You are on page 1of 37

CÂU HỎI ÔN TẬP

KỸ THUẬT LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ

Câu 1. Chu trình thiết bị làm lạnh là:


a. Chu trình thuận chiều
b. Chu trình sinh công
c. Chu trình ngược chiều.
d. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 2. Chu trình thiết bị làm lạnh là chu trình:


a. phải tiêu tốn công (năng lượng) để tải nhiệt từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ
thấp.
b. phải tiêu tốn công (năng lượng) để tải nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ
cao.
c. chu trình thuận chiều.
d. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 3. Chu trình làm lạnh lý tưởng là:


a. Chu trình Cacnô thuận
b. Chu trình Cacnô ngược
c. Chu trình hơi (chu trình cho bay hơi công chất ở áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
d. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 4. Chu trình làm lạnh bằng cách cho bay hơi công chất được sử dụng rộng rãi nhất
trong thực tế, vì:
a. Tạo được độ lạnh sâu, và khả năng làm lạnh lớn;
b. Hiệu quả làm lạnh tốt, vì áp dụng được hai quá trình đẳng nhiệt, gần giống chu trình
Cacnô là: quá trình hóa hơi và quá trình ngưng tụ.
c. Năng suất lạnh lớn; kết cấu đơn giản, bền, dễ sử dụng.
d. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 5. Chu trình hơi cơ bản bao gồm các thiết bị chính:
a. Máy nén
b. Van tiết lưu
c. Bình ngưng (Dàn ngưng), Dàn bay hơi
d. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 6. Trên đồ thị lgp-i (hình dưới), trạng thái hơi bão hòa khô nằm:

a. Trên đường x=1


b. Trên đường x=0
c. Trong vùng 0 < x < 1
d. bên phải vùng x = 1

Câu 7. Trên đồ thị lgp-i (hình dưới), trạng thái lỏng sôi nằm:

a. Trên đường x=1


b. Trên đường x=0
c. Trong vùng 0 < x < 1
d. bên phải vùng x = 1

Câu 8. Trên đồ thị lgp-i (hình dưới), trạng thái hơi quá nhiệt nằm:

a. Trên đường x=1


b. Trên đường x=0
c. Trong vùng 0 < x < 1
d. bên phải vùng x = 1

Câu 9. Trên đồ thị lgp-i (hình dưới), trạng thái công chất lỏng nằm:

a. Trên đường x=1


b. Trên đường x=0
c. Trong vùng 0 < x < 1
d. bên trái vùng x = 0

Câu 10. Khi có cùng nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh, thì so với chu trình hơi lý tưởng
thì chu trình cacnô có:
a. năng suất lạnh của chu trình Cacnô nhỏ hơn năng suất lạnh của chu trình hơi lý tưởng.
b. năng suất lạnh của chu trình Cacnô lớn hơn năng suất lạnh của chu trình hơi lý tưởng
c. năng suất lạnh của chu trình Cacnô bằng năng suất lạnh của chu trình hơi lý tưởng
d. cả 3 đáp án đêu sai

Câu 11. Khi có cùng nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh thì chu trình cacnô có năng suất
lạnh nhỏ hơn năng suất lạnh của chu trình hơi lý tưởng vì:
a. bị khống chế bằng hai quá trình đẳng nhiệt và hai quá trình đoạn nhiệt.
b. bị khống chế bằng hai quá trình đẳng nhiệt và hai quá trình đẳng entanpi
c. bị khống chế bằng hai quá trình đẳng áp và hai quá trình đẳng entanpi
d. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 12. Khi có cùng nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh, so với chu trình cacnô, thì chu
trình hơi lý tưởng có:
a. Hệ số làm lạnh nhỏ hơn.
b. Hệ số làm lạnh lớn hơn.
c. Hệ số làm lạnh bằng nhau.
d. cả 3 đáp án đêu sai

Câu 13. Quá trình từ 1 đến 2 trên hình bên dưới là:
a. Nén hơi công chất đoạn nhiệt
b. Nén hơi công chất đẳng nhiệt
c. Giãn nở công chất đoạn nhiệt
d. Giãn nở công chất đẳng entalpia

Câu 14. Quá trình từ 3 đến 4 trên hình bên dưới là:

a. Nén hơi công chất đoạn nhiệt


b. Công chất nhả nhiệt để ngưng tụ có áp suất không đổi và nhiệt độ không đổi
c. Giãn nở công chất đoạn nhiệt
d. Giãn nở công chất đắng entalpia

Câu 15. Quá trình từ 2 đến 4 trên hình bên dưới là:

a. Nén hơi công chất đoạn nhiệt.


b. Làm mát và ngưng tụ hơi công chất đẳng áp.
c. Giãn nở công chất đoạn nhiệt.
d. Giãn nở công chất đẳng entalpia.

Câu 16. Quá trình từ 4 đến 5 trên hình bên dưới là:

a. Nén hơi hơi công chất đoạn nhiệt


b. Làm mát và ngưng tụ hơi công chất đẳng áp.
c. Nhận nhiệt làm bay hơi công chất đẳng áp.
d. Giãn nở công chất đắng entalpia

Câu 17. Quá trình từ 1 đến 2 trên hình bên dưới là:

a. Nén hơi công chất đoạn nhiệt


b. Nén hơi công chất đẳng nhiệt
c. Giãn nở công chất đoạn nhiệt
d. Giãn nở công chất đẳng entalpia

Câu 18. Quá trình nén đoạn nhiệt công chất từ 1 đến 2 trên hình bên dưới có:
a. áp suất giảm p1 > p2, nhiệt độ tăng t1 < t2
b. áp suất tăng p1 < p2, nhiệt độ tăng t1 < t2
c. áp suất tăng p1 < p2, nhiệt độ giảm t1 > t2
d. áp suất giảm p1 > p2, nhiệt độ giảm t1 > t2

Câu 19. Quá trình nén đoạn nhiệt công chất từ 1 đến 2 trên hình bên dưới có đặc điểm:

a. không có trao đổi nhiệt với môi trường q = 0


b. công chất nhận nhiệt của môi trường q > 0
c. công chất nhả nhiệt cho môi trường q < 0
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 20. Quá trình công chất nhả nhiệt để được làm mát trong dàn ngưng (bình ngưng) từ
2 đến 3 trên hình bên dưới có đặc điểm:
a. Áp suất công chất P2=P3= Pk không đổi, nhiệt độ công chất giảm t2 > t3 = tk.
b. Áp suất công chất P2=P3= Pk không đổi, nhiệt độ công chất tăng t2 < t3 = tk
c. Áp suất công chất tăng P2 > P3= Pk, nhiệt độ công chất tăng t2 < t3 = tk

d. Áp suất công chất tăng P2 <P3= Pk, nhiệt độ công chất giảm t2 > t3 = tk

Câu 21. Quá trình công chất nhả nhiệt để ngưng tụ trong dàn ngưng (bình ngưng) từ 3 đến
4 trên hình bên dưới có đặc điểm:
a. Áp suất công chất P4=P3= Pk không đổi, nhiệt độ công chất không đổi t3 = t4 = tk.
b. Áp suất công chất P4=P3= Pk không đổi, nhiệt độ công chất tăng t3= tk < t4
c. Áp suất công chất tăng P3 < P4, nhiệt độ công chất tăng t3 < t4
d. Áp suất công chất tăng P2 <P4, nhiệt độ công chất giảm t3 > t4

Câu 22. Quá trình tiết lưu công chất từ 4 đến 5 trên hình bên dưới có đặc điểm:
a. Áp suất công chất P4=P5 không đổi.
b. Nhiệt độ công chất không đổi t4= t5
c. Entanpi công chất không đổi i4 = i5.
d. Entropi công chất không đổi.

