You are on page 1of 54

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


KHOA SINH HỌC

LÊ THỊ THANH

PHÂN LẬP MỘT SỐ CHỦNG VI TẢO BẢN ĐỊA TỪ MỘT


SỐ THỦY VỰC Ở THÀNH PHỐ HUẾ VÀ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CỦA CHÚNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

HUẾ, THÁNG 5 NĂM 2022


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC

PHÂN LẬP MỘT SỐ CHỦNG VI TẢO BẢN ĐỊA TỪ MỘT


SỐ THỦY VỰC Ở THÀNH PHỐ HUẾ VÀ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CỦA CHÚNG

Cán bộ hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện


TS. PHAN THỊ THÚY HẰNG LÊ THỊ THANH

HUẾ, THÁNG 5 NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đồ án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong đồ án trung thực, khách quan và nghiêm túc. Những tài liệu sử
dụng trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.

Tác giả đồ án

LÊ THỊ THANH

i
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến quý thầy Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học,
Đại học Huế, quý thầy cô Bộ môn Công nghệ Sinh học, Bộ môn Tài nguyên Sinh vật và Môi trường
thuộc Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến cán bộ hướng dẫn là TS. Phan Thị Thúy Hằng
đã trực tiếp hỗ trợ hướng dẫn, đưa ra những lời khuyên một cách tận tình và chu đáo trong suốt
quá trình tôi thực hiện đồ án.

Tôi cũng xin cảm ơn toàn thể các anh chị và các bạn trong phòng thí nghiệm Bộ môn Tài
nguyên Sinh vật và Môi trường, trường Đại học Khoa học Huế đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đồ án.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2022

Tác giả

LÊ THỊ THANH

ii
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIÃI Ý NGHĨA

Biochemical Oxygen
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
Demand

COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học

T-P Total phosphorus Tổng phospho

T-N Total nitrogen Tổng nitơ

DO Dissolved Oxygen Oxy hòa tan

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

Quy chuẩn Việt Nam


năm 2021 của Bộ Tài
QCVN…:2021/BTNMT Nguyên và Môi trường
về nước thải sinh hoạt
và nước thải đô thị

iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

Bảng 1 Phương pháp đo và phân tích mẫu nước 20

Bảng 2 Các loại tảo phân lập được 27

Kết quả phân tích một số thông số môi trường


Bảng 3 29
của mẫu nước thải

Mật độ tế bào tảo Coelastrum sp. trong môi


Bảng 4 30
trường nước thải

Đặc điểm nhiệt độ môi trường nước thải trong


Bảng 5 31
quá trình xử lý

Đặc điểm pH môi trường nước thải trong quá


Bảng 6 31
trình xử lý

Đặc điểm COD môi trường nước thải trong


Bảng 7 32
quá trình xử lý

Biến động của hàm lượng tổng phospho trong


Bảng 8 33
quá trình xử lý

Biến động của hàm lượng tổng nito trong quá


Bảng 9 trình xử lý 35

iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình Nội dung Trang

Hình 2.1 Vị trí thu mẫu 10

Hình 2.2 Pipette Pasteur 12

Hình 2.3 Cách chuẩn bị pipette Pasteur 12

Hình 2.4 Buồng đếm Sedgewick – Rafter 18

Hình 2.5 Cách đưa mẫu vào buồng đếm 19

Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghệm 21

Hình 3.1 Coelastrum sp. 25

Hình 3.2 Pediastrum sp. 25

Hình 3.3 Desmodesmus sp. 26

Hình 3.4 Tetradesmus sp. 26

Hình 3.5 Actinastrum sp. 27

Sự phát triển mật độ của tảo trong hai môi


Hình 3.6 28
trường Z8 và BG11

Biến động của hàm lượng tổng phospho


Hình 3.7 33
trong quá trình xử lý

Biến động của hàm lượng tổng nitơ trong


Hình 3.8 quá trình xử lý 35

v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................................. iii

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................v

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3

1.1. Giới thiệu về vi tảo ........................................................................................3

1.2. Vai trò của vi tảo ...........................................................................................4

1.3. Tình hình ô nhiễm nước thải hiện nay ...........................................................5

1.4. Tình hình sử dụng tảo để xử lý nước thải ......................................................7

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .........................................................7


1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................9
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................9

2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................9

2.2. Địa điểm thu mẫu ........................................................................................10

2.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................10

2.4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................10

2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................11

2.5.1. Phương pháp thu mẫu tảo ngoài tự nhiên .................................................11


2.5.2. Phương pháp phân lập tảo từ các thủy vực ở Thừa Thiên Huế ................11
2.5.3. Phương pháp xác định loài .......................................................................17
2.5.4. Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng của tảo ..............................17
vi
2.5.5. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng xử lý nước thải đô thị của tảo phân lập
được ....................................................................................................................19
2.5.6. Phương pháp xác định sinh trưởng của tảo trong nước thải ....................21
2.5.6.1. Đếm mật độ tế bào .............................................................................21
2.5.6.2. Xác định tổng phospho - phương pháp Persulfate .............................21
2.5.6.3. Xác định tổng Nitơ- phương pháp Persulfate ....................................22
2.5.6.4. Phương pháp xác định COD - phương pháp hồi lưu kín trắc quang .23
2.6. Xử lý số liệu ....................................................................................................24

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................25

3.1. Phân lập các loại tảo lục .................................................................................25

3.2. Khả năng sinh trưởng của các loài tảo Coelastrum sp. và Actinastrum sp.
trong môi trường Z8 và BG11 ...............................................................................27

3.3. Khả năng sinh trưởng của tảo Coelastrum sp. trong môi trường nước thải đô
thị ...........................................................................................................................28

3.3.1. Một số đặc điểm môi trường của nước thải đô thị ...................................28
3.3.2. Sự phát triển của tảo Coelastrum sp. nuôi trong môi trường nước thải đô
thị ........................................................................................................................30
3.4. Khả năng xử lý nước thải đô thị của loài tảo lục Coelastrum sp. ...................30

3.4.1. Đặc điểm nhiệt độ, pH, COD của nước thải trong thời gian xử lý ..........30
3.4.2. Khả năng xử lý dinh dưỡng phospho của tảo Coelastrum sp. .................32
3.4.3. Khả năng xử lý dinh dưỡng nitơ của tảo Coelastrum sp. .........................34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................38

Vii
MỞ ĐẦU

Nước thải là một thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ nước có chất lượng
kém có chứa nhiều chất ô nhiễm hơn như các chất hữu cơ hòa tan, vô cơ không hòa
tan, chất rắn, chất độc, v.v. và các vi sinh vật như vi khuẩn và động vật nguyên sinh.
Hiện tượng nước thải không qua xử lý, thải trực tiếp vào nguồn nước đã và đang
gây ô nhiễm nguồn nước, là một vấn đề lón hiện nay khi mà quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa và gia tăng dân số đang ngày càng tạo sức ép lên môi trường. Do đó,
nghiên cứu xử lý môi trường cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nước luôn là
mối quan tâm của giới khoa học.

Xử lý môi trường liên quan đến việc sử dụng thực vật, vi sinh vật và các vật
liệu tự nhiên khác để loại bỏ các chất dinh dưỡng và các chất ô nhiễm khác từ nước
thải đang được quan tâm. Xử lý nước thải bằng phuơng pháp sinh học thân thiện với
môi trường không độc hại như xử lý chất thải bằng phương pháp khác (xử lý hóa
học). Việc sử dụng nhiều loại vi tảo như Chlorella, Scenedesmus, Phormidium,
Botryococcus, Chlamydomonas và Spirulina để xử lý nước thải đã được báo cáo là
có hiệu quả và đầy hứa hẹn trong việc loại bỏ chất thải (Pittman và cộng sự, 2010;
Stephens và cộng sự, 2010). Ngoài ra, xử lý nước thải bằng vi tảo là một quy trình
thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm thứ cấp miễn là sinh khối tạo ra được
tái sử dụng và cho phép tái chế chất dinh dưỡng hiệu quả (Godos và cộng sự, 2003).

Đối với hệ sinh thái thủy vực, tảo phù du được xem là nhóm sinh vật sản
xuất sơ cấp chính, cung cấp nguồn thức ăn cho động vật phù du và các loài sinh vật
sống trong các thuỷ vực. Ngoài ra, tảo phù du còn góp phần cải thiện chất lượng
môi trường nước nhờ khả năng quang hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng hoà tan.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã tập trung vào các ứng dụng của vi tảo, và kết quả cho
thấy chúng mang lại nhiều tiềm năng ứng dụng lớn trong đời sống mà con người
cần tiếp tục khai thác, như cung cấp các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị
trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm, cung cấp nguồn thức ăn giàu
dinh dưỡng cho nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nguồn nhiên liệu sinh học, hay được
sử dụng xử lý nước thải, v.v.

