You are on page 1of 20

NGHIÊN CỨU DỰ ÁN CHUỖI CUNG ỨNG THAN CHO CÁC NHÀ MÁY

NHIỆT ĐIỆN TẠI PHÍA NAM VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế và an sinh xã hội muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu năng
lượng, đặc biệt là sản xuất và cung cấp điện năng rất quan trọng không chỉ với mọi
lĩnh vực sản xuất mà là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và công
việc hàng ngày của mỗi gia đình và cá nhân.

Bên cạnh đó, để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng
lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là bảo đảm an ninh năng
lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền
kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước, ngành điện phải đảm bảo cung cấp đầy đủ
điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ưu tiên xây dựng các nhà máy thủy
điện một cách hợp lý, đồng thời phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng than và
khí thiên nhiên.

Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện Việt Nam thì nhu cầu
than trong giai đoạn 2015-2030 sẽ vượt hơn rất nhiều khả năng cung ứng trong
nước. Thế nhưng theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tình hình
cung cấp than cho sản xuất điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc chưa đủ theo hợp đồng mua bán than
đã ký, do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp, đến nay đã có hơn
3.000 MW công suất các nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong hệ thống đã phải
dừng và giảm công suất phát. Điều này cho thấy thực trạng đứt đoạn trong chuỗi
cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện

Để thực hiện việc nhập khẩu than với số lượng rất lớn cho tổng sơ đồ phát triển
điện Việt Nam trong tương lai thì việc xây dựng chuỗi cung ứng than nhập khẩu
cho các nhà máy nhiệt điện một cách khoa học và có hiệu quả kinh tế cao phù hợp
với thực tế tại Việt Nam góp phần giảm giá thành sản xuất điện là việc làm hết sức
cần thiết. Chính vì lẽ đó, mà “BÁO CÁO KHẢ THI DỰ ÁN CHUỖI CUNG
ỨNG THAN CHO CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN” được thực hiện

2. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng than, kinh nghiệm của thế
giới trong việc xây dựng chuỗi cung ứng than nhập khẩu cho các NMNĐ và thực
tiễn của Việt Nam, đề tài nghiên cứu hoàn thiện về mặt phương pháp luận nhằm
xây dựng một chuỗi cung ứng than nhập khẩu cho các nhà máy Nhiệt điện tại Việt
Nam một cách khoa học và có hiệu quả kinh tế cao, tạo chuỗi vận hành trơn chu,
có hệ thống, đảm bảo cấp đủ, kịp thời than cho các Nhà máy nhiệt điện

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về phương pháp luận để xây dựng
mô hình tổng quát chuỗi cung ứng than NK cho các Nhà máy nhiệt điện tại Việt
Nam.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng than nhập
khẩu cho các nhà máy nhiệt điện tại khu vực phía Nam Việt Nam

4. Chủ thể nghiên cứu

Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Việt Thành

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống như thống
kê, mô tả, so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp
NỘI DUNG CHI TIẾT

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG THỊ TRƯỜNG

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THAN CHO
CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

Thực trạng của nhiệt điện than ở nước ta

Việt Nam từ trước đến nay luôn là nước xuất khẩu than, các hoạt động nhập khẩu
than chủ yếu là nhỏ lẻ và do các doanh nghiệp tự thực hiện. Vì vậy, trước tình hình
sẽ phải nhập khẩu than số lượng lớn trong những năm tới đây, chúng ta vẫn còn rất
yếu và rất thiếu về cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu, hệ thống kho bãi trung
chuyển, khả năng vận chuyển quốc tế và nội địa, v.v…

Từ năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu ròng sang nhập khẩu ròng về năng
lượng, nhất là nhập khẩu than cho sản xuất điện. Tổng nhu cầu than của Việt Nam
năm 2022 ước tính khoảng 90 triệu tấn, trong đó khai thác trong nước gần 50 triệu
tấn, nhập khẩu hơn 40 triệu tấn; dự báo năm 2025, tổng nhu cầu than cả nước
khoảng 100-110 triệu tấn, khai thác trong nước khoảng 45-50 triệu tấn, cần nhập
khẩu khoảng 55-60 triệu tấn. Với tỷ trọng hơn 40% tổng sản lượng điện, nhiệt điện
than đang giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng điện và an ninh năng lượng
quốc gia, đồng thời đóng góp lớn vào tăng trưởng sức cạnh tranh của nền kinh tế
Việt Nam. Từ các con số trên có thể thấy, việc bảo đảm cấp đủ nhu cầu than cho
phát triển kinh tế xã hội hết sức quan trọng và cũng gặp nhiều khó khăn thách thức.

Mặc dù đóng vai trò chủ đạo trong toàn hệ thống cung cấp điện quốc gia, tuy
nhiên, nhiệt điện than đang vấp phải những vấn đề lớn đòi hỏi nhà nước cần có
những biện pháp giải quyết triệt để nhằm phát triển nhiệt điện than an toàn và bền
vững.

Nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam


Dự báo nhu cầu than trong Quy hoạch điều chỉnh "Quy hoạch phát triển ngành
than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030" (phê duyệt theo Quyết định
số 403/2016/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ - sau đây viết tắt
là QH 403/2016) được nêu ở bảng 1(triệu tấn):

Năm
TT Hộ tiêu thụ
2018 2019 2020 2025 2030
1 Nhiệt điện 45.714 55.537 64.093 96.460 131.092
2 Xi măng 5.321 5.613 6.173 6.712 6.924
3 Luyện kim 2.520 4.433 5.276 7.189 7.189
4 Phân đạm, hóa chất 4.436 5.023 5.023 5.023 5.023
5 Các hộ khác 5.464 5.628 5.796 6.092 6.403
6 Tổng cộng 63.453 76.233 86.361 121.476 156.631

Nguồn: QH 403/2016.

Bảng 1 cho thấy nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng cao so với
hiện nay. Cụ thể là đến năm 2020: 86,4 triệu tấn; năm 2025: 121,5 triệu tấn; năm
2030: 156,6 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu than cho sản xuất điện là: năm 2020:
64,1 triệu tấn; năm 2025: 96,5 triệu tấn; năm 2030: 131,1 triệu tấn. Như vậy, đến
năm 2030 nhu cầu than của Việt Nam được dự báo tương đương khoảng 87 triệu
TOE (tấn dầu tiêu chuẩn), bình quân đầu người khoảng 0,84 TOE/người (tương
ứng với dân số khi đó được dự báo là 104 triệu người).

