You are on page 1of 16

1 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

LIVESTREAM “TÂY TIẾN”


PHÂN TÍCH FULL 3 LIVE

GỢI Ý CÁCH GHI CHÉP BÀI:


- Xây dựng sơ đồ tư duy: tự vận dụng và hệ thống lại kiến thức một cách
mạch lạc
- Chia nhỏ ý: Ý Lớn → Ý Nhỏ → Lý lẽ + Dẫn chứng
- Kẻ bảng
- Tốc kí ghi lại những ý hay trong lúc nghe livestream → sau đó nghe lại
livestream một lần nữa và ghi chép lại
- In tài liệu ra – ghi chú vào trong tài liệu
- …

CÁCH HỌC TÁC PHẨM

1. Video/Audio đọc tác phẩm (Thơ: audio đọc; Văn xuôi: video cô đọc –
đọc đến đâu phân tích đến đó)
2. Videos phân tích cơ bản <đăng tải toàn bộ trên web>
3. Tài liệu phân tích cơ bản <web + drive>
4. Video về đặc trưng thể loại <thơ; truyện; kí; kịch>
5. Livestream nâng cao
+ 15p đầu giờ: Kiểm tra bài cũ
+ 120p: Phân tích sâu vào tác phẩm
+ 15p: Giải đáp thắc mắc
6. Tài liệu live nâng cao
7. Đọc văn tham khảo/Nghe radio về tác giả, tác phẩm
8. Luyện đề <Học đến đâu luyện đề đến đó>

KĨ NĂNG CHUNG KHI VIẾT NLVH


MỞ BÀI:
Giới thiệu được tên tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận đề bài yêu cầu
phân tích
THÂN BÀI:
1. Khái quát tác giả, tác phẩm
➔ Câu cuối của khái quát tác giả tác phẩm có thể dẫn dắt đến VĐNL và
đoạn trích cần phân tích.
2. <Nếu đề cho 1 đoạn trích> Khái quát lại đoạn trước đó/Khái quát về
đối tượng mà đề bài yêu cầu phân tích

Trang 1
2 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

3. Phân tích đoạn trích đề cho/Phân tích VĐNL mà đề bài đặt ra (mỗi
luận điểm tương ứng một đoạn)
Không diễn xuôi ➔ Phân tích bằng hệ thống luận điểm rõ ràng (chia ý) →
Tốt nhất là hãy viết các đoạn phân tích theo lối diễn dịch hoặc tổng – phân –
hợp <đẩy câu chủ đề lên đầu đoạn văn>
(Tránh tách quá nhiều đoạn nhỏ làm bài bị vụn)
Câu chủ đề: Câu chứa nội dung chính của cả đoạn
4. Đánh giá yêu cầu phụ của đề <nếu có>
5. Đánh giá đặc sắc nội dung và đặc sắc nghệ thuật (nếu trùng với yêu
cầu phụ thì thôi)
<có thể chuyển xuống kết bài>

LIÊN HỆ
2 cách chính:
+ Liên hệ thành 1 đoạn riêng sau khi đã phân tích xong tác phẩm
+ Liên hệ đan xen trong quá trình phân tích
***Liên hệ chỉ nên chiếm 10 ~ 20% dung lượng bài viết

PHÂN TÍCH 14 CÂU THƠ ĐẦU: NỖI NHỚ DA DIẾT CỦA NGƯỜI LÍNH
VỀ NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN GIAN KHỔ CÙNG BINH ĐOÀN TÂY
TIẾN NƠI NÚI RỪNG HOANG VU, HIỂM TRỞ.

PHÂN TÍCH THƠ:


KĨ NĂNG CƠ BẢN
XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHÍNH (ĐOẠN/KHỔ/CÂU THƠ)
→ PHÁT HIỆN CÁC TÍN HIỆU NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC (cách sử dụng từ
ngữ; các biện pháp tu từ; nhịp thơ; cách gieo vần; kiểu câu; dấu câu…)
➔ PHÂN TÍCH TÁC DỤNG CỦA CÁC TÍN HIỆU ĐÓ TRONG VIỆC
BIỂU ĐẠT NỘI DUNG
2 câu thơ đầu: - Nội dung: Nỗi nhớ về Tây Tiến
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nỗi nhớ của nhà thơ người lính về những kỉ niệm đã qua với
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” đoàn binh Tây Tiến, về rừng núi miền Tây chất chứa bao kỉ
niệm.
➔ Hiện tại – tìm về quá khứ qua - Nghệ thuật:
nỗi nhớ đong đầy + Sử dụng 2 địa danh ngay từ câu thơ đầu tiên

