You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

MÔN HỌC:
LUẬT CẠNH TRANH
BÀI THẢO LUẬN SỐ 1

GIẢNG VIÊN: TM-TS. Phạm Trí Hùng

LỚP: CLC 44B

NHÓM: 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 10 năm 2022


2

Mục Lục
I. Lời mở đầu........................................................................................................ 3
1. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh..................................3
2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.................................3
II. Phân tích Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018....................................................4
1. Khoản 1 điều 45 Luật Cạnh tranh 2018......................................................4
2. Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018:...........................................6
3. Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.....................................................7
4. Khoản 4 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018.............................................8
5. Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.....................................................9
6. Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018...................................................11
7. Khoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018...................................................12
3

I. Lời mở đầu

Mang trách nhiệm là công cụ pháp lý để đảm bảo hoạt động cạnh tranh trên thị trường
được diễn ra minh bạch, công bằng, Luật cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với nền
kinh tế Việt Nam, khơi thông dòng chảy nội địa, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và
thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Trên thực tế, bên cạnh
những hành vi cạnh tranh lành mạnh vẫn còn tồn tại nhiều mặt tối gây cản trở cạnh
tranh, có khả năng gây thiệt hại cho thị trường chung, vì vậy cần được sự điều chỉnh
của pháp luật, cụ thể là Luật cạnh tranh. Vì vậy những hành vi này nằm trong khuôn
khổ điều chỉnh của Luật cạnh tranh 2018
1. Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Căn cứ tại Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 quy định như sau:
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với
nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác
trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Điều 10 Bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định: “bất cứ
hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh
vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”
Khi nhu cầu lợi nhuận cám dỗ con người đến với những thủ đoạn thái quá trong cạnh
tranh, thì các hành vi cạnh tranh ấy trở thành nỗi ám ảnh và có thể thúc đẩy con người
gây ra nhiều hoạt động tiêu cực gây hậu quả bất lợi cho sự phát triển, xâm hại lợi ích
chính đáng của các doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng.
Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi:
- Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh
- Trái với pháp luật hoặc tập quán kinh doanh thông thường
- Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho khách hàng

2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh


- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh
doanh trên thị trường thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất độc lập, đi ngược
với các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là những
quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh
doanh trên thị trường.
4

- Hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi
nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các đối tượng khác.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh không những gây thiệt hại cho những đối tượng
liên quan bị xâm phạm các quyền tự do kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế
thị trường gây, lủng đoạn nền kinh tế chung, dẫn đến sự suy giảm cho sự phát triển của
kinh tế đất nước, nên việc ban hành pháp luật điều chỉnh ngăn chặn những hành vi này
nhằm thực hiện việc duy trì năng lực cạnh tranh thực tế của các doanh nghiệp, do đó
đề ra mục tiêu ngăn ngừa và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trái với
đạo đức, tập quán kinh doanh để phát triển nền kinh tế bền vững, được quy định cụ thể
trong Luật cạnh tranh 2018, cụ thể là “Điều 45: Các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh bị cấm” là cần thiết. Điều này nhằm bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh, bên
cạnh đó bảo vệ lợi ích chính đáng cho các chủ thể kinh doanh (chủ thể cạnh tranh), cho
người tiêu dung và lợi ích công cộng. Đồng thời chống các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, điều khoản chống Cạnh tranh không lành mạnh không cho phép cạnh tranh
chống nhau, mà chỉ cho phép cạnh tranh bên nhau nhằm thu hút người tiêu thụ.

II. Phân tích Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018


1. Khoản 1 điều 45 Luật Cạnh tranh 2018

“1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở
hữu thông tin đó.”

