You are on page 1of 79

Nhóm 3_CQ57/11.

3LT

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BỘ MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN
Đề tài:
Phân tích Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (BHN)

Giảng viên hướng dẫn: TS Đào Hồng Nhung


Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp: CQ57/11.03

STT Họ và tên Lớp


06 Trần Thị Thu Hà LT1
12 Nguyễn Thị Thùy Linh (nhóm trưởng) LT1
17 Vũ Thị Nhi LT1
19 Phạm Thu Phương LT1
20 Kiều Thị Thu Thảo LT1
21 Nguyễn Thị Phương Thảo LT1
24 Phùng Việt Trinh LT1
25 Lê Thị Tường Vi LT1
29 Nguyễn Thị Phương Thảo LT1
32 Đào Thị Tố Uyên LT1

HÀ NỘI - 2022

1
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP ........................................................................... 3
I. Thông tin chung ................................................................................................................... 3
1. Thông tin khái quát ....................................................................................................................................3
2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển .............................................................................................3
3. Ngành nghề và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp .........................................................................4
4. Địa bàn kinh doanh ....................................................................................................................................5
5. Vị thế của công ty........................................................................................................................................5
II. Định hướng phát triển ....................................................................................................... 6
1. Mục tiêu .......................................................................................................................................................6
3. Chiến lược phát triển: ................................................................................................................................8
B. CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
(BCTC 2019-2020) ...................................................................................................... 10
I. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp .................................................. 10
1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp: ...............................................................................10
1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính ......................................................................................................13
1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời ......................................................................................................16
II. Phân tích tình hình nguồn vốn ....................................................................................... 18
III. Phân tích hoạt động tài trợ ............................................................................................ 24
IV. Phân tích tình hình tài sản ............................................................................................. 26
V. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .................................... 34
VI. Phân tích tình hình công nợ........................................................................................... 40
VII. Phân tích khả năng thanh toán .................................................................................... 44
VIII. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn ................................................................................ 48
8.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ...........................................................................................48
8.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động .............................................................................................51
8.3. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho .............................................................................................55
8.4. Phân tích tốc độ vốn luân chuyển vốn thanh toán ...................................................................................58
IX.Phân tích khả năng sinh lời ............................................................................................ 61
9.1. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).................................................................................61
9.2. Phân tích hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA) ......................................................................................65
9.3. Phân tích hệ số sinh lời cơ bản BEP ........................................................................................................68
C. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 71
D. PHỤ LỤC ............................................................................................................... 73

2
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

A. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

I. Thông tin chung


1. Thông tin khái quát
- Tên tổ chức: Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội
- Mã chứng khoán: BHN
- Mã số thuế: 0101376672
- Địa chỉ trụ sở chính: 183 Hoàng Hoa Thám - Phường Ngọc Hà - Quận Ba Đình - TP. Hà
Nội
- Tel: 024-38453843
- Fax: 024-37223784
- E-mail: habeco@habeco.com.vn
- Website: http://www.habeco.com.vn/
- Năm thành lập: 15/08/1958
2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1890: Nhà máy bia Hommel – Tiền thân của Tổng công ty Habeco được thành lập với
quy mô 30 nhân công, phục vụ quân viễn chinh Pháp
- Năm 1957: Vào năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quân Pháp trước khi rút lui đã
tháo dỡ, phá hoại máy móc, thiết bị, đốt hết các tài liệu kỹ thuật quan trọng nhằm làm cho nhà
máy tê liệt. Tới năm 1957, theo chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ, Nhà máy Bia Hommel
được khôi phục và đổi tên thanh Nhà máy bia Hà Nội
- Năm 1958: Ngày 1/5/1958, mẻ bia thử đầu tiên được thực hiện thành công do ông Vũ Văn
Bộc – một công nhân lành nghề của nhà máy bia Hommel cũ kết hợp với sự giúp đỡ từ các
chuyên gia bia của Tiệp Khắc. Ngày 15/8/1958, chai bia đầu tiên của Việt Nam mang nhãn hiệu
Trúc Bạch ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp sản xuất bia tại Việt
Nam
- Năm 1960: Bia Hữu Nghị và Bia hơi ra đời
- Năm 1991: Bia lon ra đời
- Năm 1993: Nhà máy Bia Hà Nội chuyển đổi mô hình hoạt động, đổi tên thành Công ty bia
Hà Nội và đẩy mạnh quá trình đổi mời thiết bị nâng công suất lên 50 triệu lít/năm
- Năm 2003: Thành lập Tổng công ty Bia – Rượu – Hà Nội theo Quyết định số 75/2003/QĐ-
BCN NGK ngày 6/5/2003
- Năm 2006: Khởi công xây dựng NM Bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc
- Năm 2007: Ký kết hợp tác chiến lược với tập đoàn bia Carlsberg
- Năm 2008: Cổ phần hoá, chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty cổ phần. 50 năm xây
dựng và phát triển

3
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

- Năm 2010: Với việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia công suất 200 triệu
lít/năm tại Mê Linh, Hà Nội, với hệ thống thiết bị đồng hồ hiện đại bậc nhất Đông Nam Á đã đưa
Tổng công ty đạt công suất gần 400 triệu lít bia/năm. Habeco trở thành một trong hai Tổng công
ty sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam. Cũng trong năm 2010, sản phẩm bia Trúc Bạch được khôi
phục
- Năm 2012: Sản lượng Bia Hà Nội đạt 456 triệu lít
- Năm 2013: Đầu tư dây chuyền nước tinh lọc. Mốc 55 năm xây dựng và phát triển Habeco
- Năm 2014: Khởi công dự án dây chuyền chiết lon 60.000 lon/giờ tại Mê Linh, được hoàn
thành vào đầu năm 2015
- Năm 2015: Xây dựng mới Viện Kỹ thuật Bia – Rượu – NGK Hà Nội tại Nhà mấy Bia Hà
Nội – Mê Linh và chính thức đi vào hoạt động năm 2016. Đầu tư xây dựng hệ thống Pilot Plant
phục vụ công tác nghiên cứu sản phẩm mới
- Năm 2017: Thành lập nhà máy Bia Hà Nội – Hoàng Hoa Thám
- Năm 2018: Dấu mốc 60 năm khôi phục, xây dựng và phát triển (15/8/1958 – 15/8/2018). Ra
mắt nhận diện mới sản phẩm Bia Trúc Bạch
- Năm 2019: Tháng 5/2019, HABECO chính thức ra mắt nhận diện mới thương hiệu với
sologan “Sức bật Việt Nam”.
3. Ngành nghề và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Cổ
phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội bao gồm các ngành nghề chủ yếu sau:
+ Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh, sản
xuất đồ uống không cồn, nước khoáng, kinh doanh các loại nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên
quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các loại bao bì, nhãn hiệu cho ngành bia,
rượu, nước giải khát….
+ Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác, xây dựng công trình kỹ thuật dân
dụng khác, lắp đặt hệ thống xây dựng khác, bán buôn đồ uống, bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng
chuyên doanh, bán buôn tổng hợp…
+ Kinh doanh bất động sản: trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, quyền sử dụng đất
thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, kinh doanh du lịc điều hành tua du lịch, nhà hàng
và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động,…
- Trải qua gần 130 năm lịch sử với hơn nửa thế kỷ khôi phục và phát triển, đến nay, Habeco
đã trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu của ngành Đồ uống Việt Nam. Những dòng
sản phẩm nổi tiếng làm nên thương hiệu Habeco như Bia hơi Hà Nội, Bia lon Hà Nội, Bia Trúc
Bạch, Hanoi Beer Premium… đã nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng về cả chất lượng và
phong cách, chinh phục những người sành bia trong và ngoài nước.
- Với bí quyết công nghệ - truyền thống trăm năm, cùng hệ thống thiết bị hiện đại, đội ngũ cán
bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ, tâm huyết, các sản phẩm của HABECO đã nhận được
4
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

sự mến mộ của hàng triệu người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Thương hiệu BIA HÀ
NỘI ngày hôm nay được xây dựng, kết tinh từ nhiều thế hệ, là niềm tin của người tiêu dùng,
niềm tự hào của thương hiệu Việt.
4. Địa bàn kinh doanh
Thị trường kinh doanh của HABECO được trải khắp cả nước trong đó thị trường chủ yếu từ
Quảng Trị trở ra Miền Bắc. Với hệ thống nhà phân phối thông qua 04 công ty thương mại,
HABECO hiện đang giữ vị trí thứ 03 về thị phần tại Việt Nam và số 1 tại thị trường bia Miền
Bắc.
Là một doanh nghiệp bia nội hàng đầu tại Việt Nam, HABECO đặt mục tiêu sẽ phát triển
thương hiệu mang tính quốc gia, sản phẩm được biết đến rộng rãi trên toàn quốc. Bên cạnh việc
tập trung giữ thị phần tại các thị trường truyền thống Phía Bắc, HABECO đang từng bước xây
dựng nền tảng để phát triển tại thị trường Miền Nam với hệ thống nhà phân phối tại TP.Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…
Hiện HABECO đã xuất khẩu, phân phối chủ yếu tại thị trường Châu Âu (Pháp, Anh, Áo,
Czech), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc…. thông qua hệ thống siêu thị và các nhà hàng Việt
Nam. Sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của HABECO là Bia chai Hà Nội Premium 330ml và Bia lon
Hà Nội. Với lợi thế là sản phẩm mang tên gọi Hà Nội - thủ đô của Việt Nam, các sản phẩm của
HABECO dễ đi vào các nhà hàng Việt Nam tại nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian tới, HABECO
có chiến lược tập trung phát triển xuất khẩu tại các thị trường truyền thống cũng như tại các quốc
gia có nhiều người Việt Nam để từng bước lan tỏa thương hiệu bia Việt Nam ra thế giới.
5. Vị thế của công ty
- HABECO là một trong hai doanh nghiệp sản xuất bia lớn nhất Việt Nam với tổng công suất
toàn hệ thống đạt hơn 800 triệu lít bia/năm và đứng thứ 3 về thị phần bia tại Việt Nam với 18,4%
thị phần (2019). Thị trường tiêu thụ rộng khắp 36 tỉnh thành trên cả nước.
- Nhiều năm qua, các sản phẩm của HABECO liên tục được trao tặng các danh hiệu uy tín
như giải thưởng "Sao vàng Đất Việt", "Hàng Việt Nam chất lượng cao", Cúp vàng Giải thưởng
Chất lượng Việt Nam... Ở thị trường quốc tế, HABECO được trao Giải thưởng dành cho Thương
hiệu nổi tiếng tại Madrit (Tây Ban Nha - năm 2004); Giải thưởng Chất lượng châu Á - Thái Bình
Dương (năm 2006). Cùng với các nhà máy sản xuất bia mới tại các khu công nghiệp tập trung…;
Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh với công suất lớn đi vào vận hành, trên cơ sở đó HABECO sẽ
giảm dần công suất tại cơ sở Hoàng Hoa Thám, quy hoạch nhà máy này thành cơ sở sản xuất
nhỏ thân thiện môi trường phục vụ mục đích lưu giữ truyền thống.
- Danh hiệu này đang tiếp tục khẳng định uy tín, thương hiệu và sự ghi nhận của xã hội về
những đóng góp của HABECO vào sự phát triển chung của đất nước. HABECO khẳng định vị
thế dẫn đầu của một doanh nghiệp bia nội hàng đầu với sự uy tín về chất lượng và giá trị thương
hiệu HABECO trong từng sản phẩm cung ứng cho thị trường.

5
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

- Việt Nam hiện nay có trên 329 doanh nghiệp sản xuất bia với hơn 400 nhà máy đặt tại 57
tỉnh thành phố. Tuy nhiên các nhà máy này tập trung chủ yếu ở một số khu vực chính như thành
phố Hồ Chí Minh (23%), Hà Nội (13%), Hải Phòng (8%), Hà Tây (6,1%) … Với sản phẩm Bia
hơi Hà Nội, Bia chai Hà Nội và Bia lon Hà Nội cùng một số sản phẩm mới của Tổng Công ty
như bia Hà Nội Lager, bia Trúc Bạch… thị trường tiêu thụ chủ yếu của HABECO là các tỉnh
phía Bắc. Riêng tại Hà Nội, HABECO chiếm 90% thị phần.
- SABECO với các sản phẩm Bia 333, Bia Sài Gòn đỏ, Bia Sài gòn xanh… với thị trường tiêu
thụ chủ yếu tại các tỉnh phí Nam, Miền Trung và Tây Nguyên. VLB với các sản phẩm
- Heineken, Tiger, Anchor, Bivina, Foster, BGI… với thị trường tiêu thụ mạnh tại các tỉnh
phía Nam.
- HABECO với các sản phẩm Bia hơi Hà Nội, Bia chai Hà Nội, Bia Lon Hà Nội, Bia Hà Nội
Lager, Bia Trúc Bạch… có thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Bắc đặc biệt là Hà Nội và
các tỉnh lân cận.
- Carlberg có thị trường tiêu thụ chủ yếu tại Hà Nội. San Miguel với sản phẩm Bia San Miguel
có thị trường tiêu thụ chủ yếu là Nha Trang.
- Với 18,4% (2019) thị phần bia của cả nước và với thị trường tiêu thụ sản phẩm của HABECO
từ Quảng Trị trở ra; HABECO đã có những bước đi đúng đắn nhằm phát triển thương hiệu
HABECO trở thành thương hiệu mang tầm quốc gia, một trong những thương hiệu Việt được ưa
chuộng nhất.
II. Định hướng phát triển
1. Mục tiêu
- Củng cố, bảo vệ thị trường Miền Bắc; Tăng trưởng nhanh tại Bắc Trung Bộ; từng bước xây
dựng nền tảng để phát triển Habeco tại thị trường Miền Nam.
- Cải tiến bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu và tăng tính cạnh tranh trên thị trường;
tái định vị giá của các sản phẩm của HABECO.
- Truyền thông thương hiệu theo định hướng chiến lược mới lấy nền tảng digital làm trọng
tâm; Triển khai các chương trình khuyến mại đối với người tiêu dùng phù hợp với bối cảnh mới.
- Đổi mới, năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh; phát huy truyền thống,
sức mạnh đoàn kết để thực hiện mục tiêu “Giữ gìn tinh hoa – Nâng tầm vị thế” giá trị thương
hiệu HABECO với tinh thần “Sức bật Việt Nam”.
2. Phân tích mô hình SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T)
- Là Tổng Công ty lớn, - Năng lực sản xuất hiện - Việt Nam trở thành - Sự cạnh tranh ngày
có truyền thống lâu tại còn chưa đủ đáp ứng thành viên chính thức càng gay gắt ngay tại thị
năm, thương hiệu Bia nhu cầu thị trường, tuy của WTO đã mang đến trường nội địa giữa bia
Hà Nội là thương hiệu nhiên khi nhà máy bia cơ hội tham gia vào sản xuất trong nước với
được đông đảo người Vĩnh Phúc đi vào hoạt một thị trường tiêu thụ bia ngoại nhập có giá rẻ
6
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

tiêu dùng yêu mến, tín động đã phần nào đáp bia rộng lớn của 150 hơn khi thuế nhập khẩu
nhiệm, nhờ đó công ứng được nhu cầu này. quốc gia trên thế giới. đồ uống các loại giảm
tác tiêu thụ sản phẩm - Giá thành sản xuất còn Với chất lượng ổn định mạnh. Bia ngoại nhập
rất thuận lợi, sản xuất cao do các nguyên vật và giá cả cạnh tranh ngày càng phong phú
không đủ đáp ứng nhu liệu chính như Malt, nhờ tận dụng những lợi đến từ nhiều quốc gia
cầu thị trường. Hiện gạo, đường, houblon… thế về nhân công, các có truyền thống sản
thị phần của chiếm tỷ trọng gần 50% sản phẩm bia Việt Nam xuất bia trên thế giới
HABECO là 10%, giá thành sản xuất phải sẽ dễ dàng thâm nhập với nhiều năm kinh
đứng thứ 3 trong thị nhập khẩu, chưa khai vào thị trường thế giới. nghiệm cùng trình độ
trường bia của Việt thác được thị trường - Hội nhập WTO giúp công nghệ cao, thiết bị
Nam. Tại thị trường nguyên liệu trong nước cho việc tiếp cận trực hiện đại.
phía Bắc sản phẩm bia nên lợi thế cạnh tranh về tiếp với các nhà cung - Trình độ dân trí và
Hà Nội chiếm lĩnh giá bán chưa cao. cấp nguyên liệu được mức sống của người
phần lớn thị trường - Cơ cấu sản phẩm chủ dễ dàng hơn, làm dân được nâng cao
tiêu dùng bia. yếu mang tính phổ phong phú hơn trong đồng nghĩa với yêu cầu
- HABECO có thị thông, bia chai 330ml là việc lựa chọn các nhà ngày càng cao về chất
trường tiêu thụ rộng dòng bia cao cấp nhưng cung cấp, nhờ đó nhập lượng, vệ sinh an toàn
khắp trên 36 tỉnh sản lượng tiêu thụ còn được nguyên liệu có thực phẩm, và sự đa
thành với hệ thống rất hạn chế, thị trường chất lượng đảm bảo, dạng về chủng loại bia.
khách hàng đông đảo tiêu thụ hẹp. nguồn gốc rõ ràng. - Tình trạng bia giả, bia
lên tới hơn 1000 đại lý - Chưa chú trọng phát - Kinh tế đất nước đang nhái còn tràn lan trên thị
và hơn 5000 nhà hàng, triển thị trường xuất phát triển ổn định, tốc trường ảnh hưởng đến
khách sạn. Khách khẩu, trình độ chuyên độ tăng trưởng hồi uy tín của HABECO.
hàng có thời gian gắn môn về xuất khẩu và khả phục trở lại sau khủng - Tiêu hao năng lượng,
bó lâu dài với năng ngoại ngữ của nhân hoảng, thu nhập của nguyên vật liệu trên
HABECO nên rất tâm viên phụ trách công tác người dân tăng cao góp 1000 lít bia thành phẩm
huyết và trung thành. xuất khẩu còn hạn chế. phần gia tăng nhu cầu còn cao do trình độ
- HABECO đã xây - Kế hoạch Marketing tiêu dùng bia. quản lý và công nghệ,
dựng cơ chế quản lý chưa được hoạch định và - Việt Nam là quốc gia thiết bị có nhiều bất cập,
nội bộ, áp dụng triệt để triển khai đúng thời có cơ cấu dân số trẻ với trong khi giá năng
và thực hiện quản lý điểm, chưa đúng tầm 85% dân số trong độ lượng, nguyên vật liệu
ISO về chất lượng sản của một chiến lược tuổi dưới 40, lượng bia đầu vào ngày càng tăng
phẩm, môi trường và Marketing với các lộ tiêu thụ bình quân cùng với các yêu cầu
an toàn vệ sinh thực trình thực hiện cụ thể mà người/năm ở mức thấp khắt khe về phát triển
phẩm, do đó chất hiện tại chỉ ở mức độ so với các quốc gia bền vững, bảo vệ môi
lượng sản phẩm luôn thực hiện các hoạt động khác trên thế giới và trường đối với các
được đảm bảo. quảng cáo, khuyến mại, trong khu vực, lượng ngành công nghiệp nói
7
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

- Tỷ lệ chi phí bán xúc tiến bán hàng rời bia tiêu thụ bình quân chung và các doanh
hàng/doanh thu ở mức rạc. của Việt Nam là 18 lít/ nghiệp đồ uống nói
tương đối cao. Ngân - Trình độ chuyên môn người/ năm trong khi riêng.
sách dành cho các hoạt nghiệp vụ của đội ngũ đó ở Hàn Quốc là 39
động quảng cáo, nhân viên quản lý thị lít/người/năm, ở Nhật
khuyến mại, xúc tiến trường còn chưa cao. là 48 lít, Mỹ là 82 lít,
bán hàng lớn, chi phí Mặt khác, những quy Anh là 99 lít, Australia
quảng cáo, khuyến định về chức trách là 110 lít, Đức là 116 lít
mại chiếm tỷ lệ 5,8% nhiệm vụ cũng như các
tổng chi phí không quy định khen thưởng
gồm chi quảng cáo, kỷ luật còn thiếu và chưa
khuyến mại. rõ ràng do đó chưa có
thước đo để đánh giá
chất lượng cũng như
quản lý hiệu quả đội ngũ
nhân viên thị trường.

3. Chiến lược phát triển:


❖ Về vị trí cạnh tranh:
- HABECO cần tận dụng xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng liên doanh liên kết
với các Tập đoàn trong nước và ngoài nước theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi để tăng cường
mở rộng thị trường và thị phần. Qua đó đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt là
các thị trường mới xuất hiện.
- Nâng cao chất lượng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm hiện có. Chú trọng tăng cường mở
rộng hệ thống đại lý phân phối tới thị trường miền Trung và miền Nam.
- Tiếp tục tập trung phát triển thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, mang đến cho khách hàng
sự hài lòng về các sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo.
❖ Về nguồn lực:
- Thực tế đã chứng minh cho ta thấy, mọi bí quyết kinh doanh, mọi công nghệ, mẫu mã sản
phẩm…đều có thể bị đối thủ cạnh tranh copy, duy có đầu tư vào con người là ngăn chặn được
đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của mình. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp cho thấy
doanh nghiệp nào chú trọng tới đầu tư cho con người, doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội thành
công hơn trong kinh doanh. Sự thành công của các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ
trong những thập niên gần đây đã cho chúng ta thấy việc đầu tư vào yếu tố con người mang lại
hiệu quả hơn hẳn so với việc đầu tư vào việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị cho hoạt động sản
xuất kinh doanh...
8
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

- Do đó để khắc phục điểm yếu (chỉ có 10% nhân lực có trình độ đại học và trên đại học) này,
theo tôi HABECO cần chú trọng:
- Đổi mới chính sách: tuyển dụng, bố trí công việc, tiền lương, phúc lợi…nhằm phát huy tối
đa sức sáng tạo, thu hút và giữ chân nhân tài.
- Cử và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích cán bộ, nhân viên ra nước ngoài học tập nâng
cao trình độ, kỹ năng.
❖ Về marketing và quảng bá thương hiệu:
- Cần tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp song song với việc
xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả.
- Cần tách chức năng marketing và quảng bá thương hiệu khỏi chức năng của Phòng kinh
doanh. Thành lập Phòng Marketing để triển khai thực hiện các kế hoạch marketing và quảng bá
thương hiệu của HABECO.
- Cần bố trí một khoản tài chính thoả đáng (khoảng 10% doanh thu) giành cho việc quảng bá
thương hiệu và tiếp thị sản phẩm.
- Đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của thương
hiệu tại thị trường trong nước và khu vực. Giới thiệu và xuất khẩu các sản phẩm của HABECO
ra thế giới, tới các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
❖ Về tài chính:
- Chú trọng triển khai thực hiện việc phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm tăng năng lực
tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của HABECO.
❖ Về sản phẩm:
- Đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng tài
nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp vào tiến trình xây dựng doanh nghiệp phát triển
bền vững với môi trường.
- Nâng cấp Phòng sinh hoá thành Phòng phát triển sản phẩm. Tăng cường nghiên cứu đa dạng
hoá sản phẩm, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hiện tại và chú trọng phát triển sản phẩm
bia cao cấp.
❖ Đổi mới cải tiến:
- Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng thiết bị công nghệ sản xuất, sử dụng
năng lượng tái tạo, quản trị sử dụng năng lượng hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cần xây dựng quy trình đánh giá chuỗi giá trị gia tăng qua từng công đoạn, bộ phận để từ đó
điều chỉnh hoặc cắt bỏ các hoạt động không hiệu quả nhằm giảm tối đa chi phí, tăng tối đa hiệu
quả hoạt động.
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp của HABECO, tạo nét riêng biệt và tạo môi trường làm việc
thân thiện, hiện đại. Qua đó tạo động lực khuyến khích khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ
nhân viên và thu hút nhân tài đến với HABECO.

