You are on page 1of 36

ÔN TẬP THI CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Câu 1: Di sản và di sản văn hóa ở Việt Nam được UNESCO công
nhận?
Di sản thiên nhiên
- Vịnh Hạ Long (1994, Quảng Ninh)
- Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng (2003, Quảng Bình)
- Quần thể di tích Tràng An (2014, Ninh Bình)
Di sản văn hóa
1. Quần thể kiến trúc cố đô Huế (1993, Thừa Thiên Huế)
2. Thánh địa Mỹ Sơn (1999, Quảng Nam)
3. Phố cổ Hội An (1999, Quảng Nam)
4. Nhã nhạc cung đình Huế (2003, Thừa Thiên Huế)
5. Không gian văn hoá Cồng Chiêng (2005, Tây Nguyên)
6. Quan Họ Bắc Ninh (2009, Bắc Ninh)
7. Hội Gióng (2010, Hà Nội)
8. Hoàng Thành Thăng Long (2010, Hà Nội)
9. Hát Xoan (2011, Phú Thọ)
10. Thành Nhà Hồ (2011, Thanh Hóa)
11. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012, Phú Thọ)
12. Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013, Nam Bộ)
Câu 2:Khái niệm văn hóa, các đặc trưng và chức năng của văn
hóa?
Khái niệm Văn hóa:
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau.
-Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ
học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa);
-Theo từ điển: + Văn = cái đẹp, tốt, hoàn hảo
+ Hóa = sự biến đổi, cải tạo
=> Văn + hóa = làm cho đẹp, cho tốt
-Hay Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống mà loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học và tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa.”
Tóm lại, Văn hóa chính là một sản phẩm của xã hội loài người, là tất
cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn trên nền của thế giới tự nhiên bao gồm ngôn
ngữ, tư tưởng, giá trị, văn học, nghệ thuật (theo nghĩa hẹp),… hay
phương tiện, trang phục, cách cư xử, học thức và cả đức tin,.. (theo
nghĩa rộng) Và văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu
hiện của văn minh.
VD: Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, tổ chức lễ hội ngày mùa,
trang phục truyền thống … (theo nghĩa rộng) hoặc đi đường đâm vào
người khác không xin lỗi => thiếu văn hóa ; trình độ văn hóa => trình
độ học vấn (theo nghĩa hẹp)
Các đặc trưng và chức năng của Văn hóa
1.Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội :
1.1. Tính hệ thống :
-Văn hóa là tổng hòa các mối quan hệ mật thiết giữa các hiện tượng,
sự kiện thuộc một nền văn hóa nhằm chỉ ra các đặc trưng, các quy luật
hình thành và phát triển của nó.
-Vd: Hệ thống tổ chức lại các nguyên tắc, pháp luật làm ổn định xã
hội, kết nối con người với con người, con người với xã hội để tạo ra
khối đại đoàn kết thống nhất.
1.2. Chức năng tổ chức xã hội :
-Thông qua tính hệ thống mà văn hóa là một thực thể bao trùm mọi
hoạt động của xã hội, thực hiện chức năng tổ chức xã hội.
-Văn hóa làm tăng tính ổn định của xã hội, cung cấp cho XH mọi
phương tiện cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội
-Vd : Văn hoá gia đình góp phần duy trì và phát triển văn hoá các
nhóm cộng đồng xã hội (dòng họ, làng xã, dân tộc, giai cấp).
2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội

2.1. Tính giá trị


-Văn hóa là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Phân loại giá trị
*Theo mục đích:
- Giá trị VC: phục vụ nhu cầu vật chất của con
người: đường phố, chợ búa, nhà cửa …
- Giá trị TT: phục vụ nhu cầu tinh thần: nghệ thuật, tôn giáo, văn
học…
* Theo ý nghĩa:
• Giá trị sử dụng: sách vở, xe cộ, nhà cửa
• Giá trị đạo đức: cứu trợ, từ thiện…
• Giá trị thẩm mỹ (chân, thiện, mỹ): bản nhạc, bức tranh…
* Theo thời gian:
- Giá trị vĩnh cửu: giáo dục, hội họa…
- Giá trị nhất thời: thời trang, quan niệm tam tòng, thủ tiết…
+ Về mặt đồng đại: Cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít
tùy theo gócnhìn, theo bình diện được xem xét, sự vật hiện tượng
thuộc phạm trù văn hóa hay không xem mối tương quan giữa mức độ
giá trị và phi giá trị của chúng.
-Vd: Y phục có 2 giá trị: ứng phó thời tiết và làm đẹp.
+ Về mặt lịch đại: một hiện tượng có giá trị hay không là tùy thuộc
vào chuẩn mực VH của giai đọan lịch sử đó: quan niệm tam tòng, tứ
đức, thủ tiết…
2.2. Chức năng điều chỉnh xã hội
-Nhờ có tính giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng điều chỉnh
xã hội, giúp XH duy trì trạng thái cân bằng động của mình, không
ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường,
XH.
-Nhờ có chức năng điều chỉnh, văn hóa trở thành mục tiêu và động
lực của sự phát triển trong xã hội loài người.
 -Vd: Cộng đồng phải có sự phân công xã hội và xây dựng một thể
chế làm việc. Thể chế đó chính là văn hoá. Thể chế phải chặt chẽ,
phải có người chỉ huy, phân công lao động hợp lý. Đó chính là sự
điều tiết.
3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp
3.1. Tính nhân sinh :
-Văn hóa là sản phẩm của xã hội người: có giá trị VC và TT
- Phục vụ đời sống VC và TT của con người. VH là cái tự nhiên được
biến đổi dưới tác động của con người
-VD: Trong thời đổi mới con người dần phát triển theo nến văn hóa
mới, con người có nhận biết và đã sáng tạo ra ngôn ngữ nói, chữ viết,
nghệ thuật,công cụ sản xuất và sinh hoạt đời thường,…để phục vụ cho
đời sống con người và đó chính là văn hóa tốt đẹp mà con người tạo
ra.
3.2. Chức năng giao tiếp
Do văn hóa là sản phẩm của xã hội ngƣời nên nó trở thành sợ dây liên
kết nối liền giữa con ngƣời với con người => chức năng giao tiếp
-Một trong những đặc điểm khác biệt con người với động vật là ở sự
hợp quần thành xã hội, mà xã hội không thể hình thành và tồn tại
được nếu thiếu sự giao tiếp. Văn hóa tạo ra những điều kiện và
phương tiện (như ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu) cho sự giao tiếp
ấy, văn hóa là môi trường giao tiếp của con người.
Vd: Con người có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành
động,... để truyền đạt thông tin cho nhau.
4. Tính lịch sử và chức năng giáo dục
4.1. Tính lịch sử 
-Văn hóa là sản phẩm của xã hội người trải qua một quá trình lâu dài
và được tích lũy qua nhiều thế hệ mà nó được gọi là truyền thống văn
hóa; Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định được
tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian,
được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới
dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận,…;
-Vd: Nền văn hóa Việt Nam được gắn liền với lịch sử phát triển của
dân tộc,nó được hình thành qua các thời kì: trước hết là văn hóa qua
thời kì tiền sử ( con người săn bắt, hái lượm); thời kì đá mới( con
người đã nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ
đá, đất sét, tre, nứa, gỗ,…để làm công cụ sản xuất). Đặc biệt là con
người biết làm đồ gốm có giá trị, biết chăn nuối, trồng trọt, dịnh cư
thành từng nhóm, dân cư ngày càng đông đúc hơn…
- Gía trị mang tính lịch sử: Tác phẩm văn học, thơ văn của các nhà
thơ nhà văn thời kì phong kiến; gốm cổ
4.2. Chức năng giáo dục:
-Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là
chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Thông qua chức năng giáo
dục mà văn hóa thực
hiện chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nó là một
thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ
mai sau
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục.
-Vd :Khi đi học nhà trường, thầy cô sẽ truyền thụ những kiến thức bổ
ích cho học sinh, giáo dục để hoàn thiện hơn về tri thức và đạo đức
của conngười.
 
