You are on page 1of 7

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 

 
Họ tên: Nguyễn Thị Thuỳ 
MSSV: 21010682 
Môn học: Lý thuyết phát triển con người và học tập
Câu 1: Phân tích, so sánh các thí nghiệm và nội dung phát biểu trong
thuyết hành vi của Waston, Thorndike, Skinner và Tolman. 

 John B. Watson là nhà tâm lý học người Mỹ quan trọng đầu tiên ủng hộ
quan điểm hành vi. Làm việc trong những năm 1920, Watson là một người
kiên định trong quan điểm cho rằng một người có thể thu nhận được hiểu
biết đầy đủ về hành vi bằng cách nghiên cứu và thay đổi môi trường hoạt
động của người đó. Những lý thuyết đầu tiên về thuyết hành vi mà Watson
đưa ra:
  Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải các
trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người,
đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi được xem là
tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên
ngoài.
  Theo Watson có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài như nói , viết và chơi
bóng, hành vi bên trong như sự tăng nhịp đập của tim, hành vi tự động minh
nhiên như nháy mắt, hắt hơi và hành vi tự động mặc nhiên như sự tiết dịch
và biến đổi về mặt tuần hoàn. Theo ông, mọi việc con người làm kể cả suy
nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này. Nghiên cứu dùng các
phương pháp khoa học khách quan, sử dụng phương pháp ghi chép các sự
kiện kiểm soát được về quá trình cơ thể, thích nghi với môi trường.
    Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản
đơn hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính chất là
“một cơ quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với môi
trường để đảm bảo sự sống còn. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều
phải tuân theo công thức S -> R. Trong đó S là kích thích, R là phản ứng.
Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều
kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm
và nó bao gồm rất nhiều thứ.
   Với công thức S -> R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả
là điều khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc "thử - sai" làm
nguyên tắc khởi thuỷ điều khiển hành vi. Hành vi chỉ là mối liên hệ trực tiếp
“cơ thể - môi trường”; theo đó, tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện
tượng thừa.
   Rõ ràng, quan niệm của J.Watson về hành vi với công thức S → R khó có
thể lý giải được các trường hợp khi cùng một tác nhân kích thích (S) nhưng
lại có phản ứng (R) khác nhau ở cùng một con người trong các hoàn cảnh ,
thời điểm khác nhau hoặc có cá phản ứng khác nhau khác biệt về tính chất ,
hình thức của hành vi đó chính là yếu tố chủ thể phản ứng ( kinh nghiệm, tri
thức, nhu cầu , hứng thú, sở thích, kỹ năng …) mà điều này Watson lại
không thừa nhận, ông luôn coi con người với tâm lý con vật, đồng nhất phản
ứng với nội dung tâm lý bên trong làm mất tính chủ thể, tính xã hội của tâm
lý người.
   Điều kiện hóa cổ điển là một kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn
luyện hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với
kích thích tự nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ
đưa đến phản ứng tương tự như cách kích thích tự nhiên làm được trước đó,
thậm chí nó đưa đến phản ứng ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên
có từ trước. Kích thích kết hợp này nay được gọi là kích thích có điều kiện
và hành vi có được được biết đến với tên gọi phản ứng có điều kiện. Điều
kiện hóa cổ điển hoạt động dựa trên việc phát triển một liên tưởng giữa kích
thích từ môi trường và kích thích tự nhiên có sẵn. Trong thí nghiệm cổ điển
của nhà sinh lý học Ivan Pavlov, con chó liên tưởng sự có mặt của thức ăn
(được xem là một kích thích tự nhiên khiến chó phản ứng nhỏ dãi) với tiếng
rung chuông, sau đó là hình ảnh cái áo khoác trắng của nhân viên phòng lab.
Cuối cùng, chỉ cần thấy áo khoác trắng thôi cũng đủ để chó nhỏ dãi.
   Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình điều kiện hóa cổ
điển. Trong suốt giai đoạn đầu của thí nghiệm, còn được gọi là giai đoạn
lĩnh hội, một phản ứng được hình thành và củng cố. Các yếu tố như cường
độ của kích thích và thời gian xuất hiện kích thích có thể đóng vai trò quan
trọng quyết định tốc độ hình thành của liên tưởng.
Khi một liên tưởng biến mất, còn được gọi là giai đoạn dập tắt, nó sẽ làm
hành vi trở nên yếu đi dần hoặc biến mất. Các yếu tố như cường độ của phản
ứng ban đầu có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ biến mất của
liên tưởng. Ví dụ, phản ứng có được qua quá trình kích thích càng lâu thì
càng tốn nhiều thời gian để biến mất hơn.

