You are on page 1of 1

Bình về chủ nghĩa hiện thực trong những tác phẩm của Thạch Lam, Tân Chi đã từng

có lời nhận
định rằng: “Thạch Lam mô tả những nét hiện thực của cuộc đời lại xuất phát từ lòng thương xót
con người nghèo khổ hơn là từ lòng căm ghét bọn thống trị”. Qua tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu
“Hai đứa trẻ” của nhà văn, ta lại càng thấm thía hơn về câu nói ấy. Văn bản đã thể hiện lòng
đồng cảm, xót thương của Thạch Lam trước cuộc sống nghèo nàn, cơ cực và tăm tối của phố
huyện nghèo trước Cách mạng.

Truyện kể về cuộc sống nơi phố huyện cơ cực và tối tăm của hai chị em Liên và An - những đứa
trẻ vốn đang sống một cuộc sống vui vẻ, đủ đầy ở Hà Nội. Nhưng vì bố mất việc, gia đình sa sút
nên hai chị theo phải theo mẹ về làng quê mở quán tạp hoá nhỏ để trang trải cuộc sống. Xung
quanh là những người dân lam lũ có cùng hoàn cảnh như chị Tí bán hàng nước, gánh phở của
bác Siêu hay sập hát của bác Xẩm. Truyện ngắn kết thúc với hình ảnh chuyến tàu mang theo tia
sáng rực rỡ, nhóm lên khát khao về một cuộc sống tươi đẹp hơn của dân nghèo phố huyện.

Thạch Lam đã gợi lên bức tranh phố huyện nhá nhem, tăm tối qua những mốc thời gian khác
nhau, bắt đầu từ cảnh ngày tàn đến phố huyện lúc về đêm và cuối cùng kết thúc bằng cảnh đợi
tàu của người dân và hai chị em Liên.

You might also like