You are on page 1of 16

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP

LUẬT VIỆT NAM (3TC)

Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy phân tích những yếu tố thúc đẩy sự ra đời sớm của
nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Cuối thời đại Hùng Vương, sự phân hoá xã hội tuy chưa tới mức
cao nhưng cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo nên tiền đề vật chất cần thiết
cho khả năng ra đời của nhà nước.
- Sự phát triển kinh tế: trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp phát triển
mạnh; công cụ bằng đồng thau, bằng sắt thay thế cho công cụ bằng đá…
- Sự phân hóa xã hội: xã hội phân hóa thành các tầng lớp (quý tộc, nông dân
công xã nông thôn và nô tì). Tuy nhiên, quá trình phân hóa xã hội diễn ra rất
chậm, kéo dài hàng ngàn năm và chưa đến mức độ sâu sắc, chưa mang tính đối
kháng gay gắt.
Nội dung ý 2: Nhu cầu về trị thủy – thủy lợi
- Thiên nhiên thuận lợi, dân cư tràn xuống vùng đồng bằng châu thổ của các
con sông lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước
- Nhu cầu chống lũ lụt, tưới tiêu nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng
Nội dung ý 3: Cuộc đấu tranh tự vệ, chống các mối đe dọa từ bên ngoài
- Xung đột bên trong: diễn ra giữa các cộng đồng, các bộ lạc, các thị tộc.
- Xung đột bên ngoài: đấu tranh chống các mối đe dọa ngoại xâm nhằm bảo vệ
lợi ích chung của cộng đồng
Nội dung ý 4: Lý giải về sự ra đời sớm hơn của nhà nước
- Cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy không thể đảm đương nổi
công việc lớn lao trong tự vệ và trị thủy – thủy lợi mà đòi hỏi phải có một loại
cơ cấu tổ chức cao hơn, đó là nhà nước
- Các thủ lĩnh ngày càng có địa vị, quyền lực trong xã hội và tích tụ tài sản
ngày càng lớn, họ dùng các biện pháp, hình thức để duy trì trật tự xã hội cũng
như củng cố địa vị, quyền lực của mình.
Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy làm rõ những quy định về thừa kế trong bộ Hoàng
Việt luật lệ thời Nguyễn?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Thừa kế theo di chúc:
- Nguyên tắc tự do ý chí của người để lại thừa kế
- Thời điểm phát sinh thừa kế: 3 năm sau khi để tang cha mẹ
Nội dung ý 2: Thừa kế theo pháp luật:
- Thừa kế tự sản:
- Thừa kế tài sản thông thường:
- Về diện và hàng thừa kế
Câu hỏi 3: Có nhận định cho rằng: “Pháp rất chú trọng việc đào tạo và sử dụng
đội ngũ quan chức ở thuộc địa, bao gồm cả người Pháp và người Việt”. Anh
(chị) hãy chứng minh nhận định trên?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Về quan chức người Pháp
- Thành lập trường để đào tạo đội ngũ quan chức và viên chức thực dân để gửi
đi cai trị các nước thuộc địa => tạo dựng đội ngũ quan lại có kiến thức cơ bản
- Học viên được cử sang Đông Dương được xếp theo thứ bậc làm việc, tăng bậc
theo thâm niên và thông qua xét hoặc thi tuyển lên bậc cao hơn => tạo dựng đội
ngũ quan lại giàu kinh nghiệm cai trị
Nội dung ý 2: Về quan chức người Việt
- Thành lập Trường pháp chính đào tạo theo hướng “Tây hóa”
- Quan chức, viên chức người Việt làm việc trong hai guồng máy của Nam
triều và của người Pháp đều được nằm trong diện hàng năm xét phẩm hàm và
chức tước

