You are on page 1of 26

ĐỀ CƯƠNG HÓA ĐẠI CƯƠNG

NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN


Câu 1. Nguyên tố hóa học là:
A. Khái niệm đặc trưng cho mỗi nguyên tử có số electron xác định, biểu thị bằng những kí hiệu hóa
học riêng.
B. Khái niệm đặc trưng cho mỗi phân tử có điện tích hạt nhân xác định, biểu thị bằng những kí hiệu
hóa học riêng.
C. Khái niệm đặc trưng cho mỗi nguyên tử có điện tích hạt nhân xác định, biểu thị bằng những kí
hiệu hóa học riêng.
D. Khái niệm đặc trưng cho mỗi phân tử có số electron xác định, biểu thị bằng những kí hiệu hóa
học riêng.
Câu 2. Chon phát biểu đầy đủ và chính xác nhất:
A. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất cấu tạo nên các chất, có khả năng tồn tại độc lập.
B. Phân tử là phần tử nhỏ nhất của một chất, không có khả năng tồn tại độc lập và có đầy đủ tính
chất hóa học của chất đó.
C. Đơn chất là chất mà phân tử của nó chỉ gồm một nguyên tử của 1 một nguyên tố.
D. Hợp chất là chất mà phân tử của nó gồm những nguyên tử của các nguyên tố khác loại liên kết
với nhau.
Câu 3. Số mol của 150 ml N2 ở 30 oC và 2 atm là:
A. ≈ 0,01207 mol B. ≈ 0,1207 mol
C. ≈ 1,207 mol D. ≈ 1,587.10-6 mol
Câu 4. Đương lượng gam của Cu(OH)2 trong phương trình sau là:
HCl + Cu(OH)2  Cu(OH)Cl +H2O
A. 98 B. 49 C. 98/3 D. 24,5
Câu 5. Đương lượng gam của HNO3 là:
A. 63 B. 63/5 C. 63/3 D. Tùy thuộc phản ứng
Câu 6. 2mol bằng:
A. 10-3 mol B. 10-6 mol C. 2.10-6 mol D. 2.10-3mol
Câu 7: Chọn câu đúng: Một mol chất là một lượng chất có chứa 6,023. 1023 của:
A. Nguyên tử. B. Các hạt vi mô.
C. Phân tử. D. Ion.
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Câu 8. Thuyết cơ học lượng tử không chấp nhận điều nào trong các điều sau đây:
1) Có thể đồng thời xác định chính xác vị trí và tốc độ của electron.
2) Electron vừa có tính chất sóng và tính chất hạt.
3) Electron luôn chuyển động trên một quỹ đạo xác định trong nguyên tử
4) Không có công thức nào có thể mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử
A. 1,3 B. 1,2,4 C. 1,2,3 D. 1,3,4
Câu 9. Nguyên tử nào sau đây có số electron = số proton = số nơtron:
4 9 12 16 1 11 23 14 22 40
2 He ; 4 Be ; 6 C ; 8O ; 1H ; 5B ; 11 Na ; 7N ; 10 Ne ; 20 Ca

A. Be, H, B, Na, Ne. B. He, C, O, N, Ca, H.


C. He, C, O, N, Ca. D. C, O, N, Ca, H, B, Ne.
Câu 10. Chọn tất cả các tập hợp các số lượng tử có thể tồn tại trong số sau:
1) n = 3, ℓ = 3, mℓ = +3. 2) n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2.
3) n = 3, ℓ = 1, mℓ = +2. 4) n = 3, ℓ = 0, mℓ = 0.
A. 1,3. B. 2,3. C. 2,4. D. 1,4.
Câu 11. Chọn phát biểu đúng về orbitan nguyên tử (AO):
A. Là vùng không gian bên trong đó có xác suất gặp electron ≥ 90%.
B. Là quỹ đạo chuyển động của electron.
C. Là vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động.
D. Là bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.
Câu 12. Chọn câu sai:
1) Khi phân bố electron vào các lớp và phân lớp của một nguyên tử đa e phải luôn luôn phân bố
theo thứ tự từ lớp và phân lớp bên trong gần nhân đến bên ngoài xa nhân.
2) Cấu hình electron của nguyên tử và ion tương ứng của nó thì giống nhau.
3) Cấu hình electron của các nguyên tử đồng vị thì giống nhau.
4) Các orbital s có dạng khối cầu có nghĩa là electron s chỉ chuyển động bên trong khối cầu ấy.
5) Bán kính của ion Fe2+ lớn hơn ion Fe3+ vì chúng có cùng điện tích hạt nhân nhưng ion Fe3+ lại có
số electron ít hơn ion Fe2+.
A. 1,2,4. B. 2,4,5. C. 1,2,3,4 D. 1,2,4,5.
Câu 13. và S2- là (cho Z của Cu và S lần lượt là 29 và 16, trả lời theo thứ tự):
1) 1s22s22p63s23p63d74s2. 2) 1s22s22p63s23p63d84s1.
3) 1s22s22p63s23p63d94s0. 4) 1s22s22p63s23p64s23d104p1.
5) 1s22s22p63s23p6. 6) 1s22s22p63s23p2.
A. (3) và (5). B. (1) và (5). C. (2) và (6). D. (4) và (5).
Câu 14. Chọn các cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản sai:
1) 1s22s22p63p5. 2) 1s22s22p63s13p5.
3) 1s22s22p63s23p53d14. 4) 1s22s22p63s23p63d104s2.
A. 1,2 B. 1,2,3. C. 1,2,3,4. D. 2,3,4.
Câu 15. Ion X4+ có cấu hình e phân lớp cuối cùng là 3p 6. Vậy giá trị của 4 số lượng tử của e cuối
cùng của nguyên tử X là ( qui ước mℓ có giá trị từ +ℓ đến -ℓ)
A. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = +½ B. n = 3, ℓ = 2, mℓ = -1, ms = +½
C. n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = -½ D. n = 4, ℓ = 1, mℓ = -1, ms = -½
Câu 16. Một orbital nguyên tử 3d tương ứng với bộ hai số lượng tử nào dưới đây:
A. n = 2, ℓ = 3 B. n = 3, ℓ = 2 C. n = 2, ℓ = 2 D. n = 3, ℓ = 1
Câu 17. Người ta xếp một số orbital nguyên tử có năng lượng tăng dần. Cách sắp xếp nào dưới đây
là đúng:
A. 3s < 3p < 3d < 4s B. 2s < 2p < 3p < 3s
C. 3s < 3p < 4s < 3d D. 4s < 4p < 4d < 5s
Câu 18. Số electron độc thân của nguyên tố Cr (Z=24)
A. 4 B. 6 C. 5 D. 3

BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN


Câu 19. Dựa trên đặc điểm nào của cấu tạo nguyên tử mà người ta xếp các nguyên tố sau đây vào
cùng một nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn: 16S và 24Cr ; 15P và 33V
A. Cùng số e ngoài cùng. B. Cùng số AO hóa trị.
C. Cùng số e hóa trị. D. Cùng số phân lớp ngoài cùng.
Câu 20. Cho các nguyên tử: Al(Z = 13) ; Si(Z =14) ; K(Z = 19) ; Ca(Z = 20). Sắp xếp theo thứ tự
tăng dần bán kính nguyên tử:
A. RAl < RSi < RK < RCa B. RSi < RAl < RK < RCa
C. RSi < RAl < RCa < RK D. RAl < RSi < RCa < RK
Câu 21. Chọn phương án đúng:
Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng và thuộc chu kỳ 4.
1) Cấu hình electron hóa trị của X là 4s23d3.
2) X có điện tích hạt nhân Z = 33.
3) X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính VB trong bảng hệ thống tuần hoàn.
4) Số oxy hóa dương cao nhất của X là +5.
A. 1,3 B. 2,4 C. 2,3,4 D. 1,2,3
Câu 22. Chọn cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản đúng của hai nguyên tố thuộc phân nhóm
VIA và VIB:
1) 1s22s22p63s23p64s23d4. 2) 1s22s22p63s23p4.
3) 1s22s22p63s23p64s13d5. 4) 1s22s22p63s13p5.
A. 1,2. B. 3,4. C. 2,3. D. 1,4.
Câu 23. Chọn phát biểu sai:
1) Trong một phân nhóm phụ từ trên xuống bán kính nguyên tử tăng đều đặn.
2) Trong bảng hệ thống tuần hoàn, nguyên tử Flor có ái lực electron là âm nhất.
3) Trong một chu kỳ các nguyên tố phân nhóm IA có năng lượng ion hóa I1 lớn nhất.
4) Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm IIIB có chứa nhiều nguyên tố nhất.
A. 1,3. B. 1,2,3. C. 1,2,3,4. D. 3,4.
Câu 24. Chọn câu đúng: “Số thứ tự của phân nhóm bằng tổng số electron ở lớp ngoài cùng”. Quy
tắc này:
A. Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính.
B. Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính, phân nhóm IB và IIB, trừ He ở phân nhóm VIIIA.
C. Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính và phân nhóm phụ, trừ phân nhóm VIIIB.
D. Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính và phân nhóm phụ.
Câu 25. Nguyên tố R thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm V (VA) có cấu hình electron như
sau:
A. 1s22s22p63s23p63d104s24p3 B. 1s22s22p63s23p63d34s24p0
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p24d1 D. 1s22s22p63s23p63d54s1

LIÊN KẾT HÓA HỌC


Câu 26. Chọn phát biểu đúng:
1) Mọi hợp chất có liên kết ion đều bền hơn hợp chất có liên kết cộng hóa trị.
2) Không có hợp chất nào chứa 100% là liên kết ion.
3) Ở trạng thái tinh thể NaCl dẫn điện rất kém.
4) Liên kết giữa kim loại và phi kim luôn là liên kết ion.
A. 3, 4 B. 2, 3 C. 1, 2 D. 1, 4
Câu 27. Chọn phát biểu sai:
A. Mọi loại liên kết hóa học đều có bản chất điện.
B. Liên kết kim loại là liên kết không định chỗ.
C. Liên kết π có thể được hình thành do sự che phủ của orbital s và ocbitan p.
D. Tất cả các loại hợp chất hóa học được tạo thành từ ít nhất một trong ba loại liên kết mạnh là ion,
cộng hóa trị và kim loại
Câu 28. Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử carbon trong các phân tử sau (từ trái sang
phải): C2H6, C2H4, C2H2, C6H6, CCl4.
A. sp3, sp2, sp, sp2, sp3. B. sp, sp2, sp3, sp2, sp3.
C. sp, sp2, sp3, sp, sp3. D. sp3, sp2, sp, sp, sp3.
Câu 29 Cho: 3Li, 4Be, 9F, 11Na, 19K. Hãy sắp xếp các phân tử sau theo chiều tăng dần tác dụng
phân cực của cation: LiF (1), NaF (2), KF (3), BeF 2 (4). Cho độ âm điện các nguyên tố: Li = 0,98;
Na = 0.93; K = 0,82; Be = 1,57; F = 3,98.
A. 3 < 2 < 1 < 4 B. 4 < 1 < 2 < 3 C. 1 < 2 < 3 < 4 D. 4 < 3 < 2 < 1
Câu 30. Cho độ âm điện của 5B = 2,04; 7N = 3,04; 9F = 3,98; 20Ca = 1,0; 53I = 2,66; 82Pb = 2,33;
Xác định xem trong các hợp chất sau chất nào là hợp chất ion: 1) CaF2 2) PbI2 3)BN
A. 1,2 B. 1 C. 1,2,3 D. Không có chất nào
Câu 31. Ở trạng thái tinh thể, hợp chất Na2SO4 có những loại liên kết nào:
A. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết hydro
C. Liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và liên kết Van Der Waals
D. Liên kết ion.
Câu 32. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Liên kết Van der Waals là liên kết yếu.
B. Liên kết cộng hoá trị và liên kết ion là các loại liên kết mạnh.
C. Liên kết kim loại là liên kết không định chỗ.
D. Liên kết hydro nội phân tử sẽ làm tăng nhiệt độ sôi của chất lỏng.
Câu 33. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Liên kết ion là loại liên kết bằng lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu.
B. Liên kết phối trí là một loại liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung do hai nguyên tử
đóng góp.
C. Liên kết hydro là loại liên kết phụ xuất hiện khi hydro đã liên kết cộng hoá trị chính thức với
một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (O, N, F …)
D. Liên kết kim loại có trong mạng lưới tinh thể kim loại.
Câu 34. Theo thuyết kinh điển về liên kết để đạt được cấu hình bền, các nguyên tử tham gia tạo
liên kết bằng cách:
A. Chuyển điện tử từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
B. Góp chung điện tử.
C. Chuyển điện tử từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và góp chung điện tử.
D. Chuyển điện tử từ phân tử này sang phân tử khác
Câu 35. Chọn phát biểu chính xác nhất:
A. Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
B. Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một cặp electron dùng chung.
C. Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích.
D. Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa 2 phân tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng
chung.
Câu 36. Chọn phát biểu đúng và đầy đủ nhất
A. Liên kết cộng hóa trị có cực có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện
nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ
âm điện lớn hơn.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ
âm điện nhỏ hơn.
D. Liên kết cộng hóa trị có cực có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện
lớn hơn.
Câu 37. Chọn phát biểu đúng. Theo luận điểm cơ bản của thuyết VB:
A. Liên kết cộng hóa trị càng bền khi độ xen phủ giữa các AO càng lớn.
B. Độ xen phủ không phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và hướng xen phủ các AO hóa trị.
C. Liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ nhau giữa các AO trống của các nguyên tử
tương tác.
D. Liên kết cộng hóa trị không có tính định hướng.
Câu 38. Chọn phát biểu đúng.
A. Các AO lai hóa có hình dạng giống nhau nhưng khác nhau về năng lượng.
B. Sự lai hóa AO là sự tổ hợp các AO của các nguyên tử tham gia tạo liên kết.
C. AO lai hóa mô tả trạng đặc biệt của nguyên tử trước khi hình thành liên kết.
D. Các liên kết được tạo bởi AO lai hóa bền vững hơn các AO không tham gia lai hóa.