Ngoài bốn chức năng cơ bản trên, còn có thể nói đến các chức năng k
hác của văn hóa như chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức
năng giải trí,v.v., song chúng đều chỉ là những chức năng bộ phận
hoặc phái sinh từ 4 chức năng cơ bản đã nêu (vd:chức năng thẩm
mỹ vàchức năng giải trí chỉ có ở thành tố nghệ thuật là một bộ phận
của văn hoá;chức năng nhận thức hàm chứa trong chức năng giáo
dục).
Câu 3: Phân biệt văn hóa với văn minh, văn vật và văn hiến?
3.1.Văn hóa
Văn hóa chính là một sản phẩm của xã hội loài người, là tất cả những
giá trị vật thể do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội bao gồm: ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị, văn học, nghệ
thuật (theo nghĩa hẹp),… hay phương tiện, trang phục, cách cư xử,
học thức và cả đức tin,.. (theo nghĩa rộng). Và văn hóa là trình độ cao
trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.
VD: Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, trang phục truyền thống
3.2. Văn minh
Văn là vẻ đẹp; Minh là sáng
Trong tiếng Anh, Pháp từ civilisation = văn minh có nguồn gốc từ
tiếng La tinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị, thành phố; thị dân, công
dân.
=> Văn minh là chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa về
phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời
đại hoặc cả nhân loại.
VD: văn minh lúa nước, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu
3.3.Văn hiến
Từ “Văn hiến” là danh từ dùng để chỉ truyền thống văn hóa lâu đời và
tốt đẹp; Văn hiến là văn hóa thiên về “Truyền thống lâu đời”, mà
truyền thống lâu đời còn lưu giữ được chính là các giá trị tinh thần.
VD: chữ viết, thơ văn, phong tục tập quán
3.4. Văn vật
Văn vật (vật = vật chất) thiên về giá trị vật chất (dùng để chỉ hiền tài,
những công trình, hiện vật) có giá trị lịch sử. Khái niệm văn vật cũng
thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử.
VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng

Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh

Thiên về giá Thiên về giá Chứa cả giá trị Thiên về giá


trị vật chất trị tinh thần vật chất lẫn trị vật chất –
tinh thần Kỹ thuật

Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ


phát triển

Có tính dân tộc Có tính quốc tế

Gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều
với phương Tây
đô thị

Câu 4. Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam và nhận định của bản
thân về diễn trình văn hóa?
1.Lớp văn hóa bản địa
1.1. Giai đoạn 1: giai đoạn tiền sử
Kể từ thượng cổ đến khi hình thành nước Văn Lang.
* Thành tựu:
- Nghề trồng lúa nước
- Thuần dƣỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo)
- Trồng dâu nuôi tằm, dệt vải
- Làm nhà sàn. Dùng cây thuốc nam chữa bệnh
- Uống trà.
1.2. Giai đoạn 2: giai đoạn Văn Lang - Âu lạc
- Quốc gia đầu tiên ra đời gọi tên là Văn Lang (tương truyền có 18 vị
Vua Hùng). Sau, An Dương Vương đổi tên là Âu Lạc
- Thành tựu văn hóa chính:
+ Có thể đã tạo ra hệ thống văn tự, chữ viết, nhưng về sau bị xóa bỏ
+ Nghề luyện kim đồng, đúc đồng và điêu khắc đồng (thạp đồng,
trống đồng...)
+ Văn học dân gian, truyền thuyết, thần thoại...
2. Lớp văn hóa giao lưu với khu vực
Gồm 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và Văn hóa Đại
Việt thời tự chủ.
2.1. Giai đoạn 3: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc
- Kể từ Triệu Đà (179.tr.CN )
- Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trƣớc nguy cơ xâm lăng của
phong kiến phương Bắc.
- Những cuộc kháng chiến liên tiếp qua các thế kỉ như: Hai Bà Trưng,
Bà Triệu, Lí Bí,Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Cha
con họ Khúc, Dương Diên Nghệ và đỉnh cao là cuộc đại thắng của
Ngô Quyền năm 938.
2.2. Giai đoạn 4: Văn hóa Đại Việt thời tự chủ
- Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập.
Trải qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh (968-980), Lê Hoàn, phải
đến thời nhà Lý (1009-1225 - quốc hiệu Đại Việt được đặt vào năm
1054 thời vua Lê Thánh Tông ) nền văn hóa Đại Việt mới phát triển
mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt.
- Thời Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ, gọi
chung là thời đại văn hóa Lý - Trần.
- Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn
hóa phong kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc
lập dân tộc.
2.2. Giai đoạn 4: Văn hóa Đại Việt thời tự chủ
- Tiếp thu văn hóa Trung Hoa: hệ thống giáo dục Nho giáo, Phật giáo
Trung Hoa, Đạo giáo = Tam giáo đồng quy.
- Quốc Tử Giám xây dựng đƣợc coi nhƣ là trƣờng đại học đầu tiên,
cùng với Văn Miếu (1070).
=> khẳng định một giai đoạn phát triển cao của dân tộc
3. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới
3.1. Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam
- Đại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt (1838) sau
tên Việt Nam do Gia Long đặt (1804). Giai đoạn này tính từ thời các
chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm
thuộc địa.
- Nho giáo lại đƣợc phục hồi làm quốc giáo, nhƣng nó đã đến hồi suy
tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến
kịp phương Tây.
3.1. Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam
- Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam.
- Tuy nhiên, thời vua Minh Mạng (1820-1840) thi hành việc cấm đạo
ngặt nghèo và thảm khốc nhất, nhiều cha cố và giáo dân bị giết trong
giai đoạn này, trong đó có cha Philippe Minh ở Mặc Bắc.
- Năm 1858 tại Bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ
nƣớc ta bị đô hộ và cai trị hơn 100
3.1. Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam
- Trong giai đoạn quá trình giao lưu văn hoá Việt Namphương Tây
mà chủ yếu là Pháp đã diễn ra rất mạnh mẽ theo hướng văn hoá Việt
Nam bị cưỡng bức theo văn hoá Pháp.
- Một số công trình tiêu biểu còn sót lại chịu ảnh hưởng của văn hóa
Pháp như: Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà tại TPHCM…
3.2. Giai đoạn 6: Văn hóa hiện đại
- Kể từ khi thực dân Pháp đặt được nền cai trị trên cõi Đông Dương,
đầu thế kỉ 20, văn hóa phương Tây tự do tràn ngập vào nước ta.
- Tư tưởng vô sản Marx - Lenin đã được tiếp thu sáng tạo vào Việt
Nam qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc.
- Đất nước giành lại độc lập, thống nhất, nhân dân được tự do. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng văn hóa Việt Nam được hồi sinh và phát triển.
- Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế sâu rộng đã hình thành những
hệ giá trị mới, làm cho văn hóa Việt Nam hiện đại nhưng đậm đà bản
sắc dân tộc.
- Những thành tựu văn hóa: Văn học nghệ thuật, kiến trúc mỹ thuật,
âm nhạc,...
* Nhậc định của em về diễn trình lịch sử văn hóa việt nam
-Văn hoá dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể:
xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. -
Những thành tựu văn hoá bản địa tại các khu vực khác nhau (lƣu vực
sông Hồng, sông Mã, sông Cả v.v...) đã hội tụ với nhau, hợp thành
văn hoá Đông Sơn. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước "phôi thai"
đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng liên làng và siêu
làng (để chống giặc và đắp giữ đê trồng lúa), từ đó các bộ lạc nguyên
thủy phát triển thành dân tộc.
-Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam, đã cóba lớp văn hoá
chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớpvăn hoá giao lƣu với Trung
Quốc và khu vực, lớp vănhoá giao lƣu với phương Tây. Nhưng đặc
điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên
đã không bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử
dụng và Việt hoá các ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc.
Câu 5. Các vùng văn hóa ở Việt Nam, phân tích đặc điểm văn hóa
của các vùng văn hóa ở Việt Nam
1.Vùng văn hóa Tây Bắc
2. Vùng văn hóa Việt Bắc
3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
4. Vùng văn hóa Trung Bộ
5. Vùng văn hóa Trường Sơn -Tây Nguyên
6. Vùng văn hóa Nam Bộ
Vùng văn hóa Tây Bắc
1.Văn hóa vật chất
a. Văn hóa Nông nghiệp
Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc
nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, do vậy nông nghiệp không phải
là thế mạnh, nhưng nó lại góp phần quan trọng cho việc hình thành
những nét văn hóa truyền thống của khu vực.
Đồng bào ở thung lũng Thái Tây Bắc đã xây dựng hệ thống tưới tiêu,
được gói gọn trong 4 từ văn vần: " Mương – Phai – Lái – Lịn". Do
chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của
ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá. Cá nuôi trong ruộng vừa
ăn sâu bọ, cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa.
Cùng với suối là nơi trú ngụ của thần nước, rừng và nương rẫy cũng
là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của dân cư Tây Bắc.
Có nương thì mới có lúa, có rau quả như bầu bí, rau cải,... Còn rừng là
nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn
bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, với củ mài, bột
báng đã cứu họ khỏi chết đói. Bản làng có một thái độ rất kính trọng
với rừng, họ có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn
bắn thú, đặc biệt là những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn

Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu
khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt. Con người nơi đây còn biết
cách kết hợp ruộng với trồng hoa màu để cải thiện đời sống. Ruộng
bậc thang cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc. Điều
này đã được hàng triệu du khách tới thăm.
b. Ẩm thực
Nhờ sự kết hợp của 34 dân tộc khác nhau khiến ẩm thực của vùng đất
này hội tụ nhiều điểm đặc biệt.
Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng
ngày, trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn tại đây thường
được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc
sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm.
Đến với Tây Bắc, bạn sẽ được thưởng thức những món độc lạ. Nổi bật
nhất trong đó cần kể đến: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu
trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác…
c. Trang phục
Mỗi đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc đều có những bộ trang phục
truyền thống của họ để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.
-Trang phục của người Thái thường gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt
lưng, nón, khăn… Người dân còn sử dụng các trang sức được làm
bằng bông, kim loại…
-Trang phục của người Dao lại có phần sặc sỡ hơn. Những hoa văn
hồng, đỏ, xanh, đen kết hợp lại với nhau giúp tỏa sáng. Một bộ trang
phục của cô gái Dao thường gồm : Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang
sức vàng bạc, khăn vấn đầu.... Ngoài ra, các cô gái nơi đây còn kết
hợp trang phục để tạo nên sự hoàn chỉnh nhất trong trang phục…
-Người H’Mông : Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới
thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng, nữ thường mặc áo bốn thân, xẻ
ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Tuy
nhiên, những bộ quần áo do người dân thiết kế chủ yếu mang đặc
trưng vùng đồi núi. Váy chàm của các cô gái thường được thêu những
hoa văn xưa cổ để tạo nên đặc trưng riêng.
c. Kiến trúc nhà ở
Văn hóa dân tộc Tây Bắc còn in đậm trong từng kiến trúc nhà ở của
người dân khu vực. Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở
với lối kiến trúc khác nhau nhưng tạo nên được một Tây Bắc rất
riêng.
-Người Thái thường xây dựng nhà sàn chuẩn theo “Hướn hạn phủ
táy”. Những ngôi nhà sàn xây dựng rất tài hoa và đáp ứng được sự hài
hòa giữa không gian sống, thiên nhiên và con người. Người Thái làm
nhà có số gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa.
-Người Dao thường tạo nên các công trình nửa trệt nửa sàn phong
phú. Kiểu nhà truyền thống của người Dao được thiết kế ba gian, chắp
ghép lại với nhau bằng những nguyên liệu rời rạc.
-Người Mông thường xây dựng nhà trệt, không gác. Nhà ở gồm ba
gian với kết cấu chắc chắn được làm bằng gỗ. Gian chính được người
dân sử dụng đặt bàn thờ tổ tiên. Gian ngoài dành cho nam sinh hoạt,
gian trong dành cho việc bếp núc.
d. Đi lại, vận chuyển
Vì địa hình chủ yếu là đồi núi cao hiểm trở, lại hay có thiên tai như
xói mòn, sạt lở đấ tnên giao thông ở vùng Tây Bắc không mấy phát
triển. Và mỗi khu vực khác nhau thì giao thông đi lại cũng có sự khác
nhau. Nhưng nhìn chung người dân các dân tộc đều sử dụng xe bò, xe
ngựa để chở hàng; tàu thuyền, máng để di chuyển trên sông suối,
đường bộ thì dùng đi bộ, đi ngựa…
2. Văn hóa tinh thần
2.1 Tín ngưỡng
-Tín ngưỡng nông nghiệp: Lễ cúng rừng
Đây là nghi lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm để tạ ơn thần
rừng, nhằm tăng cường đoàn kết cộng đồng, thể hiện ý thức tôn trọng,
bảo vệ rừng, lòng biết ơn của đồng bào nơi đây với trời đất của người
dân
-Tín ngưỡng hầu hầu đồng:
Đây là một nghi lễ giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà
đồng. Người ta tin sự tái hiện hình ảnh các vị thần linh thông qua
thân xác của các ông đồng, bà đồng trong trạng thái tâm linh thăng
hoa sẽ giúp họ được gặp gỡ các vị thánh thần và cầu mong được ban
tài lộc, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu bao điều may mắn
-Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Bà con thường tổ chức lễ cúng vào ngày cúng cơm của dòng họ trong
những ngày đầu năm mới theo lịch Thái, tính theo lịch can, chi
2.2 Phong tục tập quán
- Tục lệ cưới hỏi ‘cạy cửa ngủ thăm’ của người Mường
Đây là một tục lệ đã có hàng nghìn năm tuổi của đồng bào các dân tộc
thiểu số Thái, Mông, Dao, Mường… Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện
đại ngày nay, tục ngủ thăm nhiều nơi đã không còn tồn tại.
-Nghi lễ ma chay của người Thái đen
Đây là một trong những nét văn hóa của dân tộc, phản ánh quan niệm
về tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán địa phương và mối quan hệ giữa con
người với con người
2.3 Tôn giáo
-Công giáo:
Công giáo là tôn giáo lớn nhất ở Tây Bắc hiện nay. Cho đến nay ước
tính có khoảng 20.000 người tín đồ trên tổng số hơn 200.000 tín đồ ở
Tây Bắc là người đồng bào dân tộc thiểu số. Công giáo vùng Tây Bắc
chủ yếu tập trung ở tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên
Quang.
-Tin lành:
Từ năm 1987 đã có một bộ phận người H’Mông chuyển đổi theo đạo
Tin lành, và hiện nay có khoảng trên 100 nghìn tín đồ.Theo đạo Tin
lành giúp tín đồ giảm bớt những hủ tục trong tổ chức đám cưới, đám
tang hay việc chữa bệnh.Đức tin tôn giáo khuyến khích người
H’Mông trong làm ăn kinh tế. Môi trường sống của thôn bản cũng
sạch sẽ, gọn gàng hơn, bạo lực gia đình có biểu hiện giảm.
2.4 Nghệ thuật
-Văn học: Xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hóa chuyên nghiệp bác học
chưa xuất hiện. Người Thái dù có một vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ
nổi tiếng, có chữ viết cổ nhưng tác phẩm chủ yếu bằng phương thức
truyền miệng.Mỗi dân tộc trong vùng đều có kho sáng tác ngôn từ
giàu có, đủ thể loại: tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, giao duyên, lời
khấn, lời bùa chú… Tác phẩm như Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng
hát làm dâu (H’mông), Vườn hoa núi Cối (Mường)...Người Thái còn
có cả truyện thơ lịch sử kể lại quá trình thiên di của họ vào Tây Bắc:
Bản sử ca Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú
Xớc), Lịch sử bản Mường (Quán tố Mường)
-Múa Xòe: Là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượng
văn hóa Tây Bắc
-Múa sạp: là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Mường trong
những dịp vui, rong lễ hội xuân.
2.5 Lễ hội
a) Lễ hội hoa ban
Lễ hội hoa Ban được người Thái ở tây bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm
lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc.
Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công
lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an,
bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu,
gia đình hạnh phúc…
Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ để cúng thần linh, phần hội ội
với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: ném còn, kéo co, đi cà kheo,
leo cây, chọi cù, hát đối đáp…
b) Lễ hội xuống đồng
Cứ vào dịp đầu tháng Giêng, người Tày, Nùng lại mở hội xuống đồng
để tổng kết một năm lao động, sản xuất và chuẩn bị cho công việc
gieo trồng mùa vụ mới.
Sau khi Nghi lễ cúng tế kết thúc, dân làng chuyển sang phần hội vui
chơi các trò chơi truyền thống, mỗi trò chơi đều mang ý nghĩa cầu
mùa, cầu sức khoẻ
=>Ngoài ra còn có lễ hội ‘’Trầu Sun"; “Cầu mùa” của Dân tộc Dao
hay lễ hội ‘gầu tào” của dân tộc H’Mông