Trang 2
3 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

• Sông Mã: con sông trên chặng đường hành quân → gợi
những kỉ niệm trong quá khứ; như hình ảnh của một
người bạn đồng hành
• Tây Tiến: Tên đoàn binh mà người lính đã gắn bó →
điểm đến của nỗi nhớ trong trái tim người cầm bút
• Đặt con người ngang hàng với thiên nhiên trong cùng
một câu thơ → nâng vị thế người lính lên tư thế làm chủ
cuộc đời, để những con người bé nhỏ vô danh không lạc
lối và lạc lõng giữa vũ trụ bao la vô tận
+ Hai chữ “xa rồi” như tạo nên một bức tường thành ngăn cách
giữa sông Mã và Tây Tiến, giữa quá khứ và hiện tại, giữa
những tháng năm ta có nhau với ngày tháng của bây giờ khi
ta không còn sánh bước… Khoảng cách ở đây không phải
khoảng cách địa lý, mà là khoảng cách về thời gian không gì
có thể xóa nhòa → dường như có sự nghẹn ngào trong hai
chữ bình dị mà xót xa ấy
+ Câu thơ đầu tiên được viết dưới hình thức câu cảm thán,
như một lời gọi tha thiết
+ Điệp từ “nhớ” trong câu thơ thứ hai → khẳng định cảm xúc
chủ đạo xuyên suốt bài thơ → có lẽ, con đường duy nhất để từ
hiện tại trở về quá khứ chính là đi qua nỗi nhớ…
➔ Nỗi nhớ đưa Quang Dũng về không gian rừng núi –
không gian quen thuộc của con đường hành quân, là nơi
tạo nên những kỉ niệm gắn bó giữa những người lính
+ QD đặt tên cho nỗi nhớ: “nhớ chơi vơi”
• Chơi vơi tạo cảm giác mơ hồ, vô định giữa một không
gian bao la, rộng lớn. Đó không phải là không gian thật,
mà có lẽ là không gian của những mộng tưởng, của nỗi
nhớ da diết về những ngày đã qua
• Nỗi nhớ ấy như tạo nên hai bờ hư – thực, đan xen giữa
hiện tại và quá khứ, để dần dần đưa người lính quay trở
về những gì đã qua
• Nỗi nhớ mênh mang, vượt qua cả không gian rộng lớn,
len lỏi qua cả khoảng cách của thời gian, để rồi đưa cả
người đọc vào một miền quá vãn…
+ Vần “ơi”→ âm mở, tạo không gian rộng lớn, bâng khuâng
của nỗi nhớ
- Liên hệ (không bắt buộc)

Trang 3
4 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

+ Ca dao: “Ra về nhớ bạn chơi vơi” (QD vận dụng chất liệu dân
gian một cách tinh tế)
+ “Bài ca không bao giờ quên” (Phạm Minh Tuấn)
+ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy)
2 câu thơ sau: - Nội dung:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Quang Dũng đã thực sự trở về với những tháng năm trong
Mường Lát hoa về trong đêm hơi” quá khứ, với những cuộc hành quân gian khổ giữa núi rừng
hoang vu.
- Nghệ thuật
+ Nhà thơ kể tên các địa danh trên con đường hành quân của
đoàn binh Tây Tiến – đó là biểu tượng cho những kí ức mà họ
đã từng có với nhau: Sài Khao, Mường Lát
➔ Không chỉ dừng lại là những vị trí địa lý, mà SK, ML
còn được khắc họa trong tấm bản đồ của cảm xúc; còn
được dệt nên bởi nỗi nhớ dâng trào nơi trái tim thi sĩ
+ Tác giả đã khắc họa những khó khăn trên con đường hành
quân của đoàn binh Tây Tiến bằng bút pháp hiện thực đầy
day dứt, chân thực:
• Hình ảnh “sương lấp đoàn quân mỏi”
Sương: Trong nhiều thi phẩm, sương là hình ảnh lãng mạn,
dịu dàng, nhẹ nhàng, mang nhiều tâm tư tình cảm của người
thi sĩ → Thế nhưng, bước vào trang thơ của Quang Dũng,
“sương” lại tượng trưng cho sự khắc nghiệt của thiên nhiên
nơi rừng thiêng nước độc. Sương dày đặc đến mức che phủ,
làm khuất lấp cả đoàn quân. Động từ “lấp” như nhấn mạnh
những khó khăn nối tiếp khó khăn trên con đường mà họ đã
chọn.
• Đằng sau màn sường mù dày đặc ấy là những người
lính Tây Tiến với đôi chân rã rời, mỏi mệt sau những
cuộc hành quân dài ngày. Tuy nhiên, tính từ “mỏi” chỉ
khắc họa những rệu rã của cơ thể, chứ không nói lên
tinh thần của những người lính. Bởi lẽ, dẫu khó khăn ra
sao, họ vẫn luôn can trường bước tiếp.
+ Bên cạnh bút pháp hiện thực với những nét vẽ gân guốc, nhà
thơ mặc áo lính còn tạo nên những đường nét mềm mại của
tâm hồn lãng mạn, hào hoa nơi những người lính trẻ: “hoa về
trong đêm hơi”
• Đêm hơi: không phải là đêm sương, mà là đêm hơi →
nói giảm nói tránh, lãng mạn hóa những khó khăn