PHỨC CHẤT
Câu 39. Gọi tên phức chất [Co(NH3)4NO2Cl]2SO4:
A. clorua nitritamin cobalt (III) sulfat B. cloro nitro tetraamin cobalt (III) sulfat
C. clorua nitro tetraamin cobalt (III) sulfat D. cloro nitro tetraamincobanalt (III) sulfat
Câu 40. Cho biết công thức hóa học của Natri hexanitroto cabaltat (III)
A. Na3[Co(NO2)6] B. Na2[Co(NO2)6]
C. Na3[Co(NO2)5] D. Na3[Co(NO3)6]
Câu 41. Gọi tên phức chất Na[Au(CN)4]:
A. Natri hexacyano vàng (III) B. Natri hexacyanat vàng (III)
C. Natri tetracyano aurat (III) D. Natri tetracyanat vàng (III)
Câu 42. Gọi tên phức chất K4[Fe(CN)6]:
A. Kali hexacyano sắt (III) B. Kali pentacyano ferrat (III)
C. Kali hexacyano ferrat (II) D. kali hexacyano ferrat (III)
Câu 43. Phức chất là:
A. Những hợp chất có cấu tạo rất phức tạp.
B. Những chất gồm nhiều phân tử chất đơn giản kết hợp lại.
C. Chất được tạo thành từ hai hay nhiều phân tử muối.
D. Những chất khi phân ly trong dung dịch tạo thành các ion phức, tồn tại độc lập và có tính chất
xác định.
Câu 44. Cho biết công thức hóa học của kali hexathiocynatonikentat (II)
A. K3[Ni(SCN)6] B. K4[Ni(SCN)4] C. K4[Ni(SCN)6] D. K3[Ni(SCN)4
CẤU TẠO VẬT THỂ
Câu 45. Chọn phát biểu sai:
1) Các chất lỏng sẽ tan nhiều trong các chất lỏng.
2) Các chất rắn có liên kết cộng hóa trị không tan trong dung môi phân cực.
3) HCl là phân tử phân cực nên tan nhiều hơn C6H14
A. 1 B. 2 C. 3 D. 1, 2, 3.
Câu 46. Chọn phát biểu đúng về các trạng thái lỏng và rắn của nước ở áp suất khí quyển.
1) Nước có thể tích riêng lớn nhất ở trạng thái rắn tại 0oC.
2) Nước đá có khối lượng riêng lớn hơn nước lỏng.
3) Nước lỏng tại mọi nhiệt độ đều có thể tích riêng bằng nhau.
A. 1 đúng. B. Tất cả đều sai. C. 3 đúng. D. 1, 2 đúng.
Câu 47. Chọn phát biếu đúng: Các muối vô cơ ở trạng thái rắn có các đặc điểm:
1) Đều dễ tan trong các dung môi phân cực.
2) Không có khả năng thăng hoa. 3) Dễ dàng điện ly trong nước.
A. 1, 2 đúng.
B. Tất cả đều chưa chính xác.
C. 2, 3 đúng.
D. 1, 2, 3 đúng.
Câu 48. Chọn phát biểu đúng (giả sử không có thất thoát các chất khi diễn ra quá trình):
1) 100 ml chất lỏng A cho vào 100 ml chất lỏng B sẽ thu được 200 ml sản phẩm.
2) 100 g chất A tác dụng với 100g chất B sẽ thu được 200 g sản phẩm.
3) Khi cho chất lỏng hòa tan vào chất lỏng chắc chắn sẽ thu được sản phẩm trạng thái lỏng ở cùng
điều kiện.
A. 1 đúng. B. 2 đúng. C. 3 đúng. D. Tất cả đều không chính xác.
Câu 49. Chọn phát biểu đúng:
1) Các chất rắn đều có nhiệt độ hóa hơi cao hơn chất lỏng ở cùng điều kiện áp suất khí quyển.
2) Chất lỏng phân cực sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn chất lỏng không phân cực.
3) Chất có liên kết hydro sẽ có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy hợp chất cùng loại ở cùng phân
phóm.
A. 1, 2 đúng. B. 2 đúng. C. 1, 3 đúng. D. 1, 2, 3 đều không chính xác.
Câu 50. Chọn phát biểu đúng:
1) Cho đến nay người ta mới chỉ phát hiện 4 trạng thái tập hợp các chất.
2) Các chất ở trạng thái khí luôn có phân tử lượng nhỏ hơn chất ở trạng thái lỏng ở cùng điều kiện.
3) Hai chất A và B khi kết hợp với nhau sẽ có nhiệt độ đông đặc nằm trong khoảng nhiệt độ đông
đặc của A và B.
A. 1, 2, 3 đều không chính xác. B. 1 đúng. C. 2 đúng. D. 3 đúng.
Câu 51. Chọn phát biểu chính xác với nước:
1) Khi tăng áp suất ngoài nhiệt độ hóa lỏng của hơi nước tăng lên, còn nhiệt độ sôi của nước lỏng
giảm xuống.
2) Nhiệt độ hóa lỏng của hơi nước và nhiệt độ sôi của nước lỏng đều giảm xuống khi giảm áp suất
ngòai.
3) Khi tăng áp suất ngoài, nhiệt độ hóa lỏng của hơi nước giảm xuống, còn nhiệt độ sôi của nước
lỏng tăng lên xuống.
A. 1 . B. 2. C. 3. D. 2, 3.
Câu 52. Chọn những phát biểu đúng. Các đặc điểm của liên kết Van der Waals:
1) Là lực tương tác giữa các phân tử, có bản chất tĩnh điện.
2) Lực Van der Waals càng lớn thì monen lưỡng cực của phân tử, kích thước và khối lượng của
phân tử càng nhỏ.
3) Lực liên kết Van der Waals bé nên chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến một số tính chất vật lý của các
chất.
4) Bao gồm 2 thành phần là: lực định hướng và lực cảm ứng.
A. 1,2 B. 2,3 C. 1,3 D. 2,3,4
Câu 53. Năng lượng của liên kết hydro rất bé khoảng:
A. 10 – 15 kcal/mol B. 2-10 kcal/mol C. 8 – 18 kcal/mol D. 15 – 20 kcal/mol
Câu 54. Chọn phát biểu đúng.
A. Quá trình chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng được gọi là thăng hoa.
B. Quá trình chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái khí gọi là hóa hơi.
C. Qua trình chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí gọi là nóng chảy.
D. Qua trình chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng gọi là ngưng tụ.
Câu 55. Chọn phát biểu chính xác.
A. Áp suất hơi chất lỏng ở trạng thái bão hòa được gọi là áp suất hơi bão hòa.
B. Nhiệt độ sôi là nhiệt độ tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng lớn hơn áp suất khí quyển.
C. Nhiệt hóa hơi là nhiệt lượng cần hấp thụ để làm hóa hơi 1 mol chất lỏng tại áp suất hơi.
D. Sức căng bề mặt là tính chất đặc trưng của lớp bề mặt chất lỏng tiếp xúc với pha rắn.
Câu 56. Số kiểu liên kết hydro có trong dung dịch chứa 2 loại phân tử CH3COOH và CH3OH là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC


Câu 57. Chọn phát biểu chính xác và đầy đủ của định luật Hess:
A. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp hay đẳng tích của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng
thái của các chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
B. Hiệu ứng nhiệt của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu
và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
C. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp hay đẳng tích của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất của các
chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
D. Hiệu ứng nhiệt đẳng áp của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các
chất đầu và sản phẩm chứ không phụ thuộc vào đường đi của quá trình.
Câu 58. Chọn phương án đúng: ∆H của một phản ứng hoá học
A. Tùy thuộc vào nhiệt độ lúc diễn ra phản ứng.
B. Tùy thuộc vào đường đi từ chất đầu đến sản phẩm.
C. Tùy thuộc vào cách viết các hệ số tỉ lượng của phương trình phản ứng.
D. Không phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm phản ứng.
Câu 59. Chọn phương án đúng:
Một phản ứng có H = - 200 kJ. Dựa trên thông tin này có thể kết luận phản ứng tại điều kiện đang
xét:
1) thu nhiệt.
2) xảy ra nhanh.
3) không tự xảy ra được.
A. 2,3 B. 1 C. 1,2,3 D. 1,3
Câu 60. Chọn trường hợp đúng.
Ở điều kiện tiêu chuẩn, 250C phản ứng: H2(k) + ½ O2(k) = H2O(ℓ)
Phát ra một lượng nhiệt 241.84 kJ. Từ đây suy ra:
1) Nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn ở 250C của khí hydro là -241.84kJ/mol
2) Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ở 250C của hơi nước là -241.84kJ/mol
3) Hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên ở 250C là -241.84kJ
4) Năng lượng liên kết H – O là 120.92 kJ/mol
A. 1, 3, 4 B. 1,2, 3,4 C. 1, 3 D. 2, 4
Câu 61. Chọn trường hợp đúng.