 E. L. Thorndike - Một trong những tiền bối ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất
đến Tâm lý học hành vi của J. Waston là E. L. Thorndike. Ông là một trong
những nhà nghiên cứu có uy tín nhất của tâm lý học động vật Hoa Kỳ và là
người đặt nền móng cho Tâm lý học hành vi. Lý thuyết của E. L. Thorndike
được hình thành trên cơ sở các thực nghiệm ở động vật, với những thiết bị
do chính ông sáng tạo ra - “Chiếc hộp có vấn đề”. 
   Động vật được nhốt vào hộp, để thoát ta nó cần phải học cách mở khoá. E.
L. Thorndike nhốt vào hộp một con mèo đói. Thức ăn được đặt trước một
cái hộp con - phần thường khi mèo thoát ra được. Cửa hộp bị đóng kín bằng
một số khoá. Để mở được cửa, mèo cần phải kéo đòn bẩy hay dây xích, đôi
khi phải làm một vài động tác tuần tự. Lúc đầu mèo có hành vi hỗn độn, xem
xét, ngửi, lắc cửa để lấy thức ăn. Cùng với thời gian, mèo nắm được cách
ứng xử và mở được cưae. Hành vi đúng đầu tiên là do ngẫu nhiên. Những
lần tiếp theo, hành vi ngẫu nhiên ít gặp hơn. Cuối cùng đạt được sự học tập
một cách đầy đủ. Mèo hành động đúng ngay từ khi bị nhốt vào hộp. 
    E. L. Thorndike đã sử dụng các phương pháp đo lường định lượng việc
học tập. Chẳng hạn, ghi lại những lần hành động sai, thời gian từ khi nhốt
mèo vào hộp đến khi nó thoát ra khỏi đó,… những kết quả đo lường thực
nghiệm động vật trên “Hộp có vấn đề” là nguồn tài liệu chủ yếu để
Thorndike hình thành các lý thuyết học tập. 
    Thorndike rút ra một quy luật quan trọng của việc học là luật hiệu quả: bất
kỳ hành động nào sinh ra một hiệu qủa thoả mãn trong một tình huống nhất
định sẽ có xu hướng được lặp lại trong tình huônsg ấy. Thorndike phát biểu
Luật hiệu quả như sau: “Bất kỳ hành động nào trong tình huống đã cho gây
ra sự thoả mãn gắn liền với tình huống đó, nếu tình huống lại xuất hiện, thì
sự xuất hiện hành động đó có xác suất lớn hơn so với trước đây. Ngược lại,
bất kỳ hành động nào trong trường hợp đã cho gây ra sự khó chịu, khi tình
huống đó lại xuất hiện thì hành động đó có xác suất xuất hiện ít hơn”. Từ
luật hiệu quả suy ra, không phải tự thân những “phép thẻ và sai” mà là
những trạng thái phân cực bên trong cơ thể (thoả mãn - không thoả mãn)
được coi là các yếu tố quyết định việc học tập