Vùng văn hóa Việt Bắc


1.. Văn hoá vật chất:
a. Văn hóa Nông Nghiệp
-Các dân tộc sinh sống chính bằng nghề nông làm ruộng nước ở thung
lũng và làm nương rẫy du canh.
-Ngoài lúa nước người Tày, Nùng còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn
quả, khai thác các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế như hồi, trẩu,
chè...
-Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi
thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến
-Người Tày, Nùng có nghề thủ công phong phú, đa dạng.
b. Kiến trúc nhà ở
Người Tày- Nùng có 2 loại nhà chính:
- Nhà sàn: Dạng nhà phổ biến, gồm 2 loại là: Sàn 2 mái và sàn 4 mái.
Nếu là nhà sàn 4 mái thì 2 mái đầu hồi bao giờ cũng thấp hơn 2 mái
chính. Cầu thang lên xuống bằng tre, số bậc bao giờ cũng lẻ, không
dùng bậc chẵn.
-Nhà đất: Loại nhà xuất hiện nhiều, về qui mô, kết cấu, bố cục có
nhiều thay đổi so với nhà sàn.
c. Trang phục
Trang phục của người Tày có tính thống nhất, được phân biệt theo
giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương.
- Y phục của nam giới Tày theo một kiểu: Áo cánh 4 thân, áo dài 5
thân, khăn đội đầu và giày vải. Quần được may theo kiểu đũng chéo,
may bằng vải chàm. Họ ít dùng đồ trang sức, trang phục của đàn ông
Tày khá giản dị. Giữa nam giới Tày và Nùng khác đôi chút về kích
thước trang phục.
- Y phục của nữ giới lại đa dạng và phong phú hơn. Người phụ nữ
Nùng chỉ mặc một màu chàm, khác với người phụ nữ Tày mặc chiếc
áo lót trong màu trắng. Y phục của phụ nữ Tày- Nùng gồm áo cánh,
áo dài 5 thân, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Đồ trang sức
cũng đơn giản, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích bằng bạc.
d. Ẩm thực
- Việc chế biến món ăn của cư dân Tày Nùng một mặt có những sáng
tạo, một mặt tiếp thu kỹ thuật chế biến của tộc lân cận như Hoa,
Việt.v.v….
-Thức ăn chính là gạo tẻ, nhưng việc chế biến món ăn từ gạo nếp
được chú trọng hơn. Trong ngày tết, cốm và các loại xôi màu là
những món ăn đặc biệt hấp dẫn. Ngoài ra còn có thịt lợn quay Lạng
sơn, vịt quay Thất Khê,…
-Bữa ăn của cư dân Việt Bắc mang tính bình đẳng, nhân ái.
e. văn hóa đi lại
Đi bộ và sử dụng sức ngựa là chủ yếu