9
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

- Tăng cường điều tra, phân tích để nắm bắt kịp thời các thay đổi trong cơ chế chính sách,
pháp luật của Nhà nước, xu thế của xã hội nhằm kịp thời tìm ra những giải pháp ứng phó phù
hợp giúp cho HABECO luôn phát triển ổn định và bền vững.
❖ Về hiệu quả hoạt động:
- Đẩy nhanh việc xây dựng các nhà máy sản xuất bia đang thực hiện tại các Tỉnh, sớm đưa
vào hoạt động nhằm tăng sản lượng và giảm giá thành sản xuất nhờ quy mô.
- Mở rộng và tăng cường quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị nước
ngoài nhằm ổn định sản xuất. Đẩy mạnh đầu tư vùng nguyên liệu đối với các nguyên liệu trong
nước có thể sản xuất được để chủ động hạn chế sự lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cũng như
giảm chi phí đầu vào.
- Thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững, kinh doanh hiệu quả và xây dựng cơ cấu
tổ chức vững mạnh để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu và vững mạnh trong ngành bia, rượu,
nước giải khát tại Việt Nam và khu vực, mang đến cho khách hàng các sản phẩm đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm với chất lượng cao.
B. CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
(BCTC 2019-2020)
I. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1. Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp:
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT QUY MÔ TÀI CHÍNH
Đvt: triệu đồng
Chênh lệch tuyệt Tỷ lệ chênh
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019
đối lệch
1. Tài sản 6.202.357 6.166.781 35.575 0,58%
2. VCSH 4.841.752 4.292.010 549.742 12,81%
3. Luân chuyển thuần
LCT =DTTBH + DTTC + 5.919.293 7.311.851 (1.392.558) (19,05%)
TNK

4. EBIT = LNTT + CPLV 708.834 613.168 95.666 15,60%


- LNTT 35.069 24.325 10.744 44,17%

- CPLV (12.632) (15.369) 2.737 (17,81%)

5. LNST 625.348 501.774 123.574 24,63%


6. Lưu chuyển tiền thuần (510.524) (408.178) (102.345) 25,07%
10
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát
Tổng tài sản cuối năm 2020 là 6.202.357 triệu đồng, tăng 35.575 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
tăng 0,58%. Nhìn chung quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có
tiềm lực về tài chính, có năng lực cạnh tranh trên thị trường và có xu hướng mở rộng về vốn, lợi
nhuận trước thuế và lãi vay cũng như lợi nhuận sau thuế.
❖ Phân tích chi tiết:
Tổng tài sản: Tổng tài sản cuối năm 2020 là 6.202.357trđ cho thấy công ty có quy mô khá
lớn. Trong khi đó, tổng tài sản của công ty cuối năm 2019 bằng 6.166.781trđ. Như vậy năm 2020,
tổng tài sản tăng 35.575trđ so với cuối năm 2019, tương ứng tăng 0,58%. Tổng tài sản tăng cho
thấy quy mô toàn công ty đang được mở rộng, năng lực tài chính tăng, năng lực cạnh tranh trên
thị trường cũng được cải thiện hơn. Tổng tài sản tăng tăng nguyên nhân chủ yếu là do tài sản
ngắn hạn tăng 201.738trđ (tương ứng 5.68%). Tài sản dài hạn giảm 166,162trđ (tương ứng
6.35%) do hao mòn lũy kế tăng, cho thấy công ty đang giảm đầu tư tài sản cố định để phục vụ
sản xuất. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng khả năng thanh toán nhanh cũng như khả năng thu
hồi vốn của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu cuối năm 2020 là 4.841.752 trđ, tăng 549,742trđ so với cuối
năm 2019, tương đương tăng 12,81% cho thấy quy mô nguồn vốn dành cho chủ sở hữu của doanh
nghiệp tăng, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp cũng được đảm bảo . Nguyên nhân chủ
yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 551.208trđ, tương ứng tăng 46.67%. Không
những thế, vốn chủ của doanh nghiệp lớn và đang tăng lên chứng tỏ khả năng độc lập tự chủ tài
chính của công ty cao, sự đảm bảo tài chính của công ty với các bên liên quan được nâng lên.
Tổng luân chuyển thuần: Tổng luân chuẩn thuần năm 2020 là 5.919.293 trđ, giảm 1.392.558
trđ so với năm 2019, tương ứng giảm 19.05%. Luân chuyển thuần giảm cho thấy quy mô doanh
thu của năm 2020 bé hơn năm 2019, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã
giảm. Nguyên nhân chính là do doanh thu bán hàng giảm, trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh và thu nhập khác tăng. Cụ thể: Doanh thu bán hàng cuối năm 2020 là 5.474.208trđ, giảm
1.569.822trđ so với năm 2019, tương ứng giảm 22.29%. Doanh thu tài chính năm 2020 là
156.872trđ, tăng 43.243trđ so với năm 2019, tương ứng giảm 21.61%. Thu nhập khác tăng không
đáng kể. Tổng luân chuyển thuần giảm chứng tỏ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có
xu hướng xấu đi. Tuy nhiên, trong năm, doanh thu tài chính của doanh nghiệp cũng giảm (hơn
20%) chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay: tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn tăng mạnh (253,06%)
cho thấy chính sách đầu tư của doanh nghiệp đang hướng về lãi tiền gửi. Doanh nghiệp nên xem
xét lại tính hiệu quả trong chính sách đầu tư của mình.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT): Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2020 bằng
708.834 triệu đồng, tăng 95.666 triệu đồng so với năm 2019, tuơng ứng tăng 15,6% cho thấy quy
11
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

mô lãi DN tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạt động kinh doanh nhất định mà chưa quan tâm đến chi phí
sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước tăng, tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể chi trả
được những chi phí sử dụng vốn và thực hiên nghĩa vụ với Nhà nước. EBIT càng cao thì chứng
tỏ năng lực kinh doanh nội tại của doanh nghiệp càng cao trong mối tương quan với đối thủ cạnh
tranh.
Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2019 và 2020 lần lượt là 501.774 triệu đồng và
625.348 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong cả hai năm đều lớn hơn 0 chứng
tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng 123.574 triệu đồng
so với năm 2019, tương ứng tăng 24.63%, cho thấy quy mô lợi nhuận dành cho chủ sở hữu đang
có xu hướng tăng lên.
➢ Kết luận:
Qua phân tích số liệu ta thấy quy mô tài chính của công ty đang được mở rộng trong năm
2020. Trong đó quy mô về vốn, doanh thu, lợi nhuận cũng đang được mở rộng. Tuy nhiên, công
ty cần đưa ra các biện pháp quản trị chính sách vay nợ cũng như chính sách tín dụng hiệu quả để
tránh tình trạng gây ra những rủi ro tài chính về thanh toán, nợ xấu kéo dài nên cty HABECO
cần có các biện pháp khắc phục.
➢ Biện pháp:
Rà soát chi tiết các khoản doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp xem loại nào đang biến động
giảm mạnh để có các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự sụt giảm doanh thu; loại nào có triển
vọng tăng trưởng thì có những chính sách, chiến lược thúc đẩy bán hàng như chính sách giá bán,
khuyến mãi, các dịch vụ trước và sau bán hàng nhằm đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụ, gia tăng lợi
nhuận.
Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác quản trị chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn,
làm tăng lợi nhuận sau thuế.
Tận dụng đòn bẩy tài chính, nguồn tiền vay nợ để khuếch đại ROE, EPS, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp
Nhanh chóng có các biện pháp thu hồi các khoản phải thu của khách hàng để tránh rủi ro nợ
xấu không thể thu hồi được như chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại

12
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

1.2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính


BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

Chênh lệch Tỷ lệ
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2020 31/12/2019
tuyệt đối chênh lệch
1. Hệ số tự tài trợ (Ht
Lần 0,7806 0,6960 0,0846 12,16%
= VCSH/TTS)
- Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 4.841.752 4.292.010 549.742 12,81%
- Tổng Tài sản Triệu đồng 6.202.357 6.166.781 35.575 0,58%
2. Hệ số tài trợ
thường xuyên
Lần 2,0321 1,6962 0,3358 19,80%
(Htx =
NVDH/TSDH)
- Nguồn vốn dài hạn
(NVDH = VCSH + Triệu đồng 4.977.281 4.436.538 540.742 12,19%
NDH)
Nợ dài hạn (NDH) Triệu đồng 135.529 144.529 (9.000) (6,23%)
- Tài sản dài hạn
Triệu đồng 2.449.358 2.615.520 (166.162) (6,35%)
(TSDH)
3. Hệ số chi phí
Lần 0,8944 0,9314 (0,0370) (3,97%)
(Hcp = TCP/LCT)
- Tổng chi phí
Triệu đồng 5.293.945 6.810.077 (1.516.132) (22,26%)
(TCP = LCT-LNST
- Luân chuyển thuần
(LCT = DTTBH + Triệu đồng 5.919.293 7.311.851 (1.392.558) (19,05%)
DTTC + TNK)
4. Htt= Tv/Tr Lần 0,8127 0,8633 (0,0507) (5,87%)

Tv (IF)= Ifo+Ifi+Iff Triệu đồng 2.214.596,502 2.578.243,353 (363.647) (14,10%)

Tr= Tv-LCTT Triệu đồng 2.725.120 2.986.421 (261.301) (8,75%)

13
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát
Dựa vào bảng tính trên ta thấy cấu trúc tài chính cơ bản được thể hiện trên các phương diện
về vốn, doanh thu, chi phí. Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
có dấu hiệu nguy cơ rủi ro về tài chính. Doanh nghiệp cần cân nhắc chính sách hoạt động nhằm
sử dụng vốn giải quyết các mục tiêu: tự chủ, ổn định và hiệu quả
❖ Phân tích chi tiết
Hệ số tự tài trợ (Ht): Cuối năm 2020, hệ số tự tài trợ của công ty là 0,7806 lần, cho biết ở thời
điểm cuối kỳ, 1 đồng tài sản được tài trợ bởi 0,7806 đồng vốn chủ. Hệ số tự tài trợ cuối năm
2019 là 0,6960, cho biết ở thời điểm đầu kỳ, 1 đồng tài sản được tài trợ bởi 0,6960 đồng vốn chủ.
Hệ số tự tài trợ cuối năm >0,5 cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty cao hơn, công ty
không bị phụ thuộc tài chính, tức là nguồn vốn của công ty phần lớn vẫn được tài trợ từ nguồn
vốn của công ty. Không những thế, hệ số tự tài trợ cuối năm 2020 còn tăng 0,0846lần, tương ứng
tăng 12,16% so với cuối năm 2019, Ht tăng tức mức độ độc lập tài chính của DN cũng tăng.
Nguyên nhân là do tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng và tốc độ tăng của vốn
chủ sở hữu (12,81%) và tốc độ tăng của tổng tài sản (0,58%).
Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx): Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2020 là 2,0321 lần,
có nghĩa là tại cuối năm 2020 1 đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi 2,0321 đồng nguồn vốn dài
hạn. Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2019 là 1,6962 lần, có nghĩa là tại cuối năm 2019 một
đồng tài sản dài hạn được tài trợ bởi 1,6962 đồng nguồn vốn dài hạn. Htx >1 chứng tỏ nguồn
vốn dài hạn bé so với tài sản dài hạn, chính sách tài trợ của doanh nghiệp vẫn đảm bảo nguyên
tắc cân bằng tài chính, an toàn ổn định, giúp công ty giảm rủi ro trong thanh toán, đồng thời chớp
thời cơ kinh doanh. Tuy nhiên nếu công ty sử dụng nhiều nguồn vốn dài hạn sẽ làm tăng chi phí
sử dụng vốn. Thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ, hệ số tài trợ thường xuyên tăng 0,3358 lần, tương
ứng giảm 19,80%, cho thấy mức độ an toàn ổn định trong chính sách tài trợ được tăng lên.
Nguyên nhân là do nguồn vốn dài hạn tăng với tỷ lệ tăng là 12.19%, trong khi đó tài sản dài hạn
lại giảm 6.35%. Doanh nghiệp đang có những chính sách làm ảnh hưởng đến tài sản dài hạn tuy
nhiên Htx vẫn tăng cao.
Hệ số chi phí (Hcp) năm 2020 là 0,8944 cho biết để thu về 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp
phải bỏ ra 0,8944 đồng chi phí. Hcp <1 chứng tỏ chi phí bé hơn doanh thu, doanh nghiệp làm ăn
có lãi. Tuy nhiên, hệ số chi phí năm 2020 giảm 0,037 lần so với năm 2019, là một dấu hiệu tích
cực trong công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do tổng chi phí và tổng
luân chuyển thuần của doanh nghiệp đều giảm nhưng tốc độ giảm của tổng luân chuyển thuần
(19.05%) bé hơn tốc độ giảm của tổng chi phí (22.26%). Điều này chứng tỏ công tác quản trị
doanh thu - chi phí của doanh nghiệp đang đạt hiệu quả và nó làm tăng kết quả cũng như hiệu
quả kinh doanh của DN.

14
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Dòng tiền thu về: Dòng tiền thu về năm 2020 là 2.214.596trđ, giảm 363.647trđ, tương ứng
giảm 14.1% so với năm 2019 cho thấy khả năng tạo tiền của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, tổng
dòng tiền vào của doanh nghiệp lớn hơn so với tổng luân chuyển thuần nhưng dòng tiền thuần
lại âm cho thấy quy mô tạo tiền của doanh nghiệp nhỏ, tạo tiền có thể không xuất phát từ hoạt
động kinh doanh cốt lõi mà có thể xuất phát từ hoạt động tài chính. Điều này làm cho tình hình
tài chính của doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào các đối tác bên ngoài qua việc đi vay
và vì thế, rủi ro tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên.
Dòng tiền thuần: Dòng tiền thuần của năm 2020 là -510.524trđ, năm 2019 là -408.178trđ.
Năm 2020 so với 2019 giảm 102.345trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 25.07%. Lưu chuyển thuần
năm 2020, dòng tiền vào của doanh nghiệp dương nhưng dòng tiền thuần âm chứng tỏ mặc dù
tiền vào lớn nhưng tiền chi ra còn lớn hơn tiền vào, khả năng tạo tiền của doanh nghiệp không
đáp ứng đủ cho nhu cầu chi ra, cân đối thu chi tiền của doanh nghiệp có vấn đề. Công ty cần điều
chỉnh chính sách theo xu hướng tăng thu – giảm chi để bù lại cân đối cho doanh nghiệp.
Hệ số tạo tiền(Htt): Hệ số tạo tiền năm 2020 là 0,8127 cho thấy 1 đồng doanh nghiệp chi ra
thì thu về 0,8127 đồng. Năm 2019, hệ số tạo tiền là 0,8633, cho thấy 1 đồng doanh nghiệp chi
ra thì thu về 0.8633 đồng. Cả 2 năm 2019, 2020 Htt bé hơn 1 cho thấy khoản tiền doanh nghiệp
thu về bé hơn khoản tiền chi ra, điều này làm cho doanh nghiệp bị thiếu hụt chi phí chi ra trong
kỳ. Hệ số tạo tiền bé hơn 1 chứng tỏ dự trữ tiền của doanh nghiệp giảm xuống, giảm khả năng
thanh toán nhanh và ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lời trong tương lai. Tuy nhiên so
với năm 2019 thì chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra đã được rút ngắn, cho thấy doanh
nghiệp đang dần được cải thiện.
➢ Kết luận:
Như vậy, qua phân tích trên ta thấy cấu trúc tài chính của công ty trong năm 2020 có nhiều
biến động. Chính sách tài trợ chủ yếu trong năm là tài trợ nhiều từ vốn vay, điều này sẽ làm giảm
năng lực độc lập tự chủ tài chính của công ty. Bên cạnh đó, chi phí trong năm có xu hướng giảm
xuống, doanh nghiệp đang tận dụng tốt tài nguyên để giảm chi phí. Do đó, công ty cần có những
giải pháp, chính sách quản trị tài trợ cũng như chi phí kịp thời để nâng cao năng lực tài chính cho
doanh nghiệp.
➢ Biện pháp
Xây dựng chiến lược quản trị chi phí hiệu quả, giúp công ty tiết kiệm hơn nữa chi phí sử dụng
vốn, tránh làm sụt giảm nghiêm trọng dòng tiền
Tận dụng tốt đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE, EPS trong điều kiện kinh doanh hiệu quả.
Có thể cân nhắc giảm bớt các khoản vay nợ, tăng mức độ độc lập, tự chủ tài chính.

15
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời


BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI
Chênh lệch Tỷ lệ chênh
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2020 31/12/2019
tuyệt đối lệch
1. ROS =
Lần 0,1056 0,0686 0,0370 53,95%
LNST/LCT
2. BEP =
Lần 0,1146 0,0903 0,0243 26,90%
EBIT/Skd
Skd = (Skd ck+Skd Triệu
6.184.569 6.788.895 (604.325,5478) (8,90%)
đk)/2 đồng
3. ROA =
Lần 0,1011 0,0739 0,0272 36,81%
LNST/Skd
4. ROE =
Lần 0,1369 0,1206 0,0164 13,59%
LNST/Svc
Svc = (Svc CK+ Svc Triệu
4.566.881 4.162.344 404536 9,72%
đk)/2 đồng
5. EPS Lần 2,6978 2,2035 0,4943 22%

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát
Nhìn chung các hệ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tương
đối tốt. Cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời và đang có lãi. Trong đó, hệ số sinh lời hoạt
động (ROS) tăng mạnh chiếm 53,95%
❖ Phân tích chi tiết
Hệ số hệ số sinh lời hoạt động (ROS): Năm 2020, ROS là 0.1056 lần, cho biết 1 đồng luân
chuyển thuần tạo ra trong kỳ thì có 0,1056 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2019, ROS là 0,0686
lần, cho biết 1 đồng luân chuyển thuần tạo ra trong kỳ thì có 0,0686 đồng lợi nhuận sau thuế. Có
thể thấy, ROS > 0 chứng tỏ công tác quản trị doanh thu, chi phí của công ty đạt hiệu quả. Đồng
thời ROS vẫn giữ ở mức < 1 cho thấy công ty vẫn đang nằm trong mức tăng trưởng tương đối
ổn định, vẫn dương.
Tuy nhiên ROS năm 2020 tăng 0,037 lần so với năm 2019, tương ứng tăng 53.95%. Nguyên
nhân ROS tăng như vậy là do trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế và tổng luân chuyển thuần đều
tăng. Điều đó cho thấy hoạt động ngày càng hiệu quả, công tác quản trị đang đạt hiệu quả tốt.
Điều này cho thấy doanh nghiệp đang trên đà phát triển tốt.
Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP): BEP năm 2020 là 0,1146 lần, cho biết 1
đồng vốn kinh doanh đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,1146 đồng
16
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

lợi nhuận trước lãi vay và thuế. BEP năm 2019 là 0,0903 lần, cho biết 1 đồng vốn kinh doanh
đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,0903 đồng lợi nhuận trước lãi vay
và thuế. BEP năm 2010 tăng 0,0243 lần, tương ứng tăng 26.9% so với năm 2019, cho thấy khả
năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh tăng, một phần thể hiện năng lực hoạt động kinh doanh
trong năm tăng, tạo cơ sở thu hút nguồn vốn từ chủ nợ, chủ sở hữu, nhà đầu tư tiềm năng.
Nguyên nhân chính làm hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh tăng là do tốc độ tăng của
EBIT (15.06%) lớn hơn so với tốc độ giảm của vốn kinh doanh bình quân (8.9%), đây có thể là
một điều kiện thuận lợi, tạo cơ sở để công ty trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư vì khi
nhà đầu tư bỏ vốn vào công ty, dù đồng vốn ấy là vốn vay hay vốn chủ sở hữu thì khả năng sinh
lời cơ bản của công ty có BEP cao cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư thu được nhiều lợi nhuận
hơn, công ty có thể đang tận dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính.
Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA): ROA năm 2020 là 0,1011 lần, cho biết 1
đồng vốn kinh doanh đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,1011 đồng lợi nhuận sau thuế.
ROA năm 2019 = 0,0739 lần, cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đưa vào sản xuất kinh doanh tạo
ra được 0,0739 đồng lợi nhuận sau thuế. ROA năm 2020 tăng 0,0272 lần, tương đương ứng
36.81% so với năm 2019 cho thấy khả năng sinh lời ròng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang
tăng. Nguyên nhân là do năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng (24.63%) trong khi vốn kinh doanh
bình quân giảm (8.9%). ROA tăng cho thấy DN đang đạt được hiệu quả trong công tác quản lý
và sử dụng vốn kinh doanh.
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Năm 2020, ROE = 0,1369 lần, cho biết 1 đồng
vốn chủ đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1369 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm
2019, ROE = 0,1206 lần, cho biết 1 đồng vốn chủ đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo
ra 0,1206 đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2019, ROE năm 2020 tăng 0,0164 lần, tương ứng
tăng 13.59% cho thấy khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu tăng, doanh nghiệp có cơ sở thu hút các
nhà đầu tư và tăng trưởng bền vững. ROE tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng (24.63%) lớn hơn
nhiều so với vốn chủ sở hữu bình quân đang giảm (9.72%), chứng tỏ chất lượng hoạt động của
công ty có hiệu quả, công tác quản trị chi phí tốt.
Thu nhập trên một cổ phiếu thường (EPS): Năm 2020, thu nhập trên một cổ phiếu thường
là 2.6978. Năm 2019, thu nhập trên một cổ phiếu thường là 2.2035. Năm 2020 EPS đã tăng so
với năm 2019 là 210, tương ứng với tỷ lệ 22.43% cho thấy thu nhập trên một cổ phiếu tăng, khả
năng chi trả cổ tức cho các cổ đông tăng. EPS của doanh nghiệp giảm làm tăng sức hút đối với
các nhà đầu tư của doanh nghiệp, doanh nghiệp gặp được nhiều thuận lợi trong việc huy động
vốn.
➢ Kết luận:
Trong 2 năm 2019-2020, nhìn chung thì các công ty cùng lĩnh vực hay các ngành nghề khác
đều chịu những tác động mạnh của đại dịch covid-19. Làm cho các chỉ số biến động nhiều, qua
đó cho thấy cty cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, công ty
17
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

HABECO đến cuối năm 2020 đã có nhiều cải thiện tốt giúp cho các chỉ số đang trên đà tăng, hầu
hết các chỉ số đều tăng chỉ trừ hệ số sinh lời của vốn kinh doanh bị giảm. Nhưng các chỉ số còn
lại đều tăng, thể hiện cty đã có nhiều nỗ lực để lấy lại vị thế và phát triển bền vững.
➢ Giải pháp:
- Để các hệ số sinh lời tăng cao hơn so với năm trước, công ty cần có chính sách huy động
vốn hợp lý, sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả, phát huy được vai trò của việc sử
dụng đòn bẩy tài chính của công ty để đem lại lợi nhuận tối đa nhất cho công ty:
- Hạn chế việc tăng các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, cắt giảm các chi phí không cần thiết.
- Sử dụng các chiến lược bán hàng, chiến lược marketing để làm tăng lợi nhuận một cách tối
đa.
- Sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả, đầu tư vào những chính sách có khả năng sinh
lời cao, tránh việc sử dụng vốn lãng phí.