Theo dự báo trong Kịch bản thông thường của JEEI Outlook 2018 (tháng
10/2017), thì đến năm 2030 nhu cầu than bình quân đầu người của thế giới
(TOE/người) là 0,5. Trong đó của Trung Quốc: 1,48; Nhật Bản: 0,93; Hàn
Quốc:1,74; Đài Loan: 1,75; Malaixia: 0,86; Thái Lan: 0,35; Mỹ: 0,78; châu Đại
Dương: 1,18.

So với bình quân đầu người của thế giới thì nhu cầu than của Việt Nam đến năm
2030 cao hơn, song so với nhiều nước trong khu vực thì vẫn còn thấp hơn nhiều,
nhất là so với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Đại Dương, Nhật Bản và
một số nước khác giàu tài nguyên than.
Qua đó cho thấy nhu cầu than tăng cao nêu trên là có thể chấp nhận được, xét cả
trên phương diện mức độ phát thải CO2 bình quân đầu người. Vấn đề quan trọng
đặt ra là liệu có nguồn than đáp ứng đủ nhu cầu than nêu trên hay không?

Theo dự báo trong QH 403/2016, sản lượng than thương phẩm trong nước giai
đoạn đến năm 2030 dự kiến là (triệu tấn): năm 2020: 47-50; năm 2025: 51-54; năm
2030: 55-57.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân, ngoài nguồn than khai
thác trong nước cần phải nhập khẩu than và đầu tư khai thác than ở nước ngoài đưa
về phục vụ trong nước với mức sản lượng dự kiến là (triệu tấn): đến năm 2020: 37-
40 triệu tấn, năm 2025: 77-80 triệu tấn và đến 2030: trên 100-102 triệu tấn. Trong
đó than nhập khẩu cho sản xuất điện khoảng 25,5 triệu tấn năm 2020; 72,5 triệu tấn
năm 2025 và tới 90,3 triệu tấn năm 2030.

Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật đến nay của Quy hoạch điện, nhu cầu than cho sản
xuất điện có một số thay đổi như sau:

Một là: Năm 2020 khoảng 61 triệu tấn (giảm 3 triệu tấn so với Quy hoạch điện VII
(QH) điều chỉnh do một số dự án nhà máy nhiệt điện than vào chậm so với dự kiến
như: Long Phú 1, Sông Hậu 1, Hải Dương...).

Hai là: Năm 2025 khoảng 108 triệu tấn (tăng 12 triệu tấn so với QH điện VII điều
chỉnh do công suất các nguồn điện mặt trời, điện sinh khối dự kiến huy động thấp
hơn so với QH điện VII điều chỉnh khoảng 6.025 MW nên phải thay thế, bổ sung
bằng nguồn nhiệt điện than).

Ba là: Năm 2030 khoảng 157 triệu tấn (tăng 26 triệu tấn so với QH điện VII điều
chỉnh do công suất các nguồn điện mặt trời, điện sinh khối dự kiến huy động thấp
hơn so với QH điện VII điều chỉnh khoảng 7.149 MW). Đồng thời, do tạm ngừng
dự án nhiệt điện hạt nhân khoảng 4.600 MW nên phải thay thế, bổ sung bằng
nguồn nhiệt điện than.

Ngoài ra, việc khai thác than trong nước gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nếu
không có giải pháp đồng bộ để tháo gỡ sẽ khó có thể đạt được mức sản lượng đề ra
trong QH 403/2016. Ví dụ, chẳng hạn sản lượng đề ra cho năm 2016 và 2017 là
41-44 triệu tấn nhưng thực tế chỉ đạt khoảng 38 triệu tấn, khi đó lại càng thiếu than
cho đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và đòi hỏi sản lượng than nhập khẩu
tăng lên. Nguyên nhân chính của tình trạng này gồm là do:
1/ Nguồn tài nguyên than có mức độ thăm dò còn rất hạn chế, độ tin cậy rất thấp,
đặc biệt tại các vùng mỏ truyền thống đã có dấu hiệu bước vào thời kỳ suy giảm.
Tổng trữ lượng và tài nguyên chắc chắn và tin cậy chỉ chiếm 7,23% tổng tài
nguyên than. Trong khi đó, việc đầu tư thăm dò nâng cấp trữ lượng có nhiều rào
cản từ việc cấp phép, chồng lấn quy hoạch của địa phương nên thực hiện chậm so
với tiến độ đề ra trong QH 403/2016.

2/ Hiện nay phần trữ lượng than có điều kiện khai thác thuận lợi đã cạn kiệt, hầu
hết các mỏ than đều khai thác xuống sâu, đi xa hơn nên mức độ nguy hiểm và rủi
ro ngày càng tăng, theo đó chi phí đầu tư, giá thành than ngày càng tăng cao. Ngoài
ra, chính sách thuế, phí đối với than tăng cao cũng làm cho giá thành than được đà
tăng vọt. Theo tính toán trong QH than 403/2016 thì giá thành than bình quân toàn
ngành đến năm 2020 (ngàn đồng/tấn theo mặt bằng giá tại thời điểm năm 2015):
1.611; năm 2025: 1.718; năm 2030: 1.918. Nếu tính thêm thuế tài nguyên than từ
1/7/2016 tăng thêm 3% so với trước thì còn cao hơn nữa và cao hơn nhiều giá bán
than bình quân thực tế của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(năm 2015: 1.522 ngàn đồng/tấn và năm 2016: 1.471,5 ngàn đồng/tấn).

3/ Thời gian tới, than ở Việt Nam được chuyển sang khai thác bằng công nghệ hầm
lò là chủ yếu. Đây là công nghệ có chi phí cao, nguy hiểm, nhiều rủi ro, ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp
và tai nạn lao động, cho nên rất khó thu hút lao động, trong khi thời gian đào tạo
công nhân hầm lò tương đối dài (2-3 năm).

4/ Chính sách, pháp luật của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh than và tiêu thụ, sử
dụng than còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa phù hợp với kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước gắn liền với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhất là
chính sách thuế, phí ngày càng tăng cao theo hướng tận thu tài chính cho ngân sách
nhà nước, đi ngược lại với chính sách khai thác tận thu tối đa, tiết kiệm và hiệu quả
nguồn tài nguyên than được coi là nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội.