 Skinner là một đại biểu tiêu biểu nhất của một trong các xu thế của
thuyết hành vi cấp tiến. Skinner đổi mới thuyết hành vi cũ của Watson,
hình thành thuyết hành vi tạo tác của mình, thực nghiệm trong cái hộp
chứ danh đã khiến ông “hành vi hóa” được quan niệm về con người và
hành vi người và xã hội. Một phần đó đã tạo nên thuyết hành vi xã hội
của Skinner. Skinner đã hình thành tư tưởng “công nghệ hành vi”, ông
đưa ra triết lý “hãy vứt bỏ tự do và nhân phẩm” và nó đã trở thành cơ
sở của toàn bộ thuyết hành vi xã hội của ông. Skinner vẫn trung thành
đi theo chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson, nhưng ông đã có thay
đổi đôi chút. Trong hệ thống của skinner, hành vi có một đặc điểm mới
và một tên gọi mới là "tạo tác". Nó có ba dạng: hành vi vô điều kiện, có
điều kiện và hành vi tạo tác. Ba loại này có ba cơ sở tương ứng là: bẩm
sinh, phản xạ có điều kiện và quá trình điều kiện tạo tác. Theo “tạo
tác”, nhiều trả lời do cơ thể làm ra không phải do một kích thích không
điều kiện nào đó gây ra, mà do từ cơ thể phóng ra, đáp ứng những kích
thích kiểu đó, Skinner gọi là S. Còn trong trường hợp hành vi tạo tác,
thì cơ thể khi vào một hoàn cảnh nào đó sẽ có những tạo tác (cử động)
ngẫu nhiên, trong đó cái đúng sẽ được củng cố, và các phản ứng kiểu
đó skinner gọi là R và được gọi là hành vi tạo tác. Với loại S, một kích
thích này được thay bằng một kích thích khác là ở chỗ tín hiệu hóa, và
trong tạo tác cũng thay thế, nhưng không có quá trình tín hiệu hóa, loại
kích thích R không chuẩn bị để nhận một kích thích củng cố mà tạo ra
kích thích củng cố, đây là một ý kiến có ý nghĩa. Ví dụ: Khi những đứa
trẻ đến lớp học vào buổi sáng, nếu trẻ bước vào bàn ăn, cô sẽ chia cho
trẻ một bát thức ăn sáng, nếu trẻ đã ăn sáng trước và đi thẳng vào góc
chơi thì sẽ không ăn sáng, cứ như vậy, trẻ sẽ biết được nếu trẻ chưa ăn
sáng thì phải ngồi vào bàn ăn mới được cung cấp thức ăn. đây là một ý
kiến có ý nghĩa. Và trong luận điểm của Skinner, cơ sở của hành vi có
cùng một nguyên tắc hoạt động phản xạ của hệ thần kinh. Từ đây chính
thức đưa phản xạ trong thuyết hành vi thành một đơn vị phân tích để
nghiên cứu hành vi một cách trực quan. Theo Skinner, cơ thể con người
luôn nằm trong vòng của kích thích củng cố và chỉ có thể. Đây là một
cái nhìn tiêu cực hay nói cách khác là mù quáng trong cách nhìn của
Với 100 ti te ba ông. Tạo tác là mối liên hệ chức năng giữa các tác
động trực tiếp vào cơ thể và các cử động trả lời trực tiếp nhằm tránh
những củng cố âm và nhận những củng cố dương.
 E. C. Tolman - theo ông không thể loại bỏ yếu tố tâm lý ra khỏi hành
vi. Ở đây phải giải quyết hai vấn đề, một mặt không thể nghiên cứu tâm
lý bằng con đường nội quan mà phải theo phương pháp khách quan của
thuyết hành vi; mặt khác, không thể loại bỏ các hình ảnh, động cơ, khái
niệm và những vấn đề nền tảng khác của tâm lý học khỏi các công trình
nghiên cứu tâm lý. Như vậy đã xuất hiện khả năng áp dụng phương
pháp luận của Thuyết hành vi sang những khía cạnh hoạt động tâm lý
mà Thuyết hành vi cổ điển phủ nhận. 
  Trong thực nghiệm của ông, để đi qua mê lộ và đạt được mục đích,
chuột phải phân biệt hai loại kích thích ( chẳng hạn hai vật màu xanh -
vàng; rẽ trái - rẽ phải,…). Trong hai cái đó, một cái hương tới đích còn
cái còn lại thì không. Tolman gọi đó là việc phân biệt các đồ vặt tại chỗ
(tức là phân biệt các đồ vật trên đường tới đích). Trong quá trình này,
chuột phải “sờ mó” và nắm lấy các thuộc tính của vật, tạo ra “điểm tựa
vật thể”. Chính trong quá trình này, chuột đã hình thành các hành vi
mong đợi (kỳ vọng được gặp các vật đó. Như vậy, quá trình phân biệt
và cầm nắm của chuột có tính hai mặt: một là các thuộc tính của vật
thể, phân biệt cái này với cái khác. Đây là cơ sở của vận động cầm
nắm. Đặc trưng vật lý của sự vật trong sự phân biệt và cầm nắm được
gọi là “khách thể dấu hiệu”, còn cái tạo ra sự mong đợi được gọi là
“khách thể ám chỉ”. Sự phối hợp hai loại khách thể này tạo ra mối liên
hệ giữa mục đích và phương tiện trong hành vi của chuột, mối liên hệ
mục đích giữa chúng đã tạo ra tựa nhe bản đồ địa hình, cho phép vận
động từ điểm này sang điểm khác mà không bin giới hạn bởi tập hợp
các vận động cơ thể đã học thuộc lòng, Tolman gọi đó là Sơ đồ nhận
thức. Sơ đồ này là cái mà động vật học thuộc lòng, đó chính là bản đồ
nhận thức của mê cung chứ không phải tập hợp một số kỹ xảo vận
động. Chức năng của “bản đồ nhận thức” là giúp động vật thực hiện
mục đích (ý định) bằng con đường ngắn nhất. Theo Tolman, thực chất
của mọi sự dạy học là hình thành được bản đồ ngắn ấy. Vấn đề đặt ra là
liệu động vật và người có nghiên cứu bản đồ nhận thức hay chỉ ghi nhớ
tập hợp các phản ứng vận động ?  Tolman đã làm sáng tỏ điều này bằng
các thực nghiệm trên chuột. Hành vi trong mê cung của nhóm được so
sánh với nhau: một nhóm thường xuyên nhận được thức ăn,còn nhóm
khác qua nhiều lần thé không tìm được thức ăn trong máng và chỉ nhận
được sau 10 ngày. Đường cong học tập của nhóm thứ hai đã chứng tỏ
rằng động vật cũng học trong thời kỳ không có củng cố. Theolý thuyết
về học ký hiệu của Tolman, một sinh vật học bằng cách theo đuổi các
dấu hiệu để đạt được mục tiêu, tức là học được thông qua hành vi có ý
nghĩa. Cho nên lý thuyết của Tolman được gọi là chủ nghĩa hành vi có
chủ đích và thường được coi là cầu nối giữa chủ nghĩa hành vi và lý
thuyết nhận thức.