Trong các hiệu ứng nhiệt (H) của các phản ứng cho dưới đây, giá trị nào là hiệu ứng nhiệt đốt
cháy?

1) C(gr) + ½O2(k) = CO(k) H 0298 = -110.55 kJ


0
2) H2(k) + ½O2(k) = H2O(k) H 298 = -237.84kJ

3) C(gr) + O2(k) = CO2(k) H 0298 = -393.50kJ

A. 3 B. 1,3 C. 1,2 D. 2,3


Câu 62. Chọn đáp án không chính xác. Ở một nhiệt độ xác định:
1) Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của mọi đơn chất luôn bằng 0.
2) Nhiệt cháy tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi.
3) Nhiệt hòa tan tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi vì không phụ thuộc vào lượng
dung môi.
4) Nhiệt chuyển pha tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi.
A. 1,2 và 4 B. 1,3 và 4 C. 1, 3 D. 2,3 và 4
Câu 63. Chọn phương án đúng:

Tính hiệu ứng nhiệt 0 của phản ứng: B  A, biết hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau:

C  A 1

D  C 2

D  B 3

A. 0 = 3 + 2 - 1 B. 0 = 1 + 2 + 3

C. 0 = 1 + 2 - 3 D. 0 = 1 - 2 - 3


Câu 64. Chọn giá trị đúng.

Từ các giá trị  ở cùng điều kiện của các phản ứng:

(1) 2SO2(k) + O2(k) = 2SO3(k) = -196 kJ

(2) 2S(r) + 3O2(k) = 2SO3(k) = -790 kJ

tính giá trị  ở cùng điều kiện đó của phản ứng sau: S(r)+ O2(k)= SO2(k)

A. = -297 kJ B. = -594 kJ C. = 594 kJ D. = 297 kJ


Câu 65. Cho các dữ kiện: Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của H2O(k) là -241.8 kJ/mol và
FeO(r) + CO(k) → Fe(r) + CO2(k) ; ∆H0298 = -18.2 kJ.
2CO(k) + O2(k) → 2CO2(k) ; ∆H0298 = -566.0 kJ.
Hãy tính hiệu ứng nhiệt ∆H0298 của phản ứng sau đây:
FeO(r) + H2(k) → Fe(r) + H2O(k) ; ∆H0298 = ?
A. - 23.0 kJ. B. 23.0 kJ. C. - 41.2 kJ. D. 41.2 kJ.
Câu 66. Cho hiệu ứng nhiệt đẳng áp tiêu chuẩn của hai quá trình sau:
A+B→C+D ∆ Ho1= -10,0 kJ

C+D→E ∆ Ho2 = +15,0 kJ

Vậy, hiệu ứng nhiệt đẳng áp tiêu chuẩn của phản ứng A + B → E là:
A. +5kJ B. -5kJ C. +25kJ D. -25kJ
Câu 67. Chọn phát biểu đúng:
A. Nhiệt đốt cháy (thiêu nhiệt) là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó bằng oxi.
B. Nhiệt đốt cháy của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó để tạo ra
oxid cao nhất.
C. Nhiệt đốt cháy của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó bằng khí oxi
để tạo thành sản phẩm ở áp suất không đổi. Sản phẩm cháy của các nguyển tố C, H, N, S, Cl được
chấp nhận tương ứng là CO2 (k), H2o (ℓ), N2 (k), SO2 (k), HCl (k).
D. Nhiệt đốt cháy của một chất hữu cơ là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó tạo
ra oxid.
Câu 68. Cho biết: 3C2H2(k) → C6H6(k)
∆ Hođc (kJ/mol) -1282,3 3293,6
Vậy hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên bằng:
A. -856,3 kJ B. -4676,9 kJ C. -1910,3 kJ D. +1910,3 kJ
Câu 69. Chọn so sánh đúng về entropi các chất sau:

S0H 2 O ( l)  S0H 2 O ( k )
1) 2) SoMgO(r) > SoCH3OH(l) 3) SoH2O(l) < SoH2O(k)

S0Fe ( r )  S0H 2 ( k ) S0Ca ( r )  S0C 3 H 8 ( k ) SS0 ( r )  SS0 ( l)


4) 5) 6)
A. 1,2,3,4 B. 2,3,6 C. 1,2,3,5,6 D. 3,4,6
Câu 70. Chọn phương án đúng:

1) Có thể kết luận ngay là phản ứng không tự xảy ra khi G của phản ứng dương tại điều kiện đang
xét.
2) Có thể căn cứ vào hiệu ứng nhiệt để dự đoán khả năng tự phát của phản ứng ở nhiệt độ thường
3) Ở ≈ 1000K, khả năng tự phát của phản ứng hóa học chủ yếu chỉ phụ thuộc vào giá trị biến thiên
entropi của phản ứng đó.
4) Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của một chất hóa học là một đại lượng không đổi ở giá trị nhiệt độ
xác định.
A. 1,2,3 B. 1,2,3,4 C. 1,2,4 D. 2,4
Câu 71. Chọn phương án đúng:
0 0
Phản ứng 3O2 (k)  2O3 (k) ở điều kiện tiêu chuẩn có H 298 = 284.4 kJ, S 298 = -139.8 J/K. Biết
rằng biến thiên entanpi và biến thiên entropi của phản ứng ít biến đổi theo nhiệt độ. Vậy phát biểu
nào dưới đây là phù hợp với quá trình phản ứng:
A. Phản ứng không xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
B. Ở nhiệt độ cao, phản ứng diễn ra tự phát.
C. Ở nhiệt độ thấp, phản ứng diễn ra tự phát.
D. Phản ứng xảy ra tự phát ở mọi nhiệt độ.
CÂN BẰNG HÓA HỌC
Câu 72. Chọn phát biểu đúng:
Đối với phản ứng một chiều, tốc độ phản ứng sẽ:
A. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng không.
B. Không đổi theo thời gian.
C. Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng một hằng số khác không.
D. Tăng dần theo thời gian.
Câu 73. Chọn phát biểu đúng. Phản ứng thuận nghịch là:
1) Phản ứng có thể xảy ra theo chiều thuận hay theo chiều nghịch tùy điều kiện phản ứng.
2) Phản ứng xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng một điều kiện.
3) Phản ứng tự xảy ra cho đến khi hết các chất phản ứng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 1 và 2
Câu 74. Chọn phát biểu đúng về hệ cân bằng:
A. Hệ cân bằng là hệ trong đó có tỉ lệ thành phần các chất không thay đổi khi ta thay đổi các điều
kiện khác.
B. Hệ đang ở trạng thái cân bằng là hệ có các giá trị thông số trạng thái (nhiệt độ, áp suất, nồng độ,
…) không thay đổi theo thời gian.
C. Hệ cân bằng là hệ có nhiệt độ và áp suất xác định.
D. Hệ cân bằng là hệ có nồng độ tất cả các chất đều bằng nhau.
Câu 75. Cho phản ứng CO2 (k) + H2 (k) ⇌ CO (k) + H2O (k). Khi phản ứng này đạt đến trạng thái cân
bằng, lượng các chất là 0.4 mol CO2, 0.4 mol H2, 0.8 mol CO và 0.8 mol H2O trong bình kín có
dung tích là 1 lít. Kc của phản ứng trên có giá trị:
A. 4 B. 2 C. 6 D. 8
Câu 76. Chọn phát biểu đúng: cho phản ứng A (dd) + B (dd) ⇌ C(dd) + D (dd)
Nồng độ ban đầu của mỗi chất A, B, C, D là 1.5 mol/l. Sau khi cân bằng được thiết lập, nồng độ
của C là 2 mol/l. Hằng số cân bằng Kc của hệ này là:
A. 0.25 B. 1.5 C. 4 D. 2.0
Câu 77. Chọn ý đúng:
1) Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một yếu tố (áp suất, nhiệt độ, nồng độ) thì cân
bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó.
2) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân
bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt.
3) Hằng số cân bằng của một phản ứng là một đại lượng không đổi ở nhiệt độ xác định.
4) Khi thêm một chất (tác chất hay sản phẩm) vào hệ cân bằng, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều
làm giảm lượng chất đó.
A. 1 và 3 B. 1 và 4 C. 1 và 2 D. 1, 3 và 4
Câu 78. Chọn giải pháp hợp lí nhất:

Cho phản ứng: N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2NO (k) ; H>0.


