You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ



BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH GIA BẢO

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THANH TÂN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRỌNG TIẾN

Mã số sinh viên: 197OT33793

Lớp: K25ot08

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ



BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH GIA BẢO

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THANH TÂN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRỌNG TIẾN

Mã số sinh viên: 197OT33793

Lớp: K25ot08

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường, em đã hệ thống lại toàn bộ kiến thức lý thuyết
chuyên ngành và được tham gia đợt thực tập Chuyên ngành công nghệ ô tô, dựa vào các
kiến thức lý thuyết đã được học. Được sự cho phép của Khoa Công nghệ ô tô và sự tiếp
nhận của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ô tô Gia Bảo; được sự dìu dắt, hỗ trợ của quý
thầy, cô trong Khoa Công nghệ ô tô, em đã bắt đầu quá trình thực tập của mình tại Công ty
TNHH thương mại dịch vụ ô tô Gia Bảo. Thời gian thực tập tuy không dài nhưng em đã có
được cơ hội để học hỏi, trải nghiệm những nghiệp vụ thực tế trong công tác sửa chữa và
bảo dưỡng ô tô. Thời gian này đã cho em được những bài học vô cùng quý báu và thiết
thực, đồng thời em cũng tiếp thu và học hỏi thêm nhiều những kỹ năng mềm khác liên quan
đến chuyên ngành công nghệ ô tô, điều này giúp em có thể tự tin hơn để bước tiếp vào thị
trường việc làm sau này.
Vì bài thực tập được thực hiện trong thời gian ngắn với sự hạn chế về mặt kiến thức
chuyên môn, nên em không thể tránh khỏi những sai sót. Đồng thời, bản thân báo cáo là
kết quả của một quá trình thu thập, phân tích, xử lý, hệ thống và tổng kết những kết quả từ
việc khảo sát thực tế cùng những bài học rút ra trong quá trình thực tập và làm việc, nên
em rất mong có được những ý kiến đóng góp của thầy/cô để bài báo cáo này của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Tân – Giảng
viên Khoa Công nghệ ô tô, trường Đại học Văn Lang. Trong thời gian thực tập tại cơ quan,
em đã được anh Thanh cùng các anh/ chú trong cơ quan giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình, tạo
điều kiện để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

1
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ 1
PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ô TÔ GIA BẢO. 7
1. Khái quát chung về Công ty: ............................................................................................ 7
2. Những đặc điểm của Công ty: .......................................................................................... 7
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự của Công ty Gia Bảo: .................................. 8
PHẦN II NHẬT KÝ THỰC TẬP .............................................................................................. 11
PHẦN III NỘI DUNG THỰC TẬP ........................................................................................... 15
3 Hoạt động thực tập .......................................................................................................... 15
3.1 Thay má phanh ............................................................................................................. 15
3.2. Thay guốc phanh ......................................................................................................... 17
3.3 .Quy trình tháo rã và lắp động cơ ................................................................................. 19
3.4. Sửa chữa hệ thống phanh dầu. ..................................................................................... 27
3.5. Thay ổ bi chữ thập ,ổ bi treo trục Cardan. ................................................................... 34
3.6. Làm nhíp, thay nhíp, đệm cao su ở nhíp sau. .............................................................. 36
3.7. Bảo dưỡng moay ơ bánh xe. ........................................................................................ 38
3.8. Thay lá côn ( tấm ma sát ly hợp). ................................................................................ 39
3.9. Thay tấm ma sát phanh đĩa. ......................................................................................... 41
3.10. Thay Rotuyn lái. ........................................................................................................ 41
3.11. Thay rotuyn trụ. ......................................................................................................... 42
PHẦN IV KẾT LUẬN................................................................................................................. 44
4.1. Những vấn đề tiếp thu được trong thời gian thực tập tại cơ sở và tại xưởng: ............. 44
4.2.Kết luận......................................................................................................................... 45

2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o------- -------o0o-------

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ BÁO CÁO THỰC TẬP
(Mẫu dành cho cán bộ của cơ quan thực tập trực tiếp hướng dẫn sinh viên)

Tên Cơ quan thực tập: ....................................................................................................

Địa chỉ Cơ quan: .............................................................................................................

Điện thoại Cơ quan .........................................................................................................

Họ tên người đại diện cơ quan: .....................................................................................

Chức vụ : ................................................. Điện thoại : ………. ........................... …...

Họ tên sinh viên: ............................................................................................................

Thời gian thực tập tại Cơ quan: Từ ngày..................... Đến ngày: .............. …………

* Kính mong Quý Cơ quan đánh giá bằng cách đánh dấu X vào cột xếp loại các nội dung
đánh giá trong bảng sau.

Ghi chú:

A: Tốt (1.0 đ); B: Khá (0.75đ); C: Trung bình (0.5đ) ; D: Kém (0.25đ).

3
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ SINH VIÊN THỰC TẬP


Xếp loại
Tiêu chí
A B C D

A. Tinh thần kỷ luật, thái độ

1. Thực hiện nội quy của cơ quan

2. Chấp hành giờ giấc làm việc

3. Thái độ giao tiếp với đồng nghiệp, cộng sự

4. Ý thức bảo vệ tài sản

5. Tích cực trong công việc

B. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ

1. Đáp ứng yêu cầu công việc

2. Tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn

3. Có sáng kiến, năng động trong công việc

C. Kết quả thực tập

1. Có sản phẩm ứng dụng thực tế đem lại lợi ích cho Cơ quan

2. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ thực tập

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng 11 năm 2022

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Giảng viên hướng dẫn
( Ký và ghi họ tên) ( Ký và ghi họ tên)

4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o------- -------o0o-------

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ BÁO CÁO THỰC TẬP
(Mẫu dành cho giảng viên hướng dẫn)

1. Họ tên sinh viên:


2. Họ tên giảng viên hướng dẫn:
3. Tên cơ quan thực tập:
4. Nội dung thực tập:
Ý KIẾN NHẬN XÉT
1. Hình thức:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Nội dung:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

5
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
BẢNG ĐÁNH GIÁ VỀ SINH VIÊN
Thang Phần cho điểm của giảng
Tiêu chí
điểm viên (không để thập phân)
- Về tinh thần, thái độ và ý thức của sinh viên 5/10
- Về thời gian làm việc giữa giảng viên và
5/10
sinh viên
Điểm tổng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng 11 năm 2022

Giảng viên hướng dẫn


( Ký và ghi họ tên)

6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ô
TÔ GIA BẢO
1. Khái quát chung về Công ty:

1.1. Về Công ty:


- Tên đầy đủ Công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ô TÔ GIA
BẢO.
- Tên quốc tế: GIA BAO CAR SERVICE TRADING COMPANY LIMITED.
- Tên viết tắt: GB CAR CO.,LTD.
- Mã số thuế: 0311458730.
- Địa chỉ thuế: 265 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Đại diện pháp luật: Vương Quốc Trung.
- Ngày cấp 29/12/2011.
1.2. Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh; sửa chữa; tân trang ô tô và các loại xe có động cơ khác…
1.3. Quá trình hình thành và phát triển:
- Garage được thành lập ngày 29/12/2011
- Tọa lạc tại vị trí: 265 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh – vị trí thuộc trung tâm Thành phố, garage được thiết kế với cơ sở hạ tầng
xưởng đạt tiêu chuẩn hiện đại: không gian thoáng mát; trang thiết bị hiện đại; bên cạnh đó
với đội ngũ nhân viên và thợ bậc cao lành nghề. Tại đây, khách hàng sẽ được tư vấn các
trang thiết bị, phụ tùng thay thế một cách tận tình và nhiều dịch vụ mua bán trao đổi ô tô
khác…
2. Những đặc điểm của Công ty:

2.1. Nhiệm vụ:


- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích hoạt động
của Công ty.
- Đảm bảo phát triển vốn, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn lẫn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
2.2. Chức năng:
- CÔNG TY TNHH TM – DV OTO GIA BẢO là Công ty TNHH với chức năng
kinh doanh, bảo dưỡng, sửa chữa và tân trang các loại xe ô tô, cơ giới, du lịch và các
loại xe có động cơ đồng thời cung cấp phụ tùng, linh kiện và các bộ phận phụ trợ.
- Mở tài khoản theo quy địch của Nhà nước.