Câu hỏi 4: Anh (chị) hãy trình bày nội dung của chế định hợp đồng và thừa kế
trong bộ Quốc triều hình luật thời Hậu Lê?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Chế định hợp đồng trong bộ Quốc triều hình luật
- Các loại hợp đồng:
+ Hợp đồng mua bán ruộng đất
+ Hợp đồng cầm cố ruộng đất
+ Hợp đồng thuê mướn ruộng đất
+ Hợp đồng vay nợ
+ Hợp đồng thuê mướn nhân công và tài sản khác
+ Hợp đồng gửi giữ
- Hình thức của hợp đồng: văn khế
- Chủ thể của hợp đồng: chủ yếu là người gia trưởng
- Nguyên tắc của hợp đồng: tự nguyện và trung thực
- Các trường hợp hợp đồng vô hiệu: vi phạm về ý chí, vi phạm về năng lực chủ
thể, vi phạm về đối tượng của hợp đồng.
Nội dung ý 2: Chế định thừa kế trong bộ Quốc triều hình luật
- Thừa kế theo di chúc:
+ Hình thức của di chúc: lời nói hoặc viết
+ Nguyên tắc tự do lập di chúc của người gia trưởng
+ Vấn đề truất quyền thừa kế
- Thừa kế theo pháp luật:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: các con
+ Hàng thừa kế thứ hai: cha mẹ hoặc người thừa tự và vợ chồng.
- Nhận xét điểm tiến bộ của chế định thừa kế
Câu hỏi 5: Anh (chị) hãy nêu những đặc điểm của pháp luật phong kiến Việt
Nam?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự hòa đồng giữa pháp
luật và đạo đức
Nội dung ý 2: Pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa
pháp lễ và luật
Nội dung ý 3: Pháp luật phong kiến Việt Nam thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa
pháp luật và lệ
Câu hỏi 6: Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà
nước triều Nguyễn giai đoạn từ 1832 – 1884?
Gợi ý trả lời:
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn từ 1832 – 1884
 Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn từ 1832 –
1884

Câu hỏi 7: Anh (chị) hãy phân tích các yếu tố cấu thành thể chế chính trị quân
chủ phong kiến Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Vua – nhân vật trung tâm của nền quân chủ
- Thứ bậc và tên hiệu của nhà vua
- Địa vị và quyền lực của vua
- Phương thức truyền ngôi vua
Nội dung ý 2: Quan lại
- Vị trí của quan lại trong bộ máy nhà nước phong kiến
- Ngạch quan lại
- Chế độ tuyển dụng quan lại
- Chế độ tước phẩm của quan lại
- Chế độ khảo xét quan lại
- Chế độ đãi ngộ quan lại
Nội dung ý 3: Pháp luật phong kiến Việt Nam:
- Nguồn hình thành pháp luật phong kiến Việt Nam
- Đặc điểm của pháp luật phong kiến Việt Nam
- Quy trình và kỹ thuật làm luật
Câu hỏi 8: Anh (chị) hãy trình bày những nội dung chính về tổ chức quân đội
triều Nguyễn (1802 – 1884)?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Cơ cấu quân đội:
- Quân đội trung ương: là quân đội chính quy, thường tập trung tại Kinh thành
và những vùng quan yếu, được gọi chung là lính vệ, gồm 3 loại: Thân binh,
cấm binh và tinh binh.
- Quân đội địa phương: đặt dưới sự sai phái của quan chức các cấp chính
quyền. Ở cấp tỉnh là lính cơ, cấp huyện là lính lệ, cấp xã là lính dõng.
Nội dung ý 2: Hệ thống quân đội:
- Quân đội triều Nguyễn được chia thành 5 quân (Ngũ quân phủ) gồm: Trung
quân phủ, Tiền quân phủ, Hậu quân phủ, Tả quân phủ và Hữu quân phủ.
Doanh, vệ là quân kinh đô hoặc các binh chủng. Đạo binh và cơ là quan ở các
tỉnh.
- Ngoài ra, quân đội triều Nguyễn còn có một số lực lượng đặc biệt.
- Quân đội triều Nguyễn chủ yếu có 5 binh chủng: Bộ Binh, Kị Binh, Tượng
Binh, Pháo Binh, Thủy Binh.
Nội dung ý 3: Chính sách quân đội:
- Triều Nguyễn có nhiều quy định đối với võ quan và quân nhân về chức chế,
danh hiệu, nhung phục, cờ hiệu, về tuyển lính, mộ lính, ngạch lính, sổ lính, quy
định về giải ngũ và những trường hợp trốn lính, về phép nghỉ gia hạn.
- Gia Long, Minh Mệnh đặt “Quân pháp” định lệ các ban tại ngũ và nghỉ ngơi
luân chuyển.
- Triều Nguyễn cấp giấy thông hành cho võ quan và quân nhân để kiểm soát
việc đi lại, quy định về thưởng quân, đề cử, bổ dụng, cách chức, ban cấp cho
quân nhân bị thương, tiền cấp dưỡng làng xã phụ thêm cho lính; quy định về
hậu cấp tiền tuất, truy tặng, ấm thụ cho một người con hoặc cháu của võ quan.
Câu hỏi 9: Anh (chị) hãy nêu những điểm đặc thù trong chính sách cai trị của
chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc ở nước ta thời Bắc thuộc?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Chính sách đồng hóa:
- Thực hiện nhiều biện pháp và cách thức khác nhau để đồng hóa dân tộc Âu
Lạc
- Công cuộc đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân ta
Nội dung ý 2: Chính sách “ràng buộc lỏng lẻo”:
- Chính quyền đô hộ không trực trị tới cấp huyện trong thời gian đầu và trong
suốt thời Bắc thuộc không thể với tới các làng, xã.
- Nhiều vùng rộng lớn nằm ngoài vùng cai trị của chính quyền đô hộ
Nội dung ý 3: Chính sách bóc lột:
- Cống nạp
- Thuế khóa