Câu 23. Quá trình công chất qua van tiết lưu từ 4 đến 5 trên hình bên dưới có đặc điểm:
a. quá trình đẳng áp.
b. quá trình đẳng nhiệt
c. quá trình đẳng entropi
d. quá trình đẳng entanpi
Câu 24. Quá trình công chất nhận nhiệt để hóa hơi trong dàn bay hơi (bình bay hơi) từ 5
đến 1 trên hình bên dưới có đặc điểm:
a. Áp suất công chất P5=P1= P0 không đổi, nhiệt độ công chất không đổi t5 = t1 = t0.
b. Áp suất công chất P5=P1= P0 không đổi, nhiệt độ công chất tăng lên t5 < t1
c. Áp suất công chất tăng P5 < P1, nhiệt độ công chất tăng t5 < t1
d. Áp suất công chất tăng P5 <P1, nhiệt độ công chất giảm t5 > t1

Câu 25. Quá trình công chất nhận nhiệt để hóa hơi trong dàn bay hơi (bình bay hơi) từ 5
đến 1 trên hình bên dưới có đặc điểm:
a. Nhiệt độ công chất tăng lên0.
b. Áp suất công chất không đổi
c. Áp suất công chất tăng lên
d. Nhiệt độ công chất giảm đi.

Câu 26. Quá trình công chất qua van tiết lưu từ 4 đến 5 trên hình bên dưới có đặc điểm:
a. quá trình đẳng áp.
b. có hóa hơi công chất, gọi là hóa hơi sớm ở van tiết lưu
c. quá trình đẳng entropi
d. quá trình đẳng nhiệt
Câu 27. Hiện tượng hóa hơi sớm ở van tiết lưu gây nên:
a. giảm quá trình nhận nhiệt hóa hơi đẳng áp p0, đẳng nhiệt t0 ở dàn bay hơi, giảm hệ số
làm lạnh của chu trình.
b. tăng hệ số làm lạnh của chu trình, tăng hiệu quả của chu trình.
c. tăng hệ số làm lạnh của chu trình, giảm hiệu quả của chu trình.
d. giảm hệ số làm lạnh của chu trình, tăng hiệu quả của chu trình.

Câu 28. Để tránh thủy kích máy nén, hơi (1) sau DBH vào máy nén phải là:
a. hơi quá nhiệt (1)
b. hơi bão hòa khô (2)
c. cả hai đáp án (1) và (2) đều đúng
d. cả hai đáp án (1) và (2) đều sai.

Câu 29. hơi bão hòa ẩm vào máy nén sẽ gây ra:
a. thủy kích máy nén, làm hư hỏng máy nén
b. không gây ra thủy kích máy nén
c. làm tăng nhiệt độ máy nén, giảm độ bền của máy
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 30. Năng suất lạnh đơn vị của hệ thống lạnh trên hình bên dưới là:

a. q0 = i1 – i2 [J/kg]
b. q0 = i2 – i1 [J/kg]
c. q0 = i5 – i1 [J/kg]
d. q0 = i1 – i5 [J/kg]

Câu 31. Công nén đơn vị của hệ thống lạnh trên hình bên dưới là:
a. l = i1 – i2 [J/kg]
b. l = i2 – i1 [J/kg]
c. l = i5 – i1 [J/kg]
d. l = i1 – i5 [J/kg]

Câu 32. Nhiệt lượng ngưng tụ đơn vị trong dàn ngưng của hệ thống lạnh trên hình bên dưới
là:
a. qk = i1 – i2 [J/kg]
b. qk = i2 – i4 [J/kg]
c. qk = i5 – i1 [J/kg]
d. qk = i1 – i4 [J/kg]

Câu 33. Hệ số làm lạnh của hệ thống lạnh trên hình bên dưới là:
q0
a.  =
l
l
b.  =
q0
q0
c.  =
qk
qk
d.  =
l

Câu 34. Trong buồng lạnh của hệ thống lạnh có các nhiệt đô: Nhiệt độ buồng lạnh tbl, nhiệt
độ môi trường tb, nhiệt đô sôi của môi chất t0, quan hệ nào giữa các nhiệt độ sau đây là
đúng:
a. tb < tbl < t0
b. t0 < tb < tbl
c. t0 < tbl < tb
a. tbl < tb < t0

Câu 35. Ở dàn ngưng của hệ thống điều hòa không khí ô tô có các nhiệt đô: Nhiệt độ ngưng
tụ tk, nhiệt độ môi trường tb, nhiệt đô hơi môi chất từ máy nén vào dàn ngưng t2, quan hệ
nào giữa các nhiệt độ sau đây là đúng:
a. tb < tk < t2
b. tk < t2 < tb
c. tk < tb < t2
a. t2 < tb < tk

Câu 36. Cho hệ thống lạnh dùng môi chất là R22 trên hình dưới, có các thông số:
i1= 390,34[kJ/Kg], i2= 428,3 [kJ/Kg], i3= 414,2 [kJ/Kg], i4= 242,93 [kJ/Kg]. Năng suất lạnh
đơn vị q0 là:
a. 147,41 [kJ/kg]
b. 37,96 [kJ/kg]
c. 127,41 [kJ/kg]
d. 137,96 [kJ/kg]

Câu 37. Cho hệ thống lạnh dùng môi chất là R22 trên hình dưới, có các thông số:
i1= 390,34[kJ/Kg], i2= 428,3 [kJ/Kg], i3= 414,2 [kJ/Kg], i4= 242,93 [kJ/Kg]. Công nén đơn
vị l là:
a. 37,96 [kJ/kg]
b. 147,41 [kJ/kg]
c. 127,41 [kJ/kg]
d. 137,96 [kJ/kg]

Câu 38. Cho hệ thống lạnh dùng môi chất là R22 trên hình dưới, có các thông số:
i1= 390,34[kJ/Kg], i2= 428,3 [kJ/Kg], i3= 414,2 [kJ/Kg], i4= 242,93 [kJ/Kg]. Hệ số làm lạnh
của chu trình là:

a. 3,88
b. 2,88
c. 1,88
d. 0,88

Câu 39. Cho hệ hệ thống điều hòa không khí ô tô dùng môi chất là R134a trên hình dưới,
có các thông số: i1= 392,9 [kJ/Kg], i2= 435,5 [kJ/Kg], i3= 417,5 [kJ/Kg], i4= 186,7 [kJ/Kg].
Năng suất lạnh đơn vị q0 là:
a. 206,2 [kJ/kg]
b. 52,6 [kJ/kg]
c. 152,6 [kJ/kg]
d. 106,2 [kJ/kg]