1
Trước những tiềm năng ứng dụng của vi tảo, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phân
lập một số chủng vi tảo bản địa từ một số thuỷ vực ở thành phố Huế và đánh giá khả
năng xử lý nước thải của chúng”, nhằm hướng đến sử dụng các loài bản địa và tận
dụng các chất dinh dưỡng trong nước thải, một mặt xử lý nguồn nước thải trước khi
đưa ra môi trường, mặt khác tạo sinh khối tảo phục vụ những mục đích khác nhau

2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về vi tảo

Vi tảo là những sinh vật cực nhỏ được tìm thấy trong cả nước biển và nước
ngọt. Chúng có thể được phân loại là vi sinh vật nhân chuẩn hoặc vi khuẩn lam
nhân sơ (tảo xanh lam), với hơn 25.000 loài đã được phân lập và xác định . Các vi
sinh vật này thực hiện quang hợp, đây là một cơ chế tự nhiên quan trọng để giảm
nồng độ CO2 trong khí quyển. Vi tảo còn có đặc điểm là thời gian thế hệ ngắn, nhân
lên theo cấp số nhân trong điều kiện môi trường thuận lợi [6].

Về nguồn năng lượng và cacbon được sử dụng cho quá trình trao đổi chất
của chúng, vi tảo có thể phát triển theo ba cách khác nhau: tự dưỡng, dị dưỡng và
hỗn hợp. Trong quá trình sinh trưởng tự dưỡng, vi tảo tạo ra chất hữu cơ và năng
lượng cần thiết bằng cách sử dụng CO2 làm nguồn cacbon và ánh sáng mặt trời làm
nguồn năng lượng [13]. Trong sinh trưởng dị dưỡng, các hợp chất hữu cơ được sử
dụng làm nguồn năng lượng và cacbon. Nguồn carbon được sử dụng phổ biến nhất
là glucose; tuy nhiên, một số vi tảo có thể phát triển nhờ glycerol. Quá trình trao đổi
chất hỗn hợp bao gồm một chế độ sinh trưởng hai giai đoạn, với một giai đoạn đầu
tiên dị dưỡng xảy ra khi hàm lượng cacbon hữu cơ cao, và bước thứ hai tự dưỡng,
bắt đầu bằng việc cảm ứng quang hợp (thường là khi hàm lượng cacbon hữu cơ
thấp). Phương pháp này có thể thuận lợi trong các chu kỳ ánh sáng và bóng tối tự
nhiên, nơi vi tảo có thể phát triển thông qua quá trình tự dưỡng và dị dưỡng trong
điều kiện tối ưu. Sử dụng ánh sáng và cacbon hữu cơ làm nguồn năng lượng, CO2
và cacbon hữu cơ làm nguồn cacbon, vi tảo có thể tận dụng những phần tốt nhất của
cả hai phương pháp [12].

Nhờ khả năng quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh qua màng tế bào
trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ, vi tảo cũng được ứng dụng trong xử lý nước
thải và giảm thiểu CO2 trong khí quyển. Hơn nữa, sinh khối vi tảo có thể được sử
dụng cho một số ứng dụng, từ năng lượng sinh học đến sản xuất dược phẩm, là một
số loại vi tảo được sử dụng làm dinh dưỡng cho người và động vật. Vi tảo có thể
tích lũy lượng lipid cao có thể được sử dụng để sản xuất diesel sinh học. Sau khi
chiết xuất acid béo, sinh khối có thể được sử dụng để sản xuất dầu sinh học, dầu thô

3
sinh học, etanol và metan. Với hàm lượng cao carbohydrate, protein, vitamin và các
khoáng chất cần thiết, sinh khối vi tảo xuất hiện như một nguồn tài nguyên quý giá
cho các ứng dụng làm thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi. Vi tảo cũng có
ứng dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và dược phẩm, được sử dụng như một nguồn
cung cấp axit amin thiết yếu, chất chống oxy hóa, sắc tố và vitamin [12].

1.2. Vai trò của vi tảo

Hiện nay, vi tảo đã được quan tâm nhiều trong nghiên cứu và sử dụng rộng
rãi trong đời sống. Với khả năng thích ứng cao, nhu cầu sử dụng nước ít hơn cây
trồng cạn, tăng sinh nhanh, năng suất sinh khối cao hơn các loài thực vật khác và
thân thiện với môi trường, vi tảo có tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
làm thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu sinh học, xử lý nước thải,...

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi tảo có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt
hơn so với thực vật, với protein chiếm 12 - 35%, lipid chiếm 7 - 23% và
carbonhydrate chiếm 4 - 23 . Một số nhóm vi tảo như Chlorella, Arthrospira,
Dunaliella... chứa rất nhiều polysaccharides quan trọng, như alginate, heteroglycan,
galactan được sulfat hóa và β-glucan. Tảo cũng được coi là nguồn cung cấp vitamin
và các chất chống oxy hóa quan trọng. Điển hình như Tetraselmis suecica,
Isochrysis galbana... chứa rất nhiều nhóm vitamin tan trong lipid (vitamin và E)
và vitamin nhóm B (B1, B2, B 6, B12). Chính vì vậy, tảo được xem như một nguồn
thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người và có thể làm nguyên liệu bổ sung trong chế
biến thức ăn chăn nuôi hoặc chế phẩm vi sinh cho cây trồng [1].

Một số loài vi tảo được xem là nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu
sinh học do ch ng tăng trưởng nhanh, ít bị phụ thuộc vào mùa vụ, khí hậu, trong khi
tích lũy một lượng dầu rất lớn trong tế bào. Cụ thể, dầu tách từ sinh khối tảo thường
đạt 20-50 sinh khối khô (như ở Spirulina có thể đạt 41 , Scenedesmus đạt 24-
45 ), đặc biệt loài Botryococcus braunii có thể tạo ra lượng dầu đạt 80 sinh khối
khô [1].

Một đặc điểm th vị là thành tế bào của một số loài tảo xanh chứa các
heteropolysaccharide cho phép liên kết với các kim loại nặng, từ đó có thể loại bỏ
ch ng khỏi nguồn nước (Chlorella vulgaris có khả năng loại bỏ đồng, mangan,

4
k m... từ nguồn nước ô nhiễm). Ngoài ra, vi tảo cũng có thể được sử dụng để hấp
thụ các tồn dư phospho trong môi trường. Vì vậy, xử lý nước thải, làm giảm thiểu
hàm lượng kim loại nặng hay các chất độc trong nước cũng được xem là một vai trò
rất quan trọng của vi tảo. Bên cạnh đó, nuôi trồng tảo còn được chứng minh có thể
làm giảm thiểu khí nhà kính trong khí quyển, giảm lượng CO2 sinh ra từ canh tác
nông nghiệp, gi p ổn định khí hậu toàn cầu [1].

1.3. Tình hình ô nhiễm nƣớc thải hiện nay

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên các phương tiện thông
tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những
thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm.

Hiện nay tình trạng ô nhiễm nước lục địa và đại dương đang gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ
phát triển kinh tế của các quốc gia. Xã hội càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều
nguy cơ.

Ở Mỹ tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía đông,
cũng như nhiều vùng khác. Vùng đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario
ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng [21].

Như ở nh, đầu thế kỉ 19, sông Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỉ 20 nó trở
thành ống cống lộ thiên. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người
ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

Ở Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở
các thành phố và thị trấn tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m3 trong
năm 2006 [23]. Một lượng lớn chất thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào các sông
ngòi. Hậu quả là hầu hết nước ở các sông hồ ngày càng trở lên ô nhiễm.

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô
nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá
nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước
trong vùng lãnh thổ.
5
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị
ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ
sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình
và thiết bị xử lý chất thải.

Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công
nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH
trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD)
có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều
lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua
vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép
nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư [24].

Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí
Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước
thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt.

Tại thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản
xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng
nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15 lưu lượng sông Cầu;
nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng
chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu...[25].

Một số làng nghề sắt thép, đ c đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh
cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm
nguồn nước và môi trường trong khu vực.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương).
Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh
viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn
trong thành phố không thu gom hết được... là những nguồn quan trọng gây ra ô
nhiễm nước [24].

6
Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là
rất nặng. Thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới
300.000 -400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước
thải, chiếm 25 lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước
thải; lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào
các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, DO, các chất
NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép
[24].

Thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có
24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm thuộc diện phải di dời [24].

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương... nước thải sinh hoạt cũng
không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu
chuẩn cho phép (TCCP), BOD; COD; DO đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20
lần TCCP [25].

1.4. Tình hình sử dụng tảo để xử lý nƣớc thải

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Lịch sử sử dụng nuôi cấy tảo để xử lý nước thải đã có khoảng 75 năm với hai
dòng chính là Chlorella và Dunaliella [19]. Ý tưởng sơ khai này được phát triển
đầu tiên ở các nước như Úc, Mỹ, Thái Lan, Mexico, nơi đã có những hiểu biết tiên
tiến hơn về sinh học và sinh thái học ở thời điểm bấy giờ, đặc biệt là các nước này
có kinh nghiệm về hệ thống nhân nuôi và tận thu sinh khối tảo đảm bảo việc thiết
kế, vận hành nuôi tảo hiệu suất cao và sản xuất ra sản phẩm giá trị cao.

Xử lý sinh học bằng vi tảo đặc biệt hấp dẫn vì khả năng quang hợp của
chúng, chuyển đổi năng lượng mặt trời thành sinh khối hữu ích và kết hợp các chất
dinh dưỡng như nitơ và phospho gây ra hiện tượng ph dưỡng( De la Noüe và De
Pauw, 1988 ). Ý tưởng hấp dẫn này được Oswald và Gotaas (1957) đưa ra cách đây
50 năm ở Mỹ và sau đó đã được thử nghiệm kỹ lưỡng ở nhiều quốc gia ( Goldman,
1979 , Shelef và Soeder, 1980 , De Pauw và Van Vaerenbergh, 1983 ). Từ tiền đề
7
của nghiên cứu trên của 3 tác giả trên, các nghiên cứu ứng dụng của tảo được thảo
luận sâu rộng hơn, phát triển thay thế hệ thống xử lý thứ cấp hóa học bởi nhiều ưu
điểm vượt trội như giảm chi chi phí hoạt động và thân thiện hơn với môi trường.
Hơn nữa, ưu điểm của hệ thống này không chỉ có khả năng sử dụng nitơ, phospho
cho sự sinh trưởng, mà còn loại bỏ độc chất, kim loại nặng như chì, canxi, thủy
ngân, thiếc, asen, brom, quá trình quang hợp của tảo còn sản sinh oxy, tăng pH, loại
bỏ coliform [20].

Vi tảo đã sớm được biết tới để xử lý kim loại nặng [17],thông qua hấp thu
kim loại nặng như một kiểu tích lũy sinh học. Nhiều tác giả đã kết luận rằng việc
dùng tảo tách kim loại trong nước thải, là biện pháp kinh tế để loại bỏ kim loại khỏi
nước thải, làm tăng chất lượng nước thải có thể tái sử dụng (Filip et al., 1979;
Shaaban et al., 2004; Kiran et al., 2007; Nasreen et al., 2008; Bhat et al., 2008;
Pandi et al., 2009). Một ưu điểm khác của tảo chính là khả năng sinh trưởng trong
điều kiện ít dinh dưỡng và điều kiện duy trì [2].

Hợp chất hữu cơ trong nước thải dưới dạng nhiều hợp chất, với công thức
hóa học có ít nhất có một nguyên tử cacbon. Những nguyên tử cacbon bị oxy hóa
bằng cả sinh học và hóa học để giải phóng CO2. Nếu oxy hóa bằng con đường sinh
học, điều này được kiểm tra bằng thông số BOD, trong khi đó oxy hóa bằng con
đường hóa học s được kiểm tra bằng thông số COD. Trong những nghiên cứu
khác, BOD nghiên cứu khả năng oxy hóa các vật chất hữu cơ thành CO2 của các
loại vi sinh vật và nước sử dụng phân tử oxy như một tác nhân oxy hóa. Do đó,
BOD là thước đo nhu cầu hô hấp của vi khuẩn, trao đổi chất với chất hữu cơ trong
nước thải. Dư thừa BOD có thể làm giảm oxy hòa tan trong nước thải dẫn đến cái
chết của cá và tạo môi trường kỵ khí, do đó loại bỏ nó là mục tiêu đầu tiên cho xử lý
nước thải. Colak và Kaya (1998) khám phá ra khả năng xử lý nước thải sinh của học
tảo. Họ đã chỉ ra rằng, trong hệ thống xử lý nước thải đô thị, hiệu quả loại bỏ BOD
và COD lần lượt là 68,4 và 67,2% [2].

Việc sử dụng các phương pháp xử lý tự nhiên để loại bỏ các chất gây ô
nhiễm từ nước thải đang trở nên phổ biến hơn. Một trong những mục đích của xử lý
nước thải là làm giảm chất dinh dưỡng như nitrate và phosphate trong nước thải
xuống mức thấp nhất.
8
Theo Shokouh Mousavi và công sự năm 2018 Coelastrum sp. có tiềm năng
lớn để tạo ra sinh khối cao và cũng để loại bỏ các chất dinh dưỡng từ nước thải. Kết
quả cho thấy vi tảo có thể tiêu thụ hoàn toàn CO2 sau thời gian ủ 4 ngày. COD, tổng
nitơ (T-N), nitrat và tổng phospho (T-P) được loại bỏ cao (Shokouh mousavi và
công sự, 2018) [15].

Tảo Coelastrum sp. có hiệu quả trong việc loại bỏ chất thải; chất dinh dưỡng
từ nước thải thô từ ao cá. Coelastrumsp. có khả năng loại bỏ đáng kể các chất dinh
dưỡng (amoni-nitơ, nitrat-nitơ, phospho), BOD, COD. Do đó, rõ ràng là phương
pháp xử lý sử dụng Coelastrumsp. mang lại một công nghệ xử lý nước thải ao cá
với chi phí thấp, hiệu quả và thân thiện với môi trường (Abideen Adeyinka
Adekanmi và cộng sự, 2020) [9].

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng tảo để xử lý nước thải đã được tiến hành
từ khá lâu. Theo đó, các đối tượng tảo khác nhau đã được nuôi trên các môi trường
nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải ao nuôi thủy sản và đã đưa ra
những kết quả khả quan về mặt loại bỏ hợp chất nitơ, phospho [17]. Theo nghiên
cứu của Dương Thị Hoàng Oanh (2011), tảo Spirulina platensis có thể phát triển tốt
trong các nguồn nước thải từ ao cá tra, nước thải biogas và nước thải sinh hoạt, tảo
phát triển với mật độ cao nhất (87.775 ± 41.688 tế bào/mL) và làm giảm các yếu tố
dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt một cách có hiệu quả nhất (NO3- giảm 76,1%,
PO43- giảm 98,1%, COD giảm 72,5%). Một nghiên cứu khác của Trần Trấn Bắc
(2013) về nghiên cứu sử dụng nước thải ao nuôi thủy sản để nuôi Chlorella kết luận
rằng tảo phát triển tốt trong nước thải và hấp thu lượng dinh dưỡng tốt nhất vào
trong ba ngày đầu tiên (với hiệu suất hấp thu N-NO3- giảm 95,27%, N-NH4+ giảm
43,48% và P-PO43- giảm 88,66%) [2].

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Một số loài vi tảo và nước thải đô thị.

9
2.2. Địa điểm thu mẫu

Mẫu tảo ngoài tự nhiên được thu ở Hồ Tịnh Tâm, Hồ Khe Ngang, Sông Ngự
Hà, cụ thể các địa điểm thu mẫu như sau:
- Hồ Khe Ngang có tọa độ 16o26’03.2’’N, 107o29;44.8’’E
- Hồ Tịnh Tâm có tọa độ 26o28’38.6’’N, 107o34;33.7’’E
- Sông Ngự Hà có tọa độ 16o28’55.1’’N, 107o34’28.0’’E
Mẫu nước thải được thu ở khu vực cống đường 254 Phan Chu Trinh có tọa
độ 16o27’21.3’’N, 107o35’38.3’’E

Hình 2.1:Vị trí thu mẫu


A. Hồ Tịnh Tâm; B. Khu vực thu nước thải; C. Hồ Khe Ngang; D. Sông Ngự
Hà.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2022- 5/2022

2.4. Nội dung nghiên cứu

- Phân lập một số vi tảo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Khảo sát sinh trưởng của một số chủng tảo phân lập được trong môi
trường Z8 và BG 11

10
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của tảo lục trong môi trường nước thải đô
thị

- Đánh giá khả năng xử lý nước thải thông qua các thông số môi trường (pH,
COD, nhiệt độ, T - N, T - P).

