You are on page 1of 58

Đặng Đình Tiến - Ngô Hoàng Hải Thịnh TÊN ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN THIÊN CỦA THÀNH

PHẦN KHÍ THẢI ĐỐI VỚI HỖN


HỢP NHIÊN LIỆU XĂNG VÀ ETHANOL TRÊN ĐỘNG CƠ XE NVX 155CC NĂM: 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN THIÊN
CỦA THÀNH PHẦN KHÍ THẢI ĐỐI VỚI HỖN
HỢP NHIÊN LIỆU XĂNG VÀ ETHANOL TRÊN
ĐỘNG CƠ XE NVX 155CC

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phùng Minh Tùng


Sinh viên thực hiện : Đặng Đình Tiến 1811504210143
Lớp: 18DL1
: Ngô Hoàng Hải Thịnh 1811504210443 Lớp: 18DL4

Đà Nẵng, ngày 1 tháng 6 năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN THIÊN
CỦA THÀNH PHẦN KHÍ THẢI ĐỐI VỚI HỖN
HỢP NHIÊN LIỆU XĂNG VÀ ETHANOL TRÊN
ĐỘNG CƠ XE NVX 155CC

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phùng Minh Tùng


Sinh viên thực hiện : Đặng Đình Tiến 1811504210143 Lớp: 18DL1
: Ngô Hoàng Hải Thịnh 1811504210443 Lớp: 18DL4

Đà Nẵng, ngày 1 tháng 6 năm 2022


Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
KHOA CƠ KHÍ NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Dành cho người hướng dẫn)
1. Thông tin chung:
1. Họ và tên sinh viên: Đặng Đình Tiến1, Ngô Hoàng Hải Thịnh2
2. Lớp: 18DL11, 18DL42 Mã SV: 18115042101431
18115042104432
3. Tên đề tài: Nghiên cứu sự biến thiên của thành phần khí thải đối với hỗn hợp
nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155cc.

4. Người hướng dẫn: Phùng Minh Tùng Học hàm/ học vị: Thạc sĩ
II. Nhận xét, đánh giá đồ án tốt nghiệp:
1. Về tính cấp thiết, tính mới, mục tiêu của đề tài: (điểm tối đa là 1đ)
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Về kết quả giải quyết các nội dung nhiệm vụ yêu cầu của đồ án: (điểm tối đa là 4đ)
.......................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Về hình thức, cấu trúc, bố cục của đồ án tốt nghiệp: (điểm tối đa là 2đ)
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Kết quả đạt được, giá trị khoa học, khả năng ứng dụng của đề tài: (điểm tối đa là 1đ)
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

5. Các tồn tại, thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa:


.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
III. Tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: (điểm tối đa 2đ)
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
IV. Đánh giá:
1. Điểm đánh giá: ……../10 (lấy đến 1 số lẻ thập phân)
2. Đề nghị: ☐ Được bảo vệ đồ án ☐ Bổ sung để bảo vệ ☐ Không được bảo vệ
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 6 năm 2022
Người hướng dẫn

Th.S Phùng Minh Tùng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Dành cho người phản biện)
I. Thông tin chung:
1. Họ và tên sinh viên: Đặng Đình Tiến1, Ngô Hoàng Hải Thịnh2
2. Lớp: 18DL11, 18DL42 Mã SV: 18115042101431
18115042104432
3. Tên đề tài: : Nghiên cứu sự biến thiên của thành phần khí thải đối với hỗn hợp nhiên
liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155cc.
4. Người phản biện: Đỗ Phú Ngưu Học hàm/ học vị: Thạc sĩ.
II. Nhận xét, đánh giá đồ án tốt nghiệp:
1. Về tính cấp thiết, tính mới, mục tiêu của đề tài:
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Về kết quả giải quyết các nội dung nhiệm vụ yêu cầu của đồ án:
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Về hình thức, cấu trúc, bố cục của đồ án tốt nghiệp:
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Kết quả đạt được, giá trị khoa học, khả năng ứng dụng của đề tài:
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
5. Các tồn tại, thiếu sót cần bổ sung, chỉnh sửa:
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Điểm Điểm
TT Các tiêu chí đánh giá
tối đa đánh
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

giá
Sinh viên có phương pháp nghiên cứu
1 phù hợp, giải quyết các nhiệm vụ đồ án được 8,0
giao
- Tính cấp thiết, tính mới (nội dung chính của ĐATN
có những phần mới so với các ĐATN trước đây);
1a 1,0
- Đề tài có giá trị khoa học, công nghệ; giá trị ứng
dụng thực tiễn;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề; hiểu, vận dụng được
kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành trong vấn đề
nghiên cứu;
1b 3,0
- Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá;
- Khả năng thiết kế, chế tạo một hệ thống, thành
phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đặt ra;
- Chất lượng sản phẩm ĐATN về nội dung báo cáo,
1c 3,0
bản vẽ, chương trình, mô hình, hệ thống,…;
- Có kỹ năng sử dụng phần mềm ứng dụng trong vấn
đề nghiên cứu (thể hiện qua kết quả tính toán bằng
1d phần mềm); 1,0
- Có kỹ năng sử dụng tài liệu liên quan vấn đề nghiên
cứu (thể hiện qua các tài liệu tham khảo).
Kỹ năng trình bày báo cáo đồ án tốt
2 2,0
nghiệp
- Bố cục hợp lý, lập luận rõ ràng, chặt chẽ, lời văn
2a 1,0
súc tích;
2b - Hình thức trình bày. 1,0
Tổng điểm theo thang 10 (lấy đến 1 số lẻ
3
thập phân)
- Câu hỏi đề nghị sinh viên trả lời trong buổi bảo vệ: ........................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Đề nghị: ☐ Được bảo vệ đồ án ☐ Bổ sung để bảo vệ ☐ Không được bảo vệ
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 6 năm 2022
Người phản biện

Th.S Đỗ Phú Ngưu

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

TÓM TẮT

Tên đề tài: Nghiên cứu sự biến thiên của thành phần khí thải đối với hỗn hợp nhiên
liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155cc.
Sinh viên thực hiện: Đặng Đình Tiến MSV:1811504210143 Lớp:
18DL1
Ngô Hoàng Hải Thịnh MSV:1811504210443 Lớp: 18DL4

Đồ án “Nghiên cứu sự biến thiên của thành phần khí xả khi sử dụng hỗn hợp nhiên
liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155cc” giúp hiểu được sự ảnh hưởng của dòng
khí thải khi sử dụng nhiên liệu hỗn hợp ở các tỷ lệ hoà trộn khác nhau. Sử dụng thiết bị
phân tích khí xả ACTIGAS của hãng (MULLER-CZECH) để đo khí thải (HC, CO, CO 2,
…) khi sử dụng tỷ lệ hoà trộn xăng và cồn từ 0-50% ethanol. Kết quả cho thấy biểu đồ
biến thiên của từng loại khí thải, từ đó đưa ra tỷ lệ hoà trộn nhiên liệu ở mức phù hợp,
giúp giảm khí thải ra môi trường.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT
KHOA CƠ KHÍ NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phùng Minh Tùng
Sinh viên thực hiện : Đặng Đình Tiến Mã SV: 1811504210143
:Ngô Hoàng Hải Thịnh Mã SV: 1811504210443
1. Tên đề tài:
Nghiên cứu sự biến thiên của thành phần khí thải đối với hỗn hợp nhiên liệu xăng và
ethanol trên động cơ xe nvx 155cc.

2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:


- GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn (2017). Cẩm nang nhiên liệu sinh học, Tạp chí Ban
điều hành đề án phát triển nhiên liệ sinh học.
- Tài liệu của Cơ quan Bảo vệ môi trường châu Âu “EMEP EEA air pollutant
emission inventory guidebook 2019, https://www.eea.europa.eu/publications/emep-eea-
guidebook-2019.

3. Nội dung chính của đồ án:

Đồ án “Nghiên cứu sự biến thiên của thành phần khí xả khi sử dụng hỗn hợp nhiên
liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155cc” giúp hiểu được sự ảnh hưởng của dòng
khí thải khi sử dụng nhiên liệu hỗn hợp ở các tỷ lệ hoà trộn khác nhau. Sử dụng thiết bị
phân tích khí xả ACTIGOXP của hangx (MULLER-CZECH) để đo khí thải (HC, CO,
CO2,…) khi sử dụng tỷ lệ hoà trộn xăng và cồn từ 0-50% ethanol.

4. Các sản phẩm dự kiến

Kết quả cho thấy biểu đồ biến thiên của từng loại khí thải, từ đó đưa ra tỷ lệ hoà trộn
nhiên liệu ở mức phù hợp, giúp giảm khí thải ra môi trường.

5. Ngày giao đồ án: 19/02/2022


SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

6. Ngày nộp đồ án: 21/06/2022


Đà Nẵng, ngày 24 tháng 6 năm 2022
Trưởng Bộ môn Người hướng dẫn

T.S Nguyễn Minh Tiến Th.S Phùng Minh Tùng

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, số lượng các phương tiện giao thông ở nước ta tăng rất nhanh. Kéo theo
đó là sự ô nhiễm môi trường do khí thải từ động cơ ô tô và xe máy. Một yêu cầu cấp thiết
lúc này là giảm lượng khí thải ô nhiễm do động cơ của các phương tiện thải ra môi
trường. Một trong những giải pháp hiệu quả để giảm ô nhiễm là thắt chặt các tiêu chuẩn
khí thải đối với các phương tiện và sử dụng nhiên liệu sinh học. Một trong những giải
pháp nhằm giải quyết vấn đề này là sử dụng các loại nhiên liệu thay thế, nhiên liệu sinh
học có khả năng tái tạo và thân thiện với môi trường. Xăng sinh học là loại nhiên liệu sinh
học hiện nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu thế chung,
Việt Nam cũng đã và đang triển khai lộ trình áp dụng xăng sinh học E5, E10. Do đó, để
phát huy hơn nữa thế mạnh về sản xuất ethanol trong xăng sinh học. Đây cũng chính là lý
do thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến thiên của thành phần khí thải đối với hỗn hợp
nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155cc”
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật – Đại học Đà Nẵng,
được sự chỉ bảo hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong trường, đặc biệt là các
thầy, cô giáo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật. Bằng sự cố
gắng nỗ lực của bản thân và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy giáo Th.S
Phùng Minh Tùng, chúng em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Do thời gian làm đồ án
có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô cũng như là của các bạn sinh
viên để bản đồ án này hoàn thiện hơn nữa.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
i
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan rằng đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu sự biến thiên
của thành phần khí xả khi sử dụng hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe
NVX 155cc” là nghiên cứu độc lập của chúng tôi. Những phần có sử dụng tài liệu tham
khảo có trong đồ án đã được liệt kê và nêu rõ ra tại phần tài liệu tham khảo. Đồng thời
những số liệu hay kết quả trình bày trong đồ án đều mang tính chất trung thực, không sao
chép, đạo nhái.
Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường nếu trường hợp phát
hiện ra bất cứ sai phạm hay vấn đề sao chép nào trong đề tài này.