Câu 40. Cho hệ hệ thống điều hòa không khí ô tô dùng môi chất là R134a trên hình dưới,
có các thông số: i1= 392,9 [kJ/Kg], i2= 435,5 [kJ/Kg], i3= 417,5 [kJ/Kg], i4= 186,7 [kJ/Kg].
Công nén đơn vị l là:
a. 42,6 [kJ/kg]
b. 206,2 [kJ/kg]
c. 142,6 [kJ/kg]
d. 106,2 [kJ/kg]

Câu 41. . Cho hệ hệ thống điều hòa không khí ô tô dùng môi chất là R134a trên hình dưới,
có các thông số: i1= 392,9 [kJ/Kg], i2= 435,5 [kJ/Kg], i3= 417,5 [kJ/Kg], i4= 186,7 [kJ/Kg].
Hệ số làm lạnh là:
a. 4,84
b. 2,84
c. 0,84
d. 0,64

Câu 42. Chu trình hệ thống lạnh có quá lạnh lỏng công chất làm:
a. Giảm tổn thất hóa hơi sớm ở van tiết lưu, tăng hiệu quả của chu trình
b. tăng tổn thất hóa hơi sớm ở van tiết lưu, tăng hiệu quả của chu trình
c. giảm hệ số làm lạnh, tăng hiệu quả của chu trình
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 43. Chu trình hệ thống lạnh có quá lạnh lỏng công chất làm:
a. tăng tổn thất hóa hơi sớm ở van tiết lưu, tăng hiệu quả của chu trình
b. tăng quá trình hóa hơi đẳng áp, đẳng nhiệt trong DBH, làn tăng hiệu quả của chu trình
c. giảm hệ số làm lạnh
d. giảm quá trình hóa hơi đẳng áp, đẳng nhiệt trong DBH, làn tăng hiệu quả của chu trình

Câu 44. Chu trình hệ thống lạnh có quá lạnh lỏng công chất có:
a. hệ số làm lạnh không thay đổi
b. hệ số làm lạnh tăng lên, làn tăng hiệu quả của chu trình
c. hệ số làm giảm đi, làn tăng hiệu quả của chu trình
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 45. Độ quá lạnh lỏng của công chất bằng:


a. ∆tql = t4’- t4 = t4’- tk
b. ∆tql = t4 - t4’=tk - t4’
c. ∆tql = t4 - t5 = tk - t5
d. ∆tql = t4’- t5 = tk - t5
Câu 46. Lỏng công chất có thể được quá lạnh:
a. Ngay trong bình ngưng
b. Trong bầu quá lạnh lỏng
c. Trong bầu hồi nhiệt
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 47. Nhờ sử dụng bầu hồi nhiệt nên:


a. môi chất lỏng trước khi qua van tiết lưu được quá lạnh do đó giảm tổn thất hóa hơi sớm
ở van tiết lưu,
b. tăng năng suất lạnh đơn vị q0, tăng hiệu quả làm lạnh của chu trình.
c. môi chất vào máy nén là hơi quá nhiệt, tránh cho máy nén không bị thủy kích.
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 48. Trong bầu hồi nhiệt của hệ thống lanh trên hình dưới ta có:
a. lỏng 4 nhận nhiệt của hơi 1
b. lỏng 4 nhả nhiệt cho hơi 1
c. không có trao đổi nhiệt ở BHN
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 49. Hơi công chất qua bầu hồi nhiệt được quá nhiệt, độ quá nhiệt của hơi bằng:
a. ∆tqn = t1 - t1’ = t0 - t1’
b. ∆tqn = t1’- t1 - = t1’- t0
c. ∆tqn = t4 - t4’ = tk - t4’
d. ∆tqn = t4’ - t4 = t4’ - tk

Câu 50. Hơi công chất qua bầu hồi nhiệt được quá nhiệt, độ quá nhiệt của hơi thường
được điều chỉnh bằng:
a. Δtqn = 3÷50C
b. Δtqn = 8÷100C
c. Δtqn = 5÷80C
d. Δtqn = 2÷40C

Câu 51. Hơi công chất qua bầu hồi nhiệt được quá nhiệt, độ quá nhiệt của hơi không
được lớn quá, độ quá nhiệt của hơi lớn quá sẽ làm:
a. tăng chế độ nhiệt của máy nén, làm giảm độ bền của máy nén (1).
b. làm tăng nhiệt độ dầu bồi trơn, làm giảm bôi trơn máy nén (2).
c. cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Câu 52. So với chu trình hơi cơ bản chu trình hơi có cấp lỏng cưỡng bức vào dàn bay hơi
có thêm:
a. bình chứa áp suất thấp (BCAST) còn gọi là bình chứa tuần hoàn (BCTH) (1)
b. bơm tuần hoàn (2)
c. cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai.

Câu 53. Trong hệ thống lạnh có vòng tuần hoàn cưỡng bức, bình chứa áp suất thấp
(BCAST) ngoài nhiệm vụ chứa môi chất lỏng, còn làm nhiệm vụ:
a. tách lỏng hơi môi chất trước khi vào máy nén nên tránh được hiện tượng ngập lỏng
máy nén (1).
b. môi chất khi vào dàn bay hơi là môi chất lỏng hoàn toàn, do đó tăng được hệ số truyền
nhiệt của dàn bay hơi, làm tăng tính kinh tế của chu trình (2).
c. cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai.