Câu hỏi 10: Anh (chị) hãy trình bày những quy định trong lĩnh vực hình sự của
bộ Hoàng Việt luật lệ?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hình sự:
- Nguyên tắc luật định
- Nguyên tắc so sánh luật
- Nguyên tắc xét xử theo luật mới
- Nguyên tắc chiếu cố
- Nguyên tắc thưởng phạt
- Nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau
- Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự
- Nguyên tắc luận tội theo tang vật
- Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền
Nội dung ý 2: Hình phạt:
- Ngũ hình
- Hình phạt ngoài ngũ hình
Nội dung ý 3: Tội phạm:
- Quan niệm về tội phạm
- Vấn đề lỗi
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Các nhóm tội phạm cụ thể
Câu hỏi 11: Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương
thời đầu Lê sơ. Bộ máy chính quyền trung ương này khác gì so với bộ máy
chính quyền trung ương thời Lý – Trần – Hồ?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: 1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời đầu Lê sơ
Vua

Tả, hữu tướng quốc

Các quan Cơ quan Các bộ Các cơ quan


đại thần văn phòng (Bộ Lễ và chuyên môn
(Tam thái, tư vấn Bộ Lại, về (Ngự sử đài,
Tam thiếu, (Các tỉnh, sau phát Ngũ hình
Tam tư…) Hàn lâm triển đủ viện, Quốc
viện, Bí thư Lục Bộ) sử viện,
giám, Quốc tử
Chính sự giám, Thái
viện, Nội sử viện
mật viện