Sinh viên thực hiện

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
ii
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN................................................................................................4
1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu..............................................................4
1.1.1. Vấn đề khủng hoảng do ô nhiễm khí thải trên thế giới hiện nay.....................4
1.1.2. Vấn đề khủng hoảng do ô nhiễm khí thải tại Việt Nam..................................4
1.2. Tính chất lý hóa của xăng truyền thống......................................................5
1.2.1. Định nghĩa của xăng.......................................................................................5
1.2.2. Phương trình phản ứng cháy trong động cơ....................................................6
1.2.3. Phương pháp sản xuất xăng............................................................................6
1.2.4. Các chỉ tiêu về tính chất vật lý........................................................................6
1.2.4.1. Khối lượng riêng.............................................................................................6
1.2.4.2. Áp suất hơi bão hòa........................................................................................7
1.2.4.3. Thành phần cất................................................................................................7
1.2.5. Các chỉ tiêu về tính chất sử dụng....................................................................8
1.2.5.1. Trị số octane...................................................................................................8
1.2.5.2. Nhiệt độ chớp cháy.......................................................................................10
1.2.5.3. Tính ổn định hóa học....................................................................................10
1.2.5.4. Các chỉ tiêu khác...........................................................................................10
1.3. Nhiên liệu etanol và xăng sinh học.............................................................11
1.3.1. Vài nét về lịch sử, sử dụng nhiên liệu ethanol..............................................11
1.3.2. Phương trình đốt cháy ethanol......................................................................12
1.3.3. Lợi ích và hạn chế khi sử dụng nhiên liệu Ethanol.......................................12
1.3.3.1. Lợi ích........................................................................................................... 12
1.3.3.2. Hạn chế khi sử dụng nhiên liệu Ethanol........................................................13
1.3.4. Tình hình sản xuất và sử dụng nhiên liệu ethanol trên thế giới.....................14
1.3.5. Tình hình sản xuất và khả năng sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở nước ta...14
1.4. Xăng sinh học..............................................................................................18
1.4.1. Tính chất lý hoá của xăng sinh học...............................................................18
1.4.2. Ảnh hưởng của xăng sinh học đến môi trường.............................................19
Chương 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHẢO SÁT..................................................27
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
iii
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

2.1. Đối tượng,Vật dụng và thiết bị gồm có......................................................27


2.1.1. Đối tượng khảo sát........................................................................................27
2.1.1. Vật dụng chuẩn bị trong khảo sát..................................................................28
2.1.2. Thiết bị phục vụ khảo sát..............................................................................29
2.2. Quy trình thực hiện....................................................................................30
Chương 3: THÔNG SỐ, BIỂU ĐỒ KHÍ THẢI CỦA ĐỘNG CƠ KHI PHA TRỘN
NHIÊN LIỆU SINH HỌC..............................................................................................33
3.1. Các bảng thông số và biểu đồ phát thải của thành phần khí thải theo
tường tỷ lệ pha trộn........................................................................................................33
3.1.1. Phát thải khí HC............................................................................................33
3.1.2. Phát thải khí CO............................................................................................34
3.1.3. Phát thải khí CO2..........................................................................................37
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................40

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
iv
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ


Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của methanol và ethanol........................................................9
Bảng 1.2 Tính chất của etanol......................................................................................12
Bảng 1.3 Tóm tắt các dự án đang được xây dựng........................................................16
Bảng 3.1 Thông số khí thải HC khi pha trộn nhiên liệu xăng và ethanol.....................33
Bảng 3.2 Thông số khí thải CO khi pha trộn nhiên liệu xăng và ethanol.....................35
Bảng 3.3 Thông số khí thải CO2 khi pha trộn nhiên liệu xăng và ethanol....................37
Bảng 3.4 So sánh chỉ số phát thải của E0 và E20.........................................................39

Hình 1.1 Nhà máy ethanol Đại Tân.............................................................................16


Hình 1.2 Cửa hàng kinh doanh xăng E5......................................................................18
Hình 1.3 Sản lượng nhiên liệu sinh học tính đến năm 2017.........................................21
Hình 2.1 Xe NVX 155cc đời 2019 hãng Yamaha........................................................27
Hình 2.2 ống nghiệm thể tích 100ml...........................................................................28
Hình 2.3 Xi lanh thể tích 60ml....................................................................................28
Hình 2.4 ống dẫn nhiên liêu.........................................................................................28
Hình 2.5 Can đựng nhiên liệu......................................................................................28
Hình 2.6 Máy phân tích khí xả ACTIGAS..................................................................29
Hình 2.7 Hút nhiên liệu từ xe ra đến hết......................................................................30
Hình 2.8 Nhiên liệu được pha trộn trong ống nghiệm 100ml......................................31
Hình 2.9 Dữ liệu hiển thị trên màn hình máy phân tích khí xả ở 2000 (vòng/phút).....32
Hình 2.10 Dữ liệu hiển thị trên màn hình máy phân tích khí xả ở 4000 (vòng/phút).....32
Hình 3.1 Biểu đồ phát thải của khí HC........................................................................34
Hình 3.2 Biểu đồ phát thải của khí CO........................................................................36
Hình 3.3 Biểu đồ phát thải của khí CO2.......................................................................38

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
v
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIÊU:
Eij : chỉ số phát thải chất khí
FCj : khối lượng tiêu thụ của loại nhiên liệu
EFij : hệ số phát thải của chất khí
HC : Hydrocarbon là các hợp chất hữu cơ mà phân tử chỉ gồm carbon và
Hydro
CO : carbon monoxide (cacbon monoxit)
CO2 : Cacbon dioxit (khí cacbonic)
NOx : tên gọi chung của nhóm các khí thải nitơ oxit
SO2 : khí Lưu huỳnh dioxit
PCIethanol : nhiệt trị Ethanol
PCIxăng : nhiệt trị xăng truyền thống

CHỮ VIẾT TẮT:


NLSH : nhiên liệu sinh học
IEA : International Energy Agency (Cơ quan Năng lượng Quốc tế)
EPI : Environmental Performance Index ( chỉ số hiệu suất môi trường)
AQI : Air Quality Index (chỉ số chất lượng không khí)
PVR : áp suất bão hoà
Ts : nhiệt độ sôi
Tsđ : nhiệt độ sôi đầu
Tsc : nhiệt độ sôi cất
E0 – E50 : E viết tắt của nhiên liệu Ethanol, các chỉ số từ 0 – 50 là tỷ lệ hoà trộn
tính theo phần trăm % Ethanol có trong hỗn hợp nhiên liệu

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
vi
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
vii
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

MỞ ĐẦU

Hiện nay năng lượng và ô nhiễm môi trường là hai vấn đề quan trọng và cấp bách
cần giải quyết. Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thì
kéo theo là lượng năng lượng cần cho nó cũng tăng lên rất lớn. Trong khi đó nguồn năng
lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, theo như dự báo của các nhà khoa học thì với
tốc độ khai thác hiện nay, trữ lượng xăng dầu của toàn thế giới chỉ đủ cho khoảng 50 năm
nữa. Mặt khác việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch làm cho môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra rất nhiều khí ô nhiễm như
COx, NOx, SOx, các hợp chất hydrocacbon, bụi… gây nên nhiều hiệu ứng xấu đến môi
trường, hệ sinh thái và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Vì vậy việc tìm ra nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo và thân thiện với môi
trường là điều rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng
như năng lượng thủy điện, năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
năng lượng thủy triều…Năng lượng có nguồn gốc sinh học đang rất được quan tâm.
Nhiên liệu sinh học cho động cơ nói chung và phương tiện giao thông nói riêng đang
nhận được sự quan tâm lớn của thế giới. Một mặt nhiên liệu sinh học góp phần giải quyết
vấn đề thiếu hụt năng lượng và ô nhiễm môi trường. Mặt khác nhiên liệu sinh học góp
phần phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân ở vùng sâu, vùng xa. Một
khi sự phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn liền với các yếu tố xã hội và môi trường
có vai trò thiết yếu đối với mỗi quốc gia, lãnh thổ thì các nguồn năng lượng xanh, năng
lượng có phát thải cácbon thấp nhận được sự ưu tiên phát triển.
Trong các loại nhiên liệu sinh học thì etanol là loại nhiên liệu có tiềm năng lớn ở
Việt Nam nhờ nguồn nguyên liệu phong phú và sự tham gia mạnh mẽ của nhiều thành
phần kinh tế vào quá trình sản xuất. Nguyên liệu để sản xuất etanol rất phong phú có thể
kể đến như nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm nông nghiệp là ngô, khoai, sắn, mía...
Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất etanol còn có thể được tận dụng từ rác thải, phế
phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, bã mía, cỏ khô hay phế phẩm lâm nghiệp như củi, rễ,
cành cây, lá khô... đây là những nguồn nguyên liệu dồi dào không liên quan đến lương
thực trong khi giúp cho việc tái sử dụng các nguồn phế liệu một cách hiệu quả nhất.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nơi có tiềm năng lớn về nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất nhiên liệu sinh học phục vụ cho đời sống, đã có chủ trương đúng đắn thể
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
1
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

hiện qua Đề án Phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn đến
năm 2025. Chủ trương này thể hiện sự tham vọng của chính phủ và cũng thể hiện sự
quyết tâm của toàn xã hội trong việc quy hoạch, tổ chức sản xuất và sử dụng nhiên liệu
sinh học.

Đề tài “Nghiên cứu sự biến thiên của thành phần khí thải đối với hỗn hợp nhiên liệu
xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155cc” hướng tới góp phần giải quyết các yêu cầu trên
của thực tiễn.
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa đề tài
Đồ án đưa ra được các chỉ số phát thải khí CO, CO2, HC theo từng tỷ lệ hoà trộn
nhiên liệu ứng với tốc độ động cơ. Từ đó, so sánh và rút ra được tỷ lệ hoà trộn nhiên liệu
cho ra kết quả tốt nhất. Giúp giảm thiểu khí thải ra ngoài môi trường, đồng thời tiết kiệm
nhiên liệu hoá thạch và các nhiên liệu không thể tái tạo khác.
b. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên động cơ xăng 4 kỳ 155cc lắp trên xe NVX của
Yamaha. Nhiên liệu thử nghiệm gồm xăng khoáng RON 95 thương phẩm, các hỗn hợp
xăng khoáng RON 95 và 5%, 10%, 20% đến 50% cồn Ethanol, về thể tích tương ứng (E5,
E10, E20 đến E50).
c. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát sự biến thiên của các thành phần khí xả như: (CO 2, CO, HC,) từ động cơ
xăng 4 kỳ nói chung và trên xe NVX 155cc nói riêng theo từng tỷ lệ pha trộn hỗn hợp
nhiên liệu xăng và ethanol khác nhau.
Đưa ra đánh giá hiệu quả cũng như tác động của việc sử dụng xăng sinh học ở
những tỷ lệ pha trộn khác nhau ảnh hưởng đến khí thải của động cơ.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đồ án được kết hợp giữa lý thuyết thông qua tổng hợp các nghiên cứu về sử dụng
xăng sinh học trên thế giới và liệt kê các chỉ số phát thải đã đo được trong quá trình đo
đạc. Sử dụng thiết bị phân tích khí thải để đo các chỉ số phát thải sau khi đã hoà trộn
nhiên liệu sinh học và đưa trực tiếp vào bình xăng rỗng. Liệt kê các chỉ số đã đo được,
tiến hành nghiên cứu, tính toán, so sánh và đưa ra kết quả.
Thuyết minh của đồ án được trình bày gồm các nội dung chính sau:
 Mở đầu

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
2
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

 Chương 1. Tổng quan


 Chương 2. Quy trình thực hiện khảo sát
 Chương 3. Thông số, biểu đồ khí thải của động cơ khi pha trộn nhiên liệu
sinh học
 Kết luận

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
3
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu

1.1.1. Vấn đề khủng hoảng do ô nhiễm khí thải trên thế giới hiện nay

Môi trường sống của nhân loại đang ngày càng bị ô nhiễm nặng do chính các chất
thải từ các hoạt động của con người gây ra, mà một trong các nguồn chất thải đó là khí
thải của các phương tiện giao thông cơ giới. Trong quá trình hoạt động các phương tiện
giao thông phát thải vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO,
CO2, hyđrocacbon (HC), NOx, SO2, khói đen, chì và các chất thải dạng hạt khác. Các
thành phần chất thải này không những gây tác hại trực tiếp cho sức khỏe con người mà về
lâu về dài còn phá hoại cả thế giới sinh vật đang nuôi sống con người.
Tùy theo loại động cơ và loại nhiên liệu sử dụng mà khối lượng các thành phần
chất thải độc hại chiếm các tỷ lệ khác nhau. Theo số liệu thống kê ở Mỹ, các chất ô nhiễm
phát thải từ các phương tiện này chiếm 40¸50% tổng hàm lượng HC, 50% tổng hàm lượng
NOx và 80¸90% tổng hàm lượng CO ở khu vực thành phố. Ở các nước phát triển khác như
Châu âu và Nhật Bản cũng xảy ra vấn đề tương tự.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế thì tình hình ô nhiễm
môi trường cũng ngày càng trầm trọng do số lượng động cơ sử dụng ngày càng nhiều.
Trung bình hàng năm thế giới sản xuất thêm trên 40 triệu chiếc động cơ, mức độ phát
triển ô tô, xe máy ngày càng mạnh, đặc biệt là tại các khu đô thị của Châu Á. Không kiểm
soát khí thải, các loại phương tiện này thải ra môi trường một lượng đáng kể các chất
hydro cacbon (HC), oxit cacbon (CO) và khói bụi. Các chất này góp phần quan trọng gây
ô nhiễm không khí tại rất nhiều nước ở Châu á. Các nước ở Châu á đang chú tâm đến các
vấn đề ô nhiễm do các phương tiện gây ra.