Để thu được nhiều NO ta có thể dùng các biện pháp:
A. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ. B. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
C. Tăng nhiệt độ. D. Giảm áp suất.
Câu 79. Chọn ý đúng. Tác động nào sẽ làm tăng hiệu suất phản ứng:
CaCO3(r) ⇌ CaO (r) + CO2(k) ;   > 0
A. Giảm nhiệt độ B. Tăng nhiệt độ C. Tăng áp suất D. Tăng nồng độ CO2
Câu 80. Chọn câu đúng:
Xét hệ cân bằng: CO (k) + Cl2 (k) ⇌ COCl2 (k) ,  < 0
Sự thay đổi nào dưới đây dẫn đến cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận:
A. Tăng nhiệt độ
B. Giảm thể tích phản ứng bằng cách nén hệ
C. Giảm áp suất
D. Tăng nồng độ COCl2
Câu 81. Phản ứng thủy phân của ester: ester + nước ⇌ acid + rượu
Để tăng hiệu suất phản ứng (cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận) ta có thể dùng các biện pháp
nào trong 3 biện pháp sau:
1) dùng nhiều nước hơn.
2) bằng cách tiến hành thủy phân trong môi trường base
3) Loại bỏ rượu
A. Chỉ dùng được biện pháp 1 B. Chỉ dùng được biện pháp 2
C. Chỉ dùng được biện pháp 3 D. Dùng được cả ba biện pháp
Câu 82. Chọn trường hợp đúng:
Xét cân bằng: 2NO2(k) ⇌ N2O4(k) Ho298 = -14kcal

(nâu) (không màu)


Trong bốn trường hợp dưới, màu nâu của NO2 sẽ đậm nhất khi:
A. Làm lạnh đến 273oK B. Đun nóng đến 373oK
C. Tăng áp suất D. Giữ ở 298oK
Câu 83. Chọn biện pháp đúng.
Phản ứng tỏa nhiệt dưới đây đã đạt trạng thái cân bằng:
2 A(k) + B(k) ⇌ 4D (k)
Để dịch chuyển cân bằng của phản ứng theo chiều hướng tạo thêm sản phẩm, một số biện pháp sau
đây đã được sử dụng:
1) Tăng nhiệt độ 2) Thêm chất D 3) Giảm thể tích bình phản ứng
4) Giảm nhiệt độ 5) Thêm chất A 6) Tăng thể tích bình phản ứng
A. 4,5,6 B. 1, 3, 5 C. 2,3 D. 3
Câu 84. Cho phản ứng thuận nghịch: 2CO(k) + O2(k) ⇌ 2CO2(k). Chọn phát biểu đúng:
(1) Người ta phải nạp vào bình phản ứng đúng 2 mol CO cho mỗi mol O2.
(2) Bất kể lượng nạp vào ban đầu của hai chất, chỉ có 1 mol O 2 sẽ phản ứng, và nó sẽ phản ứng với
2 mol CO.
(3) Bất kể lượng nạp vào ban đầu của hai chất, khi chúng phản ứng, CO sẽ phản ứng với O 2 theo tỉ
lệ mol 2:1.
(4) Khi nạp vào bình 2 mol CO và 1 mol O2 chúng sẽ phản ứng sinh ra 2 mol CO2.
A. Chỉ (3) đúng. B. Chỉ (2),(3) đúng. C. Chỉ (4) đúng. D. Chỉ (1),(4) đúng.

ĐỘNG HÓA HỌC


Câu 85. Chọn câu sai: Hằng số tốc độ của phản ứng nA + mB = AnBm
A. Phụ thuộc vào nồng độ CA và CB.
B. Biến đổi khi nhiệt độ thay đổi.
C. Là tốc độ riêng của phản ứng khi CA = CB = 1 mol/l.
D. Biến đổi khi có mặt chất xúc tác.
Câu 86. Cho phản ứng: 2H2 (k) + O2 (k)  2H2O (k)
− Δ[ O2 ]
v=
Tốc độ trung bình của phản ứng được xác định theo [O 2] là Δτ . Chọn biểu thức đúng của
v nếu biểu diễn theo [H2O].
Δ[ H 2 O] 2 Δ[ H 2 O ] −2 . Δ[ H 2 O] Δ[ H 2 O]
v= v= v= v=
A. Δτ B. Δτ C. Δτ D. 2 . Δτ

Câu 87. Chọn đáp án đúng:


Một phản ứng bậc nhất có chu kỳ bán hủy là 45 phút 30 giây. Xác định hằng số tốc độ của phản
ứng trên.
A. 2.54 .10-4s-1 B. 3.66 .10-4s-1 C. 1.89 .103s-1 D. 1.78 .102s-1
Câu 88 Chọn đáp án đúng:
Một phản ứng A + 2B = C bậc 1 đối với [A] và bậc 1 đối với [B], được thực hiện ở nhiệt độ không
đổi.
A. Nếu [A], [B] và [C] đều gấp đôi, vận tốc phản ứng tăng gấp 8 lần và phản ứng là phản ứng đơn
giản.
B. Nếu [A] và [B] đều tăng gấp đôi, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 4 lần và phản ứng này là phản
ứng đơn giản.
C. Nếu [A] tăng gấp đôi, [B] tăng gấp ba, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 6 lần và phản ứng này là
phản ứng phức tạp.
D. Nếu [A] và [B] đều tăng gấp ba, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 6 lần và phản ứng này là phản
ứng đơn giản.
Câu 89. Chọn đáp án đúng:
Phản ứng CO(k) + Cl2(k)  COCl2(k) là phản ứng đơn giản. Nếu nồng độ CO tăng từ 0,1M lên 0,4M;
nồng độ Cl2 tăng từ 0,3M lên 0,9M thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
A. Tăng 3 lần B. Tăng 4 lần C. tăng 7 lần D. Tăng 12 lần
Câu 90. Chọn phát biểu đúng:
Sự tăng nhiệt độ có tác động đến một phản ứng thuận nghịch:
A. Làm tăng vận tốc cả chiều thu và tỏa nhiệt, làm cho hệ mau đạt đến trạng thái cân bằng mới.
B. Chỉ làm tăng vận tốc chiều thu nhiệt.
C. Chỉ làm tăng vận tốc chiều tỏa nhiệt.
D. Tăng đồng đều vận tốc cả chiều thu và tỏa nhiệt nên cân bằng không thay đổi.