Nội dung ý 2: Điểm khác so với bộ máy chính quyền trung ương thời Lý –
Trần – Hồ:
- Lược bỏ một số chức quan đại thần
- Thêm cơ quan văn phòng có chức năng tư vấn: các tỉnh, Hàn lâm viện, Bí thư
giám, Chính sự viện, Nội mật viện
- Quy định đủ Lục bộ với cơ cấu, chức năng cụ thể.
Câu hỏi 12: Anh (chị) hãy chỉ ra những điểm tiến bộ trong nguyên tắc miễn,
giảm trách nhiệm hình sự của bộ Quốc triều hình luật?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Tự vệ chính đáng:
- Căn cứ: Điều 450, Điều 485 bộ Quốc triều hình luật
- Nội dung chủ yếu:
Nội dung ý 2: Tình trạng khẩn cấp:
- Căn cứ: Điều 553 bộ Quốc triều hình luật
- Nội dung chủ yếu:
Nội dung ý 3: Tình trạng bất khả kháng:
- Căn cứ: Điều 499 bộ Quốc triều hình luật
- Nội dung chủ yếu:
Nội dung ý 4: Trường hợp thi hành mệnh lệnh:
- Căn cứ: Điều 553 bộ Quốc triều hình luật
- Nội dung chủ yếu:
Nội dung ý 5: Trường hợp tự thú:
- Căn cứ: Điều 18, Điều 19 bộ Quốc triều hình luật
- Nội dung chủ yếu:

Câu hỏi 13: Anh (chị) hãy nêu và phân tích nội dung cơ bản pháp luật của các
triều đại Lý, Trần?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Hình thức các văn bản pháp luật:
- Pháp điển hóa pháp luật – các bộ luật
- Tập hợp hóa pháp luật – các tập luật lệ
- Văn bản đơn hành – các đạo, chiếu lệnh
Nội dung ý 2: Những quy định trong lĩnh vực hình sự:
- Một số nguyên tắc chung:
+ Mọi vi phạm pháp luật đều bị trừng trị bằng hình phạt
+ Chuộc hình phạt bằng tiền
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới
- Hình phạt:
+ Ngũ hình
+ Các hình phạt khác
- Tội phạm:
+ Tội Thập ác
+ Các nhóm tội khác
Nội dung ý 3: Những quy định trong lĩnh vực dân sự:
- Chế định sở hữu
- Chế định hợp đồng
- Chế định thừa kế
Nội dung ý 4: Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:
- Nội dung
- Một số đặc điểm của những quy định này
Câu hỏi 14: Anh (chị) hãy trình bày những nội dung cơ bản của Hiến pháp
năm 1946?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Bối cảnh lịch sử
Nội dung ý 2: Kết cấu của Hiến pháp 1946
Nội dung ý 3: Nguyên tắc của Hiến pháp 1946
Nội dung ý 4: Các Chương quy định các vấn đề cụ thể của Hiến pháp 1946:
- Chương chính thể
- Chương về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân
- Các chương về tổ chức bộ máy nhà nước
Nội dung ý 5: Ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1946
Câu hỏi 15: Anh (chị) suy nghĩ thế nào về nhận định: "Nhu cầu trị thủy, làm
thủy lợi và chống chiến tranh không phải là nhân tố đóng vai trò quyết định cho
sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam"?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Nhận định trên là sai.
Nội dung ý 2: Lý giải:
- Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển nông nghiệp trồng lúa nước…
- Công cuộc đấu tranh tự vệ chống lại các xung đột bên trong và bên ngoài là
công cuộc thường xuyên, cấp bách...