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

Ví dụ:
Hai công ty X và Y kinh doanh thiết bị y tế tại thị trường Việt Nam. Tháng 10/2010,
công ty X ra mắt mẫu sản phẩm mới với thông số kỹ thuật được cải tiến, bản mô tả kỹ
thuật sản phẩm, danh sách các nhà cung cấp vật tư đặc biệt, tính năng sản phẩm,…
những thông tin này được lưu trữ trong máy tính đã được mã hoá và chỉ được tiếp cận
khi có sự cho phép của ban Giám đốc công ty. Biết được thông tin này công ty Y cho
người xâm nhập trái vào hệ thống máy tính lưu trữ thông tin, bí mật kinh doanh của
công ty X để lấy cắp dữ liệu. Sau đó công ty X cho sản xuất hàng loạt sản phẩm tương
5

tự với giá thành rẻ hơn, gây mất một lượng lớn khách hàng của công ty X và giá trị cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh.

Về mặt chủ thể:


- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh: công ty Y là doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh kinh doanh thiết bị y tế tại thị trường Việt Nam căn
cứ theo Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018.
- Chủ thể chịu tác động của hành vi: Công ty X (doanh nghiệp kinh doanh thiết bị
y tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp).

Về mặt hành vi:


- Công ty Y xâm phạm trái phép, tiếp cận bí mật kinh doanh của công ty X

Hậu quả:
- Công ty X sau khi bị công ty Y tiếp cận bí mật kinh doanh, sản xuất hàng loạt
sản phẩm đã bị đánh cắp với giá thành rẻ hơn đã mất một lượng lớn khách hàng
của công ty X và giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh.

Phân tích:
⇨ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của công ty Y (điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh Tranh 2018), làm
cho tình trạng tài chính của công ty X bị ảnh hưởng xấu. Nhằm mục đích cạnh tranh
không lành mạnh để chiếm thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Phạm vào hành vi
cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ
sở hữu thông tin đó.

Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A, nhân viên quản lý của công ty sản xuất thực phẩm đóng gói B,
trong thời gian làm việc ông A được tiếp cận bí mật kinh doanh bao gồm công thức
sản xuất, quy trình sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu … của công ty A. Sau khi nghỉ
việc ông A thành lập công ty sản xuất thực phẩm đóng gói C, sử dụng chính những
thông tin bí mật kinh doanh của công ty B mà thông qua quá trình làm việc ông A biết
được để thành lập công ty của mình, đồng thời bán các sản phẩm đó với giá thành rẻ
hơn làm ảnh hưởng đến kinh tế và thị trường của công ty B

Về mặt chủ thể:


6

- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh: ông A, nhân viên cũ
của công ty B
- Chủ thể chịu tác động của hành vi: Công ty B (doanh nghiệp sản xuất thực
phẩm đóng gói được thành lập theo Luật Doanh nghiệp).

Về mặt hành vi:


- Ông A có hành vi sử dụng thông tin bí mật kinh doanh của công ty B mà không
có sự cho phép làm ảnh hưởng đến công ty B.

Hậu quả:
- Công ty B sau khi bị ông A sử dụng bí mật kinh doanh, sản xuất hàng loạt sản
phẩm với giá thành rẻ hơn đã mất một lượng lớn khách hàng của công ty B và
ảnh hưởng đến kinh tế của công ty B.

Phân tích:
⇨ Sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu
thông tin đó của ông A (điểm b khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh Tranh 2018) đã làm ảnh
hưởng đến công ty B, tình trạng tài chính của công ty B bị suy giảm. Đây là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh để chiếm thị trường, loại bỏ đối thủ. Phạm vào hành vi
cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

2. Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018:

“Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi
đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh
nghiệp đó.”

