You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

BẮC GIANG NĂM HỌC 2010 - 2011


MÔN THI: VẬT LÝ
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 150 phút)
Ngày thi: 24/07/2010

Câu 1 (4 điểm). Từ hai bến A và B cách nhau s = 32km dọc theo dòng sông có hai canô cùng xuất phát đi đến gặp
nhau để chuyển bưu kiện từ canô nọ sang canô kia trong khoảng thời gian rất ngắn rồi lập tức quay trở về bến cũ.
Biết tốc độ của hai canô so với nước yên lặng đều bằng v 1 và tốc độ dòng nước so với bờ là v 2 thì khi trở về đến bến
cũ, thời gian đi hết của hai canô hơn kém nhau là 2 giờ. Nếu tốc độ của hai canô so với nước tăng lên gấp 3 lần thì
khi trở về tới bến, thời gian đi hết của hai canô chênh lệch nhau là 12 phút. Biết nước chảy xuôi từ A đến B.
1. Hỏi địa điểm gặp nhau của hai canô để trao đổi bưu kiện gần A hay gần B hơn?
2. Tìm v1 và v2.
Câu 2 (3 điểm). Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm khối lượng m 1 = 210g chứa nước có khối lượng m2 = 600g ở
nhiệt độ t1 = 250C.
1. Đổ thêm vào bình một khối lượng nước m ở nhiệt độ t 2 = 500C thì khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước
trong bình là t = 400C. Tìm m.
2. Sau đó thả vào bình một khối nước đá có khối lượng m 3 ở nhiệt độ t3 = - 80C. Khi cân bằng nhiệt thì thấy
còn 25% khối lượng nước đá chưa bị tan. Tìm m3.
Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là C 1 = 880J/KgK, của nước là C2 = 4200J/KgK, của nước đá là
C3 = 1800J/KgK; nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 340000J/Kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
Câu 3 (5 điểm). Cho mạch điện AB (xem Hình 1) được nối vào nguồn
A B
điện một chiều có hiệu điện thế không đổi là U = 16V, điện trở R o = 4 , U
đèn Đ có ghi 12V - 6W, R x là biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế và các + -
dây nối. A Rx
1. Điều chỉnh biến trở để Rx = 12 . Hãy tìm số chỉ của ampe kế? Ro
Khi đó đèn sáng thế nào? M Đ N
2. Tìm giá trị của Rx để đèn sáng bình thường.
3. Điều chỉnh biến trở để công suất tiêu thụ trên đoạn mạch MN cực đại. Hình 1
a) Tính Rx và công suất cực đại đó.
b) Tính công suất tiêu thụ của đèn.
Câu 4 (4 điểm). Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của thấu kính hội tụ có quang
tâm O, tiêu điểm chính là F và F'. Gọi = OF = OF' là tiêu cự của thấu kính; khoảng cách từ vật AB, ảnh A'B' đến
thấu kính lần lượt là d = OA, d' = OA'.

1. Chứng minh rằng với ảnh thật, ta luôn có: và .

2. Vật AB và màn cố định, cách nhau một khoảng L không đổi. Dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính
trong khoảng giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí của thấu kính mà vật AB cho ảnh rõ nét trên màn, khoảng cách
giữa hai vị trí này là .
a) Tìm tiêu cự theo L và .
b) Từ kết quả trên, hãy đưa ra phương pháp để đo tiêu cự .
c) Biết với L = 100cm thì có hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn, ảnh này cao gấp 16
lần ảnh kia. Tìm khoảng cách từ vật đến thấu kính.
Câu 5 (4 điểm). Một thanh AB đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P và độ dài , nằm trên mặt phẳng ngang.
Đầu B của thanh nằm sát vạch ranh giới giữa hai miền (1) và (2), (hai miền này làm bằng các chất liệu khác nhau,
miền (2) đủ dài: xem Hình 2). Tác dụng lên thanh AB một lực F theo phương ngang để thanh chuyển động thẳng
đều. Biết lực ma sát tác dụng lên thanh tỉ lệ với phần trọng lượng của thanh nằm trong các miền (1) và (2), trong đó
hệ số tỉ lệ lần lượt là k1, k2 và k2 > k1.
1. Gọi x là quãng đường mà đầu B đi được trong miền (2). Lập biểu thức lực

F
kéo F phụ thuộc vào x trong các trường hợp sau:
a) 0 x . b) x . A (miền 1) B (miền 2)
2. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực F vào x khi đầu B đi được đoạn là . Hình 2
3. Tính công của lực F để kéo thanh đi được quãng đường .
----------------------- Hết -------------------------
Họ và tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh:...............................................
Giám thị số 1:..............................................................Giám thị số 2:..............................................................

Trang 2/2

You might also like