i) Văn hóa sinh hoạt


Nói đến sinh hoạt văn hóa của cư dân vùngViệt Bắc, không thể không
nói đến sinh hoạt hội chợ, ở đây là nơi để trao đổi hàng hóa, nhưng lại
cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. và có thể coi
đây là một sinh hoạt vãn hóa đặc thù của vùng Đông Bắc
2.Văn hóa tinh thần
a. Tín ngưỡng
Về tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày- Nùng hướng niềm tin của
con người tới thần bản mệnh, trời- đất, tổ tiên. Các thần linh của họ
rất đa dạng, có khác là nhiều thần như thần núi, thần sông, thần đất.
Mỗi bản đều có miếu thờ thổ công (Thổ Địa, Thành Hoàng).
b. Tôn giáo
Các tôn giáo như Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có ảnh hưởng
đến đời sống tâm linh của người dân ở Đông Bắc,
Tam giáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng
ở mức độ thấp, trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh vốn có từ
lâu đời trong dân gian
c. Văn hóa chữ viết
Trải qua các giai đoạn :
-Giai đoạn cổ đại không có chữ viết
-Giai đoạn cận đại có chữ Nôm
-Giai đoạn hiện đại, vừa có chữ Nôm, vừa có chữ Latinh.
Năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã giúp người Tày -Nùng xây dựng
hệ thống chữ viết theo lối chữ Quốc ngữ, bằng chữ cái Latinh.
d.Nghệ thuật
-Văn học dân gian Đông Bắc khá đa dạng về thể loại, phong phú về
số lượng tác phẩm, như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu
đố và đồng dao, dân ca.
-Đặc biệt, lời ca giao duyên : lượn coi và lượn lương, là những thể
loại tiêu biểu được các thế hệ trẻ Tày -Nùng ưa chuộng.
e. Lễ hội
Lễ hội của cư dân Tày -Nùng rất phong phú.
Ngày hội của toàn cộng đồng là hội Lồng tồng (hội xuống đồng), diễn
ra gồm hai phần : Lễ và hội. Nghi lễ chính là rước thần đình và thần
nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Một bữa ăn được tổ chức ngay tại
đây. Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung
còn, ảo thuật v.v...Như vậy, về bản chất, hội lồng tồng là một sinh
hoạt văn hóa.

Vùng văn hóa châu thổ Bắc bộ


A.Văn hóa vật chất
1.Kiến trúc Nhà ở
-Nhà ở của cư dân Việt Bắc Bộ thường là loại nhà không có chái;
hình thức nhà vì kèo phát triển; sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng
cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng; sắt
thép;
-Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình
theo kiểu bền chắc; to đẹp; tuy nhiên vẫn hoà hợp với cảnh quan.
Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú;
tạo ra bóng mát cho ngôi nhà
2.Trang phục
-Bộ lễ phục của nữ gồm 3 chiếc áo: ngoài cùng là áo tứ thân màu the
thâm hay màu nâu non, tiếp đến là áo màu mỡ gà và trong cùng là áo
màu cánh sen. Đầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo.
- Lễ phục của đàn ông là chiếc quần trắng áo dài the chít khăn đen.
Ngày nay trang phục của người đàn ông thì được âu hoá còn áo dài
cũng được cải tiến hơn phù hợp với nhu cầu
3. Ẩm thực
-Đặc trưng của ẩm thực châu thổ Bắc bộ là những món ăn có vị vừa
phải, thanh đạm, nhẹ nhàng, nhưng có màu sắc sặc sỡ, không đậm các
vị cay, ngọt, béo, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng hoặc mắm tôm
làm gia vị đi kèm.
- -Ngoài ra, nền ẩm thực Bắc bộ còn có rất nhiều món ăn ngon, nổi
tiếng như: Bún chả HÀ Nội
(được cựu tổng thống obama ghé ăn vào năm 2016), Bánh cuốn
Thanh Trì, Phở HÀ Nội, Cơm lam, cốm,….
4.Làng nghề
-Các làng nghề thủ công ở đây đã có lịch sử phát triển hàng trăm
năm. Và ở vùng châu thổ Bắc Bộ đã có hơn 500 làng nghề, tập trung
ở Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội,…Đặc biệt Thăng Long –
Hà Nội được coi là nơi hội tụ nhiều làng nghề, thu hút nhiều thợ giỏi
tới đây lập nghiệp.
+Làng Ngũ Xã Tràng (Hà Nội) nổi tiếng với nghề đúc đồng.Tiêu
biểu là tượng Trấn Vũ bằng đồng đen (1681) cao 4m, nặng 4 tấn;
chuôngđồng cao 1,5m: tượng Di Đà cao 3,95m, nặng 10 tấn;... .
+Làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) trong những Di sản văn hoá phi vật
thể ở nước ta. Nổi tiếng với những bức tranh: Vinh hoa, Nhân nghĩa,
Đám cưới chuột, Đàn gà,…
+Ngoài ra còn rất nhiều làng nghề khác: Lụa Hà Đông(Hà Nội),
ĐũiNam Cao(Thái Bình), Gốm Chu Đậu(Hải Dương), …
5. Di sản văn hóa
Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa
phương. Đền, đình, chùa, miếu v.v…, có mặt ở hầu khắp các địa bàn,
tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng như đền Hùng, khu vực Cổ
Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, v.v…
B.Văn hóa tinh thần
1.Tập quán
-Cư trú theo làng mạc, xóm làng ở Bắc Bộ được hình thành từ nhiều
cách thức tổ chức dựa trên cơ sở quan hệ gia đình, địa bàn, nghề
nghiệp
-Giao tiếp: Từ xa xưa đã xem miếng trầu là đầu câu chuyện, kính lão,
khiêm nhường trong giao tiếp, nó luôn xuất hiện trong nhưng buổi
cưới xin hết sức quan trọng.
2.Tín ngưỡng
-Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Đây là một phong tục lâu đời của
người Bắc Bộ. Gia đình dù giàu hay nghèo thì đều có bàn thờ tổ tiên
và hằng năm cúng giỗ cha mẹ
-Tín ngưỡng phồn thực: Khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của
con người và tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao
phối làm đối tượng.
-Tín ngưỡng thờ tứ pháp: Mang đậm màu sắc nền văn minh lúa nước.
Tứ pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trương
cho các thế lực thiên nhiên: mây, mưa, sấm, chớp.
3. Tôn giáo:
- Tiếp thu chọn lọc và có quá trình bản địa hoá tôn giáo: Phật giáo,
Nho giáo, Đạo giáo
4.Nghệ thuật
-Nền văn hóa bác học: sự phát triển của giáo dục, trọng người có
chữtrở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ.
Bao gồm văn học chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ và vô vàn các
tác phẩmnổi tiếng như Hịch tưỡng sĩ, Bình Ngô Đại Cáo,…
-Văn hóa dân gian: Múa rối nước, quan họ (bắc ninh), Hát
xoan( Phú Thọ), hát chèo (Thái Bình)
-Các lễ hội của vùng: Hội chùa Hương-Hà Tây, hội Đền Hùng-
Phú Thọ, hội Lim-Bắc Ninh.
5. Ma chay, cưới xin
-Tang lễ: Quan niệm nghĩa tử là nghĩa tận, tang nghĩa thường
được tổ chức lớn và cầu kì
-Cưới xin: Là nghi lễ cầu kỳ, linh đình, náo nhiệt, để đánh dấu bước
đi quan trọng trong cuội đời mỗi con người.

