You are on page 1of 4

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA LÝ

BÀI 1
CÂN BẰNG LỎNG – LỎNG
GVHD: T.S Trần Thị Nhung ĐIỂM
Nhóm 08 Lớp 211282A
Trần Nguyên Thảo MSSV: 21128353 CHỮ KÝ GVHD
Đoàn Đức Mạnh MSSV: 21128180

I. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM:


 Nắm bắt được nguyên tắc của phương pháp đa nhiệt
 Hiểu được khái niệm nhiệt độ hòa tan giới hạn
 Khảo sát được độ tan của hai chất lỏng hòa tan hạn chế vào nhau ( phenol – nước )
 Thiết lập được giản đồ pha “nhiệt độ - thành phần” của hệ
 Nắm vững quy tắc đòn bẩy
II. GIỚI THIỆU:
Xét hệ phenol – nước ở nhiệt độ cố định.
Khi thêm dần phenol vào nước thì lúc đầu phenol hòa tan hoàn toàn trong nước, hệ
tạo thành một pha duy nhất (đồng thể). Nếu tiếp tục cho phenol vào tới một nồng độ
nào đó, nó không tan nữa và hệ phân ra làm hai lớp (pha): lớp phenol bão hòa nước (ở
dưới) và lớp nước bão hòa phenol (ở trên). Hai lớp chất lỏng này được gọi là liên hợp
nhau, khi lắc mạnh thì trộn lẫn vào nhau gây đục.
Hình 1. Giản đồ nhiệt độ - thành phần của hệ phenol – nước
Ở mỗi nhiệt độ, sự hòa tan của phenol trong nước và của nước trong phenol có giá
trị xác định. Khi nhiệt độ tăng, độ tan lẫn tăng. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ
tới độ tan lẫn (giản đồ nhiệt độ - thành phần) có dạng như hình 1.
− aK và bK lần lượt biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của phenol trong
nước (lớp nước) và của nước trong phenol (lớp phenol).
− K là điểm hòa tan tới hạn, tại đó thành phần của hai pha bằng nhau.
TC được gọi là nhiệt độ hòa tan tới hạn. Đường cong aKb chia giản đồ thành hai
miền, miền trong (ghạch chéo) ứng với hệ dị thể (hai pha); miền ngoài là hệ đồng thể.
Có thể thiết lập giản đồ “nhiệt độ - thành phần” bằng hai cách:
a) Phương pháp đẳng nhiệt

Giữ nhiệt độ của hệ không đổi, thay đổi thành phần của hệ (chẳng hạn thêm dần
phenol vào nước). xác định điểm hệ chuyển từ đồng thể sang dị thể và ngược lại.
Lắc mạnh lọ đừng hai chất lỏng này rồi ngâm trong bình điều nhiệt đã cố định nhiệt
độ, cho đến khi phân hoàn toàn thành hai pha (lớp). Sau đó phân tích định lượng hai pha
này.

b) Phương pháp đa nhiệt

Với hỗn hợp có thành phần m chẳng hạn nằm trong vùng dị thể (hệ vẫn đục)
(Hình1), tăng dần nhiệt độ. Đến nhiệt độ T thì hỗn hợp vẫn còn trong. Nhiệt độ tiếp tục
tăng, hỗn hợp vẫn trong. Vậy căn cứ vào nhiệt dộ bắt đầu trong hay bắt đầu đục để xác
định điểm b’.
Làm thí nghiệm với những hỗn hợp có thành phần khác nhau sẽ xác định được
đường cong aKb.

III. THỰC NGHIỆM:


1. Dụng cụ và hóa chất:
Dụng cụ thí nghiệm Số lượng Hóa chất
Ống nghiệm lớn 11 Phenol
Bình tia 01
Nút cao su 02
Becher 500 mL 02
Becher 100 mL 02
Nhiệt kế rượu 04
Bếp điện 01

2. Quy trình thí nghiệm:

-Chú ý: không được rửa dụng cụ bằng nước trước khi tiến hành thí nghiệm.

-Cho nước và phenol riêng rẽ vào các burette (nếu phenol đóng rắn thì nhúng lọ
phenol vào cốc nước nóng 40 – 50oC cho phenol chảy ra. Tuyệt đối không đun
trực tiếp phenol trên bếp).

-Pha các hỗn hợp có thành phần theo bảng dưới đây trong 11 ống nghiệm, khối
lượng riêng của phenol 1,07 g/cm3.

Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Phenol
0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4 2,7 3,0 3,3 3,6
(mL)

Nước
5,4 5,1 4,8 4,5 4,2 3,9 3,6 3,3 3,0 2,7 2,4
(mL)
Bảng 1: Thành phần tỉ lệ thể tích của phenol và nước

Các bước tiến hành:


Hỗn hợp phenol- nước trong ống nghiệm  Gia nhiệt trên bếp ( to ≤ 70℃ )  Ghi nhận
nhiệt độ khi hỗn hợp bắt đầu trong  Ngưng gia nhiệt ( đem ống nghiệm ra khỏi bếp )  Ghi
nhận nhiệt độ khi hỗn hợp bắt đầu đục lại.
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
V. TRẢ LỜI CÂU HỎI:

You might also like