II. Phân tích tình hình nguồn vốn


BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
Đvt: triệu đồng
Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị Tỉ lệ (%) trọng
(%) (%) (%)

(6) = (2) (7) = (6)/ (8) =


(1) (2) (3) (4) (5)
- (4) (4) * 100 (3) - (5)

C.NỢ
1.360.605 21,94 1.874.772 30,40 (514.167) (27,43) (8,46)
PHẢI TRẢ

I. Nợ ngắn
1.225.076 90,04 1.730.243 92,29 (505.167) (29,20) (2,25)
hạn
1. Phải trả
người bán 800.129 58,81 1.102.638 58,81 (302.509) (27,44) (0,01)
ngắn hạn

18
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

2. Người
mua trả tiền
4.967 0,37 4.905 0,26 62 1,26 0,10
trước ngắn
hạn
3. Thuế và
các khoản
106.904 7,86 111.240 5,93 (4.336) (3,90) 1,92
phải nộp
Nhà nước
4. Phải trả
người lao 91.652 6,74 49.141 2,62 42.511 86,51 4,11
động
5. Chi phí
phải trả 15.619 1,15 32.141 1,71 (16.522) (51,40) (0,57)
ngắn hạn
6. Phải trả
nội bộ ngắn - - - - - - -
hạn
7. Phải trả
ngắn hạn 158.592 11,66 156.543 8,35 2.049 1,31 3,31
khác
8. Dự phòng
phải trả - - 256.320 13,67 - - -
ngắn hạn
9. Quỹ khen
thưởng, 47.212 3,47 17.331 0,92 29.881 172,41 2,55
phúc lợi
II. Nợ dài
135.529 9,96 144.529 7,71 (9.000) (6,23) 2,25
hạn
1. Phải trả
người bán - - - - - - -
dài hạn

19
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

2. Doanh
thu chưa
573 0,42 4.012 2,78 (3.439) (85,72) (2,35)
thực hiện
dài hạn
3. Phải trả
134.956 99,58 140.517 97,22 (5.561) (3,96) 2,35
dài hạn khác
4. Quỹ phát
triển khoa - - - - - -
học và công
D - VỐN
CHỦ SỞ 4.841.752 78,06 4.292.010 69,60 549.742 12,81 8,46
HỮU
I. Vốn chủ
4.841.752 100,00 4.292.010 100,00 549.742 12,81 0,00
sở hữu
1. Vốn góp
2.318.000 47,88 2.318.000 54,01 0 0,00 (6,13)
chủ sở hữu
- Cổ phiếu
phổ thông
2.318.000 47,88 2.318.000 54,01 0 0,00 (6,13)
có quyền
biểu quyết
- Cổ phiếu
- - - - - - -
ưu đãi
2. Quỹ đầu
787.256 16,26 782.256 18,23 5.000 0,64 (1,97)
tư phát triển
3. Quỹ khác
thuộc vốn 4.197 0,09 5.573 0,13 (1.376) (24,69) (0,04)
chủ sở hữu
4. Lợi nhuận
sau thuế
1.732.389 35,78 1.181.181 27,52 551.208 46,67 8,26
chưa phân
phối

20
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

- LNST
chưa phân
phối luỹ kế 1.115.939 23,05 690.731 16,09 425.208 61,56 6,95
đến cuối
năm trước

- LNST
chưa phân 616.450 12,73 490.450 11,43 126.000 25,69 1,30
phối kỳ này

5. Nguồn
vốn đầu tư - - - - - - -
XDCB
II. Nguồn
- - - - - - -
kinh phí
1. Nguồn
- - - - - - -
kinh phí
2. Nguồn
kinh phí đã
- - - - - - -
hình thành
TSCĐ
TỔNG
CỘNG
6.202.357 100,00 6.166.781 100,00 35.576 0,58 0,00
NGUỒN
VỐN

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2020 là 6.202.357 triệu đồng, đây là doanh nghiệp
có quy mô lớn và quy mô có xu hướng tăng, khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong ngành cao,
tiềm lực tài chính mạnh. So với năm 2019 thì tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng 35.576 triệu
đổng, tỷ lệ tăng 0,58%. Nguồn vốn tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh

21
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

doanh. Nguồn vốn tăng là chủ yếu do Vốn chủ sở hữu tăng 549.742 triệu đồng, tỷ lệ tăng là
12,81%, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tăng trưởng.
Cơ cấu nguồn vốn: tỷ trọng Vốn chủ sở hữu cao hơn Nợ phải trả (Nợ phải trả tại doanh nghiệp
cuối năm 2020 là 1.360.605 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,94%, còn lại 78,06% là
Vốn chủ sở hữu, cụ thể là 4.841.752 triệu đồng với tốc độ tăng 12,81%), cho thấy quy mô
nguồn vốn huy động của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp đang tự chủ tài chính và không bị
phụ thuộc tài chính vào bên ngoài nhiều. Điều này sẽ làm tăng tiềm lực tài chính và hạ thấp chi
phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
❖ Phân tích chi tiết:
Nợ phải trả của doanh nghiệp cuối năm 2020 là 1.360.605 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,94%
giảm 514.167 triệu đồng tương ứng với 27,43% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ
ngắn hạn giảm, điều này làm thay đổi tỷ trọng nợ ngắn hạn và dài hạn trong tổng nguồn vốn. Cụ
thể nợ ngắn hạn cuối năm là 1.225.076 triệu đồng, chiếm 90,04%, giảm 505.167 triệu đồng, tỷ
lệ giảm 29,20%. Cho thấy doanh nghiệm chủ yếu huy động nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu
sử dụng vốn, huy động nợ ngắn hạn để tài trợ một mặt giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sử
dụng vốn nhưng mặt khác cũng khiến rủi ro thanh khoản cao hơn, doanh nghiệp phải đối mặt với
áp lực thanh toán nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn năm 2020 giảm so với năm 2019 chỉ yếu do giảm khoản phải trả người
bán ngắn hạn với giá trị giảm 302.509 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 27,44%. Đây là
nguồn vốn chiếm tỷ trọng chính trong nguồn vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này
tuy giảm nhưng vẫn chiếm phần lớn trong nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có uy tín trong
lĩnh vực, có mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp, nó giúp doanh nghiệp bù đắp sự thiếu hụt
nhất thời về vốn, là một phần làm giảm áp lực vay vốn hay chi phí sử dụng vốn.
Người mua trả tiền trước ngắn hạn tại thời điểm năm 2020 là 4.967 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng 0,37%, tăng 62 triệu đồng tương ứng với 1,26%. Doanh nghiệp cần đảm bảo theo dõi
các khoản nợ để thanh toán đúng hạn
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tại thời điểm cuối năm 2020 là 106.904 triệu
đồng, giảm 4.336 triệu đồng tương ứng với 3,90%, doanh nghiệp cần xem xét để tránh bị nộp
phạt và đảm bảo uy tín đối với cơ quan thuế.
Phải trả người lao động năm 2020 là 91.652 triệu đồng, tăng 42.511 triệu đồng tương
ứng với 86,51% so với năm 2019, cho thấy doanh nghiệp có nhiều chính sách về nhân sự. Các
chế độ, chính sách chăm lo cho người lao động thường xuyên được duy trì và ngày càng được
chú trọng.
Ngoài ra, quy mô nợ ngắn hạn giảm là do chi phí phải trả ngắn hạn giảm 16.522 triệu
đồng, tương ứng 51,40%. Bên cạnh đó, trong năm 2020 các khoản Phải trả ngắn hạn khác và quỹ
khen thưởng phúc lợi cũng đều tăng.

22
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Nợ dài hạn của doanh nghiệp năm 2020 là 135.529 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,96%,
giảm 9.000 triệu đồng tương ứng với giảm 6,23% so với năm 2019, có ảnh hưởng không đáng
kể đến nguồn nợ. Chỉ tiêu này giảm chủ yếu là do Doanh thu chưa thực hiện dài hạn giảm 3.439
triệu đồng, tỷ lệ giảm 85,72% và Phải trả dài hạn khác giảm 5.561 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3,96%.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2020 tăng 549.742 triệu đồng tương ứng với
12,81% so với năm 2019. Trong cơ cấu của vốn chủ sở hữu thì vốn góp chủ sở hữu chiếm tỷ
trọng chủ yếu (chiếm đến 47,88% cơ cấu vốn chủ sở hữu trong năm 2020).Tuy nhiên chỉ tiêu
này không tăng, không góp phần vào gia tăng vốn chủ.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2020 là 1.732.389 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 35,78%, tăng 551.208 triệu đồng tương ứng với 46,67% cho thấy kết quả sản xuất trong
năm của doanh nghiệp tốt. Trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm
trước chiếm 23,05% ( tăng 61,56% so với năm 2019), còn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ
này chiếm 12,73% ( tăng 25,69% so với năm 2019) cho thấy năm 2020, doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả, nhưng lợi nhuận còn phụ thuộc chủ yếu từ lợi nhuận chưa phân phối kỳ trước.
Quỹ đầu tư phát triển năm 2020 tăng 5000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 0,64% cho thấy doanh
nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư vào chiều sâu trong
năm tới.
Bên cạnh đó, Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu giảm 1.376 triệu đồng, tương ứng với 24,69%.
Kết luận:
Như vậy, quy mô nguồn vốn tăng lên là do sự tăng của Vốn chủ sở hữu. Chính sách huy
động thiên về huy động vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn
của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tự chủ tài chính và không bị phụ thuộc
tài chính vào bên ngoài nhiều, làm tăng tiềm lực tài chính và hạ thấp chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Qua đánh giá nguồn vốn ta thấy doanh nghiệp trong năm hoạt động sản xuất kinh doanh và
sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tuy nhiên chi phí sử dụng vốn thấp và có lợi cho doanh nghiệp
nếu dùng đòn bẩy tài chính thành công.
Giải pháp
Xây dựng kế hoạch trả nợ chi tiết, nhất là nợ ngắn hạn bởi phần lớn nợ phải trả là nợ ngắn
hạn với đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian tới, tùy vào tình hình thực tế, doanh nghiệp cần điều chỉnh chính sách
huy động vốn sao cho phù hợp để tăng tiềm lực tài chính, giảm phụ thuộc vào bên ngoài.
Bên cạnh đó, doanh nghiêp cần có nhiều giải pháp tiêu thụ sản phẩm cũng như các biện
pháp sử dụng các chiến lược marketing, truyền thông, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm…
để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng đảm bảo sản
xuất, chủ động thỏa thuận và bàn bạc tìm nguồn cung mới, nâng cao công tác quản lý nhân sự,
áp dụng các phần mềm quản lý đảm bảo an toàn cho người lao động.
23
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

III. Phân tích hoạt động tài trợ


BẢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
ĐVT: triệu đồng

So sánh
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019
Chênh lệch Tỉ lệ (%)

I. Vốn lưu chuyển 2.527.923 1.821.018 706.905 38,82%

1. Nguồn vốn dài hạn 4.977.280 4.436.537 540.743 12,19%

a. Nợ dài hạn 135.529 144.528 (8.999) (6,23%)

b. Vốn chủ sở hữu 4.841.751 4.292.009 549.742 12,81%

2. Tài sản dài hạn 2.449.357 2.615.519 (166.162) (6,35%)

II. Hệ số tài trợ


thường xuyên (Htx) 2,03 1,69 0,34 19,80%
(lần)

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát: Hoạt động tài trợ thay đổi về cơ bản so với năm 2019 trên phương
diện quy mô, tỉ lệ và cơ cấu:
- Vốn lưu chuyển trong năm 2020 đã tăng mạnh là 706.905 triệu đồng, tỉ lệ tăng 38,82% (vốn
lưu chuyển cuối năm 2020 là 2.527.923 triệu đồng và vốn lưu chuyển cuối năm 2019 là 1.821.018
triệu đồng)
- Hệ số tài trợ thường xuyên trong năm 2020 cũng tăng, cụ thể giảm 0,34 lần (hệ số tài trợ
thường xuyên cuối năm 2020 là 2,03 lần và hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2019 là 1,69
lần)
- Có thể thấy VLC cuối mỗi năm đều > 0, Htx > 1 nên chính sách tài trợ của doanh nghiệp là
ổn định và cả năm doanh nghiệp đều duy trì chính sách tài trợ an toàn . Chỉ tiêu vốn lưu chuyển
và hệ số tài trợ thường xuyên tăng trong năm 2020 là hoàn toàn hợp lí vì đảm bảo được chính
sách tài trợ an toàn trong năm.

24
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

❖ Phân tích chi tiết:


Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2020 là 2,03 lần, đầu năm
là 1,69, tăng 0,34 lần với tốc độ tăng là 19,80% so với đầu năm. Hệ số này tăng là do tốc độ tăng
của nguồn vốn dài hạn (12,19%) cao hơn tốc độ giảm của tài sản dài hạn (-6,35%). Hệ số tài trợ
thường xuyên tại đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 cho thấy nguồn vốn dài hạn của doanh
nghiệp lớn hơn tài sản dài hạn từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để
tài trợ cho tài sản ngắn hạn, chính sách tài trợ an toàn, ổn định nhưng chi phí sử dụng vốn cao,
áp lực trả nợ và áp lực sinh lời lớn.
Vốn lưu chuyển: Vốn lưu chuyển tại thời điểm cuối năm 2020 là 2.527.923 triệu đồng, tăng
706.905 triệu đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 38,82% cho thấy chính sách tài trợ của doanh
nghiệp đang được điều chỉnh theo hướng an toàn, ổn định. Số vốn lưu chuyển ở đầu năm và cuối
năm khá hợp lý đối với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, chứng tỏ doanh nghiệp đã huy
động được một lượng vừa phải nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, đảm bảo nguyên
tắc cân bằng tài chính. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
Nguồn vốn dài hạn cuối năm 2020 là 4.977.280 triệu đồng, đầu năm là 4.436.537 triệu đồng,
tăng 540.743 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 12,19%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,
nguồn vốn dài hạn tăng làm vốn lưu chuyển cuối năm tăng so với đầu năm là 540.743 triệu đồng.
Nguồn vốn dài hạn tăng chủ yếu là do doanh nghiệp tăng huy động vốn từ nguồn Vốn chủ sở
hữu và một phần nhỏ là do Nợ phải trả dài hạn giảm, cụ thể: chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cuối năm
2020 tăng 549.742 triệu đồng so với thời điểm đầu năm còn nợ phải trả dài hạn giảm 8.999 triệu
đồng. Vốn chủ sở hữu cuối năm 2020 của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối năm nay tăng. Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp tăng nên hoạt động tài trợ
của doanh nghiệp đảm bảo được sự ổn định, an toàn là nhờ vào doanh nghiệp đã cân đối, tăng
giảm các chỉ tiêu trong nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn để phù hợp với điều kiện, yêu cầu
của nền kinh tế trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay
Tài sản dài hạn cuối năm 2020 là 2.449.357 triệu đồng, đầu năm là 2.615.519 triệu đồng giảm
166.162 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 6,35%. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tài sản
dài hạn giảm làm vốn lưu động giảm 166.162 triệu đồng. Tài sản dài hạn giảm chủ yếu là do
nguyên nhân chủ quan: chủ yếu là do giá trị hao mòn tài sản tăng mạnh, còn lại 1 phần là do thực
hiện thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định đặc biệt là máy móc, thiết bị để đầu tư mua mới,
áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sản xuất tự động hóa để tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. doanh nghiệp cần chú
ý nâng cao hiệu suất sử dụng các loại TSCĐ bởi nhiều loại tài sản chịu ảnh hưởng của hao mòn
vô hình, kiểm tra lại chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định
➢ Kết luận:
Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp trong năm 2020 là phù hợp. Trong năm 2020, mặc dù chịu
ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng nguồn tài
25
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

trợ và sử dụng nguồn tài trợ của doanh nghiệp trong năm 2020 vẫn tăng lên, điều đó cho thấy
chính sách tài trợ của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và tương đối ổn định,
an toàn. Chính sách tài trợ có xu hướng biến động theo chiều hướng tốt, doanh nghiệp cần tiếp
tục sử dụng nguồn tài trợ đúng mục đích, phù hợp, tiết kiệm để tăng hiệu quả trong dài hạn.
➢ Giải pháp:
Trước mắt, doanh nghiệp có thể cơ cấu lại chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư theo
hướng huy động thêm nợ dài hạn hoặc gia tăng vốn chủ với mục đích làm tăng nguồn vốn dài
hạn để đủ tài trợ cho cả tài sản ngắn hạn hoặc doanh nghiệp thanh lí bớt những tài sản cố định
không cần thiết, qua đó thiết lập cân bằng giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn.
Doanh nghiệp cũng nên lên kế hoạch trả nợ hợp lí để đảm bảo được mức độ an toàn ổn định,
để giảm bớt chi phí sử dụng vốn, đồng thời để duy trì uy tín với những doanh nghiệp có liên
quan. Vấn đề uy tín và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp cũng là cần thiết để luôn có giá
đầu vào hợp lí, tránh tình trạng dự trữ quá lớn, chiếm dụng vốn hay áp lực thanh toán.
Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy sử dụng nguồn tài trợ đúng mục đích, phù hợp, tiết kiệm
để tăng hiệu quả trong dài hạn

IV. Phân tích tình hình tài sản


BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN
ĐVT: triệu đồng
31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch

Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Tỷ lệ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng
(%)
(%) (%) (%)

A- TÀI
SẢN NGẮN 3.752.999 60,51 3.551.262 57,59 201.737 5,68 2,92
HẠN

I. Tiền và
các khoản
565.089 15,06 1.075.612 30,29 (510.523) (47,46) (15,23)
tương
đương tiền
1. Tiền 353.919 62,63 768.037 71,40 (414.118) (53,92) (8,77)

26
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

2. Các
khoản tương 211.170 37,37 307.575 28,60 (96.405) (31,34) 8,77
đương tiền
II. Đầu tư
tài chính 2.172.511 57,89 1.423.159 40,07 749.352 52,65 17,81
ngắn hạn
1. Đầu tư
nắm giữ đến
2.172.511 100,00 1.423.159 100,00 749.352 52,65 0,00
ngày đáo
hạn
III. Các
khoản phải
453.391 12,08 499.694 14,07 (46.303) (9,27) (1,99)
thu ngắn
hạn
1. Phải thu
ngắn hạn 281.530 62,09 300.373 60,11 (18.843) (6,27) 1,98
khách hàng
2. Trả trước
cho người
34.970 7,71 41.155 8,24 (6.185) (15,03) (0,52)
bán ngắn
hạn
3.Phải thu
ngắn hạn 140.903 31,08 162.178 32,46 (21.275) (13,12) (1,38)
khác
4.Dự phòng
phải thu
(4.012) (0,88) (4.012) (0,80) 0 0,00 (0,08)
ngắn hạn
khó đòi
IV. Hàng
257.294 6,86 249.833 7,04 7.461 2,99 -0,18
tồn kho
1. Hàng tồn
257.294 100,00 249.833 100,00 7.461 2,99 0,00
kho

27
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

V. Tài sản
ngắn hạn 304.714 8,12 302.964 8,53 1.750 0,58 -0,41
khác
1. Chi phí
trả trước 12.166 3,99 9.541 3,15 2.625 27,51 0,84
ngắn hạn
2. Thuế
GTGT được 5.567 1,83 14.998 4,95 (9.431) (62,88) (3,12)
khấu trừ
3. Thuế và
các khoản
khác phải 286.981 94,18 278.425 91,90 8.556 3,07 2,28
thu Nhà
nước
B - TÀI
SẢN DÀI 2.449.358 39,49 2.615.519 42,41 (166.161) (6,35) (2,92)
HẠN
I. Các
khoản phải 0 0,00 0 0,00 0 0,00
thu dài hạn 0

II. Tài sản


1.053.331 43,00 1.175.284 44,94 (121.953) (10,38) (1,94)
cố định
1. Tài sản cố
định hữu 1.029.617 97,75 1.166.641 99,26 (137.024) (11,75) (1,51)
hình

- Nguyên giá 3.915.253 380,26 3.880.895 332,66 34.358 0,89 47,61

- Giá trị hao


(2.885.636) (280,26) (2.714.254) (232,66) (171.382) 6,31 (47,61)
mòn lũy kế

28
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

2. Tài sản cố
23.714 2,25 8.643 0,74 15.071 174,37 1,52
định vô hình

- Nguyên giá 56.701 239,10 35.920 415,60 20.781 57,85 (176,49)

- Giá trị hao


(32.987) (139,10) (27.277) (315,60) (5.710) 20,93 176,49
mòn lũy kế
IV. Tài sản
dở dang dài 28.319 1,16 19.021 0,73 9.298 48,88 0,43
hạn
1. Chi phí
xây dựng cơ 28.319 100,00 19.021 100,00 9.298 48,88 0,00
bản dở dang
V. Đầu tư
tài chính 1.261.645 51,51 1.255.142 47,99 6.503 0,52 3,52
dài hạn
1. Đầu tư
vào công ty 1.122.326 88,96 1.122.326 89,42 0 0,00 (0,46)
con
2. Đầu tư
vào công ty
131.369 10,41 131.369 10,47 0 0,00 (0,05)
liên doanh.
liên kết
3. Đầu tư
góp vốn vào 36.250 2,87 36.250 2,89 0 0,00 (0,01)
đơn vị khác
4. Dự phòng
đầu tư tài
(28.300) (2,24) (34.803) (2,77) 6.503 (18,69) 0,53
chính dài
hạn
VI. Tài sản
dài hạn 106.063 4,33 166.072 6,35 (60.009) (36,13) (2,02)
khác
29
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

1. Chi phí
trả trước dài 106.063 100,00 166.072 100,00 (60.009) (36,13) 0,00
hạn
TỔNG TÀI
6.202.357 100,00 6.166.781 100,00 35.576 0,58 0,00
SẢN

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Cuối năm 2020, tổng tài sản của Công ty là 6.202.357 triệu đồng, tăng 35.576 triệu đồng so
với cuối năm 2019, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,58%. Trong đó: TSNH cuối năm 2020 là 3.752.999
triệu đồng, tăng 201.737 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 5,68% so với năm 2019; TSDH cuối năm
2020 là 2.449.358 triệu đồng, giảm 166.161 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 6,35% so với năm
2019. Điều này cho thấy quy mô tài sản của Công ty lớn thể hiện tình hình tài chính đang có dấu
hiệu khởi sắc. Năm 2020 là một năm thật sự khó khăn đối với ngành bia rượu nước giải khát bởi
chịu tác động kép từ luật phòng chống tác hại của rượu bia và dịch bệnh Covid-19 bùng phát
nhưng tài sản của Công ty năm này vẫn tăng tạo cơ sở tăng quy mô kinh doanh và nâng cao năng
lực cạnh tranh trên thị trường.
Xét về cơ cấu, tỷ trọng TSNH cuối năm 2020 chiếm 60,51%, tăng 2,92% so với đầu năm; tỷ
trọng TSDH cuối năm chiếm 39,49%, giảm 2,92% so với đầu năm. Dựa vào tỷ trọng cũng như
tốc độ tăng giảm của TSNH và TSDH nêu trên cho thấy chính sách đầu tư của Công ty thiên về
TSNH. Việc đầu tư nhiều vào TSNH giúp đẩy nhanh vòng quay vốn, khả năng thu hồi vốn tốt,
giảm rủi ro trong thanh toán ngắn hạn; đồng thời tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh cũng
tốt hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô, năng lực sản xuất khó khăn hơn, không tận dụng được
lợi thế của đòn bẩy kinh doanh để nâng cao lợi nhuận. Trọng điểm phân tích là chính sách đầu
tư cho TSNH, ngoài ra còn chính sách đầu tư vào TSCĐ.
❖ Phân tích chi tiết:
Tài sản ngắn hạn: Cuối năm 2020, TSNH đạt 3.752.999 triệu đồng, cuối năm 2019 là
3.551.262 triệu đồng, cuối năm 2020 tăng 201.737 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng với tốc
độ tăng là 5,68 là do đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác tăng đồng
thời tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn giảm. Trong tổng tài sản
ngắn hạn, đầu tư tài chính ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và đang có xu hương tăng vào
cuối năm. Điều này chứng tỏ Công ty đang thiên về chính sách đầu tư vào TSNH với mong muốn
tăng khả năng sinh lời. Cụ thể:
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm, cụ thể cuối năm 2020 là 565.089 triệu đồng, cuối
năm 2019 là 1.075.612 triệu đồng, giảm 510.523 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 47,46%. Tỷ
trọng của chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền trong TSNH cuối năm 2020 là 15,06%,
30
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

giảm 15,23% so với đầu năm. Điều này cho thấy trong năm Công ty đã sử dụng tiền để đầu tư
cho tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho, phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh và trang trải
cho các khoản chi phí của Công ty, góp phần giúp cải thiện được khả năng sinh lời trong tương
lai của Công ty, tránh tình trạng đồng tiền mất giá do lạm phát. Tuy nhiên, việc tiền và các khoản
tương đương tiền giảm có thể là một điều không tốt cho Công ty vì có thể dẫn đến tình trạng
thiếu hụt tiền từ đó gây căng thẳng trong thanh toán, giảm khả năng thanh toán nhanh. Tiền của
Công ty giảm chủ yếu do hoạt động đầu tư (giảm từ 560.432 triệu đồng xuống 644.871 triệu
đồng), trong đó chủ yếu Công ty tập trung chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác cho
thấy Công ty đang chi nhiều tiền cho đầu tư. Mặt khác, đây là khoản mục có tính thanh khoản
cao nhất trong TSNH, do đó sự giảm sút này làm giảm tính thanh khoản cho Công ty. Vì vậy,
Công ty cần phải xem xét lại chính sách đầu tư, thu chi tiền để có các biện pháp điều chỉnh phù
hợp tránh xảy ra tình trạng thiếu hụt tiền gây mất khả năng thanh toán cũng như nên cân nhắc sử
dụng tiền một cách hợp lý để giảm thiểu rủi ro tài chính có thể xảy ra.
Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng, cụ thể cuối năm 2020 là 2.172.511 triệu đồng, cuối năm
2019 là 1.423.159 triệu đồng, tăng 749.352 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 52,65% so với đầu
năm. Tỷ trọng của đầu tư tài chính ngắn hạn cuối năm 2020 chiếm 57,89%, tăng 17,81% so với
đầu năm. Chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH qua 2 năm và
có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đang tăng cường đầu tư vào tài chính ngắn hạn giúp đa
dạng hóa danh mục đầu tư, từ đó làm tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, xu hướng tăng này cũng
tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đầu tư cho Công ty. Trong khi đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên thì doanh
thu từ hoạt động tài chính lại có dấu hiệu giảm, cụ thể doanh thu tài chính năm 2020 là 156.872
triệu đồng, giảm 43.243 triệu đồng so với năm 2019 chứng tỏ chính sách đầu tư ngắn hạn của
Công ty có thể không hiệu quả và có nguy cơ mất vốn, rủi ro đầu tư trong tương lai nên Công ty
cần xem xét và cải thiện.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm, cụ thể cuối năm 2020 là 453.391 triệu đồng, cuối năm
2019 là 499.694 triệu đồng, giảm 46.303 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 9,27% so với đầu năm.
Tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2020 là 12,08%, giảm 1,99% so với đầu năm
cho thấy công tác thu hồi nợ tốt hơn. Trong đó tác động chủ yếu là phải thu ngắn hạn của khách
hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động khá lớn, đồng thời phải thu ngắn hạn khác biến động
lớn nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn. Phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 6,27% cho
thấy Công ty đang tích cực thu hồi các khoản nợ của khách hàng, điều này phản ánh công tác thu
hồi nợ của Công ty khá tốt, giúp Công ty thu hồi được tiền bị chiếm dụng từ khách hàng để từ
đó có tiền chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn hoặc có thể mang đi đầu tư sinh lời. Bên cạnh đó
còn giúp Công ty giảm được chi phí thu hồi nợ và rủi ro nợ xấu không thu hồi được. Mặt khác,
tốc độ giảm phải thu ngắn hạn của khách hàng (6,27%) thấp hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ (22,77%). Điều này cũng cho thấy Công ty đang thắt chặt chính
sách tín dụng thương mại, có thể làm giảm nhu cầu mua của khách hàng từ đó ảnh hưởng không
31
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