1.1.2. Vấn đề khủng hoảng do ô nhiễm khí thải tại Việt Nam

Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường trên địa bàn các đô thị lớn đang trở thành một
vấn đề bức xúc. Các nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu môi trường của Đại học
Yale và Đại học Columbia ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu chỉ số hiệu suất môi trường
(Environmental Performance Index - EPI) ở 132 quốc gia, kết quả cho thấy Việt Nam

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
4
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

được xếp hạng thứ 79 trong danh sách này. Trên cơ sở tiêu chuẩn cho phép của thế giới
về đánh giá chất lượng không khí (Air Quality Index- AQI), nếu mức độ sạch của không
khí từ 150-200 điểm thì đã bị coi là ô nhiễm, từ 201-300 thì coi là cực kỳ cấp bách, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Trong khi đó, tại Việt Nam, hai khu
vực ô nhiễm nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số AIQ trong ngày ở mức
122-178. Còn vào các khung giờ cao điểm, khi xảy ra các vụ ùn tắc hoặc ùn ứ giao thông
thì chỉ số AIQ trên địa bàn các đô thị lớn phải lên tới trên 200. Điều đó cho thấy Việt
Nam đang đứng ở ngưỡng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, gây ra những hiểm họa khôn
lường đối với sức khỏe của người dân.
Chưa ai thống kê hết những hệ lụy do sự bùng nổ phương tiện giao thông cá nhân
bằng xe gắn máy gây ra. Điều lạ cũng là năng lượng ngang nhau nhưng với nguồn điện thì
được khuyến cáo cần tiết kiệm tối đa. Còn xăng dầu phải nhập siêu có lúc giá đã lên trên
32.000 đồng/lít thì không được sự cảnh báo vào cuộc của cơ quan chức năng của xã hội
đề cập đến cần tiết kiệm xăng dầu phương tiện từ nhiều phương tiện cá nhân không cần
thiết.
Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiệm môi trường do khí thải động cũng đã đến mức đáng
lo ngại. Theo số liệu cập nhật năm 2020, số lượng phương tiện giao thông, chỉ tính
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ở Việt Nam đã là trên 65.000.000 xe gắn máy,
trên 4.500.000 xe ô tô các loại và số lượng phương tiện giao thông này vẫn đang gia tăng
một cách nhanh chóng, đặc biệt ở hai đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu tính bình quân một ôtô có dung tích xilanh là 2.5 lít, và một xe máy là 0,1 lít thì 25
xe máy sẽ tương đương một ôtô. Như vậy 65 triệu xe máy cũng sẽ thải ra một lượng khí
thải bằng khoảng 2,7 triệu ôtô. Chưa kể trong đô thị, xe máy sẽ có thời gian lăn bánh
nhiều hơn vì là phương tiện cơ động của người dân.

1.2. Tính chất lý hóa của xăng truyền thống

1.2.1. Định nghĩa của xăng

Xăng, hay còn gọi là ét-xăng (phiên âm từ tiếng Pháp: essence), là một loại dung dịch
nhẹ chứa hydrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng
như một loại nhiên liệu dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ xăng.
Xăng là hỗn hợp của các hydrocarbon thể lỏng linh động và dễ cháy, có nguồn gốc từ
dầu mỏ và được sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ đốt trong. Xăng cũng được sử
dụng làm dung môi cho dầu và chất béo. Bắt nguồn từ một sản phẩm phụ của ngành công
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
5
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

nghiệp dầu mỏ (dầu hỏa là sản phẩm chính), xăng trở thành nhiên liệu được ưa dùng cho
xe cộ bởi chúng sản sinh nhiều năng lượng trong buồng đốt và khả năng hòa trộn tốt với
không khí trong bộ chế hòa khí.
Xăng là một hỗn hợp phức tạp của hàng trăm hydrocarbon khác nhau, hầu hết là bão
hòa và chứa từ 4 đến 12 nguyên tử carbon trong một phân tử. Xăng sử dụng trong xe cộ
có nhiệt độ sôi chủ yếu ở dải nhiệt giữa 30 đến 200 độ C (85 – 390 độ F), hỗn hợp được
điều chỉnh để phù hợp với điều kiện sử dụng theo độ cao và theo mùa. Xăng máy bay có tỉ
lệ của cả phần ít bay hơi và dễ bay hơi nhỏ hơn so với xăng sử dụng cho xe cộ.

1.2.2. Phương trình phản ứng cháy trong động cơ

HC + N + O2  CO2 +H2O + CO + NOx + HC

1.2.3. Phương pháp sản xuất xăng

Xăng đầu tiên được sản xuất bằng cách chưng cất, đơn giản là tách tạp chất, những
vật chất có giá trị hơn từ dầu thô. Quá trình xử lý sau này, nhằm mục đích tăng hiệu suất
sản xuất xăng từ dầu mỏ, người ta chia nhỏ những phân tử bằng quá trình được biết đến
với tên gọi quá trình phân tách (cracking). Phân tách nhiệt (thermal cracking), sử dụng
nhiệt và áp suất cao, được giới thiệu vào năm 1913 và được thay thế vào năm 1937 bởi
phương pháp phân tách sử dụng xúc tác (catalytic cracking) để làm tăng hiệu suất của các
phản ứng hóa học và sản xuất được nhiều xăng hơn. Các phương pháp khác sử dụng để
tăng chất lượng xăng và tăng nguồn cung gồm có phương pháp trùng hợp, chuyển từ thể
khí thành các olefin ví dụ như từ propylene và butylene thành các phân tử lớn hơn trong
quãng xăng; ankyl hóa, một quá trình liên kết một olefin với một paraffin ví dụ như
isobutane; phương pháp đồng phân hóa, biến đổi từ hydro các bon mạch thẳng sang hydro
các bon phân nhánh; và tái cấu trúc, sử dụng nhiệt hoặc chất xúc tác để sắp xếp lại cấu
trúc phân tử.

1.2.4. Các chỉ tiêu về tính chất vật lý

1.2.4.1. Khối lượng riêng

Khối lượng riêng là khối lượng trên một đơn vị thể tích, thông thường khối lượng
riêng được đo ở 150C. Khối lượng riêng liên quan mật thiết đến các chỉ tiêu khác như
thành phần cất, áp suất hơi bão hoà… Vì vậy chỉ tiêu này thường nằm trong một giới hạn
nhất định, đối với xăng ô tô là 0,725 ÷ 0,78 g/cm3
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
6
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

1.2.4.2. Áp suất hơi bão hòa.

Áp suất hơi bão hoà là một trong các tính chất vật lý quan trọng của các chất lỏng dễ
bay hơi. Đây chính là áp suất mà tại đó thể hơi nằm cân bằng với thể lỏng.
Áp suất hơi bão hoà Reid (PVR) là áp suất tuyệt đối ở nhiệt độ 37,8 0C đặc trưng
cho khả năng bay hơi của phần nhẹ trong xăng. Đó là áp suất hơi của xăng đo được trong
điều kiện của bình chiệu áp tiêu chuẩn gọi là bom Reid ở nhiệt độ 37,8 0C ( hay 1000F ).
Áp suất hơi bão hoà cao thì động cơ dễ khởi động. Tuy nhiên nếu áp suất hơi bão hòa cao
quá thì sẽ dễ tạo nút hơi trong động cơ, gây hao hụt trong tồn chứa và ô nhiễm môi
trường. Áp suất hơi bão hoà quá thấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tính khởi động của
động cơ nhất là về mùa lạnh. Vì vậy trong chỉ tiêu kỹ thuật thường giới hạn: 0,43 <PVR
<0,75bar. PVR xác định theo tiêu chuẩn ASTM-D323 .

1.2.4.3. Thành phần cất.

Xăng động cơ là hỗn hợp của nhiều loại hydrocacbon khác nhau, chưa kể một lượng
nhỏ các chất phụ gia có trong xăng. Mỗi loại hydrocacbon đều có đặc tính hóa lý riêng.
Khi tiến hành gia nhiệt cho một mẫu xăng các hydrocacbon khác nhau sẽ chuyển từ dạng
lỏng sang dạng khí ở những nhiệt độ khác nhau gọi là nhiệt độ sôi. Tính chất sôi và bay
hơi của xăng thường được đánh giá bằng Tsđ, Tsc và Ts tương ứng với % thể tích chưng
cất được trong thiết bị chưng cất tiêu chuẩn. Đối với xăng thương phẩm thì các giá trị của
các nhiệt độ này phải được nằm trong một giới hạn nhất định.
Phương pháp xác định thành phần cất của xăng được tiến hành theo tiêu chuẩn
ASTM-D86.
Thành phần cất của xăng là phần trăm thể tích thu được theo nhiệt độ trong một
dụng cụ chuẩn. Nó là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến tính năng khởi động, tính
năng tạo nút hơi, khả năng đóng băng và khả năng làm loãng dầu bôi trơn…
Ý nghĩa của việc xác định thành phần cất đối với động cơ xăng:
 Ảnh hưởng đến khả năng khởi động.
Nhiệt độ sôi đầu (Tsđ ) là nhiệt độ tại đó thu được giọt lỏng đầu tiên trong ống đo.
Nhiệt độ sôi đầu cùng với nhiệt độ tương ứng với 10% - 30% thể tích ảnh hưởng đến tính
khởi động của động cơ, khả năng tạo nút hơi và hao hụt nhiên liệu. Khi Tsđ và T10%
càng thấp thì lượng nhiên liệu bay hơi càng lớn, động cơ dễ khởi động nhưng nếu thấp
quá thì dễ tạo nút hơi làm động cơ hoạt động không ổn định đồng thời gây hao hụt nhiên
liệu lớn trong quá trình vận chuyển và tồn chứa.
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
7
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

 Ảnh hưởng lên khả năng tăng tốc.


Nhiệt độ cất 50% (T50% ) là nhiệt độ ứng với 50% thể tích sản phẩm ngưng tụ
được. Nhiệt độ 50% biểu thị ảnh hưởng của nhiên liệu đến quá trình làm việc của động cơ
khi thay đổi tốc độ. Khi T50% cao tức là nhiên liệu chứa ít hydrocacbon nhẹ nên khi tăng
tốc độ động cơ mặc dù lượng nhiên liệu nạp vào lớn nhưng bốc hơi và cháy không kịp
làm giảm công suất, máy yếu và điều khiển khó khăn.
 Ảnh hưởng đến khả năng cháy hết.
Nhiệt độ 90% (T90%) là nhiệt độ tương ứng với 90% thể tích thu được còn nhiệt độ
sôi cuối là nhiệt độ cực đại đạt được khi chưng cất. T90% và Tsc đặc trưng cho khả năng
cháy hoàn toàn của nhiên liệu. Giá trị T90% và Tsc càng cao chứng tỏ trong xăng chứa
nhiều hydrocacbon nặng nên quá trình bay hơi tạo hỗn hợp cháy sẽ khó khăn.