Ví dụ:
Vụ việc xảy ra từ 2020, Công ty TNHH Thanh Long (Mỹ phẩm Thanh Long) và Công
ty TNHH Sài Gòn (Mỹ phẩm HCM) cùng kinh doanh trong lĩnh vực đồ mỹ phẩm cho
nữ trên cùng đường Nguyễn Thái Học, Quận 1, Tp. HCM. Bằng biện pháp kinh doanh
hiệu quả thì bên mỹ phẩm Thanh Long nhận được lượng khách đến mua hàng nhiều
hơn hẳn mỹ phẩm HCM mặc dù giá cả đều không chênh lệch nhau nhiều và điều này
khiến cho Công ty TNHH Sài Gòn rất ganh ghét. Tháng 1/2020 cả cửa hàng đều tung
ra thị trường sản phẩm mới là kem dưỡng ẩm, lúc này để muốn cho bên Công ty
TNHH Thanh Long mất đi lượng lớn khách hàng, thì Công ty TNHH Sài Gòn đã ra
quy định bắt buộc các nhân viên của mình và cũng như yêu cầu họ phải nói với người
thân, bạn bè của họ ngừng sử dụng sản phẩm cùng loại của Mỹ phẩm Thanh Long để
7

“ủng hộ” sản phẩm của công ty và coi đây là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng, bổ
nhiệm cán bộ trong doanh nghiệp, nếu ai vi phạm quy định trên thì sẽ kỷ luật, trừ
lương và thậm chí đuổi việc họ. Nhân viên của công ty tỏ ra rất bất bình khi chính bản
thân hoàn toàn có quyền là khách hàng và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác
theo nhu cầu riêng của họ.

Về mặt chủ thể:


- Công ty TNHH Sài Gòn đơn vị quản lý mỹ phẩm HCM là chủ thể có hành vi vi
phạm

Về mặt hành vi:


- Yêu cầu bắt buộc các nhân viên của mình và cũng như người thân của họ ngừng
sử dụng sản phẩm cùng loại của Mỹ phẩm Thanh Long để “ủng hộ” sản phẩm
của công ty và coi đây là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng, bổ nhiệm cán
bộ trong doanh nghiệp

Hậu quả:
Khiến cho khách hàng ở đây là các nhân viên của công ty phải chấm dứt quan hệ giao
dịch với bên doanh nghiệp khác và đã hạn chế nhu cầu cá nhân của bản thân họ cũng
như người nhà, bạn bè của họ.
Hành vi ban hành quy định bắt buộc như vậy khiến cho nhân viên không dám làm trái
và làm cho Công ty TNHH Thanh Long mất đi lượng lớn khách hàng.
 Hành vi của Công ty TNHH Sài Gòn là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018.

3. Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018

“3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp
hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu
đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.”

Ví dụ:
Hai công ty kinh doanh sữa trên thị trường Việt Nam là công ty T và công ty V. Cả hai
đều cạnh tranh thị phần với nhau về thị trường sữa cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Một
ngày, công ty V ra mắt một sản phẩm mới, sản phẩm sữa làm từ giống bò của Hà Lan
được chăn nuôi theo công nghệ Châu Âu và sản phẩm này rất được khách hàng ưa
chuộng. Thấy vậy, công ty T cho người tung tin đồn rằng trong quá trình chăn nuôi, bò
của công ty V được cho dùng thuốc kháng sinh chứa dư lượng kháng sinh lớn nên cho
8

ra sản phẩm sữa có lượng lớn chất kháng sinh làm cho người dùng phát triển trí não
không được bình thường và trẻ em dùng sẽ bị dậy thì sớm. Tin đồn này làm cho công
ty sữa V mất một lượng rất lớn khách hàng và giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán sụt giảm mạnh.

Về mặt chủ thể:


- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: công ty T là
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sữa (được thành lập theo
Luật Doanh nghiệp) căn cứ theo Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018.
- Chủ thể chịu tác động của hành vi: Công ty V (doanh nghiệp kinh doanh sữa
được thành lập theo Luật Doanh nghiệp).

Về mặt hành vi:


- Công ty T có hành vi tung tin đồn xấu (hành vi gián tiếp) về sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh là công ty V.

