You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC

Đơn Vị: Công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam

Họ và tên : Trần Nhật Nhật


Ngày sinh : 01/01/2002
Lớp : DCQT12.10.5
Khoa : Quản trị kinh doanh
Mã sinh viên : 20212288
Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Tầm

Bắc Ninh, năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC

Đơn Vị: Công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam

Họ và tên : Trần Nhật Nhật


Ngày sinh : 01/01/2002
Lớp : DCQT12.10.5
Khoa : Quản trị kinh doanh
Mã sinh viên : 20212288
Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Tầm

Điểm: Bằng số:…………………. Bằng chữ:………………

CÁN BỘ CHẤM 1 CÁN BỘ CHẤM 2


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Bắc Ninh, năm 2022


Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn công ty TNHH First Trust ACPA Việt
Nam đã tạo điều kiện và cơ hội cho tôi được trải nghiệm kỳ thực tập nhận thức tại môi
trường làm việc đầy chuyên nghiệp và mang tính sáng tạo. Tôi rất trân trọng sự giúp
đỡ và hướng dẫn tận tình của các anh chị trong công ty, nhờ đó mà tôi đã tích lũy được
nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và biết thêm nhiều khía cạnh mới mẻ trong lĩnh
vực Quản trị kinh doanh. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến: 
 Cô Nguyễn Thị Phương Nhung – Giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong buổi
thực tập này.
 Thầy Nguyễn Đức Dương – Giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong buổi thực tập
này.
 Thầy Trịnh Ngọc Luận – Giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong buổi thực tập
này. 
 Chị Lê Phương Tú – Phó giám đốc. 
 Chị Nguyễn Thái Vân - Trưởng phòng đào tạo. 
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Lê Thị Tầm – Giảng viên là giảng
viên hướng dẫn tôi thực hiện bài báo cáo này. Cô đã hướng dẫn tận tình và tạo nhiều
cơ hội gặp gỡ sinh viên để trao đổi và chỉnh sửa bài báo cáo được hoàn thiện nhất. Bên
cạnh đó, cô cũng giúp định hướng, hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc trong suốt quá trình
thực tập của tôi. 
Kỳ thực tập nhận thức này là lần đầu tiên tôi được đi trải nghiệm thực tế tại
công ty, do đó cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện bài
báo cáo. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp, đánh giá từ quý thầy cô để tôi có thể
rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân và hoàn thiện hơn trong những bài báo
cáo sau. 
Xin chân thành cảm ơn!
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1


PHẦN I: TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH FIRST TRUST ACPA VIỆT NAM.........3
1. Giới thiệu chung về công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam............................3
2. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:...............................................................................4
2.1. Sơ đồ tổ chức trực tuyến – chức năng.................................................................4
2.2. Chức năng các phòng ban, bộ phận....................................................................4
3. Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của First-Trust ACPA Việt Nam..........................5
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY FIRST
TRUST ACPA VIỆT NAM.....................................................................................6
1. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty First Trust Acpa Việt Nam..............6
1.1.1. Yếu tố kinh tế:.....................................................................................................7
1.1.2. Yếu tố vị trí địa lý:...............................................................................................8
1.1.3. Yếu tố lực lượng lao động....................................................................................9
1.2. Môi trường vi mô..............................................................................................9
1.2.1. Khách hàng..........................................................................................................9
1.2.2. Nhà cung ứng.....................................................................................................11
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.................................................................................12
1.2.4. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.................................................................................12
1.3. Môi trường nội bộ...........................................................................................14
1.3.1. Điều kiện nhân lực.............................................................................................14
1.3.1.1. Định hướng phát triển nhân sự........................................................................14
1.3.1.2. Cơ hội và lợi ích..............................................................................................14
1.3.1.3. Chương trình thực tập.....................................................................................16
2. Khái quát hoạt động kinh doanh.........................................................................17
3. Phân tích SWOT................................................................................................19
KẾT LUẬN..........................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................24
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Hình Nội dung Trang

1 1 Logo Công ty 4

Sơ đồ tổ chức công ty First Trust


2 2 5
ACPA Việt Nam
Tốc độ tăng GRDP quý II các năm
3 3 9
2011-2022

Sự kiện 20/10 tại First Trust ACPA


4 4 16
Việt Nam
Hoạt động từ thiện của FTA tại Sơn
5 6 17
La
Doanh thu của FTA giai đoạn 2008-
6 6 19
2018