Với đặc thù của sản xuất than để đảm bảo cung ứng than lâu dài cho các hộ tiêu thụ
trong nước, nhất là các NMNĐ liên quan tới an ninh năng lượng và phát triển bền
vững của ngành than thì giữa TKV và TCT Đông Bắc với các NMNĐ phải ký kết
hợp đồng dài hạn (chí ít cho thời hạn ≥ 105 năm).

Nhưng trên thực tế, TKV mới ký được 3 hợp đồng dài hạn với Dự án NMNĐ
Mông Dương 2 (2014); dự án Vĩnh Tân 1 (dự kiến vận hành 2019) và dự án
NMNĐ BOT Hải Dương (dự kiến vận hành 2020); ký được 6 hợp đồng nguyên tắc
mua bán than dài hạn với các NMNĐ và 1 hợp đồng nguyên tắc với TCT Công
nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM). Còn TCT Đông Bắc mới ký được 2 hợp
đồng nguyên tắc mua bán than với các NMNĐ (nhưng thực tế vận hành vẫn là ký
hợp đồng tiêu thụ hằng năm) trong tổng số khoảng 25 NMNĐ sử dụng than sản
xuất trong nước; còn lại 15 NMNĐ chỉ có công văn thỏa thuận cung cấp than
(không có ràng buộc về mặt pháp lý).

Qua thực tế việc cung cấp than cho sản xuất điện trong thời gian qua theo tinh thần
chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 46/TTg-CN ngày 16/01/2017 và Văn
bản số 2172/VPCP-CN ngày 10/3/2017 cho thấy việc thu xếp nguồn than ổn định
dài hạn để cung cấp cho sản xuất điện gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó,
các NMNĐ chưa ký kết hợp đồng dài hạn với TKV và TCT Đông Bắc là chưa thấy
sự cấp thiết phải ký hợp đồng dài hạn vì vẫn hy vọng có nguồn cung khác ngoài
TKV và TCT Đông Bắc, cũng như nguồn than nhập khẩu và trông chờ vào sự can
thiệp của Nhà nước khi thiếu than. Và một trong những vướng mắc lớn trong việc
ký kết hợp đồng dài hạn là cơ chế giá than chưa được giải quyết.

Chính vì vậy, TKV và TCT Đông Bắc chưa thể chủ động được trong việc xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh than, kế hoạch đầu tư phát triển mỏ. Trong khi
để đầu tư xây dựng một mỏ mới khai thác hầm lò từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi
thi công, đưa vào vận hành cần thời gian từ 7-10 năm và vốn đầu tư từ hàng ngàn
đến hơn 10-15 ngàn tỷ đồng tùy theo quy mô công suất. Hoặc để đầu tư xây dựng 1
lò chợ mới cũng cần thời gian 2-3 năm. Do TKV và TCT Đông Bắc chưa xác định
được cụ thể khối lượng than cung cấp cho sản xuất điện trong thời gian tới nên
chưa thể thực hiện đầu tư mỏ, chuẩn bị nguồn than dài hạn cung cấp cho sản xuất
điện. Nguyên nhân này cũng bắt nguồn từ bất cập trong chính sách và quản lý, điều
hành sản xuất, tiêu thụ than hiện nay trên phạm vi nền kinh tế quốc dân.

Nhiều tổ máy nhiệt điện ngừng vận hành vì thiếu than


Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tình hình cấp than cho các
nhà máy nhiệt điện đang khó khăn và thiếu hụt rất lớn so với hợp đồng cung cấp
than đã ký. Khối lượng than cấp trong quý I/2022 gần 4,5 triệu tấn, thiếu 1,36 triệu
tấn so với khối lượng trong hợp đồng. Do thiếu than và tồn kho ở mức thấp, nên
đến cuối tháng 3, nhiều tổ máy đã phải dừng và giảm phát.
Chẳng hạn, nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2 và Duyên
Hải 1 hiện chỉ đủ than vận hành 1 tổ máy ở mức 60 - 70% công suất. Trong khi đó,
nhà máy nhiệt điện Hải Phòng chỉ đủ than để chạy 1 tổ máy, còn 3 tổ máy phải
dừng vận hành.
Cũng theo EVN, các đơn vị cung cấp than là Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam
(TKV) và Tổng công ty Đông Bắc đã nỗ lực khắc phục khó khăn để khai thác than
từ các mỏ trong nước, nhập khẩu than để pha trộn. Nhưng hai doanh nghiệp này
cho biết, tình hình cấp than vẫn tiếp tục khó khăn, dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ
tháng 4. Trong mùa khô năm 2022 (từ tháng 4), nếu không có giải pháp quyết liệt
để khắc phục, có thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện do thiếu than.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu than cũng gặp thách thức về giá nhập khẩu tăng mạnh,
hiện nay, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, đẩy nhu cầu sử dụng nguyên,
nhiên liệu năm 2022 tăng cao và chiến sự Nga - Ukraine tác động lớn tới kinh tế,
làm giá dầu, sắt thép, than tăng vọt...
Giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục, có thời điểm lên đến 300 - 400 USD/tấn
và đến thời điểm hiện nay vẫn neo ở mức cao, khoảng 200 USD/tấn, gấp đôi so với
trước đây; nguồn cung than khan hiếm nên việc nhập khẩu than gặp nhiều khó
khăn.
Vấn đề về nguồn cung nguyên liệu
 
Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong các buồng đốt để sản xuất điện ở các nhà
máy nhiệt điện than Việt Nam chính là than đá antraxit, than nâu và than bitum
nhập khẩu. Trong đó, than đá được coi là nguồn nguyên liệu sản xuất điện năng lớn
nhất thế giới do có nhiệt năng cao và hàm lượng lưu huỳnh thấp. Ở Việt Nam, than
có trữ lượng khá lớn với hai loại chủ yếu là than đá (antraxit) ở Quảng Ninh và
than nâu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài sử dụng cho nhiệt điện, than antraxit
còn được sử dụng như là nguyên liệu và nhiên liệu đầu vào cho các ngành công
nghiệp thép, niken, titan, xi măng, đất đèn, điện cực, hóa chất, nhà máy nhiệt điện,
gốm sứ, gạch... Than nâu được dự báo có trữ lượng rất lớn, nhưng lại nằm sâu
trong lòng đất, rất khó khai thác.
 