Hậu quả:
- Công ty V sau khi bị những tin đồn thất thiệt xuất phát từ công ty T thì thị phần
trên thị trường kinh doanh giảm mạnh, chịu sự quay lưng của khách hàng và giá
trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoản giảm mạnh.

Phân tích:
 Hành vi cung cấp thông tin không trung thực một cách gián về doanh nghiệp
V (Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh Tranh 2018), làm cho tình trạng tài chính
của doanh nghiệp V bị ảnh hưởng xấu. Nhằm mục đích cạnh tranh không
lành mạnh để chiếm thị trường, loại bỏ đối thủ cạnh tranh và hạ thấp uy tín
đối thủ. Phạm vào hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

4. Khoản 4 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018

“Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp
hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh
nghiệp đó.”

Ví dụ:
Sự việc xảy ra từ năm 2020, khi hệ thống liên lạc của hãng Taxi A liên tục bị chèn
phá, gây nhiễu. Các cơ quan chức năng đã phát hiện thủ phạm là Công ty X – đơn vị
9

quản lí Taxi B. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho công ty cả về doanh thu và uy tín.
Theo công ty A, mỗi ngày công ty bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng trong thời gian bị
phá sóng (từ trong tháng 2 đến đầu tháng 3). Công ty A đã khiếu nại ra UBND thành
phố. Khi xem xét vị việc này, UBND Thành phố đã phải xin kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đả ý kiến của Thủ tướng
xử lí Công ty X (đơn vị quản lí taxi B) phá sóng thông tin của đối thủ cạnh tranh A. 
Theo đó, UBND Thành phố được phép xử phạt hành chính mức cao nhất đối với Công
ty X, đồng thời nếu Công ty X tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ
hành nghề.

Về mặt chủ thể:


Công ty X_đơn vị quản lý Taxi B là chủ thể có hành vi vi phạm.

Về mặt hành vi:


Liên tục gây nhiễu, chèn phá hệ thống liên lạc của hãng taxi A làm cho hãng taxi A
không thể kinh doanh bình thường được và gây tổn thất về doanh thu và uy tín của
hãng taxi A.

Hậu quả:
Gây thiệt hại lớn về doanh thu và uy tín của hãng taxi A, mức thiệt hại là 30 triệu
đồng.
 Hành vi của công ty X- đơn vị quản lý taxi B là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. Nhằm mục đích cản trở quá trình kinh doanh của taxi A, dẫn tới việc
kinh doanh không thuận lợi, từ dó làm giảm uy tín của taxi A đối với khách
hàng, hệ thống liên lạc không ổn định thì taxi A không thể kinh doanh và kết
nối được với khách hàng.

5. Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018

“ Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc
hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ
mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; “

Ví dụ: 
10

Công ty M kinh doanh thời trang cho ra mắt 1 sản phẩm đầm A. Sau đó 2 tuần công ty
T cũng tung ra thị trường sản phẩm đầm A với giá thành rẻ cùng với những ưu đãi hấp
dẫn và dùng hình ảnh sản phẩm đầm của công ty M để bán sản phẩm của mình. Theo
giới thiệu của công ty T đến người tiêu dùng thì cả 2 đều cùng 1 loại của cùng xưởng
sản xuất, nhưng công ty T nhập số lượng lớn được chiết khấu nên giá thành bán ra rẻ
hơn công ty M. Tuy nhiên khi khách hàng mua về thì 2 chiếc đầm hoàn toàn khác
nhau, đầm của công ty m là hàng loại 1, còn đầm của công ty M là hàng loại 2 với chất
lượng kém hơn. Từ sự việc này mà nhiều khách hàng của công ty M đã qua công ty T
mua chiếc đầm vì quảng cáo khẳng định chất lượng giống nhau này và hình ảnh công
ty T lấy để bán sản phẩm là của công ty M vì vậy sản phẩm cũng không hề giống như
ảnh. Gây ảnh hưởng đến tệp khách hàng và doanh thu của công ty M rất nhiều.