Trang 4
5 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

(không phải là nói sai sự thật, mà là khắc họa tinh thần


vượt lên trên hoàn cảnh của đoàn binh)
• Hình ảnh “hoa về”:
+) Hoa mang nhiều nét nghĩa:
Có thể là những bông hoa trên đường hành quân
Ẩn dụ cho ngọn đuốc rực rỡ trên tay những người lính
Tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trẻ
➔ Dường như, dù hiểu theo nét nghĩa nào, những bông
hoa ấy cũng như xua tan đi cái mệt nhọc trước đó của
những ngày hành quân dài
+) Động từ: “về” gợi cảm giác thân thương ấm áp, gần gũi và
gắn bó
+ Sử dụng liên tiếp các thanh bằng như tạo nên một không
gian thật nhẹ nhàng, êm ái
+ Ngắt nhịp
• 2 câu thơ đầu: 4/3 → tạo khoảng lặng cảm xúc
• 2 câu thơ sau: có thể ngắt nhịp 4/3 – hoặc 2/5 → tạo nên
những đường nét phác họa của bức tranh hiện thực →
sự linh hoạt trong cách ngắt nhịp cũng tạo sự hứng thú
và khơi gợi cảm xúc nơi người đọc
- Liên hệ
+) “Sang thu” (Hữu Thỉnh): “Sương chùng chình qua ngõ – Hình
như thu đã về”
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ” (Chế Lan Viên)
“Nhớ từng bản khói cùng sương” (Tố Hữu)
+) “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất – Nơi đó nhất định mùa xuân
sẽ bùng lên” (Thanh Thảo)
4 câu thơ kế tiếp: - Nội dung:
“Dốc lên khúc khủyu, dốc thăm thẳm Con đường hành quân gian nan của người lính Tây Tiến.
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời - Nghệ thuật
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống + Điệp từ “dốc” → con đường hành quân hiểm trở, gập ghềnh,
➔ Nhịp thơ 4/3 nhấn mạnh sự cheo không bằng phẳng. Những người lính đâu được đi trên những
leo, gập ghềnh, đứt gãy của con
con đường êm ái, họ phải nỗ lực đi qua những “khúc khuỷu”,
đường hành quân chứa đầy những
những con dốc hun hút chốn rừng sâu đòi hỏi thể lực và sức
thử thách
bền tốt → nhấn mạnh những thử thách liên tiếp trên con
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” đường hành quân
➔ Nhịp thơ 4/3 vừa khắc họa phút + Sử dụng các từ láy tượng hình → gợi ra trong tâm trí bạn đọc
nghẹn ngào vừa mở ra một ko gian những đường nét về khung cảnh
• Khúc khuỷu: khắc họa con đường gồ ghề

Trang 5
6 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

mênh mang, bâng khuâng trong • Thăm thẳm: tái hiện dốc sâu hun hút, dường như không
nỗi lòng người lính nhìn thấy giới hạn
• Heo hút: gợi không gian vắng vẻ, thưa thớt, thiếu hơi
ấm con người → tạo cảm giác về một nơi xa lạ, thiếu
thân thuộc, dễ khiến con người bất an
+ Hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời”
• Giữa không gian bát ngát của thiên nhiên núi rừng,
thiếu đi hơi ấm con người → hình ảnh nhân hóa này lại
chính là cái hồn của cảnh vật
• Súng: là vũ khí chiến đấu, thường tượng trưng cho
chiến tranh, cho sự giao đấu, cho sự hủy diệt. Thế
nhưng, chi tiết “súng ngửi trời” qua nét cọ của Quang
Dũng lại thủ thỉ với ta về một điều khác. Cây súng trên
vai những người lính trẻ tượng trưng cho ước mơ chung
của đất nước, cho lý tưởng cao đẹp mà họ đã lựa chọn
• Bầu trời mang tới cảm giác về sự tự do → súng ngửi trời
là khi trái tim giao thoa với ước mộng của chính những
người lính
➔ Chính trái tim quả cảm mang trong mình tình yêu Tổ
quốc của những người lính Tây Tiến đã sưởi ấm cảnh
vật, đã xua đi mọi khó khăn trên con đường hành quân
vất vả.
+ Điệp từ “ngàn thước” kết hợp thủ pháp tương phản (lên cao
>< xuống) tiếp tục vẽ nên trước mắt người đọc không gian
trùng điệp của núi rừng, của những ngọn thác giữa chốn
hoang vu
+ Câu thơ cuối với toàn bộ thanh bằng như đem tới một nốt
nhạc trầm tư mà ngọt ngào, nhẹ nhàng; như tạm xóa đi những
khó khăn gập ghềnh phía trước – chỉ còn lại nỗi lòng của người
cầm bút trải dài nơi con chữ mà thôi…
• “Nhà ai” → đại từ phiếm chỉ “ai” khiến câu thơ có sự
đa nghĩa. “Nhà ai” có thể là mái ấm của những người
dân mà người lính nhìn thấy trên con đường hành quân.
Tổ ấm ấy khiến họ càng thêm vững chắc tay súng của
mình trên con đường mà đã lựa chọn.
• Câu thơ cũng bộc lộ nỗi nhớ nhà trong sâu thẳm trái tim
những người lính trẻ
• Những cơn mưa nơi rừng thiêng nước độc thường sẽ
mang tới những khó khăn chồng chất khó khăn, sẽ tăng