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phƣơng pháp thu mẫu tảo ngoài tự nhiên

Mẫu tảo phù du được thu bằng lưới vớt thực vật phù du (phytoplankton) có
chiều rộng 20 cm, chiều dài 50 cm với kích thước mắt lưới 5 μm. Dùng lưới vớt
phytoplankton thu mẫu cho vào bình 500 mL và đem về bảo quản mát ở 25°C tại
phòng thí nghiệm Tảo, Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế để tiến hành
phân lập.

2.5.2. Phƣơng pháp phân lập tảo từ các thủy vực ở Thừa Thiên Huế

Thu mẫu vi tảo phù du: Sử dụng vợt thực vật phù du, mắt lưới 20µm, kéo
dọc theo dòng nước, đối với khu vực nước chuyển động thì ta nên quét ngược chiều
với chiều dòng nước chảy. Mẫu thu được bảo quản trong thẩu nhựa 0,5 L để trong
thùng mát và đem về phòng thí nghiệm để phân lập.

Phân lập các chủng tảo: soi mẫu dưới kinh hiển vi, dùng pipet Pasteur bắt các
cá thể hoặc tập đoàn. Sau đó các tế bào được đặt vào trong một giọt môi trường đã
khử trùng, nhặt tế bào lại một lần nữa và chuyển vào giọt môi trường sạch. Quá
trình này được lặp lại cho đến khi có được một tế bào riêng r , không bị nhiễm bởi
các tế bào vi sinh vật khác.

*Dụng cụ:

1) Kính hiển vi
2) Pipette Pasteur (Hình 2.2)
3) Micropipette
4) Lam kính
5) Đèn cồn
6) Banh

11
Hình 2.2: Pipette Pasteur

*Chuẩn bị:

1) Lam kính đã được khử trùng.


2) Chuẩn bị pipette Pasteur (hình 2.2)
- Đốt nóng một đầu pipette trên ngọn lửa đèn cồn.
- Dùng banh gắp kéo dãn đầu pipette.
- Cắt phần dư thừa để hình thành đầu nhỏ của pipette và đường kính của nó
nên gấp đôi đường kính của tế bào cần phân lập.

Hình 2.3: Cách chuẩn bị pipette Pasteur

*Các bước tiến hành:


12
1) Dùng micropipette hút một giọt mẫu chứa tế bào cần phân lập đưa vào lam
kính.
2) Nhỏ 3 - 4 giọt môi trường đã khử trùng lên lam kính.
3) Soi dưới kính hiển vi xác định tảo cần phân lập.
4) Dùng pipette Pasteur mao dẫn sợi tảo vào ống.
5) Dùng đầu bóp cao su gắn vào đầu kia của pipette, đẩy sợi tảo vào giọt môi
trường đầu tiên.
6) Soi dưới kính hiển vi, xác định vị trí của sợi tảo đã được chuyển.
7) Tương tự, dùng pipette chuyển tảo vào các giọt môi trường tiếp theo. Lưu ý,
đảm bảo chỉ có một cá thể tảo trong giọt môi trường cuối cùng.
8) Chuyển tảo vào trong giếng 24 ô chứa 2,5 ml môi trường.

Bình nuôi được đặt trên các kệ trong điều kiện: chiếu sáng bằng đèn huỳnh
quang với chu kỳ chiếu sáng là 12 giờ sáng: 12 giờ tối, nhiệt độ 250C (duy trì bằng
máy điều hòa nhiệt độ).

Phân lập tảo bản địa được nuôi ở các môi trường Z8, và BG-11.

* Thành phần các môi trƣờng Z8, và BG-11:

- Môi trường nuôi cấy Z8 (Staub 1961, Kotai 1972, NIVA 1976):

1. Dung dịch gốc I

Hóa chất g/L

NaNO3 46,7

Ca(NO3)2.4H2O 5,9

MgSO4.7H2O 2,5

2. Dung dịch gốc II

13
Hóa chất g/L

K2HPO4 3,1

Na2CO3 2,1

3. Dung dịch gốc III


- Dung dịch Fe: 2,80 g FeCl3 • 6H2O hòa tan trong 100 mL HCl 0,1 N
- Dung dịch EDTA: 3,90 g EDTA-Na2 được hòa tan trong 100 mL NaOH 0,1
N
- 10 mL dung dịch Fe được hòa tan trong 900 mL dH2O.
- Sau đó thêm 9,5 mL dung dịch EDT và định mức đến một lít.
4. Dung dịch gốc IV

STT Hóa chất Hàm lượng

1 Na2WO4.2H2O 0,330 g/100 Ml

2 (NH4)6Mo7O24.4H2O 0,880 g/100 mL

3 KBr 1,20 g/100 mL

4 KJ 0,83 g/100 mL

5 ZnSO4.7H2O 2,87 g/100 mL

6 Cd(NO3)2.4H2O 1,55 g/100 mL

7 Co(NO3)2.6H2O 1,46 g/100 mL

8 CuSO4.5H2O 1,25 g/100 mL

9 NiSO4(NH4)2SO4.6H2O 1,98 g/100 mL

10 Cr(NO3)3.9H2O 0,410 g/100 mL

11 V2 O5 0,0890 g/1000 mL

14
12 KAl(SO4)2.12H2O 4,74 g/100 mL

13 H3BO3 3,10 g

MnSO4.H2O 1,60 g /1000 mL

- Thêm 1 mL từ dung dịch 1-10 & 12 và 10 mL từ dung dịch 11 & 100 mL từ


dung dịch 13 đến 700 mL dH2O. Pha loãng bằng nước cất đến 1 lít.
- Sục khí CO2 trong 500ml nước cất trong vòng ½ giờ, thêm vào:
 10 mL Dung dịch gốc I
 10 mL Dung dịch gốc II
 10 mL Dung dịch gốc III
 1 mL Dung dịch gốc IV
Định mức đến 1 lít, pH 6-7, hấp khử trùng.
- Môi trường nuôi cấy BG-11:
Dung dịch gốc 1:

Hóa chất g/L

K2HPO4
4,0

MgSO4.7H2O
7,5

CaCl2.2H2O
3,6

Citric acid
0,6

Ferric ammonium citrate 0,6

15
EDTA
0,1

Na2CO3
2,0

 Dung dịch gốc 2

NaNO3 15g/100ml

 Dung dịch gốc 3 (vi lượng)

H3BO3 2,86g/L

MnCl2.4H2O 1,81g/L

ZnSO4.7H2O 0,222g/L

Na2MoO4.2H2O 0,39g/L

CuSO4.5H2O 0,079g/L

16
Co(NO3)2.6H2O 0,0494g/L

Cách pha môi trƣờng BG-11:

15ml/L
Dung dịch gốc 1

15ml/L
Dung dịch gốc 2

1.5ml/L
Dung dịch gốc 3

2.5.3. Phƣơng pháp xác định loài

Xác định loài vi tảo dựa trên phương pháp so sánh hình thái theo Shirota
(1966), Dương Đức và Võ Hành (1997) [4].

2.5.4. Phƣơng pháp đánh giá khả năng sinh trƣởng của tảo

Để tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng của ch ng trong môi trường Z8 và
BG-11, trong đó mỗi loài được tiến hành lặp lại trong 3 bình nuôi 100 mL cho một
môi trường.

Cho 5 mL dung dịch tảo của mỗi loài (được lấy từ bình nuôi 100 mL gốc) vào
mỗi bình nuôi 100 mL có chứa 50 mL môi trường BG-11 và Z8, cứ thế mỗi loài s
có 3 bình môi trường Z8 và 3 bình môi trường BG11

Khả năng sinh trưởng của tảo trong các môi trường được xác định bằng
phương pháp đếm mật độ tế bào sau 0, 2, 4, 6, ..., 14 ngày nuôi, sử dụng buồng đếm
Sedgewick Rafter có dung tích 1 mL với 1000 ô đếm. Mẫu được đếm dưới kính
hiển vi quang học với độ phóng đại 10 lần và 20 lần.