tốt đến doanh thu, Công ty cần cân nhắc thực hiện linh hoạt và mềm dẻo trong việc đưa ra chính
sách bán hàng và thu nợ, nên phân loại khách hàng để áp dụng chính sách tín dụng sao cho phù
hợp, tránh rủi ro khách hàng tìm đến những Công ty khác có chính sách hấp dẫn hơn. Đặc biệt
trong năm 2020 thì dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi vẫn không thay đổi do không có khoản
phải thu về cho vay ngắn hạn nào phát sinh, đây là cũng là dấu tích cực cho thấy trong năm Công
ty không phát sinh nợ xấu về cho vay.
Hàng tồn kho tăng, cụ thể cuối năm 2020 là 257.294 triệu đồng, cuối năm 2019 là 249.833
triệu đồng, tăng 7.461 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 2,99%. Tỷ trọng của hàng tồn kho cuối
năm 2020 là 6,86%, giảm 0,18% so với đầu năm cho thấy Công ty có lượng hàng để cung ứng
đầy đủ kịp thời cho khách hàng. Hàng tồn kho là nhóm tài sản thiết yếu góp phần đáng kể gia
tăng khả năng sinh lời nếu quản lý hiệu quả. Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là công cụ dụng
cụ và hàng hóa, thành phẩm, do đó trong năm Công ty tiến hành mua sắm công cụ dụng cụ phục
vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty có lượng hàng hóa dồi dào, sẵn sàng cung
ứng cho khách hàng hoặc do đặc thù sản phẩm (bia, rượu, nước giải khát, …) mà Công ty tích
trữ chờ thời điểm thích hợp đưa ra thị trường. Mặt khác, giá vốn hàng bán năm 2020 giảm
1.347.637 triệu đồng với tỷ lệ 24,03% so với năm 2019. Tốc độ tăng của hàng tồn kho (2,99%)
chậm hơn tốc độ giảm của GVHB (24,03%), có thể thấy số vòng quay HTK có dấu hiệu giảm,
dẫn đến tốc độ luân chuyển HTK giảm. HTK tăng lên do công tác quản trị hàng tồn kho có thể
chưa tốt, hoặc công ty không tiêu thụ được sản phẩm. Tuy nhiên, việc dự trữ hàng tồn kho nhiều
sẽ ảnh hưởng không tốt đến Công ty bởi chi phí lưu kho, chi phí bảo quản tăng, rủi ro hàng tồn
kho bị hư hỏng tổn thất, đồng thời hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nên tăng hàng tồn kho
làm giảm tính thanh khoản của Công ty.
Tài sản dài hạn: Cuối năm 2020, TSDH là 2.449.358 triệu đồng, giảm 166.161 triệu đồng
ứng với tỷ lệ giảm là 6,35% so với đầu năm là do tài sản cố định, tài sản dài hạn khác giảm và
tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn tăng. Điều này cho thấy có thể Công ty đang thu
hẹp quy mô, giảm năng lực sản xuất, vòng quay vốn ngắn, tốc độ luân chuyển vốn nhanh, giảm
rủi ro thanh khoản. Trong TSDH, đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất vào năm 2020
và TSCĐ biến động lớn. Cụ thể:
Trong 2 năm 2019 và 2020, khoản phải thu dài hạn của Công ty bằng 0, đây là một tín hiệu
tích cực cho thấy Công ty không phải phát sinh thêm các khoản chi phí thu hồi nợ dài hạn, tạo
các cơ hội kinh doanh mới, đầu tư dài hạn.
Tài sản cố định giảm, cụ thể cuối năm 2020 là 1.053.331 triệu đồng, giảm 121.953 triệu đồng
ứng với tỷ lệ giảm là 10,38% so với đầu năm. Tỷ trọng của tài sản cố định trong TSDH năm 2020
chiếm 43%, giảm 1,93% so với năm 2019. Trong đó, TSCĐ hữu hình giảm 137.024 triệu đồng
ứng với tỷ lệ 11,75%, TSCĐ vô hình tăng 15.071 triệu đồng ứng với tỷ lệ 174,37%. TSCĐ giảm
chủ yếu là do TSCĐ hữu hình giảm (TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ). Điều này
cho thấy trong năm 2020 Công ty thực hiện thanh lý một số máy móc thiết bị đã cũ, để thêm mới
32
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

thiết bị dụng cụ quản lý, cụ thể Công ty đã đầu tư thêm thiết bị dụng cụ quản lý với giá trị hơn
106 triệu đồng nhằm quản lý tốt các hoạt động kinh doanh trong Công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng
của nguyên giá nhỏ hơn tốc độ tăng của hao mòn và giá trị thanh lý, vì thế giá trị TSCĐ hữu hình
cuối năm vẫn giảm. Nếu TSCĐ hữu hình giảm mạnh thì có thể lại không tốt cho Công ty, quy
mô sản xuất kinh doanh đã giảm đi đáng kể do lúc này thanh lý TSCĐ quá lớn. Mặt khác TSCĐ
vô hình tăng chủ yếu do mua thêm phần mềm máy tính giúp phục vụ việc quản lý kinh doanh tốt
hơn, gia tăng uy tín thương hiệu của Công ty trên thị trường.
Đầu tư tài chính dài hạn tăng nhẹ, cụ thể cuối năm 2020 là 1.261.645 triệu đồng, tăng 6.503
triệu đồng ứng với tỷ lệ 0,52% so với đầu năm. Tỷ trọng của đầu tư tài chính dài hạn năm 2020
là 51,51%, tăng 3,52% so với đầu năm chủ yếu là do dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tăng.
Điều này cho thấy Công ty đã quản lý tốt khoản đầu tư tài chính dài hạn, giúp Công ty tăng khả
năng sinh lời trong bối cảnh thị trường tài chính tăng, đa dạng hóa danh mục đầu tư, tuy nhiên
vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Trong đầu tư tài chính dài hạn thì đầu tư vào công ty con chiếm phần
lớn nhưng lại không có sự biến động giữa 2 năm 2019 và 2020, phần nào cho thấy chiến lược
của Công ty mẹ là mở rộng thị phần, gia tăng giá trị cộng hưởng cho toàn Tập đoàn, …
Tài sản dài hạn khác giảm, cụ thể cuối năm 2020 là 106.063 triệu đồng, giảm 60.009 triệu
đồng ứng với tỷ lệ 36,13% so với đầu năm. Tỷ trọng của tài sản dài hạn khác năm 2020 chiếm
4,33%, giảm 2,02% so với năm 2019 là do giảm chi phí trả trước dài hạn. Nguyên nhân là do nhà
cung cấp đã thực hiện nghĩa vụ đối với Công ty về việc thuê đất, thuê mặt bằng nên chi phí trả
trước giảm. Điều này cho thấy Công ty vẫn phải duy trì trang trải một phần tiền khá lớn nhưng
lại không thể triển khai nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trong mùa dịch. Việc này gây lãng
phí vốn, tuy nhiên khó khăn này là không thể tránh khỏi.
➢ Kết luận:
Như vậy, quy mô tài sản của Công ty trong năm 2020 biến động tăng lên là do tốc độ tăng
của TSNH lớn hơn tốc độ giảm của TSDH, Công ty đặc biệt chú trọng đầu tư vào TSNH. Trong
năm 2020, Công ty giảm bớt những khoản chiếm dụng vốn như Phải thu khách hàng ngắn hạn,
phải thu ngắn khác, đồng thời giảm đầu tư vào TSCĐ nhưng lại đổi mới máy móc thiết bị phục
vụ hoạt động kinh doanh, chính vì thế Công ty vẫn có được doanh thu tăng thêm so với năm
trước. Trong năm 2020, Công ty tập trung đẩy mạnh đầu tư tài chính ngắn hạn nhưng chưa thực
sự đem lại hiệu quả. Chính vì thế mà Công ty cần xem xét, cân nhắc chiến lược đầu tư sao cho
hợp lý, cần dự phòng trước những biện pháp cụ thể để phòng ngừa những rủi ro có thể phát sinh.
➢ Giải pháp:
Công ty nên điều chỉnh các chính sách bán hàng phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, đưa ra
chính sách quản trị hàng tồn kho hợp lý, giảm dự trữ hàng tồn kho nhằm giảm lượng vốn bị ứ
đọng, giảm chi phí lưu trữ, bảo quản gây lãng phí vốn.

33
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Cẩn đẩy mạnh thắt chặt chính sách tín dụng hơn nữa, tăng cường quản trị nợ phải thu, lập kế
hoạch chi tiết về công nợ tránh tình trạng mất vốn hoặc bị chiếm dụng vốn quá lớn, nợ xấu, gây
thiệt hại cho Công ty.
Cần xem xét chính sách đầu tư một cách hợp lý để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Đồng thời kiểm soát tốt lượng tiền và các khoản tương đương tiền ở mức an toàn để đảm bảo
khả năng thanh toán và chớp lấy các cơ hội kinh doanh

V. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung
5.474.208 7.087.331 (1.613.123) (22,76)
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.264 442 822 186,14
3. Doanh thu thuần bán hàng và
5.472.944 7.086.889 (1.613.946) (22,77)
cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 4.260.375 5.608.012 (1.347.637) (24,03)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
1.212.569 1.478.877 (266.309) (18,01)
cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính 156.872 200.115 (43.243) (21,61)

7. Chi phí tài chính (5.130) (18.534) 13.405 (72,32)

Trong đó: Chi phí lãi vay - - - -


8. Chi phí bán hàng 677.679 839.064 (161.385) (19,23)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 273.203 267.798 5.405 2,02
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
423.688 590.665 (166.977) (28,27)
kinh doanh
11. Thu nhập khác 289.477 24.847 264.631 1065,06
12. Chi phí khác 4.332 2.344 1.988 84,84
13. Lợi nhuận khác 285.145 22.503 262.642 1167,15
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
708.834 613.168 95.666 15,60
thuế

34
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

15. Chi phí thuế thu nhập doanh


83.486 111.394 (27.908) (25,05)
nghiệp hiện hành
16. Chi phí thuế thu nhập doanh
- - - -
nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
625.348 501.774 123.574 24,63
doanh nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Tổng luân chuyển thuần
trđ 5.919.293 7.311.851 (1.392.558) (19,05)
(LCT=DTT+DTTC+TNK)
2. Doanh thu kinh
trđ 5.629.816 7.287.004 (1.657.189) (22,74)
doanh=DTT+DTTC
3. Lợi nhuận bán
hàng=DTT-GVHB-CPBH- trđ 261.687 372.016 (110.329) (29,66)
CPQLDN
4. Hệ số sinh lời hoạt động
lần 0,1056 0,0686 0,0370 53,95
ROS=LNST/LCT
5. Hệ số sinh lời hoạt động
lần 0,1197 0,0839 0,0359 42,80
trước thuế= LNTT/LCT
6. Hệ số sinh lời HĐKD=
LN thuần từ lần 0,0753 0,0811 (0,0058) (7,15)
HĐKD/DTKD
7. Hệ số sinh lời từ
HĐBH= LN từ HĐ lần 0,0478 0,0525 (0,0047) (8,91)
BH&CCDV/DTT
8. Hệ số chi phí Hcp=
lần 0,8944 0,9314 (0,0370) (3,97)
Tổng CP/LCT= 1-ROS
9. Hệ số GVHB=
lần 0,7784 0,7913 (0,0129) (1,63)
GVHB/DTT
10. Hệ sô CPBH=
lần 0,1238 0,1184 0,0054 4,58
CPBH/DTT
11. Hệ số CPQLDN=
lần 0,0499 0,0378 0,0121 32,10
CPQLDN/DTT

35
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Lợi nhuận trước thuế tăng 95.666 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,6%. Hệ số sinh lời
hoạt động trước thuế năm 2020 so với năm 2019 tăng từ 0,0839 lần lên 0,1197 lần (tăng 0,0359
lần với tỷ lệ tăng 42,8%) nghĩa là 1 đồng luân chuyển thuần có 0,0839 đồng lợi nhuận kế toán
trước thuế (năm 2019) và 0,1197 đồng (năm 2020).
Lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng 123.574 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 24,63% so với
năm 2019. Hệ số sinh lời hoạt động ROS tăng từ 0,0686 lần lên 0,1056 lần (tăng 0,0370 lần với
tỷ lệ tăng 53,95%), nghĩa là trong 1 đồng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp thu được 0,0686
đồng lợi nhuận sau thuế (năm 2019) và 0,1056 đồng (năm 2020). Hệ số chi phí giảm 0,0370 lần
(tỷ lệ giảm 3,97%), nghĩa là để thu về 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,9314 đồng
chi phí (năm 2019) và 0,8944 đồng chi phí (năm 2020).
Từ bảng phân tích trên, trong cả 2 năm: lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế hệ số sinh lời
hoạt động đều dương và có xu hướng tăng, đồng thời hệ số chi phí giảm cho thấy kết quả và hiệu
quả kinh doanh của công ty năm 2020 khá khả quan và cải thiện hơn so với năm 2019. Hệ số
sinh lời hoạt động ROS của công ty năm 2020 (0,1056 lần) thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh
trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (0,1334 lần). Ngoài ra năm
2020 lợi nhuận trước thuế tăng 95.666 triệu đồng (tỷ lệ tăng 15,6%), lợi nhuận sau thuế tăng
123.574 triệu đồng (tỷ lệ tăng 24,63%). Ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn tốc độ
tăng của lợi nhuận trước thuế, cho thấy kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp có thể
chịu sự tác động thay đổi của chính sách thuế.
❖ Phân tích chi tiết
Hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2019 và 2020 lần lượt
là 590.665 triệu đồng và 423.688 triệu đồng; năm 2020 so với năm 2019 giảm 166.977 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm 28,27 %. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm cho thấy kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh năm
2019 và 2020 lần lượt là 0,0811 và 0,0753 lần nghĩa là năm 2019 trong 1 đồng doanh thu từ hoạt
động kinh doanh tạo ra có 0,0811 đồng lợi nhuận; sang đến năm 2020 trong 1 đồng doanh thu từ
hoạt động kinh doanh tạo ra 0,0753 đồng lợi nhuận. Năm 2020 so với năm 2019 hệ số sinh lời
từ hoạt động kinh doanh giảm 0,0058 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 7,15%. So sánh hệ số sinh lời
hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020 với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành Tổng CTCP
Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn thì hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh của công ty (0,0753
lần) nhỏ hơn so với công ty đối thủ (0,1509 lần). Điều đó chứng tỏ quy mô lợi nhuận và khả năng
sinh lời từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020 giảm đi và kém hớn so với công ty đối
thủ trong cùng ngành. Hoạt động kinh doanh là hoạt động chính mang lại lợi nhuận chính trong
kỳ.

36
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:


Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng năm 2019 và 2020 lần lượt là 372.016 triệu đồng và 261.687
triệu đồng; năm 2020 so với năm 2019 giảm 110.329 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 29,66%.
Ở cả hai năm lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng đều dương nhưng có xu hướng giảm chứng
tỏ doanh nghiệp có lãi tuy nhiên kết quả hoạt động bán hàng giảm. Hệ số sinh lời hoạt động bán
hàng năm 2019 và 2020 lần lượt là 0,0525 và 0,0478 lần nghĩa là năm 2019 trong 1 đồng DTT
từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có 0,0525 đồng lợi nhuận; năm 2020 trong 1 đồng DTT từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ có 0,0478 đồng lợi nhuận; năm 2020 so với năm 2019 hệ số sinh lời
từ hoạt động bán hàng giảm 0,0047 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 8,91%. So sánh hệ số sinh lời
từ hoạt động bán hàng và CCDV của công ty năm 2020 với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành
Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn thì hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng và cung
cấp dịch vụ của công ty (0,0478 lần) nhỏ hơn so với công ty đối thủ (0,0655 lần). Bên cạnh đó
lợi nhuận bán hàng giảm 110.329 triệu đồng, trong khi đó lợi nhuận thuần từ hoat động thuần từ
hoạt động kinh doanh giảm 166.977 triệu đồng chính tỏ lợi nhuận chính của doanh nghiệp đến
từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh của hoạt động bán hàng năm 2020 kém hơn so với năm 2019.
Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của kết quả hoạt động bán hàng là do sự tác động của
Doanh thu thuần, Các khoản giảm trừ doanh thu, Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp cụ thể như sau:
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV năm 2019 và 2020 lần lượt là 7.086.889 triệu đồng
và 5.472944 triệu đồng; năm 2020 so với năm 2019 giảm 1.613.946 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 22,77%. Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1.613.123 triệu đồng (tỷ lệ
giảm 22,76%) cụ thể: doanh thu cung cấp thành phẩm, hàng hóa giảm 1.613.447 triệu đồng (tỷ
lệ giảm 22,91%), doanh thu cung cấp dịch vụ khác tăng 324 triệu đồng (tỷ lệ tăng 0,75%) trong
khi các khoản giảm trừ doanh thu tăng 822 triệu đồng (tỷ lệ tăng 186,14%). Doanh thu thuần
giảm xuất phát từ 2 nguyên nhân: khách quan và chủ quan. Về mặt chủ quan, có thể do sản phẩm
của doanh nghiệp chưa có sự đổi mới về mẫu mã, chất lượng nên chưa thu hút được khách hàng.
Chính sách bán hàng của doanh nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả: chủ yếu bán qua đại lý, cửa
hàng chưa mở rộng việc bán hàng trực tuyến, việc phân phối sản phẩm của công ty chưa được
rộng rãi, gặp nhiều khó khăn. Về mặt khách quan, các biện pháp giãn cách xã hội thắt chặt tại
nhiều các tỉnh/thành phố nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 năm 2020 đã gây ra gián đoạn đáng
kể các hoạt động kinh tế và ảnh hưởng doanh thu bán hàng. Thị trường nội địa cạnh tranh gay
gắt, sức mua của người tiêu dùng kém, dịch bệnh đã và đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các
hoạt động giãn cách, cùng với giảm chi tiêu của hộ gia đình làm cho doanh thu của doanh nghiệp
sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường xuất khẩu cũng bị đứt đoạn, đặc biệt là tại Nhật Bản, Mỹ và

37
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

EU (đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty). Các đối tác nhập khẩu tại các nước
này đã giảm 1 phần đơn hàng dẫn đến doanh thu giảm.
Giá vốn hàng bán: Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của
doanh nghiệp. Năm 2019 và 2020 lần lượt là 5.608.012 triệu đồng và 4.260.375 triệu đồng, giảm
1.347.637 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 24,03% khi so sánh năm 2020 với 2019. Hệ số
giá vốn hàng bán giảm 0,0398 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 7,2% khi so sánh giữa năm 2016 và
năm 2015. Hệ số giá vốn hàng bán năm 2019 và 2020 lần lượt là 0,7913 và 0,7784 lần nghĩa là
năm 2019 để tạo ra 1 đồng DTT, doanh nghiệp phải bỏ ra 0,7913 đồng giá vốn nhưng đến năm
2020 để tạo ra 1 đồng DTT doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra 0,7787 đồng giá vốn. Hệ số giá vốn hàng
bán của công ty năm 2020 (0,7784 lần) nhỏ hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành Tổng
CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (0,8475 lần) cho thấy công ty quản trị giá vốn hợp lý,
hiệu quả hơn so với năm 2019 cũng như so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Bên cạnh
đó ta nhận thấy tốc độ giảm của giá vốn hàng bán (24,03%) lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu
thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (22,77%) dẫn đến giá vốn hàng bán giảm. Nguyên nhân
chủ quan do doanh nghiệp có công tác dự báo về giá nhu cầu nguyên liệu hợp lý, công tác dự trự
hàng tồn kho hợp lý nên đã chủ động giảm định mức sản xuất. Nguyên nhân khách quan trong
bối cảnh dịch bệnh năm 2020 nguồn nguyên vật liệu đầu vào trở nên khan hiếm hơn, cung nhỏ
hơn cầu dẫn tới giá cả mặt hàng tăng cao. Công ty nên có sự đàm phán với các nhà cung cấp vật
liệu đầu vào, đặc biệt là những nhà cung cấp lâu năm để hưởng những ưu đãi về giá vốn hàng
bán tốt hơn, công ty cũng nên nghiên cứu về nhu cầu thị trường hiện tại để từ đó tích trữ nguyên
vật liệu đầu vào một cách phù hợp.
Chi phí bán hàng năm 2019 và 2020 lần lượt là 839.064 triệu đồng và 677.679 triệu đồng,
giảm 161.385 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 19,23% khi so sánh năm 2020 với 2019. Hệ
số chi phí bán hàng tăng 0,0054 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 4,58% năm 2020 so với năm 2019.
Hệ số chi phí bán hàng năm 2019 và 2020 lần lượt là 0,1184 lần và 0,1238 lần nghĩa là năm 2019
để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra 0,1184 đồng chi phí bán hàng nhưng
năm 2020 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra 0,1238 đồng chi phí bán
hàng. Hệ số chi phí bán hàng của công ty năm 2020 (0,1238 lần) lớn hơn so với đối thủ cạnh
tranh trong cùng ngành Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (0,0764 lần). Như vậy,
năm 2020 mức độ sử dụng chi phí bán hàng của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Nguyên
nhân là do tốc độ giảm của chi phí bán hàng (tỷ lệ giảm 19,23%) lớn hơn so với tốc độ giảm của
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ lệ giảm 22,77%) Trong bối cảnh dịch bệnh
phức tạp, doanh nghiệp cắt giảm, sử dụng tiết kiệm chi phí bán hàng có thể coi là chính sách hợp
lý đối với doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 và 2020 lần lượt là 267.798 triệu đồng và 273.203
triệu đồng, năm 2020 so với năm 2019 tăng 5.405 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,02%. Hệ
số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 so với năm 2019 tăng 0,0121 lần tương ứng với tỷ lệ
38
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

tăng 32,10%. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2019 và 2020 lần lượt là 0,0378 và 0,0499
lần nghĩa là năm 2019 để tạo ra 1 đồng DTT, doanh nghiệp phải bỏ ra 0,0378 đồng chi phí quản
lý doanh nghiệp nhưng đến năm 2020 để tạo ra 1 đồng DTT thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,0499
đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2020
(0,0499 lần) lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước
giải khát Sài Gòn (0,0106 lần). Như vậy, năm 2020 mức độ sử dụng chi phí bán hàng của doanh
nghiệp có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên (tỷ lệ tăng
2,02%) trong khi DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đi (tỷ lệ giảm 22,77%).
Kết quả hoạt động kinh doanh từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 kém hơn so với năm
2019 và so với công ty đối thủ cạnh tranh là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn.
Nguyên nhân chính đến từ doanh thu của doanh nghiệp đang giảm, doanh nghiệp đang quản trị
tốt giá vốn và chi phí bán hàng.
Hoạt động tài chính:
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2019 và 2020 lần lượt là 200.115 triệu đồng và 156.872
triệu đồng, năm 2020 so với năm 2019 giảm 43.243 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 21,61%
cụ thể theo thuyết minh báo cáo tài chính gồm các khoản: lãi tiền gửi, tiền cho vay năm 2020
giảm 26.623 triệu đồng (tỷ lệ giảm 19,07%) so với năm 2019, cổ tức lợi nhuận được chia năm
2020 giảm 21.640 triệu đồng (tỷ lệ giảm 35,81%) so với năm 2019, lãi chênh lệch tỷ giá năm
2020 tăng mạnh 5.020 triệu đồng (tỷ lệ tăng 8228,45%) so với năm 2019.
Chi phí tài chính năm 2019 và 2020 lần lượt là (18.534) triệu đồng và (5.130) triệu đồng, năm
2020 so với năm 2019 tăng 13.405 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 74,32% chủ yếu do khoản
dự phòng/ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính tăng 12.031 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
64,91%. Bên cạnh đó lỗ chênh lệch tỷ giá năm 2020 tăng 1.352 triệu đồng so với năm 2019. Bên
cạnh đó chi phí tài chính gắn liền với chính sách tăng cường huy động nợ của doanh nghiệp vì
vậy doanh nghiệp nên xem lại rủi ro tài chính xuất phát từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Từ phân tích trên doanh thu tài chính thu được trong năm 2020 giảm, trong khi chi phí hoạt
động tài chính tăng cao, lợi nhuận tài chính giảm cho thấy công tác quản lý chi phí hoạt động tài
chính năm 2020 chưa hiệu quả. Sự bùng phát của đại dịch Covit 2019 từ tháng 3 năm 2020 Việt
Nam với các biện pháp kiểm dịch và cách ly do Chính phủ Việt Nam ban hành đã ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty, công ty nên có các biện pháp kiểm soát chi
phí để giảm thiểu tác động của đại dịch và đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp.
Hoạt động khác: Lợi nhuận khác năm 2019 và 2020 lần lượt là 22.503 triệu đồng và 285.145
triệu đồng, năm 2020 so với năm 2019 tăng 262.642 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
1167,15%. Ở cả hai năm lợi nhuận khác đều dương cho thấy kết quả hoạt động khác là lãi và có
xu hướng tăng lên. Lợi nhuận khác có sự thay đổi như vậy là do năm 2020 thu nhập khác tăng
264.631 triệu đồng (tỷ lệ tăng 1065,06%) trong đó khoản hoàn nhập chi phí dự phòng phải trả
chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó là các khoản từ bán bã bia, thu hồi vỏ chai két, … Chi phí khác năm
39
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

2020 cũng tăng 1.988 triệu đồng (tỷ lệ tăng 84,84%) so với năm 2019. Hoạt động khác là hoạt
động mang tính chất bất thường, nên công ty cần căn cứ vào tài liệu chi tiết để đánh giá phù hợp,
đặc biệt công ty cần phải xem xét kỹ nguyên nhân tăng của khoản chi phí khác.
➢ Kết luận:
Qua phân tích, kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty cổ phần bia rượu nước giải
khát Hà Nội trong năm 2020 giảm so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu bán
hàng, doanh thu tài chính giảm. Tuy nhiên các khoản lợi nhuận khác, đồng thời công tác quản trị
giá vốn hàng bán được cải thiện.
Trọng điểm quản lý: doanh nghiệp nên xem xét lại việc sử dụng một số chi phí của công ty
chưa hiệu quả như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay gắn với chính sách huy động nợ,
chi phí tài chính tăng đột biến.
➢ Giải pháp:
Doanh nghiệp cần sớm mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm trên những địa bàn, khu
vực có tiềm năng, tích cực tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, liên tục thay đổi mẫu mã và nâng
cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các chính sách bán hàng hợp lý để kích cầu người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sớm tìm ra giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài, sớm trở lại ổn định. Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra, rà soát lại các bộ phận chi phí, xem
xét chi phí ở khâu nào là không cần thiết và có thể cắt giảm; đào tạo, nâng cao tay nghề người
lao đồng để sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào. Doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà
cung cấp, đàm phán giảm giá, chiết khấu hàng mua với số lượng lớn, cũng như có kế hoạch tích
trữ nguồn nguyên liệu đầu vào tránh làm gián đoạn, đứt gãy quá trình sản xuất.