Trang 6
7 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

thêm những hiểm trở trên con đường hành quân của
những người lính. Nhưng ở đây, cơn mưa ấy còn như
chở theo bao xúc cảm được cất giấu của những người
lính. Câu thơ như có tiếng mưa, và như có cả tiếng lòng
thổn thức của những chàng trai Hà Thành lần đầu xa
gia đình…
- Liên hệ
4 câu thơ sau: - Nội dung
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Chân dung người lính Tây Tiến nhọc nhằn, gian khổ giữa bức
Gục lên súng mũ bỏ quên đời tranh hoang vu của thiên nhiên núi rừng.
Chiều chiều oai linh thác gầm thét - Nghệ thuật
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Hình ảnh người lính
+ Từ “anh bạn” vang lên đầy thân thương, ấm áp → Quang
Dũng không chỉ coi họ là những người đồng đội mà với người
đại đội trưởng ấy, những người lính Tây Tiến quả thực là anh
em trong gia đình
+ Phép nói giảm, nói tránh “không bước nữa” kết hợp với từ
“dãi dầu” khắc họa sự nhọc nhằn, vất vả của những người
lính. Từ “không bước nữa” có thể là một phút nghỉ ngơi trên
con đường hành quân của những người lính, là giây phút
thoải mái hiếm hoi trước khi tiếp tục chặng đường dài. Thế
nhưng, chi tiết này cũng có thể khắc họa sự hy sinh của những
người lính trẻ. Biết bao người đã bỏ lại thanh xuân mãi mãi
nơi núi rừng miền Tây, nơi hoang vu giữa thiên nhiên rộng
lớn…
+ Tuy nhiên, dù hy sinh, nhưng tư thế của những anh lính ấy
vẫn thật anh dũng, kiêu dũng. Từ “không bước nữa” cũng
đem tới cảm giác rằng họ chủ động lựa chọn điều đó chứ
không bị dồn vào một tình thế áp đặt. Kết hợp với động từ
mạnh “gục” – “bỏ quên đời”, ta hình dung được sự ra đi của
họ càng thêm bất khuất. Ba chữ “bỏ quên đời” như gói gọn
tinh thần của những người lính: không run sợ, không lùi bước
trước bất cứ điều gì – kể cả cái chết.
+ Điểm tựa của họ là “súng mũ” – những biểu tượng của người
lính cụ Hồ. Chính biểu tượng này đã làm cho sự ra đi của
những người lính càng thêm thiêng liêng, kiêu hãnh, hào
hùng.
Không gian của núi rừng ẩn chứa nhiều hiểm nguy

Trang 7
8 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

+ Thời gian: Chiều chiều, đêm đêm → sử dụng 2 từ láy toàn phần
để nhấn mạnh thời gian lặp đi lặp lại như đã trở thành thói
quen
➔ Từ chiều tối sang đêm là lúc mà ánh Mặt Trời dần dần
rời khỏi khu rừng, để lại biết bao bí ẩn và những hiểm
nguy đang rình rập người lính.
➔ Khi người lính quen với những khó khăn thách thức, họ
càng trở nên mạnh mẽ hơn để để đối diện và vượt qua
gian nan, hiểm trở.
+ Hình ảnh “thác gầm thét – cọp trêu người”
➔ Những khó khăn đe dọa người lính từ chốn rừng
thiêng. Đó là những thanh âm vang dội cả núi rừng; đó
là thú dữ vờn người – vờn nỗi sợ hãi của con người.
+ Hai từ “Hịch cọp” như tạo nên tiếng bước chân chắc nịch
của thú dữ nơi rừng sâu
+ Tác giả sử dụng từ “trêu” như để giảm nhẹ những khó khăn,
thể hiện góc nhìn dí dỏm của những người lính nhưng vẫn
khiến người đọc hình dung được thử thách liên tiếp nhau mà
họ phải đối diện.
➔ Hình ảnh ấy cũng phần nào cho ta thấy bước đi vững
chãi của những người lính và tinh thần thép của họ, dù
đối mặt với thú dữ vẫn không run sợ lùi bước.
- Liên hệ
2 câu thơ cuối đoạn: - Nội dung
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Đoạn thơ khép lại với tình cảm ấm áp mà người dân Tây Bắc
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” dành cho người lính Tây Tiến.
- Nghệ thuật
+ Từ cảm thán “Nhớ ôi” → bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp,
nhấn mạnh nỗi nhớ da diết như bật thành một tiếng gọi của
những người lính Tây Tiến, hướng về bản làng, hướng về
những người dân
+ Hình ảnh bình dị “cơm lên khói” – hương vị thân thuộc
“thơm nếp xôi”
➔ Giữa bối cảnh bom đạn khắc nghiệt, nhà thơ vẫn nhớ
những phút bình yên hiếm hoi, nhớ những kỉ niệm đơn
sơ mộc mạc, nhớ những bữa cơm cùng sẻ chia với người
dân bản làng
+ Sự xuất hiện của những địa danh quen thuộc trên đường
hành quân → Đó không chỉ là sự định vị của tấm bản đồ địa