Lễ ký kết ghi nhớ giữa FTA và Đại


7 7 20
học Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nội dung

1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

3 FTA First Trust ACPA

4 NQ-CP Nghị quyết chính phủ

5 JD Job Description

6 KPI Key Performance Indicator


Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ

STT Ký hiệu Nội dung

1. Boad of Directors Hội đồng quản trị

2. Board of Managers Ban giám đốc

3. Outsourcing Division Các phòng chức năng

4. Risk Advisory Phòng tư vấn rủi ro

5. Business Unit Tổ thực hiện nhiệm vụ

6. Special Task Forces Bộ phận đặc biệt

7. Technology Bộ phận công nghệ

8. Technical Bộ phận chuyên môn

9. Compliance Bộ phận nhân sự


Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

LỜI MỞ ĐẦU

Thuê ngoài dịch vụ được hiểu là việc doanh nghiệp đi thuê một tổ chức/cá nhân
cung ứng dịch vụ bên ngoài nhằm thực hiện một phần hay toàn bộ các phần công việc
tại doanh nghiệp (Dong, Seongcheol, Changi, & Ja, 2007). Thuê ngoài được xem là
một công cụ quản lý giúp doanh nghiệp giảm chi phí (Gerald, Grace, & Christina,
2013; Gilley, Greer, & Rasheed, 2004), tăng lợi nhuận, giảm bớt tính cồng kềnh của
bộ máy và đặc biệt là giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong quản trị (Gerald et al.,
2013). Do đó, các doanh nghiệp trên thế giới đã ngày càng mạnh dạn sử dụng dịch vụ
thuê ngoài, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn và cạnh tranh khốc liệt của các
DNNVV. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng giải pháp giúp doanh nghiệp
có thể giải quyết những khó khăn đó là sử dụng dịch vụ thuê ngoài (Anders & Björn,
2015; Hafeez & Andersen, 2014). Trong thời gian qua, mặc dù có sự phát triển về số
lượng doanh nghiệp trên cả nước nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng, nhưng doanh
nghiệp tại Cần Thơ chủ yếu là DNNVV (chiếm 98,31%), trình độ quản lý thấp, thiếu
vốn, đầu ra không ổn định, nhất là chi phí hoạt động tăng cao, khó cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trong và ngoài nước (Dinh & Le, 2017). Do đó, việc định hướng
cho các DNNVV sử dụng hiệu quả dịch vụ thuê ngoài để phát huy đến mức cao nhất
hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh như hiện nay là hết sức cần thiết. Cho đến
nay, có nhiều tranh luận trái chiều về sự tác động của việc thuê ngoài đến hiệu quả tổ
chức. Phần lớn các nghiên cứu cho rằng, thuê ngoài tác động tích cực đến hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp (Hirotoshi, 2013; Kroes & Ghosh, 2010). Tuy vậy, cũng có
nghiên cứu cho rằng, thuê ngoài không cải thiện được tài chính doanh nghiệp (chỉ tiêu
ROE), thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ tiêu ROA (Anders & Björn, 2015). Cũng
có nghiên cứu cho rằng, thuê ngoài không tác động đến hiệu quả tài chính doanh
nghiệp (Gilley et al., 2004). Như vậy, mỗi tác giả có nhận định khác nhau về sự việc
tác động việc thuê ngoài dịch vụ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, câu
hỏi đặt ra là thuê ngoài dịch vụ có tác động đến hiệu quả tài chính của các DNNVV ở
Việt Nam không?
Trong thời gian thực tập nhận thức ngành tại công ty TNHH First Trust ACPA
Việt Nam, tôi nhận thức được rõ ràng xu thế trên. Đồng thời xuyên suốt quá trình thực
tập tôi đã đề ra cho mình những mục tiêu cụ thể để tự mình đánh giá lại và khuyến

1
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

khích bản thân phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt các công việc được giao để từ đó
tích lũy được nhiều kinh nghiệm hữu ích và nhận thức đúng hơn về ngành Quản trị
kinh doanh mình đang theo đuổi. Các mục tiêu tôi đề ra như sau: 
 Mục tiêu 1: Làm quen với môi trường làm việc thực tế của công ty. 
 Mục tiêu 2:  Trau dồi và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trong lĩnh vực
Marketing. Biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.  
 Mục tiêu 3: Nhận ra những kỹ năng bản thân còn yếu để cải thiện tốt hơn. 
 Mục tiêu 4: Hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập nhận.
Xuyên suốt quá trình thực tập tại công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam,
tôi đã có cho riêng mình những trải nghiệm thú vị và bổ ích tại công ty. Những trải
nghiệm đó sẽ được thể hiện cụ thể vào bài báo cáo này cùng với sự hỗ trợ tận tình từ
các anh chị trong công ty và giảng viên hướng dẫn cô Lê Thị Tầm. Tôi mong những
đóng góp của mình sẽ hỗ trợ công ty ngày càng thành công và phát triển.

2
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

PHẦN I: TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH FIRST TRUST ACPA VIỆT NAM

1. Giới thiệu chung về công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam
 Thông tin chung:

Hình 1: Logo công ty


(Nguồn:Công ty First Trust ACPA Việt Nam cung cấp trên Facebook:
https://www.facebook.com/FirstTrustAcpaVietnam)

First Trust ACPA Việt Nam được thành lập tháng 03/10/2008 bởi ông Phạm
Quốc Hưng là người đại diện pháp luật. First Trust ACPA Việt Nam là công ty liên
doanh giữa First Trust Holdings Pte. Ltd., một công ty Singapore cung cấp dịch vụ
thuê ngoài kế toán và tài chính, và Công ty Đầu tư ACPA. Các hoạt động cốt lõi của
liên doanh là cung cấp các dịch vụ thuê ngoài (như Dịch vụ kế toán, Hợp nhất báo cáo
tài chính, Dịch vụ lập báo cáo tài chính, v.v.) cho các khách hàng nước ngoài
(Singapore, Hồng Kông) và trong nước (các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam). First Trust có trụ sở chính tại Singapore.
Công ty đi từ quy mô nhỏ (3 thành viên sáng lập ban đầu) năm 2008 đến thời
điểm hiện tại công ty trở thành quy mô vừa (hơn 100 thành viên)
Công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam có mã số thuế 0102963401 được
cấp vào ngày 05/03/2015, cơ quan Thuế đang quản lý : Cục Thuế Thành phố Hà Nội.
 Tên đơn vị: Công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam
 Tên quốc tế FIRST TRUST ACPA VIET NAM COMPANY LIMITED
3
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

 Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Hòa Bình, số 106 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô,
Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
 Điện thoại:0437916080 /Email:thiha.vu@vn.gt.com;trinh.le@vn /Fax:0437916081
 Lĩnh vực hoạt động (thương mại, tín dụng, sản xuất,…): Dịch vụ
 Ngành kinh doanh: Dịch vụ tài chính thuê ngoài.
 Mặt hàng kinh doanh chính: Dịch vụ quản lý quỹ và dịch vụ kế toán.
2. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:
2.1. Sơ đồ tổ chức trực tuyến – chức năng

Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty First Trust ACPA Việt Nam
(Nguồn: Công ty First Trust ACPA Việt Nam cung cấp)
2.2. Chức năng các phòng ban, bộ phận
 Boad of Directors: Là những người đề ra các chiến lược phát triển của công ty.
 Board of Managers: Là những người đưa ra các kế hoạch cụ thể cho Outsourcing
Divisons nhằm đạt được những chiền lược mà Boad of Directors đề ra.
 Outsourcing Divisions: Là các phòng ban nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Board of
Managers và phân công trực tiếp cho các BU thực hiện. Quy mô nhân sự: 20 – 25 nhân
viên.
 Risk Advisory: Phòng có nhiệm vụ tư vấn rủi ro có thể gặp phải cho khách hàng
hoặc tham vấn cho cả lãnh đạo công ty và các phòng ban khác.
 Business Units: Là các đội ngũ thực hiện các công việc được giao trực tiếp từ
Outsourcing Divisions. Quy mô nhân sự: 10 – 15 nhân viên.

4
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

 Special Task Forces: Là các bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm chính về các phần
chuyên biệt của công ty.
 Technology: bộ phận chịu trách nhiệm chính về các vấn đề công nghệ.
 Technical: bộ phận chịu trách nhiệm chính về các vấn đề chuyên môn.
 Compliance: bộ phận chịu trách nhiệm chính về các vấn đề con người.
3. Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của First-Trust ACPA Việt Nam
 Sứ mệnh: “Sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng bằng
cách cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp chất lượng cao, từ quản lý quỹ, dịch vụ kế
toán truyền thống, tính lương, dịch vụ liên kết kiểm toán... Chúng tôi cũng được truyền
cảm hứng để tạo ra một môi trường làm việc hiện đại và chuyên nghiệp nơi mọi người
có thể làm việc, chia sẻ và cùng nhau phát triển.”
 Mục tiêu chiến lược: trở thành một Công ty Chuyên nghiệp trong lĩnh vực Dịch
vụ Thuê ngoài Tài chính với các định hướng sau:
 Trở thành một công ty chuyên nghiệp quốc tế có thể cung cấp dịch vụ không biên
giới.
 Đạt tiêu chuẩn cao về Chất lượng chuyên môn - Chăm sóc con người – Công nghệ
- Trách nhiệm xã hội.

5
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

PHẦN II: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY FIRST
TRUST ACPA VIỆT NAM

1. Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty First Trust Acpa Việt Nam
1.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh doanh là một khung cảnh bao trùm lên hoạt dộng kinh doanh.
Nó bao gồm tổng thể các nhân tố mang tính khách quan và chủ quan, vận động và
tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của từng
doanh nghiệp. Sự tác động này có thể gây cản trở cho kinh doanh. Môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Bản thân kinh doanh là một quá trình vận động trong một môi trường cũng không
ngừng vận động. Bởi vậy mọi sự mô phỏng, tĩnh tại chỉ là tương đối theo từng mục
đích nghiên cứu.
- Các nhân tố cấu thành môi trường kinh doanh vừa tự vận động lại vừa tác động qua
lại với nhau trở thành ngoại lực chính cho sự vận động và biến đổi của môi trường
kinh doanh.
- Các nhân tố của môi trường rất đa dạng và phong phú. Do đó, việc nghiên cứu đòi
hỏi phải sử dung nhiều cách tiếp cận, nhiều phương pháp khác nhau.
- Doanh nghiệp không chỉ chịu sự tác động của môi trường kinh doanh mà chính nó lại
sản sinh ra các tác nhân làm thay đổi đến môi trường kinh doanh.
- Như vậy, có thể thấy rằng môi trường kinh doanh là một phạm trù rất rộng vừa cụ thể
lại vừa trừu tượng. Chúng có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chịu tác động của môi trường kinh doanh. Do vậy, một doanh nghiệp
phải hiểu được sự tác động này, trong đó tác động nào là tích cực, tác động nào là tiêu
cực, mạnh hay yếu và thời gian tác động cũng như tính quy luật của sự tác động đó tới
doanh nghiệp đó như thế nào? Khi chưa hiểu được toàn bộ những nhân tố đó thì doanh
nghiệp khó có thể hình dung được chính xác con đường đi của mình để có thể đạt được
mục tiêu cuối cùng của mình là lợi nhuận.
- Kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tuân thủ các quy luật khách quan và điều chỉnh các hoạt động chủ

