You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI KIỂM TRA


MÔN ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC QUẢN LÝ

HỌ VÀ TÊN: TRỊNH THỊ YẾN


NGÀY SINH: 19/01/1993
NƠI SINH: HÀ NỘI
Câu 1: Trình bày hiểu biết của anh chị về hoạt động quản lý?
Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức
phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến
lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên)
để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có,
như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực.
Trong đời sống xã hội, quản lí xuất hiện khi có hoạt động chung của con người. Quản
lí điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ
của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu
đã định trước. Để thực hiện hoạt động quản lí cần phải có tổ chức và quyền uy. Tổ
chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những
người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể
quản lí đối với các đối tượng quản lí, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ
chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển, chỉ đạo cũng
như bắt buộc các đối tượng quản lí thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.
Chủ thể quản lí là cá nhân hay tổ chức - những đại diện có quyền hạn và trách nhiệm
liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu
chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lí.
Khách thể của quản lí là trật tự quản lí. Trật tự quản lí được quy định bởi nhiều loại
quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm
pháp luật... tuỳ theo từng loại hình quản lí.
Chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước bảo đảm
mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng linh vực đời sống xã hội vận động theo
một hướng, đường lối nhất định do Nhà nước định ra.
Quản lí nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước
thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu
mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ
máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống
nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lí hành chính do cơ
quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Câu 2:Trình bày hiểu biết của anh chị về các chức năng quản lý?
Chức năng của nhà quản lý bao gồm:
1. Hoạch định
Hoạch định là việc xác lập mục tiêu và phương thức đạt tới mục tiêu. Xác lập mục tiêu
không những giúp cho mỗi người trong tổ chức biết rõ điểm đến mà còn để phân bổ
nguồn lực một cách hợp lý trên toàn bộ tiến trình. Mỗi cấp độ đều có mục tiêu gọi là
Hệ thống mục tiêu của tổ chức.
Xác lập mục tiêu và phương hướng đạt mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng nhất của
người quản lý. Càng lên cấp cao thì xác lập mục tiêu càng quan trọng vì vậy thời gian
dành cho công việc đó càng nhiều. Càng xuống cấp dưới thì việc tổ chức thực hiện
càng quan trọng vì mục tiêu có làm được hay không là phụ thuộc vào các việc nhỏ
hàng ngày.
2. Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của Người quản lý. Với một công ty đã rõ ràng
về cơ cấu tổ chức, mô tả công việc mỗi vị trí thì nhiệm vụ chính của người quản lý đó
là: Giao việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh.
Giao việc kết hợp đào tạo áp dụng trong trường hợp nhân viên còn đà phát triển, có
nghĩa là còn khả năng học hỏi. Người quản lý giao việc ở cấp độ khó hơn trình độ
hiện có của nhân viên, đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực mới thực hiện được. Ở cấp độ
này quản lý sẽ phải sát sao hơn nhằm điều chỉnh để nhân viên làm đúng.
Trao quyền là việc người quản lý tách một phần quyền tương ứng với một nhóm trách
nhiệm cụ thể của người quản lý để giao cho người nhân viên.
Về nguyên tắc người quản lý nhìn càng xa các công việc trong tương lai thì càng dễ
giao việc mà không gây áp lực tiến độ quá nhiều cho nhân viên.
3. Lãnh đạo
Lãnh đạo là việc nhà quản lý tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, hướng
họ đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
4. Kiểm tra
Kiểm tra là việc nhà quản lý đo lường thực tế công việc mà các cá nhân, bộ phận đã
thực hiện, từ đó phát hiện những vấn đề đồng thời đưa ra phương hướng giải quyết kịp
thời nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.

Câu 3: Trình bày hiểu biết của anh chị về các kỹ năng quản lý? Mối quan hệ của
nó với vai trò quản lý?
Robert Katz đã chỉ ra những kỹ năng cơ bản một người quản lý cần có là:

● Kỹ thuật, chuyên môn


● Liên nhân cách
● Khái quát hóa
● Giao tiếp truyền thông

1. Các kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn


Kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn là khả năng vận dụng các phương pháp, kỹ thuật, biện
pháp,... ở nhiều lĩnh vực chuyên môn, cung bậc hay cấp độ khác nhau. Đề làm được
vậy thì nhà quản lý sẽ cần phải học hỏi từ những cá nhân khác trong tổ chức.
2. Các kỹ năng liên nhân cách
Kỹ năng liên nhân cách bao gồm các khả năng lãnh đạo, truyền cảm hứng, giải quyết
vấn đề và làm việc nhóm.
Kỹ năng liên nhân cách liên quan trực tiếp tới con người. Nhà quản lý có kỹ năng liên
nhân cách tốt có thể thúc đẩy, khích lệ những người dưới trướng mình chủ động tham
gia vào việc hình thành quyết định và đưa ra quan điểm của bản thân. Một môi trường
làm việc như vậy sẽ tràn đầy sự quý mến và tôn trọng lẫn nhau.
3. Các kỹ năng khái quát hóa
Kỹ năng khái quát hóa là khả năng nhìn nhận tổ chức như một thể thống nhất và có
thể chẩn đoán, đánh giá các biện pháp quản lý khác nhau để đạt được kết quả tốt. Nhà
quản lý có kỹ năng khái quát hóa tốt có thể thấy được mối liên kết và ảnh hưởng qua
lại giữa các bộ phận, phòng ban trong tổ chức.