Câu 54. Bơm tuần hoàn có nhiệm vụ tạo ra vòng tuần hoàn cưỡng bức của môi chất qua
dàn bay hơi (DBH), làm lượng môi chất qua DBH (buồng lạnh) tăng lên:
a. làm tăng hệ số trao đổi nhiệt của DBH, tăng tính kinh tế của chu trình.
b. làm giảm hệ số trao đổi nhiệt của DBH, tăng tính kinh tế của chu trình.
c. làm tăng hệ số trao đổi nhiệt của DBH, làm giảm tính kinh tế của chu trình.
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 55. Trong hệ thống lạnh có vòng tuần hoàn cũng bức, hơi 1 vào máy nén là:
a. hơi quá nhiệt
b. hơi bão hòa khô
c. hơi bão hòa ẩm
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 56. Trong hệ thống lạnh có vòng tuần hoàn cũng bức, công chất 6 vào dàn bay hơi là:
a. lỏng sôi
b. lỏng hoàn toàn
c. hơi bão hòa ẩm
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 57. Trong BCAST của hệ thống lạnh có vòng tuần hoàn cũng bức trên hình dưới:
a. hơi 5 nhả nhiệt cho hơi 6
b. hơi 6 nhả nhiệt cho hơi 5
c. hơi 5 và hơi 6 không có trao đổi nhiệt với nhau
d. tất cả các đáp án đều sai.
Câu 58. Chu trình hơi nhiều cấp nén được sử dụng, khi có yêu cầu tạo nhiệt độ buồng
lạnh rất sâu, t0 và p0 rất nhỏ, khi đó:
a. tỷ số nén π=pk/p0 quá thấp
b. tỷ số nén π=pk/p0 quá cao
c. tỷ số nén không thay đổi
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 59. Khi tỷ số nén quá cao mà chỉ dùng một cấp nén sẽ gây ra những tác hại sau:
a. Công nén đơn vị l tăng cao, hệ số làm lạnh ε giảm
b. Hiệu suất hút của máy nén giảm.
c. Nhiệt độ cuối quá trình nén t2 tăng cao, ảnh hưởng đến bôi trơn và độ bền của máy nén.
d. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 60. khi tỷ số nén yêu cầu quá cao, người ta thường chia thành hai hoặc nhiều máy nén,
khi đó tỷ số nén ở một cấp nén được chọn theo nguyên tắc sao cho:
a. tổng công nén là lớn nhất
b. tổng công nén là nhỏ nhất
c. tổng công nén là không đổi
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 61. Hệ thống lạnh nhiều cấp nén có đặc điểm quan trọng là:
a. giữa các cấp nén bao giờ cũng phải có làm mát trung gian
b. giữa các cấp nén không cần có làm mát trung gian
c. tùy theo thiết kế của hệ thống
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 62. Trong hệ thống lạnh nhiều cấp nén có n – số cấp nén, pK – áp suất ngưng tụ ở
BN, pm – áp suất trung gian, p0 - áp suất sôi ở DBH thì tỷ số nén ở các cấp nén bằng:
po
a.  = n
pk
pm
b.  = n
p0
pk
c.  = n ,
p0

pk
d.  = n
pm

Câu 63. Trong hệ thống lạnh 2 cấp nén có làm mát trung gian kiểu hòa trôn trên hình bên
dưới, BASTG có tác dụng:

a. tách lỏng cho hơi công chất vào máy nén cao áp, đảm bảo máy không bị thủy kích.
b. làm mát cho hơi công chất sau MN1, làm giảm nhiệt độ của MN2, tăng an toàn cho máy
c. làm giảm công nén của hệ thống, tăng hiệu quả của chu trình.
d. tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 64. Trong BASTG của hệ thống lạnh 2 cấp nén có làm mát trung gian kiểu hòa trộn
trên hình bên dưới:

a. hơi 6 nhả nhiệt cho hơi 2


b. hơi 2 nhả nhiệt cho hơi 6
a. không có trao đổi nhiệt trong BASTG
d. lỏng 7 trao nhiệt cho hơi 6.
Câu 65. Trong hệ thống lạnh 2 cấp nén có làm mát trung gian kiểu hòa trộn trên hình bên
dưới, BASTG có:

a. là bầu làm mát trung gian không có bề mặt hấp nhiệt.


b. môi chất hòa trộn với nhau và trao đổi nhiệt cho nhau.
c. diện tích trao đổi nhiệt ở đây là vô hạn; làm mát trung gian là hoàn toàn.
d. tất cả các đáp án đều đúng

Câu 66. Trong hệ thống lạnh 2 cấp nén có làm mát trung gian kiểu hòa trộn, quá trình làm
mát trung gian là:
a. làm mát trung gian một phần
b. làm mát trung gian hoàn toàn
c. không có làm mát trung gian
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 67. Trong BASTG của hệ thống lạnh 2 cấp nén có bình làm mát trung gian kiểu vách
ngăn (hình dưới), xảy ra các quá trình:
a. làm mát hơi 2 sau MN1
b. quá lạnh lỏng công chất sau BN
c. tách lỏng cho hơi công chất 3 vào MN2.
d. tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 68. Trong BASTG của hệ thống lạnh 2 cấp nén có bình làm mát trung gian kiểu vách
ngăn trên hình bên dưới:

a. hơi 7 nhả nhiệt cho hơi 2


b. hơi 2 nhả nhiệt cho hơi 7
c. hơi 7 nhả nhiệt cho lỏng 5.
d. không có trao đổi nhiệt trong BASTG.

Câu 69. Trong hệ thống lạnh 2 cấp nén có bình làm mát trung gian kiểu vách ngăn trên
hình bên dưới, quá trình làm mát trung gian là quá trình:

a. quá trình 5-6


b. quá trình 6-7
c. quá trình 7-3
d. quá trình 2-3

Câu 70. Trong BASTG của thống lạnh 2 cấp nén có bình làm mát trung gian kiểu vách
ngăn trên hình bên dưới có xảy ra quá trình:
a. quá lạnh lỏng công chất, làm giảm tổn thất hóa hơi sớm ở VTL, giảm hiệu quả của chu
trình
b. quá lạnh lỏng công chất, làm tăng tổn thất hóa hơi sớm ở VTL, giảm hiệu quả của chu
trình.
c. quá lạnh lỏng công chất, làm giảm tổn thất hóa hơi sớm ở VTL, tăng hiệu quả của chu
trình.
d. không có quá trình quá lạnh lỏng công chất.

Câu 71. Trong hệ thống lạnh 2 cấp nén có bình làm mát trung gian kiểu vách ngăn trên
hình bên dưới, quá trình quá lạnh lỏng công chất là:

a. quá trình 2-3


b. quá trình 5-6
b. quá trình 6-7
c. quá trình 7-3

Câu 72. Chu trình hơi nhiều tầng được sử dụng khi:
a. yêu cầu nhiệt độ làm lạnh rất thấp, nhiệt độ ngưng tụ cao
b. yêu cầu nhiệt độ làm lạnh cao, nhiệt độ ngưng tụ cao
c. yêu cầu nhiệt độ làm lạnh cao, nhiệt độ ngưng tụ thấp
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 73. Trong chu trình hơi nhiều tầng trên hình dưới, sử dụng:
a. 1 loại công chất lạnh, hoạt động theo các chu trình độc lập nhau, chồng lên nhau.
b. 3 loại công chất lạnh, hoạt động theo các chu trình độc lập nhau, chồng lên nhau.
c. 4 loại công chất lạnh, hoạt động theo các chu trình độc lập nhau, chồng lên nhau.
d. 2 loại công chất lạnh khác nhau, hoạt động theo các chu trình độc lập nhau, chồng lên
nhau.