Câu 91. Chọn đáp án đúng. Khi có mặt chất xúc tác, Ho của phản ứng:
A. Thay đổi vì chất xúc tác tham gia vào quá trình phản ứng.
B. Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm nhiệt độ cần có để phản ứng xảy ra.
C. Không thay đổi vì chất xúc tác chỉ tham gia vào giai đoạn trung gian của phản ứng và được phục
hồi sau phản ứng. Sản phẩm và tác chất vẫn giống như khi không có chất xúc tác.
D. Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Câu 92. Chọn đáp án đúng:
Một phản ứng kết thúc sau 3 giờ ở 20 oC. Ở nhiệt độ nào phản ứng sẽ kết thúc sau 20 phút, biết hệ
số nhiệt độ của phản ứng là 3.
A. ở 30oC B. ở 40oC C. ở 50oC D. ở 60oC
Câu 93. Chọn đáp án đúng: Phản ứng thuận nghịch A2 (k) + B2 (k) ⇄ 2AB (k)

Có hệ số nhiệt độ  của phản ứng thuận và phản ứng nghịch lần lượt là 2 và 3. Hỏi khi tăng nhiệt độ
cân bằng dịch chuyển theo chiều nào và từ đó suy ra dấu của Ho của phản ứng thuận.

A. Nghịch, Ho > 0 B. Thuận, Ho < 0 C. Thuận, Ho > 0 D. Nghịch, Ho < 0
Câu 94. Chọn đáp án đúng:
226 222 4
Quá trình phân hủy phóng xạ Radi: 88 Ra→ 86 Ra+ 2 He được xem là phản ứng bậc nhất, đơn giản.
Hãy xác định thời gian để 3g Radi giảm xuống còn 0.375g. Biết thời gian bán phân hủy của Radi là
1260 năm.
A. 3780 năm B. 3915 năm C. 4012 năm D. Đáp án khác
Câu 95. Ở 393 oK, phản ứng kết thúc sau 18 phút, ở 453 oK, phản ứng kết thúc sau 1,5s. Hệ số
nhiệt độ của phản ứng là:
A. ≈ 3 B. ≈ 4 C. ≈ 2 D. ≈ 2,5
Câu 96. Khi giảm bớt nhiệt độ phản ứng xuống 45 o, tốc độ phản ứng giảm 25 lần. Hệ số nhiệt độ
phản ứng là:
A. ≈ 2 B. ≈ 2,5 C. ≈ 3 D. ≈ 4
Câu 97. Hệ số nhiệt độ phản ứng bằng 2. Cho biết ở 0 oC, phản ứng kết thúc sau 1024 ngày, vậy ở
300oC, Phản ứng kết thúc sau bao nhiêu lâu?
A. 0,08s B. 0,2s C. 0,4s D. 0,5s

DUNG DỊCH
Câu 98. Chọn đáp án đúng. Cho phản ứng:

MnO2 + 4HClđặc, nóng  MnCl2 + Cl2 + 2H2O


Đương lượng gam của MnO2 và HCl lần lượt bằng: (cho biết phân tử gam của MnO 2 bằng 87g và
của HCl bằng 36.5g)
A. 43.5g; 36.5g B. 21.75g; 18.25g C. 87g; 35.5g D. 21.75g; 35.5g
Câu 99. Chọn đáp án đúng:
Tính thể tích dung dịch HCl 4M cần thiết để có thể pha thành 1lit dung dịch HCl 0.5M.
A. 0.0125 lit B. 0.125 lit C. 0.875 lit D. 12.5 lit
Câu 100. Chọn phát biểu đúng:
1) Nồng độ dung dịch đồng nhất trong toàn bộ dung dịch được giải thích bằng sự khuyếch tán các
tiểu phân chất tan vào trong dung môi.
2) Bản chất của lực tương tác giữa các tiểu phân chất tan và dung môi là các tương tác vật lý.
3) Trong quá trình tạo thành dung dịch, các quá trình vật lý bao gồm sự phá vỡ mạng tinh thể, sự
khuyếch tan chất tan vào dung môi được gọi chung là sự chuyển pha.
4) Sự tương tác giữa dung môi và các tiểu phân chất tan là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định
sự tạo thành dung dịch.
A. 1, 4 đúng B. 2, 3 đúng C. Tất cả đều đúng D. 1, 3, 4 đúng
Câu 101. Chọn các phát biểu sai:
1) Dung dịch loãng là dung dịch chưa bão hòa vì nồng độ chất tan nhỏ.
2) Dung dịch là một hệ đồng thể.
3) Thành phần của một hợp chất là xác định còn thành phần của dung dịch có thể thay đổi.
4) Dung dịch bão hòa là dung dịch đậm đặc.
A. 1, 3 B. 2, 4 C. 2, 3 D. 1, 4
Câu 102. Chọn phát biểu sai.
A. Nhiệt độ sôi của chất lỏng là nhiệt độ ở đó áp suất hơi bão hòa của nó bằng với áp suất môi
trường.
B. Nhiệt độ đông đặc của dung môi nguyên chất luôn thấp hơn nhiệt độ đông đặc của dung môi
trong dung dịch.
C. Nhiệt độ sôi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi luôn luôn cao hơn nhiệt độ sôi của dung
môi nguyên chất ở cùng điều kiện áp suất ngoài.
D. Ở cùng nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch luôn nhỏ hơn áp suất hơi
bão hòa của dung môi tinh khiết.
Câu 103. Xác định độ tan của NaCl ở 20 oC biết nồng độ molan của NaCl trong dung dịch NaCl
bão hòa ở nhiệt độ này là 5,98 m.
A. 349,83 g/100 ml H2O. B. 17,5 g/100 ml H2O.
C. 34,983 g/100 ml H2O. D. Không thể xác định được.
Câu 104. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch là:
A. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng.
B. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng tại một nhiệt độ bất kỳ.
C. Áp suất hơi trên bề mặt chất lỏng và là một giá trị cố định ứng với mọi giá trị nhiệt độ.
D. Đại lượng đặc trưng cho sự bay hơi của các chất lỏng, không đổi tại nhiệt độ nhất định.
Câu 105. Xác định độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch C 6H12O6 bão hòa ở 20oC, biết độ tan của
C6H12O6 ở nhiệt độ này là 200.0 g. Biết hằng số nghiệm sôi của H2O là 0.51 độ/mol.
A. 0,566oC B. 3,40oC C. 2,7oC D. 5,66oC
Câu 106. Xác định áp suất thẩm thấu của 100 ml dung dịch chứa 2 g C 6H12O6 ở 20oC và thể tích
dung dịch gần như không tăng sau quá trình hòa tan.
A. 2.715 atm B. 0.275 atm C. 2.715 mmHg D. 27.15 mmHg
Câu 107. Xác định khối lượng phân tử của chất A biết khi hòa tan 1 g chất tan này vào 1000 ml
H2O, áp suất thẩm thấu của dung dịch là 0.436 atm.
A. 28 g/mol B. 65 g/mol C. 40 g/mol D. 56 g/mol
Câu 108. Xác định khối lượng phân tử của chất A biết khi hòa tan 1 g chất tan này vào 100 ml
H2O, nhiệt độ sôi của dung dịch tăng lên 0.1275oC, hằng số nghiệm sôi của H2O là 0.51 độ/mol.
A. 20 g/mol B. 56 g/mol C. 40 g/mol D. 74 g/mol
Câu 109. Chọn đáp án đúng:
Trong quá trình sôi của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi, nhiệt độ sôi của dung dịch:
A. Không đổi B. Giảm xuống C. Tăng dần D. Lúc tăng lúc giảm
Câu 110. Trong 200g dung môi chứa A g đường glucose có khối lượng phân tử M; hằng số nghiệm
đông của dung môi là Kđ. Hỏi biểu thức nào đúng đối với Tđ:
A. Tđ = 5kđ.(A/M) B. Tđ = kđ.(A/M) C. Tđ = 1/5kđ.(A/M) D. Tđ = kđ.A
Câu 111. Chọn đáp án đúng. 1 lít dung dịch nước chứa 2g chất tan không điện ly, không bay hơi
có áp suất thẩm thấu  = 0.2 atm ở 25oC. Hãy tính khối lượng mol của chất đó
A. 244 g/mol B. 20.5 g/mol C. 208 g/mol D. 592 g/mol
Câu 112. Hòa tan 100g CuSO4.5H2O vào 400 g dung dịch CuSO 4 4%. Vậy nồng độ % của dung
dịch thu được là:
A. 15% B. 16% C. 17% D. 18%
Câu 113. Trộn 100g dung dịch NaCl 10% với 50g dung dịch NaCl 40%. Vậy nồng độ % của dung
dịch thu được là:
A. 10% B. 15% C. 20% D. 25%
Câu 114. Dung dịch acid sulfuric H2SO4 trung hòa dung dịch NaOH theo phương trình phản ứng:

