAU
CHUYẾN THĂM ĐẾN ĐÀI LOAN CỦA BÀ PELOSI TÁC
ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ MỸ - TRUNG VÀ ĐỘNG THÁI
HAI BÊN

Giảng viên: thầy Lục Minh Tuấn


Môn: Quan hệ quốc tế
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh Tâm
Lớp: K22409. MSSV: K224091173
MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................

1.1 Lý do chọn đề tài

......................................................................................................................

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

......................................................................................................................

1.3 Đối tượng nguyên cứu

......................................................................................................................

1.4 Phương pháp nguyên cứu

......................................................................................................................

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................

2.1 KHỦNG HOẢNG EO BIỂN ĐÀI LOAN SAU CHUYẾN THAM

CỦA BÀ PELOSI TÁC ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ MỸ - TRUNG

QUỐC VÀ ĐỘNG THÁI HAI BÊN

............................................................................................................................

2.1.1 Theo dòng sự kiện................................................................................

2.1.2 Động thái của Trung Quốc

........................................................................................................................
2.1.3 Lập trường và quan điểm của Mỹ

........................................................................................................................

2.1.4 Đánh giá của thế giới

........................................................................................................................

2.2 QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM

...........................................................................................................................

2.3 QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH CỦA TÁC GIẢ VỀ SỰ KIỆN

...........................................................................................................................

PHẦN 3: KẾT LUẬN................................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài


Mối quan hệ Mỹ - trung đã trở thành một trong những mối quan hệ quan trọng
nhất của quan hệ quốc tế hiện nay. Những sự kiện diễn ra trong mối quan hệ đó
luôn gây ra sự quan tâm lớn trên toàn thế giới. Mọi xung đột, mẫu thuẫn hay bất
đồng đều có ảnh hưởng đến chính trị và kinh tế của các nước trên thế giới. Vì vậy,
cần phải có cái nhìn khách quan, phân tích tìm hiểu để có thể có cái nhìn khách
quan hơn về một mối quan hệ quan trọng của thế giới
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để hiểu rõ vai trò của Đài Loan trong mối quan hệ Mỹ - Trung và đánh giá, làm rõ
động thái, quan điểm của hai bên.
1.3 Đối tượng nghiên cứu

Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi

Động thái của Trung Quốc, lập trường của Mỹ

1.4 Phương pháp nguyên cứu

Kết hợp phương pháp so sánh, nguyên cứu, phân tích từ các tài liệu, báo cáo khoa
học, các bài báo uy tín

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

2.1 KHỦNG HOẢNG EO BIỂN ĐÀI LOAN SAU CHUYẾN THAM CỦA BÀ
PELOSI TÁC ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC VÀ ĐỘNG
THÁI HAI BÊN

2.1.1 Theo dòng sự kiện

Từ tối 2/8 đến chiều 3/8, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã có chuyến thăm
Đài Loan (Trung Quốc). Chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của bà Pelosi là
chuyến thăm đầu tiên của một nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ trong 25 năm qua và
là một phần của chuyến công du châu Á. Hành động đó được Trung Quốc coi là
“hành động khiêu khích chính trị lớn” và thách thức chủ quyền nước này. 
Ngay sau khi Pelosi đặt chân lên đảo Đài Loan (Trung Quốc), một loạt cơ
quan chính phủ và Chính phủ Trung Quốc lên án chuyến thăm và cảnh báo về “tác
động nghiêm trọng” của nó đối với quan hệ Mỹ - Trung. Quân đội thông báo họ sẽ
ngay lập tức phát động “các cuộc tập trận trên không và trên biển” và đưa ra kế
hoạch cho các đợt diễn tập quân sự xung quanh đảo Đài Loan từ ngày 4-7/8
Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, bà Pelosi và phái đoàn Hạ viện Mỹ đã
tham gia một loạt cuộc họp cấp cao tại Viện Lập pháp Đài Loan (Trung Quốc) và
tại văn phòng của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tại thành phố Đài Bắc. Bà
Pelosi nói rằng phái đoàn của bà đến để gửi một "thông điệp rõ ràng" rằng "Mỹ
đứng cùng với Đài Loan”, không bỏ rơi hòn đảo này.
Việc bà Pelosi bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh để đến thăm Đài Loan (Trung
Quốc) có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ Mỹ-Trung đang gặp rắc rối

2.1.2 Động thái của Trung Quốc

Trước chuyến thăm của bà Pelosi, Trung Quốc đã có những động thái đáp trả,
chính phủ Trung Quốc liên tục tung ra những phát ngôn cứng rắn, thậm chí đe dọa
về “hậu quả” của chuyên thăm, đồng thời thực hiện nhiều động thái phô trương sức
mạnh quân sự.