7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
- Xác định giá cả hợp lý theo thị trường đồng thời đảm bảo lợi nhuận trong
kinh doanh.

Hình 1: Garage Gia Bảo


3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự của Công ty Gia Bảo:

3.1. Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
- Bộ máy quản lý của garage Gia Bảo là tổng hợp các bộ phận, đội nhóm và cả cá
nhân trong gara, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, đào tạo bài
bản, có trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo cấp bậc, khâu, vị trí khác nhau
để thực hiện các mục đích trong gara.
3.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty:
Hiện nay cơ cấu lao động trong gara được phân bố như sau:
Ban
Giám đốc

Phòng Hành
Phòng Nhân Phòng Dịch Phòng Tài Phòng
chính Tổng
sự vụ chính Kế toán Kinh doanh
hợp

Quản Đốc Cố vấn Dịch


Xưởng vụ

Bộ phận Bộ phận Bộ phận Phụ Tùng Cứu hộ


Chăm sóc xe Đồng Sơn Sửa chững Phụ kiện Bảo hiểm

Tổ Tổ
Máy – Gầm Điện – Lạnh
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty
8
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

Để có hiệu quả trong công việc, tạo uy tín với khách hàng, đảm bảo năng suất cao,
chất lượng tốt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận trong Công ty. Nhiệm
vụ của từng bộ phận được phân bổ như sau:
- Ban giám đốc:
Chịu trách nhiệm về mặt pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ quản lý và điều hành nhất
định để đảm bảo hiệu quả hoạt động của garage.
- Phòng Hành chính Tổng hợp:
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo theo dõi, tổng hợp các hoạt động của các
phòng để có báo cáo thường xuyên lên Ban giám đốc, tổ chức thực hiện các công tác tổ
chức liên quan đến các bộ phận nói chung và cá nhân lao động nói riêng.
- Phòng Nhân sự:
Lập và thực hiện các chính sách về nhân sự, xây dựng chiến lược nhân sự, tuyển dụng
đào tạo cán bộ, nhân viên, giám sát và đánh giá hoạt động của nhân viên các phòng ban.
- Phòng Tài chính Kế toán:
Theo dõi hạch toán đúng đắn, hợp lý với chế độ kế toán – thống kê, lập các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong kỳ, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài chính, lập ngân sách và
phân bổ chi phí, tư vấn tài chính cho dự án.
- Phòng Kinh doanh:
Xây dựng chiến lược kinh doanh và khai thác khách hàng, phân chia khách hàng theo
từng mục đích, thu thập dữ liệu, lập kế hoạch, hỗ trợ khách hàng, xây dựng và thiết lập
quan hệ với đối tác: khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan chức năng.
- Phòng Dịch vụ:
Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của garage cho khách hàng, triển khai tác
nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng.
- Quản Đốc Xưởng:
Chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện các nội quy, quy trình của garage về quản lý
lao động, tài sản, sản xuất, vệ sinh công nghiệp.
- Cố vấn Dịch vụ:
Lắng nghe các yêu cầu của khách hàng, đưa ra tư vấn về những phần mà khách hàng
chưa biết tới, viết phiếu yêu cầu sửa chữa và khi hoàn thành, giải thích công việc đã làm
cho khách.
- Bộ phận Chăm sóc xe:
Chịu trách nhiệm vệ sinh nội ngoại thất ô tô: tẩy ố kính – sơn xe, đánh bóng – hiệu
chỉnh sơn ô tô, phủ ceramic, nano ô tô, wax, sealant, phục hồi các chi tiết ghế da, trang
nhựa nội thất cũng như khoang động cơ.
- Bộ phận Đồng sơn:
Chịu trách nhiệm phục hồi thân vỏ xe cũng như màu sơn hiệu quả, loại bỏ những vết
trầy xước, móp méo do va chạm. Đảm bảo tính thẩm mỹ, độ phẳng của thân, vỏ xe và độ
mịn của màu sơn, giúp xe lấy lại ngoại hình như mới.
- Bộ phận Sửa chữa:
+ Tổ Máy – Gầm:
Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, đại tu phần máy liên quan đến chục nghìn chi tiết trong
hệ thống xe bao gồm hệ thống an toàn của ô tô.
+ Tổ Điện – Lạnh:
9
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Sửa chữa, bảo dưỡng điện động cơ, điện lạnh.
- Bộ phận Phụ tùng, phụ kiện:
Chịu trách nhiệm cung cấp các chi tiết lớn, nhỏ ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng,
sửa chữa của khách hàng. Phải đảm bảo phụ tùng, linh kiện luôn được sắp xếp hợp lý, đầy
đủ với những dòng sản phẩm thường xuyên sử dụng để tiết kiệm thời gian của khách hàng.
- Bộ phận Cứu hộ, bảo hiểm:
Chịu trách nhiệm giúp đỡ, ứng cứu kịp thời khách hàng gặp trục trặc, hư hỏng trên
đường, phải luôn đảm bảo mang đủ vật dụng cụ cần thiết, linh kiện phụ tùng đúng, hợp lý
có thể xảy ra. Phải nhanh gọn, tính ứng biến cao và kỹ thuật chuyên môn tốt, nhằm mang
đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Hình 1.2: Công nhân viên Gara Gia Bảo.

10
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ
----------  ----------
PHẦN II
NHẬT KÝ THỰC TẬP

ĐÁNH GIÁ
NỘI DUNG
THỜI GIAN RÚT KINH
THỰC TẬP
NGHIỆM

- Đến gặp giám đốc Công ty ô tô, nộp giấy


giới thiệu xin thực tập. - Nắm vững những
thông tin về Công ty,
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức gara và các phòng cơ cấu tổ chức và
Tuần 1
ban. chứng năng của các
19.9 – 24.9.22
- Tìm hiểu bộ máy tổ chức, môi trường hoạt phòng ban, cơ cấu tổ
động của Công ty và khách hàng nói chung chức và làm việc của
Công ty
- Tìm hiểu về quy chế làm việc của Công ty.

- Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và - Phần kiến thức về
ngoài của Công ty. khung gầm được cải
thiện rõ rệt, học hỏi
- Ghi nhớ nguyên tắc, quy trình hoạt động
được nhiều kiến thức
của bộ phận đồng sơn khi quan sát kỹ thuật
Tuần 2 mới từ các kỹ thuật
viên, thợ đồng làm việc. Làm quen và ghi
viên. Ghi nhớ và thực
26.9 – 01.10.22 nhớ tên lóng, vị trí đặt của các loại dụng cụ.
hành các kỹ thuật được
Hỗ trợ kỹ thuật viên trong công tác sửa chữa,
chỉ dạy trong công tác
tạo mới các bộ phận hư hỏng hoặc bị mất.
sửa chữa, gia cố tạo
- Dọn vệ sinh công xưởng và đảm bảo dụng mới ở bộ phận đồng
cụ đủ số lượng, đúng vị trí. sơn.

- Phần kiến thức về


- Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và khung gầm được cải
ngoài của Công ty. thiện rõ rệt, học hỏi
Tuần 3
- Ghi nhớ nguyên tắc, quy trình hoạt động được nhiều kiến thức
3.10 – 08.10.22 của bộ phận đồng sơn khi quan sát kỹ thuật mới từ các kỹ thuật
viên, thợ đồng làm việc. Làm quen và ghi viên. Ghi nhớ và thực
nhớ tên lóng, vị trí đặt của các loại dụng cụ. hành các kỹ thuật được
chỉ dạy trong công tác
11
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Hỗ trợ kỹ thuật viên trong công tác sửa chữa, sửa chữa, gia cố tạo
tạo mới các bộ phận hư hỏng hoặc bị mất. mới ở bộ phận đồng
- Dọn vệ sinh công xưởng và đảm bảo dụng sơn.
cụ đủ số lượng, đúng vị trí.

- Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và


ngoài của Công ty.
- Song song hỗ trợ bộ phận đồng sơn và - Nắm rõ được quy
khung gầm. Ghi nhớ nguyên tắc và quy trình trình sửa chữa bảo
bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận, chi tiết nói dưỡng của động cơ và
Tuần 4 chung từ việc quan sát kỹ thuật viên làm các chi tiết, bộ phận
10.10 – 15.10.22 việc. Ghi nhớ tên gọi, tên lóng của các dụng phụ trợ trên ô tô.
cụ kỹ thuật, chi tiết kỹ thuật được chỉ dạy và - Ghi nhớ và phân loại
quan sát từ kỹ thuật viên. các loại dụng cụ kỹ
- Đảm bảo công xưởng được sạch sẽ, gọn thuật hỗ trợ.
gàng, dụng cụ kỹ thuật và các thiết bị hỗ trợ
đủ số lượng và đúng vị trí.

- Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và


ngoài của Công ty. - Nắm rõ được quy
trình sửa chữa bảo
- Song song hỗ trợ bộ phận đồng sơn và dưỡng của động cơ và
khung gầm. Ghi nhớ nguyên tắc và quy trình các chi tiết, bộ phận
bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận, chi tiết nói phụ trợ trên ô tô.
Tuần 5 chung từ việc quan sát kỹ thuật viên làm
- Phân loại sự khác biệt
17.10 – 22.10.22 việc. Ghi nhớ tên gọi, tên lóng của các dụng
cụ kỹ thuật, chi tiết kỹ thuật được chỉ dạy và của các kiểu xe, dòng
quan sát từ kỹ thuật viên. xe và ghi nhớ sự khác
biệt cơ bản của bộ
- Đảm bảo công xưởng được sạch sẽ, gọn phận chi tiết giữa các
gàng, dụng cụ kỹ thuật và các thiết bị hỗ trợ loại.
đủ số lượng và đúng vị trí.

- Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và - Tiếp tục ghi nhớ
ngoài của Công ty. những kiến thức mới
- Hỗ trợ các kỹ thuật viên bộ phận gầm máy về động cơ, hệ thống
Tuần 6 và đồng sơn làm việc. Thực hiện các yêu cầu lái, hệ thống an toàn
24.10 – 29.10.22 từ kỹ thuật viên và quản lý. trên ô tô.
- Quan sát và học hỏi từ kỹ thuật viên bộ - Nắm rõ được vị trí và
phận điện lạnh trong công tác tháo gỡ và đặc điểm của các bộ
kiểm tra hệ thống an toàn, điện tử trên ô tô. phận trên ô tô.

- Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và - Đã quen được với
Tuần 7
ngoài của Công ty. nhịp độ làm việc của
12
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
31.10 – 05.11.22 - Kiểm tra hoạt động của các bộ phận ô tô kỹ thuật viên. Còn
theo yêu cầu và chỉ dẫn của kỹ thuật viên. nhiều kiến thức và kỹ
- Tiến hành sửa chữa, chỉnh sửa chi tiết thuật phải ghi nhớ.
khung ô tô theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên. - Ghi nhớ được các lỗi
- Học hỏi nguyên tắc, quy trình, nguyên lý thường gặp qua quan
về điện máy ô tô từ kỹ thuật viên. sát những triệu chứng
của ô tô.
- Đảm bảo công xưởng được sạch sẽ, gọn
gàng, dụng cụ kỹ thuật và các thiết bị hỗ trợ
đủ số lượng và đúng vị trí.

- Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và


ngoài của Công ty.
- Học tập cách chuẩn
- Hỗ trợ các kỹ thuật viên các bộ phận làm
bị, xử lý trong những
việc, thực hiện theo yêu cầu của kỹ thuật
tình huống cấp thiết,
viên, quan sát và ghi nhớ quy trình, nguyên
Tuần 8 đột xuất.
lý bảo dưỡng và sửa chữa.
07.11 – 12.11.22 - Học tập cách giao
- Tiến hành chuẩn bị dụng cụ, thiết bị kỹ
tiếp, ứng xử với khách
thuật hỗ trợ cần thiết để cứu hộ khách hàng.
hàng trong công tác
- Đảm bảo công xưởng được sạch sẽ, gọn tiếp nhận dịch vụ.
gàng, dụng cụ kỹ thuật và các thiết bị hỗ trợ
đủ số lượng và đúng vị trí.

- Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và


ngoài của Công ty. - Nắm được tâm lý và
các giao tiếp, tiếp
- Hỗ trợ các kỹ thuật viên các bộ phận làm
nhận vấn đề với khách
việc, thực hiện theo yêu cầu của kỹ thuật
hàng.
viên, quan sát và ghi nhớ quy trình, nguyên
lý bảo dưỡng và sửa chữa. - Ghi nhớ đặc điểm,
Tuần 9 nguyên lý các bộ
- Chuẩn bị tâm lý, thái độ khi giao tiếp, tiếp
phận, chi tiết kỹ thuật
14.11 – 19.11.22 nhận vấn đề từ đối tác, khách hàng. trên ô tô.
- Lên danh sách các chi tiết kỹ thuật, bộ phận
- Quan sát, đánh giá
cần thiết theo yêu cầu của quản lý và tiến
và học hỏi quy trình
hành di chuyển thu nhận.
quản lý và sắp xếp từ
- Đảm bảo công xưởng được sạch sẽ, gọn các gara và hãng xe
gàng, dụng cụ kỹ thuật và các thiết bị hỗ trợ khác.
đủ số lượng và đúng vị trí.

Tuần 10 - Giữ vệ sinh khu vực hoạt động trong và Nắm được tâm lý và
21.11 – 26.11.22 ngoài của Công ty. các giao tiếp, tiếp

13
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
- Hỗ trợ các kỹ thuật viên các bộ phận làm nhận vấn đề với khách
việc, thực hiện theo yêu cầu của kỹ thuật hàng.
viên, quan sát và ghi nhớ quy trình, nguyên - Ghi nhớ đặc điểm,
lý bảo dưỡng và sửa chữa. nguyên lý các bộ
- Chuẩn bị tâm lý, thái độ khi giao tiếp, tiếp phận, chi tiết kỹ thuật
nhận vấn đề từ đối tác, khách hàng. trên ô tô.
- Lên danh sách các chi tiết kỹ thuật, bộ phận - Quan sát, đánh giá
cần thiết theo yêu cầu của quản lý và tiến và học hỏi quy trình
hành di chuyển thu nhận. quản lý và sắp xếp từ
- Đảm bảo công xưởng được sạch sẽ, gọn các gara và hãng xe
gàng, dụng cụ kỹ thuật và các thiết bị hỗ trợ khác.
đủ số lượng và đúng vị trí.

14
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

PHẦN III
NỘI DUNG THỰC TẬP
3 Hoạt động thực tập

3.1 Thay má phanh

Hình 3.1: cấu tạo má phanh


(1): má phanh; (2) miếng chống ồn; (3) miếng đỡ má phanh

3.1.1. Tình trang má phanh:

Má phanh bánh xe tiến hành thay sau một thời gian sử dụng tấm ma sát đã quá mòn ( sát
đinh tán).

Biểu hiện của má phanh khi quá mòn là quá trình phanh quá sâu, phanh kém, không ăn…

3.1.2. Dụng cụ sử dụng:

Búa tay; đục; tua vít; cờ lê; ống câu; kích; kìm; gỗ chèn; ghế kê; khay đựng đồ.

3.1.3. Quy trình tiến hành tháo má phanh

Bước 1: Đưa xe vào, chèn bánh xe bằng gỗ, sử dụng kích thủy lực để kích cầu nâng cầu xe
lên Dùng ghế để kê cầu xe lên ( đảm bảo an toàn).

