You are on page 1of 8

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ GIẢI KHÁT NESTLÉ

Nestlé S.A là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại
Vevey, Thuỵ Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm
dành cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa. Nestlé điều hành gần 500 nhà máy tại 86
nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với
30.000 sản phẩm.

1. Lịch sử hình thành và phát triển:


1.1. Trong thập niên 60 của thế kỷ 19:

Dược sĩ Henri Nestlé đã phát triển một loại thực phẩm cho những trẻ em không
thể được nuôi bằng sữa mẹ. Thành công đầu tiên của ông là nuôi dưỡng được một
em bé không thể được nuôi bằng chính sữa mẹ hay bất kì chất thay thế thông
thường nào khác. Giá trị của sản phẩm mới nhanh chóng được công nhận khi công
thức mới của ông đã cứu sống đứa bé, và ngay sau đó, sản phẩm Farine Lactée
Henri Nestlé được bày bán rộng rãi ở Châu Âu.

1.2. Những năm 1900:

Năm 1905, Nestlé hợp nhất với công ty sản xuất sữa đặc Anglo-Swiss. Bên cạnh
đó, đầu những năm 1900, công ty đã mở những nhà máy ở Hoa Kỳ, Liên Hiệp
Anh, Đức và Tây Ban Nha. Đại chiến thế giới lần I đã tạo ra nhu cầu mới về các
sản phẩm bơ sữa dưới hình thức hợp đồng của chính phủ. Cuối chiến tranh, sản
lượng của Nestlé đã tăng hơn 2 lần.

Nhà máy Nestlé đầu tiên bắt đầu sản xuất ở Hoa Kỳ được mở tại New York. Tuy
nhiên nhà máy đã đóng cửa vào năm 2001, sau khi công ty quyết định rằng chi phí
tái thiết và nâng cấp nhà máy không hiệu quả. Công nhân nhà máy đã giận dữ và
treo ngược lá cờ công ty vào ngày công bố quyết định đóng cửa.

Sau chiến tranh, các hợp đồng của chính phủ cạn dần và khách hàng chuyển sang
dùng sữa tươi. Tuy vậy, đội ngũ quản lý của Nestlé đã có phản ứng nhanh chóng,
hợp lý hóa các hoạt động kinh doanh, và giảm nợ. Vào những năm 1920, công ty
lần đầu tiên mở rộng đến những sản phẩm mới, với sản phẩm chocolate là hoạt
động quan trọng thứ hai tại công ty.

Nestlé đã ngay lập tức nhận thấy tác động của cuộc đại chiến thế giới lần II. Lợi
nhuận giảm từ 20 triệu USD vào năm 1938 xuống còn 6 triệu USD vào năm 1939.
Các nhà máy đã được thiết lập tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Mỹ Latin.
Điều trớ trêu là chiến tranh đã giúp giới thiệu sản phẩm mới nhất của công ty
là Nescafé, thức uống chủ yếu của quân đội Hoa Kỳ. Sản lượng và doanh số đã
tăng lên vào thời chiến.

Thời điểm cuối cuộc đại chiến thế giới lần II là một giai đoạn năng động của
Nestlé với sự tăng trưởng nhanh chóng và mua lại nhiều công ty. Năm 1947, công
ty sáp nhập với hãng sản xuất xúp và gia vị Maggi. Năm 1950 là Crosse &
Blackwell, và Findus vào năm 1963, Libby's vào năm 1971, và Stouffer's vào năm
1973. Đa dạng hóa sản phẩm bắt đầu khi công ty nắm cổ phần tại L'Oréal vào năm
1974. Năm 1977, Nestlé thực hiện dự án kinh doanh mạo hiểm thứ hai với sản
phẩm ngoài ngành thực phẩm bằng cách mua lại công ty Alcon Laboratories Inc.

Năm 1984, Nestlé tiến hành cải tiến mấu chốt, cho phép công ty khởi động những
hoạt động mua lại, đang chú ý là công ty đã mua lại "người khổng lồ trong ngành
thực phẩm Hoa Kỳ" Carnation và công ty bánh kẹo Rowntree của Anh vào năm
1988.

1.3. Từ năm 1990 trở đi:

Vào nửa đầu những năm 1990, công ty bắt đầu một giai đoạn kinh doanh thuận lợi
nhờ các rào cản thương mại được dỡ bỏ và các thị trường thế giới phát triển thành
các khu vực mậu dịch hội nhập. Từ 1996, công ty tiến hành mua lại những công ty
như San Pellegrino (1997), Spillers Petfoods (1998) và Ralston Purina (2002). Có
2 cuộc mua lại lớn tại Bắc Mỹ vào năm 2002: tháng 6, Nestlé sáp nhập công ty
kem của họ tại Hoa Kỳ vào hãng Dreyer's, và vào tháng 8, công ty mua lại hãng
Chef America, Inc. với giá 2,6 tỉ USD.
Tháng 12, năm 2005, Nestlé mua công ty Delta Ice Cream của Hi Lạp với giá 240
triệu euro. Tháng 1, năm 2006, công ty hoàn toàn làm chủ hãng Dreyer's, và nhờ
đó trở thành công ty sản xuất kem lớn nhất thế giới với 17,5% thị phần. Tháng 3,
năm 2010 Nestle đã mua lại Tập đoàn Technocom của các doanh nhân Việt Nam
tại Kharkop, Ukraine.