Câu 74. Trong chu trình hơi nhiều tầng trên hình dưới, 2 loại công chất lạnh khác nhau,
hoạt động theo các chu trình độc lập nhau, chồng lên nhau và có cùng một thiết bị chung
là:
a. Máy nén
b. Bình ngưng – dàn bay hơi: BN-DBH
c Van tiết lưu.
d. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 75. Điều kiện để chu trình hơi nhiều tầng hoạt động được là:
a. nhiệt độ ngưng tụ của chu trình tầng dưới phải nhỏ hơn nhiệt độ hóa hơi của tầng trên
(tk1<t02)
b. nhiệt độ ngưng tụ của chu trình tầng dưới phải bằng nhiệt độ hóa hơi của tầng trên
(tk1=t02)
c. nhiệt độ ngưng tụ của chu trình tầng dưới phải lớn hơn nhiệt độ hóa hơi của tầng trên
(tk1>t02)
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 76. Trong chu trình hơi nhiều tầng, độ chênh lệnh nhiệt độ ngưng tụ của chu trình tầng
dưới tk1và nhiệt độ hóa hơi của tầng trên t02 bằng:
a. tk1 - t02 = 2 ÷ 50C
b. tk1 - t02 = 5 ÷ 100C
c. tk1- t02 = 0 ÷ 150C
d. t02 – tk1 = 5 ÷ 100C.

Câu 77. Khi có cùng nhiệt độ sôi t01 và nhiệt độ ngưng tụ tk2 thì:
a. chu trình hai tầng có hệ số làm lạnh nhỏ hơn hệ số làm lạnh của chu trình hai cấp nén.
b. chu trình hai tầng có hệ số làm lạnh lớn hơn hệ số làm lạnh của chu trình hai cấp nén.
c. chu trình hai tầng có hệ số làm lạnh bằng hệ số làm lạnh của chu trình hai cấp nén.
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 78. Trong chu trình hấp thụ người ta sử dụng ở một cấp hai loại công chất: chất làm
lạnh và chất hấp thụ, tính chất của cặp môi chất này là:
a. khi chúng nhả nhiệt (Q<0) thì chúng hoà tan vào nhau (1)
b. khi chúng nhận nhiệt (Q>0) thì chúng tách ra khỏi nhau (2).
c. cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai
d. cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng

Câu 79. Trong chu trình hấp thụ:


a. chu trình hấp thụ cần dùng công cơ học của máy nén
b. chu trình hấp thụ không cần dùng công cơ học của máy nén
c. Chu trình hấp thụ cần có máy nén
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 80. Các yêu cầu đối với cặp môi chất làm việc trong máy lạnh hấp thụ:
a. Chất làm lạnh phải có tính hoà tan cao;
b. Độ chênh lệch nhiệt độ sôi giữa chất làm lạnh và chất hấp thụ phải lớn;
c. Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình hấp thụ phải nhỏ;
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 81. Các yêu cầu đối với cặp môi chất làm việc trong máy lạnh hấp thụ:
a. Chất làm lạnh và chất hấp thụ phải có tính dẫn nhiệt cao và độ nhớt thấp;
b. Không bị kết tủa hay hoá rắn trong máy lạnh;
c. Bền vững về mặt hoá học trong phạm vi áp suất và nhiệt độ làm việc; không phá huỷ
môi sinh;
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 82. Trong hệ thống lạnh hấp thụ có cặp công chất là H20 và NH3, thì:
a. H20 là chất hấp thụ và NH3 là chất làm lạnh
b. NH3 là chất hấp thụ và H20 là chất làm lạnh
c, cả H20 và NH3 là chất làm lạnh
d. cả H20 và NH3 là chất hấp thụ

Câu 83. Trong hệ thống lạnh hấp thụ có cặp công chất là H20 và LiBr, thì:
a. cả H20 và LiBr là chất làm lạnh
b. H20 là chất hấp thụ và là chất làm lạnh LiBr
c, LiBr là chất hấp thụ và H20 là chất làm lạnh
d. cả H20 và LiBr là chất hấp thụ

Câu 84. Hệ thống lạnh hấp thụ có cặp công chất là H20 và LiBr được sủ dụng:
a. khi cần tạo nhiệt độ < 0.
b. khi cần tạo nhiệt đô > 0.
c. có thể sử dụng cho hệ thống lạnh thực phẩm
d. tất cả các đáp án đều sai

Câu 85. Hệ thống lạnh hấp thụ có cặp công chất là H20 và NH3 được sủ dụng:
a. khi cần tạo nhiệt độ > 0.
b. khi cần tạo nhiệt đô < 0.
c. không thể sử dụng cho hệ thống lạnh thực phẩm.
d. tất cả các đáp án đều sai.

Câu 86. So với hệ thống lạnh nén hơi, hệ thống lạnh hấp thụ có:
a. hệ số làm lạnh lớn hơn hệ số làm lạnh của chu trình nén hơi
b. hệ số làm lạnh nhỏ hơn hệ số làm lạnh của chu trình nén hơi
c. hệ số làm lạnh bằng hệ số làm lạnh của chu trình nén hơi
d. tất cả các đáp án đều sai.
Câu 87. Các phương pháp nâng cao hệ số làm lạnh của chu trình làm lạnh kiểu hấp thụ 1
lần:
a. Cho tiến hành trao đổi nhiệt kiểu hoàn nhiệt giữa dung dịch giàu và dung dịch nghèo;
b. Cho tiến hành trao đổi nhiệt kiểu hoàn nhiệt giữa môi chất lỏng sau bình ngưng BN và
hơi môi chất sau dàn bay hơi DBH;
c. Nâng cao nồng độ của hơi chất làm lạnh sau thiết bị phân tách bằng cách sử dụng thiết
bị ngưng tụ một phần và thiết bi chưng cất
d. Tát cả các đáp án đều đúng.

Câu 88. Hệ thống lạnh kiểu hấp thụ có hệ số làm lạnh nhỏ, nhưng vẫn được sử dụng trong
thức tế do:
a. Sử dụng năng lượng dưới dạng công
b. Sử dụng năng lượng đưới dạng nhiệt và có thể tận dụng được các nguồn nhiệt thải.
c. Không sử dụng được năng lượng dưới dạng nhiệt
d. Chỉ sử dụng được các nguồn năng lượng khác năng lượng nhiệt.

Chương 2. Môi chất lạnh


Câu 89. Chỉ số ODP (ozon depletion potential) của môi chất lạnh biểu thị:
a. Chỉ số làm nóng lên toàn cầu của môi chất
b. Chỉ số phá hủy tầng ozon của môi chất
c. Chỉ số tận dụng năng lượng của môi chất
d. Chỉ số an toàn của môi chất của môi chất

Câu 90. Chỉ số GWP (Global warming potential) của môi chất lạnh biểu thị:
a. Chỉ số làm nóng lên toàn cầu của môi chất
b. Chỉ số phá hủy tần ozon của môi chất
c. Chỉ số tận dụng năng lượng của môi chất
d. Chỉ số an toàn của môi chất của môi chất