VI. Phân tích tình hình công nợ


BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ
Đvt: triệu đồng

NHÓM CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH QUY MÔ NỢ


Chênh lệch
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019
ST TL (%)
1. Hệ số các khoản phải thu (lần) 0,0731 0,0817 (0,0086) (10,52)
Các khoản phải thu (triệu đồng) 453.391 499.693 (46.302) (9,27)
Tổng tài sản (triệu đồng) 6.202.357 6.116.781 85.576 1,40
2. Hệ số các khoản phải trả (lần) 0,2194 0,3065 (0,0871) (28,43)
Các khoản phải trả (triệu đồng) 1.360.603 1.874. 785 (514.182) (27,43)
3. Hệ số các khoản phải thu/ phải trả (lần) 0,3332 0,2665 0,0667 25,02

40
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG NỢ

Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019
ST Tỉ lệ (%)
1. Hệ số thu hồi nợ(lần) = DTT/Các khoản
11.4847 10.3274 1.1573 11,21
phải thu NHBQ (lần)
Doanh thu thuần (triệu đồng) 5.472.944 7.086.889 (1.613.945) (22,77)
Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
476,542 686,224,5 (209,682,5) (30,56)
(triệu đồng)
2. Kì thu hồi nợ BQ (ngày) = 360/Hệ số
31.3460 34.8589 (3.5128) (10,08)
thu hồi nợ (ngày)
3. Hệ số hoàn trả nợ (lần) = GVHB/Các
2.8832 2.2616 0.6216 27,48
khoản phải trả NHBQ (lần)
Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân (triệu
1.477.666 2,479.652 (1.001.986) (40,41)
đồng)
Giá vốn hàng bán (triệu đồng) 4.260.375 5.608.012 (1.347.637) (24,03)
4. Kì trả nợ BQ (ngày) = 360/Hệ số hoàn
124,8622 159,1785 (34,3163) (21,56)
trả nợ (ngày)

Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Tổng các khoản phải thu của DN giảm 46.302 triệu đồng, tương ứng với với mức giảm 9,27%
và dẫn đến hệ số các khoản phải thu giảm xuống 0,0086 lần(tương ứng 10,52%), điều này cho
thấy quy mô vốn bị chiếm dụng cũng như tỷ trọng vốn bị chiếm dụng trong tổng tài sản của
doanh nghiệp giảm xuống
Tổng các khoản phải trả của DN giảm 514.182 triệu đồng, tương ứng với với mức giảm
27,43% và dẫn đến hệ số các khoản phải trả giảm xuống 0,0871 lần (tương ứng 28,43%), điều
này cho thấy doanh nghiệp đã giảm quy mô chiếm dụng vốn
Tốc độ thu hồi nợ của công ty tăng lên, được minh chứng qua hệ số thu hồi nợ tăng 1,1573
lần (ứng với 11,21%) và sự giảm xuống của kỳ thu hồi nợ bình quân (giảm 3,5128 lần với mức
giảm 10,08%). Bên cạnh đó, hệ số hoàn trả nợ của Dn có chiều hướng tăng lên 0,6216 lần ứng
với 27,48% và kỳ trả nợ bình quân giảm 34,3163 ngày ứng với giảm 21,56%. Đây đều là các ảnh
hướng mang tính tích cực đến tình hình công nợ của công ty
❖ Phân tích chi tiết:
Đối với các khoản phải thu, hệ số các khoản phải thu vào cuối năm 2020 là 0,0731 lần, giảm
0,0086 lần so với đầu năm 2020, điều này cho biết vào năm 2020, trong 1 đồng tài sản của DN
thì DN bị chiếm dụng 0,0731 đồng. Nguyên nhân của việc giảm các khoản phải thu này là do
41
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

tổng các khoản phải thu giảm nhiều hơn so với tổng tài sản, tốc độ tăng của tài sản (tăng 1,4%)
tăng chậm hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu (giảm 9,27%). Xét về cơ cấu công nợ, trong
cơ cấu các khoản phải thu thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 100% trong các khoản phải
thu, tức là công ty bị chiếm dụng chủ yếu là vốn ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm
chủ yếu là do Phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm, phải thu ngắn hạn khác giảm và trả trước
cho người bán giảm mạnh. Phải thu ngắn hạn của khách hàng cuối năm 2020 là 281,530 triệu,
đồng giảm 18.842 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng 6,27% so với đầu năm. Phải thu ngắn hạn
của khách hàng giảm có thể do công ty tiến hành thu hồi các khoản nợ ngắn hạn từ khách hang
nhưu Công ty TNHH 1 thành viên Thương mại HABECO, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Quảng
trị và phải thu một số các khách hàng khác. Phải thu ngắn hạn khác cuối năm 2020 là 140,903
triệu đồng, giảm 21.275 triệu đồng, tỷ lệ giảm 13,12%. Các khoản phải thu khác bao gồm phỉa
thu các khoản như tiền gửi,c ho vay, thu lãi cho Công ty CP Sữa Việt Mỹ vay, chiếm tỷ trọng
phải thu khác là các cổ tức phải thu. Trả trước cho người bán ngắn hạn cuối năm 2020 là 34.970
triệu đồng, giảm 6,185 triệu đồng, tương ứng 15,03% so với đầu năm 2020. Chỉ tiêu này giảm là
do tình hình các khoản trả trước ngắn hạn cho công ty giảm xuống 1 phần là do tình hình chung
của các công ty trong tgian dịch bùng nổ mạnh trong năm 2020. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi cuối năm 2020 là 4.012 triệu đồng duy trì mức dự trữ khó đồi này so với đầu năm 2020.
Chứng tỏ tại thời điểm cuối năm 2020, các khoản phải thu của công ty đang gặp rủi ro khó thu
hồi
Tuy nhiên, hệ số các khoản phải thu giảm xuống đồng nghĩa với mức độ rủi ro công nợ cũng
giảm xuống. Công ty giảm quy mô vốn bị chiếm dụng và mức độ bị chiếm dụng vốn. Việc thắt
chặt tín dụng không làm giảm sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng. Tuy nhiên vốn bị chiếm
dụng giảm còn do 1 khoản nợ phải thu lớn đã chuyển thành nợ xấu không có khả năng thu hồi
phải trích lập dự phòng. Bên cạnh đó, việc ứng trước tiền hàng cho người bán của công ty đang
tiềm ẩn rủi ro không được cung ứng hàng hoá, dịch vụ đã thoả thuận. Có thể thấy chất lượng nợ
của công ty thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, việc giảm các khoản phải thu được đánh giá là
không hợp lý. Công ty phải tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu, đồng thời xem xét
lại khâu phân tích khách hàng, quyết định cấp tín dụng thương mại để hạn chế những rủi ro, thiệt
hại từ những khách hàng, những khoản nợ, khoản ứng trước khó đòi đó. Bên cạnh hệ số các
khoản phải thu thì hệ số thu hồi nợ năm 2020 là 11,4847 lần, tăng 1,1573 lần tương ứng với
11,21% làm cho kỳ thu hồi nợ bình quân giảm 3.5128 ngày. Kỳ thu hồi nợ trong năm 2020 là
31,3460 ngày, tức là trong năm 2020, trung bình 31.3460 ngày thì công ty thu hồi được nợ. Hệ
số thu hồi nợ tăng là do doanh thu thuần bán hàng năm 2020 giảm (22,77%) đồng thời Các khoản
phải thu ngắn hạn bình quân giảm (30,56%). Điều này có nghĩa là các khoản phải thu của công
ty luân chuyển với tốc độ nhanh hơn năm trước cho thấy công tác quản trị nợ phải thu của công
ty có thể được xem như là hiệu quả.

42
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Với các khoản phải trả, hệ số các khoản phải trả của DN năm 2020 là 0,2194 lần, giảm
0,0871% cho biết bình quân trong 1 đồng TS của công ty, có 0,2194 đồng được tài trợ bằng
nguồn vốn đi chiếm dụng. nguyên nhân dẫn đến hệ số các khoản phải trả giảm là do tốc độ giảm
các khoản phải trả của DN (27,43% ) lớn hơn tốc độ tăng của tổng TS(1,4%). Xét về cơ cấu,
trong tổng các khoản phải trả của công ty thì chủ yếu là các khoản phải trả ngắn hạn và các khoản
phải trả ngắn hạn tăng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tổng các khoản phải trả tăng. Vốn đi chiếm
dụng của công ty chủ yếu là vốn ngắn hạn. Trong đó: Phải trả người bán ngắn hạn giảm 302.509
triệu đồng, tỷ lệ giảm 37,44%. Phải trả người bán ngắn hạn giảm là do công ty đã thanh toán một
phần các khoản nợ đến hạn tại về tiền mua nguyên vật liệu, chi phí gia công và các chi phí liên
quan. Người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 62 triệu đồng, tỷ lệ tăng 1,26%. Chỉ tiêu này tăng
là do khách hàng ứng trước tiền cho thấy khách hàng có tín dụng tốt đối với công ty, giúp công
ty có thêm vốn bằng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó chỉ tiêu này tăng được đánh giá là
hợp lý. Chi phí phải trả ngắn hạn giảm 16.522 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng 51,40%. Chi phí
phải trả ngắn hạn giảm là do trong năm 2020, công ty đã giảm khoản trích trước chi phí dự án
nghiền xi măng đóng bao, giảm chi phí sửa sữa lớn tài sản cố định, giảm chi phí lãi vay, phí cấp
quyền khai thác khoáng sản của mỏ sét Cổ Đam và giảm chi phí đá khai thác thuê ngoài. Quỹ
khen thưởng phúc lợi tăng 29.881 triệu đồng, tỷ lệ tăng 172,41%. Hệ số hoàn trả nợ năm 2016
là 4,8780 lần, giảm 9,41% cùng với kỳ trả nợ bình quân tăng thêm 6,9434 ngày (10,39%) cho
thấy tốc độ hoàn trả vốn đi chiếm dụng của công ty bị giảm xuống. do đó, rủi ro công nợ tăng.
Nguyên nhân là do các khoản phải trả ngắn hạn bình quân tăng lên và giá vốn hàng bán bị giảm
xuống (4,76%) . Mặc dù vậy,hệ số các KPT tăng lên cũng cho biết DN có thể tăng được quy mô
vốn chiếm dụng với CP rẻ..
Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả ở hai năm 2020 và 2019 lần lượt là 0,3332
lần và 0,2665 lần. Hệ số này ở cả hai thời điểm đều < 1 cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng của
DN nhỏ hơn quy mô vốn đi chiếm dụng, đồng thời hệ số này giảm xuống cũng phản ánh quy mô
vốn bị chiếm dụng đang giảm đi. Bị chiếm dụng vốn ít hơn đi chiếm dụng vốn là dấu hiệu tốt,
tuy nhiên, công ty cần đẩy mạnh hiệu quả quản trị công tác các khoản phải thu để hạn chế rủi ro,
thực hiện cấp tín dụng thương mại để gia tăng hơn nữa sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu
bán hàng, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và các bên liên quan, nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường; thực hiện thương lượng, đàm phán để gia tăng khả năng chiếm dụng vốn, nâng
cao khả năng sinh lời từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính, đặc biệt là tận dụng được nguồn vốn từ
tín dụng thương mại có chi phí thấp phục vụ sản xuất kinh doanh.
➢ Kết luận:
Tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội có nguy cơ giảm rủi
ro công nợ khi quy mô vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng của DN đều giảm xuống, đồng thời
có sự giảm đi của cả 2 chỉ tiêu là hệ số các khoản phải thu và hệ số các khoản phải trả. Ngoài ra,

43
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

hệ số hoàn trả nợ, hệ số thu hồi nợ giảm đi cũng phản ánh công tác quản trị công nợ của DN đang
được coi là tốt.
➢ Giải pháp:
DN cần xem xét lại chính sách TDTM đối với cả bên mua và bên bán từ đó có các chiến lược
thu hồi nợ và trả nợ hợp lý. Công ty cần phân tích, đánh giá chính xác tình hình của khách hàng
để tránh sai lầm trong việc cấp tín dụng thương mại dẫn đến rủi ro nợ khó đòi, nợ xấu. Từ đó,
mở rộng cấp tín dụng thương mại nhằm thúc đẩy hơn nữa khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh
thu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cần đối chiếu, xem xét chi tiết từng khoản công nợ để theo
dõi hạn nợ nhằm có biện pháp quản lý cụ thể, xử lý ngay khi phát hiện vấn đề

VII. Phân tích khả năng thanh toán


BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Chênh Tỷ lệ
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2020 31/12/2019
lệch (%)

1. Hệ số khả năng thanh toán


tổng quát Lần 4,5585 3,2893 1,2692 38,586
=Tổng tài sản / Nợ phải trả
Triệu
Tổng tài sản 6.202.357 6.166.781 35.576 0,577
đồng
Triệu
Nợ phải trả 1.360.605 1.874.772 (514.167) (27,426)
đồng
2. Hệ số khả năng thanh toán
Lần 3,0635 2,0525 1,011 49,257
ngắn hạn)=TSNH/ Nợ ngắn hạn
Triệu
Tài sản ngắn hạn 3.752.999 3.551.262 201.737 5,681
đồng
Triệu
Nợ ngắn hạn 1.225.076 1.730.243 (505.167) (29,196)
đồng
3. Hệ số khả năng thanh toán
nhanh
Lần 0,4613 0,6217 (0,1604) (25,8)
=Tiền và các khoản tương đương
tiền / Nợ ngắn hạn
Triệu
Tiền và các khoản tương đương tiền 565.089 1.075.612 (510.523) (47,463)
đồng

44
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

4. Hệ số khả năng thanh toán tức


thời (đvt: lần)
Lần - - - -
=Tiền và các khoản tương đương
tiền /Nợ tới hạn và quá hạn
Triệu
Nợ tới hạn và quá hạn - - - -
đồng
5. Hệ số khả năng thanh toán lãi
vay Lần - - - -
=EBIT /Lãi vay phải trả
Triệu
EBIT 708.834 613.168 (95.666) (15,602)
đồng
Triệu
Lãi vay phải trả - - - -
đồng
6. Hệ số khả năng chi trả bằng
tiền
Lần 0,3455 0,1646 0,1809 109,903
=Lưu chuyển tiền thuần trong kì /
Nợ ngắn hạn bình quân
Triệu
Lưu chuyển tiền thuần trong kì 510.524 408.178 102.346 25,074
đồng
Triệu
Nợ ngắn hạn bình quân 1.477.660 2.479.645 (1.001.985) (40,408)
đồng

ĐVT: Lần
Chỉ tiêu Công ty cổ phần bia rượu-nước giải khát Sài Gòn
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 5,2256
2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 4,0596
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,2491
6. Hệ số khả năng chi trả bằng tiền (0,3172)

45
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát
Qua bảng phân tích trên, nhìn chung công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, xu hướng biến
động tốt lên khi nhóm hệ số khả năng thanh toán cuối năm 2020 hầu hết có xu hướng tăng lên so
với đầu năm. Chỉ có hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng chi trả bằng tiền lớn hơn
so với hệ số của đối thủ cạnh tranh. Điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro hơn so
với các doanh nghiệp trong ngành. Trọng điểm phân tích của doanh nghiệp sẽ nằm ở khả năng
thanh toán nhanh. Cụ thể
❖ Phân tích chi tiết
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp cuối năm 2020 là 4,5585 lần, cuối
năm 2019 là 3,2893 lần; tăng 1,2692 tương đương tỷ lệ tăng 38,586%. Có nghĩa là cuối năm
2020 bằng toàn bộ tài sản của mình doanh nghiệp có thể thanh toán được 4,5585 lần các khoản
NPT; cuối năm 2019 bằng toàn bộ tài sản của mình doanh nghiệp có thể thanh toán được 3,2893
lần các khoản NPT. Tai cả hai thời điểm thì hệ số này đều lớn hơn 1 phản ánh giá trị sổ sách của
tài sản trong doanh nghiệp đủ để thanh toán các khoản nợ phải trả. So với đầu năm, thì hệ số
KNTT tổng quát cuối năm tăng. Nguyên nhân là do tài sản tăng 35.576 trđ tương ứng với 0,577%
và nợ phải trả của công ty giảm 514.167 trđ tương ứng với 27,4265%, nhưng tốc độ tăng của tài
sản nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ phải trả. Điều đó cũng có thể là do doanh nghiệp có sự thay đổi
về chính sách huy động vốn theo hướng tăng cường huy động nợ làm gia tăng rủi ro thanh toán
tổng quan. Tuy nhiên hệ số này vẫn nhỏ hơn hệ số của các doanh nghiệp cùng ngành. Cụ thể là
năm 2020 hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp là 4,5585 lần trong khi đó của
công ty cổ phần bia rượu- nước giải khát Sài Gòn là 5,2256 lần nên rủi ro sẽ lớn hơn các doanh
nghiệp khác
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp cuối năm 2020 là 3,0635 lần; cuối
năm 2019 là 2,0525 lần; tăng 1,011 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 49,257%. Tức ở thời điểm
cuối năm 2020, bằng toàn bộ TSNH của mình, doanh nghiệp có thể thanh toán được 3,0635 lần
các khoản nợ ngắn hạn; cuối năm 2019, bằng toàn bộ TSNH của mình, doanh nghiệp có thể thanh
toán được 2,0525 lần các khoản nợ ngắn hạn. Tại cả 2 thời điểm thì hệ số này đều lớn hơn 1 cho
thấy TSNH đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có xu
hướng tăng là do nợ ngắn hạn giảm 505.167 trđ tương ứng với 29,196% và tài sản ngắn hạn tăng
201.737 trđ tương ứng với 5,681% cho thấy doanh nghiệp không chịu nhiều áp lực về mặt trả
nợ. Tuy nhiên hệ số này vẫn nhỏ hơn so với doanh nghiệp cùng ngành (hệ số khả năng thanh
toán ngắn hạn của doanh nghiệp cùng ngành là 4,0596 lần) cho thấy khả năng thanh toán ngắn
hạn của doanh nghiệp đang giảm sút. Mặt khác thì hệ số này cũng không thể đánh giá chính xác
được khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp vì nó xét đến nguồn trả nợ là tài sản
ngắn hạn mà trong tài sản ngắn hạn lại có những khoản mục có tính thanh khoản thấp như phải
trả khách hàng, hàng tồn kho
46
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2020 là 0,4613 lần; cuối năm 2019 là 0,6217
lần; giảm 0,1604 lần tương đương 25,8%. Tức là thời điểm cuối năm 2020, bằng toàn bộ tiền và
các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có thể thanh toán được 0,4613 lần các khoản nợ ngắn
hạn; cuối năm 2019, bằng toàn bộ tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có thể thanh
toán được 0,6217 lần các khoản nợ ngắn hạn. Đây là hệ số phản ánh chính xác nhất khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, vì nó xét đến nguồn tài trợ là tiền và các khoản tương
đương tiền, khoản mục có tính thanh khoản cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng
thanh toán nhanh giảm là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm 510.523 trđ tương ứng với
47,463% và nợ ngắn hạn giảm 505.167 trđ tương ứng với 29,196%. Trong đó theo báo cáo thuyết
minh tiền và các khoản tương đương tiền giảm do tiền gửi ngân hàng giảm 413.893 trđ và tiền
gửi có kì hạn gốc đến 3 tháng giảm 96.405trđ. Hệ số này giảm phản ánh doanh nghiệp giảm dự
trữ tiền để phục vụ nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Điều này một mặt giúp làm giảm ảnh hưởng
của lạm phát, gây mất giá đồng tiền nhưng mặt khác cũng làm giảm khả năng ứng phó với các
nghĩa vụ chi trả ngắn hạn của doanh nghiệp. So với doanh nghiệp cùng ngành thì hệ số khả năng
thanh toán nhanh lớn hơn (Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cùng ngành là
0,2491) điều này làm giảm rủi ro trong thanh toán so với các doanh nghiệp cùng ngành
Hệ số khả năng chi trả bằng tiền năm 2020 là 0,3455 lần; năm 2019 là 0,1646 lần; giảm
0,1809 lần tương ứng với 109,903%. Ta thấy lưu chuyển tiền thuần năm 2020 có xu hướng tăng
102.346trđ tương ứng với 25,074% trong khi nợ ngắn hạn bình quân giảm 1.001.985trđ tương
ứng với 40,408% cho thấy doanh nghiệp dễ dàng ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Các
hệ số này đều lớn hơn 0 nên rủi ro thanh toán sẽ giảm. Hệ số này cũng lớn hơn so với doanh
nghiệp cùng ngành nên sẽ giảm được áp lực rủi ro trong thanh toán
➢ Kết luận
Qua tính toán và phân tích, về cơ bản khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn được đảm
bảo. Các hệ số đều có xu hướng tăng và lớn hơn hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ
giảm rủi ro trong thanh toán của doanh nghiệp. Trọng điểm quản lí của doanh nghiệp nằm ở công
tác quản trị dòng tiền tiềm ẩn rủi ro trong thanh toán
➢ Giải pháp:
Để đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp trong khi vẫn đảm bảo nguồn
vốn được sử dụng có hiệu quả cao thì doanh nghiệp nên thực hiện theo dõi chi tiết các khoản
phải thu, phân loại chi tiết các khoản theo quy mô nợ và thời gian nợ, quản lý chặt chẽ các khoản
phải thu nhằm thu hồi nguồn vốn bị chiếm dụng. Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và
đối chiếu công nợ với khách hàng. Nhanh chóng thu hồi các khoản thu đồng thời tăng lượng tiền
mặt. Tăng cường thắt chặt các khoản đi vay nhằm giảm thiểu chi phí lãi vay. Sử dụng các nghiệp
vụ thị trường hối đoái nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong các hoạt động thanh toán của công ty

47
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

VIII. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn


8.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH


Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ
1. HSkd = LCT/Skd Lần 0,9571 1,0770 (0,1199) (11,13)
LCT (DTT
Triệu
HH&CCDV 5.919.293,0348 7.311.850,9865 (1.392.557,9517) (19,05)
đồng
+DTTC+TNK)
Triệu
Skd (TSdk+TSck /2) 6.184.569,1818 6.788.894,7295 (604.325,5478) (8,90)
đồng
2. Hd (Sld/Skd) Lần 0,5905 0,6118 (0,0213) (3,48)
Sld = Triệu
3652130,4570 4153608,0570 (501.477,6000) (12,07)
(TSNHdk+TSNHck)/2 đồng
3.Số vòng luân
chuyển vốn lưu động vòng 1,6208 1,7604 (0,1396) (0,08)
(SVld=LCT/Sld)
4. Mức độ ảnh hưởng
Lần Δ HSkd (Hd) = (Hd1-Hd0) * SVld0 (0,0375)
của Hd đến Hskd
5. Mức độ ảnh hưởng
Lần Δ HSkd (SVld) = Hd1* (SVld1-SVld0) (0,0824)
của Svld đến HSkd

Tổng hợp Δ HSkd (Hd) + Δ HSkd (SVld) = Δ HSkd (0,1199)


Lần

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm
2020 là 0,9571 lần giảm 0,1199 lần (tương ứng với tỷ lệ giảm là (11,13%) so với năm 2019. Chỉ
tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được
0,9571 đồng luân chuyển thuần trong năm 2020 và 1,0770 đồng luân chuyển thuần trong năm
2019. So sánh với công ty cổ phần bia – rượi – nước giải khát sài Gòn – SAB (một công ty lớn
trong cùng lĩnh vực kinh doanh với doanh nghiệp) có thấy. Chỉ tiêu Hiệu suất kinh doanh của
công ty BHN trong cả 2 năm đều cao hơn so với SAB (0,5335487 lần) chứng tỏ tuy hiệu suất
sửu dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm so với năm 2019 nhưng vẫn tốt hơn so với
trung bình ngành. Hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp năm 2020 so với năm 2019 đã giảm