Vùng Văn hóa Trung Bộ

A. Văn hóa vật chất


1. Văn hóa sản xuất
-Người Việt ở miền Trung đã hình thành các nghề khai thác và trồng
trọt các đặc sản núi rừng như trầu, chè, tiêu,quế, mây tre, lá nón, mật
ong, trầm hương.
-Đặc biệt ở Quảng Nam, họ còn có nghề đãi vàng, nấu vàng và đúc
vàng, khai thác các mạch vàng sa khoáng.
Ở ven biển, họ hình thành các nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,
làm nước mắm, làm ruộng muối, vận tải biển. Bên cạnh đó, nghề làm
ruộng muối được duy trì ở Sa Huỳnh, Cà Ná, Hòn Khói, …
2. Nhà ở
-Người Việt thường ở nhà trệt, bố trí liên hoàng gồm nhà, sân, vườn,
ao.Nhà có kết cấu từ 3-5 gian, quay mặt về hướng Nam hoặc hướng
Tây.
-Người Chăm thường ở nhà trệt. Mỗi gia đình có những gian nhà
được cất gần nhau theo một trật tự gồm nhà khách, nhà của cha mẹ và
các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và kho
thóc, buồng tân hôn và là chổ ở của vợ chồng cô gái ú
3. Trang phục
-Nổi bật nhất trong trang phục của cư dân vùng này là cách ăn mặc
của người Huế, thướng nhắc tới những nét đặc trưng thể hiện qua
chiếc áo dài Huế, nón bài thơ, chiếc áo nối choàng gốc gác từ các cô
gái lái đò trên dòng Hương Giang, thể hiện qua màu sắc Huế và phục
sức Huế.
Cái đẹp tinh tế của áo dài xứ Huế chính là sự kết hợp giữa truyền
thống và hiện đại, vừa kín đáo nhưng lại phô ra những đường cong
trác tuyệt của người phụ nữ.
-Người phụ nữ Huế đặc biệt yêu thích áo dài tím vì họ coi màu tím là
gam màu của sự trang nhã nó nhẹ nhàng, thanh đạm và tế nhị. Màu
tím của sự thủy chung son sắt, không bao giờ thay đổi.

4. Ẩm thực
-Trong văn hóa đời thường, bữa ăn của cư dân Trung Bộ thường
nghiêng về các món hải sản, đồ biển.Người dân Trung Bộ rất thích ăn
cay và mặn.
-Là một vùng quê nghèo, xứ Nghệ vẫn được cho là chuộng sự thực
dụng, ăn chắc mặc bền. Người xứ Nghệ không chuộng sự cầu kỳ, chế
biến công phu mà chỉ thích những món ăn thô sơ, mộc mạc.
-ẩm thực Huế là trung tâm của loại hình ẩm thực cung đình của vùng
văn hóa Trung Bộ
-Có rất nhiều đặc sản nổi tiếng như:Nem chả Hóa Vang, Cơm nếp Hà
Trung,Bánh tổ Hội An, Cháo gà núi Ngự, Khoai lang Trà Kiệu, Thơm
rượu Tam Kì,..
5.Di chuyển,phương tiện
Những chiếc ghe bầu là phương tiện mưu sinh chính của cư dân
Duyên hải Nam Trung Bộ trong việc giao thương bằng đường biển
cũng như khai thác nguồn tài nguyên biển.
6. Di sản văn hóa
Trung Bộ còn khá nhiều các di sản văn hóa vồ thể cúa văn hóa
Chămpa. Đó là các địa danh Việt mà chúng ta có quyển ngà rằng, gốc
tích cứa nó phải là các địa danh Chăm, kiểu như Cồn Ràng, Cồn Lối,
Cổn Mọi. Đó là các tín ngưỡng dân gian của người Chăm như thò bà
mẹ xứ sở, thò cá voi, thờ thần biển v.v...
B. Văn hóa tinh thần
1. Tín ngưỡng, Tôn giáo
-Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng Trung Bộ khá đa
dạng,phong phú.
-Bên cạnh việc thờ Phật, Đạo, Nho, Ki tô giáo và các tín ngưỡng
dân gian khác như nhiều làng quê ở Bắc Bộ thì tùy địa phương, ta
thấy nổi lên một số hiện tượng tín ngưỡng sau:
+Người Thanh Hóa coi trọng việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu
Hạnh, Đạo Đông và thần Độc Cước. So với xứ Thanh, xứ Nghệ bộc
lộ rõ nét văn hóa duyên hải hơn, cũng chính vì lẽ đó, tín ngưỡng Tứ
vị Thánh nương ở xứ Nghệ trở nên nổi trội và có sức lan tỏa rộng ra
các nơi khác dọc biển từ Bắc tới Nam.
Đến Huế, ta như đắm chìm trong không gian văn hóa Phật giáo đậm
chất thanh tịnh,chất ấy đến từ cảnh sắc thiên nhiên và con người
hiền hậu xứ Huế
2. Phong tục
Người Kinh ở miền Trung lại có xu hướng trọng nữ.
Câu tục ngữ “Nam đầu nữ Út” thể hiện rõ ràng yếu tố văn hóa
Chăm là khi cha mẹ về già phải ở với con gái út để được chăm sóc
chu đáo hơn và tận tình hơn, vì thế mà nhiều gia đình miền Trung
có chế độ gởi rể.
Hiện nay, các cặp vợ chồng trẻ Chăm Kinh (vợ Chăm chồng Kinh
hay ngược lại) ngày càng đông trong việc chấp nhận làm đám cưới
theo lễ nghi tôn giáo Chăm
3. Nghệ thuật
-Trước hết là nghệ thuật biểu diễn: những điệu hò, điệu hát lí, hát
trò, hát sác bùa, những bài ca trên sông nước Hương Giang.
-Nét độc đáo của dân ca xứ Huế là âm sắc, ngữ âm địa phương,
không lẫn với vùng nào trên đất nước ta, đồng thời ảnh hưởng của
dân ca, âm nhạc Chămpa đối với dân ca xứ Huế là điều không thể
phủ nhận.
-Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt: đàn tranh,
đàn tỳ,đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tam xen với đàn bầu, sáo và bộ gõ
trống Huế, sanh loan, sanh tiền
-Huế còn nổi tiếng bởi nhã nhạc cung đình mà đến nay đã được tổ
chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại
4. Lễ hội
-Lễ hội dân gian xứ Huế vừa có nét giống vừa có nét khác với lễ hội
dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ.
-Hội vật Làng Sình Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch
hàng năm, được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (TTHuế) để cầu
sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu.
-Lễ hội gắn với tục thờ cúng cá voi tiếp thu văn hóa của người Chăm
để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công có công
