You are on page 1of 3

Tiêu chí Văn hóa gốc nông nghiệp Văn hóa gốc du mục

Địa hình, khí hậu Đồng bằng, nóng, ẩm, thấp Thảo nguyên, lạnh, khô,
cao
Nghề nghiệp chính Trồng lúa nước Chăn nuôi du mục
Cách sống (nơi ở) Định cư, nhà ở ổn định Du cư căm trại, lều tạm bợ
Quan hệ với tự nhiên Gắn bó, hòa hợp Chiếm đoạt, khai thác
Ăn uống Đồ ăn thực vật Đồ ăn động vật
Quan hệ xã hội Trọng tình, trọng đức, Trọng lý (nguyên tắc),
trọng văn, trọng nữ, dân trọng tài, trọng võ, trọng
chủ, trọng tập thể nam giới, trọng cá nhân
Giao lưu đối ngoại Hiếu hào, dung hợp, mềm Hiếu chiến, độc tôn, cứng
dẻo rắn
Đặc điểm tư duy Chủ quan, cảm tính, kinh Khách quan, lí tính, thực
nghệm, tổng hợp và biện nghiệm, phân tích và siêu
chứng hình
Văn hóa nghệ thuật Thiên về thơ, nhạc trữ tình Thiên về truyện, kịch, múa
sôi động
Xu hướng khoa học Thiên văn, triết học, tâm Khoa học tự nhiên, kỹ thuật
linh, tôn giáo
Khuynh hướng chung Thiên về văn hóa nông Thiên về văn minh thành
thôn thị

Lưu ý: Sự phân chỉa ở bảng trên chủ yếu dựa vào văn hóa gốc. Ngày nay, cùng với sự
phát triển không ngừng nghỉ của thời đại, xu thế giao lưu văn hóa khiến hai loại hình văn
hóa ấy có sự giao thoa, xích lại gần nhau hơn.
Văn hóa Việt Nam thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp được thể hiện rất rõ nét ở những
điểm đặc trưng như:

- Trong ứng xử với môi trường tự nhiên luôn có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với
thiên nhiên, tôn sùng thiên nhiên, thể hiện đức hiếu sinh. Có hai câu ca dao của người
Việt thể hiện điều này:
“Lạy trời mưa xuống
Lạy nước tô uống
Lạy ruộng tôi cày
Lạy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp”
Hoặc
“Ơn trời mua nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn nơi thì cày câu”

- Vì sống bằng kinh tế nông nghiệp, nhất là nông nghiệp lúc nước, ở đó con người có sự
phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên (như trời, đất, nước, nắng, mưa...), nên trong nhận
thức đã hình thành một lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ, trọng tình biện chứng, thiên
về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm).Và để có thể nhớ một cách dễ
dàng, có thể truyền lại cho nhiều đời, cha ông ta đã chuyển thể những kinh nghiệm khô
khan đó thành những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ gần gũi, giản dị, và xúc tích. Ví dụ
như:
“Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”
“Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.”
Hay
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Đó chính là đặc trưng tư duy của văn hóa gốc nông nghiệp mà nông nghiệp lúa nước là
điển hình.

- Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc
trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những láng giềng. Trong ca
dao, tục ngữ Việt Nam như:
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần”
“Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”
- Lối sống trọng tình đưa đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng Mẫu đề cao nguyên lý
Mẹ.
- Nguyên tắc trọng tình cũng là cơ sở của tâm lí hiếu hòa, chuộng sự bình đẳng, dân chủ,
đề cao tính cộng đồng, tính tập thể.
- Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh
hoạt, luôn ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
- Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ
dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố khoan dung trong ứng xử, mềm dẻo trong đối phó.
- Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt và trọng tình là nó dẫn đến thái độ tùy tiện, coi
thường tính nguyên tắc, ý thức tổ chức kỷ luật kém.
Văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến trình lịch sử Việt Nam,
không tạo ra được những tiền đề và điều kiện để bức ra khỏi cái khung phong kiến
phương Đông, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của con người Việt Nam và dẫn đến
sự trì trệ của xã hội Việt Nam.

You might also like