Trang 8
9 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

lý, mà còn là những xúc cảm nồng nàn tạo nên một tấm bản
đồ của nỗi nhớ thương. Bởi lẽ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi
ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên), mỗi điểm dừng
mà họ đã đi qua, mỗi địa danh mà họ đã hành quân tới – tất
cả đều là những mảnh tâm hồn của người lính trẻ năm nào.
+ Sự sáng tạo ngôn từ trong cách gọi tên: “mùa em”
• Tác giả sử dụng đối tượng con người làm chủ thể cho
dòng chảy thời gian, để tạo nên một mùa mới mang tên
em, ghi dấu nụ cười em, thấp thoáng hình bóng những
cô gái miền sơn cước → Con người là chủ thể, là trung
tâm của bức tranh thiên nhiên rộng lớn
• “Em” gợi tới hình ảnh những người thiếu nữ, những cô
gái duyên dáng miền Tây → “Em” chính là dư vị ngọt
ngào xoa dịu những nỗi đau, ru vỗ những vất vả mà
người lính phải trải qua trên con đường hành quân nhọc
nhằn
• Một cách sử dụng từ ngữ rất tình tứ → câu thơ dường
như cũng bộc lộ những khao khát thầm kín về tình yêu
lứa đôi trong trái tim của những người lính
- Liên hệ
+ “Đôi mắt người Sơn Tây”
+ “Tiếng hát con tàu”
“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc thàng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn nhớ tỏa mùi hương”

PHÂN TÍCH 8 CÂU THƠ TIẾP

NHỮNG KỈ NIỆM ĐẸP VỀ TÌNH QUÂN DÂN TRONG ĐÊM LIÊN HOAN
LỬA TRẠI VÀ CẢNH SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY BUỔI CHIA LY

4 câu thơ đầu - Nội dung


NHỮNG KỈ NIỆM ĐẸP VỀ TÌNH QUÂN DÂN TRONG
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
ĐÊM LIÊN HOAN LỬA TRẠI
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Nghệ thuật
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Khung cảnh đêm liên hoan:
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
+ Từ “doanh trại”: chỉ nơi đóng quân để nghỉ chân trên đường
hành quân của đoàn binh Tây Tiến

Trang 9
10 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

➔ Cách sử dụng từ đầy trang trọng, lãng mạn, thể hiện góc
nhìn của nhà thơ đối với binh đoàn TT. Họ có thể chỉ là
một binh đoàn nhỏ, nhưng lại có vị trí lớn trong trái tim
người đại đội trưởng năm nào.
+ “bừng”: nhãn tự của câu thơ (con mắt của câu thơ- chứa
đựng hồn thơ của người cầm bút)
• Những ngọn đuốc thắp sáng không gian rực rỡ, xua tan
đi cái u tối của cuộc chiến
• Đó ko chỉ là phút bừng sáng của ngoại cảnh, mà còn là
ngọn lửa được thắp lên bên trong những người lính. Họ
tìm thấy niềm vui hiếm hoi trên con đường hành quân
vất vả. Chính ánh sáng rực rỡ từ ngọn đuốc, từ nụ cười
của những ng dân, từ niềm hạnh phúc trong đêm hội đã
xua tan đi bao nhọc nhằn trước đó.
+ “hội đuốc hoa”
• Coi kỉ niệm ấy là một đêm hội đáng nhớ để ăn mừng,
để chia sẻ những niềm vui
• Trong góc nhìn tinh nghịch của những người lính, ngọn
đuốc của đêm lửa trại trở thành “đuốc hoa” – vốn là thứ
ánh sáng tượng trưng cho đêm tân hôn, cho kỉ niệm lứa
đôi dạ dào, mãnh liệt
➔ Đây là vừa lăng kính lãng mạn, vừa ngầm bộc lộ khao
khát cháy bỏng trong sâu thẳm trái tim những người
lính trẻ: khao khát về một tình yêu mang tên mình
Hình ảnh những cô gái Thái và cam xúc của những người
lính:
+ Thán từ “Kìa em” như một tiếng gọi thốt lên ngỡ ngàng,
sững sờ - bộc lộ tâm trạng ngạc nhiên, như không tin vào mắt
mình của những người lính. Có lẽ, họ đang ngây ngất trước
vẻ đẹp lộng lẫy hơn hẳn ngày thường của những thiếu nữ
miền sơn cước.
+ Sự ngạc nhiên ấy như đi kèm một câu hỏi “xiêm áo tự bao
giờ” ý nói em đã thay trang phục từ khi nào mà anh chẳng
hay. Những bộ quần áo đặc biệt ấy cũng cho thấy những cô
gái cho rằng sự kiện này quan trọng.
+ Hình ảnh những cô gái trong bộ trang phục truyền thống
của dân tộc cũng khẳng định sự trân trọng vẻ đẹp văn hóa của
nhà thơ Quang Dũng. Ông nỗ lực lưu giữ lại những nét đẹp
ấy qua những vần thơ …