Câu 2: Giải thích tình huống sau đây theo thuyết hành vi em đã học và
đưa ra một số biện pháp trị liệu dựa trên thuyết hành vi.
“Sau khi bị quấy rối, C cảm thấy sợ tất cả đàn ông, kể cả bố của mình. C la
hét mỗi đêm khi gặp ác mộng, ánh mắt vô vọng, thu mình vào một góc và
dường như hoảng loạn mỗi lần thấy ai đó là đàn ông đến gần.”
 
Bài làm 
Lý thuyết hành vi được đánh dấu là một khuynh hướng độc lập từ đầu thế kỷ
XX. Một số tác giả tiêu biểu đặt nền móng cho thuyết hành vi là Ivan Pavlov,
John Waston, Burrhus Frederic Skinner, Albert Bandura,…

Các nhà hành vi cho rằng mục đích của tâm lý học là phải kiểm soát được
hành vi của con người, thay đổi và tạo ra những hành vi mong muốn. Bản
chất hành vi của con người không dựa trên quá trình nhận thức diễn ra trong
não hay những hành vi không thấy rõ mà là những hành vi được nhận ra
(1913). Sự xuất hiện của hành vi đều được lý giải theo nguyên tắc là có một
kích thích nào đó tác động vào con người. Do đó mọi hành vi phản ứng của
con người đều được biểu đạt theo công thức là có kích thích có phản ứng.
Điều đó cũng có nghĩa là ứng xử của con người là sự đáp ứng với môi trường
bên ngoài. Đây chính là luận điểm được dùng để giải thích hành vi không phù
hợp, nguyên nhân của những rối nhiễu hành vi là sự ứng xử kém thích nghi.  