Về mặt chủ thể:


Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: Công ty T
Chủ thể chịu tác động của hành vi: Công ty M

Về mặt hành vi:


Công ty T đã đưa thông tin gian dối rằng 2 chiếc đầm từ công ty T và công ty M hoàn
toàn như nhau về chất lượng và nơi sản xuất, hình ảnh về đầm A đến khách hàng nhằm
thu hút khách hàng của công ty M.

Hậu quả:
Từ sau khi công ty T đưa thông tin sai thì nhiều khách hàng hiểu sai đã mua đầm A từ
công ty T vì thấy giá thành rẻ và nghĩ chất lượng như nhau, việc này gây ảnh hưởng
đến doanh thu công ty M nặng nề.

Phân tích:
Hành vi đưa thông tin gian dối của công ty T nhằm thu hút khách từ công ty M là hành
vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm (Điểm a Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh Tranh
2018), làm cho công ty M bị ảnh hưởng xấu đến doanh thu.

“ b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.”

Ví dụ:
Công ty cà phê A với thương hiệu B nổi tiếng, công ty A đã sử dụng nhãn hiệu ba
chiều hình cốc đỏ của hãng C để quảng cáo so sánh trực tiếp sản phẩm cà phê B của họ
11

với sản phẩm cà phê C của Công ty C. Theo quảng cáo thì công ty A đã khẳng định
chất lượng cà phê bên A chất lượng tốt và thơm ngon hơn hình ảnh cốc đỏ của công ty
C. Đồng thời quảng cáo cũng nói thêm hạt cà phê trong cốc đỏ của hãng C chưa đạt
chuẩn. Sau quảng cáo này, nhiều khách hàng đã thắc mắc về chất lượng cà phê hãng C
nhưng công ty A không thể chứng minh được nội dung từ đó gây hiểu sai ảnh hưởng
đến uy tín và doanh thu công ty C một cách nặng nề.

Về mặt chủ thể:


- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: Công ty A
- Chủ thể chịu tác động của hành vi: Công ty C

Về mặt hành vi:


- Công ty A đã quảng cáo so sánh trực tiếp sản phẩm cà phê của mình với
doanh nghiệp C mà không chứng minh được nội dung.

Hậu quả:
- Công ty C sau khi bị quảng cáo không đúng từ công ty A sản xuất thì đã bị
ảnh hưởng uy tín và doanh thu nặng nề.

Phân tích:
 Hành vi so sánh chất lượng cà phê nhưng không chứng minh được nội dung
của công ty A là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm (Điểm b
Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh Tranh 2018), làm cho công ty C bị ảnh hưởng
xấu uy tín và doanh thu.

6. Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018

“6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả
năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ
đó.”

Ví dụ:
Trong chợ Bến Thành, hai thương nhân A và B cùng kinh doanh cà phê chồn tại hai
gian hàng khác nhau. Giá thành toàn bộ của sản phẩm của hai người là
800.000VNĐ/250gr cà phê chồn và chất lượng sản phẩm là tương đương nhau. Để thu
12

được lợi nhuận thì A và B bán sản phẩm cho người tiêu dùng với giá
1.500.000VNĐ/250g cà phê chồn và đặc biệt các du khách nước ngoài rất ưa thích sản
phẩm cà phê này. Cả hai liên tục cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng và để thu hút
thì hai thương nhân liên tục ra các chương trình khuyến mãi giảm giá sản phẩm. Sau
khi có lợi nhuận lớn, thương nhân A quyết định ra khuyến mãi cực sốc, bán giá cà phê
chồn với giá 790.000VNĐ/250gr và điều này thu hút rất nhiều người mua, các du
khách kháo nhau về giá thành siêu rẻ của thương nhân A nên người ta tập trung thu
mua số lượng lớn. Điều này làm cho sản phẩm của thương nhân B bị không bán được
trong thời gian dài và bị hỏng một số lượng lớn cà phê.