Trang 10
11 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

+ Không chỉ vậy, tác giả còn đem tới vẻ đẹp truyền thống qau
âm nhạc lan tỏa từng câu thơ. Nếu như “khèn” là nhạc cụ quen
thuộc của người dân miền núi thì “man điệu” là điệu nhạc,
điệu múa mang bản sắc riêng của họ. Những thanh âm trong
trẻo ấy đã lan tỏa khắp đêm hội, đã khẽ khàng chạm vào trái
tim của người lính, người dân.
➔ Để rồi trong tiếng nhạc ấy, chân dung “nàng” hiện lên
thẹn thùng, e ấp, dịu dàng. Sự nữ tính đó khiến những
cô gái càng thêm thu hút biết bao…
Dường như, tất cả những chất liệu ngọt ngào ấy đã khơi dậy
“hồn thơ”, đã xây đắp tâm hồn lãng mạn nơi những người
lính Hà Thành, để tâm hồn họ không khô héo trước ngọn
lửa của chiến tranh…
➔ Tác giả như đã gieo nhạc vào tâm hồn những người
lính, gọi dây những xúc cảm nồng nàn, thiết tha; tiếp
thêm sức mạnh và động lực để họ vững chắc thêm tay
súng. Sự lãng mạn không phải vật cản khiến người lính
chùn bước, mà là nguồn cảm hứng để họ mạnh mẽ hơn
mỗi ngày.
- Liên hệ
“Đôi mắt người Sơn Tây”
4 câu thơ sau - Nội dung
CẢNH SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY BUỔI CHIA LY
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ - Nghệ thuật
Có nhớ dáng người trên độc mộc
+ “Người đi Châu Mộc”: những người lính
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
➔ Tác giả nhắc tới địa danh Châu Mộc trên đường hành
quân của binh đoàn Tây Tiến, để thêm một lần nữa nối
dài tấm bản đồ của nỗi nhớ trong mỗi trái tim người
lính trẻ. Đối với chúng ta, đó có thể chỉ là tên một điểm
đến, nhưng đối với họ, đó là một kỉ niệm, một hồi ức,
một mảnh của tâm hồn.

+ “chiều sương ấy”: hình ảnh khắc họa buổi chia ly cả về


không gian (“sương”) và thời gian (“chiều ấy”)

• “sương”: hình ảnh quen thuộc của núi rừng Tây Bắc. Ở
đây, không phải màn sương mù dày đặc che lấp tầm
nhìn của những người lính nữa, mà là làn sương mỏng

Trang 11
12 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

manh của buổi chiều núi rừng – như khiến buổi chia ly
thêm bang khuâng, lãng mạn, mênh mang vô cùng…
• Thời gian buổi chiều vốn gắn với những nỗi buồn trong
văn học lại được kết hợp với từ phiếm chỉ “ấy” → lãng
mạn hóa lời ly biệt, khiến khoảng thời gian trở nên mơ
hồ - từ đó nhấn mạnh nỗi nhớ thương, luyến tiếc như
bao phủ khắp không gian – thời gian trong lòng cả
người đi và kẻ ở → “Chiều sương ấy” đã trở thành một
dấu mốc thật đặc biệt (dẫu cho nó không được định vị
cụ thể bằng con số, bằng ngày tháng)

+ Phép điệp cấu trúc được thể hiện đầy da diết, khắc khoải
trong 2 câu thơ tiếp theo đã đưa ta bước chân vào những rung
động của người lính:
“Có thấy …
Có nhớ…”
• Khơi gợi mọi giác quan của người lính về thời khắc nói
lời ly biệt
• Sử dụng từ ngữ đặc biệt:
“Thấy” với hình ảnh vô hình, trừu tượng: tâm hồn, linh hồn
của những bông lau → phải chăng vì nỗi buồn của con người
đã nhuốm màu cảnh vật, khiến cho lau kia nhìn cũng xác xơ ủ
rũ?
Còn từ “nhớ” mang theo cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ, được
gắn với hình ảnh “dáng người trên độc mộc” → con người là
trung tâm của bức tranh thiên nhiên rộng lớn, là điểm đến của
những nỗi nhớ thương.
+ “Dáng người trên độc mộc” ta không biết chính xác là ai. Có
thể là những cô gái Thái đang chèo thuyền tiễn người lính
sang sông; cũng có thể là những chàng trai đang tự mình chèo
thuyền qua sông bắt đầu hành trình mới. Nhưng dù hiểu theo
nét nghĩa nào, chiếc thuyền độc mộc giữa dòng nước miên
man vẫn khiến ta cảm thấy họ dường như cô đơn hơn khi phải
xa nhau…
➔ Đây không phải một cuộc chia ly đơn phương, mà
những bịn rịn luyến lưu đến từ cả hai phía. Những
người lính cũng nghẹn ngào khi nói lời từ biệt, và
những người dân cũng như xao xuyến bồi hồi khi rời xa
nhau.