1.2.5. Các chỉ tiêu về tính chất sử dụng

1.2.5.1. Trị số octane

 Định nghĩa
Trị số octane là một đại lượng quy ước đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của
xăng. Giá trị của nó được tính bằng % thể tích của iso-octane (2,2,4-trimetyl pentan )
trong hỗn hợp của nó với n-Heptan. Trong hỗn hợp này thì iso-octane có khả năng chống
kích nổ tốt nên được quy ước bằng 100, ngược lại n-heptan có khả năng chống kích nổ
kém và được quy ước bằng 0.
Về nguyên tắc thì trị số octane càng cao càng tốt, tuy nhiên phải phù hợp với từng
loại động cơ.
 Hiện tượng cháy kích nổ
Quá trình cháy của nhiên liệu trong buồng đốt luôn có sự cạnh tranh giữa hai quá
trình đó là quá trình cháy bình thường và trình cháy không bình thường. Nếu vận tốc
màng lửa từ 14 đến 40 (m/s) là quá trình cháy bình thường. Nếu vận tốc màng lửa từ
1.400 đến 4.000(m/s) là quá trình cháy không bình thường hay cháy kích nổ.
 Bản chất của hiện tượng cháy kích nổ trong động cơ Xăng
Bản chất của hiện tượng cháy kích nổ là sự oxy hóa các hydrocacbon kém bền tạo ra
các hợp chất chứa oxy như peroxyt, hydroperoxyt, rượu, xeton, axit… trong số các hợp
chất này thì đáng chú ý nhất là các hợp chất peroxyt, hydroperoxyt đây là hai hợp chất
kém bền dễ bị phân hủy tạo ra các gốc tự do để sinh ra các phản ứng chuỗi dẫn đến sự tự
bốc cháy.
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
8
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

 Các phương pháp xác định trị số octane


Có hai phương pháp xác định trị số octane
- Phương pháp RON ( vòng quay mô tơ thử nghiệm 600 vòng/phút)
- Phương pháp MON ( vòng quay mô tơ thử nghiệm 900 vòng/phút)
Thông thường ta thu được RON cao hơn MON
Ngoài ra ta còn xác định trị số octane trên đường
 Các phương pháp làm tăng chỉ số octane.
- Phương pháp dùng phụ gia.
Có 2 loại phụ gia:
+ Phụ gia chì: Bao gồm các chất như tetrametyl chì, tetraetyl chì. Phụ gia chì khi
cho vào xăng có tác dụng phá hủy các hợp chất trung gian như (peroxyt, hydroperoxyt) do
đó làm giảm khả năng cháy kích nổ của xăng. Phụ gia chì khi pha vào xăng làm tăng trị
số octane nhiều nhất (6÷12 đơn vị octane). Tuy nhiên do tính độc hại của nó nên ngày nay
phụ gia chì không được sử dụng nữa.
+ Phụ gia không chì: Sử dụng các hợp chất chứa oxy như methanol, ethanol,…
Nhóm phụ gia này không những làm tăng trị số octane của xăng mà còn giúp cho nhiên
liệu cháy hoàn toàn (do đưa thêm oxy ) từ đó hạn chế được lượng khí thải độc hại ra môi
trường. Ưu, nhược điểm của methanol và ethanol:
Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của methanol và ethanol
Loại phụ Ưu điểm Nhược điểm
gia
- Dễ tan trong nước
- Làm tăng PVR
Methano Dễ kiếm - Làm tăng khả năng
l cháy nổ
- Rất độc
- Dễ tan trong nước
Ethanol Dễ kiếm - Làm tăng PVR
- Làm tăng khả năng
cháy nổ

- Phương pháp hóa học.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
9
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Để tăng trị số octane cho xăng ta phải áp dụng các công nghệ lọc dầu tiên tiến để
chuyển các hydrocacbon mạch thẳng thành mạch nhánh hoặc thành hydrocacbon vòng
thơm có chỉ số octane cao. Đó là các quá trình như: reforming xúc tác, alkyl hóa, isomer
hóa…

1.2.5.2. Nhiệt độ chớp cháy.

Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ tại đó khi nhiên liệu được đốt nóng, hơi hydrocacbon
sẽ thoát ra tạo với không khí xung quanh một hỗn hợp mà nếu ta đưa ngọn lửa đến gần
chúng sẽ bùng cháy rồi phụt tắt như một tia chớp. Như vậy nhiệt độ chớp cháy có liên
quan đến hàm lượng các sản phẩm nhẹ có trong nhiên liệu. Dầu càng có nhiều cấu tử nhẹ
thì nhiệt độ chớp cháy càng thấp.
Nhiệt độ này đặc trưng cho mức độ hoả hoạn, quá trình vận chuyển, bảo quản và sử
dụng an toàn phòng chống cháy nổ.

1.2.5.3. Tính ổn định hóa học.

Là khả năng chống lại sự oxy hóa của môi trường xung quanh. Khi xăng bị oxy hóa
thì dễ tạo nhựa, cặn. Tính chất này đặc trưng cho khả năng tồn chứa của xăng.

1.2.5.4. Các chỉ tiêu khác.

 Hàm lượng chì.


Để tăng trị số octane của xăng người ta pha thêm vào xăng nước chì ((C 2H5)4pb +
C2H5Br hoặc C2H5Cl). Nước chì rất độc gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương. Do
đó ngày nay người ta không sử dụng xăng pha chì nữa.
 Hàm lượng lưu huỳnh.
Bất kỳ một loại dầu thô nào cũng chứa hàm lượng lưu huỳnh nhất định. Trong quá
trình chế biến các hợp chất lưu huỳnh được loại ra khỏi sản phẩm nhưng vẫn còn một
phần tồn tại trong sản phẩm cuối cùng. Vì vậy xăng bao giờ cũng chứa một hàm lượng
lưu huỳnh nhất định. Lưu huỳnh tồn tại trong xăng gây ăn mòn động cơ và ô nhiễm môi
trường do quá trình cháy tạo ra SO 2 và SO3. Hàm lượng lưu huỳnh được xác định theo
tiêu chuẩn ASTM D1266.
 Hàm lượng aromatic.
Sự có mặt của các hydrocacbon thơm trong xăng làm tăng trị số octane nhưng nếu
hàm lượng quá lớn làm cho nhiên liệu khó cháy. Mặt khác chúng là các hợp chất gây hại
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
10
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

tới sức khoẻ con người. Do đó hàm lượng benzen được quy định nhỏ hơn 1% thể tích và
hàm lượng hydrocacbon thơm nhỏ hơn 20% thể tích.
 Hàm lượng nước và các tạp chất cơ học.
Về yêu cầu kỹ thuật, hàm lượng nước và các tạp chất cơ học không được tồn tại
trong xăng. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển và tồn chứa nước tự do có thể lẫn vào.
Biết được hàm lượng nước trong xăng có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho việc tính
toán khối lượng sản phẩm, khả năng chống ăn mòn... Tổng hàm lượng nước xác định theo
phương pháp ASTM D95-83. Đối với hàm lượng tạp chất cơ học yêu cầu kỹ thuật không
cho phép tồn tại trong xăng. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển và tồn chứa hàm lượng
tạp chất cơ học có thể có trong xăng.

1.3. Nhiên liệu etanol và xăng sinh học

1.3.1. Vài nét về lịch sử, sử dụng nhiên liệu ethanol

Thời gian đầu ethanol được dùng trong y tế, trong mỹ phẩm, dùng làm dung môi và
sau này nó được biết đến như nguồn nhiên liệu cho động cơ đốt trong được ứng dụng ở
nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ, Canada, Brazil…
Ethanol là cấu tử phối trộn làm tăng chỉ số octane của xăng:
Để tăng công suất của động cơ, ta phải tăng chỉ số nén. Khi tăng chỉ số nén ta cần
phải tăng chỉ số octane của xăng để tránh hiện tượng cháy kích nổ của nhiên liệu. Trước
đây để tăng chỉ số octane người ta thường dùng Tetra etyl chì nhưng hiện nay nó đã bị
cấm sử dụng vì chì rất độc, gây tổn thương cho hệ thần kinh trung ương, gây ô nhiễm môi
trường. Nghiên cứu cho chúng ta thấy dùng nhóm phụ gia là hợp chất hữu cơ chứa oxy
như: mety lter butyl ete (MTBE), etyl ter butyl ete (ETBE), methanol, ethanol khi pha
xăng sẽ làm tăng chỉ số octane của xăng, làm xăng cháy tốt hơn, giảm phát thải các khí
gây ô nhiễm.
Ngày nay có thể thấy ethanol hoàn toàn có khả năng dùng làm nhiên liệu cho động
cơ đốt trong, thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch. Ethanol đựơc dùng ở 2 dạng cụ thể
sau:
 Ethanol được pha vào xăng với tỉ lệ ≤ 20%. Với tỉ lệ này thì không cần thay đổi
hay hiệu chỉnh gì động cơ xăng. Tuổi thọ, độ bền của động cơ không hề thay đổi.
 Ethanol là nhiên liệu thay thế hoàn toàn cho xăng dùng cho những động cơ đốt
trong cải tiến.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
11
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Etanol là chất lỏng không màu, mùi thơm dễ chịu, vị cay, nhẹ hơn nước (khối lượng
riêng 0,7936 g/ml ở 15oC), sôi ở 78,39oC, hóa rắn ở - 114,15oC, tan vô hạn trong nước. Sở
dĩ etanol tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este hay aldehit có.
cùng số cacbon là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử với nhau và với
nước.
Một số tính chất vật lý thể hiện trên Bảng 1.1

Bảng 1.1 Tính chất của etanol.