Câu 91. Môi chất lạnh thông dụng, có các tính chất nhiệt động rất phù hợp cho lạnh gia
dụng, thường gặp trong thực tế R12, nhưng hiện nay không còn được sử dung trong thực tế
do có:
a. Chỉ số phá hủy tầng ozon thấp, chỉ số làm nóng lên toàn cầu thấp
b. Chỉ số phá hủy tầng ozon thấp, chỉ số làm nóng lên toàn cầu cao
c. Chỉ số phá hủy tầng ozon cao, chỉ số làm nóng lên toàn cầu cao
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 92. Các yêu cầu cơ bản về tính chất nhiệt động của môi chất lạnh:
a. áp suất hơi bão hoà tương ứng với nhiệt độ sôi phải lớn hơn 1 kG/cm 2 để tránh không khí
xâm nhập vào hệ thống
b. áp suất ngưng tụ của môi chất, ứng với nhiệt độ ngưng tụ của BN không được lớn quá,
để tránh kết cấu phức tạp, vật liệu đắt tiền
c. Năng suất lạnh đơn vị phải lớn
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 93. Các yêu cầu cơ bản về tính chất vật lý của môi chất lạnh:
a. Phải có hệ số dẫn nhiệt lớn, nhiệt dung riêng lớn.
b. Khả năng hoà tan với nước càng cao càng tốt, khả năng cách điện tốt.
c. Không phá hủy tầng ôzôn, không làm tăng hiệu ứng nhà kính.
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 94. Các yêu cầu cơ bản về tính chất hóa học của môi chất lạnh:
a. Không tác dụng hoá học, không gây ăn mòn, phá huỷ kim loại, phá huỷ các vật liệu của
hệ thống
b. Không phá huỷ các chất cần thiết có trong hệ thống như: dầu nhờn bôi trơn, các chất
chống ẩm v.v…
c. Tính bền vững hoá học cao, không bị phân huỷ trong quá trình làm việc.
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 95. Các chất tải nhiệt còn gọi là các chất tải lạnh:
a. được sử dụng trong các phương pháp làm lạnh gián tiếp (1).
b. có nhiệm vụ mang nhiệt từ vật cần làm lạnh đến môi chất lạnh (2)
c. cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Câu 96. Chất tải lạnh cần có các tính chất nào sau đây:
a. Không thay đổi pha và nồng độ trong thời gian làm việc;
b. Nhiệt dung riêng lớn để lưu lượng tuần hoàn nhỏ, công cung cấp cho chu trình nhỏ;
c. Khối lượng riêng nhỏ, độ nhớt nhỏ, hệ số trao đổi nhiệt đối lưu lớn;
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 97. Chất tải lạnh cần có các tính chất nào sau đây:
a. Không ăn mòn, không phá hủy các trang thiết bị của hệ thống;
b. Không độc hại, không cháy nổ;
c. Có nhiệt độ đông đặc thấp để không bị đóng băng trong đường ống, làm tắc hệ thống;
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 98. Các chất tải lạnh nào thường dùng trong thực tế:
a. không khí,
b. nước, dung dịch muối
c. glicol
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 99. Đá khô (tuyết cacbonic) là chất tải lạnh rắn được sử dụng rộng rãi trong nhiều
ngành công nghiệp:
a. làm lạnh nhanh và bảo quản thực phẩm,
b. làm lạnh các bộ phận máy quay nhanh, sấy thuốc sinh hóa,
c. gây mưa nhân tạo, làm nguội trong sản xuất các loại thép mỏng đặc biệt,
d. tất cả các đáp án đều đúng

Câu 100. Nhược điểm của dùng nước muối làm chất lải lạnh lỏng là:
a. Nước muối gây ăn mòn, nên dễ làm hư hỏng trang thiết bị của hệ thống.
b. Nước muối dễ thấm vào sản phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
c. Bề mặt sản phẩm bị ướt làm cho hình thức không đẹp và là môi trường cho vi sinh vật
phát triển.
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 101. Phát biểu nào sau đây là đúng với các freon:
a. Không hoà tan với nước
b. Hoà tan vô hạn với nước
c. Hoà tan vô cùng ít với nước
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 102. Phát biểu nào sau đây là đúng với NH3:
a. Không hoà tan với nước
b. Hoà tan vô hạn với nước
c. Hoà tan vô cùng ít với nước
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 103. Phát biểu nào sau đây là đúng với NH3:
a. Khi có nước thì gây ăn mòn đồng và các hợp kim đồng
b. Khi có nước thì gây ăn mòn sắt, thép, thiếc, chì
c. Khi có nước thì không gây ăn mòn đồng và các hợp kim đồng
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 104. Phát biểu nào sau đây là đúng với các freon:
a. Khi có nước thì gây ăn mòn đồng và các hợp kim đồng
b. Khi có nước thì không gây ăn mòn sắt, thép, thiếc, chì
c. Khi có nước thì không gây ăn mòn đồng và các hợp kim đồng
d. Tất cả các đáp án đều sai
Câu 105. Phát biểu nào sau đây là đúng với NH3:
a. Không gây ấm lên toàn cầu (1)
b. Không gây phá hủy tầng ôzôn (2)
c. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Chương 3. Các thiết bị chính trong HTL bằng hơi

Câu 106. Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh bằng hơi bao gồm:
a. máy nén, bình ngưng, van tiết lưu, bầu hồi nhiệt
b. máy nén, bình ngưng, bình chứa áp suất thấp, dàn bay hơi
c. máy nén, bình ngưng, van tiết lưu, dàn bay hơi
d. máy nén, bầu hồi nhiệt, van tiết lưu, dàn bay hơi

Câu 107. Máy nén piston lý tưởng có các giả thiết sau:
a. Môi chất là khí lý tưởng, Quá trình nén là quá trình đoạn nhiệt
b. Không có tổn thất áp suất và tổn thất cơ học.
c. Không có dò lọt, không có không gian có hại.
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 108. Quá trình nén đoạn nhiệt 1-2 trong máy nén piston (hình dưới), có đặc điểm:
a. Nén đoạn nhiệt t = const, áp suất hơi môi chất tăng từ p1=p0 đến p2=pk
b. Nén đoạn nhiệt s = const, áp suất hơi môi chất tăng từ p1=p0 đến p2=pk
c. Nén đoạn nhiệt s= const, áp suất hơi môi chất tăng từ p2=pk đến p1=p0
d. Nén đẳng nhiệt s= const, áp suất hơi môi chất tăng từ p1=p0 đến p2=pk

Câu 109. Không gian có hại của máy nén piston là:
a. không gian giữa đỉnh piston và nắp máy nén khi piston ở điểm chết dưới
b. không gian giữa đỉnh piston và nắp máy nén khi piston ở vị trí bất kỳ
c. không gian giữa đỉnh piston và nắp máy nén khi piston ở điểm chết trên
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 110. Do có không gian có hại nên


a. lượng môi chất thực tế được hút vào máy nén giảm đi
b. lượng môi chất thực tế được hút vào máy nén tăng lên
c. lượng môi chất thực tế được hút vào máy nén không thay đổi
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 111. Trên hình bên dưới. Hệ số không gian có hại là (ta có: Vo = thể tích không gian có
hại, Vhlt = thể tích hút lý thuyết, V4 = thể tích hút thực tế):
a. V0/V4
b. V4/V0
c. V0/Vhlt
d. Vhlt/V0