6
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

quan của mình sao cho đạt được các mục tiêu đã đề ra. Một mặt, doanh nghiệp phải
thông qua các quan hệ cung - cầu, sức cạnh tranh và mức giá của thị trường.
- Mặt khác, các doanh nghiệp phải căn cứ vào các giới hạn cho phép của môi trường
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, công nghệ… cũng như môi trường nội bộ
bản thân doanh nghiệp để tồn tại và phát triển lâu dài. Hay nói một cách khác, không
có doanh nghiệp nào có thể tồn tại một cách biệt lập, mà chúng luôn chịu sự tác động
của môi trường kinh doanh.
- Môi trường kinh doanh sẽ tạo cơ hội thuận lợi nếu các doanh nghiệp có cách nhìn
nhận, đánh giá đúng đắn, nghiên cứu tỉ mỉ để nắm bắt thời cơ. Ngược lại, nếu không
có sự đầu tư, quan tâm thích đáng, doanh nghiệp sẽ không tận dụng được yếu tố tích
cực của môi trường. Chính vì thế nghiên cứu môi trường kinh doanh là công việc
không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1. Yếu tố kinh tế:
Từ năm 1986, Việt nam bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải cách kinh tế)
hưởng tới một nền kinh tế thị trường Với nhiều chính sách cải cách thiết thực và đổi
mới, nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể.
Kinh tế – xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh tăng
trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na. Trong nước, với quyết tâm phục
hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội
giai đoạn 2021-2025 đề ra, ngày 08/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; ngày 30/01/2022 ban hành Nghị quyết
11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị
quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương
trình. Triển khai thực hiện các Nghị quyết trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp
trong Nghị quyết, từ đó tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng
doanh nghiệp. Dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại
trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch Covid-19.

7
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

Hình ảnh 3: Tốc độ tăng GRDP quý II các năm 2011-2022(%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2022)
Qua biểu đồ trên có thể thấy, tốc độ tăng trưởng GDP sau đại dịch của Việt
Nam vẫn tang ở mức cao. Cuối năm 2022, GDP của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt ở
mức 7,1% ở kịch bản cơ sở và kịch bản tích cực là sẽ đạt 7,6%. Sự tang trưởng tốt về
kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài
cũng như các đối tác trong ngành dịch vụ outsourcing tại Việt Nam.
1.1.2. Yếu tố vị trí địa lý:
Vị trí địa lí đã mang đến cho nước ta những thuận lợi lớn cho quá trình phát
triển kinh tế, đặc biệt trong xu thế hội nhập toàn cầu thì vị trí đó càng trở nên quan
trọng hơn. Với vị trí vừa gắn liền với lục địa Á – Âu vừa tiếp giáp với Thái Bình
Dương ; lại nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế
quan trọng nên nước ta dễ dàng giao lưu, trao đổi hàng hoá với nhiều nước trên thế
giới. Cùng với vị trí đó, hệ thống cảng nước sâu ven biển là điều kiện hấp dẫn nhiều
nhà đầu tư nước ngoài. Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt
động kinh tế diễn ra sôi động, điều đó giúp nước ta có thể trao đổi và học hỏi kinh
nghiệm từ các nước trong khu vực. Biển Đông giàu có đã mang lại cho nước ta một
nguồn tài nguyên quý giá (hải sản, khoáng sản,…), là cơ sở quan trọng để phát triển
các ngành kinh tế. Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển vừa làm cho cơ cấu kinh tế
nước ta đa dạng vừa mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế. Nằm trong vành đai sinh
8
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

khoáng Thái Bình Dương, trên đường di lưu và di cư của các loài động, thực vật nên
nước ta có nguồn khoáng sản và sinh vật phong phú, giàu có. Đó là cơ sở quan trọng
để phát triển nhiều ngành kinh tế. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để
phát triển ngành dịch vụ Outsourcing.
1.1.3. Yếu tố lực lượng lao động
Việt Nam lần đầu nhận được đánh giá "tốt" từ hãng nghiên cứu Gartner năm
2010, khi được chọn vào top 30 quốc gia cho dịch vụ tại nước ngoài. Đánh giá này
đang cải thiện khi ngành công nghiệp tại đây dần phát triển, sinh viên mới ra trường
tăng, đầu tư nước ngoài và hãng khởi nghiệp cũng nhiều lên. Một báo cáo của Gartner
hồi tháng 1 năm nay đã coi Việt Nam là điểm đến top đầu trong nhóm quốc gia mới
nổi, bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. Từ hoạt động tại Ấn Độ, Lieberman nhận thấy
kỹ năng IT hiện đại của lao động Việt Nam đã bằng, và trong một số trường hợp còn
vượt quốc gia Nam Á. Khả năng ngoại ngữ của Việt nam cũng xuất sắc. Các trường
học đang chú trọng dạy tiếng Anh và hiểu rõ thành thạo ngôn ngữ này sẽ cho phép tiến
xa trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và ngành dịch vụ Outsourcing nói riêng.
1.2. Môi trường vi mô

Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ cơ bản của hệ
thống quản trị là đạt được mục tiêu tối đa trên nguồn lực hữu hạn bằng mọi phương
pháp quản trị. Những thành công của hệ thống quản trị còn phụ thuộc vào cả hoạt động
của các đơn vị khác trong công ty, và vào sự tác động của những khách hàng, các đối
thủ cạnh tranh và nhà cung ứng.
Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô của công ty bao gồm: khách
hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh hiện tại và sản
phẩm thay thế. Những người quản trị của doanh nghiệp không thể tự giới hạn mình
trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố
của môi trường vi mô.
Các yếu tố này thường xuyên song hành với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, tác động trực tiếp thường xuyên đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
mang tính đặc thù đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
1.2.1. Khách hàng