15
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Bước 2: Tháo bánh xe ra, dùng đầu tuýp phù hợp để kết hợp với ống tuýp tháo ốc sau đó
rút bánh xe ra.

Bước 3: Tháo tăng búa.

Bước 4: Tháo và rút má phanh ra ngoài.

+ Sử dụng kìm hoặc tua vít để tháo lò xo trả về

+ Dùng kím rút chốt chẻ hãm ắc má phanh

+ Dùng cờ lê tháo lắp che má phanh

+ Nhấc má phanh ra ngoài

+ Thay má phanh mới vào

Hình 3.2.1: má phanh

3.1.4. Tiến hành lắp lại má phanh:


Được tiến hành ngược lại với quy trình tháo.

Lưu ý, trong quá trình lắp lại má phanh cần chú ý những điểu sau:

+ Sử dụng giấy ráp thô để đánh má phanh tránh dầu mỡ bám vào làm giảm hiệu quả phanh.

+ Lắp moay ơ bánh xe đảm bảo yêu cầu; không quá chặt.

+ Điều chỉnh khe hở làm việc của phanh.


16
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
3.2. Thay guốc phanh
- Tháo phanh trống và thay guốc phanh.

- Điều chỉnh lại phanh tay khi lắp lại hệ thống phanh.

-Má phanh bị mòn có thể làm hỏng trống phanh, có thể -làm phanh không có tác dụng.

-Cần phải kiểm tra guốc phanh định kì.

Hình 3.2: cấu tạo phanh tang trống


(1).guốc phanh; (2).lò xo giữ guốc phanh; (3).nắp lò xo giữ guốc phanh; (4).chốt lò xo giữ guốc
phanh; (5).cần điều chỉnh tự động; (6).lò xo cần điều chỉnh; (7).lò xo hồi; (8). Bộ điều chỉnh;
(9).lò xo móc; (10).guốc phanh sau; (11).đệm chữ c; (12).cần phanh tay; (13).cáp phanh tay;
(14).trống phanh

3.2.1. Tháo trống phanh

Bước 1: Nhả phanh tay

Bước 2: Kích xe lên

Bước 3 Tháo lốp

Bước 4: Tháo trống phanh

17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Chú ý: Đánh dấu vị trí lên trống phanh và mặt bích của trục cầu sau rồi tháo trống
phanh.

3.2.2. Tháo guốc phanh

Hình 3.2.1: cấu tạo phanh


(1).guốc phanh trước; (2).lò xo hồi; (3).chốt lò xo giữa guốc phanh; (4).nắp lò xo giữ guốc
phanh; (5).lò xo móc; (6).bộ điều chỉnh; (7).guốc phanh sau; (8).cần phanh tay

Hình 3.4: Guốc phanh xe FORD TRANSIT

Khi tháo guốc phanh cần tháo theo thứ tự sau:


18
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
- Tháo guốc phanh phía trước đầu tiên

- Tháo bộ điều chỉnh guốc phanh

- Tháo guốc phanh phía sau

Tháo guốc phanh kiểm tra, nếu guốc phanh bị mòn, chai cứng thì cần thay guốc phanh
mới.Sau khi thay mới tiến hành ráp vào và xả gió khí hệ thống.

hệ thống.

3.3 .Quy trình tháo rã và lắp động cơ

Hình 3.3.: Động cơ Ford Transit 16N

3.3.1. Mục đích yêu cầu.

Quy trình tháo động cơ phải đươc thực hiện một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo an
toàn cho người và chi tiết.

Sử dụng đúng và thành thạo các dụng cụ.

Hiểu rõ kết cấu chi tiết, cụm chi tiết.

3.3.2. Dụng cụ cần thiết.

Cờ lê các loại: cờ lê tuýp, cờ lê vòng,…


19
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Kìm, búa nhựa, tuốc nơ vít, cảo xupap, cảo vòng bi, dụng cụ tháo xéc măng, máy
nâng thủy lực….

3.3.3.Phương pháp tiến hành.

Để tháo động cơ cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Xả nước và dầu bôi trơn ra khỏi động cơ.

Bước 2: Mở các đường ống nước, dầu, nhiên liệu.

Bước 3: Mở các dây điện, các cụm hay các chi tiết lắp vào thân máy như: máy phát điện,
két nước, quạt gió…

Bước 4: Tháo bu lông liên kết giữa động cơ và hệ thống truyền lực, tháo bu lông chân máy
trước và sau, dùng cẩu cẩu máy ra ngoài.

Hình 3.3.1: cần cẩu cẩu máy

Bước 5: Dùng cần cẩu để cẩu máy ra

Bước 6: Chùi rửa sơ bộ bên ngoài động cơ.

20
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Bước 7: Tháo nguyên các cụm lắp vào thân động cơ như: máy phát điện, bơm nước, bơm
cao áp, kim phun, máy khởi động, bơm trợ lực…

Hình 3.3.3: Tháo cụm bơm dầu

Bước 8: Tháo nắp đậy bên trên nắp quy lát. Tháo cơ cấu phân phối khí là xupap treo, tháo
cò mổ rút đũa đẩy ra. Tháo xupap treo, dùng cảo xupap ép chén chặn lấy hai móng hãm, xả
cảo lấy chén chặn và lò xo xupap, lấy xupap ra ( chú ý đánh dấu thứ tự của các xupap)

Bước 9: Tháo nắp quy lát.

Hình 3.3.4: Nắp quy lát sau khi được tháo

Chú ý: phải nới đầu tắt cả các bu lông từng bước ( khoảng 1/4 vòng) theo thứ tự từ
hai đầu máy vào bên trong giữa máy.
21
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

Hình 3.3.5: Quy tắc tháo nắp quy lát

Bước 10: Tháo buly đầu trục khuỷu ( mở đai ốc đầu trục khuỷu, cảo buly ra khỏi trục).

Bước 11: Lật động cơ lại, tháo bu lông các te, lấy các te ra ngoài.

Bước 12: Quay trục khuỷu, nhìn vào lỗ bánh răng cam để tìm hai bu lông chặn mặt bích
hạn chế chuyển động dọc trục của trục cam, mở hai bu lông này.

Bước 13: Lấy trục cam ra khỏi động cơ.

Chú ý: trước khi lấy trục cam ra ngoài phải tìm dấu an khớp của bánh răng trục cam
và bánh răng trục khuỷu khi quay trục khuỷu cho piston số 1 ở điểm chết trên, nếu trên
bánh răng không có dấu ta phải đánh dấu.

Bước 14: Xem tìm dấu trên đầu thanh truyền, nếu không có phải đánh dấu thự tự thanh
truyền.

Bước 15: Quay trục khuỷu để máy số 1 ở điểm chết dưới, cạo sạch muội than bám vào
thành xylanh ở phía trên miệng. Mở đai ốc đầu to thanh truyền, lấy nắp đầu to thanh truyền,
lấy bạc lót và đẩy thanh truyền cho thành truyền và piston ra khỏi xylanh về phia trên ( chú
ý: ghi nhớ chiều, hướng của piston và thanh truyền so với thân máy). Lần lượt tiến hành
như vậy cho các cụm piston, thanh truyền khác.

22
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Bước 16: Lắp lại bạc lót, nắp đầu to thanh truyền vào thanh truyền sau khi rút piston ra khỏi
xylanh.

Bước 17: Mở các bu lông xiết bánh đà đê tháo bánh đà.

Hình 3.3.6: Mở bulong

Bước 18: Mở các bu lông xiết nắp cổ trục, lấy các nắp cổ trục ra thân máy, lấy trục khuỷu
ra khỏi động cơ ( kiểm tra thứ tự các nắp cổ trục, nếu không có phải đánh dấu.

Bước 19: Lắp lại động cơ, lau sạch toàn bộ các chi tiết, cụm chi tiết, thông các đường dầu
sạch sẽ ( bằng khí nén), súc rửa các áo nước làm mát.