2. Tầm nhìn và sứ mệnh:


2.1. Tầm nhìn:

Tại Nestlé, công ty tuyên bố tầm nhìn (và giá trị) là trở thành một công ty hàng
đầu, đầy cạnh tranh, mang đến dinh dưỡng, sức khoẻ và giá trị cho khách hàng và
cổ đông được cải thiện bằng cách trở thành công ty được yêu thích, chủ lao động
được yêu thích, nhà cung cấp được yêu thích bán sản phẩm yêu thích.

2.2. Sứ mệnh:

Về sứ mệnh, để đạt được tầm nhìn, Nestlé tuyên bố cần làm các việc như: trở
thành công ty dinh dưỡng, sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ hàng đầu thế giới.
Nhiệm vụ cảu công ty là “Thực phẩm tốt, cuộc sống tốt” cung cấp cho người tiêu
dùng những lựa chọn ngon nhất, nhiều dưỡng chất nhất trong một loạt các loại
thực phẩm và đồ uống và các dịp ăn uống, từ sáng đến tối.

3. Cơ cấu tổ chức của Nestlé:

Mô hình Cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty Nestlé là sự kết hợp giữa mô hình sản
phẩm toàn cầu và khu vực toàn cầu:
quan hệ ngành Hội đồng quản trị

quan hệ hành chính


Chủ tịch
quan hệ chức năng
G.Đ điều hành

Hệ thống I.T Quản trị doanh Nguồn nhân lực


Tổng thư ký toàn cầu nghiệp

Hoạt động Tài chính & R & D và Tiếp thị &


Kiểm soát Công nghệ Bán hàng

Các đơn vị tiếp


thị:
o Dinh dưỡng
Dược phẩm SP dinh SP SP SP nông o Socola & Conf
& Mỹ phẩm dưỡng vùng chuyên nghiệp o Sữa
miền nghiệp Nestle o Café & đồ
uống
o Thực phẩm
o Kệ chuồng
Khu vực: Khu vực: Châu Khu vực: o Chăm sóc thú
Châu Âu Phi/ Châu Á/ Châu Mỹ nuôi
Châu Đại Dương