48
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

đi cho thấy hiệu quả khai thác và sử dụng các loại tài sản của doanh nghiệp chưa tốt, có xu hướng
xấu đi, kém hơn so với doanh nghiệp trên cùng 1 lĩnh vực, điều này có khả năng tác động tiêu
cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu
suất sử dụng vốn của doanh nghiệp là do cả luân chuyển thuần và vốn kinh doanh bình quân của
doanh nghiệp giảm trong đó tốc độ giảm của luân chuyển thuần (19%) lớn hơn tốc độ giảm của
vốn kinh doanh bình quân (8,9%). Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh. Để có được những phân tích chính xác, ta cần tiến hành phân tích chi tiết:
❖ Phân tích chi tiết:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng bởi 2 nhân tố chính là: hệ
số đầu tư ngắn hạn và số vòng quay vốn lưu động
Hệ số đầu tư ngắn hạn: nhân tố này tác động cùng chiều với hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh. Cụ thể trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi hệ số đầu tư ngắn hạn giảm 0,0213
lần tương ứng tỷ lệ giảm là 3,48% khiến cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
giảm 0,0375 lần. Nguyên nhân hệ số đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp giảm do cơ cấu đầu tư
vốn của doanh nghiệp đang có sự thay đổi. Tốc độ giảm của vốn lưu động (12,07%) lớn hơn tốc
độ giảm của vốn kinh doanh (8,9%), tỷ trọng đầu tư vào vốn lưu động, vốn cố định cũng giảm
dần chứng tỏ trong năm 2020 doanh nghiệp đang có xu hướng thu hẹp qui mô sản xuất, tích cực
giảm các loại tài sản, nhìn vào B02, tăng thu hồi các khoản nợ phải thu, tăng dự trữ hàng tồn kho
có thể do doanh nghiệp có những phán đoán tiêu cực về thị trường trong tương lai nên đã tăng
dự trữ để tránh những biến động bất ngờ. Về mặt khách quan do trong năm 2019-2020 dịch bệnh
covid 19 diễn biến phức tạp khiến việc làm ăn của doanh nghiệp gặp khó khăn, các yếu tố đầu
vào trở nên khan hiếm, hành hóa sản xuất ra thì rất khó tiêu thụ gây ảnh hưởng nặng đến doanh
thu của công ty, thêm vào đó là các chính sách vĩ mô của nhà nước có xu thế bất lợi cho doanh
nghiệp trên thị trường dẫn đến việc doanh nghiệp phải thu hẹp bớt qui mô sản xuất để giảm bớt
áp lực và rủi ro. Dưới góc độ chủ quan của doanh nghiệp đang có những thay đổi từ chính sách
đầu tư. BHN cắt giảm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, tài sản dài hạn còn thấp hơn tài sản
ngắn hạn, cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện phương án tối thiểu hóa rủi ro, tránh áp lực
thanh toán trong cả ngắn hạn và dài hạn, đồng thời giảm bớt sự dư thừa về vốn. Việc này cũng
được xem là hợp lý vì số vòng luân chuyển của vốn lưu động giảm do luân chuyển thuần giảm
và tốc độ giảm lớn hơn tốc độ giảm của vốn lưu động bình quân. Với chiến lược của doanh
nghiệp như vậy dù doanh nghiệp sẽ giảm bớt được rủi ro nhưng rất có thể sẽ bị hạn chế về việc
gia tăng khả năng sinh lời trong tương lai khiến cho kết quả kinh doanh của các năm tiếp theo sẽ
bị hạn chế. Từ đó doanh nghiệp nên cân nhắc để có chính sách đầu tư để thay đổi hệ số đầu tư
tài sản ngắn hạn hợp lý, tận dụng được các ưu điểm của đòn bẩy kinh doanh và phải tương ứng
với đặc thù ngành kinh doanh, chu kì kinh doanh và bối cảnh kinh tế vĩ mô
Nhân tố số vòng quay vốn lưu động: nhân tố này cũng tác động cùng chiều với hiệu suất sử
dụng vốn. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sự thay đổi của số vòng quay vốn lưu
49
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

động từ 1,7604 trong năm 2019 vòng giảm xuống còn 1,6208 vòng, tương ứng giảm 0,1396
vòng, tỷ lệ giảm 0,08, từ đó làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giảm 0,0824 lần. Nguyên
nhân làm số vòng quay vốn lưu động trong năm 2020 giảm là do tốc độ giảm của luân chuyển
thuần (0,19%) lớn hơn tốc độ giảm của vốn lưu động bình quân (0,12%). Nguyên nhân khách
quan có thể do môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm đang gặp khó khăn bởi
dịch bệnh, thị trường thì ngày càng đi xuống, hàng hóa khó tiêu thụ khiến doanh thu của doanh
nghiệp giảm (đặc biệt là doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính). Bên cạnh đó nguyên nhân
chủ quan có thể do các công tác tiêu thụ sản phẩm, marketing của doanh nghiệp chưa được tốt.
Doanh nghiệp tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, thực hiện chính sách tín dụng thương mại
thắt chặt, tăng dự trữ hàng tồn kho để phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên lại tăng gần gấp đôi chỉ tiêu
đầu tư tài chính ngắn hạn, điều này có thể dẫn đến rủi ro tăng cao trong tương lai nhất là trong
bối cảnh thị trường đang hết sức khó khăn. Qua các dẫn chứng trên chứng tỏ doanh nghiệp tổ
chức quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả. Số vòng quay vốn lưu động giảm cho biết
tốc độ luân chuyển vốn lưu động kém đi, số vòng quay giảm khiến chu kì kinh doanh của doanh
nghiệp tăng lên. Vòng quay vốn lưu động của công ty cả 2 năm đều thấp hơn so với doanh nghiệp
cùng ngành là SAB (vòng quay vốn lưu động của SAB là 2,66289 vòng) chứng tỏ hoạt động
kinh doanh của BHN kém hơn, dòng tiền chưa ổn định khả năng thu hồi vốn chậm hơn so với
doanh nghiệp đối thủ. Vòng quay vốn giảm, khả năng thu hồi vốn chậm từ đó ảnh hưởng đến
khả năng kinh doanh. Doanh nghiệp phải xem xét lại việc quản trị doanh thu về sản lượng tiêu
thu, giá bán hay phương thức thanh toán hay chiến lược Marketing trong các khâu đã có hiêu quả
hay chưa. Để từ đó đưa ra những chính sách cải thiện doanh thu, đẩy nhanh tốc độ tăng của luân
chuyển thuần.
Xem xét mối liên hệ giữa hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn và số vòng quay vốn lưu động, cả hai
chỉ tiêu này đều giảm khiến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm, cho thấy
công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp kém và chưa hiệu quả. Doanh
nghiệp lựa chọn chiến lược thu hẹp qui mô sản xuất để hạn chế rủi ro nhưng sẽ khiến khả năng
sinh lời trong tương lai bị kém đi. Tổng hợp lại hiệu suất sử dụng vốn giảm cho thấy chiến lược
này chưa hiệu quả tại thời điểm hiện tại, dù mục đích giảm rủi ro nhưng doanh nghiệp vẫn nên
chú ý tới vấn đề sinh lợi trong tương lai
➢ Kết luận:
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm 0,1199 chủ yếu do hệ số đầu tư tài
sản ngắn hạn và tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm. các chính sách đầu tư, sử dụng vốn lưu
động chưa hợp lý, rủi ro giảm nhưng kéo theo giảm khả năng sinh lợi. Từ đó đưa ra các giải pháp
sau:

50
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

➢ Giải pháp:
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với đặc điểm môi trường kinh doanh
và tình hình thực tế của doanh nghiệp, xem xét và tận dụng hiệu quả của chiến lược đầu tư nếu
đầu tư vào tài sản dài hạn
BHN cần có các biện pháp marketing hiệu đưa ra những giải pháp giúp tăng doanh thu, bù
đắp phần thiếu hụt trong năm 2020 không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành và có thể đẩy mạnh doanh thu từ đó tăng vòng quay
vốn. Điều bày cần đi đôi với các công tác quản trị hàng tồn kho và nợ phải thu hợp lý thông qua
các chính sách tín dụng thương mại, có thể tăng bán chịu để đẩy nhanh doanh thu nếu trong tương
lai tình hình thị trường khá hơn, đồng thời các công tác công nợ cũng cần thực hiện tốt để tránh
ứ đọng vốn
Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, hiệu quả và cần rà soát lại tất cả các
loại vốn lưu động, để xem doanh nghiệp đã rút bớt phần vốn ngắn hạn từ nguồn nào xem đã hợp
lý hay chưa, để từ đó có sự điều chỉnh chính sách đầu tư cho hợp lý, đảm bảo khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn và gia tăng được khả năng sinh lời trong năm tiếp theo. Bên cạnh đó
cần xem xét lại yếu tố luân chuyển thuần xem doanh thu chủ yếu giảm từ hoạt động kinh doanh
và hoạt động tài chính, khoản thu nhập khác của doanh nghiệp lại tăng gấp đôi so với năm 2019
đâu từ có đưa ra các biện pháp phù hợp để phục hồi doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và
doanh thu tài chính, cân nhắc khoản thu nhập khác xem có thể duy trì trong dài hạn hay không
từ đó tăng tổng luân chuyển thuần

8.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động


Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1.Số vòng luân chuyển
vốn lưu động 1,6208 1,7604 (0,1396) (7,93)
(SVld=LCT/Sld)
Luân chuyển thuần =
(DTT 5.919.293,0348 7.311.850,9865 (1.392.557,9517) (19,05)
HH&CCDV+DTTC+TNK)
Sld =
3.652.130,4570 4.153.608,0570 (501.477,6000) (12,07)
(TSNHdk+TSNHck)/2
2.Kì luân chuyển VLD
222,1155 204,5035 17,6121 8,61
(Kld=SN/SVld)
Lưu chuyên thuần bq 1
16.442,4807 20.310,6972 (3.868,2165) (19,05)
ngày (lct=LCT/SN)

51
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

3.MDAH của Sld đến 𝐿𝐶𝑇0


ΔSVld (Stk)= - SVld0 0,2417
SVld 𝑆𝑙𝑑1
𝑠𝑙𝑑1
MDAH của Sld đến Kld ΔKlđ (Slđ) = - Kld0 (24,6903)
𝑙𝑐𝑡0
4. MDAH của LCT đến 𝐿𝐶𝑇0
ΔSVlđ (LCT) = SVld1 - (0,3813)
SVld 𝑆𝑙𝑑1
𝑠𝑙𝑑1
MDAH của LCT đến Kld ΔKlđ (LCT)= kld1 - 42,3024
𝑙𝑐𝑡0
ΔSVlđ (Slđ)+ΔSVlđ (LCT)= ΔSVlđ (0,1396)
5. Tổng hợp
ΔKlđ (Slđ)+ΔKlđ (LCT)= ΔKlđ 17,6121
6. Số vốn lưu động tiết
ST (+,-) =lct1* ΔKlđ 289586,1044
kiệm hay lãng phí

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát
Qua bảng phân tích trên ta thấy: số vòng luân chuyển năm 2020 là 1,6208 vòng, so với năm
2019 biến động giảm với mức giảm 0,1396 vòng và tỷ lệ giảm là 7,93 %. Chỉ tiêu này cho biết
bình quân 1 vốn lưu động sẽ thu được 1,7604 đồng luân chuyển thuần trong năm 2019 và 1,6208
đồng luân chuyển thuần trong năm 2020. Kì luân chuyển vốn lưu động của BHN năm 2019 là
204,5035 ngày nhưng sang đến năm 2020 kì luân chuyển vốn của BHN tăng thành 222,1155
ngày. Ý nghĩa kinh tế cho biết bình quân một vòng luân chuyển mất 204,5035 ngày trong năm
2019 và mất 222,1155 ngày trong năm 2020. Số vòng quay vốn lưu động giảm, kì luân chuyển
vốn tăng gây lãng phí vốn lớn là 28 triệu đồng. So sánh với tốc độ luân chuyển vốn lưu động
công ty bia – rượi- nước giải khát Sài Gòn (SAB) – đối thủ cùng ngành với doanh nghiệp là
1,4991 vòng, ta thấy mặc dù tốc độ luân chuyển vốn của BHN trong năm 2020 đã giảm so với
năm 2019 tuy nhiên trong cả 2 năm khó khăn vẫn cao hơn tốc độ luân chuyển vốn của công ty
đối thủ. Nguyên nhân khiến vòng quay vốn lưu động giảm là tốc độ giảm của luân chuyển thuần
(19%) lớn hơn tốc độ giảm của vốn lưu động bình quân (12,07%). Xu hướng biến động giảm của
tốc độ luân chuyển vốn ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính công ty gây ứ đọng, lãng phí
vốn lớn ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp do vậy cần tìm hiểu chi tiết nguyên
nhân làm tốc độ luân chuyển vốn giảm mạnh để đưa ra giải pháp kịp thời chặn đà sụt giảm của
tốc độ luân chuyển vốn. Đi phân tích sâu từng nhân tố ta thấy:
❖ Phân tích chi tiết:
Nhân tố vốn lưu động bình quân. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì số
dư vốn lưu động bình quân có tác động ngược chiều đến đến số vòng luân chuyển vốn lưu động,
cụ thể trong năm 2020 giảm đi (tỷ lệ giảm là 12% lần) đã làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu
động năm 2020 giảm 0,2417 lần và kỳ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 tăng 24,6903
ngày. Đây là nhân tố tiêu cực và tác động mạnh làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động có
52
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

thể gây nguy cơ rủi ro tới tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Nguyên nhân khiến số dư bình
quân vốn lưu động giảm là do số dư vốn lưu động tại thời điểm đầu và cuối năm 2020 đều nhỏ
hơn so với năm 2019. Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên việc doanh nghiệp giảm chỉ
tiêu này có thể làm giảm khả năng thanh toán và tính thanh khoản, xem xét chi tiết:
Tiền và các khoản tương đương tiền: trong năm 2020 ghi nhận sự sụt giảm mạnh hơn 50%
so với thời điểm đầu năm (từ 1075612 triệu đồng còn 565089 triệu đồng). Tỷ trọng tiền và các
khoản tương đương tiền cuối năm là 0,1506% giảm 50,29% so với năm 2019. Nguyên nhân vốn
bằng tiền giảm có thể là do trong năm công ty thực hiện tăng cường đầu tư tài chính ngắn hạn
(tăng hơn 60%). Tiền và tương đương tiền giảm giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường, tránh gây lãng phí vốn tuy nhiên nó sẽ tiềm ẩn các rủi ro rất lớn nếu thị trường
bất lợi, khả năng ứng phó với các khoản nợ cũng sẽ kém đi
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gia tăng một cách đột biến (tăng tới hơn 60%) chứng tỏ
BHN đang có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư từ đó tăng khả năng sinh lời nhưng sẽ tiềm
ẩn nhiều rủi ro nếu gặp thị trường bất lợi.
Trong khi vốn bằng tiền, vốn thanh toán trong năm 2020 đều ghi nhận giảm, thì vốn tồn
kho: trong năm 2020 tăng nhẹ 7,461 trđ, tương ứng tăng 0,5246% so với thời điểm đầu năm, việc
gia tăng hàng tồn kho có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ sản xuất tuy
nhiên việc dự trữ vốn hàng tồn kho quá mức gây ra ứ đọng vốn
Nguyên nhân khách quan có thể do môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm
đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh, cầu trên thị trường giảm mạnh, lượng cung dư thừa, tình hình
lạm phát ảnh hưởng ngày càng lớn, lãi suất vay vốn cũng tăng thêm nữa là các chính sách kinh
tế vĩ mô của nhà nước gây bất lợi cho doanh nghiệp, nên để tránh rủi ro BHN đã thu hồi bớt vốn
tránh tình trạng căng thẳng về tài chính. Bên cạnh đó nguyên nhân chủ quan có thể do các công
tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa được tốt. Thêm nữa công
tác quản trị dòng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả. Doanh nghiệp cũng nên
cân nhắc các chính sách tiêu thụ sản phẩm tăng cường việc bán hàng hóa, áp dụng chính sách tín
dụng thương mại mở rộng cân nhắc cho khách hàng mua chịu hàng hóa để tăng doanh thu, tránh
tình trạng vốn bị ứ đọng từ đó khiến khả năng sinh lời của doanh nghiệp kém đi
Nhân tố tổng luân chuyển thuần: Với giả định các nhân tố khác không thay đổi tổng luân
chuyển thuần năm 2020 giảm đã 1.392.557,9517 triệu đồng ( cụ thể từ 7311850,9865 xuống
5919293,0348 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 19%) làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 0,3813
lần và kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 42,3024 ngày tác động tiêu cực làm giảm hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm cho lưu chuyển thuần năm 2020 giảm
mạnh chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 giảm 1.613.946 trđ, bên
cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính giảm 43.243 trđ tuy nhiên thu nhập khác lại tang đột biến
264.631 trđ so với năm 2019. Như vậy nguyên nhân chính khiến cho luân chuyển thuần giảm

53
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

mạnh là sự sụt giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là lĩnh vực hoạt động kinh doanh
chính của doanh nghiệp
Nguyên nhân khách quan của việc tổng luân chuyển thuần xuất phát từ cung cầu về sản phẩm
của doanh nghiệp trên thị trường. Diễn biến dịch covid trong 2 năm 2019, 2020 vô cùng căng
thẳng khiến BHN khó tiêu thụ được hàng hoá làm cho doanh thu bán hàng bị giảm. Thị trường
tài chính, thị trường chứng khoán có xu hướng đi xuống từ đó khiến doanh thu tài chính bị giảm.
Thêm vào đó các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng gây khó khăn trong công tác tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp là do các công tác
nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, chưa xác định được nhu cầu chính
xác dẫn đến ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Chiến lược đầu tư của BHN chưa thật sự hợp lý,
việc giảm tài sản ngắn hạn và dài hạn có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro cũng như áp lực
thanh toán tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời. Ngoài ra việc thu nhập khác tăng đột
biến như vậy doanh nghiệp nên xem xét xem nguồn gốc các khoản đó nếu có thể suy xét xem có
thể tạo nó thành khoản thu nhập bền vững trong tương lai hay không?
Đánh giá: từ phân tích chi tiết 2 nhân tố vốn lưu động bình quân và luân chuyển thuần ta thấy
cả vốn lưu động bình quân và luân chuyển thuần đều giảm, trong đó tốc độ giảm của luân chuyển
thuần lớn hơn tốc độ giảm của vốn lưu động chứng tỏ dù đã rút vớt vốn nhưng nó không giúp
BHN cải thiện khỏi tình trạng sụt giảm doanh thu. Doanh nghiệp đang có chiến lược thu hẹp qui
mô kinh doanh nhưng luân chuyển thuần vẫn giảm mạnh từ đó khiến tốc độ luân chuyển vốn của
doanh nghiệp giảm, kì luân chuyển vốn tăng lên. Công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp chưa hợp lý khiến BHN thời gian thu hồi vốn bị chậm, số vong giảm ảnh hưởng
tới chu kì kinh doanh tiếp theo cũng như các lợi ích trong tương lai
➢ Kết luận:
Như vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2020 chậm và có xu hướng biến động giảm
so với năm 2019 với tỷ lệ giảm mạnh 7,93%. Nguyên nhân là do tổng luân chuyển thuần trong
năm sụt giảm và tốc độ giảm lớn hơn tốc độ giảm của vốn lưu động bình quân trong 2 năm. Để
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 và trong các kỳ tiếp theo công ty BHN
cần phải đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp
➢ Giải pháp:
Điều chỉnh sản xuất, tập trung vào các sản phẩm có khả năng hiệu quả, khả năng tiêu thụ tốt…
để cân đối và hạn chế tăng hàng tồn kho, ứ đọng vốn.
Bên cạnh đó luôn xây dựng hệ thống định mức cho từng bộ phận vốn lưu động, đặc biệt chú
trọng vốn hàng tồn kho kết hợp với đánh giá đúng nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất, xác
định mức dự trữ hợp lý tối ưu cho doanh nghiệp.
Thực hiện triển khai chính sách Marketing hấp dẫn đầu tư nghiên cứu khách hàng, kích thích
nhu cầu về sản phẩm của bản tahan doanh nghiệp để tăng doanh thu, giải phóng hàng tồn kho

54
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động tối thiểu bằng với tốc độ quay vòng vốn lưu động của năm
2019, liên kết với các ngân hàng trong nước về ưu đãi các chính sách cho vay mua sắm nhà ở.
Doanh nghiệp mở rộng bán hàng, nới rộng chính sách tín dụng thương mại hơn cho khách
hàng (mức tín dụng, thời gian cho hưởng tín dụng dài) đặc biệt nhóm khách hàng thuê hạn tầng,
khu công nghiệp..., đồng thời chú trọng nâng cao hơn nữa công tác quản trị các khoản phải thu
của doanh nghiệp. Cân nhắc tìm hiểu về nguồn thu nhập khác tăng đột biến để biến nó thành
nguồn thu lâu dài nếu có thể
8.3. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Số Vòng quay
Vòng 16,8020 21,8159 (5,0138) (22,98)
HTK (SVtk=GV/Stk)
Triệu
Giá vốn 4260.375 5.608.012 (1.347.637,0000) (24,03
đồng
Stk Triệu
253.563,1967 257.061,1555 (3.497,9588) (1,36)
=(HTKdk+HTKck)/2 đồng
2. Kì lc HTK
Ngày 21,4260 16,5018 4,9242 29,84
(KTK=SN/SVtk)
Giá vốn bình quân 1 Triệu
11.834,3750 15.577,8111 (3.743,4361) (24,03)
ngày=GV/SN đồng
3. Mức độ ảnh
𝐺𝑉0
hưởng của Stk đến Lần ΔSVtk (Stk) = - SVtk0 0,3010
𝑆𝑡𝑘1
SVtk
Mức độ ảnh hưởng 𝑠𝑡𝑘1
Lần ΔKtk (Stk) = - Ktk0 (0,2245)
của Stk đến Ktk 𝑔𝑣0

4. Mức độ ảnh
𝐺𝑉0
hưởng của GV đến Lần ΔSVtk (GV) = SVtk1 - (5,3148)
𝑆𝑇𝐾1
SVtk
Mức độ ảnh hưởng 𝑠𝑇𝐾1
Lần ΔKlđ (LCT)= kld1 - 5,1488
của GV đến Ktk 𝐺𝑉0

ΔSVtk (Stk) + ΔSVtk (GV) = ΔSVtk (5,0138)


5. Tổng hợp Lần
ΔKtk (Stk) + ΔKtk (GV) = ΔKtk 4,9242
6. Số vốn lưu động Triệu
ST (+,-) = gv1 x ΔKtk 58.275,2907
tiết kiệm hay lãng phí đồng