Hình 3.3.7: Kỹ thuật viên súc rửa nắp quy lát


23
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Kiểm tra lại toàn bộ hao mòn hư hỏng các chi tiết, kiểm tra lại khe hở lắp ráp, sửa
chữa phục hồi, tay thế các chi tiết hư hỏng.

b. Quy trình lắp ráp.

3.3.4. Mục đích yêu cầu.

Phải đảm bảo việc lắp đúng ,lắp đủ nhằm đạt sự chính xác và nâng cao chất lượng
của chi tiết.

Cần phải kiểm tra chi tiết thật chặt chẽ trước khi lắp.

Đòi hỏi phải có sự chú ý, cẩn thận,tỉ mỉ cao để lắp đúng chi tiết nhằm tránh sai sót
và tránh tình trạng tháo ra lắp lại.

3.3.5. Nguyên tắc lắp ráp:

Lắp từ trong ra ngoài (ngược với qui trình tháo).

Quy định dụng cụ lắp, dụng cụ kiểm tra và kiểm tra cho mỗi bước lắp.

Siết đúng momen lực theo qui định cho từng loại bulông.Chia momen lực siết thành
nhiều khoảng ,rồi siết theo thứ tự cho tới khi chặt hẳn.

Kiểm tra độ kín khít và độ trơn tru của các mối ghép.

Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước mỗi công đoạn lắp ráp, cho nhớt
vào các chỗ có sự chuyển động tương đối giữa các chi tiết.

3.3.6. Quy trình lắp ráp.

Bước 1:.Lắp trục khuỷu vào thân máy:

+ Làm sạch thân máy và dùng khí nén thông các lỗ nhớt ,mạch dầu.

+ Thay mới các phớt chận dầu ở đuôi và đầu trục khuỷu.

+ Lắp các bạc lót cổ trục chính vào đúng vị trí và đặt trục khuỷu vào thân máy,nhỏ nhớt
vào các cổ truc chính.

+ Lắp 2 nửa bạc chận vào cổ trục giữa của trục khuỷu.Chú ý:các rãnh thoát nhớt phải quay
ra ngoài.
24
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
+ Lắp lần lượt các nắp cổ trục chính theo thứ tự,đồng thời quay các dấu về phía trước động
cơ.

+ Dùng cần siết lực siết đều ,siết từ trong ra ngoài và đúng momen siết.Sau khi siết quay
truc khuỷu để kiểm tra nó chuyển động có nhẹ nhàng và trơn tru không,nếu không phải
kiểm tra lại.

Hình 3.3.8. Dùng khí nén làm sạch thân máy

Bước 2: .Lắp piston vào xilanh:

+ Dùng kềm chuyên dụng để lắp các xec-măng vào đúng rãnh của nó trên piston.Xoay các
xéc-măng sao cho chúng phải so le nhau để đảm bảo độ kín khít khi làm việc.

+ Lắp các bạc lót thanh truyền vào đúng vị trí ,chú ý các lỗ thông dầu trên bạc lót và bên
hông thanh truyền phải thông nhau.

+ Quay trục khuỷu sao cho máy 1 ở điểm chết dưới.Dùng ống bóp xéc-măng và cán búa
đưa piston-xec măng-thanh truyền của xilanh số 1 vào lòng xilanh.Lắp nắp đầu to thanh
truyền vào.

+ Cho nhớt vào những chỗ có sự chuyển động tương đối giữa 2 chi tiết.

25
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Lưu ý: Khi lắp, dấu trên đỉnh piston và dấu trên nắp đầu to thanh truyền phải hướng
về phía trước động cơ.

+ Siết đều và siết đúng momen lực qui định.kiểm tra khe hở dọc trục để đảm bảo khe hở
dầu.

+ Thực hiện tương tự việc lắp piston vào các xilanh còn lại.

+ Sau khi lắp xong ta phải quay trục khuỷu để kiểm tra đảm bảo chúng chuyển động nhẹ
nhàng.

Bước 3:.Lắp bơm nhớt vào thân máy.

Bước 4:.Lắp joăng và cacte vào thân máy.Siết đều lần lượt các bulông và theo đúng momen
lực.

Chú ý dùng keo gắn vào bề mặt để tạo sự kín khít giữa các te và thân máy.

Bước 5: .Lắp nắp máy:

+ Thay các phốt chắn dầu xupáp.

+ Dùng cảo lắp lần lượt các xupap và các chi tiết liên quan vào nắp máy, lắp các con đội
vào đúng vị trí theo dấu đã đánh sẵn từ trước.

+ Thay joăng nắp máy mới và đặt đúng vào vị trí.

+ Đặt nắp máy lên thân máy và siết đều các bulông theo nguyên tắc từ trong ra ngoài (quy
tắc vặn bulông ngược với khi tháo) theo đúng momen lực đã qui định.

+ Lắp các bugi vào nắp máy theo thứ tự.

+ Lắp các nắp cổ trục cam theo đúng chiều và đúng vị trí ,siết đều và đúng momen lực theo
nguyên tắc từ trong ra ngoài theo qui tắc sau:

93517104628

26
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

+Thay mới phớt chặn nhớt đầu trục cam và lắp đúng vào vị trí.

Bước 6:.Lắp nắp đậy trục cam lại.

Bước 7.Lắp bánh đai dẫn động trục cam.Lắp bánh căng đai,đẩy bánh căng đai theo hướng
làm trùng đai và xiết chặt.

Bước 8.Lắp bánh dẫn động đai ở đầu truc khuỷu.

Bước 9.Lắp đai cam theo chiều đã đánh dấu từ trước.

Bước 10.Nới lỏng dây đai khoảng ½ vòng.Quay trục khuỷu 2 vòng để kiểm tralại dấu cân
cam.Khi cân cam đã đúng thì ta siết chặt bánh căng đai.

Bước 11.Lắp hộp đậy puli cam lại.

Bước 12.Lắp miếng chặn đai cam và lắp puli trục khuỷu .

Bước 13.Lắp đường ống nạp và thải.

Bước 14. Lắp các bộ phận phụ khác vào đúng vị trí như ban đầu.

3.4. Sửa chữa hệ thống phanh dầu.


3.4.1.Công dụng,phân loại, yêu cầu hệ thống phanh.

3.4.1.1. Công dụng.

Hệ thống phanh trên ôtô là một trong những hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động
của ôtô với những công dụng sau:

Giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn xe khi xe đang chuyển động.

Giữ xe đứng yên trên đường dốc một khoản thời gian dài mà không cần sự có mặt của tài
xế.

3.4.1.2. Phân loại.


27
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Theo phương pháp điều khiển, hệ thống phanh được chia thành:

+ Phanh chân: điều khiển bằng chân.

+ Phanh tay: điều khiển bằng tay.

Theo cấu tạo cơ cấu phanh, hệ thống phanh được chia thành:

+ Cơ cấu phanh guốc.

+ Cơ cấu phanh đĩa.

Theo phương thức truyền động, hệ thống phanh chia thành:

+ Phanh cơ khí.

+ Phanh dầu.

+ Phanh hơi.

3.4.1.3. Yêu cầu.

Hiệu quả phanh cao nhất.

Quãng đường phanh ngắn nhất.

Ổn định ôtô khi phanh(không bị trượt).

Phanh êm dịu trong mọi trường hợp.

Điều khiển nhẹ nhàng.

Không có hiện tượng phanh bị bó hoặc ăn lệch.

Có khả năng phanh khi ôtô đứng yên trong thời gian dài.

3.4.2. Hệ thống phanh dầu thủy lực.

3.4.2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc.

a. Sơ đồ cấu tạo:

28
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

Hình 2.4.1: Sơ đồ hệ thống phanh dầu


(1).Xylanh con, (2).xylanh cái, (3).ban đạp phanh, (4).má phanh, (5).tambua, (6).guốc
phanh, (7).thanh nối, (8).ống dẫn dầu, (9).lòxo.

b. Nguyên lý làm việc.