9
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

Khách hàng là những người mua hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Công
ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng thị
trường khách hàng. Tất cả những thị trường này được trình bày dưới đây là những định
nghĩa ngắn gọn về chúng.
- Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử
dụng cho cá nhân.
- Thị trường các nhà sản xuất: Các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng
trong quá trình sản xuất
- Thị trường nhà buôn bán trung gian: Tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sau đó bán
lại kiếm lời
- Thị trường của các cơ quan Nhà nước: Những tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để
sau đó sử dụng trong lĩnh vực công cộng hoặc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ cho
những người cần đến nó
- Thị trường quốc tế: Những người mua bán ở nước ngoài bao gồm những người tiêu
dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan nhà nước ở ngoài Nhà nước.
Khách hàng thực hiện sự trao đổi, họ trả tiền cho doanh nghiệp để lấy hàng hóa,
dịch vụ, nên khách hàng chính là thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Qua thị trường
khách hàng, mà doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đề ra là doanh thu và lợi nhuận.
Doanh nghiệp tìm, xác định tập khách hàng cho mình, ảnh hưởng lên tập khách
hàng đó. Nhưng trong xu hướng toàn càu hóa hiên nay thì người mua sẽ có ưu thế
mạnh hơn rất nhiều, khách hàng đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng
sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành
thông qua quyết định mua hàng.
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản quý báu đối với doanh nghiệp.
Khách hàng trung thành mang lại hơn 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí
giữ chân khách hàng cũ bằng 10% đến 15% so với khách hàng mới. Tăng 5% khách
hàng trung thành làm tăng 25% lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1 khách hàng hài lòng thì
sẽ kể cho 5 người khác. Còn nếu 1 khách hàng không hài lòng thì sẽ kể cho 9 người
khác.
=> Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu
cầu thị hiếu của người tiêu dung so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

10
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

=> Xác định đúng tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, cần phải xây dựng
chính sách Marketing-mix nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân các khách hàng
trung thành.
Phần lớn khách hàng của First Trust ACPA Việt Nam đến từ Singapore – một
trong những thị trường tài chính lớn nhất thế giới và Nhật Bản do tập đoàn “mẹ” cung
cấp. Chính vì đây là hai thị trường tài chính lớn nên ở đây có rất nhiều quỹ hoạt động.
Do đó, nhu cầu về dịch vụ quản lý quỹ lớn. Đây chính là “Mảnh đất màu mỡ” cho
First Trust ACPA Việt Nam.
1.2.2. Nhà cung ứng
Người cung ứng là những cá nhân tổ chức cung ứng các sản phẩm hàng hóa,
nguyên vật liệu, thiết bị, năng lượng, tài chính và các yếu tố đầu vào khác cho doanh
nghiệp.
Những sự kiện xảy ra trong môi trường “người cung ứng” có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động marketing cua công ty. Những người quản trị
marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá, hoặc
giảm chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp. Nếu cung ứng bị dối loạn thì trong kế
hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất
đi thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp
lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị
trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng
tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu
khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển
đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố
thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới
việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp
=> Mỗi doanh nghiệp không nên chỉ có một nhà cung cấp mà cần phải cónhiều nhà
cung cấp.
=> Trong tương lai, các nhà cung cấp có khả năng liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Tùy
vào từng điều kiện cụ thể của mình mà doanh nghiệp lựa chọnnhững đơn vị phù hợp.
11
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

Nhà cung ứng về tài chính lớn nhất của First Trust ACPA Việt Nam là tập đoàn
“mẹ” First Trust Holdings Pte. Ltd.

1.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn


Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng
có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ
tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh
lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+ Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một
ngành khó khăn và tốn kém hơn
 Kỹ thuật
 Vốn
 Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng...
 Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), Bằng cấp, phát
minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ....
- Điểm mạnh: nguồn nhân lực được lựa chọn theo ý mình, có nhiều nhiệt huyết trong
kinh doanh, lợi thế về dây chuyền công nghệ.

- Điểm yếu: ít kinh nghiệm, các mối quan hệ còn hạn chế

=> Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của
đối thủ cạnh tranh cũng như của bản thân doanh nghiệp

=> Doanh nghiệp cần xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp.

1.2.4. Đối thủ cạnh tranh hiện tại


Đó là các doanh nghiệp có cùng thứ hạng trên thị trường. Các doanh nghiệp
đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên
ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia
tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:
+ Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh tranh...
+ Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán

12
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

- Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhaunhưng không
có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại
- Ngành tập trung: Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vaitrò chi
phối (Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
+ Các rào cản rút lui (Exit Barries): Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút
lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn:
 Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
 Ràng buộc với người lao động
 Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
 Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch
Nó cạnh tranh tất cả các mặt: giá cả, sản phẩm, các hoạt động xúc tiến, quảng
bá sản phẩm.
Mức độ cạnh tranh: quyết liệt nhằm chiếm lĩnh thị trường và từ việc nhận diện
các đối thủ hiện tại
Doanh nghiệp cần phải:
 Nghiên cứu các động thái của đối thủ cạnh tranh.
 Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với nguồn lực của mình
 Nghiên cứu các động thái của đối thủ cạnh tranh.
 Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với nguồn lực của mình
=> Nghiên cứu các động thái của đối thủ cạnh tranh.
=> Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với nguồn lực của mình.
Những đối thủ cạnh tranh hiện tại của First Trust ACPA Việt Nam:
 Dịch vụ quản lý quỹ: Công ty quản lý quỹ VinaCapital, Công ty quản lý quỹ
DCVFM, Công ty quản lý quỹ DFVN, Công ty quản lý quỹ IPAAM, Công ty quản lý
quỹ PVCB Capital, Công ty quản lý quỹ SSIAM, Công ty quản lý quỹ MIRAE
ASSET, Công ty quản lý quỹ VCBF, Công ty quản lý quỹ SGIC, Công ty quản lý quỹ
BaovietFund.
 Dịch vụ kế toán: Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt (Vietland), Công ty
Kế toán Thiên Ưng, Công ty TNHH Đại lý Thuế Tài Chính Kế Toán Ưu Việt, Công ty
dịch vụ kế toán Song Kim, Công ty TNHH Tư vấn Giải pháp Kế toán Việt Nam (Kế
toán Vina), Công ty Tư vấn và Đào tạo GCCI, Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Đại