Câu 112. Máy nén piston có: số xilanh i, vòng quay n [vòng/s], đường kính xilanh d [m],
hành trình piston l [m]. Thể tích hút lý thuyết của một xylanh là:
𝜋𝐷 2 𝑚3
a. 𝑉ℎ𝑙𝑡 = ∙𝑛 [ ]
4 𝑠
𝜋𝐷 2 𝑚3
b. 𝑉ℎ𝑙𝑡 = ∙𝑙 [ ]
4 𝑠
𝜋𝐷 2 𝑚3
c. 𝑉ℎ𝑙𝑡 = ∙𝑛[ ]
4 𝑠
𝜋𝐷 2
d. 𝑉ℎ𝑙𝑡 = ∙ 𝑙 [𝑚3 ]
4

Câu 113. Máy nén piston có: số xilanh i, vòng quay n [vòng/s], đường kính xilanh d [m],
hành trình piston l [m]. Năng suất lý thuyết của máy là:
𝜋𝐷 2
a. 𝑉𝑙𝑡 = 𝑖. ∙ 𝑙 ∙ 𝑛 [𝑚3 ]
4
𝜋𝐷 2 𝑚3
b. 𝑉𝑙𝑡 = 𝑖. ∙ 𝑙. 𝑛 [ ]
4 𝑠
𝜋𝐷 3 𝑚3
c. 𝑉ℎ𝑙𝑡 = 𝑖. ∙ 𝑙. 𝑛 [ ]
4 𝑠
𝜋𝐷 3
d. 𝑉ℎ𝑙𝑡 = 𝑖. ∙ 𝑙. 𝑛 [𝑚3 ]
4

Câu 114. Năng suất thực tế của máy nén piston là:
a. V = ηtb.Vlt [m2/s],
b. V = ηtb.Vlt [m/s],
c. V = ηtb.Vlt [m3/s],
d. V = ηtb.Vhlt [m3/s],

Câu 115. Hiệu suất toàn bộ của máy nén ηtb bao gồm:
a. ηtt – hiệu suất xét đến ảnh hưởng của sự giãn nở môi chất ở giai đoạn đầu
b. ηΔP, ηΔT - hiệu suất xét đến ảnh hưởng của sức cản áp suất, của sự tăng nhiệt độ trong quá
trình hút.
c. ηdl - hiệu suất xét đến tổn thất do rò lọt.
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 116. Anh hưởng của không gian có hại trong máy nén kiếu piston:
a. không gian có hại trong máy nén cáng lớn thì năng suất của máy nén càng tăng
a. không gian có hại trong máy nén cáng lớn thì năng suất của máy nén càng giảm
a. không gian có hại trong máy nén cáng nhỏ thì năng suất của máy nén càng giảm
a. không gian có hại trong máy nén không ảnh hưởng đến năng suất của máy nén.

Câu 116. Anh hưởng của áp suất ném Pk trong máy nén kiếu piston đế năng suất của máy:
a. áp suất ném Pk trong máy nén cáng lớn thì năng suất của máy nén càng tăng
a. áp suất ném Pk trong máy nén cáng lớn thì năng suất của máy nén càng giảm
a. áp suất ném Pk trong máy nén cáng nhỏ thì năng suất của máy nén càng giảm
a. áp suất ném Pk trong máy nén không ảnh hưởng đến năng suất của máy nén.

Câu 117. Phương pháp nào có thể điều chỉnh được năng suất của máy nén lạnh kiểu piston
a. thay đổi số vòng quay của máy nén
b. dừng và khởi động lại máy nén
c. đóng hoặc mở cưỡng bức van hút
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 118. Phương pháp nào có thể điều chỉnh được năng suất của máy nén lạnh kiểu piston
a. mở thông cửa hút với cửa xả
b. tiết lưu tại cửa hút
c. tăng thể tích không gian có hại
d. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 119. Toàn bộ bảng van máy nén lạnh được định vị bằng lò xo cứng để:
a. Chống ngập lỏng máy nén lạnh (1).
b. Bảo vệ máy nén lạnh khi áp suất tăng quá cao (2).
c. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Câu 120. So với máy nén piston, máy nén trục vít có:
a. Kích thước lớn hơn; Khối lượng lớn hơn
b. Kích thước nhỏ gọn hơn; Khối lượng lớn hơn
c. Kích thước nhỏ gọn hơn; Khối lượng nhỏ hơn
d. Kích thước lớn hơn; Khối lượng nhỏ hơn

Câu 121. So với máy nén piston, máy nén trục vít có:
a. Kết cấu phức tạp hơn, nhiệt độ cuối quá trình nén cho phép cao hơn.
b. Kết cấu đơn giản hơn, nhiệt độ cuối quá trình nén cho phép cao hơn.
c. Kết cấu đơn giản hơn, nhiệt độ cuối quá trình nén cho phép thấp hơn.
d. Kết cấu đơn phức tạp hơn, nhiệt độ cuối quá trình nén cho phép thấp hơn.

Câu 122. So với máy nén piston, máy nén trục vít có:
a. Tỷ số nén thấp; Độ chính xác khi gia công cao
b. Tỷ số nén thấp; Độ chính xác khi gia công thấp
c. Tỷ số nén cao; Độ chính xác khi gia công cao
d. Tỷ số nén cao; Độ chính xác khi gia công thấp

Câu 123. Việc làm mát máy nén trục vít thường sử dụng ngay bản thân dầu nhờn bôi trơn,
bằng cách phun lượng dầu nhờn bôi trơn tăng gấp khoảng 5 lần lượng môi chất lạnh. Lượng
dầu nhờn bôi trơn tăng cao như vậy có tăc dụng:
a. Có thể tăng được tỷ số nén;
b. Làm giảm tổn thất do rò lọt; Làm giảm tiếng ồn, giảm rung động của máy nén
c. Làm giảm mài mòn kim loại các bánh răng và xilanh;
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 124. Bình ngưng/Dàn ngưng là:


a. thiêt bị tăng áp
b. thiết bị trao đổi nhiệt
c. thiết bị giảm áp
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 125. Trong bình ngưng/dàn ngưng :


a. hơi môi chất nhận nhiệt để trở thành hơi bão hoà khô và ngưng tụ hoá lỏng
b. hơi môi chất nhả nhiệt cho chất làm mát để trở thành hơi bão hoà khô và ngưng tụ hoá
lỏng
a. hơi môi chất nhả nhiệt cho chất làm mát để trở thành hơi quá nhiệt
a. hơi môi chất nhận nhiệt để trở thành hơi quá nhiệt

Câu 126. Trong các giai đoạn hơi môi chất nhả nhiệt cho chất làm mát để trở thành hơi bão
hoà khô và ngưng tụ hoá lỏng, thì giai đoạn 3-4:
a. là giai đoạn hơi công chất nhả nhiệt để được làm mát giảm nhiệt độ
b. là giai đoạn hơi công chất nhả nhiệt để ngưng tụ đẳng áp, đẳng nhiệt
c. là giai đoạn hơi công chất nhả nhiệt để ngưng tụ đẳng enlanpi
d. là giai đoạn hơi công chất nhả nhiệt để được quá lạnh lỏng