17
Hình 2.4. Buồng đếm Sedgewick – Rafter

Mật độ tế bào được xác định bằng công thức:

Mật độ tế bào (tế bào/mL)=

Công thức mật độ tế bào pha loãng:

Mật độ tế bào (tế bào/mL)= )Vpha loãng

C: Số lượng tế bào đếm được

F: Số lượng ô được đếm

V: Thể tích pha loãng

- Các bƣớc tiến hành nhƣ sau:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu

Bước 2: Đưa mẫu vào buồng đếm

+ Nhẹ nhàng đảo chai mẫu một vài lần để đảm bảo các tế bào phân bố đồng
đều trong chai rồi rót mẫu vào buồng đếm: dùng micropipette tự động, hút 1ml
dung dịch chứa mẫu đã lắc đều đưa vào một góc của buồng đếm đồng thời đậy
từ từ tấm kính đậy phía trên của buồng đếm, nhẹ nhàng, tránh có bọt khí

+ Thời gian lắng mẫu: ít nhất là 5 ph t trước khi đếm

18
Hình 2.5. Cách đƣa mẫu vào buồng đếm

Bước 3: Đếm mẫu:

+ Mật độ tảo có thể được xác định bằng cách đếm trực tiếp bằng cách đếm tổng số
các cá thể trong toàn buồng đếm.

+ Nếu không đếm hết thì cần phải đếm ít nhất 50 ô vuông trong buồng đếm và chọn
rải rác ngẫu nhiên trong buồng đếm. Chỉ đếm những tế bào nằm trong và nằm trên 2
cạnh xác định của ô vuông.

Làm lại 3 lần từ bước 2 và 3, để có số liệu của 3 lần lặp lại.

2.5.5. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng xử lý nƣớc thải đô thị của tảo phân lập
đƣợc

Tiền xử lý nước thải: Thu nước thải đô thị từ cống thoát nước trên địa bàn
thành phố Huế, đem về phòng thí nghiệm để lắng qua đêm, dùng ống siphon hút lớp
nước bên trên theo Han và cs. (2016) để dùng trong thí nghiệm nuôi tảo.

Bố trí thí nghiệm: Chọn một chủng tảo phân lập được để đánh giá khả năng
xử lý nước thải của chúng. Nước thải đã qua giai đoạn tiền xử lý như ở trên, cho 2
lít mẫu nước thải đô thị vào các chai nhựa có dung tích 5 lít, lặp lại 3 thùng cho loài
19
tảo phân lập thử nghiệm và 3 thùng đối chứng (không bổ sung tảo). Tổng cộng có 6
bình nước thải.

Cho vào mỗi thùng nước thải 300 ml dung dịch tảo đã nuôi cấy đạt mật độ
ban đầu 16505 tế bào/ ml. Thí nghiệm được bố trí ngoài trời có mái che, dưới điều
kiện ánh sáng tự nhiên, duy trì ở chế độ sục khí liên tục 24/24h. Theo dõi thí
nghiệm trong thời gian 8 ngày.

Đo các thông số tảo và môi trường:

Các thông số môi trường (pH,COD , nhiệt độ, T - N, T - P) ban đầu của nước
thải được xác định bằng các phương pháp và thiết bị đo ở bảng 1. Sau đó, các thông
số môi trường nước thải (pH, COD, nhiệt độ, T - N, T - P) được đo và phân tích hai
ngày một lần để đánh giá khả năng làm sạch nước của tảo nuôi.

Bảng 1. Phƣơng pháp đo và phân tích mẫu nƣớc

STT Thông số Phương pháp/thiết bị đo Đơn vị

1 pH Horriba U-50 _

2 Nhiệt độ Horriba U-50 ˚C

3 COD Phương pháp hồi lưu kín trắc quang mg/L

4 T-P Phương pháp Persulfate [18] mg/L

5 T-N- Phương pháp Persulfate[18] mg/L

20
Coelastrum.sp Đối chứng

Hình 2.6: Sơ đồ bố trí thí nghệm

2.5.6. Phƣơng pháp xác định sinh trƣởng của tảo trong nƣớc thải

2.5.6.1. Đếm mật độ tế bào

Khả năng sinh trưởng của tảo trong các môi trường được xác định bằng
phương pháp đếm mật độ tế bào sau 0, 2, 4, 6, 8 ngày, sử dụng buồng đếm
Sedgewick Rafter có dung tích 1 mL với 1000 ô đếm.

Thao tác làm tương tự như mục 2.5.4 đã nêu ở trên

2.5.6.2. Xác định tổng phospho - phƣơng pháp Persulfate

1. Phân hủy mẫu

21
50 mL mẫu/dd. chuẩn (trong bình tam giác 250 mL)

Thêm 1 giọt chỉ thị phenolphtalein


Xuất hiện màu
Thêm từng giọt H2SO4 5N
Không đến vừa mất màu

Thêm 1 mL H2SO4 40% và 0,4g (NH4)2S2O8 hoặc 0,5g


K2S2O8

Đun sôi trên bếp cách cát 30 – 40 ph t (đến khi còn khoảng
10 mL)

Làm nguội, pha loãng bằng nước cất đến 30 mL, thêm 1 giọt
phenolphthalein và trung hòa đến phớt hồng bằng NaOH 1N

Định mức đến 100 mL

2. Xác định phospho hòa tan: Lấy 25 mL từ 100 mL thu được sau phân hủy
mẫu, tiến hành như bài xác định phospho hòa tan
3. Đƣờng chuẩn xây dựng từ các dd.chuẩn qua phân hủy.

2.5.6.3. Xác định tổng Nitơ- phƣơng pháp Persulfate

1. Chuẩn bị mẫu: Pha loãng mẫu để có nồng độ T - N trong khoảng 0 – 2,9


mg/L
2. Các bƣớc phân tích:

22
10 mL dd.chuẩn/mẫu (trong ống nghiệm 30
mL)

Thêm 5 mL dung dịch phân hủy, vặn chặt nắp,


đảo ống nghiệm 2 lần để trộn đều

Đun 30 ph t trong nồi hấp hay nồi áp suất ở


100-1100C

Làm nguội từ từ đến nhiệt độ phòng, thêm 1 mL


đệm borat, đảo ống nghiệm vài lần (*)
Các dung dịch CuSO4
và NH4Cl dùng để xác
định nitrat
Xác định nitrat bằng phương pháp khử Cd(*)

3. Tính toán: Đường chuẩn được xây dựng từ độ hấp thụ quang của các
dung dịch nitrat chuẩn sau khi phân hủy ở cùng điều kiện với mẫu và
nồng độ nitrat ban đầu. Tính nồng độ tổng nitơ theo NO3-N trong các
mẫu theo đường chuẩn.

2.5.6.4. Phƣơng pháp xác định COD - phƣơng pháp hồi lƣu kín trắc quang

1. Chuẩn bị mẫu: Nếu COD cao (>500 mg/L), pha loãng mẫu để có nồng độ
COD trong khoảng đường chuẩn.

2. Các bƣớc phân tích

23
(*)
2,5 mL dung dịch chuẩn/mẫu(*) (trong Thể tích dung dịch
ống nghiệm 20 mL) phân hủy và H2SO4
thay đổi tùy thuộc
vào kích thước ống
Thêm 1,5 mL dung dịch phân hủy
nghiệm.

Thêm cẩn thận 3,5 mL H2SO4/Ag+ (cho


chảy dọc thành ống nghiệm). Văn chặt
nắp, đảo vài lần để trộn

Cho vào bộ đun (đã gia nhiệt trước


1500C) và đun trong 2 giờ
(**)
Khi đo ở 600 nm –
Làm nguội từ từ đến nhiệt độ phòng dùng mẫu trắng để
thiết lập giá trị zero.

Đo độ hấp thụ quang ở 420 nm hay 600 Khi đo ở 420 nm –


nm(**) dùng nước cất để thiết
lập giá trị zero.
3.Tính toán:

Khi đo ở 600 nm - Đường chuẩn bình thường, tức phụ thuộc độ hấp thụ
quang của các dung dịch chuẩn theo nồng độ COD. Tính COD của mẫu theo đường
chuẩn từ độ hấp thụ quang của mẫu.

Khi đo ở 420 nm - Đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc hiệu số độ hấp thụ
quang của mẫu trắng với mẫu chuẩn theo nồng độ COD. Tính COD của mẫu theo
đường chuẩn từ hiệu số độ hấp thụ quang của mẫu trắng và mẫu cần xác định

2.6. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê bằng các phần mềm Excel 2010, sử dụng ANOVA test
và t- test.