Trong trường hợp của C do là C đã từng bị gặp phải quấy rối nên dẫn đến
việc sợ hãi đàn ông, mỗi khi thấy đàn ông là sẽ trở nên hoảng sợ, gặp ác
mộng,... Việc bị quấy rối đã trở thành ám ảnh trong C nên khi nhìn thấy đàn
ông (ở đây là kích thích - S) C sẽ trở nên hoảng loạn, lo sợ ( đây là phản ứng
- R). Luận thuyết hành vi cổ điển tập trung lý giải hành vi phản xạ có điều
kiện. Một kích thích có điều kiện luôn xảy ra ngay sau kích thích không điều
kiện có thể dẫn tới phản ứng vốn chỉ chịu tác động bởi kích thích không điều
kiện. Điểm mấu chốt trong luận điểm của Palvov là phản xạ sẽ xuất hiện khi
có kích thích, tuy nhiên kích thích có điều kiện phải được lặp lại với tần suất
nhất định để hình thành sự liên kết với đáp ứng có điều kiện. Nếu kích thích
có điều kiện lặp lại liên tiếp mà không có kích thích không điều kiện thì đáp
ứng không điều kiện sẽ giảm dần. Khi có một kích thích có điều kiện thì sẽ
xuất hiện một đáp ứng có điều kiện và đáp ứng này thường có ba thành tố
chính là hành vi, kích thích sinh lý và cảm xúc. Đối với bạn C có thể bị
chứng ám ảnh sợ tất cả đàn ông sau khi bị quấy rối tình dục từ đó trở nên sợ
hãi hoảng loạn khi thấy đàn ông. Bạn C trải nghiệm một cảm xúc mạnh trong
quá trình đáp ứng lại kích thích thì quá trình điều kiện hoá cũng có thẻ mạnh
đến mức khó có thể dập tắt được hành vi không mong muốn như trường hợp
ở đây là hoảng loạn, lo âu sợ hãi của bạn C khi thấy đàn ông. 
Trong tình huống như trên áp dụng các biện pháp trị liệu dựa vào thuyết hành
vi có thể có một số biện pháp như:
Tràn ngập: Tràn ngập là liệu pháp mà nhà trị liệu thường sử dụng với thân
chủ gặp vấn đề về lo âu và hoảng sợ, như ở đây là bạn C. Mục đích của kỹ
thuật này là giúp thân chủ không né tránh các tình huống hoặc kích thích gây
sợ hãi mà cần đương đầu với cảm xúc này. Điều này cũng giúp thân chủ nhận
thức được rằng kích thích mà họ vẫn sợ sẽ không mang lại cho họ hệ quả quá
tồi tệ như họ nghĩ trước đây. Đối với bạn C, ban đầu cho bạn một kích thích
không điều kiện là bị quấy rối tình dục bởi đàn ông dẫn tới phản ứng không
điều kiện là có thể C sẽ hoảng sợ, lo âu, gặp ác mông nhưng sau đó được thay
thế bằng kích thích trung tính đó là thấy đàn ông nhưng không bị quấy rối
tình dục nhưng bạn C vẫn hoảng sợ do sự khái quát hoá. Tuy nhiên sau nhiều
lần kích thích trung tính diễn ra là không bị đàn ông quấy rối tình dục thì C sẽ
tạo ra tập tính và sợ hãi sẽ giảm dần. 

Gỉải mẫn cảm có hệ thống: Nếu như liệu pháp tràn ngập đưa thân chủ đến
mức độ cao của nỗi sợ hãi ngay từ đầu thì liệu pháp giải mẫn cảm có hệ
thống cho thân chủ trải nghiệm dần với các kích thích sợ hãi từ mức độ thấp
nhất đến các mức độ cao hơn. Thân chủ cũng có thể trải nghiệm kích thích sợ
hãi từng bước một thông qua tưởng tượng. Đối với bạn C, bạn có thể được
yêu cầu tưởng tượng khi nghe một đoạn băng, xem một cuốn phim mô tả chi
tiết bị quấy rối tình dục. Trong một khoảng thời gian nhất định, khi nỗi sợ hãi
của C lắng xuống thì sẽ được nhà trị liệu giúp đỡ đi đến nơi có tình huống
thực để bạn  thấy rằng quấy rối tình dục không đáng sợ như bạn nghĩ. Đồng
thời, nhà trị liệu cũng sẽ dạy bạn các bước để quản lý những cảm xúc tiêu cực
như là dạy cách hít thở, bình ổn tâm trí, thuốc,...Tiếp đó tạo ra các thứ bậc
kích thích sợ hãi. Dần dần cho C trải nghiệm những kích thích sợ hãi (bắt đầu
từ những kích thích ít sợ nhất), C sẽ được sử dụng những chiến lược ứng phó
trong quá trình trải nghiệm. 

You might also like