TT Tính chất Giá trị
1 Công thức phân tử C2H5OH hay C2H6O
2 Phân tử gam 46,07 g/mol
3 Cảm quan Chất lỏng trong suốt dễ cháy
4 Tỷ trọng 0,789
5 Độ nhớt 1,2 cP ở 20oC
6 Độ tan trong nước Tan hoàn toàn
7 Số UN 1170
8 Nhiệt độ sôi 78,4oC (351,6K)
9 Nhiệt độ tan 158,8 K (-114,3oC; -173,83oF)
10 Điểm tới hạn 514 K (241oC; 465,53oF) ở P =
63 bar
11 pH 7,0 (trung tính)
12 Cp 65,21 J/mol.K
13 Buồn nôn, gây mửa, gây trầm
Tác động cấp tính
cảm, ngừng thở trong trường hợp
nặng.
14 Tác động kinh niên Nghiện, xơ gan
15 Nhiệt độ tự cháy 425oC (797oF)
16 Mật độ giới hạn nổ 3,5÷15%

1.3.2. Phương trình đốt cháy ethanol

C2H5OH + 3O2 t 2CO2 + 3H2O


SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
12
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

1.3.3. Lợi ích và hạn chế khi sử dụng nhiên liệu Ethanol

1.3.3.1. Lợi ích

Sử dụng ethanol làm nhiên liệu không chỉ là một biện pháp tình thế nhằm làm tăng
chỉ số octane của xăng, thay thế cho những phụ gia gây ô nhiễm môi trường sinh thái mà
còn đảm bảo an toàn năng lượng cho mỗi quốc gia vì đây là nguồn năng lượng có khả
năng tái tạo được.
a) Lợi ích về kinh tế
Sản xuất ethanol làm nhiên liệu góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển vì
ethanol được sản xuất theo dây chuyền công nghệ sinh học. Nguyên liệu sản xuất ethanol
là tinh bột của các loại củ hạt như: sắn, khoai, ngô, lúa, gạo, trái cây… Đây là nguồn
nguyên liệu dồi dào trong tự nhiên. Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều lao động ở
nông thôn, giải quyết được lượng lương thực bị tồn đọng và đặc biệt khuyến khích được
tinh thần lao động sản xuất của người dân.
Ngoài ra việc sử dụng nhiên liệu sinh học nói chung cũng như gasohol nói riêng
giúp cho các quốc gia chủ động trong chính sách năng lượng của mình. Nước nào càng có
nhiều xăng sinh học thì càng ít phụ thuộc vào nước khác và từ đó có thể phát triển nền
kinh tế của mình một cách bền vững.
b) Lợi ích về môi trường
Dùng ethanol làm nhiên liệu sẽ giảm được một lượng lớn các chất gây ô nhiễm môi
trường. Vì vậy nó được mệnh danh là “xăng xanh”. Theo các tính toán cho thấy nếu thay
thế việc đốt một lít xăng bằng một lít ethanol thì sẽ giảm 40% lượng phát sinh khí CO 2
vào khí quyển . Khi đốt ethanol sự cháy xảy ra hoàn toàn hơn so với khi đốt xăng. Ta thấy
trong các động cơ xăng thường xuất hiện các bụi bẩn chính là do các hydrocacbon cháy
không hết. Điều đó phải tốn thời gian lau chùi, sửa chữa động cơ. Khi pha ethanol vào
xăng làm cho xăng cháy hoàn toàn hơn, giảm phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường.
Hơn nữa ethanol được điều chế từ các sản phẩm nông nghiệp vì thế sẽ làm tăng diện tích
đất trồng. Điều này có nghĩa là làm tăng diện tích lá phổi của trái đất lên.

1.3.3.2. Hạn chế khi sử dụng nhiên liệu Ethanol

Hạn chế cơ bản của ethanol nhiên liệu là tính hút nước của nó. Ethanol có khả năng
hút ẩm và hoà tan vô hạn trong nước. Do đó gasohol phải được tồn trữ và bảo quản trong
hệ thống bồn chứa đặt biệt.
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
13
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Về hiện tượng gây ô nhiễm: tuy giảm được hàm luợng các chất gây ô nhiễm như CO
nhưng lại gây ra một số chất như các andehyt, NOx. Đây là những chất gây ô nhiễm.
Do nhiệt trị của ethanol nói riêng (PCI ethanol=26,8 MJ/kg) và các loại ancol khác nói
chung đều thấp hơn so với xăng (PCI xăng =42,5 MJ/kg) nên khi dùng ethanol để pha trộn
vào xăng sẽ làm giảm công suất động cơ so với khi dùng xăng. Tuy nhiên sự giảm công
suất này là không đáng kể nếu ta pha với số lượng ít
Tóm lại việc sử dụng gasohol có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những mặt hạn chế.
Tuy nhiên khi phân tích tương quan giữa các mặt lợi và hại ta vẫn thấy mặt lợi lớn hơn,
mang ý nghĩa chiến lược hơn.

1.3.4. Tình hình sản xuất và sử dụng nhiên liệu ethanol trên thế giới

Ethanol được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau
 Công nghệ sản xuất ethanol tổng hợp
Tổng hợp ethanol có nghĩa là sản xuất ethanol bằng phương pháp hoá học. Trên thế
giới người ta sản xuất ethanol bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong công nghệ tổng
hợp hoá dầu ethanol được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hydrat hoá đối với khí
etylen hoặc công nghệ cacbonyl hoá với methanol.
Hydrat hoá: CH2=CH2 + H2O → C2H5OH
Cacbonyl: CH3OH + CO +2H2 → C2H5OH + H2O
 Công nghệ sản xuất ethanol sinh học
Công nghệ này dựa trên quá trình lên men các nguồn hydratcacbon có trong tự nhiên
như: nước quả ép, nước thải men bia, ngô, sắn, mùn, gỗ...
(C6H10O5)n + n H2O → n C6H12O6 → 2 C2H5OH + 2 CO2 + Q
Quá trình sản xuất ethanol sinh học có thể phân thành 2 công đoạn là công đoạn lên
men nhằm sản xuất ethanol có nồng độ thấp và công đoạn làm khan để sản xuất ethanol
có nồng độ cao để phối trộn vào xăng.
Ngày nay người ta sản xuất ethanol chủ yếu bằng công nghệ sản xuất ethanol sinh
học.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 nước sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học ở
các mức độ khác nhau ( E5, E10 và thậm chí là E20 như Brazil ). Năm 2003 toàn thế giới
đã sản xuất khoảng 38 tỷ lít ethanol thì đến năm 2005 đã sản xuất được 50 tỷ lít ethanol
(trong đó 75% la nhiên liệu sinh học), và dự kiến đến 2012 là khoảng 80 tỷ lít ethanol.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
14
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Mỹ là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và sử dụng ethanol. Trong khu vực Đông
Nam Á thì Thái Lan là nước đứng đầu về sản xuất và sử dụng ethanol.

1.3.5. Tình hình sản xuất và khả năng sử dụng ethanol làm nhiên liệu ở nước ta

Ở nước ta công nghệ sản xuất ethanol còn rất nhỏ bé và lạc hậu. Chỉ có nhà máy sản
xuất ethanol mà nguồn nguyên liệu chủ yếu từ tinh bột (sắn, ngô, khoai…) và từ rỉ đường.
Hoàn toàn chưa có nhà máy sản xuất ethanol từ các nguồn nguyên liệu chứa cellulose
(rơm rạ, mùn cưa, cây cỏ…). Sản phẩm chủ yếu là ethanol thương phẩm (nồng độ 40%
đến 45%) và cồn công nghiệp (nồng độ từ 95,57% đến 96%), một lượng nhỏ được làm
khan thành ethanol tuyệt đối (nồng độ 99,5%).
Nước ta có nhà máy sản xuất ethanol đầu tiên là nhà máy ethanol Đại Tân. Nhà máy
có công suất 100.000 tấn/năm (tương đương với 125 triệu lít/năm). Có tổng vốn đầu tư
khoảng 900 tỉ đồng, được đặt tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam do Công ty CP
Đồng Xanh đầu tư. Mỗi năm nhà máy cần 300.000 tấn sắn (mì) khô để sản xuất ra 100
ngàn tấn ethanol.
Tháng 9/2009 nhà máy Ethanol Đại Tân đã sản xuất thử mẻ sản phẩm đầu tiên, từ
tháng 4-6/2010 sản xuất 50% công xuất và từ tháng 7/2010 nhà máy đã chạy từ 60-70%
công suất.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
15
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Hình 1.1 Nhà máy ethanol Đại Tân


Hiện nay ngoài nhà máy ethanol Đại Tân chúng ta còn có 5 nhà máy sản xuất
ethanol khác trên khắp cả nước đang được xây dựng và hoàn thiện.
Bảng 1.2 Tóm tắt các dự án đang được xây dựng.
Tên nhà Công suất Ngàyhoạt động Chủ đầu tư Tiến độ
máy dự kiến

Nhà máy Đại 100triệu Công ty Đang hoàn


Lộc Quảng lít/năm Tháng 3/2009 đông xanh thành lắp đặt
Nam máy
Nhà máy 50 triệu lít/năm Tháng 12/2008 Công ty Đại Đang chạy thử
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
16
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Cư-Dút Đắc Việt


Nông
Nhà máy Tam 100 triệu Công ty PVB Đả động thổ
Nông Phú Thọ lít/ năm Tháng 6/2011 Thuộc PV OIL khởi công ký
hợp đồng EPC
Nhà máy Dung 100 triệu Petrosetco Đả động thổ
Quất lit / năm Tháng 7/2011 NMLDBình khởi công ký
Sơn hợp đồng EPC
Liêndoanh Dự kiến quý
Nhà máy Bình 100 triệu Tháng 7/2011 ITOCHU 1/2010 ký hợp
Phước Nhật Bản và đồng EPC và
lit / năm
khởi công
PV OIL

Ở nước ta xăng E5 được bán thí điểm lần đầu tiên vào năm 2008 tại hai trạm bán lẻ
xăng dầu ở Hà Nội thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của PVOIL. PVB nhập khẩu
ethanol tuyệt đối 99,6 % thể tích từ Trung Quốc, sau đó pha với xăng A95 và A92 với tỷ
lệ 5 % ethanol theo thể tích để thành xăng ethanol E5. Xăng E5 ban đầu được bán thử
nghiệm cho 50 xe tắc xi gồm hai loại: loại 4 chỗ và 7 chỗ ngồi, thuộc hiệp hội taxi thành
phố Hà Nội. Thời gian bán thử nghiệm là 6 tháng. Sau đó BỘ CÔNG THƯƠNG đã yêu
cầu dừng bán xăng E5 rộng rãi ra công chúng vì đến năm 2008, Việt Nam chưa có quy
chuẩn quy định về xăng pha ethanol. Trong khi đó xăng dầu là mặt hàng phải tuân theo
quy chuẩn của nhà nước nên không thể bán ra thị trường.
Tháng 7/2010 xăng sinh hoc E5 được sử dụng rông rãi ở Việt Nam, với 20 điểm bán
đầu tiên tại TPHCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng , Hải Dương và sẽ được mở rộng
kinh doanh tại 3 của hàng ở Đà Nẵng, 3 cửa hàng ở Huế và 5 của hàng ở Cần Thơ. Đến
năm 2012 Việt Nam sẻ cung ứng khoảng 240 triệu lit xăng E5 cho thi trường trong nước.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
17
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Hình 1.1 Cửa hàng kinh doanh xăng E5.

1.4. Xăng sinh học

1.4.1. Tính chất lý hoá của xăng sinh học

Xăng sinh học trong tiếng Anh được gọi là gasohol hoặc biogasoline để phân biệt
với gasoline (xăng thông thường), được tạo ra bằng cách phối trộn cồn sinh học ethanol
khan (anhydrous ethanol) với xăng thông thường theo một tỉ lệ nhất định, trong đó xăng
E5 gồm 5% ethanol và 95% xăng thông thường, còn xăng E10 có 10% ethanol. Xăng sinh
học từ E5 đến E25 được gọi là hỗn hợp ethanol thấp, từ E30 đến E85 là hỗn hợp ethanol
cao. E100 là Ethanol nguyên chất sau khi sản xuất.
Gọi là xăng sinh học vì cồn sinh học ethanol (còn gọi là rượu ngũ cốc hay rượu
ethyl, rượu etylic, công thức hóa học là C 2H5OH) dùng để phối trộn xăng được chế biến