Khi đạp phanh thông qua bàn đạp (3) đầu dưới bàn đạp đẩy ty đẩy cùng piston dịch
chuyển sang trái. Áp suất dầu trong bơm cái tăng qua các đường ống dẫn dầu tới xylanh
con đẩy guốc phanh để má phanh tiếp xúc tambua thực hiện phanh bánh xe.

Khi tăng lực đạp: piston tiếp tục dịch chuyển sang trái áp suất trong xylanh cái tiếp
tục tăng, do vậy áp suất dầu trong đường ống dẫn tới xylanh con tăng nên lực tác dụng má
phanh lên tambua tăng. Vì vậy lực phanh tăng.

Khi giảm lực phanh: piston dịch chuyển sang phải áp suất dầu trong xylanh cái giảm,
một lượng dầu ở đường ống và xylanh con trở về xylanh cái, áp suất ở xylanh con giảm dẫn
đến lực phanh bị giảm.

Khi nhồi phanh: khi buông chân phanh phía trước piston có áp suất thấp, dầu từ
khoang chứa ở piston bổ sung vào qua ống dẫn tới xylanh con, áp suất ở xylanh con tăng
hiệu qua phanh tăng.

Khi thôi phanh:khi buông chân phanh do tác dụng của lò xo hồi vị kéo guốc phanh
ép dầu từ xylanh con qua ống dẫn trở về xylanh cái.

29
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
3.4.3.Cơ cấu hãm phanh của hệ thống phanh dầu.

a. Cơ cấu hãm phanh kiểu tang trống.

Hình 3.4.2: Cơ cấu phanh

Cơ cấu phanh được đạt trên đĩa phanh, đĩa này được dặt cố định trên mặt bích của
dầm cầu.

Bộ phận chủ yếu của cơ cấu phanh là guốc phanh, các guốc phanh được đặt trên trục
lệch tâm và luôn tì và các piston nhờ lò xo kéo. Trên bề mặt guốc phanh có tan má phanh
để tăng ma sát, chiều dài của tấm ma sát phía trước dài hơn của tấm phía sau. Tang trống
được bắt chặt với moay-ơ bánh xe, do vậy khi má phanh ép vào tang trống thì bánh xe
không chuyển động được.

Cam lệch tâm cùng với trục lệch tâm dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và
tang trống.

b. Cơ cấu hãm phanh đĩa.

Một đĩa thép quay gắn vào moay-ơ thay cho tambua. Hai piston với bố phanh kẹp
hai bên đĩa. Khi tác động phanh, áp suất thủy lực từ xy lanh cái truyền tới xylanh con ấn
hai bố phanh kẹp hãm đứng đĩa.

30
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

Hình 3.4.3: Cơ cấu phanh đĩa.

3.4.4. Những hư hỏng hệ thống phanh dầu thủy lực.

Hệ thống phanh hư hỏng sẽ làm cho phanh không ăn, hoặc ăn lệch, gây mắt an toàn
khi chạy xe. Một số hư hỏng còn gây kẹt bánh xe ở các mức độ khác nhau làm cho xe chạy
không bình thường và có thể dẫn tới các hư hỏng khác.

a. Các hư hỏng của hệ phanh dầu dùng cơ cấu phanh tang trống.

Bàn đạp phanh chạm sàn xe khi phanh nhưng không hiệu quả

Má phanh ở một bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh

Má phanh ở tất cả các bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh

Xe bị lệch sang một bên khi phanh

Bàn đạp phanh nhẹ

Phanh ăn kém, phải đạp mạnh bàn đạp phanh

b.Các hư hỏng cơ cấu phanh đĩa.

Bàn đạp phanh rung khi phanh

31
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Phanh kêu khi phanh

Phanh không nhả sau khi nhả bàn đạp phanh

3.4.5. Các công việc sửa chữa hệ thống phanh dầu thường gặp.

a. Thay xylanh phanh chính.

Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe, tháo rời nó thay piston cùng với cuppen.

Nếu khu vực lắp cuppen bên trong xylanh phanh chính bị biến chất, có thể xảy ra
rò rỉ dầu và áp suất dầu có thể bị mất, nó có thể dẫn đến mất hiệu quả phanh.

(1)piston và cuppen; (2). vòng hãm; (3). bulông hãm; (4).gioăng; (5). nắp bình chứa; (6).xylanh
phanh chính; (7).gioăng chữ O

Quy trình tháo xylanh phanh chính:

Xả dầu phanh.

Rải một miếng giẻ bên dưới xylanh phanh chính sao cho dầu phanh không bám vào
bất kì chi tiết hay bề mặt sơn nào thậm chí nó bắn ra.

Dùng xylanh, rút dầu phanh ra khỏi bình chứa xylanh phanh chính.

Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe.

Dùng khóa 12 nới lỏng ống dầu phanh.

Tháo xylanh phanh chính và gioăng.

Thay bộ phụ kiện xylanh chính


32
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Chú ý:Khi tháo piston ra khỏi xylanh:

 Che đầu ra bằng giẻ và ấn chậm piston vào để giữ cho dầu khỏi bắn ra trong khi piston
được ấn vào.

 Nếu phanh hãm và bulông hãm piston bị tháo ra mà không ấn piston vào, piston có thể
bị hỏng.

(1) piston 1; (2). piston 2 ; 3. giẻ

Kéo piston 1 thẳng ra khỏi xylanh.

Đặt mặt bích của xylanh phanh chính vào lòng bàn tay gõ cho piston 2 bật ra.

Khi đầu piston 2 bật ra kéo thẳng ra.

Chú ý: nếu piston được kéo ra với một góc nghiêng có thể làm hỏng thành xylanh.

Vệ sinh xylanh chính

Rửa xylanh phanh chính bằng dầu phanh sạch.

Chú ý: nếu rửa bằng các thứ khác có thể làm hỏng các chi tiết bằng cao su, như cao su, bị
biến chất và rò rỉ dầu.

Chiếu đèn vào bên trong xylanh để kiểm tra xem có hư hỏng hay rỉ không.

33
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Sau khi tháo kiểm tra, sửa chữa, thay mới những chi tiết xylanh cái tiến hành ráp lại
lên xe và xả khí hệ thống phanh.

b.Xả khí hệ thống phanh dầu.

Xả khí ra khỏi xy lanh chính:

Tháo các ống dầu ra khỏi xylanh chính.

Dùng khay đựng dầu.

Đạp bàn đạp phanh và giữ ở vị trí đó.

Bịt các cửa ra bằng tay rồi nhả phanh.

Lặp lại từ 3 đến 4 lần.

Nối các ống dầu vào xylanh chính.

Xả khí ra khỏi mạch dầu:

Dùng khóa 8, một ống cao su, một bình chứa sẵn dầu phanh. Khi xả, một đầu cắm
vào bình, một đầu cắm vào vít xả gió.khi xả cần 2 người, một người đạp phanh, một người
đạp phanh đến khi nào thấy nặng thì báo cho người thứ 2 biết đển vặn vít xả, khi ra hết khí
thì siết vít xả khí vào(người đạp phanh vẫn giữ nguyên chân phanh), lặp lại thao tác cho
đến khi hết bọt khí, dầu phanh chảy ra thành dòng là được.

Thực hiện xả khí như trên đối với các bánh xe còn lại.chú ý., luôn luôn theo dõi mức
dầu trong bình chứa và bổ sung kịp thời để mức dầu luôn đầy đến mức quy định trong qua
trình xả khí.

3.5. Thay ổ bi chữ thập ,ổ bi treo trục Cardan.


3.5.1.Tình trạng cần thay thế:

Khi ổ bi chữ thập hoặc ổ bi treo bị mòn, rơ.v.v…thì khi trục Cardan quay sẽ gây ra
tiếng va đập và rung động cho xe. Vì vậy ta cần bảo dưỡng trục Cardan theo định kì .