Trên thực tế, để sản xuất được 14,3 nghìn MW, phải cần tới 45 triệu tấn than. Nếu
thực hiện đúng như Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, để có tổng công suất điện than
đạt 47.600MW năm 2025 cần tiêu thụ 95 triệu tấn than, đạt 55.300MW năm 2030
cần tiêu thụ 129 triệu tấn than. Tuy nhiên, trữ lượng than khai thác trong nước từ
lâu đã không đủ để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu phải dựa vào nhập
khẩu than (than bitum) với trữ lượng lớn để đáp ứng cho việc vận hành hệ thống
nhà máy nhiệt điện cả nước. Vấn đề này đã và đang đặt ra áp lực lớn đối với nhiệt
điện than, bởi theo các chuyên gia năng lượng, Việt Nam cần nhập khẩu khoảng
72,5 triệu tấn than năm 2025 và 90,3 triệu tấn than năm 2030 cho sản xuất
điện. Với khối lượng dự báo than nhập khẩu quá lớn, việc nhập khẩu than để đảm
bảo nguồn cung cho các nhà máy nhiệt điện sẽ rất khó khăn. Đặc biệt là trong điều
kiện Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu về cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu, hệ thống
kho bãi trung chuyển, khả năng vận chuyển quốc tế và nội địa, v.v… dẫn đến khó
khăn cho việc vận chuyển và chi phí nhập khẩu than bị đội lên cao.
 
Nhu cầu tiêu thụ than ngày càng tăng, đặc biệt là than cho sản xuất điện
Ngành than Việt Nam cung cấp hơn 1/3 thị phần sản xuất điện và đóng một vai trò
quan trọng cung cấp năng lượng trong các ngành công nghiệp. Trong những năm
gần đây, nhu cầu về than tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo báo cáo
của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), năm
2019, TKV cung cấp hơn 36 triệu tấn than cho sản xuất điện tăng gần 7 triệu tấn so
với 2018. VIRAC dự đoán, nhu cầu than cho điện năm 2020 gần 60 triệu tấn, và có
thể tăng lên gấp đôi vào 2030.

Chính sách nhập khẩu than


Việt Nam đã nhập khẩu than từ lâu, chủ yếu là than mỡ làm cốc cho luyện kim, từ
năm 2014 ÷ 2017 bắt đầu nhập than nhiệt với khối lượng tổng cộng khoảng 38
triệu tấn. Điều đặc biệt cần lưu ý là việc đấu thầu cung cấp than nhập khẩu cho các
nhà máy nhiệt điện than của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo hình thức:
đấu thầu rộng rãi quốc tế với điều kiện cấp hàng là CIF cảng nhận hàng. Do hình
thức mua than này không phù hợp với thông lệ quốc tế, nên mặc dù các Trung tâm
nhiệt điện than của EVN có vị trí bên bờ biển khá thuận lợi cho việc nhập khẩu
than, EVN vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong việc nhập khẩu than
như sau:

Thứ nhất: Các chủ mỏ và nhà cung cấp lớn không tham gia đấu thầu khi điều kiện
cấp hàng là CIF cảng nhận hàng, nhất là khi chuỗi cung ứng than phức tạp. Chủ
yếu chỉ có các công ty thương mại nhỏ lẻ tham gia đấu thầu trực tiếp.
Thứ hai: Chất lượng giao hàng không đồng nhất trong toàn bộ gói thầu, nguồn
cung không cụ thể, không ổn định do các đơn vị trúng thầu phải đi mua "gom" than
trôi nổi trên thị trường của Indonesia.
Thứ ba: Trúng thầu thường là các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics trong nước nên
không có chuyên môn về than.
Thứ tư: Do cảng tiếp nhận và phương án logistics chưa hoàn thiện, nên đã phát
sinh chi phí dôi nhật tàu lớn (khoảng 10 triệu USD).
Thứ năm: Điều kiện thanh toán trong các Hồ sơ mời thầu của EVN không phù hợp
với thông lệ quốc tế, có nhiều rủi ro cho bên bán, làm cho các tập đoàn kinh doanh
than quốc tế lớn chỉ mua các hồ sơ mời thầu, nhưng đều từ chối tham gia (không
nộp hồ sơ dự thầu và/hoặc chỉ bán than cho EVN thông qua các doanh nghiệp
khác).
Ngoài ra, mặc dù Chính phủ đã ban hành một số văn bản về công tác nhập khẩu
than, song không có văn bản thống nhất chỉ đạo phương án điều hành cung ứng
than cho nhiệt điện nên có khó khăn cho công tác tổ chức nhập khẩu than. Chẳng
hạn:
1/ Thông báo số 346/TB-VPCP ngày 26/8/2014 của Văn phòng Chính phủ thông
báo ý kiến chỉ đạo của Phó TTg Hoàng Trung Hải đối với các đầu mối nhập khẩu
than: Cho phép đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu than "Khẩn
trương chuyển đổi các Hợp đồng nguyên tắc đã ký với các đối tác thành các hợp
đồng mua bán dài hạn".
2/ Để bảo đảm việc nhập khẩu than cho sản xuất điện có hiệu quả, duy trì nguồn
cung ổn định dài hạn, chất lượng phù hợp với yêu cầu của nhà máy điện với giá
cạnh tranh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, ngày 16/01/2017, Thủ
tướng Chính phủ có Văn bản số 46/TTg-CN về việc cung cấp than cho sản xuất
điện. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: "Các đơn vị cung cấp than (TKV,
TCT Đông Bắc và các đơn vị khác) làm việc với EVN để xây dựng kế hoạch cung
cấp than ổn định, lâu dài đáp ứng phục vụ cho các NMNĐ của EVN theo đúng quy
định của pháp luật".
Tuy nhiên, cho đến nay, các bên cung cấp than và EVN vẫn chưa đạt được những
thỏa thuận cung cấp than mang tính bền vững và lâu dài.
3/ Tiếp theo các chỉ đạo của Chính phủ đã thiên về hướng cho phép các NMNĐ
được chủ động hơn trong việc nhập khẩu than thay vì phải thông qua các đơn vị
đầu mối. Tại công văn số 2172/VPCP-CN ngày 10/3/2017 của Văn phòng Chính
phủ nêu rõ: "Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than (gồm cả chủ đầu tư nhà máy nhiệt
điện BOT, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện là doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài…) chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than để cung cấp cho nhà máy theo quy
định (trực tiếp nhập khẩu, hoặc mua than qua đầu mối là TKV, TCT Đông Bắc,
hoặc qua doanh nghiệp thương mại)".
Như vậy, thị trường kinh doanh than nhập khẩu ở Việt Nam thực sự mở cửa đối
với các doanh nghiệp kinh doanh than trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để thực
hiện hiệu quả chủ trương này, các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu than trực tiếp
của Việt Nam cần có sự hướng dẫn và quản lý để không xẩy ra tình trạng "tranh
mua" trên thị trường quốc tế, làm cho giá than (FOB) bị đẩy lên cao.
4/ Chỉ đạo mới nhất của Bộ Công Thương (Thông báo số 69/TB-BCT ngày
27/03/2018) yêu cầu sử dụng phương thức đấu thầu quốc tế rộng rãi khi mua than
nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các bên mua than (các dự án nhiệt
điện) đã đưa ra trong hồ sơ mời thầu những điều khoản là điều chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế, dẫn đến những khó khăn như đã nêu trên. Ngoài ra, các NMNĐ
khi chủ động mua than nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn so với các đơn vị đầu mối
vì không có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để tiếp cận thị trường luôn biến động
phức tạp, chuẩn bị cơ sở hạ tầng vận chuyển, chuyển tải và chế biến than.