Trang 12
13 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

+ Khép lại đoạn thơ là hình ảnh cánh hoa giữa dòng nước lũ.
Tác giả sử dụng từ láy “đong đưa”
• Đung đưa: sự chuyển động về cơ học
• Đong đưa: sự xao động về cảm xúc bên trong → cánh
hoa như làm duyên giữa dòng nước, như cũng nửa
muốn đi nửa muốn ở trong giây phút nói lời tạm biệt.
→ gợi cảm giác tình tứ trong tâm ý của người đi – kẻ ở
➔ Cuộc chia ly trở nên thật bồng bềnh, lãng mạn. Hình
ảnh những cô gái Thái, những bông hoa của núi rừng
Tây Bắc, sự ấm áp nghĩa tình của những người dân đã
để lại những kỉ niệm sâu sắc khắc ghi trong tim những
người lính trẻ, chẳng thể nào nhạt phai.
➔ Đoạn thơ gợi nhiều hơn tả, tạo nên một không gian của
hoài niệm, của ly biệt, hòa quyện giữa chất thơ – chất
nhạc – chất họa trong ngòi bút đặc sắc của nhà thơ xứ
Đoài mây trắng.

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN (8 CÂU TIẾP)


Hào hùng + hòa hoa → bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn
2 câu đầu Vẻ đẹp hào hùng
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc + Câu thơ mở đầu với bốn chữ “Tây Tiến đoàn binh” → tác
Quân xanh màu lá dữ oai hùm” giả đảo từ “Tây Tiến” lên trước thay vì viết theo cách thông
thường, để nhấn mạnh khí phách và ý chí của những người
lính – đồng thời thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh khi được mang
trong trái tim cái tên của binh đoàn
+ Hoàn cảnh khắc nghiệt của những năm đầu thời kì kháng
chiến chống Pháp
• Những từ miêu tả về ngoại hình người lính “không
mọc tóc”, “xanh màu lá” (cạo trọc đầu để chiến đấu;
rụng tóc - cơ thể thì xanh xao do bệnh tật) → là dấu
hiệu và hậu quả của những trận sốt rét rừng – căn bệnh
đã từng là nỗi ám ảnh của biết bao người lính áo xanh,
đã làm họ kiệt quệ về sức khỏe và cướp đi sinh mạng
của nhiều người
• “đoàn binh không mọc tóc” → thể hiện sự chủ động và
tự nguyện của những người lính trước khó khăn khắc
nghiệt nơi núi rừng
• Màu xanh xao của cơ thể lại trở thành sắc xanh biếc của
lá để thể hiện tinh thần “dữ oai hùm” → tinh thần

Trang 13
14 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

mạnh mẽ, khí phách hiên ngang có thể sánh với các loài
thú dữ chốn rừng sâu
➔ Những người lính không nản lòng, không vì khó khan
mà chùn bước.
2 câu sau Vẻ đẹp hào hoa
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới + Mắt trừng → ánh nhìn mạnh mẽ, kiên trường, bất khuất
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” (nhìn thẳng vào khó khăn, nhìn thẳng vào quân thù, nhìn
thẳng vào con đường đi tới lý tưởng)
+ Thế mà đôi mắt trừng ấy lại “gửi mộng qua biên giới” – để
đưa những giấc mơ đi xa, bay cao, vượt ra khỏi giới hạn,
chiến thắng cả những khoảng cách xa xôi về địa lý; giúp
những người lính có cảm giác họ được gần gũi quê nhà khi
đang ở xứ người
+ Để rồi trong những giấc mơ ấy, khi đêm dài tĩnh mịch đã
lắng lại, tâm hồn người lính đã đặt chân được về Hà Nội. Họ
mơ về “dáng kiều thơm”, họ nhớ nhung và khao khát về một
người thiếu nữ, về một tình yêu của riêng mình → những
khát khao thầm lặng ấy cũng vô cùng mạnh mẽ, trở thành
điểm tựa để họ thêm vững chắc tay súng
+ “kiều” ở đây liệu có phải là nàng “Kiều” bước ra từ trong
trang sách, từ trong hồn thơ dồi dào rạo rực của những người
lính với trái tim thi sĩ?

➔ Trong trái tim của những người lính như song hành hai
khao khát: một là giấc mộng hòa bình độc lập của dân
tộc, hai là ước mơ riêng tư bé nhỏ vẫn cất giữ sâu trong
trái tim mình.