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
18
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

thông qua quá trình lên men các sản phẩm hữu cơ như tinh bột, cellulose, lignocellulose,
thường là từ các loại ngũ cốc như ngô, lúa mì, đậu tương hoặc từ vỏ cây, bã mía,...
Ethanol thật ra không xa lạ gì với con người vì nó là một loại rượu trong nhóm rượu ethyl,
khi chưng cất và pha loãng với nồng độ cồn thấp thì có thể uống được. Ethanol thu được
sau quá trình chưng cất ngũ cốc lên men có dạng hỗn hợp gồm nước và ethanol, cần phải
tách nước để lấy ethanol khan trước khi trộn với xăng. Cũng có thể dùng ethanol chưa
khan nước (hydrous ethanol) nhưng chỉ cho các loại động cơ xe có chế tạo tương thích.
Ethanol được trộn vào xăng có vai trò như một loại phụ gia nhiên liệu pha trộn vào
xăng thay phụ gia chì. Ethanol hay chì hoặc các phụ gia khác được trộn vào xăng để tăng
chỉ số octane và giúp động cơ có thể hoạt động được tốt hơn, bền hơn. Xăng được nén ở
trong xi-lanh động cơ xe ô tô và xe máy trước khi đốt, xăng càng được nén mạnh thì động
cơ càng dễ đạt công suất cao, tuy nhiên nếu nén mạnh quá mà chưa kịp đốt thì xăng có thể
tự kích nổ và bốc cháy, gây hại cho động cơ. Chỉ số octane (RON - Research Octane
Number) vừa giúp nén xăng tốt hơn vừa giúp tăng khả năng chống tự kích nổ của xăng,
do đó ngành công nghiệp xăng luôn tìm kiếm các phụ gia để gia tăng chỉ số octane cho
xăng.
Tuy nhiên, ethanol không giống với các phụ gia khác ở chỗ bản thân nó có thể được
xem như một loại nhiên liệu, với chỉ số octane lên tới 109 (xăng thông thường chưa trộn
phụ gia có chỉ số octane khoảng 70, xăng A92 có RON là 92), về lý thuyết có thể thay thế
hoàn toàn xăng thông thường, tuy nhiên động cơ phải được thiết kế phù hợp với loại
nhiên liệu này. Tên gọi gasohol cũng dùng để chỉ xăng pha cồn tỉ lệ thấp và không phải là
nhiên liệu thay thế. Các hỗn hợp từ E85 trở lên mới được coi là nhiên liệu thay thế.
Hiện tại, xăng sinh học có tỉ lệ ethanol cao nhất là 85%. Các loại xe có thể sử dụng
xăng E85 được gọi là flex fuel vehicles (FFVs) – xe nhiên liệu hỗn hợp, hoặc có thể gọi là
ô tô nhiên liệu hỗn hợp do các động cơ loại này thường thấy trên ô tô. Những cảm biến và
chương trình đặc biệt trong máy tính của động cơ sẽ kiểm soát lượng cồn trong nhiên liệu
và điều chỉnh tỉ lệ phun nhiên liệu sao cho phù hợp. Xe này có thể chạy các loại xăng từ
E5-E85, ngoại trừ các thay đổi trong hệ thống động cơ và cách xử lý nhiên liệu thì xe này
không khác gì các xe chạy xăng thông thường khác. Dòng xe chạy xăng ethanol thuần túy
(neat ethanol vehicle) E100 hoặc ethanol chưa khan nước cũng có, nhưng hiếm hơn.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
19
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

1.4.2. Ảnh hưởng của xăng sinh học đến môi trường

Động cơ sử dụng etanol giảm phát thải khí nhà kính, giảm được khí CO 2 và khí độc
hại. Thêm vào đó, phát thải CO2 lại được cây hấp thụ lại để tái tạo etanol, như vậy coi như
không làm gia tăng khí CO2 trong khí quyển. Do eth anol có chứa tới 34,7% khối lượng
ôxy nên xăng sinh học cũng chứa một tỷ lệ ôxy nhất định giúp cải thiện quá trình cháy,
qua đó phần lớn các phát thải độc hại trong khí thải động cơ khi sử dụng xăng sinh học
cũng được giảm. Xăng sinh học chứa ít lưu huỳnh và các hydrocacbon thơm nên giảm các
sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh trong khí thải, hạn chế sự hình thành mưa axit. Tuy
nhiên do xăng sinh học dễ bay hơi hơn xăng thông thường nên có xu hướng làm tăng phát
thải HC do bay hơi. Thêm vào đó, hàm lượng acetaldehyde trong khí thải động cơ sử
dụng xăng sinh học có thể tăng lên.
Trong những năm vừa qua, ngành nhiên liệu sinh học trên thế giới đã có những bước
phát triển mãnh mẽ dựa trên 3 động lực chính là phát triển năng lượng tái tạo trước tình
trạng giá dầu tăng cao, hỗ trợ nông nghiệp qua việc gia tăng giá trị sản phẩm, và bảo vệ
môi trường. Tổ chức Năng lượng Quốc tế IEA kêu gọi từ nay đến năm 2020 cần tăng gấp
đôi sản lượng NLSH nhằm góp phần giảm 20C nhiệt độ trái đất.
Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã hỗ trợ ngành NLSH phát triển thông qua các
chính sách bắt buộc pha trộn NLSH vào nhiên liệu truyền thống và các chỉ tiêu về tỷ lệ
năng lượng tái tạo trong nền kinh tế. Trong ngành NLSH trên thế giới, etanol phát triển
mạnh nhất. Xét về giá trị kinh tế, ngành sản xuất etanol đến nay đã tạo được hơn 1,4 triệu
việc làm và đóng góp giá trị gia tăng hơn 277,3 tỷ USD cho kinh tế thế giới.
Về tốc độ phát triển, các thống kê khác nhau cho thấy, sản lượng etanol đến năm
2012 đã đạt xấp xỉ 115 tỷ lít, tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Trong đó, Mỹ,
Braxin và EU chiếm 87% sản lượng toàn cầu. OECD và FAO cũng đưa ra dự báo, đến
năm 2021 sản lượng etanol toàn cầu sẽ tăng lên đến 180 tỷ lít.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
20
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Hình 1.1 Sản lượng nhiên liệu sinh học tính đến năm 2017
Việc nghiên cứu, phát triển sản xuất và sử dụng NLSH thu hút sự quan tâm rất lớn
của các quốc gia trên thế giới do các lợi ích của loại nhiên liệu này đối với an ninh năng
lượng, môi trường và xã hội. Với các lợi ích thiết thực như vậy, nhiều quốc gia trên thế
giới đã xây dựng và ban hành các chiến lược, chương trình, chính sách thúc đẩy phát triển
sản xuất và sử dụng NLSH theo hướng bền vững, trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng,
an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội.
a. Brazil.
Nước này có diện tích canh tác trồng mía cho sản xuất etanol lên đến gần 8 triệu ha.
450 nhà máy đường ở Brazil hầu hết đều sản xuất etanol. Ngành công nghiệp etanol ở
Brazil nhận được nguồn tài chính khổng lồ và những chính sách công phù hợp, ưu đãi
khiến cho sản phẩm xăng sinh học ở đây có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới. Brazil đứng
thứ 2 trên thế giới về sản xuất etanol (từ mía đường) với sản lượng gần 25 tỷ lít/năm.
Bên cạnh đó, Brazil cũng là nước tiên phong trong việc sử dụng NLSH trên thế giới,
đặc biệt trong việc nghiên cứu phát triển các loại phương tiện vận tải sử dụng etanol
nguyên chất. Những chiếc xe chạy etanol nguyên chất đã được Brazil giới thiệu từ những
năm 1970 của thế kỷ trước và sử dụng rộng rãi trong những năm 1980. Tại Brazil hiện
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
21
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

nay có tới hơn 80% phương tiện vận tải sử dụng NLSH các loại trong tổng số xe mới bán
ra góp phần nâng số lượng xe sử dụng NLSH tại Brazil lên hơn 50% trong tổng số gần 30
triệu xe tải nhẹ đang lưu hành.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng NLSH ngày càng tăng ở trong nước, cùng với mức hỗ
trợ tín dụng ưu đãi từ Chính phủ, đã thúc đẩy việc đầu tư xây dựng thêm các nhà máy sản
xuất etanol trên toàn quốc. Đặc biệt là từ giữa các năm 2005 – 2012 đã có hơn 116 nhà
máy sản xuất etanol mới được đầu tư xây dựng tại Brazil.
b. Trong khối EU.
EU chiếm vị trí thứ ba thế giới về sản lượng etanol. Sản xuất etanol tại EU chủ yếu
sử dụng ngũ cốc và củ cải đường. Chương trình năng lượng tái tạo (RFD) của EU quy
định đến năm 2020, toàn bộ xăng dầu dùng cho giao thông vận tải phải được pha 10%
nhiên liệu tái tạo. Ba quốc gia Pháp, Đức, Anh chiếm khoảng một nửa sản lượng etanol
toàn EU. Tiêu thụ nhiên liệu sinh học của EU luôn cao hơn sản xuất và được bù đắp bằng
nguồn nhập khẩu, chủ yếu từ Brazil. Tiêu thụ NLSH cũng tăng nhanh khoảng 23% mỗi
năm, do ngoài việc áp dụng E5, E10 và B7 lên các động cơ truyền thống, loại động cơ cải
tiến dùng E85 đang được áp dụng ngày càng rộng rãi.
Từ đầu năm 2004 các trạm xăng Aral và Shell ở Đức bắt đầu thực hiện chỉ thị
2003/30/EU mà theo đó từ 31 - 12 - 2005 ít nhất 2% và đến 31 - 12 - 2010 ít nhất 5,75%
các nhiên liệu dùng để chuyên chở phải có nguồn gốc tái tạo.
c. Mỹ.
Mỹ là quốc gia sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới. Sản lượng
sản xuất ra chiếm khoảng 43% trên toàn thế giới. Tại Mỹ, Cục bảo vệ môi trường EPA là
cơ quan quản lý chương trình sử dụng NLSH. Chương trình Nhiên liệu tái tạo phiên bản 1
được triển khai đầu tiên từ năm 2005 đã yêu cầu 28,4 tỷ lít nhiên liệu tái tạo phải được
pha trộn với xăng đến năm 2012. Trong 2 năm sau đó, chương trình Nhiên liệu tái tạo
phiên bản 2 được triển khai đã yêu cầu tăng lượng cũng như chủng loại NLSH phải được
sử dụng nhằm giảm tối đa sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Tại Mỹ, etanol sản xuất chủ yếu từ ngô. Đạo luật về an ninh và độc lập năng lượng
ban hành năm 2007 đã giúp Mỹ vượt qua Brazil để trở thành nước sản xuất etanol lớn
nhất thế giới. Dưới đạo luật này, chương trình nhiên liệu tái tạo của Mỹ ban đầu đặt chỉ
tiêu năm 2008 pha 29 tỷ lít NLSH vào xăng, nhưng thực tế năm 2008 đạt đến 32 tỷ lít và
chỉ tiêu đề ra cho năm 2022 là 137 tỷ lít.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
22
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Trong những năm qua, Chính phủ Mỹ cũng có chương trình hỗ trợ sản xuất etanol
cho các nhà máy chế biến với những chính sách ưu đãi đặc biệt bao gồm các khoản tín
dụng thuế cho doanh nghiệp, hỗ trợ nhà nước cho nghiên cứu và phát triển ... Bên cạnh đó
việc giảm thuế nhập khẩu cho etanol, đề ra những nguyên tắc sử dụng, pha chế etanol với
xăng và những đạo luật về việc chế tạo động cơ, ô tô có khả năng sử dụng hỗn hợp E15
và E85.
d. Philippines.
Philippines là quốc gia tiên phong ở Châu Á trong việc thực hiện chương trình
NLSH bằng việc sử dụng NLSH tái tạo vào năm 2006. Theo đó, toàn bộ các sản phẩm
nhiên liệu tiêu thụ nội địa phải pha trộn NLSH 2% Bio-diesel và 10% Bio-etanol vào
tháng 2/2012.
Philippines hiện có 9 nhà máy sản xuất, cung cấp 395 triệu lít Bio-diesel và 3 nhà
máy sản xuất, cung cấp 79 triệu lít Bio-etanol ra thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ
NLSH của Philippines hiện nay rất cao. Ước tính năm 2012, Philippines cần 149 triệu lít
Bio- diesel và 420 triệu lít Bio-etanol để đáp ứng nhu cầu trong nước. Để bù đắp cho sự
thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu trong nước đang ngày càng tăng cao, từ cuối năm
2013 Philippines sẽ đưa vào vận hành 3 nhà máy etanol với tổng công suất 133 triệu lít.
e. Thái lan.
Ngày 27/12/2011, Chính phủ Thái lan phê duyệt và ban hành chương trình phát triển
năng lượng tái tạo trong 10 năm (2012 - 2021) nhằm tăng lượng sử dụng NLSH trên toàn
quốc từ 1,1 triệu lít ngày (tương đương 9,4% tổng tiêu thụ năng lượng) lên 9 triệu lít ngày
vào năm 2021 (tương đương 25% tổng tiêu thụ năng lượng). Mục tiêu chính của chương
trình này nhằm giảm 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu.
Thái lan đã bắt đầu cung cấp xăng pha cồn cho các phương tiện vận tải vào năm
2005. Người tiêu dùng có thể chọn mua E10 với giá giảm đáng kể so với xăng thông
thường. Tại thời điểm đó, hầu hết các phương tiện vận tải đường bộ ở Thái lan có thể sử
dụng xăng pha cồn E10 mà không ảnh hưởng gì. Chính phủ đã công bố một danh sách
của tất cả các xe có thể sử dụng xăng E10 và phát hành rộng rãi tại tất cả các trạm xăng
dầu trên cả nước. Hầu hết ô tô sản xuất sau năm 1983 đều có thể sử dụng E10.
Hiện tại hầu hết các trạm xăng tại Thái Lan đều bán xăng E20 và đây là loại xăng
thông dụng nhất tại Thái Lan vì tất cả các loại ô tô đời mới đều có thể sử dụng loại xăng
này, giá cả thấp hơn 5 Baht/lít so với xăng E10. Đối với E85, hiện Thái Lan có khoảng
150 điểm bán, chủ yếu tại Bangkok và đang sử dụng ngày một nhiều hơn. Loại xăng này
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
23
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