H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O


Hòa tan 4,9g H2SO4 nguyên chất thành 200 ml dung dịch. Vậy nồng độ đương lượng gam của dung
dịch acid là:
A. 0,4N B. 0,2N C. 0,3N D. 0,5N
Câu 115. Hòa tan 18,0 g glucose trong 200 g nước. Vậy dung dịch có nồng độ molan là:
A. 0,3m B. 0,4m C. 0,5m D. 0,6m
Câu 116. 1 lít dung dịch có hòa tan 10g chất tan không điện li, ở 27 oC, có áp suất thẩm thấu 10,0
mmHg. Khối lượng mol phân tử chất tan xấp xỉ là:
A. 18700 g/mol B. 1870 g/mol C. 187 g/mol D. 18,7 g/mol
Câu 117. Biết hằng số nghiệm sôi của nước là 0,52. Khối lượng đường saccharose C 12H22O11 cần
hòa tan vào 100g nước để tăng nhiệt độ sôi 1oC là:
A. 65,8g B. 55,8g C. 75,8g D. 85,8g
Câu 118. Biết hằng số nghiệm sôi của nước là 0,52. Nhiệt độ sôi của dung dịch đường saccharose
C12H22O11 50% là:
A. ≈ 1,5 oC B. ≈ 101,5 oC C. ≈ 98,5 oC D. ≈ 102,5 oC
Câu 119. Biết hằng số nghiệm đông của nước là 1,86. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch rượu
methylic CH3OH 10% là:
A. 6,46 oC B. -6,46 oC C. 106,46 oC D. 93,54 oC
Câu 120. Chọn đáp án đúng:
Hoà tan 0.585 gam NaCl vào trong nước thành 1 lít dung dịch. Áp suất thẩm thấu của dung dịch
này ở 25oC có giá trị là: (Cho biết M NaCl = 58.5 và R = 0.082 lit.atm/mol.K, NaCl trong dung dịch
được coi như điện ly hoàn toàn)
A. 0.244 atm B. 0.488 atm C. 0.041 atm D. 0.0205 atm
pH - DUNG DỊCH ĐIỆN LY
Câu 121. Chọn phát biểu đúng và đầy đủ nhất. Các chất lưỡng tính theo thuyết proton (thuyết
+ 2− −
bronsted) trong các chất sau: NH 4 , CO 3 , HCO 3 , H 2 O , CH 3 COOH là:
2− − − + −
A. CO 3 , HCO 3 B. HCO3 , H 2 O C. NH 4 , H 2 O D. HCO3 , H 2 O , CH 3 COOH
Câu 122. Chọn phát biểu đúng:
1) Chất chỉ thị màu là những acid hay base yếu mà dạng trung hòa và dạng ion có màu sắc khác
nhau tùy thuộc vào pH của môi trường mà tồn tại ở dạng này hay dạng kia
2) Mỗi chất chỉ thị có một khoảng chuyển màu xác định và gần bằng 2 đơn vị
3) Mỗi chất chỉ thị chỉ dùng trong những khoảng pH xác định và không trộn chung những chất chỉ
thị này với nhau.
A. 1, 2, 3 đúng B. 1, 2 đúng C. 1, 3 đúng D. 2, 3 đúng
Câu 123. Xác định pH của dung dịch sau khi trộn 100 ml KOH 0.01 M, 100 ml CH 3COOH 0.02 M
và 10 ml NaOH 0.015 M, biết
A. 4.75 B. 5.74 C. 6.5 D. 3.2
Câu 124. Chọn phát biểu đúng
1) pH của dung dịch đệm gần như không đổi khi pha thêm một lượng nhỏ acid hay base mạnh.
2) Để tạo thành dung dịch đệm, ta chỉ cần chọn 1 acid và muối của nó và pha trộn với tỷ lệ 1:1
3) Dung dịch NaH2PO4 và Na2HPO4 không phải là dung dịch đệm
4) Cơ chế tác dụng của dung dịch đệm tuân theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Châtelier.
A. 1, 3 4 đúng B. 2, 3 đúng C. 2, 4 đúng D. 1, 4 đúng

ĐIỆN HÓA HỌC


Câu 125. Chọn đáp án đúng:

Trong phản ứng: 3K2MnO4 + 2H2SO4  2KMnO4 + MnO2 + 2K2SO4 + 2H2O


K2MnO4 đóng vai trò:
A. Chất khử B. Chất oxi hóa
C. Chất tự oxi hóa, tự khử D. Chất tạo môi trường.
Câu 126. Chọn nhận xét sai.
pH =1 atm
Cho nguyên tố Ganvanic gồm điện cực hidro tiêu chuẩn (1) và điện cực H 2( 2 , Pt) nhúng
vào trong dung dịch HCl 0.1M (2). Ở nhiệt độ nhất định nguyên tố này có:
A. Sức điện động giảm khi pha loãng dung dịch ở điện cực (2).
B. Thế điện cực của điện cực (2) giảm khi nồng độ của dung dịch HCl giảm.
C. Điện cực (1) làm điện cực dương.
D. Quá trình oxy hóa xảy ra trên điện cực (2).
Câu 127. Chọn đáp án sai.
Cho nguyên tố ganvanic tạo bởi 2 điện cực hydro nhúng vào dung dịch HCl 1M. Điện cực (1) có áp
suất hydro là 0.1atm. Điện cực (2) có áp suất hydro là 1atm. Đối với nguyên tố này có:
1) Quá trình khử xảy ra trên cực (1).
2) Ở mạch ngoài electron chuyển từ điện cực (1) sang điện cực (2).
3) Cực (2) là cưc âm.
4) Sức điện động của pin ở 25oC là 0.059V.
5) Tại điện cực (2) có khí hydro bay lên.
A. 2,5 B. 1,3,5 C. 2,4 D. 1,2,4
Câu 128. Chọn đáp án đúng.
Cho các số liệu sau:
1) Eo (Ca2+/Ca) = - 2.79 V 2) Eo (Zn2+/Zn) = - 0.764 V
3) Eo (Fe2+/Fe) = - 0.437 V 4) Eo (Fe3+/Fe2+) = + 0.771 V
Các chất được sắp xếp theo thứ tự tính oxy hóa tăng dần như sau:
A. Fe3+ < Fe2+ < Zn2+ < Ca2+ B. Ca2+ < Zn2+ < Fe2+ < Fe3+
C. Zn2+ < Fe3+ < Ca2+ < Fe2+ D. Ca2+ < Zn2+ < Fe3+ < Fe2+
Câu 129. Chọn đáp án đúng:
Cho hai pin có ký hiệu và sức điện động tương ứng:

(-)ZnZn2+ ∥ Pb2+Pb(+) E1 = 0.63V

(-)PbPb2+∥ Cu2+Cu(+) E2 = 0.47V

Vậy sức điện động của pin (-)ZnZn2+ ∥ Cu2+Cu(+) sẽ là:


A. –1.1V B. 1.1V C. 1.16V D. –0.16V
Câu 130. Chọn câu đúng:
1) Pin là thiết bị biến hóa năng của phản ứng oxy hóa - khử thành điện năng.
2) Điện phân là quá trình biến điện năng của dòng điện một chiều thành hóa năng.
3) Pin là quá trình biến hóa năng của một phản ứng oxy hóa - khử thành điện năng .
4) Các quá trình xảy ra trong pin và bình điện phân trái ngươc nhau.
A. 2 và 4 B. 1, 2 và 4 C. 1 và 3 D. 2 và 3
Câu 131. Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là:
A. Quá thế phụ thuộc bản chất của chất phóng điện ở điện cực, bản chất và trạng thái bề mặt của
điện cực.
B. Kim loại làm điện cực có thế điện cực càng âm thì càng có tính khử yếu.
C. Sức điện động của pin phụ thuộc vào nồng độ chất oxy hóa và chất khử.
D. Sức điện động của pin phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Câu 132. Chọn đáp án đúng:
Cho Eo (Sn4+/Sn2+) = 0.15 V. Xác định giá trị của tỉ lệ [Sn 4+]/[Sn2+] để thế của điện cực này bằng
0.169 V. Lấy (2.303 RT / F) = 0.059.
A. 2.00 B. 4.41 C. 2.49 D. 3.5
Câu 133. Phát biểu nào dưới đây là sai:
A. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hay vài nguyên tố.
B. Quá trình cho electron được gọi là sự oxi hóa. Quá trình nhận electron được gọi là sự khử.
C. Chất oxi hóa là chất ó chứa nguyên tố cho electron. Chất khử là chất có chứa nguyên tố nhận
electron.
D. Trong phản ứng trao đổi không có sự cho hay nhận electron.
Câu 134. Phát biểu nào dưới đây là đúng:
A. Điện cực là một hệ gồm một thanh dẫn điện tiếp xúc với dung dịch điện li.
B. Anod là điện cực tại đó xảy ra quá trình oxi hóa. Catod là điện cực tại đó xảy ra quá trình khử.
C. Electron từ điện cực dương theo dây dẫn ở mạch ngoài di chuyển đến cực âm.
D. Quá trình điện hóa xảy ra trong pin Daniel hoàn toàn giống phản ứng xảy ra khi nhứng thanh Zn
vào dung dịch CuSO4

HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC NGUYÊN TỐ


Câu 135. Có 2 ion kim loại kiềm đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể là:
A. Li+, Na+ B. Li+, K+ C. K+, Na+ D. Cs+, Na+
Câu 136. Có 2 ion kim loại kiềm thổ đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể là:
A. Ba2+, Ca2+ B. Ca2+, Mg2+ C. Ba2+, Mg2+ D. Sr2+, Mg2+
Câu 137. Trong bệnh nhân Alzeimer, người ta tìm thấy có sự lắng đọng một kim loại trong não.
Khi bệnh nhân đã uống phải nguồn nước chứa hơn 110mg/l kim loại này trong một thời gian thì tần
suất mắc phải của chứng bệnh này tăng 50%. Kim loại bệnh nhân đã nhiễm là:
A. Al B. Fe C. Zn D. Cu
Câu 138. Hemoglobin trong máu gồm ion M2+ liên kết với popyrin và một phân tử protein có tên
globin tạo thành phức chất bát diện, phức này có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và
CO2 từ các mô về phổi. M là kim loại nào?
A. Fe B. Pb C. Co D. Ni
Câu 139. Cho biết biểu hiện khi cơ thể thiếu hụt K+ và những tác hại xảy ra khi đưa K+ vào cơ thể
dưới dạng viên nén:
A. Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim B. Rối loạn nhịp tim, loét thành ruột
C. Loét dạ dày, cao huyết á D. Viêm não, loét dạ dày.
Câu 140. Chất được sử dụng làm chất khử trùng nước sinh hoạt là:
A. Cl2 B. NaClO C. Br2 D. F2
Câu 141. Trong cơ thể con người, A tồn tại chủ yếu trong dịch vị dạ dày, nó đóng vai trò là một
chất xúc tác để giải phóng ra enzyme pepsin có tác dụng phân cắt protein. Vì vậy, chất này có vai
trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta. A là:
A. Acid chlohydric B. Natri chlorua C. Hemoglobin D. Kali chlorua
Câu 142. Cơ thể thiếu ion M2+ sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh, rối loạn chức năng thực bào, làm giảm
tế bào Lympho T hoạt tính, giảm sản sinh IL-2 và tăng tế bào B. Thiếu ion M 2+ có thể gây thiếu
máu, giảm bạch cầu. Khi ion M2+ bị thừa trong cơ thể sẽ rất nguy hiểm do ion M 2+ sẽ chiếm chỗ của
kẽm trong protein và làm biến đổi hoạt tính của protein. M2+ là:
A. Cu2+ B. Fe2+ C. Ca2+ D. Mg2+
Câu 143. Ion M2+ có vai trò kích thích sự phát triển và biệt hóa lympho bào, đẩy mạnh sự xuất tiết
các cytokin (nhất là interleukin 2) để đáp ứng lại các kích thích kháng nguyên. Nếu thiếu ion này,
quá trình tổng hợp DNA và quá trình sao chép trong tế bào bị suy yếu. Thiếu ion này trong thời kỳ
mang thai, gây hiện tượng đứt đoạn quá trình nhân đôi ở các tế bào phôi. M 2+ là:
A. Zn2+ B. Fe2+ C. Mg2+ D. Cu2+
Câu 144. Trong số các kim loại kiềm, hai nguyên tố có mặt nhiều nhất trong cơ thể là:
A. K, Na. B. Li, Na. C. K, Li. D. Li, Rb.
Câu 145. Nhôm và thiếc là những kim loại có đặc tính sinh học đã được biết hiện nay là:
A. Cả hai đều vô hại khi xâm nhập cơ thể.
B. Nhôm gây ngộ độc ở hàm lượng vô cùng nhỏ.
C. Thiếc gây ngộ độc khi ở hàm lượng rất nhỏ.
D. Nhôm chỉ gây bệnh khi tích tụ đủ lượng ở tiểu não.
Câu 146. Chì trong xăng khi chưa sử dụng và qua sử dụng có thể gây ngộ độc cho cơ thể người
qua đường:
A. Hô hấp B. Tiếp xúc C. Ăn uống D. Cả ba đường trên
Câu 147. Cho H2O2 vào vết thương thấy nó bị phân hủy rất nhanh vì:
A. máu có tính kiềm
B. H2O2 phản ứng với NaCl trong máu
C. Trong máu có enzyme catalase phân hủy H2O2
D. H2O2 không bền khi tiếp xúc với da người.
Câu 148. Công thức feroxen hay bicyclopentadienyl có dạng M(C 5H5)2 được dùng là thuốc chữa
bệnh thiếu máu. Kim loại M trong công thức trên là:
A. Fe B. Co C. Ni D. Cu
Câu 149. Để tăng khả năng hấp thu ion Ca2+ của cơ thể, ta nên bổ sung ion:
A. Fe2+ B. Mg2+ C. K+ D. Na+
Câu 150. Uống vitamin D3 giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu ion M2+ và phospho ở ruột. M2+ là:
A. Fe2+ B. Mg2+ C. K+ D. Ca2+

You might also like