*) Nhà quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự
phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm đương
nhiều vai trò khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả
những người làm quản lí đều phải thực hiện:
– Vai trò giao tiếp, quan hệ:
+ Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.
+ Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung.
– Vai trò thông tin:
+ Thu thập thông tin từ cấp dưới.
+ Phổ biến thông tin từ cấp trên.
+ Cung cấp thông tin cho bên ngoài.
– Vai trò quyết định:
Kỹ năng khái quát hóa là nhân tố quan trọng trong các vai trò quyết định, sáng nghiệp,
xử lý vấn đề, phân phối nguồn lực và thương thuyết đàm phán. Thông qua việc áp
dụng kỹ năng khái quát hóa, nhà quản lý có thể xác định xu thế phát triển của tổ chức
mình và vận dụng các biện pháp chấn chỉnh, cải thiện phù hợp với con đường đó.
4. Các kỹ năng giao tiếp truyền thông
Kỹ năng giao tiếp truyền thông là khả năng truyền tải và tiếp nhận thông tin. Cụ thể
hơn, nhà quản lý cần có những kỹ năng giao tiếp cơ bản về nói, viết, và diễn đạt (biểu
cảm, ngôn ngữ cơ thể,...).
Tương tự với kỹ năng liên nhân cách, kỹ năng giao tiếp liên quan chặt chẽ tới mối
quan hệ của con người trong tổ chức. Nhà quản lý có kỹ năng giao tiếp truyền thông
tốt sẽ có thể thúc đẩy, lãnh đạo, truyền tải quan điểm của bản thân và đạt được sự tin
tưởng từ mọi người trong tổ chức.
+ Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý.
+ Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định
của mình.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lý cần thực
hiện các vai trò cụ thể sau:
Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung:
Nhà quản lý phải hợp tác với nhóm cộng sự của mình, với cấp quản lý cao hơn và với
toàn thể nhân viên trong công ty. Về nguyên tắc, một nhà quản lý tốt phải đặt lợi ích
của tập thể trong tính toàn thể. Vai trò của nhà quản lý vì thế chủ yếu là việc tìm thấy
một sự cân bằng giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp quản lý cao hơn và nhu cầu
của nhân viên.
Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể:
Đạo đức tốt và tinh thần tập thể là hai thành phần chủ yếu của một nhóm. Bản chất
của tinh thần tập thể có thể là sự nhiệt tình hứng khởi, những kết quả làm hài lòng, sự
vui thích. Nó có thể bắt nguồn từ sự quan tâm dù nhỏ của nhà quản lý như một bó hoa
trên bàn, một bức vẽ hài hước trên bảng thông báo, một chiếc bánh gatô. Tóm lại,
những hành động như thế phải được tiến hành đủ để cho nhân viên thấy được nhà
quản lý có quan tâm đến họ. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng hết sức vì công việc chung.
Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự:
Để hoàn thành một công việc theo cách có lợi nhất, con người luôn cần có sự an toàn.
Nhà quản lý sẽ không bao giờ thành công nếu như đặt sự an toàn và sức khỏe của
nhân viên vào vòng nguy hiểm, các cộng sự chính là đối tượng mà nhà quản lý phải
tìm kiếm sự trợ giúp và lòng trung thành ở họ vì thế nhất thiết phải tạo cho họ niềm tin
và sự an toàn.
5. Vai trò của nhà quản lý
Nhà quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự
phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm đương
nhiều vai trò khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả
những người làm quản lí đều phải thực hiện:
– Vai trò giao tiếp, quan hệ:
+ Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.
+ Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung.
– Vai trò thông tin:
+ Thu thập thông tin từ cấp dưới.
+ Phổ biến thông tin từ cấp trên.
+ Cung cấp thông tin cho bên ngoài.
– Vai trò quyết định:
+ Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý.
+ Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định
của mình.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lý cần thực
hiện các vai trò cụ thể sau:
Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung:
Nhà quản lý phải hợp tác với nhóm cộng sự của mình, với cấp quản lý cao hơn và với
toàn thể nhân viên trong công ty. Về nguyên tắc, một nhà quản lý tốt phải đặt lợi ích
của tập thể trong tính toàn thể. Vai trò của nhà quản lý vì thế chủ yếu là việc tìm thấy
một sự cân bằng giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp quản lý cao hơn và nhu
cầu của nhân viên.
Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể:
Đạo đức tốt và tinh thần tập thể là hai thành phần chủ yếu của một nhóm. Bản chất
của tinh thần tập thể có thể là sự nhiệt tình hứng khởi, những kết quả làm hài lòng, sự
vui thích. Nó có thể bắt nguồn từ sự quan tâm dù nhỏ của nhà quản lý như một bó hoa
trên bàn, một bức vẽ hài hước trên bảng thông báo, một chiếc bánh gatô. Tóm lại,
những hành động như thế phải được tiến hành đủ để cho nhân viên thấy được nhà
quản lý có quan tâm đến họ. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng hết sức vì công việc chung.
Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự:
Để hoàn thành một công việc theo cách có lợi nhất, con người luôn cần có sự an toàn.
Nhà quản lý sẽ không bao giờ thành công nếu như đặt sự an toàn và sức khỏe của
nhân viên vào vòng nguy hiểm, các cộng sự chính là đối tượng mà nhà quản lý phải
tìm kiếm sự trợ giúp và lòng trung thành ở họ vì thế nhất thiết phải tạo cho họ niềm
tin và sự an toàn.
Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm:
Nhà quản lý tài năng thường dành nhiều thời gian để cải thiện năng lực những cộng
sự của mình, truyền cho họ những hiểu biết, kinh nghiệm bản thân sao cho họ có thể
từ đó mà phát triển hơn. Chính qua hành động này, nhà quản lý đã đào tạo được
người thay thế mình trong tương lai, một nhân vật có đủ khả năng được thăng tiến,
điều này càng có ý nghĩa kích thích các cộng sự hơn.

You might also like