Thực trạng chuỗi cung ứng than cho nhà máy nhiệt điện

Có thể thấy rằng việc nhập khẩu than và đầu tư khai thác than ở nước ngoài đưa về
phục vụ trong nước với khối lượng lớn hàng chục triệu tấn đến 100 triệu tấn mỗi
năm là vô cùng phức tạp, khó khăn, khó lường và có nhiều rào cản, điều này khiến
chuỗi cung ứng than hiện nay đang bị đứt đoạn. Cụ thể là:

1/ Chưa có thị trường than trong nước được vận hành có sự quản lý chặt chẽ, hợp
lý của Nhà nước gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền
vững ngành than.

2/ Chưa có chính sách "ngoại giao" năng lượng nói chung và than nói riêng với các
nước có tiềm năng về tài nguyên năng lượng sơ cấp và tài nguyên than để tạo điều
kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng cường hoạt động thương mại, đầu tư, hợp
tác trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh than ở nước ngoài.

3/ Chưa có chính sách đồng bộ giữa việc nhập khẩu than và tiêu thụ, sử dụng than
nhập khẩu cũng như cho việc đầu tư khai thác than ở nước ngoài đưa về phục vụ
trong nước.

4/ Hệ thống hậu cần (logistics) phục vụ nhập khẩu than bao gồm vận tải biển quốc
tế, chuyển tải, kho bãi, vận tải nội địa, v.v... còn nhiều yếu kém, bất cập; việc giao
nhận than tại các cơ sở sử dụng than, nhất là tại các nhà máy nhiệt điện than còn
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

5/ Tổ chức các đơn vị nhập khẩu than còn phân tán, dàn trải, chưa có sự hợp lực,
hợp tác với nhau cũng như chưa có sự hợp lực, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị sử
dụng than nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong nước,
trong khi cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh nghiệm, năng lực tài chính của từng
đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém.

6/ Chưa có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ than quốc gia trong bối
cảnh nhu cầu than tăng cao, nhập khẩu than khối lượng lớn, thị trường than thế giới
có nhiều biến động mạnh, khó đoán định, gây cản trở, ách tắc cho việc nhập khẩu
than.
7/ Đến nay Việt Nam mới tham gia thị trường nhập khẩu than nhiệt (steam coal),
trong khi thị trường này đã được các tập đoàn tài chính - thương mại lớn trên thế
giới sắp đặt "trật tự" và chi phối từ lâu. Cho nên Việt Nam đã và sẽ còn gặp nhiều
khó khăn trong việc tiếp cận nguồn than với khối lượng lớn, hạn chế về năng lực
và kinh nghiệm đầu tư khai thác than ở nước ngoài, v.v...

Những bất cập, hạn chế, rào cản nêu trên là nguyên nhân chính gây ra những điểm
nghẽn dẫn đến thực trạng nhập khẩu than của Việt Nam trong thời gian qua như đã
nêu trên.

GIẢI PHÁP
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Công Thương cần xem xét, chỉ đạo EVN và
PVN thực hiện quản lý thống nhất việc đấu thầu nhập khẩu than cho điện tương tự
như nhập khẩu thuốc chữa bệnh của ngành y tế. Theo đó, EVN và PVN nên trực
tiếp tổ chức đấu thầu tập trung (một đầu mối ở tập đoàn) theo phương thức mua
các "lô hàng lớn" và "dài hạn" (thay vì để các đơn vị thành viên đấu thầu mua lẻ và
ngắn hạn như vừa qua). Có như vậy, mới nhập khẩu được than có chất lượng ổn
định, với giá (FOB) thấp của các công ty thương mại lớn có kinh nghiệm và
chuyên về cung cấp than, khắc phục được những bất cập (tiêu cực) như đã xẩy ra
trong thời gian qua.
Đến nay, tham gia thị trường nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện chạy than
ngoài TKV, TCT Đông Bắc còn có PV Power Coal thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam (PVN) nhập khẩu cho các dự án nhiệt điện của PVN; EVN nhập
khẩu than cho các dự án nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu của EVN. Các chủ đầu
tư, BOT tự nhập cho các dự án nhà máy nhiệt điện than của mình và nhiều doanh
nghiệp thương mại trong và ngoài nước khác tham gia cung ứng than nhập khẩu về
Việt Nam. Số doanh nghiệp tham gia thị trường nhập khẩu than cho điện năm 2016
ngoài TKV và TCT Đông Bắc theo thống kê lên tới 55 doanh nghiệp.

