You are on page 1of 2

Nhân đạo

Qua đoạn trích ta thấy người sáng tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của nhà văn KL. Tư tưởng nhân đạo là toàn bộ
những tư tưởng quan điểm thể hiện tình cảm quý trọng những giá trị của con người. Cốt lõi của tư tưởng nhân đạo là tình
yêu thương, là chữ “Tâm” đối với con người. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn kim lân được tiền của đoạn trích có rất nhiều
biểu hiện phong phú. Đó là lên án tội ác của chế độ thực dân phát xít đã đẩy những người dân vô tội vào nạn đói khủng
khiếp khiến họ phải đứng ngay trên bờ vực cái chết, thậm chí đánh mất danh dự bản thân. Đó còn là đồng cảm cho số
phận bất hạnh cực nhọc của những người dân lao động nghèo khổ trong nạn đói. Đặc biệt, tư tưởng ấy được thể hiện sâu
sắc nhất ở sự phát hiện, khẳng định, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động nghèo khổ. Trong túng
đói quay quắt, khi con người đang đứng trên bờ vực cái chết họ vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau vẫn khát khao hạnh
phúc, hướng về sự sống, hướng về tương lai bằng niềm tin mãnh liệt. Không chỉ có vậy, KL còn thể hiện niềm tin sâu sắc
vào bản chất tốt đẹp của con người. Ngòi bút tràn đầy của nhân vật đã làm sáng lên nét đẹp tiềm ẩn ở Tràng, vẻ đẹp khuất
lấp của người vợ nhặt và tấm lòng bao dung nhưng nhân hậu của bà cụ Tứ. Tư tưởng nhân đạo của KL vẫn tiếp nối và phát
huy tư tưởng nhân đạo của văn học các giai đoạn trước. Tuy nhiên, tư tưởng nhân đạo của ông vẫn còn nét riêng mới mẻ.
Điểm sáng nhất trong giá trị nhân đạo của truyện ngắn "Vợ nhặt"là niềm tin mãnh liệt của nhân vật vào nhân phẩm, bản
năng sống, khát vọng sống và sức vươn dậy mạnh mẽ của những con người nghèo khổ. Chính tư tưởng nhân đạo sâu sắc
ấy và với mẹ ấy đã góp phần làm nên giá trị mà sức sống vượt thời cho tác phẩm.

Đề 3: “Bà cụ Tràng cx nhẹ nhõm… chả có cám mà ăn đấy”


Đến với mảnh đất văn chương, nếu Nguyễn Công Hoan coi “đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh”; Thạch Lam ví “đời
là miếng vải có nhiều lỗ thủng, nhiều vết ố nhưng vẫn nguyên vẹn”; và Nam Cao thì coi “cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách
tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận”, thì Kim Lân lại không nhìn đời bằng con mắt “đau thương” như
thế. KL thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại, chuyên viết sinh hoạt chốn làng
quê và cảnh ngộ của người nông dân. Là nhà văn nhân đạo, ông đã để cuộc đời phả gió vào trái tim, để cảm nhận, viết nên
tác phẩm “Vợ nhặt” - những dòng văn đầy xúc động về những người nông thôn tuy khốn khổ, thiếu thốn nhưng vẫn ngời
sáng bao phẩm chất tốt đẹp.
… Chủ đề ấy được thể hiện tập trung ở nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích này thuộc phần cuối tác phẩm. Là nhân
vật xuất hiện ở khoảng giữa truyện xong bà cụ Tứ vẫn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng giúp thể hiện tư tưởng nhân
đạo sâu sắc của tác phẩm. trong đoạn trích này, nhà văn Kim Lân không đi sâu vào những khổ đau của bà cụ Tứ mà tập
trung thể hiện diễn biến tâm trạng của bà vào buổi sáng sau ngày con trai nhặt được vợ. Từ đó làm ngời sáng vẻ đẹp của
tấm lòng thương con, vị tha nhân hậu và khát vọng sống mãnh liệt cùng tinh thần lạc quan rất đáng quý ở người mẹ nghèo
khổ này.
a, Bà cụ Tứ là người mẹ thương con và có tấm lòng vị tha bao dung nhân hậu
vui mừng trước hạnh phúc của con
vẻ mặt rạng rỡ
hành động xăm xắn thu dọn nhà cửa
Cố tạo niềm vui cho các con bằng việc âm thầm chuẩn bị nồi chè khoán mà thực chất là nồi cháo cám
lật đật, lề mề, vừa khuấy vừa cười
Tự tay múc ra bát cháo cho con trai và con dâu
b, Ở bà cụ Tứ còn người sáng khát vọng sống mãnh liệt và tinh thần lạc quan rất đáng quý
Quên đi thực tại đói khát để có những suy tính lạc quan về tương lai (bàn với vợ chồng con về chuyện nuôi gà)
Có cái nhìn lạc quan về hoàn cảnh thực tại (tiếng cười “hì”, lời nói “khối nhà còn chẳng có cám mà ăn”)
* Chốt
- Nghệ thuật xd nhân vật
Xây dựng tình huống truyện độc đáo để khám phá vẻ đẹp tâm hồn nhân vật
Diễn tả diễn biến tâm lý nhân vật chân thực và tinh tế
Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc giản dị và đậm chất đời sống
Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình cho người phụ nữ nông dân Việt Nam với vẻ đẹp tâm hồn cao quý
IV. KQC
Tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích đã được miêu tả chân thực và tinh tế bằng ngôn ngữ mộc mạc,
giàu giá trị biểu cảm; lối kể chuyện hấp dẫn, giọng điệu hồn hậu, tự nhiên; tình huống truyện độc đáo. Qua nhân vật
Tràng, Kim Lân đã khẳng định bản chất tốt đẹp, sức sống mạnh mẽ, tình người cao đẹp, khát vọng sống và niềm hi vọng
vào cuộc sống, vào tương lai của những người lao động nghèo khổ. Có thể nói, đoạn trích miêu tả tâm trạng của Tràng
trong trong buổi sáng sau khi nhặt được vợ đã góp phần làm nên giá trị nhân đạo cao cả cho tác phẩm “Vợ nhặt”.
Tâm trạng của nhân vật Tràng vào buổi sáng sau ngày nhặt được vợ đã được thể hiện thành công bằng ngòi bút
mang đậm dấu ấn, phong cách nghệ thuật độc đáo của Kim Lân cũng như làm sáng lên tư tưởng nhân đạo mới mẻ của cả
tác phẩm. Viết nên những trang văn “Vợ nhặt" trong bối cảnh ngột ngạt và ảm đạm của thời đại, nạn đói năm 1945 nhưng
cái mà ông hướng đến không phải hiện thực thê thảm trong bóng tối của nạn đói mà ông đã phát hiện ra ánh sáng đẹp đẽ
của tình thương, tình yêu giữa con người với con người. Những trang văn mộc mạc của Kim Lân đã bộc lộ quan điểm sâu
sắc của ông: Dẫu có phải sống Trong nạn đói cái chết vây hãm, chỉ chực chờ để rút sạch đi sự sống thì những nạn nhân
khốn khổ vẫn sẽ cố gắng vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hy vọng vào ngày mai
tươi sáng.

You might also like