3.5.2. Dụng cụ:

Thường sử dụng các dụng cụ sau đây để tháo lắp trục Cardan:

34
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Cờ lê, tuýp ,cần tuýp ,búa ,tua vít dẹp .kìm, súng hơi (nếu có)…

3.5.3. Quy trình thực hiện:

Bước 1: Cho xe vào và tiến hành chèn bánh xe bằng gỗ.

Bước 2: Tháo cardan: Dùng cờ lê hoặc tuýp để tháo cardan ra ,khi thao đầu thứ 2 gần xong
ta giữ trục sau đó tháo và hạ từ từ xuống .

Hình 3.5.1: Trục cardan

Bước 3: Tháo trục Cardan xe FORD TRANSIT 16N.

Bước 4: Tháo ổ bi treo Cardan.

Bước 5: Dùng cờ-lê hoặc tuýp để tháo ốc.

Bước 6: Tiến hành thay ổ bi treo mới và lắp lại.

35
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Hình 3.5.2: 2 ổ bi treo Cardan cần thay và 2 ổ bi treo sau khi thay

Bước 7: Thay ổ bi chữ thập.

Hình 3.5.3: Ổ bi chữ thập mới và ổ bi cũ đã tháo rời

Bước 7: Ổ bi chữ thập sau khi tháo ra ta tiến hành kiểm tra bằng quan sát , nếu ổ quá mòn
ta phải tiến hành thay mới . Khi lắp ổ mới vào ta cần bôi mỡ để đảm bảo ổ bi hoạt động tốt
đồng thời kéo dài tuổi thọ của trục Cardan.

3.6. Làm nhíp, thay nhíp, đệm cao su ở nhíp sau.


Khi lá nhíp bị cong, vênh ,gãy hoặc đệm cao su bị mòn thì sẽ làm cho xe rung lắc
không đều ảnh hưởng tới người lái xe . Vì vậy khi phát hiện bộ nhíp có vấn đề ta phải tiến
hành sửa chữa.

3.6.1. Dụng cụ sử dụng:

Cờ lê , tua vít ,búa ,kìm, tuýp, kích thủy lực , bơm mỡ , gỗ chèn và ghế kê , ống
câu , bàn ép nhíp.

3.6.2. Quy trình tiến hành.

Bước 1: Chèn bánh xe bằng gỗ.

Bước 2: Sử dụng kích thủy lực để nâng cầu xe lên.

Bước 3: Dùng gỗ và ghế để kê khung xe lên.

Bước 4: Tháo bánh xe ra.

Bước 6: Tháo quang nhíp (bulong chũ U).


36
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Bước 7: Sử dụng cờ lê hoặc tuýp để mở quang nhíp.

Bước 8: Tháo A mọt (đỏng đảnh) rút quang nhíp cùng với tấm đệm ra.

Hình 3.6.1: Nhíp

Bước 9: Nhấc cả bộ nhíp ra ngoài.

Bước 10: Tiến hành ép nhíp bằng bàn ép nhíp để hãm bulong.

Bước 11: Dùng búa đánh lại đai giữ nhíp.

Bước 12: Tiến hành lắp lại

Lưu ý:Thay đệm ở đầu nhíp; khi kiểm tra thấy đêm bị mòn ta cần thay đệm mới:
Tháo đệm ra từ lá nhíp nếu khó lấy ra ta phải đặt lên bàn ép để ép miếng đệm hỏng ra và
thay đệm mới.

Hình 3.6.2: Đệm nhíp đã tháo ra

37
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Bước 13: Tiến hành lắp lại nhíp vào xe: quá trình lắp được tiến hành ngược với quy trình
tháo nhưng cần chú ý : Hạ thấp cầu xe xuống để cho bộ nhíp vào dễ dàng

Bước 14: Khi đặt bộ nhíp vào cho 2 đầu đỏng đảnh vào trước, bắt chặt 2 đầu nhíp.

Điều chỉnh vị trí bu long hãm nhíp, khi đầu bulong đã lọt vào lỗ định vị ta tiến hành
bắt quang nhíp

Bước 15: Bơm mỡ cho đỏng đảnh bằng bơm mỡ.

Bước 16: Siết chặt lại các đai ốc

Bước 17: Lắp lại bánh xe , siết chặt, kích cầu xe lên lấy ghế kê ra sau đó hạ con đội và rút
gỗ chèn ra.

3.7. Bảo dưỡng moay ơ bánh xe.


3.7.1. Tình trạng cần bảo dưỡng.

Việc bảo dưỡng moay ơ thường được tiến hành theo định kì hoặc có thể tiến hành
sửa chữa bất cứ khi nào.Mục đích là ta kiểm ra ổ bi ,tăng bua và vệ sinh các ổ bi, đảm bảo
an toàn cho xe khi lưu thông.

3.7.2. Dụng cụ sử dụng.

Búa tay, đục, tua vít, cờ lê, cần típ, ống câu, con đội cao su, kìm, khay đựng đồ, mỡ
moay ơ, giẻ sạch.

3.7.3. Quy trình tiến hành.

Bước 1: Chèn bánh xe bằng gỗ, dùng con đội di động đội cầu xe lên và kê để đảm bảo an
toàn.

Bước 2: Dùng tuyp và ống câu tiến hành tháo bánh xe ra.

Bước 3: Tháo tăng bua ra khỏi bố phanh.

Bước 4: Dùng típ tháo láp và rút láp ra ( bán trục)

38
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

Hình 3.7.1;2;3: Tháo nắp chụp cao su moay ơ và dùng dụng cụ tháo các ổ bi moay ơ ra

Bước 5: Dùng dẻ lau sạch dầu mỡ và dùng giấy nhám thô để rà lại bố phanh

Bước 6: Tiến hành vệ sinh và kiểm tra các ổ bi moay ơ.nếu hỏng thì ta thay mới

Bước 7: Kiểm tra vòng bi

Bước 8: Tiến hành tra mỡ vào các ổ bi, đầu trục cTiến hành vào lại moay ơ, quy trình tháo
ngược lại với quy trình lắp

Lưu ý: Công việc bảo dưỡng moay ơ tương đối đơn giản nhung cần chú ý vê sinh
thật sạch mỡ cũ của moay ơ để tra mỡ mới. Chú ý cách vào mỡ vòng bi để đảm bảo mỡ
điền đầy vào bi. Ngoài ra giữ vệ sinh tăng bua và cạo sạch các lớp keo cũ để bôi keo mới.

3.8. Thay lá côn ( tấm ma sát ly hợp).


3.8.1. Tình trạng.

39
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Lá côn ly hợp cần phải thay thế khi quá trình hợp của ly hợp rung giật, ăn không
đều hoặc có thể không ăn, xe chạy không ổn định khi sang số.

3.8.2. Dụng cụ sử dụng.

Cờ lê hoặc típ, ống câu, kích thủy lực, kìm, gỗ chèn,khay đựng dụng cụ, tua vít dẹp
và cây bẩy, con đội di động.

3.8.3. Quy trình tiến hành.

Bước 1: Chèn bánh xe bằng gỗ, dùng con đội di động đội cầu xe lên và kê để đảm bảo an
toàn.

Bước 2: Tiến hành tháo và hạ hộp số.

Bước 3: Tháo các đăng

+ Tháo các dây kéo gài số: dùng kìm rút chốt chẻ ra sau

+ Tháo dây công tơ mét bằng cơ lê

+ Tháo càng tách ly hợp

+ Tháo hết bulông măt cọp mắc giữa hộp số với động cơ

+ Tháo ốc treo hộp số với khung xe

+ Tháo mặt cọp ra

+ Tháo vòng bi T

+ Tháo bố côn và nhấc tấm ma sát ra ngoài

+ Tiến hành kiểm tra và thay tấm ma sát nếu cần

Bước 4: Sau khi đã thay tấm ma sát ta tiến hành lắp, quy trình lắp ngược với tháo.

Đây là công viêc không khó khăn lắm nhưng ta cần chú ý các điều sau:

Dùng trục chuẩn để điều chỉnh và bắt chặt bố côn.