chỉ có thể sử dụng cho các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu linh hoạt (FFV). Loại
phương tiện này có một hệ thống nhiên liệu điện tử đặc biệt cho phép vận hành trên bất cứ
loại xăng pha etanol nào với tỷ lệ etanol từ 0% - 80%.
Sản xuất etanol theo công nghiệp ở nước ta đã bắt đầu từ năm 1898 do người Pháp
thiết kế và xây dựng. Trước Cách mạng Tháng Tám ở nước ta có các nhà máy ancol Hà
Nội, Hải Dương, Nam Định, Bình Tây, Chợ Quán và Cái Rằng. Tất cả đều sản xuất từ
ngô, gạo theo phương pháp amylo. Sau ngày hoà bình lập lại (1955), các nhà máy không
còn thiết bị nguyên vẹn nên chính phủ ta tập trung cải tạo, sửa chữa thành nhà máy ancol
Hà Nội với năng suất 6 triệu lít/năm.
Đến năm 1960, chúng ta có thêm hai nhà máy etanol từ rỉ đường là Việt Trì - Phú
Thọ và Sông Lam - Nghệ An. Năng suất mỗi nhà máy là 1 triệu lít. Trong những năm
chống Mỹ cứu nước, các tỉnh và địa phương xây dựng thêm hàng loạt các nhà máy ancol
cỡ 1 triệu lít/năm như Lục Ngạn - Hà Bắc, Hứng Nhân - Thái Bình. Ngoài ra hầu hết ở
các tỉnh cũng xây dựng các phân xưởng etanol cỡ nhỏ 100000lít/năm. Tổng năng suất của
các nhà máy lớn nhỏ là 15 triệu lít/năm.
Sau năm 1975, chúng ta tiếp quản và xây dựng thêm các nhà máy rỉ đường và một
số cơ sở tư nhân khác. Thời điểm 1980 - 1985 tổng lượng etanol sản xuất hàng năm là
trên 30 triệu lít. Có thể nói, thời gian này lượng etanol trong cả nước là lớn nhất, vừa xuất
khẩu vừa tiêu thụ trong nước.
Tính đến tháng 12/2012, cả nước đã có 6 nhà máy (Nhà máy sản xuất Etanol nhiên
liệu – Công ty Cổ phần Đồng Xanh; Nhà máy sản xuất Etanol nhiên liệu – Công ty
TNHH Tùng Lâm; Nhà máy sản xuất Etanol – Công ty TNHH Đại Việt; Nhà máy sản
xuất Bio- etanol Đăk Tô – Kum Tum; Nhà máy sản xuất Etanol sinh học Dung Quất; Nhà
máy sản xuất Etanol nhiên liệu Bình Phước) sản xuất NLSH đi vào hoạt động với tổng
công suất thiết kế khoảng 535 triệu lít etanol/năm đủ để pha khoảng trên 1054 triệu lít
xăng E5 hoặc trên 526 triệu lít xăng E10.
Sản phẩm của các công ty này được tiêu thụ trong nước khoảng 20% để phối trộn
xăng E5 và bán theo hệ thống phân phối của Tập đoàn Dầu khí và của Công ty Sài Gòn
Petro. Phần còn lại khoảng 80% sản lượng sản xuất được xuất khẩu cho các nước như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine ở dạng 95,5 và 96% etanol.
Hiện cả nước có một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy (Nhà máy sản xuất Etanol
sinh học Phú Thọ; Nhà máy cồn sinh học Việt – Nhật) sản xuất etanol nhiên liệu đang

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
24
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

trong giai đoạn hoàn tất chuẩn bị đưa vào vận hành với công suất thiết kế đạt khoảng 220
triệu lít etanol/năm
Ngoài các nhà máy trong giai đoạn hoàn tất chuẩn bị đưa vào sản xuất trong năm
2012, hiện nay còn một số các dự án đã được các tỉnh phê duyệt đầu tư (Nhà máy sản xuất
Bio-etanol nhiên liệu – Công ty Cổ phần Tấn phát; Nhà máy sản xuất Etanol nhiên liệu –
Công ty cổ phần Thảo Nguyên; Nhà máy liên hợp sản xuất Etanol, phân bón và thức ăn
gia súc – Công ty cổ phần Bio-etanol Thái – Việt; Nhà máy sản xuất Etanol nhiên liệu –
Công ty cổ phần Quy Nguyên; Nhà máy sản xuất Etanol nhiên liệu – Công ty cổ phần
Năng lượng xanh dầu khí toàn cầu – Energreen) đang tiến hành xây dựng dự kiến hoàn
thành và đưa vào sản xuất giai đoạn từ năm 2013 đến 2015. Theo số liệu báo cáo của các
Công ty, tổng năng lực sản xuất của nhóm này đạt khoảng 350 triệu lít etanol nhiên
liệu/năm. Nếu các dự án đầu tư được triển khai đúng tiến độ, đến năm 2015, cả nước sẽ có
13 nhà máy sản xuất etanol nhiên liệu với tổng công suất thiết kế đạt khoảng 1,100 triệu
lít đủ để phối trộn 8,5 triệu tấn xăng E10 và nhu cầu sử dụng sắn đạt 2,15 triệu tấn sắn lát
khô.
Tình hình sản xuất etanol tại Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 Thuận lợi:
Việt Nam tiềm năng nguồn nhiên liệu sinh khối đáng kể là những sản phẩm thừa
trong quá trình chế biến nông lâm sản như rơm rạ, trấu, cỏ, lá, mùn cưa, bã mía và một số
chất thải nông nghiệp khác. So với nguồn nhiên liệu sinh khối từ gỗ khoảng 75-80 triệu
tấn/năm, tương đương 26-28 triệu tấn dầu/năm. Năng lượng sinh khối từ phụ phẩm nông
nghiệp chiếm khoảng 30 triệu tấn/năm tương đương với 10 triệu tấn dầu/năm trong đáng
kể là các nguyên liệu trấu, rơm rạ, bã mía, mùn cưa. Nguồn nhiên liệu sinh khối từ vỏ trấu
là đáng kể nhất ở Việt Nam khoảng 5-7 triệu tấn/năm trong đó đồng bằng sông Cửu Long
có khoảng 4,5-5 triệu tấn/năm. Phụ phẩm thứ 2 có thể kể đến là vỏ cà phê, vỏ cà phê hoàn
toàn có thể dùng để sản xuất etanol.
Việt Nam còn có vùng nguyên liệu sắn rộng lớn. Cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ
cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng
nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
 Khó khăn:
Ngày 15/09/2008, tổng công ty Dầu Khí Việt Nam (PV Oil) thuộc Petro Việt Nam
đã bán xăng pha 5% etanol (E5) ra thị trường với giá 16.500 đồng/lít, rẻ hơn giá xăng A92

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
25
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

lúc đó 500 đồng/lít. Tuy nhiên chỉ 6 ngày sau (20/09), việc bán xăng pha etanol ra thị
trường bị dừng lại do chưa có tiêu chuẩn về xăng sinh học.
Mặc dù nhà nước đã có đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2025” được ký duyệt vào cuối năm 2007 nhưng vẫn chưa có những chính
sách cụ thể để khuyến khích cũng như hỗ trợ các nhà khoa học, doanh nghiệp và người
dân cùng thực hiện. Các công trình nghiên cứu về nhiên liệu sinh học được công bố còn
ít, các công trình đã công bố thì lại gặp khó khăn trong việc triển khai sản xuất và ứng
dụng. Các doanh nghiệp không mặn mà với việc sản xuất nhiên liệu sinh học.
Hiện nay, nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch để chạy động cơ do một số doanh
nghiệp nắm giữ và mang tính độc quyền, để thuyết phục họ chuyển dần sang kinh doanh
nhiên liệu sinh học là rất khó. Các doanh nghiệp khác thì chưa đủ tiềm lực để có thể áp
dụng và kinh doanh nhiên liệu sinh học. Mặt khác để đầu tư cho dây chuyền sản xuất
nhiên liệu sinh học theo quy mô công nghiệp thì yêu cầu nguồn vốn lớn, điều này không
phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng có thể đáp ứng được.
Muốn phát triển nhiên liệu sinh học thì phải có nguồn nguyên liệu cung cấp để sản
xuất. Tuy nhiên, hiện nay có một số vùng trồng nguyên liệu nhưng mang tính chất manh
mún, nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc sản xuất theo quy mô công nghiệp.
Một yếu tố quan trọng nữa là người tiêu dùng ở nước ta từ trước đến nay vẫn quen
dùng nhiên liệu truyền thống, chưa có những chiến dịch tuyên truyền người dân sử dụng
nhiên liệu sinh học. Mặt khác, giá thành của xăng sinh học còn cao, chưa khuyến khích
được người tiêu dùng sử dụng.
Ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 177/2007/QĐ-TTg phê
duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Đề
án xây dựng mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học theo từng giai đoạn, bao gồm các vấn
đề về cơ chế chính sách, quy hoạch vùng nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu
làm chủ công nghệ chế biến phối trộn xăng sinh học. Theo đó, đến năm 2015 sản lượng
etanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn (pha được 5 triệu tấn E5, B5), đáp ứng 1% nhu
cầu xăng dầu của cả nước; và đến năm sản lượng này đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng
5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
26
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Chương 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHẢO SÁT

2.1. Đối tượng,Vật dụng và thiết bị gồm có

2.1.1. Đối tượng khảo sát

Hình 2.1 Xe NVX 155cc đời 2019 hãng Yamaha

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
27
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

2.1.1. Vật dụng chuẩn bị trong khảo sát

Hình 2.1 ống nghiệm


thể tích 100ml
Hình 2.3 ống dẫn nhiên
liêu
Hình 2.4

Hình 2.2 Xi lanh thể tích 60ml

Hình 2.5 Can đựng nhiên liệu

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
28
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
29
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

2.1.2. Thiết bị phục vụ khảo sát

Hình 2.1 Máy phân tích khí xả ACTIGAS

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
30
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

2.2. Quy trình thực hiện


Quá trình hoà trộn nhiên liệu và đo thông số như sau:
Bước 1: Sử dụng ống dẫn nhiên liệu và can rỗng để hút hết xăng trong bình chứa
xăng của xe ra ngoài.
Lưu ý: ta phải nổ máy để đảm bảo nhiên liệu trong xe đã hết.