13
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

lý thuế Toàn Cầu, Công ty TNHH tư vấn kế toán thuế QC, Công ty Dịch vụ Kế toán
Minh Việt, Công ty TNHH Thuế và kiểm toán MVA Việt Nam.
1.3. Môi trường nội bộ
1.3.1. Điều kiện nhân lực
1.3.1.1. Định hướng phát triển nhân sự
Cấu trúc chương trình đào tạo phù hợp với các cấp nhân viên nhất định.
Lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng (Chi tiết được mô tả qua JD & hệ thống 
KPIs).
1.3.1.2. Cơ hội và lợi ích
 Tập huấn:
 Cấu trúc chương trình đào tạo cho từng cấp nhân viên: Nhân viên được đào tạo
ngay từ những ngày đầu vào công ty nhằm đạt hiệu quả tối đa trong công việc trong
thời gian ngắn nhất. Mỗi cấp bậc nhân viên đều nắm rõ yêu cầu công việc và yêu cầu
năng lực để tự đào tạo hoặc được đào tạo theo thiết kế của phòng đào tạo sao cho phù
hợp với vị trí công việc.
 Học bổng 100% chương trình ACPA/CPA Australia
 Chương trình biệt phái ở nước ngoài: Dành cho những nhân viên xuất sắc (đạt
được những yêu cầu vượt kỳ vọng) của doanh nghiệp sẽ có cơ hội được làm việc tại
trụ sở chính của First Trust ACPA ở Singapore. Nhân sự được hưởng lương thưởng và
phúc lợi như một người Singapore trong quá trình làm việc tại đây.
 Phát triển sự nghiệp:
 Hệ thống đánh giá hiệu quả công việc 2 lần/ năm ( đánh giá giữa năm và cuối năm)
với các hình thức thảo luận từ trên xuống/ từ dưới lên/ liên tục/ trực tiếp.
 Hệ thống đánh giá thăng tiến mỗi năm một lần ( cuối năm tài chính).
 Câu lạc bộ xã hội:
 Chăm sóc nhân viên: thăm hỏi nhân viên ốm đau, hiếu hỷ; tổ chức sinh nhật cho
sếp và nhân viên; tổ chức các sự kiện cho nhân viên vào ngày lễ (giáng sinh, trung thu,
ngày quốc tế phụ nữ); …

14
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

Hình 4: Sự kiện 20/10 tại First Trust ACPA Việt Nam
(Nguồn:Công ty First Trust ACPA Việt Nam cung cấp trên Facebook:
https://www.facebook.com/FirstTrustAcpaVietnam)

 Gắn kết nhân viên du lịch công ty hàng năm, du lịch nửa năm, du lịch hàng quý.
 Trách nhiệm với xã hội: Từ thiện

15
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

Hình 5: Hoạt động từ thiện của FTA tại Sơn La


(Nguồn:Công ty First Trust ACPA Việt Nam cung cấp trên Facebook:
https://www.facebook.com/FirstTrustAcpaVietnam)

 Điều kiện làm việc linh hoạt:


 Ba ngày làm việc tại văn phòng và hai ngày làm việc tại nhà.
 Giờ làm việc linh hoạt tại văn phòng.
1.3.1.3. Chương trình thực tập
 Mô tả công việc
 Đóng vai trò là nhân viên cộng toàn thời gian trong thời gian ba tháng.
 Xử lý một số khách hàng được chỉ định cho dịch vụ gia công phần mềm (dịch vụ
kế toán & quản lý quỹ) dưới sự giám sát của Người cố vấn.
 Cơ hội làm việc với Dịch vụ trọn gói (thu thập thông tin, key in hệ thống, lập báo
cáo tài chính...).
 Cơ hội chuyển đổi thành nhân viên chính thức khi thể hiện của ứng viên.
 Yêu cầu
 Yêu thích & mong muốn phát triển với con đường sự nghiệp kế toán hoặc dịch vụ
quản lý quỹ tài chính.
16
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

 Nền tảng vững chắc của kiến thức kế toán.


 Khả năng tiếng Anh (đặc biệt là Viết & Đọc)..
 Sẵn sàng học hỏi những điều mới.
1.3.2. Công nghệ
Nền tảng công nghệ là công cụ thiết yếu cho doanh nghiệp muốn bắt kịp xu thế
thời đại nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao độ chính xác cao, năng suất, hạn
chế tối đa rủi ro trong những công việc nguy hiểm. FTA rất xem trọng nền tảng công
nghệ qua việc bố trí một phòng đặc biệt giải quyết các vấn đề công nghệ và sắp xếp
một phòng riêng chỉ để đặt hệ thống thiết bị lưu trữ dữ liệu của công ty và khách hàng.
Đồng thời, công ty cũng đang định hướng tự phát triển các phần mềm nhằm đạt hiệu
quả tối đa, chủ động trong công việc và tính bảo mật.
2. Khái quát hoạt động kinh doanh
 Kết quả hoạt động kinh doanh