bày cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.
Vùng văn hóa Tây Nguyên
A. Văn hóa vật chất
1. Kiến trúc nhà ở
-Nhà Rông: được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi
rừng Tây Nguyên như: cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô… và được xây cất trên
một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn. Nhà
Rông càng cao và rộng thì càng thể hiện sự giàu có, thịnh vượng,
sung túc, hung mạnh của làng
-Nhà sàn: Được xây dựng trên những khu đất vùng cao để tránh thú
dữ, chủ yếu từ những vật liệu thiên nhiên như: tre, nứa, lá tranh, dây
mây,… Với những tạo hình nghệ thuật trên những thân cột, xà ngang
thể hiện việc sung bái thiên nhiên cũng như sự mong ước về cuộc
sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào nơi đây.
2. Trang phục
Hoa văn trang phục Tây nguyên gắn bó với dáng vóc, thân thể của
con người Tây nguyên,với cuộc sống hàng ngày, với thiên nhiên
của núi rừng Tây nguyên, mang lại giá trị thẩm mỹ tuy giản dị
nhưng lại đậm đà tinh tế.
- Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo là màu đen chàm, trang
trí bằng các hoa văn màu trắng, đỏ.
-Trang phục của đồng bào Ba Na là màu chàm xanh, trang trí nhiều
văn hoa đẹp.
- Trang phục của đồng bào Gia Rai chủ đạo là màu trắng hoặc màu
chàm.
-Trang phục của người Rơ Măm, hầu như không nhuộm màu…
3. Ẩm thực
Đời sống của cư dân Tây Nguyên chủ yếu dựa vào rừng, nên trong ăn
uống mang đậm chất miền núi. Ăn uống đã trở thành nét văn hóa ẩm
thực độc đáo cho vùng Cao Nguyên này. Rượu cần là đồ uống phổ
biến và bất biến với các cư dân nơi đây, thường được dùng trong các
dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và đãi khách. Cơm lam là
niềm tự hào nơi đây và được xem là món ăn của núi rừng
Từ những món ăn nhẹ nhàng của Đà Lạt như: Bánh căn, bánh xèo,
canh atiso hầm giò heo; thịt nướng… đến những món ăn dân dã của
đồng bào dân tộc như: Gỏi trứng kiến, heo ướp lá mắc mật, canh
trứng kiến lá giang (Đắk Lắk, Gia Lai).
4. Di sản văn hóa
- Văn hóa cồng chiêng
Cồng chiêng đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong
nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn
ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu
nhiên.
Trải qua 15 năm bảo tồn và phát triển, kể từ sau khi được UNESCO
công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại ngày 25/11/2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần
phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất cao nguyên
B. Văn hóa tinh thần
1. Tín ngưỡng
-Tín ngưỡng về Linh hồn là loại hình tín ngưỡng được bảo lưu một
cách rõ nét nhất, nổi trội nhất, đan xen, pha trộn với các tín ngưỡng
Vật linh, Ma thuật.
Đối tượng thờ cúng trong các loại hình tín ngưỡng dân gian của Tây
Nguyên là đa thần ,Thần lớn nhất của cư dân này là ông Trời.
2. Tôn Giáo
Hiện tại, ở Tây Nguyên có 4 tôn giáo chính là: Phật giáo, Cao Đài,
Công giáo, Tin Lành. So với Công giáo và Phật giáo, đạo Tin Lành là
tôn giáo du nhập vào Việt Nam muộn hơn và chủ yếu thâm nhập, phát
triển trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số
3. Phong tục
Các nghi lễ, phong tục của người Tây Nguyên hình thành trên nền
tảng của đời sống kinh tế nông nghiệp như lễ cúng hồn lúa, lễ cơm
mới, lễ mẹ lúa... Tiếp đến là những lễ nghi liên quan đến vòng đời của
một con người, như lễ cầu sinh đẻ và nuôi con, lễ đặt tên, lễ xả xui, lễ
cầu sức khoẻ, lễ trưởng thành, lễ cưới hỏi, lễ cầu an, lễ mừng thọ, lễ
tang ma, lễ bỏ mả vv…
4. Nghệ thuật
Lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn
hóa Đông Sơn (mang tính chất hoang sơ, nguyên hợp và cộng đồng).
• Âm nhạc: Cồng chiêng, Đàn Tơ Rưng, ĐànKrôngpút
• Văn học dân gian: Trường ca mang tính sử thi
Nhiều nhà văn, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã để lại dấu
ấn sâu sắc trên diễn đàn văn học nghệ thuật như các nhà văn: Y
Điêng, Thu Loan, …các nhạc sĩ như: Kpă Púi, Ama Nô,..các nhà
nghiên cứu văn hóa như: Buôn Krông Tuyết Nhung, Nguyễn Quang
Tuệ
Văn hóa dân gian ở đây có các thể loại như Tơpun( đồng giao), Pơ
đuk( ca dao,tục ngữ, thành ngữ), , Blao(chuyện cười), Hơri (hát đối
đáp),…
5. Lễ hội
Lễ hội là một hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc
dân tộc Tây nguyên, thường được tổ chức sau những ngày lao động
mệt nhọc.
Giá trị văn hóa tinh thần trong lễ hội của người Tây nguyên được
thể hiện trong các lễ hội nông nghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn
giáo, lễ hội lịch sử như hội mùa, lễ tỉa hạt, lễ cúng máng nước,
cúng nồi, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, Lễ hội Cồng chiêng..
Lễ hội của đồng bào Tây nguyên là bài ca về lòng yêu nước nồng
nàn của các dân tộc Tây nguyên, là bài ca về tình yêu thương cộng
đồng qua biểu tượng "Đàu trâu máng nứơc", là tinh thần bao dung
hòa đồng trong quan niệm hoang "sơ thiên, địa, nhân", là tinh thần
thượng võ trong đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù qua các lễ
đâm trâu, lễ hội Cồng Chiêng, múa khiên, múa trống, là sự thủy
chung trọn vẹn trong tình yêu qua "bổ củi hứa hôn" và "chiếc vòng
cầu hôn"