Hình 2.1 Hút nhiên liệu từ xe ra đến hết

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
31
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Bước 3: Sử dụng xylanh bơm nhiên liệu xăng và ethanol đưa vào ống nghiệm 100ml
để hoà trộn hỗn hợp theo tỷ lệ mong muốn.

Hình 2.2 Nhiên liệu được pha trộn trong ống nghiệm 100ml

Bước 4: Đổ trực tiếp hỗn hợp nhiên liệu sinh học đã hoà trộn vào bình đựng xăng
của xe.
Bước 5: Tiến hành lắp đặt cảm biến của thiết bị phân tích xả ATIGAS vào ống xả
của xe để đo.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
32
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Bước 6: Nổ máy trong vòng 1-3 phút để cảm biến hoạt động ổn định. Sau đó tiến
hành thu thập chỉ số phát thải khí được hiển thị trên màn hình của thiết bị phân tích khí xả
ATIGAS.

Hình 2.3 Dữ liệu hiển thị trên màn hình máy phân tích khí xả ở
2000 (vòng/phút)

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
33
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Hình 2.4 Dữ liệu hiển thị trên màn hình máy phân tích khí xả ở
4000 (vòng/phút)
Chương 3: THÔNG SỐ, BIỂU ĐỒ KHÍ THẢI CỦA ĐỘNG CƠ KHI PHA TRỘN
NHIÊN LIỆU SINH HỌC

3.1. Các bảng thông số và biểu đồ phát thải của thành phần khí thải theo tường tỷ
lệ pha trộn

3.1.1. Phát thải khí HC

HC là các loại hydrocacbon có trong nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn không cháy hết
chứa trong khí thải. Chúng là những chất độc hại gây rối loạn hô hấp ngay với nồng độ
thấp. Chúng có thể làm sung màn phổi, hẹp cuống phổi, viêm mắt, viêm muỗi,… bên
cạnh đó chúng còn là nguyên nhân gây ra ung thư họng, phổi và đường hô hấp.
Bảng 3.1 Thông số khí thải HC khi pha trộn nhiên liệu xăng và ethanol.

Chỉ số HC giảm dần từ E0 đến E20 tại vòng quay 2000 đến 5000 vòng/phút sau đó
tăng lên lại từ E20 đến E50. Nguyên nhân, lượng Ethanol quá nhiều trong hỗn hợp nhiên
SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
34
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

liệu dẫn đến quá trình cháy không triệt để lúc đó HC lại tăng lên. So sánh chỉ số HC giảm
so với xăng thuần túy (E0) ở mức hỗn hợp nhiên liệu E20 là cao nhất tại vòng quay 1000
đến 5000 vòng/phút lần lượt là 35.22%, 40.85%, 45.49%, 50.94%, 61.56% (tại bảng 2.1)

Biểu đồ phát thải khí HC


550

500 0%

450 5%

10%
400

20%
Chỉ số nồng độ khí HC (ppm)

350

30%
300

40%

250
50%

200

150
1000 2000 3000 4000 5000

Tốc độ động cơ (vòng/phút)

Hình 3.1 Biểu đồ phát thải của khí HC.

3.1.2. Phát thải khí CO

CO hay được gọi là cacbon monoxit. Khí này là sản phẩm cháy không hoàn toàn của
nhiên liệu. Ở khu đô thị với mật độ xe cộ rất đông thì lượng CO trong không khí thường
rất cao. Khi CO xâm nhập vào cơ thể sẽ liên kết với hemoglobin trong máu gây cản trở sự

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
35
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

tiếp nhận O2 dẫn đến nghẹt thở. Chính vì thế mà loại khí này rất có hại đối với phụ nữ
mang thai và những người mắc bệnh tim mạch. Khi bị nhiễm CO, nhẹ thì có các triệu
chứng nhức đầu, buồn nôn, rối loạn thị giác, mệt mỏi,… còn nếu nặng thì sẽ dẫn đến tình
trạng thiếu oxy trong máu và mô, rối loạn hô hấp, hệ thần kinh, hệ tim mạch sẽ bị tổn
thương, liệt hô hấp,…
Bảng 3.1 Thông số khí thải CO khi pha trộn nhiên liệu xăng và ethanol.

Khi động cơ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu xăng pha cồn thì do trong cồn etanol đã có
nguyên tử oxy, vì vậy khả năng nhiên liệu cháy kiệt và hình thành CO 2 là cao hơn so với
khi sử dụng xăng thuần tuý. Trong mô hình này lý do nêu trên dẫn tới CO giảm mạnh nhờ
việc giữ nguyên lượng nhiên liệu cung cấp, hỗn hợp nhạt đi, có nhiều oxy hơn, khả năng
CO bị oxy hoá thành CO2 tốt hơn. Vì vậy, khi tăng tỉ lệ etanol trong nhiên liệu thì nồng độ
CO giảm, tuy nhiên nếu tỉ lệ etanol lớn cũng dẫn đến CO lại tăng lên khi mà khả năng
cháy kém đi.
Chỉ CO đến E30 tại vòng quay 2000 đến 5000 vòng/phút sau đó tăng lên lại từ E30
đến E50. Nguyên nhân, lượng Ethanol quá nhiều trong hỗn hợp nhiên liệu dẫn đến quá
trình cháy không triệt để lúc đó CO lại tăng lên. So sánh chỉ số CO giảm so với xăng

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
36
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

thuần túy (E0) ở mức hỗn hợp nhiên liệu E30 là cao nhất tại vòng quay 1000 đến 5000
vòng/phút lần lượt là 59.69%, 35.58%, 35.97%, 50.24%, 45.69% (tại bảng 2.2).

Biểu đồ phát thải khí CO

0.70

0%

0.60

5%

0.50
10%

20%
0.40

30%

0.30
Chỉ số nồng độ khí CO (%vol)

40%

0.20
50%

0.10

0.00
1000 2000 3000 4000 5000

Tốc độ động cơ (vòng/phút )

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
37
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

Hình 3.1 Biểu đồ phát thải của khí CO.

3.1.3. Phát thải khí CO2

CO2 hay còn gọi là cacbon dioxit Trong không khí có khoảng 15% do các phương
tiện giao thông vận tải thải ra. Nó không những gây ô nhiễm môi trường mà còn có tác
động rất lớn đến sức khỏe con người. CO 2 là một chất gây ngạt thở, nếu tiếp xúc với CO 2
ở nồng độ 15% thì con người sẽ không thể làm việc được, ở nồng độ 30- 60% thì sẽ gây
nguy hiểm đến tính mạng.

Bảng 3.1 Thông số khí thải CO2 khi pha trộn nhiên liệu xăng và ethanol.

sự biến thiên lên xuống của các chỉ số từ E0 đến E50 và tỷ lệ giảm của khí CO 2 so
với xăng truyền thống giảm không đáng kể. Nguyên nhân là do phương trình đốt cháy của
Ethanol và xăng truyền thống đều cho ra sản phẩm là CO 2 ngoài ra khí CO bị oxy hoá
cũng tạo ra CO2. Tuy nhiên điều đó cũng thuận lợi, bởi vì khí CO 2 cần cho quá trình
quang hợp của thực vật. Theo bảng thông số trên ta thấy CO 2 giảm ở mức cao nhất so với

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
38
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

E0 qua từng dẫy vòng tua từ 1000 đến 5000 lần lượt 6.54%, 15.54%, 11.78%, 13.29%,
12.08% ( tại bảng 2.3)

Biểu đồ phát thải khí CO2


19

18
0%

17
5%

16
10%

15
20%
Chỉ số nồng độ khí CO2 (%vol)

14 30%

13 40%

50%
12

11
1000 2000 3000 4000 5000

Tốc độ động cơ (vòng/phút)

Hình 3.1 Biểu đồ phát thải của khí CO2.

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
39
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

KẾT LUẬN

Qua ba bảng thông số 3.1, 3.2 và 3.3 ta rút ra kết luận rằng ở tỷ lệ hòa trộn E20 cho
ra kết quả giảm thiểu phát thải của ba dòng khí HC, CO và CO 2 ra môi trường là cao nhất
so với các tỷ lệ hòa trộn khác. Điều này nói lên rẳng ở tỷ lệ này cho ra một hỗn hợp nhiên
liệu lý tưởng khi đưa vào buồn đốt động cơ nói chung và trên đối tượng khảo sát là xe
NVX 150cc nói riêng thay cho xăng truyền thống E0 và giảm thiểu lượng khí xả độc hại
ra môi trường. Được chứng minh qua các mức giảm trung bình theo từng chất khí như HC
giảm 46.81%, CO giảm 38.04%, CO2 giảm 21.28% so với E0.
Từ tỷ lệ hoà trộn E20 đến E50 cho ra kết quả phát thải khí trung bình giảm so với E0
cao hơn E20 nhưng để sử dụng nhiên liệu hoà trộn có tỷ lệ hoà trộn từ E20 trở lên cần
phải thay đổi kết cấu động cơ để vận hành ổn định.
 Công thức tính chỉ số phát thải:
Eij =FC j × EF ij
Eij : chỉ số phát thải chất khí
FCj : khối lượng tiêu thụ của loại nhiên liệu
EFij : hệ số phát thải của chất khí
Dựa vào số liệu đo được ở các bảng 3.1, 3.2 và 3.3 ta lập ra bảng so sánh lượng khí
thải ra môi trường của E20 giảm so với E0, tính theo 65 triệu xe máy được đăng ký ở năm
2020 như sau.
Bảng 3.2 So sánh chỉ số phát thải của E0 và E20
Thành Hệ số phát thải Chỉ số phát thải ra môi Chỉ số phát thải ra môi trường
phần khí (kg/km) trường của E0 của E20 giảm so với E0
xả (tấn/km) (tấn/km)

CO 12.09*10-3 550.10 209.26

CO2 2.25*10-3 102.38 21.78

HC 1.02*10-3 46.41 21.73

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
40
Nghiên cứu sự biến thiên thành phần khí xả của hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol trên động cơ xe NVX 155c

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo từ các nguồn khóa luận, bài luận khác:
Hoàng Dương Tùng và cộng sự (2011). Development of emission factors and
emission inventories for motorcycles and light duty vehicles in the urban region in
Vietnam.
2. Tài liệu tham khảo là tạp chí, bài báo:
GS.TSKH Nguyễn Khoa Sơn (2017). Cẩm nang nhiên liệu sinh học, Tạp chí Ban
điều hành đề án phát triển nhiên liệ sinh học.
Marcelo E. Dias De Oliveira , Burton E. Vaughan , Edward J. Rykiel (2005). Ethanol
as Fuel: Energy, Carbon Dioxide Balances, and Ecological Footprint Trang 593–602,
3. Tài liệu tham khảo sách:
EMEP/EEA air pollutant emission inventory guidebook 2019
4. Tài liệu tham khảo nguồn internet:
Tài liệu của Cơ quan Bảo vệ môi trường châu Âu “EMEP EEA air pollutant emission
inventory guidebook 2019, https://www.eea.europa.eu/publications/emep-eea-guidebook-
2019
Bộ TN&MT ban hành Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng
môi trường không khí cấp tỉnh kèm theo Công văn 3051/BTNMT-TCMT ngày 07/6/2021.
Hệ số phát thải xe máy, https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-
phap-luat/36009/he-so-phat-thai-cua-o-to-xe-may?

SVTH: Đặng Đình Tiến – Ngô Hoàng Hải Thịnh GVHD: Th.S Phùng Minh Tùng
41

You might also like