Mua Mua Mua

Sản xuất Sản xuất


Sản xuất

Phân phối Phân phối


Phân phối

Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra


chất lượng chất lượng chất lượng
3.1. Ưu điểm:
o Có khả năng phản ứng nhanh chóng với những điều kiện thị trường.
Ví dụ: Nestle đã có thể nhanh chóng giới thiệu lại công thức cũ cho MAGGI
Mì vào năm 1999 tại Ấn Độ.
o Có khả năng thích ứng các sản phẩm theo thị trường.
Ví dụ: Tất cả các sản phẩm Nestle ở các nước Trung đông đều được "halal"
chứng nhận.
o Tiêu chuẩn hoá sản phẩm và thực hành.
Ví dụ: Tất cả các nhà quản lý Nestle dự kiến sẽ làm theo "The Nestle Basic
Quản lý và lãnh đạo Nguyên tắc" tài liệu bởi Văn phòng chính.
o Sự phối hợp tốt giữa các đơn vị khác nhau dẫn đến sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn tài nguyên.
Ví dụ: Nestle (Anh) đã có thể sử dụng Nestle (Ấn Độ) chuyên môn khi họ giới
thiệu "sẵn sàng sử dụng" cà ri sản phẩm tại Vương quốc Anh.
3.2. Nhược điểm:
o Chi phí hành chính cao.
Ví dụ: Nestle đang cố gắng cắt giảm 250 việc làm vào năm 2009 tại hai trong
số các nhà máy Pháp của họ do chi phí hành chính cao.
o Thiếu sự giao tiếp có hiệu quả.
Ví dụ: Nestle Mỹ sử dụng để thanh toán 20 giá khác nhau cho vani từ các nhà
cung cấp cùng một hệ thống do không tương thích được sử dụng trong các nhà
máy khác nhau.
o Tiềm năng xung đột lợi ích do không rõ ràng vai trò.
Ví dụ: Nestle có người quản lý giao dịch với những điều tương tự trong các
khu, SBUs và trụ sở.
4. Tình hình kinh doanh và sản xuất:
4.1. Các dòng sản phẩm:
- Bánh kẹo: Kitkat
- Ngũ cốc ăn sáng: Corn flakes, honey stars, koko krunch, Nestlé MILO
- Cà phê: Nescafé
- Kem: MILO, Kit Kat, Edy’s, Movenpick và Nestlé Super Chocpop
- Nước uống đóng chai: nước uống đóng chai La Vie
- Sản phẩm dinh dưỡng y học: Dòng sản phẩm chăm sóc sức khoẻ:
Nutren Junior, Boost Optimum, Boost Glucose Control. Dòng sản phẩm
Dinh dưỡng Y học: Peptamen Junior, Peptamen, Oral Impact,
ThickenUp Clear
- Sữa nước Nestlé & sữa chua Nestlé Yogu
- Sản phẩm dinh dưỡng công thức: NAN Optipro 4, NAN Optipro 4 Hộp
pha sẵn, Nestlé NAN Supreme 3
- Thực phẩm: Maggi
- Thực phẩm cho trẻ nhỏ: Gerber, Cerelac Bột ăn dặm, Cerelac Bánh dinh
dưỡng
- Thức uống: Milo, Nestea, Bột ngũ cốc Nestlé NESVITA
4.2. Hoạt động kinh doanh của Nestlé:
- Thực trạng hiện nay, theo báo cáo của Kantar World Panel 2020 thì đến
hết năm 2019, Vinamilk vẫn đang dẫn đầu phân khúc các sản phẩm
trong ngành hàng FMCG tại 4 thành phố trọng điểm trong năm thứ 8
liên tiếp giữ khoảng cách an toàn với các với những công ty FMCG
khác trong bảng xếp hạng. Nhà sản xuất địa phương này đã tiếp cận hơn
80% hộ gia đình Việt Nam một phần do một số hoạt động quảng cáo
nêu bật giá trị cốt lõi cũng như hình ảnh thương hiệu đổi mới với các
sản phẩm mới được tung ra để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Thế nhưng ở thành phố lớn bảng xếp hạng của Nestle ở chỉ ở vị trí thứ 4
như thế không có nghĩa là chiến lược xuyên quốc tế mà Nestle áp dụng
tại Việt Nam không có hiệu quả.
- Một sản phẩm khác của Nestle là La Vie tăng 2 bậc (vị trí thứ hạng là 6)
trong bảng xếp hạng đồ uống tại khu vực thành thị. Thương hiệu Nestlé
này tỏa sáng với mức tăng trưởng 6% CRP và tiếp tục có hơn 100.000
người mua mới một phần nhờ đầu tư vào phát triển sản phẩm mới, đa
dạng hóa lựa chọn sản phẩm bao gồm La Vie Sparkling Water.
- Dĩ nhiên sản phẩm nổi tiếng thế giới của Nestle là Nescafe đứng ở 3 vị
trí đầu với 6,000,000 điểm CRPs ở khu vực thành thị và 27,000,000
điểm CRPs (vị trí thứ 2 sau bia Sài Gòn) ở khu vực nông thôn. Dĩ nhiên
4 trên 10 thứ hạng đầu của bảng xếp hạng là thương hiệu cà phê, đi đầu
là thương hiệu Nescafe chứng tỏ Nestle đã nghiên cứu rõ văn hóa, thói
quen và sở thích của người tiêu dùng Việt Nam.
- Bên cạnh đó, Nestle đã cố gắng tạo ra sản phẩm nước tương, nước mắm
Maggi, dầu hào có khẩu vị và màu sắc phù hợp với người Việt Nam.
Dòng sản phẩm nào ở Việt Nam đã được bộ phận R&D của công ty đặc
biệt nghiên cứu từ lâu.
- Khi xu hướng sống xanh được phổ biến đến cộng đồng thì Nestle cũng
tung ra những thay đổi nhỏ sản phẩm như ống hút đi kèm của sữa đậu
Nestle Nesvita tiên phong trong việc sử dụng ống hút giấy vào tháng
06/2020, hay Nestle Milo Bữa Sáng cũng đã đổi thành ống hút giấy từ
tháng 03/2020 nhanh chân hơn các đối thủ khác của mình. Các chiến
dịch như dọn rác bãi biển, gắn kết với nông dân đẩy mạnh việc sản xuất
cùng đi liền với bảo vệ môi trường được đẩy mạnh hơn nữa.
- Đặc biệt, khoảng thời gian Covid-19 Nestle đã luôn đồng hành cùng
Việt Nam trong công tác chống dịch chiến tuyến đầu của chính phủ.
Ngoài ra còn những hoạt động hỗ trợ truyền cảm hứng “Luôn khỏe,
luôn tích cực” nhằm lan tỏa lối sống lành mạnh, tích cực trong cộng
đồng. Trong đó nổi bật là việc Nestle tặng 2,000,000 hộp sữa Milo cho
các trường học nhân dịp kết thúc giãn cách xã hội, trẻ em quay lại
trường học.
Hình: 10 chủ sở hữu thương hiệu hàng đầu ở 4 thành phố lớn và nông thôn Việt Nam
năm 2020

Nguồn: Kantar World Panel, 2020

You might also like