55
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Dựa vào kết quả tính toán trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của DN năm 2020 đạt
16,8020 vòng giảm 5,0138 vòng (tỷ lê giảm 22,98%) so với năm 2019. Nghĩa là bình quân trong
chu kỳ sản xuất kinh doanh của dn HTK của dn sẽ luân chuyển được 16,8020 vòng trong năm
2020 và 21,8159 vòng trong năm 2019. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán
(24,03%) lớn hơn so với tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân (1,36%). Bên cạnh đó kì luân
chuyển HTK của DN năm 2020 là 21,4260 ngày tăng 4,9242 ngày (với tỷ lệ tăng 29,84 %) so
với năm 2020. Nghĩa là trong chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 1 vòng quay hàng
tồn kho mất 21,4260 ngày trong năm 2020 và 16,5018 ngày trong năm 2019. Điều này được coi
là hợp lý tốc độ luân chuyển tăng 0,3010 vòng nhưng giá vốn hàng bán giảm 24,03% làm tốc độ
luân chuyển hàng tồn kho . So sánh với tốc độ luân chuyển hàng tồn kho bình quân với doanh
nghiệp SAB cùng ngành có số vòng quay hàng tồn kho bình quân là 11,4003 vòng. Vậy tuy trong
năm 2020 số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm so với năm 2019 tuy nhiên vẫn tốt
hơn, các công tác quản lý hàng tồn kho của dn hợp lý hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm là 1 xu hướng biến động không tốt
đối với công ty, cho thấy trong năm, thời gian quay vòng thu hồi vốn hàng tồn kho lâu hơn. Và
để tìm hiểu nguyên nhân làm cho tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho giảm và có biện pháp đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho ít nhất phải phục hồi lại bằng năm 2019 là 21,8159
vòng thì chúng ta sẽ xem xét phân tích thông qua 2 nhân tố ảnh hưởng là quy mô số dư hàng tồn
kho bình quân (Stk) và Giá vốn hàng xuất bán trong kỳ (GV)
❖ Phân tích chi tiết:
Nhân tố hàng tồn kho bình quân: trong điều kiện các nhân tố khác k thay đổi, hàng tồn kho
bình quân có mối quan hệ ngược chiều với tốc độ luân chuyển hàng tồn kho bình quân. HTK
bình quân năm 2019 là 257061,1555 triệu đồng nhưng sang đến năm 2020 thì giảm nhẹ thành
253563,1967 triệu đồng (tỷ lệ giảm là 1,36%). Dù hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm nhưng
tốc độ giảm của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân nên khiến
cho số vòng quay hàng tồn kho bình quân của doanh nghiệp giảm 5,0138 vòng (22,98%) đồng
thời kì luân chuyển HTK của BHN tăng 4,9242 ngày. Số dư HTK giảm như vậy có thể là do
doanh nghiệp đã thu hẹp qui mô sản xuất do tình hình cầu trên thị trường kém . Tình trạng trên
được xem là hợp lý trong bối cảnh công ty BHN vì mức tăng của vòng quay hàng tồn kho do
hàng tồn kho bình quân giảm không đủ bù đắp mức giảm của số vòng quay hàng tồn kho do giá
vốn hàng bán giảm khiến vòng quay hàng tồn kho giảm 5,0138 vòng. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến vấn đề này. Nguyên nhân khách quan có thể do trong năm 2019,2020 liên tục gặp các khó
khăn do dịch bệnh, thiên tai, bão lũ, cầu trên thị trường đang giảm nên để hạn chế rủi ro doanh
nghiệp đã thu hẹp qui mô sản xuất, cầu hàng hóa trên thị trường ngày càng giảm, quá trình tiêu
thụ sản phẩm gặp khó khăn, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thay đổi theo hướng bất
56
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

lợi cho doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ quan đến từ phía doanh nghiệp đang thực hiện chính
sách thắt chặt tín dụng thương mại thắt chặt trong bán hàng, quản trị nợ phải thu theo hướng tang
cường thu hồi nợ tránh rủi ro mất vốn, cũng có thể doanh nghiệp, muốn giải phóng bớt hàng tồn
kho tránh tình trạng vốn bị ứ đọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong tương lai nên dẫ giảm
lượng hang tồn kho mình đang có trong năm 2020. Nói chung chính sách, công tác quản trị hang
tồn kho của doanh nghiệp chưa thực sự hợp lý, doanh nghiệp chưa sử dụng vốn hiệu quả, vòng
quay hàng tồn kho bị giảm khiến BHN lâu thu hồi được vốn hơn, từ đó gây lãng phí và ảnh hưởng
đến lợi ích tương lai. Trọng điểm quản lý là các chính sách quản trị hàng tồn kho, doanh nghiệp
cần có chiến lược quản trị hàng tồn kho hợp lý, khoa học, giải phóng hàng tồn kho đối với các
thành phẩm hàng hóa đã hoàn thành còn ứ đọng tại doanh nghiệp cũng như gửi bán chưa hoàn
thành phù hợp để tiết kiệm được những chi phí liên quan của doanh nghiệp do hàng tồn kho tăng
lên gây ra và tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.
Nhân tố Giá vốn hàng bán: Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, do GV lại có
tác động cùng chiều với tốc độ luân chuyển HTK nên việc GVHB giảm có thể khiến cho tốc độ
luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm. Trong năm 2020, giá vốn hàng bán là 4260375
triệu đồng, giảm 1.347.637 triệu đồng so với năm 2019, tỷ lệ giảm là 24,03%. Với giả định là Số
dư hàng tồn kho được cố định ở mức năm 2020 thì biến động giảm giá vốn hàng bán trong kỳ đã
tác động làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm 5,3148 vòng và kỳ luân chuyển HTK tăng lên
5,1148 ngày. Đây là nhân tố tác động tiêu cực tới tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Giá vốn hàng
xuất bán giảm tức là việc giải phóng hàng tồn kho trong năm 2020 giảm xuống so với năm 2019
có thể do nguyên nhân khách quan đó là thị trường cung cầu trong năm 2020 bất lợi đối với
doanh nghiệp, có thể do đại dịch Covid-19 các khách hàng họ không tiếp tục các đơn hàng như
đã ký kết với doanh nghiệp hoặc có thể vì biến động của giá cả từ thị trường và từ những áp lực
trong sản xuất về nguyên liệu, giá đầu vào… làm cho việc tiêu thụ bị ảnh hưởng đã làm cho hàng
xuất bán bị giảm xuống và giá vốn hàng bán giảm. Hoặc cũng có thể doanh nghiệp đã đàm phán
tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đẻ có mức giá vốn hàng bán tốt hơn. Nguyên
nhân chủ quan có thể do doanh nghiệp thu hẹp qui mô sản xuất, thu hẹp tín dụng thương mại
tăng thu nợ, nên hạn chế việc tiêu thụ được sản phẩm. Giá vốn hàng bán giảm 24,03% trong khi
số dư hàng tồn kho cũng giảm 1,36 % điều này khá hợp lý, việc tăng giảm đó có thể là do chủ
yếu từ khách quan tác động tới việc giải phóng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
nên chú trọng điều chỉnh các chính sách quản trị chi phí sao cho dn đạt được lợi ích cao nhất.
Giải pháp là công ty cần quản lý tốt hàng tồn kho kết hợp với việc đẩy mạnh chiến lược tiêu thụ
sản phẩm của mình để đảm bảo việc tồn kho và tiêu thụ được hợp lý giúp doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả, tăng khả năng sinh lời
Đánh giá: Giá vốn hàng bán giảm, Hàng tồn kho cũng giảm, mức giảm của giá vốn lớn hơn
mức giảm của hàng tồn kho cho thấy việc duy trì HTK ở mức hiện tại có vẻ chưa hợp lý với tình
hình hiện tại của công ty, làm hạn chế kar năng sinh lời , công ty nên có những thay đổi để cải
57
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

thiện được tốc độ luân chuyển hàng tồn kho từ đó đẩy nhanh kì luân chuyển để tiết kiệm chi phí
và thời gian
➢ Kết luận:
Sở dĩ tốc độ luân chuyển HTK trong kỳ giảm xuống là do trong kỳ số dư hàng tồn kho và giá
vốn hàng bán của doanh nghiệp đầu giảm nhưng tốc độ giảm của giá vốn hàng bán (24,03%)
cao hơn hàng tồn kho bình quân (1,36%) chứng tỏ trong năm 2020 doanh nghiệp tiêu thụ chưa
tốt có thể do chủ yếu từ tác động của môi trường kinh doanh, do đại dịch và thiên tai và chính
sách dự trữ của doanh nghiệp chờ thời cơ hoặc do chiến lược tăng tiêu thụ của doanh nghiệp
chưa tốt dẫn tới tồn kho nhiều chưa giải phóng được tuy nhiên sự giảm này là khá hợp lý với tình
hình trong năm nghiên cứu.
➢ Giải pháp:
Doanh nghiệp cần kiểm kê ngay lập tức những loại hàng tồn kho ở các khâu, khắc phục và
dự báo tình hình thị trường do ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan để có hoạt động quản trị
hàng tồn kho cũng như thúc đẩy giải phóng hàng tồn kho thông qua chiến lược Marketing hợp
lý, tránh bị ứ đọng hàng tồn kho không lưu thông được.
Doanh nghiệp cần quản lý và sử dụng các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp một cách hợp
lý đồng thời cắt giảm những chi phí liên quan không cần thiết để đảm bảo hoạt động của doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao trong tình hình hiện tại dịch bệnh Covid-19 gây tác động không hề nhỏ
để tránh lãng phí cho doanh nghiệp.
Đồng thời nên xem xét lại các công tácquản lý đưa ra các chính sách quản trị HTK hợp lý,
thiết lập giá vốn hợp lý để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển HTK, tăng cường chính sách bán chịu
để giảm bớt hàng tồn kho và thiết lập mối quan hệ với các đối tác khác
8.4. Phân tích tốc độ vốn luân chuyển vốn thanh toán

BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN CÁC KHOẢN PHẢI THU

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ


Doanh thu thuần (DTT) Triệu đồng 5.472.944 7.086.889 (1.613.946) (22,77%)
Doanh thu thuần bình quân
Triệu đồng 15.203 19.686 (4.483) (22,77%)
ngày
Các khoản phải thu NH bình
Triệu đồng 476.543 686.225 (209.682) (30,56%)
quân (Spt)
1. Số vòng quay các khoản
Vòng 11,4847 10,3274 1,1573 11,21%
PT (SVpt)

58
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

2. Kỳ thu hồi nợ bình quân


Ngày 31,3461 34,8589 (3,5128) (10,08%)
(Kpt)
3. Mức độ ảnh hưởng các
nhân tố
Do ảnh hưởng của Spt đến
Lần 4,5441
SVpt
Do ảnh hưởng của Spt đến
Lần (10,6514)
Kpt
Do ảnh hưởng của DTT đến
Lần (3,3868)
SVpt
Do ảnh hưởng của DTT đến
Lần 7,1387
Kpt
4. Tổng hợp
∆SVpt Lần 1,1573
∆Kpt Lần (3,5128)
5. Vốn thanh toán tiết kiệm Triệu
(53403,5913)
(lãng phí) đồng

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Các khoản phải thu là phần vốn của DN đang tạm thời bị các bên có liên quan chiếm dụng
trong khâu thanh toán, thường chiếm phần không nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của DN. Dựa
vào bảng tính trên ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của DN năm 2020 đạt 11,4847 vòng,
tăng 1,3478 vòng, với tỷ lệ tăng 11,21% so với năm 2019. Bên cạnh đó, kỳ thu tiền bình quân
năm 2019 đạt 34,8589 vòng, năm 2020 đạt 31,3461 vòng; giảm 3,5128 vòng (10,08%) so với
năm 2019. Để có được đánh giá chính xác hơn, ta cần đi sâu vào phân tích chi tiết các chỉ tiêu.
❖ Phân tích chi tiết:
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của DN trong năm 2020 thay đổi như vậy là do ảnh
hưởng của 2 nhân tố: các khoản phải thu ngắn hạn bình quân (Spt) và doanh thu thuần (DTT).
Nhân tố các khoản phải thu ngắn hạn bình quân (Spt): Các khoản phải thu NH bình quân
năm 2020 là 476.543 trđ, năm 2019 là 686.225 trđ, giảm 209.682 trđ so với năm 2019 tương ứng
với tỷ lệ giảm 30,56%. Nhân tố này có tác động ngược chiều với số vòng quay các khoản phải
thu. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, các khoản phải thu ngắn hạn bình quân
giảm 209.682 triệu đồng đã làm cho số vòng quay các khoản phải thu tăng 1,573 vòng. Đồng

59
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

thời, kỳ thu tiền bình quân tăng 7,1387 ngày. Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân giảm chủ
yếu là do các khoản phải thu NH của khách hàng và trả trước cho người bán giảm. Trong tình
hình dịch bệnh COVID-19, hoạt động buôn bán thương mại gặp nhiều khó khăn, nguồn cung
nguyên vật liệu bị gián đoạn, khan hiếm, nhiều DN không đủ nguyên liệu để sản xuất, việc ứng
trước cho người bán giúp DN có thể đặt trước được vật tư trong tình hình khó khăn hiện nay.
Ngoài ra, DN vẫn đang áp dụng nới lỏng chính sách bán chịu với các nhóm khách hàng tiềm
năng, lâu năm để nhằm giữ chân khách hàng. Vì vậy việc các khoản phải thu giảm chưng tỏ…
Nhân tố doanh thu thuần (DTT): Doanh thu thuần năm 2020 là 5.472.944 trđ, năm 2019 là
7.086.899 trđ, giảm 1.613.946 trđ so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm 22,77%. Nhân tố
này có tác động ngược chiều với số vòng quay các khoản phải thu. Cụ thể trong điều kiện các
nhân tố khác không thay đổi, khi doanh thu thuần giảm 1.613.946 triệu đồng đã làm cho số vòng
quay các khoản phải thu tăng 1.1573 vòng. Đồng thời, làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng 7,1378
ngày. Doanh thu thuần giảm mạnh cho thấy hoạt động của DN đang có dấu hiệu sa sút, kém hiệu
quả trong sản xuất. Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong năm 2020 có sự thay đổi như vậy
có thể do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về nguyên nhân khách quan,
do ảnh hưởng của Covid- 19, tình hình sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thị trường xuất
khẩu bị đứt đoạn, đơn hàng giảm mạnh, các đơn đặt hàng xuất khẩu (hoặc bị trì hoãn). Thị trường
nội địa cạnh tranh gay gắt, dịch bệnh Covid-19 đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng bởi các chính
sách giãn cách xã hội của nhà nước cùng với giảm chi tiêu của hộ gia đình làm cho sức mua của
người tiêu dùng kém. Về mặt chủ quan, DN đã nới lỏng chính sách bán chịu với các khách hàng
tiềm năng, lâu năm để giữ chân họ, đối với nhóm khách hàng nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém
thì DN bắt đầu thắt chặt nhằm giảm tình trạng không thu hồi được nợ nếu khách hàng có nguy
cơ phá sản (điều này khá phổ biến trong tình hình dịch bệnh hiện nay). Tuy nhiên với chính sách
cứng rắn này có thể dẫn đến mất một vài nhóm khách hàng.
➢ Kết luận:
Như vậy tốc độ luân chuyển vốn thanh toán trong năm 2020 tăng, kỳ thu tiền bình quân giảm
giúp cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm được 53.403,5913 triệu đồng. Điều đó cho thấy hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp đã tăng.
➢ Biện pháp:
Trong thời gian tới để tăng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, DN có thể áp dụng các
biện pháp sau:
Thứ nhất, cần có chính sách bán hàng phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài (kết hợp giữa
bán lẻ và bán buôn. nếu là trước đây chủ yếu ưu tiên bán buôn), xây dựng chính sách tín dụng
đối với từng nhóm khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu từng
phân khúc khách hàng, thị trường; đẩy mạnh phát huy các kênh phân phối hàng hiện có.
Thứ hai, doanh nghiệp cần tập trung vào tăng doanh thu, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm,
nghiên cứu thị trường.
60
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

IX.Phân tích khả năng sinh lời


BẢNG CÁC CHỈ TIÊU CỦA CÔNG TY CTCP BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI
GÒN (ĐỐI THỦ CẠNH TRANH)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2020

ROE Lần 0,2391

ROA Lần 0,1817

BEP Lần 0,2273

Ht Lần 0,7599

Hđ Lần 0,7118

Hcp Lần 0,8297

Hhđ Lần 0,2130

SVlđ Vòng 1,4991

9.1. Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1.ROE= LNST/Svc Lần 0,1369 0,1206 0,0164 13,59%


LNST Triệu đồng 625.348 501.774 123.574 24,63%
Svc =( VCSH đk + VCSH
Triệu đồng 4.566.881 4.162.345 404.536 9,72%
ck)/2
2. Hệ số tự tài trợ
Lần 0,7384 0,6131 0,1253 20,44%
(Ht = Svc/Skđ)
Slđ= (TSNHđk
Triệu đồng 3.652.131 4.153.608 (501.478) (12,07%)
+TSNHck)/2
3. Số vòng luân chuyển
vốn lưu động Vòng 1,6208 1,7604 (0,1396) (7,93%)
(SVlđ = LCT/Slđ)
Hđ = Slđ/Skđ Lần 0,5905 0,6118 (0,0213) (3,48%)

61
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Skđ = (TSCK + TSĐK)/2 Triệu đồng 6.184.569 6.788.895 (604.326) (8,90%)


4. Hệ số chi phí ( Hcp =
Lần 0,8944 0,9314 (0,0370) (3,97%)
1-ROS)
5. Hệ số sinh lời hoạt
động Lần 0,1056 0,0686 0,0370 53,95%
(ROS=LNST/LCT)
∆ROE (Ht) =(1/Ht1 - 1/Ht0)* Hđ* SVlđ0*ROS0
Do ảnh hưởng của Ht Lần (0,0205)

∆ROE (Hđ)=1/Ht1 *( Hđ1- Hđ0)*SVlđ0*ROS0


Do ảnh hưởng của Hđ Lần
(0,0035)
∆ROE (SVlđ)=1/Ht1* Hđ1* ( SVlđ1-SVlđ0* ROS0
Do ảnh hưởng của SVlđ Lần (0,0077)

∆ROE (ROS)=1/Ht1 *Hđ1*SVlđ1*( ROS1- ROS0)


Do ảnh hưởng của ROS Lần
0,0480
Tổng hợp 0,0164

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Hệ số sinh lời VCSH (ROE) năm 2020 là 0,1369 lần ; hệ số sinh lời VCSH năm 2019 là
0,1206 lần. Tức là năm 2020, bình quân 1 đồng VCSH trong kỳ tạo ra được 0,1369 đồng lợi
nhuận ròng; và năm 2019, bình quân 1 đồng VCSH đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh thì
tạo ra được 0,1206 đồng lợi nhuận ròng.
Có thể thấy, ROE trong năm 2020 xu hướng tăng so với năm 2019, cụ thể tăng 0,01638 lần
tương đương với tỷ lệ tăng 13,59%, chứng tỏ trong kì, hiệu quả sử dụng vốn chủ của công ty
Habaco tăng lên khi đó có thể là công tác tổ chức quản lí sử dụng vốn chủ của công ty tốt lên và
tạo tiền đề giúp công ty có cơ sở để gia tăng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư và các chủ sở hữu
của Doanh nghiệp.Nguyên nhân là do tốc độ tăng của LNst là 24,63% cao hơn so với tốc độ tăng
của VCSH 9,72%. Tuy nhiên, hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE của công ty năm 2020

62
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

(0,1369 lần) thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu-
Nước giải khát Sài Gòn ( 0,2391 lần) cho thấy mặc dù doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng
vẫn chưa tốt so với đối thủ, Doanh nghiệp cần phải có các chiến lược trong tổ chức quản lí sử
dụng vốn chủ để có thể đuổi kịp tốc độ phát triển của doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với mình.
❖ Phân tích chi tiết:
Hệ số sinh lời VCSH chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: hệ số tự tài trợ, hệ số đầu tư ngắn hạn, số
vòng luân chuyển vốn lưu động và hệ số sinh lời hoạt động
Nhân tố hệ số tự tài trợ ( Ht): Nhân tố Ht có tác động ngược chiều với hệ số sinh lời VCSH.
Cụ thể, năm 2020 Ht là 0,7384 lần, năm 2019 Ht là 0,6131. So năm 2020 với năm 2019, Ht đã
tăng 0,1253 lần tương đương với tỷ lệ tăng là 20,44% đã làm cho hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu
giảm 0,0205 lần. Ht năm 2020 tăng là do vốn chủ sở hữu bình quân năm 2020 so với năm 2019
tăng 404.536 triệu đồng với tỷ lệ tăng 9,72% trong khi đó tài sản bình quân lại bị giảm 604.326
triệu đồng với tỷ lệ giảm 8,9%. Nguyên nhân có thể do chính sách huy động vốn của công ty
thay đổi. Ht năm 2019 và năm 2020 đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ mức độ tự chủ tài chính của Dn
khá cao, nên việc gia tăng thêm Ht giúp công ty giảm tác động tiêu cực từ việc sử dụng đòn bẩy
tài chính. Ht của doanh nghiệp năm 2020 ( 0,7384 lần) tuy có thấp hơn công ty đối thủ cạnh tranh
trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn ( 0,7599 lần) nhưng cho
thấy việc tự chủ tài chính của công ty đang khá tốt so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ):
Nhân tố Hđ có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Cụ thể, năm
2020, Hđ là 0,5905 lần, năm 2019 hđ là 0,6118. Năm 2020 so với năm 2019 thì Hđ giảm 0,0213
lần tương đương với tỷ lệ giảm 7,93% đã làm cho khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu giảm 0,0035
lần. Hđ của công ty năm 2020 (0,5905 lần) thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành
là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (0,7118 lần) cho thấy các khoản đầu tư ngắn
hạn của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh .Hđ giảm là do tài sản
ngắn hạn bình quân giảm 501.478 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 12,07% và tài sản bình quân giảm
604.326 triệu đồng với tỷ lệ giảm 8.9%.
Nguyên nhân có thể là DN thay đổi cơ cấu đầu tư vốn. Cụ thể, hệ số đầu tư giảm điều này cho
thấy DN giảm đầu tư tài sản ngắn hạn tăng tỷ trọng đầu tư tài sản dài hạn. Trong năm 2020,
doanh nghiệp có khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 28.319 triệu đồng đồng thời khoản
đầu tư tài chính dài hạn là 1.261.645 triệu đồng. Như vậy trong năm DN đã tiến hành đầu tư vào
tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Điều này một phần dẫn đến hệ số đầu tư
giảm. Nguyên nhân khách quan, trong năm 2020 các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng bởi đại
dịch Covid19 nên giá cả nguyên vật liệu có thể có sự thay đổi, và ảnh hưởng của đại dịch Covid19
diễn biến phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự thay đổi chính sách cụ thể, kịp thời
Số vòng quay vốn lưu động (SVlđ): Có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời vốn chủ sở
hữu. Năm 2020, SVlđ là 1,6208 vòng còn năm 2019 SVlđ là 1,7604 vòng. Tuy nhiên SVlđ của
63
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

công ty năm 2020 (1,6208 vòng) lại cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng
CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (1,4991 vòng).Năm 2020 so với năm 2019, SVlđ đã
giảm 0,1396 vòng tương đương với tỷ lệ giảm 7,93% đã làm cho ROE giảm 0.0077 lần. SVlđ
giảm là do tổng LCT giảm 1.392.558 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 19,05%. Trong khi
đó vốn lưu động bình quân giảm 501.478 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 12,07%. Tuy
nhiên mức độ giảm của LCT lớn hơn so với mức độ giảm của Slđ, nguyên nhân có thể là do dịch
covid19 tác động tới cung – cầu của thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn dẫn
đến hàng tồn kho tăng từ 249.833 triệu đồng ( năm 2019) lên 257.294 triệu đồng ( năm 2020).
Và Doanh thu thuần bán hàng giảm chứng tỏ hiệu quả quản lí , sử dụng vốn lưu động giảm, DN
đang sử dụng lãng phí vốn lưu động.
Hệ số chi phí (Hcp): Có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, cụ thể:
Hệ số chi phí năm 2020 là 0,8944 lần phản ánh để tạo ra được 1 đồng tổng luân chuyển thuần,
doanh nghiệp phải bỏ ra 0,8944 đồng tổng chi phí. Năm 2019 là 0,9314 lần phản ánh để tạo ra
được 1 đồng tổng luân chuyển thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra 0,9314 đồng tổng chi phí. Nhưng
so năm 2020 với năm 2019 ta thấy hệ số chi phí giảm 0,037 lần tương đương với tỷ lệ giảm
3,97% từ đó làm cho khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu tăng lên 0,048 lần. Hcp của công ty năm
2020 (0,8944 lần) cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu-
Nước giải khát Sài Gòn (0,8297 lần) cho thấy năm 2020 doanh nghiệp cho thấy mặc dù năm
2020 hệ số chi phí có giảm nhưng so với đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có thể chưa quản trị
chi phí tốt. Hcp năm 2020 giảm so với năm 2019 nguyên nhân là do tỷ lệ giảm của tổng chi phí
nhiều hơn so với tỷ lệ giảm của LCT. Cụ thể tổng chi phí giảm 1.516.132 triệu đồng tương đương
với tỷ lệ giảm 22,26% trong khi đó LCT giảm 1.392.558 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm
19,05%. HCP giảm cho thấy doanh nghiệp bỏ ra ít chi phí hơn từ đó sử dụng tiết kiệm chi phí
hơn chứng tỏ hiệu quả quản trị chi phí tăng lên
Hệ số chi phí cả năm 2020 (0,8944 lần) và năm 2019 ( 0,9314 lần) đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ
tổng luân chuyển thuần nhỏ hơn tổng chi phí, điều này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có lãi,
tình hình quản trị chi phí của công ty có hiệu quả
➢ Kết luận:
Qua phân tích các nhân tố ở trên cho thấy, ROE năm 2020 tăng nguyên nhân chủ yếu xuất
phát từ thay đổi vốn lưu động, việc hiệu quả quản trị chi phí tăng lên. Vì vậy, DN cần xây dựng
chính sách huy động vốn phù hợp với sự biến động cảu thị trường và chiến lược của doanh
nghiệp, đặc biệt chú ý đến sự gia tăng của rủi ro tài chính và chi phí lãi vay trong chính sách tăng
cường vay nợ. Bên cạnh đó, DN cần áp dụng hiệu quả những chiến lược để nâng cao sức tiêu thụ
sản phẩm làm tăng doanh thu, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng khả năng
sinh lời của vốn chủ sở hữu

64
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

➢ Giải pháp
Trong những năm tới, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau nhằm cải thiện ROE
như : cần rà soát nguồn cung nghuyên vật liệu ổn định để có thể tối thiểu chi phí nguyên vật liệu,
tận dụng năng lực công nghệ sản xuất. Doanh nghiệp cần quản trị chi phí sản xuất kinh doanh,
rà oát từng khâu từ huy động- sản xuất- tiêu thụ- phân phối kết quả để nhận thấy những khuyết
điểm cần cải thiện.