Câu hỏi 16: Anh (chị) hãy trình bày những nguyên tắc hình sự chủ yếu trong
chế định hình sự của bộ Quốc triều hình luật?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Nguyên tắc vô luật bất hình:
- Chỉ bị khép tội khi trong bộ luật có quy định tội danh đó
- Chỉ bị áp dụng mức hình phạt mà bộ luật đã quy định cho hành vi phạm tội đó
- Ví dụ: Điều 683, Điều 708, Điều 722 bộ Quốc triều hình luật…
Nội dung ý 2: Nguyên tắc chiếu cố : 2 trường hợp:
- Chiếu cố theo địa vị xã hội: bát nghị
- Chiếu cố theo tuổi tác và đối với người tàn tật, phụ nữ và trẻ em.
Nội dung ý 3: Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền:
- Áp dụng với một số đối tượng
- Áp dụng với một số tội
- Phân biệt mức chuộc tội bằng tiền của quan và dân thường
Nội dung ý 4: Nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự:
- Trách nhiệm hình sự liên đới
- Miễn, giảm trách nhiệm hình sự
Nội dung ý 5: Nguyên tắc thưởng người tố giác và trừng phạt kẻ che giấu tội
phạm:
- Nội dung:
- Ví dụ: Điều 25, Điều 411 bộ Quốc triều hình luật…
Nội dung ý 6: Nguyên tắc thân thuộc được che giấu tội cho nhau:
- Nội dung:
- Ví dụ: Điều 39, Điều 504 bộ Quốc triều hình luật…
Nội dung ý 7: Nhận xét về những nguyên tắc hình sự chủ yếu trong bộ Quốc
triều hình luật
Câu hỏi 17: Anh (chị) hãy nêu thể lệ tuyển dụng quan lại thời kỳ đầu Lê sơ?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Tiến cử: 3 phương thức tiến cử:
- Bổ chức quan cho một số tôn thất và các công thần
- Quan lại có nghĩa vụ tiến cử người hiền tài
- Người hiền tài tự tiến cử
Nội dung ý 2: Khoa cử:
- Từ Lê Thánh Tông trở đi, khoa cử dần dần trở thành phương thức chủ yếu để
tuyển dụng quan lại
- Tổ chức thi hương và thi hội, cứ 3 năm/ lần thi làm lệ thường
Nội dung ý 3: Khảo khóa:
- Mục đích: loại thải những quan chức không đủ năng lực và phẩm hạnh, đồng
thời sắp xếp, thăng bổ những người có đủ tài đức vào đúng bậc quan tương
ứng.
- Nội dung khảo khóa:
Câu hỏi 18: Anh (chị) hãy nêu những đặc điểm của nhà nước và pháp luật Việt
Nam giai đoạn 1975 – 1986?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Đặc điểm của nhà nước:
- Bộ máy nhà nước được củng cố và có bước phát triển mới về chất.
- Hạn chế: bộ máy nhà nước cồng kềnh, ôm đồm nhiều việc, không phân định
rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đối với Đảng và các tổ chức chính
trị xã hội và đoàn thể.
Nội dung ý 2: Đặc điểm của pháp luật:
- Hệ thống pháp luật được xây dựng và thực hiện thống nhất trong cả nước.
- Những hạn chế, yếu kém của pháp luật giai đoạn 1975 – 1986: thiếu các văn
bản pháp luật quan trọng, pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn,
không ít văn bản còn mang tính cương lĩnh, thiếu tính cụ thể.