4 câu tiếp SỰ HY SINH CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH


“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Không gian chiến trường như trở thành một “nghĩa trang”
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh khổng lồ, nơi biết bao người lính đã ngã xuống:
Áo bào thay chiếu anh về đất + Từ láy “rải rác” → khắc họa việc rất nhiều chàng trai đã mất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành” đã để lại tuổi xuân của mình mãi mãi nơi bom đạn
➔ Vẻ đẹp rạng ngời của lý tưởng + “mồ viễn xứ”: họ mất ở nơi xa lạ, không được ôm ấp bởi đất
thời đại: quyết tử cho Tổ quốc mẹ thương yêu
quyết sinh ➔ Quang Dũng khắc họa hiện thực thời chiến một cách
➔ Có bi – nhưng không bi lụy – ám ảnh, day dứt
mà là bi tráng + Tinh thần bất khuất “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
• Đời xanh: bởi lẽ họ đều là những người lính trẻ

Trang 14
15 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

• “chẳng tiếc” → tinh thần khảng khái, mạnh mẽ, quyết


đoán. Ngay từ khi ra đi, họ đã sẵn sàng tự nguyện hy
sinh, sẵn sàng cống hiến mọi thứ - kể cả sinh mạng
mình, cho lý tưởng chung của đất nước
Liên hệ: “Mùi cỏ cháy”, “Những người đi tới biển”
Thiêng liêng hóa sự ra đi:
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt xuyên suốt đoạn thơ → thể hiện
sắc thái thiêng liêng, trang trọng
+ “Áo bào” – thay chiếu: thực tế khi ra đi nơi chiến trường
khốc liệt, một manh chiếu đắp thân cũng không có; nhưng
Quang Dũng lại tạo nên hình ảnh “áo bào” để tôn vinh, ca
ngợi sự hy sinh của những người lính vô danh
+ “về đất”: một cách nói giảm nói tránh của người cầm bút,
khiến cho sự hy sinh trở nên nhẹ nhàng hơn, bớt phần nào
những xót xa cay đắng
➔ Để rồi cuối cùng, đoạn thơ khép lại với “khúc độc
hành” của dòng sông Mã như một tuyên ngôn đầy
mạnh mẽ, như một lời chia ly của núi rừng dành cho
những người lính trẻ.
➔ Dẫu họ đã ra đi, nhưng họ sẽ sống mãi trong niềm
thương nỗi nhớ và lòng biết ơn vô tận của những người
ở lại. Họ là những tượng đài bất tử dẫu vô danh, bởi lẽ,
họ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho cuộc
sống bình yên mà ta đang có hôm nay.

KHỔ CUỐI: LỜI HẸN ƯỚC GẮN BÓ VỚI TÂY TIẾN


4 câu tiếp - Mở đầu đoạn thơ với hai chữ “Tây Tiến” đầy trang
“Tây Tiến người đi không hẹn ước trọng, thiêng liêng. Một lần nữa, ta cảm nhận rất rõ
Đường lên thăm thẳm một chia phôi rang: Tây Tiến không phải là quá khứ, đó là một cảm
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy xúc thường trực, một nỗi nhớ da diết, một phần trong
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.” tâm hồn của những người lính.
- “người đi không hẹn ước” → Trong bối cảnh chiến
tranh khốc liệt, những cuộc chia ly màu đỏ càng trở nên
đau đớn hơn bởi không thể hẹn ngày gặp lại
➔ Người ra đi cần xác định cho mình tinh thần ấy, rằng
không thể có những câu hẹn, rằng “đường lên thăm
thẳm một chia phôi”, rằng sẽ có những câu từ biệt trở
thành mãi mãi..

Trang 15
16 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

➔ Họ - những người lính năm ấy lần đầu gặp gỡ, đã trở


thành những người tri kỉ gắn bó, những người đồng đội
kề vai sát cánh dù cho giờ đây mỗi người mỗi nơi. Bởi
lẽ, họ chung một lý tưởng, họ chung một giấc mơ, họ
chung một tinh thần sẵn sàng ra đi vì Tổ quốc
- Hai câu thơ cuối cũng đã khẳng định rằng mùa xuân ấy
đã trở thành một khoảng thời gian không thể thay thế
trong trái tim của những người lính. Đó là mùa xuân họ
hội ngộ, là mùa xuân mà những giấc mơ đã bắt đầu
được cùng nhau viết nên. Chữ “ấy” lại một lần nữa
được sử dụng, như lãng mạn hóa thời điểm cụ thể của
lịch sử, khẳng định kí ức về Tây Tiến sẽ là mảnh ghép
mãi mãi trong trái tim của mỗi người. Họ sẽ để lại một
phần tâm hồn của mình ở nơi ấy…
- Dẫu cho có hy sinh, họ vẫn sẽ không bao giờ hối hận về
lý tưởng mà mình đã lựa chọn, về việc mình đã sống và
đã chết cho lý tưởng ấy của dân tộc.
 Khổ thơ thể hiện rất rõ tinh thần, lý tưởng, tư tưởng của
nhà thơ Quang Dũng, của binh đoàn Tây Tiến và của cả
một thời đại.

Trang 16

You might also like