Vùng văn hóa Nam Bộ


A. Văn hóa vật chất
1. Kiến trúc nhà ở
-Quan niệm của ngƣời Việt về ở: Ngôi nhà là tổ ấm của gia đình, để
đối phó với thời tiết và phù hợp với môi trường sông nước.
- Kiến trúc nhà ở người Việt:Thiên hướng nhà cao cửa rộng, Chọn
hướng nhà, hướng đất theo thuật phong thủy
- Nhà ở của người Việt Nam Bộ có ba loại chính:
+Nhà đất cất dọc theo ven lộ
+Nhà sàn cất dọc theo kinh rạch
+Nhà nui trên sông nước
2. Trang phục
Đối với người người Việt (Kinh) :Trang phục phù hợp với thời tiết,
đúng mùa, tiện lợi cho sinh hoạt, sản xuất và thể hiện quan niệm tôn
giáo, tín ngưỡng. Trang phục truyền thống Áo dài truyền thống, áo bà
ba, khăn rằn
-Trang phục truyền thống của người Hoa: Áo xá xẩu,quần tiêu (nam
và sườn xám (nữ); đặc trưng trang phục còn ở hoa văn trên váy,cài
nút thắt....
- Trang phục truyềnthống của người Khơ-me:váy xampot, áo wên,
áo srây, áo tằm wong, khăn rằn kama...với màu sắc,hoa văn đặc trưng
3. Ẩm Thực
-Do nguồn thuỷ sản dồi dào, thành phần thuỷ sản như cá, tôm, cua,
rùa, rắn,nghêu, ốc, hến, lươn... giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu bữa
ăn
Đặc điểm nổi bật của khẩu vị Nam Bộ là cay, ngọt, chua. Để các vị
này, người Nam Bộ thường dùng ớt, me, đường cho vào trực tiếp để
chế biến món ăn. Món ăn miền Nam mang tính chất hoang dã và hào
phúng. Đồ uống – hút: khá phong phú (Trầu cau, trà, rƣợu, thuốc
lá, lào,….)
Mỗi địa phương lại có những đặc sản nổi tiếng : bánh canh Trảng
Bàng(Tây Ninh), dưa hấu Long Trì(Long An), rượu Xuân Thạnh(Trà
Vinh), mắm lóc U Minh( Cà Mau),…
Ngoài ra, còn có một số món ăn hấp dẫn của dân tộc Kmer như: mắm
bò hóc, bún nước lèo,cốm dẹp,bánh thốt nốt,…
4. Văn hóa đi lại
Việc đi lại, vận chuyển được người dân nơi đây lựa chọn những
phương tiện sao cho phù hợp với điều kiện địa hình sông nước. Ở trên
đất liền thì các cư dân NB xưa kia thường đi bộ, có khi dùng xe bò, xe
đạp, xe ngựa, xe thồ,... đối với vùng sông nước thì họ dùng xuồng,
ghe, thuyền, bè,...
3. Làng nghề
Nơi đây có rất nhiều làng nghề nổi tiếng như: Làng dệt thổ cẩm Văn
Giáo, Làng dệt (Đồng Tháp), Làng nghề chằm nón lá (Thới Tân, Cần
Thơ), Làng nghề bánh pía Vũng Thơm,….
4. Văn hóa kiến trúc, điêu khắc
a. Kiến trúc đình chùa:
-Gỗ dùng trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ do dân làng tận dụng gỗ
tại chỗ trong quá trình khai hoang, giá thành không đáng kể.
-Vì có ít bão nên bộ khung sườn gỗ dùng trong kiến trúc đình chùa ở
đây thanh mảnh hơn so với Bắc Bộ
-Đình Nam Bộ là một quần thể kiến trúc nghệ thuật gồm nhiều nhà
vuông có 4 cột cái rất to (tứ cột). Nhà vuông là một loại hình kiến trúc
tôn giáo đặc trưng cho Nam Bộ.
b. Nghệ thuật điêu khắc
-Chất liệu sa thạch mịn, gỗ bằng lăng
B .Văn hóa tinh thần
1. Tín ngưỡng, tôn giáo
Nam Bộ là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín ngưỡng cùng đan xen
tồn tại, Nói cách khác đi là diện mạo tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ khá
đa dạng và phức tạp. Ngoài các tôn giáo lớn ở ngoài du nhập vào như
Phật giáo, (Công giáo, Tin lãnh, Hổi giáo, Nam Bộ còn là quê hương
của tôn giáo tín ngưỡng địa phương như Cao đãi, Hòa hảo, như các
ông đạo, các tín ngưỡng dân gian như thờ Tổ tiên, Thổ thần, thờ
Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ Neaktã, Arăk.
Với các tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng thờ Mẫu ỏ Nam Bộ, tín
ngưỡng này đã có những nét khác biệt, điện thần phong phú hơn, nghi
lễ thờ cúng cũng có sự khác biệt. Hiện tượng các ông đạo như đạo
Ngồi, đạo Nằm, đạo đi Chậm, đạo Câm, đạo Dừa v.v.,., có thể coi như
một hinh tượng riêng biệt của tôn giáo tín ngưỡng Nam Bộ.
2. Phong tục tập quán, lễ hội truyền thống
- Gồm 4 loại lễ hội chính:
+Lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo: bao gồm các lễ hội thường niên của
đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, hội đền Linh
Sơn Thánh mẫu ở núi Bà Đen...
+Lễ hội nông nghiệp.
+Lễ hội ngư nghiệp: lễ hội Nghinh Ông là sự kiện quan trọng bậc nhất
trong đờisống văn hoá và tâm linh của cư dân.
+Lễ hội văn hoá - lịch sử : Ở các đình làng, thường xuyên có các lễ
hội Kỳ yên tiến hành vào đầu năm và cuối năm, để tạ ơn Thành
hoàng, thần linh và các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn,
khai cơ, giúp dân an cư lạc nghiệp. Lễ tết cổ truyền như tết Nguyên
đán, tết Đoan ngọ...,
- Có các tục như: Tục thờ cúng ông Đia, tục thờ Thông Thiên, tục
làm đámg
3. Các hủ tục
- - Liên quan đến quan niệm “trọng nam, khinh nữ”, còn có tục “cầu
tự” của những gia đình hiếm muộn hoặc mong muốn có con trai để
“nối dõi tông đường”…
- Hủ tục nguy hiểm là tuc chữa bệnh bằng bùa chú: Thầy cúng, thầy
pháp, thầy bói còn xuất hiện nhiều trong sinh hoạt tâm linh cư dân
nông thôn qua các tập tục, nghi lễ như: Thầy pháp làm lễ tống ôn,
tống gió, luyện cô hồn,…
4. Văn học, nghệ thuật
- Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú.
-Đó là các truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá đất đai, gắn
liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử.
-Đó là kho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý, các bài hát
huê tình,hát ru em, hát đồngng dao, hát sắc bùa, hát thài, hát rối, hát
vọng cổ, hát tài tử, v.v.
-Ngoài ra, Nam Bộ còn có một số thể loại văn học dân gian đặc sắc
khác là nói vè, nói tuồnng, nói thơ như: Vè Trịnh Hâm, vè thầy Thông
Chánh…
5. Văn hóa bác học
- Đội ngũ tri thức Nho học xuất hiện, trở thành nhân tố quan trọng
trong tiến trình văn hóa của vùng và góp phần đáng kể vào văn hóa
Việt Nam
- Các tác giả Nam Bộ đóng góp một phần quan trọng vào cuộc kháng
chiến chống Pháp như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…
- Sau khi chiếm đóng Nam Kì, người Pháp mở các trường học Pháp
Việt ở Sài Gòn và các tỉnh khác. Chữ quốc ngữ dần thay thế chữ
Nôm, chữ Hán: Dùng chữ quốc ngữ để làm báo, sưu tầm, nghiên cứu
Câu 6. Bản sắc văn hóa là gì? Trình bày những hiểu biết của bản
thân về bản sắc văn hóa Việt Nam.
* Bản sắc văn hóa là gì
-"Bản sắc"  là cái độc đáo, đặc điểm riêng, và độc lập của sự vật, hiện
tượng đó mà các sự vật, hiện tượng khác không có. 
-"Văn hóa" là tất cả những sản phẩm của con người, bao gồm cả hai
khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng,
giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện....
=> Bản sắc văn hóa có thể hiểu là bản chất, là màu sắc, sắc thái, đặc
trưng của một hiện tượng sự vật nào đó. Bản sắc văn hóa thể hiện nét
riêng của mình, thông qua đó có thể so sánh phân biệt với các bản sắc
văn hóa khác. Bản sắc văn hóa là nói vè những nét đẹp trong văn hóa,
những nét tinh hoa mà chỉ vùng, địa điểm hay dân tộc đó mới có và là
nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung để khi nhắc đến làm
nhớ ngay đến địa điểm cụ thể nào đó hoặc dân tộc nào đó.
Ví dụ: Khi nói tới áo dài, chúng ta sẽ nghĩ đến nét đẹp văn hóa về
trang phục của Việt Nam; kimono của Nhật bản hay Hanbok của Hàn
quốc,……..
 Trình bày hiểu biết về bản sắc văn hóa

-Bản sắc văn hóa được thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của
con người về cảnh vật ,yếu tố nhân sinh quan.

-Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con
người.

-Bản sắc văn hóa còn được thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn
ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng
văn học nghệ thuật

-Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con
người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.Nhiều
bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng
ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

-Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản
sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó
với bạn bè năm châu. Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những
giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
- Bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không
thay đổi theo thời gian.
– Bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những
nét đặc trưng về mọi mặt như tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong tục
tập quán, tính cách… Bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn,
trường tồn và không thay đổi theo thời gian.

You might also like