24
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phân lập các loại tảo lục

Từ các mẫu nước thu được tại ba điểm thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,
chúng tôi đã phân lập được 4 loại tảo lục như sau:

- Coelastrum sp.: Tập đoàn hình tròn, 8-16 tế bào. Tế bào có màng ngoài tách
biệt, có mấu ở đỉnh và 5-6 mấu bên cạnh, rỗng. Khoảng gian bào có góc
cạnh. Tế bào tròn trịa.
Trong môi trường BG11 và Z8 kích thước ở dạng tập đoàn có đường kính
12 – 16.8 μm (x40), kích thước ở dạng tế bào có đường kính 4.8 – 7.1 μm
(x40)

.
Hình 3.1: Coelastrum sp. (trái x10, phải x40)
- Pediastrum sp.: tảo có dạng tập đoàn gồm 2, 4, 8, 16, 32 hoặc 64 được kết
nối với nhau tạo thành một khối tế bào hình sao hoặc đa giác

Hình 3.2: Pediastrum sp. (x40)

25
- Desmodesmus sp.:Tảo có dạng tập đoàn thường có 2, 4 hoặc 8 tế bào, tế bào
hình trụ thuôn dài với các đầu tròn rộng rãi hoặc hình nón, có nhân, có gai,
mỗi gai ở đỉnh của các tế bào tận cùng; thành tế bào nhẵn [8].

Hình 3.3: Desmodesmus sp. (x40)


- Tetradesmus sp.: Tảo có dạng tập đoàn thường 4 hoặc 8 tế bào, tế bào hình
thoi dài với đầu nhọn, có nhân, chúng sắp xếp theo kiểu dích dắc hoặc theo
một hàng thẳng [20].

Hình 3.4: Tetradesmus sp. (x40)

- Actinastrum sp.: Là một chi sinh vật nhân thực đơn bào hoặc tập đòan, tế
bào có hình thuôn dài, đầu nhọn, thường dính với nhau thành tập đoàn. Tế
bào có kích thước dài 48 μm rộng 4.8 μm

26
Hình 3.5: Actinastrum sp. (x40)

Bảng 2: Các loại tảo phân lập đƣợc

STT Chủng tảo Vị trí thu mẫu

1 Coelastrum sp. Hồ Tịnh Tâm

2 Actinastrum sp. Hồ Khe Ngang

3 Desmodesmus sp. Sông Ngự Hà

4 Tetradesmus sp. Sông Nhự Hà

5 Pediastrum sp. Hồ Tịnh Tâm

3.2. Khả năng sinh trƣởng của các loài tảo Coelastrum sp. và Actinastrum sp.
trong môi trƣờng Z8 và BG11

Sau khi phân lập từ các thủy vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Thùa Thiên
Huế, chúng tôi chọn ra 2 loài là Coelastrum sp. và Actinastrum sp. để đánh giá tốc
độ sinh trưởng của ch ng trong hai môi trường Z8 và BG11. Qua 16 ngày nuôi, sự
phát triển mật độ tế bào của hai chủng tảo được thể hiện ở hình 3.6

27
tế bào/mL

1400000
1200000
1000000

Mật độ
800000
600000
400000
200000
0
NGÀY NGÀY NGÀY NGÀY NGÀY NGÀY NGÀY NGÀY NGÀY
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Coelastrumsp. - Z8 Coelastrumsp. -BG11
Actinastrumsp. -Z8 Actinastrumsp. -BG11

Hình 3.6 : Sự phát triển mật độ của tảo trong hai môi trường Z8 và BG11

Sinh trưởng của giống tảo Coelastrum sp. trong môi trường Z8 và trong môi
trường BG11 khá tương đồng nhau. Coelastrum sp. trong môi trường BG11 đạt
mật độ cao nhất vào ngày thứ 12 (987.000 tế bào/ mL) sau đó bắt đầu suy vong.
Còn Coelastrum sp. trong môi trường Z8 đạt mật độ cao nhất ở ngày thứ 16
(1.135.867 tế bào/ mL).

Đối với sinh trưởng của loài Actinastrum sp. trong môi trường BG11 vượt
trội hơn so với môi trường Z8. Actinastrum sp. trong môi trường BG11 ở ngày thứ
2 là 22.692 tế bào/mL sau đó tăng nhanh và đạt mật độ cao nhất ở ngày thứ 14
(994.000 tế bào/mL). Tuy nhiên từ hình 3.6 cho thấy loài Coelastrum sp. sinh
trưởng tốt trong cả hai môi trường, vượt trội hơn so với loài Actinastrum sp.

3.3. Khả năng sinh trƣởng của tảo Coelastrum sp. trong môi trƣờng nƣớc thải
đô thị

3.3.1. Một số đặc điểm môi trƣờng của nƣớc thải đô thị

Nước thải đô thị sau khi thu nhận từ hiện trường được đem về phòng thí
nghiệm để lắng qua đêm, sau đó tiến hành phân tích các thông số môi trường, kết
quả được trình bày ở bảng 3:

28
Bảng 3: Kết quả phân tích một số thông số môi trƣờng của mẫu nƣớc thải

Các thông số môi trƣờng nƣớc thải Giá trị cho phép của các chất ô nhiễm
ban đầu trong nƣớc thải đô thị [7]

Thông số môi
Kết quả phân tích Cột A Cột B
trƣờng

Nhiệt độ (oC) 30,03 - -

pH 9,03 5-9 5-9

COD 39 ± 4.71 30 40

T-N (mg/L) 11,8 ± 0,12 10 20

T-P (mg/L) 10,65 ± 0,27 2 3

Ghi chú:

Cột A: Là sông, hồ cần được quản lý nhằm mục tiêu duy trì hoặc hướng tới mục
tiêu chất lượng nước tương đương QCVN

Cột B: Là sông, hồ cần được quản lý nhằm mục tiêu duy trì hoặc hướng tới mục
tiêu chất lượng nước tương đương QCVN …:2021/BTNMT; đầm phá nước mặn,
nước lợ ven biển, vùng nước biển ven bờ phục vụ bảo vệ thủy sinh, vùng nước biển
ven bờ phục vụ giải trí hoặc thể thao dưới nước; hệ thống thoát nước đô thị, khu
dân cư tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Kết quả phân tích cho thấy một số thông số môi trường trong nước thải sau
khi để lắng sơ bộ đã đạt giá trị cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị
như tổng nitơ, COD, chỉ số pH đạt ở cả cột A và cột B. Tuy nhiên vẫn còn các
thông số vượt quá mực cho phép như tổng phospho (10,65 ± 0,27 mg/L) cao gấp 4

29
- 5 lần ở cả cột A và B. Tổng nitơ, COD không đạt ở cột . Như vậy, nguồn nước
thải đô thị ban đầu bị ô nhiễm phospho.

3.3.2. Sự phát triển của tảo Coelastrum sp. nuôi trong môi trƣờng nƣớc thải đô
thị

Dựa trên kết quả tốc độ phát triển của hai loài Coelastrum sp. và Actinastrum
sp. trong hai môi trường Z8 và BG11, chúng tôi chọn ra Coelastrum sp. trong môi
trường Z8 cho thử nghiệm xử lý nước thải đô thị. Sau 8 ngày nuôi, sự phát triển của
tảo Coelastrum sp. trong nước thả đã qua xử lý sơ cấp (để lắng qua đêm), được
đánh giá thông qua đếm mật độ tế bào.

Bảng 4: Mật độ tế bào tảo Coelastrumsp. trong môi trƣờng nƣớc thải

Ngày Mật độ tế bào (tế bào\ml)

Ngày 0 620

Ngày 2 878733 ± 11775

Ngày 4 1210067 ± 45597

Ngày 6 2577333 ± 269350

Ngày 8 4786667 ± 1543198

Kết quả cho thấy tảo Coelastrum sp. phát triển tốt trong môi trường nước
thải đô thị trong 8 ngày nuôi. Ngày 2 mật độ tế bào là 878.733 (tế bào\mL) và tăng
nhanh đến ngày 8 đạt ( 4.786.667 tế bào/ ml).

3.4. Khả năng xử lý nƣớc thải đô thị của loài tảo lục Coelastrum sp.

3.4.1. Đặc điểm nhiệt độ, pH, COD của nƣớc thải trong thời gian xử lý

Thí nghiệm được thực hiện ở ngoài trời có lưới che, nên nhiệt độ phụ thuộc
vào nhiệt độ môi trường. Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ của nước thay đổi từ
30
26oC đến 32oC, và không có sự khác biệt nhiều về nhiệt độ giữa 2 điều kiện thí
nghiệm

Bảng 5: Đặc điểm nhiệt độ môi trƣờng nƣớc thải trong quá trình xử lý

Ngày Coelastrum sp. Đối chứng

2 30,05 ± 0,45 29,83 ± 0,51

4 26,53 ± 5,96 30,06 ± 0,08

6 32,1 ± 0,31 30,91 ± 0,038

Độ pH là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình hóa học và
sinh học trong nước. Nó tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các sinh vật trong thuỷ
vực, ngược lại, độ pH của nước cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động quang hợp và hô
hấp của tảo. Trong quá trình thí nghiệm, pH của nước thải ở hai điều kiện xử lý
không có sự khác biệt đều có xu hướng tăng dần từ 9,03 ở ngày đầu tiên đến 9,64
vào ngày 6.