Quân đội Trung Quốc (PLA) đã tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật tại eo
biển Đài Loan từ ngày 4-7/8, cấm tàu thuyền, máy bay đi vào khu vực diễn tập
quân sự. Đây là cuộc tập trận lớn nhất trong năm 2022 khi sử dụng đến 5 Cuộc tập
trận này được tổ chức gần Đài Loan hơn các cuộc tập trận trước đó

Đồng thời Chính phủ Trung Quốc cũng có những phát ngôn cứng rắn đáp trả lại
chuyến thăm của bà Pelosi. Ông Hồ Tích Tiến, cựu tổng biên tập Global Times, tờ
báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc,
tuyên bố rằng Bắc Kinh có thể “ngăn chặn máy bay chở bà Pelosi”, thậm chí “bắn
hạ” nếu cần và trong một cuộc điện đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã
cảnh cáo Tổng thống mỹ Joe Biden rằng Washington không nên “đùa với lửa” khi
đề cập đến vấn đề Đài Loan

2.1.3 Lập trường quan điểm của Mỹ

bà Pelosi nói rằng phái đoàn của bà đến để gửi một "thông điệp rõ ràng" rằng "Mỹ
đứng cùng với Đài Loan”, không bỏ rơi hòn đảo này

"Chúng tôi muốn Đài Loan luôn có tự do với an ninh”, bà Pelosi nói và ca ngợi
lòng dũng cảm của người dân Đài Loan (Trung Quốc) trong việc duy trì dân chủ.
Những phát ngôn của bà Pelosi cũng thể hiện lập trường của chính phủ Mỹ.
Chính phủ Mỹ từng tuyên bố ủng hộ chính sách “Một TQ” nhưng bên cạnh dó,
chính phủ Mỹ cũng

2.3 ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH CỦA TÁC GIẢ

Đánh giá về hành động của Trung Quốc: cuộc tập trận lớn của TQ sau khi bà
Pelosi rời khỏi Đài Loan là một tín hiệu của Trung Quốc báo với Mỹ, báo với Đài
Loan, báo với thế giới rằng Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực khi cần thiết, khẳng
định một điều rằng Trung Quốc có đủ sức mạnh quân sự để ngăn chặn độc lập Đài
Loan. Đứng trên vai trò là một đất nước có chủ quyền quốc gia, Trung Quốc luôn
xem Đài Loan là một phần của mình. Trước hành động quyết định thăm Đài Loan
của Chủ tịch Hạ viện Mỹ bà Polesi mà không thông qua Trung Quốc đã xâm phạm
đến chủ quyền quốc gia của Trung Quốc. Vì vậy, một cường quốc như Trung Quốc
họ đã có những hành động đáp trả là điều hợp lý, họ buộc lòng phải tuyên bố mạnh
mẽ để tạo dư luận trong nước đồng tình, tạo áp lực với nước khác rằng Trung Quốc
ko đùa được tới. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng, có thể xảy ra một sự đối đầu quân
sự, căng thẳng leo thang giữa Mỹ với Trung, nhưng thực chất giới lãnh đạo ở Bắc
Kinh chỉ phô trương sức mạnh cho thế giới, cho Mỹ rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực
để có thể giải quyết vấn đề Đài Loan. Đó chỉ là hành động phô trương sức mạnh,
Trung Quốc chắc chắn sẽ không muốn đối đầu trực tiếp với Mỹ, khiến cả hai rơi
vào vòng xoáy khủng hoảng. Có thể thấy được, khủng hoảng giữa Trung Quốc và
Đài Loan căng thẳng như sóng biển chứ chưa thành bão, Trung Quốc hoàn toàn có
thể dùng khả năng kinh tế và sức mạnh nội bộ để thống nhất với Đài Loan trong
tương lai, chứ chắc chắn sẽ không dùng vũ lực để thống nhất đất nước tránh đối
đầu trực tiếp với Mỹ.
Đánh giá lập trường quan điểm của Mỹ: Phía Mỹ bấy lâu nay vẫn cam kết tôn
trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Song bà Pelosi cũng nhấn mạnh rằng “Chúng
tôi muốn Đài Loan luôn có tự do với an ninh” cho thấy quan điểm của Mỹ đối với
Đài Loan như sau: eo biển Đài Loan có vị thế rất lớn, là một mắt xích quan trọng
của chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, là con
đường hàng hải quốc tế. Mỹ tuy tôn trọng cam kết nguyên tắc “Một Trung Quốc”
nhưng yêu cầu Trung Quốc phải đảm bảo nguyên hiện trạng, đảm bảo an toàn hàng
hải, hàng không, và cấm không một quôc gia nào ngăn chặn đương hàng hải này
làm mất an ninh eo biển Đài Loan.

Ngoài ra, Đài Loan còn là một con bài mà Mỹ dùng để tạo ảnh hưởng tới TQ. Đài
Loan là vùng lãnh thổ có vai trò trọng yếu đối với chất bán dẫn của thế giới. Hiện
nay Mỹ đang cố nỗ lực để cô lập Trung Quốc khỏi ngành sản xuất chip vi mạch
tiên tiến, và Đài Loan chính là mắt xích quan trọng để Mỹ có thể hiện thực hóa
điều đó. Chuyến thăm của bà Pelosi cũng đã khẳng định cho tham vọng đó của
Mỹ.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Sau hành động, quan hệ của Trung – Hoa kỳ vẫn vậy, ko có gì thay đổi cơ bản.

You might also like