9.2. Phân tích hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Hệ số sinh lời ròng của
Lần 0,1011 0,0739 0,0272 36,81%
TS ROA=LNst/Skd
LNst Triệu
625.348 501.774 123.574 24,63%
đồng
Skd=(TSđk+TSck)/2 Triệu
6.184.569 6.788.895 (604.326) (8,90%)
đồng
2.Hệ số đầu tư ngắn hạn
Lần 0,5905 0,6118 (0,0213) (3,48%)
Hđ=Slđ/Skđ
Slđ=(TSNHđk+TSNHck)/2 Triệu
3.652.131 4.153.608 (501.478) (12,07%)
đồng
3. Số vòng luân chuyển
Vòng 1,6208 1,7604 (0,1396) (7,93%)
VLĐ SVlđ=LCT/Slđ
Tổng chi phí=LCT-LNst Triệu
5.293.945 6.810.077 (1.516.132) (22,26%)
đồng
LCT Triệu
5.919.293 7.311.851 (1.392.558) (19,05%)
đồng
Hệ số chi phí Hcp=Tổng
Lần 0,8944 0,9314 (0,0370) (3,97%)
CP/LCT
4. Hệ số sinh lời hoạt động
Lần 0,1056 0,0686 0,0370 53,95%
ROS=LNst/LCT
Ảnh hưởng của nhân tố ∆ROA (Hđ) = (Hđ1-Hđ0) * SVlđ0 * (1-Hcp0)
Hđ Lần
(0,0026)
65
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Ảnh hưởng của nhân tố ∆ROA (SVlđ) = Hđ1 * (SVlđ1-SVlđ0) * (1-Hcp0)


SVlđ Lần
(0,0057)
Ảnh hưởng của nhân tố ∆ROA (ROS) = Hđ1 * SVlđ1 * (Hcp1-Hcp0)
ROS Lần
0,0354
Tổng hợp 0,0272

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2020 và năm 2019 khả năng sinh lời ròng của tài sản đều
dương, tức là tài sản ròng của công ty sinh lời. Năm 2019, khả năng sinh lời ròng của tài sản (
ROA) là 0,0739 lần có nghĩa một đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh thu được 0,0739 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, khả năng sinh lời ròng của tài sản là
0,1011 lần, có nghĩa bình quân một đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh thu được 0,1011 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 so với năm 2019, hệ số sinh lời ròng
của tài sản tăng 0,0272 lần tương đương với tỷ lệ tăng 36,81%. Tuy nhiên, hệ số sinh lời của vốn
chủ sở hữu ROA của công ty năm 2020 (0,1011 lần) thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong
cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (0,1817 lần) . Khả năng sinh lời
của tài sản tăng là do 3 nhân tố: hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân, số vòng quay vốn lưu động và
hệ số chi phí.
❖ Phân tích chi tiết
Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân ( Hđ): Có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời ròng
của tài sản. Cụ thể, năm 2020 so với năm 2019, Hđ giảm 0,0213 lần tương đương với tỷ lệ giảm
3,48% đã làm cho khả năng sinh lời ròng của tài sản giảm 0,0026 lần. Hđ giảm là do tỷ lệ giảm
của vốn lưu động bình quân lớn hơn tỷ lệ giảm của vốn kinh doanh bình quân cụ thể là vốn lưu
động bình quân giảm 501.478 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 12,07%, vốn kinh doanh
bình quân giảm 604.326 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 8,9%. Hđ của công ty năm 2020
(0,5905 lần) thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu-
Nước giải khát Sài Gòn (0,7118 lần) cho thấy các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp chưa
thực sự hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh .Nguyên nhân là do:
Khách quan: Năm 2020 thị trường có nhiều biến động, tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức
tạp, sự tác động của thị trường tài chính tiền tệ nhiều biến động
Chủ quan: Do chính sách đầu tư của doanh nghiệp thu hẹp, do việc quản lí, sử dụng từng loại
vốn của doanh nghiệp. hệ số đầu tư ngắn hạn giảm làm ROA giảm 0,0026 lần. Ta thấy hệ số đầu
tư ngắn hạn giảm được đánh giá là không hợp lí, việc quản lí sử dụng từng loại vốn chưa đảm
bảo được sự tiết kiệm và hợp lí. Để tăng khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần
66
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

có chính sách đầu tư hợp lí đảm bảo sự cân đối đồng bộ giữa các loại vốn đồng thời quản lí, sử
dụng tiết kiệm vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số vòng quay vốn lưu động (SVlđ): Số vòng quay vốn lưu động có tác động cùng chiều với
ROA, tức là khi các nhân tố khác không đổi mà số vòng quay vốn lưu động tăng thì ROA tăng
và ngược lại. SVlđ của công ty năm 2020 (1,6208 vòng) cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trong
cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (1,4991 vòng). Tuy nhiên năm
2020 số vòng quay vốn lưu động là 1,6208 vòng; năm 2019 là 1.7604 vòng giảm 0,1396 lần
tương ứng với tỷ lệ giảm 7,93%. Số vòng quay vốn lưu động giảm là do tỷ lệ giảm luân chuyển
thuần nhanh hơn tỷ lệ giảm của vốn lưu động bình quân cụ thể là luân chuyển thuần giảm
1.392.558 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 19, 05%, vốn lưu động bình quân giảm 501.478
triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 12,07%. Ta thấy số vòng quay vốn lưu động giảm làm
cho ROA giảm đương ứng 0,0057 lần, số vòng quay vốn lưu động giảm được đánh giá là không
hợp lí, doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn lưu động lãng phí. Nguyên nhân do:
Khách quan: Nền kinh tế gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng mạnh từ đại dịch Covid19 làm cho
khách hàng không trả được nợ đúng hạn tác động xấu tới cung cầu trên thị trường làm cung lớn
hơn cầu từ đó việc tiêu thụ hàng hóa khó khăn
Chủ quan: Do tình hình tổ chức quản lí, phân bổ và sử dụng vốn của công ty, quá trình sản
xuất kinh doanh còn kém hiệu quả dẫn đến thời gian sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bị kéo dài.
Tốc độ giảm của luân chuyển thuần nhanh hơn vốn lưu động bình quân chứng tỏ doanh nghiệp
đang sử dụng vốn lưu động lãng phí, tình hình quản lí và sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả
Hệ số chi phí ( Hcp): Hệ số chi phí có tác động ngược chiều với ROA, tức là khi các nhân tố
khác không đổi mà hệ số chi phí tăng thì ROA giảm và ngược lại. Năm 2020 hệ số chi phí là
0,8944 lần còn năm 2019 là 0,9314 lần, giảm 0,037 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 53,95%. Hệ số
chi phí giảm làm cho ROA tăng tương ứng 0,0354 lần, qua đó cho thấy, năm 2020 công ty bỏ ra
ít chi phí hơn so với năm 2019. Tuy nhiên, Hcp của công ty năm 2020 (0,8944 lần) cao hơn so
với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn
(0,8297 lần) cho thấy năm 2020 doanh nghiệp cho thấy mặc dù năm 2020 hệ số chi phí có giảm
nhưng so với đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có thể chưa quản trị chi phí tốt. Năm 2020, dưới
tác động từ đại dịch Covid19, doanh nghiệp đã chủ động có những biện pháp đúng đắn để ứng
phó với tình hình dịch bệnh, làm cho chi phí của doanh nghiệp giảm đi so với năm 2019. Các
chính sách đi vay, việc quản lý và sử dụng chi phí, quản lý và sử dụng lao động vật tư trong sản
xuất kinh doanh tương đối hiệu quả,từ đó có thể thấy được việc giảm hệ số chi phí giúp doanh
nghiệp duy trì được việc kinh doanh tốt trong thời kì khó khăn.
➢ Kết luận:
Qua bảng trên ta thấy khả năng sinh lời ròng của tài sản tăng, nguyên nhân là do công ty đã
có chính sách quản lí vốn hiệu quả. Vì vậy, công ty cần duy trì và cải thiện các chính sách quản

67
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

lí vốn và chi phí đang có hiệu quả để tránh gây lãng phí và sử dụng chúng hợp lí nhằm nâng cao
kết quả sản xuất kinh doanh từ đó làm tăng khả năng sinh lời ròng của tài sản
➢ Giải pháp:
Trong thời gian tới, doanh nghiệp có thể áp dụng một vài phương pháp để cải thiện ROA như:
nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để có kế hoạch phân bổ vốn, tìm kiếm đối tác đồng thời thiết lập
mối qua hệ tốt với các nhà cung cấp để hưởng ưu đãi, rà soát lại các khoản mục chi phí sao cho
hiệu quả… và các biện pháp cụ thể cho từng nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của vốn kinh
doanh đã đề ra ở trên.

9.3. Phân tích hệ số sinh lời cơ bản BEP

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Hệ số SLCB VKD
BEP = EBIT/Skd = Lần 0,1146 0,0903 0,0243 26,90%
Hđ*Slđ*Hhđ
Triệu
708.834 613.168 95.666 15,60%
EBIT = LNTLVVT + I đồng
Triệu
6.184.569 6.788.894,5 (604.325,5) (8,90%)
Skd = ( TSĐK+TSCK)/2 đồng
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn
Lần 0,5905 0,6118 (0,0213) (3,48%)
Hđ = Slđ/Skđ
Triệu
3.652.130,5 4.153.608 (501.477,5) (12,07%)
Slđ = (TSNHĐK+TSNHCK)/2 đồng
3. Số vòng luân chuyển vốn
Vòng 1,6208 1,7604 (0,1396) (7,93%)
lưu động SVlđ = LCT/Slđ
Triệu
5.919.293 7.311.851 (1.392.558) (19,05%)
LCT đồng
4. Hệ số sinh lời trước lãi vay
và thuế Hhđ = EBIT/LCT Lần 0,1197 0,0839 0,0359 42,80%

Do Hđ ∆BEP (Hđ)=(Hđ1-Hd0) * SVld0*Hhđ0


Lần
(0.0031)
Do SVlđ Lần ∆BEP (SVlđ)=Hd1 * (SVld1-SVld0) * Hhd0
68
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

(0.0069)
Do Hhđ ∆BEP (Hhđ)=Hd1 * SVld1*(Hhd1-Hhd0)
Lần
0.0344

Tổng hợp 0.0243

➢ Nhận xét:
❖ Phân tích khái quát:
Qua bảng phân tích trên ta thấy. Năm 2020 và năm 2019, khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
đều dương, tức là vốn kinh doanh của công ty sinh lời. Năm 2019, khả năng sinh lời kinh tế của
vốn kinh doanh là 0,0903 lần, nghĩa là bình quân mỗi đồng tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh thu được 0,0903 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2020, khả năng sinh lời kinh
tế của vốn kinh doanh là 0,1146 lần, nghĩa là bình quân một đồng vốn kinh doanh tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh thu được 0,1146 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2020
so với năm 2019, hệ số sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh tăng 0,0243 lần tương đương với tỷ
lệ tăng 26.9%. Tuy nhiên, khả năng sinh lời kinh tế của công ty năm 2020 (0,1146 lần) dù tăng
nhưng vẫn thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước
giải khát Sài Gòn (0,2273 lần). Khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh tăng là do ảnh
hưởng bởi 3 nhân tố: Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân, số vòng quay vốn lưu động và hệ số sinh
lời trước thuế và lãi vay.
❖ Phân tích chi tiết
Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân (Hđ): có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời kinh
tế của vốn kinh doanh. Cụ thể, năm 2020 so với năm 2019 Hđ giảm 0,0213 lần tương đương với
tỷ lệ giảm 3,48% đã làm cho khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh giảm 0,0031 lần. Hđ
giảm là do vốn lưu động bình quân giảm nhiều hơn so với vốn kinh doanh bình quân. Nhìn vào
bảng phân tích ta thấy, vốn lưu động bình quân giảm 501.477,5 triệu đồng tương đương với tỷ lệ
giảm 12,07% lớn hơn so với mức độ giảm của vốn kinh doanh bình quân là 604.325,5 triệu đồng
tương đương với tỷ lệ giảm 8,9%. Nguyên nhân là do:
Chủ quan: Do chính sách đầutư của công ty, chính sách sử dụng vốn của công ty là giảm vốn
lưu động
Khách quan: Thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn
Hệ số đầu tư ngắn hạn bình quân của công ty năm 2020 (0,5905 lần) thấp hơn so với đối thủ
cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (0,7118 lần) cho
thấy các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả so với đối thủ cạnh
tranh

69
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Số vòng quay vốn lưu động ( SVlđ): tác động cùng chiều với khả năng sinh lời kinh tế của
vốn kinh doanh. Cụ thể năm 2020 so với năm 2019, SVlđ giảm 0,1396 vòng, tỷ lệ giảm 7,93%
đã làm cho khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh giảm 0,0069 lần. SVlđ giảm là do tỷ lệ
giảm của LCT lớn hơn so với tỷ lệ giảm của Slđ. Cụ thể LCT giảm 1.392.558 triệu đồng tương
đương với tỷ lệ giảm 19,05%, trong khi đó Slđ giảm 501.477,5 triệu đồng tương đương với tỷ lệ
giảm 12,07%. Tuy nhiên SVlđ của công ty năm 2020 (1,6208 vòng) lại cao hơn so với đối thủ
cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (1,4991 vòng).
Nguyên nhân do:
Chủ quan: LCT giảm nhiều hơn VLĐ cho thấy tình hình quản lý, sử dụng vốn chưa đạt hiệu
quả.
Khách quan: Do đại dịch Covid19, khách hàng có nhu cầu tích trữ đồ dùng thiết yếu hơn việc
sử dụng sản phẩm khác, nên cung lớn hơn cầu làm cho hàng hóa tiêu thụ khó khăn.
Hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế (Hhđ): Hệ số này có tác động cùng chiều với khả năng
sinh lời của vốn kinh doanh. Cụ thể năm 2020 so với năm 2019, Hhđ tăng 0,0359 lần tương
đương với tỷ lệ tăng là 42,8% đã làm cho khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh tăng
0,0344 lần. Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế tăng là do EBIT tăng 95.666 triệu đồng
tương đương với tỷ lệ tăng 15,6%, trong khi đó LCT giảm 1.392.558 triệu đồng tương đương với
tỷ lệ giảm 19,05%. Tuy nhiên hệ số sinh lời trước lãi vay và thuế của công ty năm 2020 (0,0359
lần) thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành là Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải
khát Sài Gòn (0,2130 lần). Tuy không bằng với công ty cùng ngành nhưng hệ số này năm 2020
đã tăng lên so với năm 2019 cho thấy việc quản trị chi phí hoạt động đã có hiệu quả, điều này
gây ấn tượng tốt với chủ nợ, giúp giảm thiểu khó khăn khi đi huy động vốn
➢ Kết luận :
Khả năng sinh lời kinh tế của vốn kinh doanh là do công ty thay đổi chính sách huy động vốn,
quản lý hoạt động. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, để thích ứng
với tình hình dịch bệnh từ đó có thể đạt hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần xác định cơ cấu hợp lí,
quản lí VLD và VCĐ để sử dụng có hiệu quả tối đa, đồng thời có chiến lược kinh doanh hiệu
quả để tăng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và tăng khả năng sinh lời kinh tế của tài sản .
➢ Giải pháp:
Trong các năm tới để cả thiện BEP, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp như: có
các chính sách sử dụng huy động vốn kịp thời. Rà soát và xác định cơ cấu vốn hợp lí, khảo sát
thị trường và có các chiến lược kinh doanh cụ thể. Đồng thời nâng cao việc quản trị dòng tiền,
hiệu quả sử dụng vốn vay, chính sách đầu tư và quản lý vốn doanh nghiệp để đảm bảo sự an toàn,
ổn định của doanh nghiệp

70
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

C. KẾT LUẬN
➢ Kết quả đạt được:
Nhìn chung quy mô công ty lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, trong năm 2020 công ty
có khả năng sinh lời. Các quá trình trong hoạt động sản xuất đều được đưa vào kiểm soát chặt
chẽ. Chất lượng sản phẩm của công ty ổn định, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Công ty cũng có
những bước tiến vượt bậc trong việc sản xuất bia, rượu, nước giải khát bằng công nghệ cao.
Như đã phân tích ở trên thì năm 2020 công ty đã tăng huy động nguồn vốn chủ, điều này thể
hiện công ty đã chủ động gia tăng nguồn vốn nội sinh từ đó gia tăng tiềm lực tài chính, giảm bớt
áp lực thanh toán, áp lực trả nợ, bên cạnh đó thấy được hệ số tài trợ thường xuyên của công ty
cao và lớn hơn 1, công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính. Mặt khác, quy mô tài
sản của Công ty lớn thể hiện tình hình tài chính đang có dấu hiệu khởi sắc.
Các khoản nợ phải trả ngắn hạn của Công ty đều có xu hướng giảm đáng kể như khoản
phải trả người bán ngắn hạn, chi phí phải trả, quỹ khen thưởng phúc lợi, … điều này cho thấy
Công ty đã có những nỗ lực để thanh toán nợ đúng hạn từ đó giúp tạo ấn tượng tốt với các chủ
nợ và nhà cung cấp, giúp tạo dựng niềm tin với họ đồng thời sẽ giúp đảm bảo quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra liên tục.
Ta thấy các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời của Công ty khá tốt, chỉ tiêu ROA và ROE khá
cao. Mặt khác, tình hình kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty cũng khả quan và cải thiện
hơn, tình hình công nợ có nguy cơ giảm rủi ro công nợ khi quy mô vốn bị chiếm dụng và đi
chiếm dụng giảm xuống, do đó công tác quản trị công nợ có thể hiệu quả.
➢ Về hạn chế:
Chính sách tài trợ chủ yếu trong năm là tài trợ nhiều từ vốn vay, điều này sẽ làm giảm
năng lực độc lập tự chủ tài chính của Công ty. Mặt khác, các chính sách đầu tư, sử dụng vốn lưu
động chưa hợp lý, rủi ro giảm nhưng kéo theo giảm khả năng sinh lời.
Tốc độ luân chuyển vốn giảm ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính của công ty gây
ứ đọng, lãng phí vốn. Đồng thời trong năm, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cũng ảnh hưởng
không tốt.
Hệ số tài trợ thường xuyên của công ty cao tuy đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán
và tài trợ nhưng xét trong dài hạn, chi phí sử dụng vốn cao từ đó ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận
của công ty.
Hệ số chi phí của Công ty tiến gần tới 1 cho thấy hệ số chi phí cao tuy hệ số này giảm
nhưng so với đối thủ cạnh tranh thì công tác quản trị chi phí của công ty có thể chưa thực sự tốt.

71
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

* Giải pháp:

Cần huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu để tăng tiềm lực về tài chính, có chính sách
huy động vốn hợp lý. Bên cạnh đó cần xem xét tận dụng đòn bẩy tài chính từ các khoản phải trả
người bán, … để khuếch đại ROE.
Công ty cần lưu ý giảm hệ số tài trợ thường xuyên về gần 1 trong năm tới để giảm chi phí
vốn, tránh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Để làm được điều đó thì ngoài việc công ty xem
xét để tăng nguồn vốn dài hạn, huy động thêm từ nguồn vốn chủ, công ty cũng có thể có chính
sách cơ cấu lại cấu trúc tài sản.
Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các khoản mục doanh thu, chi phí xem doanh thu mặt hàng
nào đang giảm, các loại chi phí nào đang tăng cao để có biện pháp xử lý kịp thời và có kế hoạch
quản trị doanh thu chi phí hiệu quả.
Có các kế hoạch và định hướng phát triển, xây dựng chiến lược marketing, truyền thông,
để tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
Có các kế hoạch trả nợ cụ thể để tránh tình trạng rủi ro về thanh khoản và đảm bảo uy tín
cho công ty.
Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng

72
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

D. PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Đơn vị tính: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU MS 31/12/2020 31/12/2019 31/12/2018

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 3.752.999 3.551.262 4.755.954

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 565.089 1.075.612 1.483.790
1. Tiền 111 353.919 768.037 1.305.880
2. Các khoản tương đương tiền 112 211.170 307.575 177.911

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 2.172.511 1.423.159 1.814.812
1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 2.172.511 1.423.159 1.814.812

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 453.391 499.694 872.756
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 281.530 300.372 599.410
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 132 34.970 41.155 40.464
3. Phải thu ngắn hạn khác 136 140.903 162.178 236.340
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 137 (4.012) (4.012) (3.458)

IV. Hàng tồn kho 140 257.294 249.833 264.290


1. Hàng tồn kho 141 257.294 249.833 264.290
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 - - -

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 304.714 302.964 320.307


1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 12.166 9.541 8.108

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 5.567 14.998 -

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 153 286.981 287.425 312.198

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 - - -

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 2.449.358 2.615.520 2.655.054

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - -


1. Phải thu dài hạn khác 216 - - -

II. Tài sản cố định 220 1.053.331 1.175.284 1.276.897


1. Tài sản cố định hữu hình 221 1.029.617 1.166.641 1.271.168

- Nguyên giá 222 3.915.254 3.881 3.841.572

73
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (2.885.636) (2.714.254) (2.570.404)

2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - - -


- Nguyên giá 222 - - -
- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 - - -
3. Tài sản cố định vô hình 227 23.714 8.643 5.729
- Nguyên giá 228 56.700 35.920 32.254
- Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (32.987) (27.277) (26.526)

III. Bất động sản đầu tư 230 - - -


- Nguyên giá 231 - - -
- Giá trị hao mòn luỹ kế 232 - - -

IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 28.319 19.021 3.941
1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài
241 - - -
hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 28.319 19.021 3.941

V. Đầu tư tài chính dài hạn 250 1.261.645 1.255.142 1.236.588


1. Đầu tư vào công ty con 251 1.122.326 1.122.326 1.122.326
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252 131.369 131.369 131.369
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 36.250 36.250 36.250
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
254 (23.300) (34.803) (53.358)
hạn (*)

VI. Tài sản dài hạn khác 260 106.063 166.072 137.628
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 106.063 166.072 137.628
2. Tài sản dài hạn khác 268 - - -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 6.202.357 6.166.781 7.411.008

C- NỢ PHẢI TRẢ 300 1.360.605 1.874.772 3.378.329

I. Nợ ngắn hạn 310 1.225.076 1.730.243 3.229.046


1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 800.129 1.102.638 790.449
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312 4.967 4.905 1.202
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 106.904 111.240 220.331
4. Phải trả người lao động 314 91.652 49.141 65.724

74
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315 15.619 32.141 107.652

6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316 - - -


7. Phải trả ngắn hạn khác 319 158.592 156.543 1.778.905
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 - 256.320 256.320
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 47.212 17.331 8.464

II. Nợ dài hạn 330 135.529 144.529 149.283


1. Phải trả người bán dài hạn 331 - - -
2. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336 573 4.012 7.451
3. Phải trả dài hạn khác 337 134.956 140.517 141.832
4. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 343 - - -

D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 4.841.752 4.292.010 4.032.679

I. Vốn chủ sở hữu 410 4.841.752 4.292.010 4.032.679


1. Vốn góp chủ sở hữu 411 2.318.000 2.318.000 2.318.000
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a 2.318.000 2.318.000 2.318.000
- Cổ phiếu ưu đãi 411b - - -
3. Quỹ đầu tư phát triển 418 787.256 787.256 787.256
4. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 4.197 5.573 7.328
5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 1.732.389 1.181.181 920.095
- LNST chưa phân phối luỹ kế đến cuối năm
421a 1.115.939 690.731 422.634
trước
- LNST chưa phân phối kỳ này 421b 616.450 490.450 497.461
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422 - - -

II. Nguồn kinh phí 430 - - -

1. Nguồn kinh phí 431 - - -

2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432 - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 6.202.357 6.166.781 7.411.008

75
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


(Đơn vị tính: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2020 Năm 2019


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.474.208 7.044.030

Doanh thu cung cấp thành phẩm, hàng hoá 5.430.582 7.044.030

Doanh thu cung cấp dịch vụ và khác 43.625 43.301


2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.264 442

Hàng bán bị trả lại 1.264 442

3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.472.944 7.086.889

Doanh thu thuần cung cấp thành phẩm, hàng hoá 5.429.318 7.043.588
Doanh. Thu thuần cung cấp dịch vụ và khác 43.625 43.301

4. Giá vốn hàng bán 4.260.375 5.608.012

Giá vốn thành phẩm 1.187.069 1.418.321


Giá vốn hàng hoá 3.073.305 4.189.691

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.212.569 1.478.877

6. Doanh thu hoạt động tài chính 156.872 200.115

Lãi tiền gửi, tiền cho vay 113.007 139.630

Cổ tức, lợi nhuận được chia 38.784 60.424


Lãi chênh lệch tỷ giá 5.081 61

7. Chi phí tài chính (5.130) (18.534)


Trong đó: Chi phí lãi vay - -

Lỗ chêch lệch tỷ giá 1.373 21

Dự phòng/(hoàn nhập) dự phòng giảm giá đầu tư tà


(6.503) (18.534)
chính

8. Chi phí bán hàng 677.679 839.064

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 273.203 267.798

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 423.688 590.665

11. Thu nhập khác 289.477 24.847


12. Chi phí khác 4.332 2.344

76
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

Chi phí thanh lý tài sản - 308

Chi phí khác 4.332 2.036

13. Lợi nhuận khác 285.145 22.503

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 708.834 613.168

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 83.486 111.394

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - -
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 625.348 501.774

77
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Đơn vị tính: Triệu đồng)

CHỈ TIÊU Mã số Năm 2020 Năm 2019

I- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 01

1. Lợi nhuận trước thuế 708.834 613.168

2. Điều chỉnh cho các khoản

- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 02 177.738 165.248

- Các khoản dự phòng 03 (262.823) (18.001)

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các
04 - -
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 (151.791) (200.054)

- Chi phí lãi vay 06 - -

- Các khoản điều chỉnh khác 07 - -

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi


08 471.957 560.360
vốn lưu động

- Tăng, giảm các khoản phải thu 09 38.139 298.458

- Tăng, giảm hàng tồn kho 10 (7.461) 14.457

- Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải
11 (287.612) 110.194
trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)

- Tăng, giảm chi phí trả trước 12 57.384 (29.877)

- Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh 13 - -

- Tiền lãi vay đã trả 14 - -

- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15 (92.219) (76.606)

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 16 - -

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 17 (45.725) (21.927)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 134.462 855.060

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

78
Nhóm 3_CQ57/11.3LT

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản
21 (65.082) (78.716)
dài hạn khác

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài


22 - -
sản dài hạn khác

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị


23 (2.698.863) (1.516)
khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn
24 1.949.511 1.907.640
vị khác

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đươn vị khác 25 - -

6. Tiền thu hồi góp vốn vào đơn vị khác 26 - -

7. Tiền thu lãi vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 169.563 247.494

Lưu chuyển tiền thuần hoạt động đầu tư 30 (644.871) 560.432

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn gớp của


31 - -
chủ sở hữu

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ
32 - -
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

3. Tiền thu từ đi vay 33 - -

4. Tiền trả nợ gốc vay 34 - -

5. Tiền trả nợ gốc thuê tà chính 35 - -

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 (115) (1.823.670)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 (115) (1.823.670)

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 (510.524) (408.178)

Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 1.075.612 1.483.790

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại
61 - -
tệ

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 565.089 1.075.612

79

You might also like