Khi tháo các dây gài số (với các xe gài số bằng dây) thì ta chỉ nên tháo ốc hãm các
dây cùng một chiều để khi lắp vào ta lắp đều mà không phải điều chỉnh lại sức căng của
các dây gài số.
40
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
3.9. Thay tấm ma sát phanh đĩa.
3.9.1. Tình trạng.

Phanh không ăn và có hiện tượng bị trượt không đảm bảo an toàn khi vận hành xe

3.9.2. Dụng cụ sử dụng.

Cơ lê hoặc típ, ống câu, tua vít dẹp cây bẩy, con đội di động.

3.9.3. Quy trình tiến hành.

Bước 1: Xe vào, dùng gỗ canh các bánh xe.

Bước 2: Dùng cơ lê hoặc típ nới các ốc hãm bánh xe.

Bước 3: Dùng con đội di động đội cầu trước của xe lên.

Bước 4: Tiến hành tháo bánh xe ra.

Bước 5: Tháo 2 đai ốc giữ cùm đĩa.

Bước 6: Dùng bẩy dẹp ép piston xinh lanh sát vào cùm đĩa.

Bước 7: Nâng cùm đĩa lên và lấy 2 tấm ma sát cần thay thế.

Bước 8: Thay tấm ma sát mới Sau khi thay tiến hành lắp lại, quy trình lắp ngược với quy
trình tháo.

Lưu ý: Viêc thay tấm ma sát phanh đĩa tương đối đơn giản không cần đòi hỏi tay
nghề cao nhưng khi thay thì nhớ ép Piston cho sát vào cùm đĩa để dễ lấy 2 tấm ma sát ra và
bỏ vào.

3.10. Thay Rotuyn lái.


3.10.1. Tình trạng.

Sau một thời gian hoạt động thì vành tay lái có sự rơ nhiều hơn và hành trình tự do
của vành tay lái không còn nằm trong giới hạn cho phép nên ta phải tiến hành thay mới để
đảm bảo an toàn. Nếu nhận thấy đệm cao su bị mòn, nứt hoặc vỡ. Dùng tay lắc, khớp nối
cần phải thay thế nếu bị rơ.

41
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

Hình 3.10.1: Rotuyn

3.10.2. Dụng cụ sử dụng.

Cơ lê hoặc típ, ống câu, cảo rotuyn, búa, con đội, tua vít dẹp, thước cân tay lái.

3.10.3. Quy trình tiến hành.

Bước 1: Xe vào, dùng gỗ canh bánh xe.

Bước 2: Dùng cơ lê hoặc típ tháo bu lông đầu rotuyn

Bước 3: Không văn bu lông tra hết đai ốc (để tiến hành cảo rotuyn).

Bước 4: Dùng cảo rotuyn để lấy rotuyn ra khỏi trục giữ, tháo rotuyn ra khỏi thước tay lái.

Bước 5: Tiến hành thay rotuyn mới.

Bước 6: quy trình lắp ngược với quy trình tháo.

Lưu ý: viêc thay rotuyn lái tương đối đơn giản không đòi hỏi tay nghề cao, nhưng
khi lắp xong thì ta phải diều chỉnh lại tay lái bằng thước đo tay lái.

3.11. Thay rotuyn trụ.


3.11.1. Tình trang.

Sau một thời gian vận hành bánh xe bị trơ do rotuyn trụ bị hỏng nên không đảm bảo
được an toàn cho việc lái xe

3.11.2. Dụng cụ sử dụng.

Cờ lê, túyp, ống câu, con đội di động, kích thủy lực, búa tay, cảo rotuyn.
42
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
3.11.3. Quy trình tiến hành.

Bước 1: Xe vào, dùng gỗ canh bánh xe.

Bước 2: Dùng típ nới lỏng các đai ốc bánh xe.

Bước 3: Dùng con đội di động đội cầu trươc lên.

Bước 4: Tháo bánh xe ra.

Bước 5: Tháo 3 bu lông giữ rotuyn trụ

Hình 3.11.1: Rotuyn

Bước 6: Tháo bu lông rotuyn trụ (khi tháo chú ý ko được nới ra hết mà đê dung cảo rotuyn
để lấy rotuyn trụ ra).

Bước 7: Dùng cảo rotuyn cảo rotuyn trụ và lấy rotuyn ra ngoài.

Bước 8: Thay rotuyn trụ mới.

Bước 9: Tiến hành lắp lại, quy trình lắp ngược với quy trình tháo.

Lưu ý: Công việc thay rotuyn trụ cụng tương đối đơn giản không yêu cầu người có
tay nghề cao, nhưng chú ý khi thay rotuyn thì cảo cho đúng cách.

43
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN

PHẦN IV
4.1. Những vấn đề tiếp thu được trong thời gian thực tập tại cơ sở và tại
xưởng:

Biết cách sử dụng một số các dụng cụ và máy móc chuyên dùng.

Sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ sửa chữa.

Biết rõ hơn về vị trí các chi tiết bố trí trên xe.

Có thể tháo ráp để thay thế và sửa chữa các chi tiết đơn giản

Đặc biệt nhất, là có thể chẩn đoán được một vài hư hỏng xảy ra trên xe.

Hiểu rõ hơn về những nguyên tắc an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Biết được một số tên gọi các chi tiết (thường gọi ở ngoài thực tế ) so với trong lý
thuyết (Bánh trớn, đỏng đảnh, a mọt…)

Khi tháo đai ốc các chi tiết hay cụm chi tiết cần vặn đúng chiều , khi siết phải đúng
lực nếu lớn quá làm hỏng bulong , đai ốc.

Trong qua trình làm việc, mục tiêu an toàn luôn là trên hết, luôn cẩn thận trong công
việc, đặt biệt là công việc dưới gầm xe cần phải đảm bảo an toàn.

Các chi tiết khi được tháo ra phải sắp xếp, bỏ trong khay ngăn nắp, dụng cụ phải
luôn sạch sẽ, luôn có vải lau bên người, nơi làm việc phải luôn được giữ vệ sinh thật tốt.

Trong thời gian làm việc luôn tập trung, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tốt. Thời gian
ra vào garage là phải luôn chấp hành đúng qui định đề ra.

Sau mỗi ngày làm việc cần phải kiểm tra đồ nghề, sắp xếp ngăn nắp trên giá, vệ
sinh nhà xưởng sạch sẽ.

Khi giao, nhận xe luôn có thái độ niềm nở với khách hàng, giải thích rõ các chi tiết
khi được sửa chữa, thay thế với khách hàng. Trước khi giao xe cho khách hàng cần phải vệ
sinh sạch sẽ, rửa xe cho khách.

44
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: THẦY NGUYỄN THANH TÂN
Ngoài những kiến thức đã được học ở trường, trong đợt thực tập này em còn biết
thêm về công việc sơn xe tại nhà xưởng, đồng thời cũng nắm bắt thêm về các công việc khi
làm xe với bảo hiểm.

4.2.Kết luận.

Qua mười tuần tiếp xúc với thực tế tại Garage Ô tô Gia Bảo cùng với kiến thức được
tiếp thu trong quá trình học ở trường đại học Văn Lang đã giúp em định hướng được phần
nào ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mà em đã theo học .Đây là dịp để em được củng cố thêm
kiến thức của mình cũng như làm quen với công việc.

Tuy nhiên do khả năng còn hạn chế nên kết quả đạt được trong đợt thực tập chưa
thật cao ,kiến thức chủ yếu dừng lại ở việc hiểu thêm kết cấu và cách tháo , lắp chứ chưa
thể chẩn đoán và sửa chữa được. Công việc chủ yếu là phụ giúp tháo , lắp các tổng thành ô
tô khả năng áp dụng được lý thuyết vào thực hành còn hạn chế .

Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Tân đã hướng dẫn cũng
như Garage Ô tô Gia Bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong đợt thực tập này.

45

You might also like