Đa dạng hóa nguồn cung than, tăng nhập khẩu dự trữ


Về giải pháp dài hạn cho nguồn cung than phục vụ sản xuất điện trong bối cảnh
hiện nay, ông Nguyễn Văn Vy cho hay, trước hết ngành công thương với trọng
trách nhiệm vụ được Chính phủ giao, cần thúc đẩy khai thác than trong nước theo
các hợp đồng đã ký kết giữa các doanh nghiệp, đúng chủng loại thiết kế cho các
nhà máy điện của EVN.
Trong trường hợp thiếu, cần nhập khẩu nguồn than như thế nào phù hợp với công
nghệ của các nhà máy nhiệt điện. Có thể thực hiện trộn than trong nước với than
nhập khẩu để cung cấp than phù hợp với loại than thiết kế cho từng nhà máy điện.
Về lâu dài, để đảm bảo đủ nguồn than cho phát điện và các ngành sản xuất khác,
ông Vy cho rằng, các cơ quan quản lý cần đa dạng hoá nguồn cung cấp than dài
hạn từ nhiều quốc gia khác nhau, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Có thể tính
đến phương án khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mua mỏ ở nước
ngoài.
Đối với việc mua theo hợp đồng thương mại để đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro,
cần đa dạng các hình thức hợp đồng nhập khẩu than như: Hợp đồng dài hạn, hợp
đồng theo năm, hay hợp đồng theo từng chuyến với tỷ lệ từng loại than phù hợp.
Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi các chính sách nhập khẩu than sao cho phù hợp
với tình hình thực tế theo hướng công khai minh bạch, vừa thuận tiện cho công tác
quản lý, giám sát; vừa dễ dàng cho doanh nghiệp triển khai, thực hiện một cách
chủ động. Việc tổ chức nhập khẩu cần có quy định theo hướng chuyên nghiệp, quy
mô, tập trung để tăng tính cạnh tranh, không gây xáo trộn thị trường.
Liên quan đến lưu trữ than, ông Vy đề xuất, trong bối cảnh nhu cầu than tăng cao,
nhập khẩu than khối lượng lớn, thị trường than thế giới có nhiều biến động mạnh,
khó đoán định và nhiều rủi ro về đảm bảo nguồn cung, các bộ, ngành liên quan cần
nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ than quốc gia./.
Có thể kể ra một số nguyên nhân dẫn đến tình hình cung ứng than gặp khó khăn:
Dịch bệnh dần được kiểm soát, nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, từ cuối
năm 2021 nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế thế giới tăng dần; đặc biệt căng
thẳng Nga-Ukraine bùng phát dẫn đến nguồn cung than không đủ đáp ứng nhu cầu,
giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục, có thời điểm lên đến 300-400 USD/tấn và
đến thời điểm hiện nay vẫn neo ở mức cao, khoảng 200 USD/tấn, gấp đôi so với
trước đây; nguồn cung than khan hiếm nên việc nhập khẩu than gặp nhiều khó
khăn. Thực tế này khiến nhu cầu tiêu thụ than trong nước tăng rất cao gây nên tình
trạng khan hiếm than, mặc dù sản lượng than sản xuất trong nước không giảm so
với các năm gần đây.

Theo báo cáo của các đơn vị liên quan, trong quý I/2022, khối lượng than cấp cho
các nhà máy nhiệt điện khoảng 8,5 triệu tấn, trong khi các nhà máy nhiệt điện đăng
ký nhu cầu là 9,737 triệu tấn, thiếu hụt hơn 1,2 triệu tấn. Đặc biệt, sản lượng than
nhập khẩu để pha trộn cấp cho các nhà máy nhiệt điện trong quý I/2022 khoảng 1,1
triệu tấn, bằng 7,8% kế hoạch năm, giảm khoảng 2,4 triệu tấn so với kế hoạch. Như
vậy, cần phải tăng cường nhập khẩu than ngay trong tháng 4, tháng 5/2022 để bù
đắp cho lượng than thiếu hụt, thời gian thực hiện rất gấp nên nhiều khả năng phải
mua than trên thị trường giao ngay. Trong điều kiện nguồn cung than khan hiếm,
giá than cao sẽ gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình đàm phán
nhập khẩu than.

Tuy nhiên, để sản xuất điện, buộc chúng ta vẫn phải tìm mọi cách nhập khẩu than
nhanh để cung cấp cho các nguồn điện nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu điện, nhất là
thời gian tới đây, khi vào mùa nắng nóng cao điểm của mùa khô năm 2022, dự báo
nhu cầu điện sẽ tăng cao. Trường hợp không khắc phục được, công suất nhiệt điện
không huy động được do thiếu than vẫn là 3.000 MW, sản lượng điện thiếu hụt
khoảng 60 - 70 triệu kWh/ngày, bằng khoảng 10% tổng nhu cầu điện cả nước.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nhằm chủ động hơn về nguồn cung than cho sản xuất điện, đặc biệt trong các
tháng mùa khô 2022, theo ông cần triển khai những giải pháp nào?
Để giải quyết nhu cầu cấp bách cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong các tháng
mùa khô năm 2022, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Công
Thương đang có hướng tăng cường nhập khẩu để bù đắp nguồn than bị thiếu hụt.
Như vừa qua, Bộ Công Thương đã đặt vấn đề nhập khẩu than với Australia, và
hướng tới nhập khẩu than từ Nam Phi.

Tuy nhiên, trước hết, chúng ta cần tăng cường khai thác than trong nước theo các
hợp đồng đã ký kết giữa các doanh nghiệp, đúng chủng loại thiết kế cho các nhà
máy điện của EVN. Trong trường hợp thiếu cần nhập khẩu nguồn than như thế nào
phù hợp với công nghệ của các nhà máy nhiệt điện. Có thể thực hiện trộn than
trong nước với than nhập khẩu để cung cấp than phù hợp với loại than thiết kế cho
từng nhà máy điện.

Ngoài số lượng và chất lượng, một vấn đề quan trọng nữa cần cân nhắc là giá than
nhập khẩu. Do phải tăng cường nhập khẩu cấp bách, các đơn vị nhập khẩu chỉ có
thể mua than trên thị trường giao ngay với giá than hiện nay đang rất cao. Trong
điều kiện giá các loại nhiên liệu tăng cao (giá than nhập khẩu, giá khí đốt PM3
điều chỉnh theo giá dầu,…) dẫn đến giá thành sản xuất điện sẽ tăng cao. Theo quy
định hiện hành, các chi phí sản xuất sẽ được chuyển qua giá bán điện, như vậy có
thể gặp áp lực về giá bán điện trong thời gian tới.

Theo ông, cần có những cơ chế chính sách gì để bảo đảm nhập khẩu, tăng dự
trữ than cho sản xuất điện?
Từ năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu ròng sang nhập khẩu ròng về năng
lượng, nhất là nhập khẩu than cho sản xuất điện. Tổng nhu cầu than của Việt Nam
năm 2022 ước tính khoảng 90 triệu tấn, trong đó khai thác trong nước gần 50 triệu
tấn, nhập khẩu hơn 40 triệu tấn; dự báo năm 2025, tổng nhu cầu than cả nước
khoảng 100-110 triệu tấn, khai thác trong nước khoảng 45-50 triệu tấn, cần nhập
khẩu khoảng 55-60 triệu tấn. Từ các con số trên có thể thấy, việc bảo đảm cấp đủ
nhu cầu than cho phát triển kinh tế xã hội hết sức quan trọng và cũng gặp nhiều
khó khăn thách thức.