Câu hỏi 19: Anh (chị) hãy nêu và phân tích những chính sách cải tổ bộ máy
chính quyền trung ương dưới thời vua Lê Thánh Tông?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Đối với các chức quan trọng yếu trong triều:
- Bãi bỏ chức Tể tướng
- Bãi bỏ chức Đại hành khiển đứng đầu ngũ quan văn
- Bãi bỏ một số chức quan đại thần
Nội dung ý 2: Một số cơ quan có chức năng văn phòng của nhà vua:
- Hàn lâm viện
- Đông các viện
- Trung thư giám
- Hoàng môn tỉnh
- Bí thư giám
Nội dung ý 3: Lục bộ:
- Bộ Lễ
- Bộ Lại
- Bộ Hộ
- Bộ Hình
- Bộ Công
- Bộ Binh
Nội dung ý 4: Lục tự:
- Đại lý tự
- Thái thường tự
- Quang lộc tự
- Thái bộc tự
- Hồng lô tự
- Thường bảo tự
Nội dung ý 5: Lục Khoa: giám sát và cơ cấu tương ứng với Lục Bộ
Nội dung ý 6: Về các cơ quan chuyên môn:
- Ngự sử đài
- Thông chính ti
- Quốc tử giám
- Quốc sử viện
- Tư thiên giám
- Thái y viện
- Tôn nhân phủ
- Các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp
Nội dung ý 7: Nhận xét về công cuộc cải tổ bộ máy chính quyền trung ương
của Lê Thánh Tông
Câu hỏi 20: Anh (chị) hãy nêu những quy định trong lĩnh vực dân sự trong bộ
Hoàng Việt luật lệ?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Về sở hữu:
- Sở hữu công: xác định phạm vi những tài sản thuộc sở hữu nhà nước và tài
sản thuộc sở hữu làng xã
- Sở hữu tư: xác định phạm vi những tài sản thuộc sở hữu tư
Nội dung ý 2: Về kế ước (hợp đồng):
- Quy định về chủ thể
- Quy định về điều kiện giao kết hợp đồng
- Quy định về nội dung hợp đồng
- Quy định về phân loại hợp đồng
- Quy định về trách nhiệm dân sự
Nội dung ý 3: Thừa kế:
- Thừa kế theo di chúc
- Thừa kế theo pháp luật
Câu hỏi 21: Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy nhận xét về đặc điểm về
nhà nước Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Bộ máy nhà nước thời chiến, được tổ chức và vận hành theo cơ
chế tập trung cao độ và bao cấp, cơ quan hành pháp được đảm nhận một số
quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước
Nội dung ý 2: Nhà nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng miền Bắc
XHCN và tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước
Nội dung ý 3: Nhà nước mang hình thức Cộng hòa dân chủ nhân dân
Nội dung ý 4: Nhà nước tỏ rõ sự ưu việt, tính hiệu lực và hiệu quả của mình.

Câu hỏi 22: Anh (chị) hãy phân tích chế định hình phạt trong bộ Quốc triều
hình luật?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Một số quan niệm của nhà làm luật về hình phạt:
- Tính phổ biến của hình phạt trong bộ Quốc triều hình luật
- Quan niệm cứng nhắc và chi tiết về hình phạt
- Vấn đề tổng hợp hình phạt: gồm 2 trường hợp
Nội dung ý 2: Những hình phạt cụ thể
- Ngũ hình:
+ Xuy
+ Trượng
+ Đồ
+ Lưu
+ Tử
- Những hình phạt ngoài ngũ hình:
+ Biếm tư
+ Phạt tiền,
+ Tịch thu tài sản,
+ Thích chữ vào mặt hoặc cổ,
+ Xung vợ con người phạm tội làm nô tì.
Câu hỏi 23: Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ hệ thống Tòa án Pháp tại Việt Nam trong
thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945)?
Gợi ý trả lời:
Vẽ sơ đồ hệ thống Tòa án Pháp tại Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc (1858 –
1945):

Các tòa đại hình

Các tòa thượng thẩm

Các tòa hòa giải rộng quyền,


Các tòa sơ thẩm

Các tòa hòa giải thường

Nội dung ý 1: Biểu thị và lý giải sơ đồ các tòa đại hình
Nội dung ý 2: Biểu thị và lý giải sơ đồ các tòa thượng thẩm
Nội dung ý 3: Biểu thị và lý giải sơ đồ Các tòa hòa giải rộng quyền, Các tòa sơ
thẩm
Nội dung ý 3: Biểu thị và lý giải sơ đồ Các tòa hòa giải thường
Câu hỏi 24: Có nhận định cho rằng: “Quốc triều khám tụng điều lệ là một hiện
tượng pháp lý độc đáo trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam. Anh (chị)
hãy chứng minh luận điểm trên?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Quốc triều khám tụng điều lệ không dừng ở mức độ tập hợp hóa
pháp luật mà bộ luật là công trình pháp điển hóa, gồm có các chương điều:
chương đầu – Thông lệ về khám tụng, quy định những vấn đề chung mang tính
nguyên tắc, các chương sau quy định những vấn đề cụ thể
Nội dung ý 2: Quốc triều khám tụng điều lệ là bộ luật riêng về tố tụng duy
nhất, ngay cả ở phương Đông và phương Tây thời kỳ phong kiến chưa từng có.
Nội dung ý 3: Lý do của sự độc đáo:
- Tình hình đất nước chiến tranh; những tranh chấp trong xã hội; quan lại tham
nhũng, lộng hành.
- Các văn bản đơn hành về tố tụng còn chồng chéo và mâu thuẫn nhau, ban
hành lẻ tẻ. Yêu cầu phải có bộ luật riêng về tố tụng để thống nhất