Về mặt chủ thể:


- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm: Thương nhân
kinh doanh cà phê A (Điều 2 Luật Cạnh tranh).
- Chủ thể chịu tác động của hành vi: Thương nhân kinh doanh cà phê B.
Về mặt hành vi:
- Trong điều kiện đang cạnh tranh cùng một khu vực thương mại, cùng một sản
phẩm. Nhưng thương nhân A quyết định bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ
để thu hút lượng lớn khách hàng và làm giảm thị trường trong phạm vi của
thương nhân B.
Hậu quả:
- Thương nhân B bị A cướp hết khách hàng vì giá thành bán quá rẻ, bản thân
không thể bán như vậy được vì nếu B làm theo A sẽ bị lỗ vốn trầm trọng và có
thể không tạo được hiệu ứng khách hàng như A vì A là người thực hiện phương
pháp này trước. Hậu quả là sản phẩm cà phê chồn của B trong một thời gian dài
không bán được nên bị quá hạn, ẩm mốc phải bị hủy. Bên cạnh đó B phải tốn
một khoản tiền lớn để bảo quản số sản phẩm không bán được nên B bị lỗ vốn
trầm trọng và có nguy cơ không thể kinh doanh tiếp được.
Phân tích:
 Hành vi của thương nhân A là hành vi bán sản phẩm dưới giá thành toàn bộ
nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là thương nhân B. Là hành vi cạnh tranh
không lành mạnh bị cấm căn cứ theo Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh
2018.
Hành vi của A gây nên thiệt hại về vốn cho đối thủ cạnh tranh là thương
nhân B và có thể dẫn đến B không còn đủ khả năng kinh doanh mặt hàng
giống A nữa. Mặc dù giảm giá khá sâu nhưng A vẫn có thể duy trì được việc
kinh doanh vì khách hàng thu mua số lượng lớn, A có thể “sống sót” qua
thời gian dài với mục đích loại bỏ đối thủ của mình là B.
13

7. Khoản 7 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018


“các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định của luật khác”.

Bên cạnh pháp luật cạnh tranh, hiện nay các quy định về cạnh tranh không lành mạnh
còn xuất hiện ở Luật sở hữu trí tuệ và Luật viễn thông.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi sau
đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
“Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kình
doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

Ví dụ: điểm a khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2015

Ví dụ:

Hai doanh nghiệp cùng kinh doanh lĩnh vực ăn uống (thực phẩm chay) trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, Doanh nghiệp A bắt đầu buôn bán từ năm 2018 với tên
thương hiệu Thành Liêm và có lượng khách ổn định. Đến đầu năm 2019, Doanh
nghiệp B ra đời buôn bán về lĩnh vực thực phẩm chay tương tự Doanh nghiệp A với
tên thương hiệu Thành Lim. Từ sau khi Doanh nghiệp B kinh doanh mặt hàng trên đã
gây nhầm lẫn cho rất nhiều khách hàng vì tưởng lầm là doanh nghiệp A. Điều này đã
làm doanh thu của Doanh nghiệp A ảnh hưởng nặng nề trong nhiều tháng liền.

Về mặt chủ thể:

- Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Doanh nghiệp B
- Chủ thể chịu tác động của hành vi: Doanh nghiệp A

Về mặt hành vi:

- Cùng kinh doanh một lĩnh vực, một loại mặt hàng thực phẩm chay, việc Doanh
nghiệp B đặt tên thương hiệu trùng với cách phát âm tên thương hiệu của
Doanh nghiệp B để thu hút khách hàng của Doanh nghiệp A.

Hậu quả:

- Gây nhẫm lần cho 1 lượng lớn khách hàng muốn mua thực phẩm chay tại
Doanh nghiệp A.
- Lượng tiêu thụ sản phẩm của bên A giảm mạnh, tổn thất kinh tế.
14

You might also like