Việt Nam mới tham gia thị trường nhập khẩu than nhiệt (steam coal), trong khi thị
trường này đã được các tập đoàn tài chính - thương mại lớn trên thế giới sắp đặt,
chi phối từ lâu. Cho nên Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn
than với khối lượng lớn, hạn chế về năng lực và kinh nghiệm đầu tư khai thác than
ở nước ngoài...

Để đảm bảo đủ nguồn than cho phát điện và các ngành sản xuất khác, các cơ quan
quản lý cần đa dạng hoá nguồn cung cấp than dài hạn từ nhiều quốc gia khác nhau,
tránh phụ thuộc vào một thị trường. Có thể tính đến phương án khuyến khích
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mua mỏ ở nước ngoài.

Đối với việc mua theo hợp đồng thương mại để đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro
cần đa dạng các hình thức hợp đồng nhập khẩu than như: Hợp đồng dài hạn, hợp
đồng theo năm hay hợp đồng theo từng chuyến với tỷ lệ từng loại than phù hợp.

Bên cạnh đó, cần rà soát, sửa đổi các chính sách nhập khẩu than sao cho phù hợp
với tình hình thực tế theo hướng công khai minh bạch, vừa thuận tiện cho công tác
quản lý, giám sát; vừa dễ dàng cho doanh nghiệp dễ triển khai, thực hiện một cách
chủ động.

Về mô hình tổ chức nhập khẩu cũng cần có quy định theo hướng chuyên nghiệp,
quy mô, tập trung để tăng tính cạnh tranh, không gây gây xáo trộn thị trường.

Về hệ thống hậu cần phục vụ nhập khẩu than như cảng trung chuyển, chuyển tải,
kho bãi, vận chuyển nội địa – quốc tế,... hiện còn nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy
cần các giải pháp đồng bộ giải quyết những vướng mắc. Đơn cử như các cảng tại
khu vực miền Nam chưa có cảng nào có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng đến cỡ
Panamax (72.000 tấn), Bộ Công Thương cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ đẩy
nhanh xây dựng cảng trung chuyển than khu vực này.

Liên quan đến lưu trữ than, trong bối cảnh nhu cầu than tăng cao, nhập khẩu than
khối lượng lớn, thị trường than thế giới có nhiều biến động mạnh, khó đoán định
và nhiều rủi ro về đảm bảo nguồn cung, các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu,
đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ than quốc gia.
5. Cơ hội và thách thức đối với việc nhập khẩu than của Việt Nam từ
Inđônêxia

Thứ nhất, về cơ hội: Inđônêxia có tiềm năng than á bitum và bitum rất phù hợp cho
các dự án nhiệt điện chạy than mới của Việt Nam (từ khu vực miền Trung trở vào
phía Nam). Đặc biệt trong những năm gần đây xuất khẩu than nhiệt tăng mạnh, giá
cả nhập khẩu than từ Inđônêxia có tính cạnh tranh (thấp hơn so với than của Úc với
cùng nhiệt trị), nên việc nhập khẩu than từ Inđônêxia để phục vụ cho nhu cầu của
các nhà máy điện có tính khả thi kinh tế cao hơn so với nhập khẩu than từ thị
trường khác.

Trên thực tế, phần lớn các dự án nhiệt điện duyên hải của Việt Nam đều đã được
thiết kế lò hơi theo các đặc tính than pha trộn giữa than bitum và sub-bitum của
Indonesia (70%) và than đá (30%) Việt Nam có thể nhập khẩu được than từ
Inđônêxia với số lượng lớn do Inđônêxia là nước có trữ lượng than tương đối dồi
dào, chất lượng than chủ yếu là trung bình thấp phù hợp với nhu cầu than cho sản
xuất điện của Việt Nam, nhất là trong ngắn hạn và trung hạn. Khối lượng than xuất
khẩu của Inđônêxia tuy giảm mạnh nhưng vẫn là con số rất lớn khi so sánh với nhu
cầu nhập khẩu than của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 vào khoảng 35
triệu tấn.

Thứ hai, về thách thức: Trong tương lai, việc nhập khẩu than từ Inđônêxia sẽ gặp
một số khó khăn do các mỏ than chất lượng tốt ngày một xuống sâu trong khi các
mỏ than mới nằm sâu trong lục địa và chất lượng thấp; điều kiện thời tiết không
thuận lợi do mùa mưa kéo dài, khó khăn trong vận chuyển; nhu cầu tiêu thụ than
trong nước của Inđônêxia gia tăng mạnh. Mặt khác, Inđônêxia ưu tiên nguồn than
cho sử dụng trong nước, hạn chế xuất khẩu nên giá than tăng cao, hơn nữa bị nhiều
nước nhập khẩu than lớn khống chế, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước này
để nhập khẩu than.

Vì vậy, thị trường than Inđônêxia được đánh giá là "thị trường có tiềm năng trong
ngắn hạn và trung hạn".

Mới đây, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV)
và Tổng công ty Đông Bắc trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để thiếu
than cho sản xuất điện theo cam kết tại hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký
với các nhà máy nhiệt điện than.
"Tại anh tại ả, tại cả đôi bên"
Yêu cầu này được Bộ Công Thương đưa ra trong bối cảnh một số chủ đầu tư nhà
máy nhiệt điện than phản ánh TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp không đủ
khối lượng than trong 2 tháng đầu năm 2022 theo hợp đồng đã ký.

Ngành điện kêu thiếu than, ngành than muốn tăng giá bán. 

Tuy nhiên, khi báo cáo lên Bộ Công Thương để phản hồi về vấn đề cung cấp than
cho sản xuất điện trong năm nay, TKV lý giải trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng lên,
nguồn cung than thế giới khan hiếm, doanh nghiệp trong nước không nhập được đã
quay lại sử dụng than trong nước, khiến cho nhu cầu tăng rất cao. Thực tế này dẫn
tới tình trạng khan hiếm than dù sản lượng sản xuất không giảm.