Câu hỏi 25: Anh (chị) hãy trình bày những quy định về hợp đồng trong bộ
Hoàng Việt luật lệ?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Về chủ thể: người gia trưởng
Nội dung ý 2: Về điều kiện: sự thỏa thuận giữa các bên, là sự thống nhất ý chí
của những người tham gia khế ước.
Nội dung ý 3: Về nội dung: chủ yếu quy định về các chế tài áp dụng trong
trường hợp vi phạm nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong văn bản và một số
biện pháp xử phạt đối với những hành vi gian dối.
Nội dung ý 4: Về phân loại:
- Khế ước đoạn mại
- Khế ước điển mại
- Khế ước thuê mướn
- Khế ước vay nợ
- Khế ước cầm cố
Nội dung ý 5: Về sự tiêu hủy khế ước
Câu hỏi 26: Anh (chị) hãy nêu những điểm tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức so
với các bộ luật khác trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Nội dung ý 1: Ở mức độ nhất định, nhà làm luật triều Lê đã bênh vực quyền và
lợi ích của người phụ nữ. Ví dụ: quan hệ gia đình, quan hệ thừa kế…
Nội dung ý 2: Ở mức độ nhất định, Bộ luật Hồng Đức đã bảo vệ và quan tâm
đến đời sống của dân thường, đặc biệt là người nghèo khổ. Ví dụ: Điều 300,
Điều 304 của Bộ luật Hồng Đức…
Nội dung ý 3: Bộ luật Hồng Đức thể hiện rõ chính sách trọng nông của triều
Lê. Ví dụ: Điều 596, Điều 601, Điều 580 của Bộ luật Hồng Đức…
Nội dung ý 4: Lý do có những nét đặc sắc trên:
- Xuất phát từ bản chất của nhà nước phong kiến triều Lê bên cạnh bảo vệ và
củng cố địa vị của giai cấp thống trị còn quan tâm đến lợi ích của cộng đồng
dân tộc và nhân dân.
- Trình độ và tư duy lập pháp cao và linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực
tế của đất nước
Câu hỏi 27: Tại sao lại khẳng định: “Tổ chức quân đội là một nét đặc sắc của
Nhà nước thế kỷ X?”.
Gợi ý trả lời:
- Thập đạo quân thể hiện lực lượng vũ trang toàn dân, bao gồm lực lượng dân
binh rộng rãi với đội quân thường trực.
- Tổ chức quân sự gắn liền với tổ chức hành chính trong chế độ “thập đạo
quân”. Lực lượng vũ trang được chia thành 5 cấp: đạo, quân, lữ, tốt, ngũ.
- Ở Trung ương có quân đội thường trực, có nhiệm vụ canh phòng bảo vệ kinh
đô, hoặc khi cần, một số đơn vị này được điều đi dẹp loạn hay phòng giữ ở
những địa bàn trọng yếu.
- Quân đội thời kỳ này gồm có bộ binh, thủy binh, kỵ binh.
- Về trang bị vũ khí: vũ khí đánh xa (cung, nỏ, mũi tên…) và vũ khí đánh gần
(giáo, kiếm, côn…)
- Quân đội thường trực Đinh Lê bắt đầu có trang phục thống nhất, binh lính đều
đội mũ bình đính, quân túc vệ có thêm ba chữ "Thiên tử quân" ở trán.

You might also like