Như vậy, pH nước thải ban đầu là 9,03 (đạt quy chuẩn quốc gia, cột A, cột
B), tuy nhiên qua thời gian xử lý với sự phát triển của tảo trong điều kiện sục khí,
pH nước thải tăng dần và đạt cao nhất vào ngày 6.

Bảng 6: Đặc điểm pH môi trƣờng nƣớc thải trong quá trình xử lý

Ngày Coelastrum sp. Đối chứng

2 9,27 ± 0,28 8,79 ± 0,34

4 9,21 ± 1,33 8,74 ± 0,57

6 9,64 ± 0,78 8,57 ± 0,09

31
COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu Oxy hóa học) là lượng Oxy cần
thiết để Oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ.
Trong xử lý nước thải, COD được xem là một chỉ số quan trọng hàng đầu để đánh
giá mức độ ô nhiễm nước thải. Kết quả sự thay đổi lượng oxy hòa tan trong nước
thải đô thị trong thời gian thực hiện thí nghiệm được trình bày ở bảng 7:

Bảng 7: Đặc điểm COD môi trƣờng nƣớc thải trong quá trình xử lý

Ngày Coelastrum sp. Đối chứng

2 14 ± 0,79 10,44 ±0,79

4 11 ± 1,18 19 ± 0,39

6 34 ± 0,79 26 ± 2.36

Kết quả cho thấy có sự thay đổi lớn về hàm lượng oxy hóa học trong nước
thải, ban đầu hàm lượng COD trong nước thải cao (39 ± 04,71 mg/L). Đối với
Coelastrum sp. ở ngày 2 và ngày 4 hàm lượng COD giảm xuống so với ban đầu và
lô đối chứng đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải ở cột A và cột B. Tuy
nhiên, vào ngày thứ 6 thì COD tăng lên cao hơn tiêu chuẩn cột nhưng vẫn đạt tiêu
chuẩn cột B của quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải đô thị.

3.4.2. Khả năng xử lý dinh dƣỡng phospho của tảo Coelastrum sp.

Phospho là một chất dinh dưỡng có trong tự nhiên đất, đã cung cấp sự sống
cho các sinh vật. Cùng với đó thì phospho cùng với nitro s là những chất dinh
dưỡng vô cùng thiết yếu dễ dàng để thực vật hấp thụ và phát triển. Nếu các chất
dinh dưỡng này tồn tại trong nước thải vượt quá mức tiêu chuẩn s th c đẩy sự tăng
trưởng thực vật chóng mặt. Trong môi trường nước tự nhiên thì nồng độ phospho
cao s th c đẩy sự phát triển của tảo. Điều này dẫn tới sự trù phú về dinh dưỡng,
làm thảm tảo dày đặc chiếm bề mặt nước ngăn chặn ánh sáng mặt trời. Làm nồng
độ oxy hòa tan trong nước thiếu hụt ở mức nghiêm trọng có thể dẫn tới các vi sinh
vật thủy sinh chết hàng loạt.

32
Qua quá trình thực hiện thí nghiệm xử lý nước thải đô thị bằng đối tượng là
tảo lục Coelastrum sp. đã làm giảm đáng kể hàm lượng tổng phospho trong nước
thải đô thị, thu được kết quả tại bảng 8 như sau:

Bảng 8: Biến động của hàm lƣợng tổng phospho trong quá trình xử lý

Ngày 2 Ngày 4
Ngày 6
Thí Ban
Tốc độ
nghiệm đầu Hàm % %
Hàm Hàm % Loại loại bỏ
lƣợn Loại Loại
lƣợng lƣợng bỏ (mg/L/n
g bỏ bỏ
gày)

0,51a
Coelastr 10,65 0,54a ± 0,21a ±
± 95,21 94,93 98,03 1.74
umsp. ± 0,27 0,01 0,01
0,01

Đối 10,65 0,03a 0,5a ± 0,06a ±


99,72 95,31 99,44 1.77
chứng ± 0,27 ±0 0 0

mg/L
12

10

8
Coelastrumsp.
T-P

6 Đối chứng
Cột A
4
Cột B
2

0
Ban đầu Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6

Hình 3.7: Biến động của hàm lƣợng tổng phospho trong quá trình xử lý
33
Hàm lượng phospho không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai lô có tảo
Coleastrum sp. và lô đối chứng (T-test, p < 0,05).

Ở ngày xử lý thứ 2 ,thứ 4, thứ 6 của thí nghiệm, cả 2 lô Coelastrum sp. và


đối chứng xử lý nước thải tốt với hàm lượng T - P thấp hơn đáng kể so với nước
thải ban đầu và đều nằm trong giới hạn cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải ở
cả cột A và cột B, cụ thể đến ngày thứ 6 loại bỏ được 98,03% tổng phospho . Tuy
nhiên không có nhiều sự khác biệt giữa hai lô đối chứng và Coelastrum sp.

Khả năng xử lý T - P trong nước thải đô thị của loài Coelastrum sp. Tương
đương với khả năng loại bỏ T - P của loài Chlorella sp. (82 - 89%) trong cùng một
nghiên cứu,tuy nhiên thấp hơn so với nước thải được lấy từ trang trại bò của loài
Coelastrum sp. (đạt 100%) trong nghiên cứu của Shokouh Mousavi và cộng sự
(2018) [15].

3.4.3. Khả năng xử lý dinh dƣỡng nitơ của tảo Coelastrum sp.

Nitrogen (N) cũng là một nguyên tố chủ yếu cần thiết cho các sinh vật
nguyên sinh và thực vật phát triển vì chúng là nguyên tố cần thiết để tế bào tổng
hợp nên protein. Chỉ tiêu hàm lượng nitrogen trong nước là một thông số để đánh
giá trạng thái ô nhiễm của nước, trong đó, dạng nitrate (NO3-) là một trong những
dạng nitrogen thường dùng để đánh giá tình trạng ô nhiễm dinh dưỡng của nguồn
nước.

Quá trình thí nghiệm xử lý nước thải đô thị bằng đối tượng là tảo lục
Coelastrum sp. đã làm giảm đáng kể hàm lượng tổng nitơ trong nước thải đô thị, kết
quả thu được ở bảng 9:

34
Bảng 9: Biến động của hàm lƣợng tổng nitơ trong quá trình xử lý

Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6


Thí
Ban Hàm % % Hàm % Tốc độ loại
nghiệm
đầu Hàm
lƣợn loại loại lƣợn loại bỏ(mg/L/n
lƣợng
g bỏ bỏ g bỏ gày)

11,8 25,4a a
6,8a
Coelastru 19,7 ± 42,37
± ± _ _ ± 0,83
m sp. 0,05 %
0,12 0,48 0,05

11,8 4,1b 2,2a


65,25 a
3,1 ± 73,72 81,35 1,6
Đối chứng ± ± ±
% 0,05 % %
0,12 0,14 0,05

mg/L
30

25

20
Coelastrumsp.
T-N

15 Đối chứng
Cột A
10
Cột B
5

0
Ban đầu Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6

Hình 3.8: Biến động của hàm lƣợng tổng nitơ trong quá trình xử lý

Hàm lượng nitơ trong nước thải ở ngày thứ 2 có sự khác biệt về mặt thống kê
giữa hai lô có tảo Coleastrum sp. và lô đối chứng (T-test, p < 0,05), trong khi vào
các ngày khác không có sự khác biệt.

Từ kết quả phân tích hàm lượng tổng nitơ trong 2 lô thí nghiệm, hàm lượng
nitơ ban đầu trong nước thải (11,8 mg/L) đạt ở cột B (20mg/L) nhưng chưa đạt ở
35
cột A(10mg/L) theo QCVN. Sau 6 ngày thí nghiệm, tổng nito giảm còn 6,8 ± 0.05
mg/L chiếm 42,7%, nằm trong giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm trong nước
thải.

Mặc dù có sự khác biệt với lô đối chứng, nhưng hiệu quả xử lý T-N sau 6
ngày thí nghiệm của loài Coelastrum sp. cũng được ghi nhận (42,37%) cao hơn so
với loài Scenedesmus Acuminatus ( 13,15%) và Scenedesmus Quadricauda
(33,33%) trong cùng thí nghiệm sau 9 ngày xử lý của Nguyễn Văn Linh ( 2020).