Theo kế hoạch, sản lượng than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện năm 2022 là
35 triệu tấn. Tuy nhiên, tập đoàn này cho rằng việc cung cấp phụ thuộc nhiều nhập
khẩu. Dự kiến 3 tháng đầu năm nay, tập đoàn mới chỉ nhập được 325.000 tấn, còn
sản lượng than phụ thuộc nhập khẩu cấp cho các nhà máy nhiệt điện quý I khoảng
1,1 triệu tấn - bằng 7,8% kế hoạch năm, giảm khoảng 2,4 triệu tấn so với kế hoạch
cấp than quý I năm nay.
TKV giải thích dù triển khai nhiều giải pháp tăng sản lượng than sạch sản xuất
trong nước nhưng không bù đắp được khối lượng than phụ thuộc nhập khẩu bị
thiếu. Than tồn hầu hết là than vùng Mạo Khê, Uông Bí (Quảng Ninhh) là loại
không tiêu thụ được trực tiếp cho các nhà máy nhiệt điện mà phải pha trộn với than
nhập khẩu hoặc các nguồn khác.

Hiện nay, sau khi EVN chấp thuận cơ chế giá thì việc tìm được nguồn nhập khẩu
than là vô cùng khó khăn và không nhập được các loại than có chất lượng phù hợp
để pha trộn. Trong khi đó, giá than thế giới tăng đột biến. TKV đã triển khai mở 4
gói thầu quốc tế mua than nhập khẩu để pha trộn trong quý II năm nay. Tuy nhiên,
do giá than thế giới tăng vượt giá đề xuất, cộng thêm ảnh hưởng chiến tranh giữa
Nga và Ukraine làm khan hiếm nguồn cung dẫn tới khả năng không có đơn vị
trúng thầu.

Trước khó khăn trên, TKV đề xuất Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ xem xét
điều chỉnh tăng giá bán trong nước để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của
tập đoàn.

Đồng thời, TKV cũng đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến chỉ đạo các nhà máy
nhiệt điện tôn trọng và thực hiện nghiêm túc việc nhận than theo hợp đồng dài hạn
đã ký kết với TKV, đăng ký nhu cầu than hàng năm với khối lượng không chênh
lệch quá khối lượng bình quân theo hợp đồng dài hạn.

TKV phản ánh một số nhà máy điện than (kể cả trong EVN và ngoài EVN) đã ký
hợp đồng mua bán than dài hạn, trung hạn với TKV nhưng lại thường xuyên không
đảm bảo thực hiện theo cam kết.

Cụ thể, khi nguồn cung bên ngoài giá thấp hay điều kiện thời tiết thuận lợi, các nhà
máy điện tăng cường lấy than bên ngoài, không tiêu thụ than của TKV (lấy khối
lượng ít hơn so với hợp đồng đã ký) dẫn tới tồn kho cao, TKV phải giảm sản lượng
sản xuất. Ngược lại khi giá cao hay thời tiết không thuận lợi, đặc biệt trong điều
kiện hiện nay giá than thế giới tăng mức kỷ lục, gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm
ngoái thì mới quay lại lấy than của TKV với khối lượng cao.

Tính lại bài toán năng lượng 

Trên thực tế đây không phải lần đầu mối quan hệ cung ứng than cho sản xuất điện
gặp vấn đề. Còn nhớ thời điểm cuối năm 2018, EVN cũng có văn bản "cầu cứu"
Bộ Công Thương về thực trạng một số nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh, Hải
Phòng thiếu hụt than trầm trọng, thậm chí có nhà máy không đủ than vận hành
trong 1 ngày.
Sau khi vấn đề này được giải quyết, Chính phủ đã yêu cầu TKV, Tổng công ty
Đông Bắc và EVN cần khẩn trương thoả thuận ký kết các hợp đồng cung ứng than
trong trung hạn và hàng năm, không để tình trạng bị động như vậy.

Đối với than nhập khẩu, Chính phủ yêu cầu các chủ đầu tư của các nhà máy điện
phải chủ động nguồn than để sản xuất điện. Việc nhập khẩu than phải theo nguyên
tắc giá thị trường, cạnh tranh, minh bạch; đảm bảo giá than hợp lý, giảm chi phí
đầu vào cho sản xuất điện.

"TKV cần đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tính toán sẽ thu lợi
nhuận thế nào. Bản thân doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành thì mới có thể cạnh tranh được trong bối cảnh hiện nay",
ông Thịnh nói 

Đề Xuất Phương Án Giảm Thiểu Chi Phí

Với những diễn biến về tình hình thiếu than cho sản xuất điện và cung ứng than
cho sản xuất điện của EVN và TKV, điều dễ nhận thấy ở đây là công tác điều hành
của các cơ quan quản lý cấp cao hơn. Vì vậy, để đảm bảo an ninh năng lượng, việc
đảm bảo nguồn cung cấp than ổn định, lâu dài phục vụ sản xuất điện chính là vấn
đề ưu tiên cần nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết.

Ở góc độ doanh nghiệp, doanh nghiệp nên xây dựng, hệ thống hoá chuỗi cung ứng
than hợp lí, tiết kiệm chi phí có hiệu quả, và vận hành chuỗi cung ứng này. Dùng
tàu to để vận chuyển hàng về Việt Nam, đứng ra bố trí phương tiện bốc xếp hàng
xuống các sà lan nhỏ hơn để truyền tải đi các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam.

Bên cạnh đó, để đảm bảo lợi ích cung cấp than ổn định trong lâu dài với giá cả hợp
lý, hai bên cùng có lợi, cần có sự điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh than và tiêu thụ, sử
dụng than phải phù hợp với kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước gắn liền
với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Sắp tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc không được cung cấp đủ điện mà
nguyên nhân chính là do các dự án phát triển nguồn điện ngoài EVN (của PVN,
của TKV, và của các doanh nghiệp tư nhân (trong và ngoài nước) khác đã và đang
bị chậm tiến độ. Đồng thời, thủy điện vừa và nhỏ rất có hiệu quả, làm nhanh,
nhưng không quản lý được (do phân cấp tràn lan) thì bị hạn chế. Ngoài ra, nguồn
khí và nguồn than trong nước đang cạn kiệt, trong khi đó, hơn 70% nguồn nhiệt
điện sẽ bị phụ thuộc vào nhập khẩu than và nhập khẩu khí từ nước ngoài
Chính vì vậy, các cơ quan ban ngành quản lí có liên quan nên có chỉ đạo nhập 50%
than nước ngoài để có nguồn cung ứng than ổn định, trách tình trạng các nhà máy
nhiệt điện phải tạm dừng hoạt động.

Bên cạnh đó, việc kiến nghị chính phủ 2 nước kí kết các hiệp định để đảm bảo
nguồn than nhập về Việt Nam được hưởng những ưu đãi cũng nên được xem xét
thực hiện

You might also like