Câu 127. Phân loại bình ngưng theo chất làm mát ta có:
a. Bình ngưng làm mát bằng nước;
b. Bình ngưng làm mát bằng không khí (còn gọi là dàn ngưng).
c. Bình ngưng làm mát bằng môi chất khác
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 128. Phân loại dàn ngưng theo chuyển động của không khí ta có:
a. dàn ngưng làm mát bằng không khí đối lưu tự nhiên (1)
b. dàn ngưng lám mát bằng không khí đối lưu cưỡng bức (2)
c. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Câu 129. Để tính nghiệm nhiệt bình ngưng người ta sử dụng:


a. phương trình truyền nhiệt (1)
b. phương trình cân bằng nhiệt (2)
c. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Câu 130. Khi các ống của bình ngưng/dàn ngưng bị tắc, bị đóng cáu cặn, bị nút khi ống
thủng thì:
a. nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk tăng lên, làm áp suất bình ngưng pk tăng lên
b. nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk giảm đi, làm áp suất bình ngưng pk tăng lên
c. nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk tăng lên, làm áp suất bình ngưng pk giảm đi
d. nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk giảm đi, làm áp suất bình ngưng pk giảm đi

Câu 132. Nếu lưu lượng không khí làm mát dàn ngưng của hệ thống điều hòa không khí ô
tô giảm, do quạt làm mát dàn ngưng bị hỏng, dàn ngưng bẩn, v.v…), sẽ gây nên:
a. nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk giảm đi, làm áp suất dàn ngưng pk giảm đi
b. nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk giảm đi, làm áp suất dàn ngưng pk tăng lên
c. nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk tăng lên, làm áp suất dàn ngưng pk giảm đi
d. nhiệt độ ngưng tụ của môi chất tk tăng lên, làm áp suất dàn ngưng pk tăng lên

Câu 133. Dàn bay hơi/bầu bay hơi là:


a. thiêt bị tăng áp
b. thiết bị trao đổi nhiệt
c. thiết bị giảm áp
d. Tất cả các đáp án đều sai

134. Quá trình nhận nhiệt hóa hơi ở dàn bay hơi 5-1 là:
a. Quá trình có áp suất môi chất không đổi, nhiệt độ môi chất tăng lên
b. Quá trình có áp suất môi chất không đổi, nhiệt độ môi chất không đổi
c.Quá trình có áp suất môi chất tăng lên, nhiệt độ môi chất không đổi
d. Quá trình có áp suất môi chất tăng lên, nhiệt độ môi chất tăng lên

Câu 135. Hơi ra khỏi dàn bay hơi là hơi bão hòa ẩm 1’’ khi:
a. Van tiết lưu mở to quá
b. Van tiết lưu mở nhỏ quá
c. Độ mở của van tiết lưu không ảnh hưởng đến trạng thái của hơi sau dàn bay hơi
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 135. Hơi ra khỏi dàn bay hơi là hơi quá nhiệt 1’ khi:
a. Van tiết lưu mở to quá
b. Van tiết lưu mở nhỏ quá
c. Độ mở của van tiết lưu không ảnh hưởng đến trạng thái của hơi sau dàn bay hơi
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 136. Để tránh thủy kích máy nén, hơi ra khỏi dàn bay hơi vào máy nén phải là:
a. Hơi bão hòa ẩm 1’’ hoặc hơi quá nhiệt 1’
b. Hơi bão hòa ẩm 1’’ hoặc hơi bão hòa khô 1
c. Hơi bão hòa khô 1 hoặc hơi quá nhiệt 1’
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 137. Trong quá trình hóa hơi lý tưởng của môi chất ở dàn bay hơi. thì hơi môi chất ra
khỏi dàn bay hơi vào máy nén phải là:
a. Hơi bão hòa ẩm 1’’
b. Hơi quá nhiệt 1’
c. Hơi bão hòa khô 1 hoặc
d. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 138. Phân loại dàn bay hơi/bầu bay hơi theo chất cần làm lạnh ta có:
a. Dàn bay hơi làm lạnh không khí.
b. Bầu bay hơi làm lạnh chất lỏng.
c. Bầu bay hơi làm ngưng tụ môi chất khác
d. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 139. Ở bầu bay hơi kiểu gián tiếp, chất cần làm lạnh là:
a. không khí.
b. chất lỏng như nước ngọt, nước muối, glycol.
c. cả không khí và chất lỏng.
d. Tất cả các đáp án đều sai.

140. Dàn bay hơi làm lạnh không khí được phân ra thành:
a. Dàn bay hơi dùng đối lưu tự nhiên (1)
b. Dàn bay hơi dùng đối lưu cưỡng bức (2)
c. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Câu 141. Dàn bay hơi làm lạnh không khí thì:
a. Dàn bay hơi dùng không khí đối lưu tự nhiên có hiệu quả làm việc tốt hơn
b. Dàn bay hơi dùng không khí đối lưu cưỡng bức có hiệu quả làm việc tốt hơn
c. Hiệu quả làm việc của dàn bay hơi không phụ thuộc vào chuyển động của không khí
d. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 142. Dàn bay hơi kết cấu kiểu dàn ống có thể được phân ra thành:
a. Dàn ống trơn (1)
b. Dàn ống có cánh (2)
c. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Câu 142. Trong dàn bay hơi kết cấu kiểu dàn ống, thì:
a. Dàn bay hơi kết cấu kiểu ống trơn có hệ số truyền nhiệt cao hơn
b. Dàn bay hơi kết cấu kiểu ống có cánh có hệ số truyền nhiệt cao hơn
c. Kết cấu của dàn ống ở dàn bay hơi không ảnh hưởng đến hệ số truyền nhiệt của dàn bay
hơi.
d. Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 143. Để tính nghiệm nhiệt của dàn bay hơi, ta có thể sử dụng:
a. phương trình cân bằng nhiệt (1)
b. phương trình truyển nhiệt (2)
c. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều đúng
d. Cả 2 đáp án (1) và (2) đều sai

Câu 144. Khi nhiệt độ sôi của môi chất ở dàn bay hơi không đổi, thì:
a. diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của DBH tăng sẽ làm năng suất làm lạnh tăng lên
b. diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của DBH tăng sẽ làm năng suất làm lạnh giảm đi
c. diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của DBH giảm đi sẽ làm năng suất làm lạnh tăng lên
d. diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của DBH không ảnh hưởng đến năng suất làm lạnh của
DBH.

Câu 145. Khi các thông số hệ số truyền nhiệt k, diện tích bề mặt trao đổi nhiệt S, lưu lượng
không khí mkk, nhiệt dung riêng của không khí Ckk ở dàn bay hơi không đổi, thì:
a. khả năng trao đổi nhiệt của dàn bay hơi tăng, khi nhiệt độ sôi t0 tăng lên
b. nhiệt độ sôi t0 ở DBH không ảnh hưởng đến khả năng trao đổi nhiệt của dàn bay hơi.
c. khả năng trao đổi nhiệt của dàn bay hơi tăng, khi nhiệt độ sôi t0 giảm đi
d. Tất cả các đáp án đều sai.

You might also like