Hình 6: Doanh thu của FTA giai đoạn 2008-2018

(Nguồn: Video kỉ niệm mười năm thành lập công ty:


https://www.youtube.com/watch?v=Q59q85zWUjk)
 
Nhận xét chung về bảng doanh thu của FTA giai đoạn 2008-2018:
17
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

 Giai đoạn từ năm 2018-2012: tốc độ tăng trưởng của công ty chậm.
 Giai đoạn từ năm 2018-2015: tốc độ tăng trưởng bắt đầu phát triển mạnh. Doanh
thu đã lên từ 9 – 39 (đơn vị). 
 Giai đoạn từ năm 2015 – 2018: tốc độ tăng trưởng nhanh, doanh thu doanh nghiệp
phát triển mạnh. Đặc biệt từ năm 2015-2016.
 Giai đoạn từ 2018- nay: theo chia sẻ mới nhất của chị Lê Phương Tú phó giám đốc,
mặc cho ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài (khoảng từ năm 2019-2021) và đến năm
2022 - dịch bệnh được khắc phục, FTA hầu như không bị ảnh hưởng, tốc độ tăng
trưởng vẫn ổn định, doanh thu doanh nghiệp vẫn tăng so với cùng kì các năm
trước.

 Danh mục dịch vụ chính:


 Dịch vụ quản lý quỹ: Hợp nhất báo cáo tài chính, Dịch vụ lập báo cáo tài chính,…
 Dịch vụ kế toán
 Đối tác của FTA
Đối tác của FTA bao gồm các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, phần
lớn đối tác của công ty đến từ Singapore do tập đoàn “mẹ” cung cấp. Một số đối tác
lớn của tập đoàn: Trường đại học Công Nghệ Đông Á, Trường đại học Hà Nội,…

Hình 7: Lễ ký kết ghi nhớ giữa FTA và Đại học Hà Nội

18
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

(Nguồn:Công ty First Trust ACPA Việt Nam cung cấp trên Facebook:
https://www.facebook.com/FirstTrustAcpaVietnam)
3. Phân tích SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu


-Được hỗ trợ về khách hàng và tài chính -Không đầu tư tài chính vào truyền
từ trụ sở chính tại Singapore. thông.
-Văn hóa làm việc hướng tới con người: -Số lượng và chất lượng nhân sự chưa
“Caring & Sharing”. đáp ứng được định hướng phát triển dài
-Có kinh nghiệm hoạt động 14 năm trong hạn.
lĩnh vực dịch vụ tài chính thuê ngoài. -Chưa tự phát triển nguồn khách hàng,
còn phụ thuộc vào nguồn cung khách
hàng từ tập đoàn “mẹ”.
Cơ hội Thánh thức
-Trong những năm gần đây, thị trường -Xuất hiện nhiều đối thủ mạnh cạnh
Outsourcing đã có sự dịch chuyển sang tranh về lĩnh vực dịch vụ tài chính thuê
khu vực Đông Nam Á. ngoài
-Là một trong những sự lựa chọn hằng -Có quá nhiều dịch vụ thay thế trên thị
đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại trường.
thị trường Việt Nam. -Tuy nhu cầu về dịch vụ tài chính thuê
-Thị trường chứng khoán trong nước ngoài lớn nhưng quy mô công ty và chất
đang trên đà phát triển xuất hiện nhiều lượng nhân sự chưa đáp ứng được.
quỹ tài chính trong tương lai, đẩy mạnh
nhu cầu về dịch vụ quản lý quỹ.

19
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

PHẦN III: NHẬN THỨC NGÀNH SAU CHUYẾN ĐI

1. Những công việc thực hiện

 Thủ tục check in điền thông tin sinh viên để điểm danh sinh viên.
 Nghe bài thuyết trình về doanh nghiệp từ các nhân sự cao cấp.
 Tham quan văn phòng làm việc của công ty.

2. Đánh giá hiệu quả công việc

 Tạo điều kiện giúp sinh viên có cơ hội đến trực tiếp tham quan và khám phá doanh
nghiệp.
 Giúp sinh viên hiểu được cách xây dựng, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
 Giúp sinh viên ngành quản trị kinh doanh hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, cách xây
dựng bộ máy quản lý, vận hành doanh nghiệp. 
 Giúp sinh viên biết cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được học để áp dụng
vào doanh nghiệp, đã được học tập, và cũng đã có cơ hội được thực hành.
 Giúp sinh viên hoàn thiện thêm các kĩ năng nghề và kỹ năng mềm.
 Giúp sinh viên nhìn rõ hơn về định hướng nghề nghiệp và công việc của mình sau
này.

20
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

KẾT LUẬN

1. Đánh giá mục tiêu:


Trải qua kỳ thực tập nhận thức tại công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam,
tôi đã học hỏi được rất nhiều điều và đạt được những mục tiêu sau:
 Mục tiêu 1: Tôi đã làm quen và hòa nhập với môi trường làm việc tại công ty
TNHH First Trust ACPA Việt Nam. Đây là môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động và mang đến cho tôi những trải nghiệm thực tế.
 Mục tiêu 2: Tôi được trau dồi và học hỏi thêm những kiến thức, kinh nghiệm hữu
ích trong lĩnh vực Quản trị. Ngoài ra, tôi biết áp dụng những kiến thức đã học vào
công việc.
 Mục tiêu 3: Tôi nhận ra những kỹ năng bản thân còn yếu để không ngừng học hỏi
rèn luyện và cải thiện chúng tốt hơn. Tôi hiểu rõ bản thân cần trau dồi thêm những
kiến thức và nên được thực hành nhiều hơn trong côn việc.
 Mục tiêu 4: Tôi đã hoàn thành bài báo cáo thực tập nhận thức ngành.
2. Cảm nhận
Công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam là môi trường làm việc đầu tiên tôi
được trải nghiệm thực tế về các công việc liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh.
Tuy là khá mới mẻ và bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiên nên bắt đầu
công việc thực tập còn nhiêfu bỡ ngỡ, khó khăn và không tránh khỏi những thiếu sót.
Tuy nhiên, cùng với sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ các anh chị trong công ty,
đặc biệt nhờ vào chị Lê Thị Tầm là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong kỳ thực tập này
mà tôi có buổi thực tập nhận thức ngành hiệu quả. Khoảng buổi thực tập tại công ty
TNHH First Trust ACPA Việt Nam tuy không dài nhưng đã để lại cho tôi nhiều kỷ
niệm đáng nhớ và giúp tôi làm quen thêm được những người bạn mới. Tôi đã học hỏi
và lắng nghe những chia sẻ từ các anh chị đi trước và tiếp thu được nhiều kiên thức
mới mẻ và kinh nghiệm quý báu cho bản thân, điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc
định hướng nghề nghiệp sau này. Nhiều kinh nghiệm rất hữu ích tôi được các anh chị
truyền tải đã giúp tôi mở mang thêm nhiều khía cạnh mới vê lĩnh vực Quản trị kinh
doanh và có cái nhìn thực tế hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng đúc kết được những kỹ năng
chuyên nghiệp khi làm việc ở bất kì nơi đâu hoặc bất kì vị trí nào. Đồng thời, trong
buổi thực tập, tôi cũng nhận ra được những điểm yếu của bản thân cần được rèn luyện

21
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

và cải thiện để có thể phát triển bản thân đi xa hơn trong tương lai. Tôi cảm nhận môi
trường làm việc tại công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam sẽ là bước đệm giúp
tôi phát huy thêm nhiều khả năng mới ở bản thân.
3. Bài học rút ra
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam,
tôi đã học hỏi được nhiều kiên thức và kinh nghiệm hữu ích. Đầu tiên, phải nói đến các
kỹ năng mềm mà tôi đã được rèn luyện tại công ty. Tôi ý thức về tác phong và giờ giấc
làm việc, đây là một trong những yếu tô tạo nên một con người thành công. Tôi đến
đúng giờ, quản lý thời gian hiệu quả và ăn mặc lịch sự, gọn gàng khi đến công ty.
Ngoài ra, tối có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, do đó trong giờ buổi thực tập nhận
thức tôi luôn giữ tinh thần tinh táo và tập trung lắng nghe về công việc được giao và
đặt câu hỏi khi cần thiết để hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Kế tiếp, tôi được trau
dổi thêm những kỹ năng quan trọng khác như kỹ năng giao tiếp với các anh chị trong
công ty, luôn giữ thái độ kính trọng và thân thiện; kỹ năng làm việc nhóm, tôi biệt lắng
nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người. Hơn thể nữa, tôi đã đúc kết được nhiều kinh
nghiệm từ những trải nghiệm quý giá tại công tỵ. Tôi hiểu tính chất công việc của các
công ty làm dịch vụ tài chính thuê ngoài. Tôi hiểu tầm quan trọng của con người
thông qua văn hóa “Caring & Sharing” và công nghệ qua định hướng sự phát triển
phần mềm lưu trữ của công ty, tuy tôi chỉ nắm được những quy trình cơ bản nhưng đó
cũng là những kinh nghiệm đáng quý đối với tôi, nhờ đó tôi có thể vận dụng và phát
triển nhiều hơn cho công việc sau này. Đây đều là những công việc lần đầu tôi được
trải nghiệm nên vẫn còn gặp chút khó khăn, trở ngại khi làm nhưng với sự hỗ trợ tận
tình từ các anh chị trong công ty tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, tôi
cũng nhận ra được điếm mạnh và điểm yếu ở bản thân để không ngừng cải thiện tốt
hơn và hình thành được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong công ty.
4. Đề xuất cho công ty

 Đầu tư tài chính cho bộ phận Marketing.


 Chủ động về tài chính và nguồn khách hàng nhằm giảm phụ thuộc vào trụ sở chính.
 Phát triển đội ngũ nhân sự cả về quy mô và chất lượng để đạt được đinh hướng dài
hạn mà công ty đề ra đồng thời tận dụng được nhu cầu lớn về ngành dịch vụ tài chính
thuê ngoài trong tương lai.

22
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

 Tiếp tục phát huy điểm mạnh văn hóa doanh nghiệp “Caring & Sharing”

23
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang wed của công ty: https://masothue.com/0102963401-cong-ty-tnhh-first-trust-


acpa-viet-nam;
2. Trang web của công ty: https://hosocongty.vn/cong-ty-tnhh-first-trust-acpa-viet-
nam-com-1088565.htm;
3. Video kỉ niệm 10 năm thành lập công ty TNHH First Trust ACPA Việt Nam:
https://www.youtube.com/watch?v=Q59q85zWUjk;
4. Báo cáo thực tập: “Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty TNHH Du Lịch
Hưng Thịnh – HT” – Trường Đại học Công Nghệ Đông Á.

24
Trần Nhật Nhật, DCQT12.10.5

25

You might also like