Trong nghiên cứu loài Coelastrum sp. xử lý nước thải có sự khác biệt so với
lô đối chứng. Do lô đối chứng với điều kiện để tự nhiên sục khí thì hệ vi sinh vật ở
trong nước thải khi nuôi phát triển mạnh tác động lên sự hấp thụ loại bỏ chất dinh
dưỡng của nước thải trong thí nghệm. Vì vậy, thí nghiệm sau để đánh giá tốt thì cần
phải cần bố trí các phương pháp để hạn chế sự có mặt của các vi sinh vật có sẵn
trong nước thải như bài báo của M. Shokouh và cs. (2018) bằng cách hấp nước thải
để vi sinh vật và các tảo có trong nước thải chết đi [16].

36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết Luận

1. Phân lập được 4 loài tảo từ các mẫu nước thu từ 3 địa điểm ở Thừa Thiên
Huế là: Coelastrum sp., Actinastrum sp., Pediastrum sp., Desmodesmus sp.,
Tetradesmum sp.

2. Actinastrum sp. chiếm ưu thế trong môi trường BG11 và Coelastrum sp.
chiến ưu thế trong môi trường Z8. Tuy nhiên, nhìn chung tốc độ sinh trưởng
của loài Coelastrum sp. vẫn chiếm ưu thế hơn loài Actinastrum sp.

3. Coelastrum sp. sinh trưởng tốt trong môi trường nước thải đô thị bước đầu
cho thấy nhiều khả quan, tảo sinh trưởng mạnh, mật độ tế bào tăng nhanh,
đạt mật độ 47.866.667 tế bào/ml vào ngày nuôi thứ 6.

4. Coelastrum sp. cho thấy khr năng xử lý tốt dinh dưỡng nitơ và phospho trong
nước thải đô thị. Tốc độ loại bỏ của nitow và phosphor lần lượt là
0.83(mg/L/ngày) và 1.74 (mg/L/ngày)

5. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải được tảo tiêu thụ và xử lý
đạt chuẩn xả thải theo cột và cột B theo QCVN…2021/BTNMT

Kiến nghị

Nghiên cứu ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải và thu hồi sinh khối cho mục
đích sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học là một hướng nghiên cứu có tiềm năng
ứng dụng lớn, vì vậy cần tiếp tục phát triển thao các hướng như:

- Phân lập thêm các loài tảo thuộc ngành tảo khác nhau.
- Thử nghiệm các chủng tảo phân lập được trên các loại môi trường nước thải
khác nhau để đánh giá khả nắng xử lý nước thải của chúng.
- Nghiên cứu hàm lượng cũng như thành phần của lipid, đạm và carbohydrate
trong sinh khối của tảo để sử dụng hợp lý nguồn sinh khối đó.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] Chu Đức Hà, Phạm Thị Lý Thu và công sự. (2019),’’ Vi tảo – Sinh vật nhỏ bé
nhưng có vai trò to lớn trong đời sống’’, Khoa Sinh- Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường
đại học Sư pham Hà Nội 2

[2] Trần Minh Hoàng.(2016),’’ Mô hình hóa mô phỏng hệ thống xử lý nước thải
giàu dinh dưỡng bằng tảo Chlorella Vulgaris’’, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

[3] Nguyễn Văn Phước (2007), Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học,
Tp.HCM

[4] . Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997. Tảo nước ngọt Việt Nam, phân loại bộ tảo
lục (chlorococcales). Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 503 tr.

[5] Võ Thị Kiều Thanh và các cộng sự.(2012), "Ứng dụng tảo chlorella sp. và
Daphnia sp. lọc chất thải hữu cơ trong nước thải từ quá trình chăn nuôi lợn sau xử
lý bằng UASB", Tạp chí sinh học. 34, tr. 145-153.

[6 ]Võ Hồng Trung và công sự.(2011).’’Khảo sát ảnh hưởng của nitrogen và
phosphor lên sự tăng trưởng của vi tảo Chaetoceros subtilis var. Abnormis
Proschkina- Lavrenko được phân lập ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.” ,
Trường đai học Khoa học Tự Nhiên

[7] Đào Thanh Sơn và các cộng sự. (2019), "Sự phát triển của vi tảo nước ngọt
trong phơi nhiễm với atrazine và cadimi", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công
nghệ – Khoa học Tự nhiên. 3(4), tr. 299-306.

[8] Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nuocs thải sinh hoạt và nước thải đô
thị

TIẾNG ANH

[9] Abdulsamad J.K., S.A. Varghese, J. Thajudeen (2019).Cost effective cultivation


and biomass production of green microalga desmodesmus subspicatus MB.23 in
NPK fertilizer medium. J Microbiol Biotech Food Sci: 9 (3) 599-604

38
[10] A. Abideen và cộng sự.(2018),’’ Biological Treatment of Fish Pond Waste
Water by Coelastrum morum, a Green Microalgae’’, International Journal of
Engineering and Information Systems (IJEAIS)

[11] Guiry, M.D. and G.M. Guiry 2013. AlgaeBase.World-wide electronic


publication, National University of Ireland, Galway. http://www.algaebase.org;
searched on 15 September 2013. Patterson, D.J. 1996. Free-Living Freshwater
Protozoa. John Wiley & Sons, Inc. Nägeli, C. 1849. Gattungen einzelliger Algen,
physiologisch und systematisch bearbeitet

[12] Hong-Wei Yen và công sư.(2019),’’Design of photobioreactors for algal


cultivation’’,in Biofuels from Algae (Second Edition)

[13] V. Miguel và công sự.(2020),’’ CO2 capture using microalgae’’, in Advances


in Carbon Capture

[14] Khan M. I., J. H. Shin & J. D. Kim (2018). The promising future of
microalgae: current status, challenges, and optimization of a sustainable and
renewable industry for biofuels, feed, and other products. Microbial Cell Factories,
tr. 1-21

[15] Mann DM Van Den Hoek C. (1995), Algae an introduction to phycology,


Cambridge: Cambridge University Press.

[16] M.Shokouh và công sự.(2018),’’ Cultivation of newly isolated microalgae


Coelastrum sp. in wastewater for simultaneous CO2 fixation, lipid production and
wastewater treatment’’,Bioprocess and Biosystems Engineering

[17] Pal R. & A.K. Choudhury (2014). An Introduction to Phytoplanktons:


Diversity and Ecology. Springer.

[18] Mann DM Van Den Hoek C. (1995), Algae an introduction to phycology,


Cambridge: Cambridge University Press.

[19] R I,J. P. G UR,H. D. KUM R. 1981,’’phycology and heavy- mental


pollution’’

[20] Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 23rd
Edition, the most recent version, was published in 2017
39
[21] Turpin P.J.F. (1828). De la description de plusieurs genres et espèces nouvelles
très remarquables, découverte parmi les productions végétales et microscopiques.
Mémoires du Musée d'Histoire Naturelle 16: 295-344, pl. 13

[22] Tim C. Huntington M. Ahsan B. Habib Mashuda Parvin, Mohammad R. Hasan


(2008), "A reviewon culture, production and use ò spirulina á food for humans and
feeds for domestic animals and fish’’, food and agriculture organization of the
unitednationd.

TÀI LIỆU WEB

[23]https://www.britannica.com/science/Pediastrum

[24] https://congnghexulynuocmet.com.vn/su-o-nhiem-nguon-nuoc-tren-the-gioi-
cung-nhu-tai-viet-nam//

[25] https://moitruongvaxahoi.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-o-viet-nam-
hien-nay-217126124.html

[26]https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn/web/neoportal/danh-muc-tin-tuc-su-kien/-
/asset_publisher/VN5j2Vj9DHkT/content/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-va-
trach-nhiem-bao-ve-nguon-nuoc-sach.

40
PHỤ LỤC

Một số hình ảnh

1. Vị trí thu nƣớc thải đô thị

Hình PL1: Vị trí thu mẫu nƣớc thải đô thị

2. Một số hình ảnh nghiên cƣu trong phòng thí nghiệm

Hình PL2: Đo một số thông số môi trƣờng

PL
Hình PL3: Sau 2 ngày nuôi tảo

3. Một số hình ảnh nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Hình PL4: Actinastrum.sp trong môi trƣờng Z8

PL
Hình PL4: Coelastrum.sp trong môi trƣờng Z8

Hình PL5: Actinastrum.sp trong môi trƣờng BG11

PL
Hình PL6: Coelastrum.sp trong môi trƣờng BG11

Hình PL7: Coelastrum.sp nuôi đem ra xử lý nƣớc thải

PL
Hình PL8:Đun mẫu để làm thí nghiệm tổng phospho

PL

You might also like