You are on page 1of 8

DẠNG BÀI SO SÁNH, LIÊN HỆ

Lưu ý:
- Dạng so sánh (hay ra trong đề thường của
NK)
- Dạng liên hệ (đề thường của Sở hay ra)
+ Liên hệ: tác phẩm cùng chủ đề (năm ngoái
của Sở)
+ Liên hệ thực tế cuộc sống (năm nay dễ ra)
Đề 1: Em hãy so sánh/phân tích/cảm nhận hình ảnh
người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ
về tiểu đội xe không kính”. Từ đó, thấy được vẻ đẹp
riêng của hình ảnh người lính trong mỗi bài thơ. (so
sánh)
Đề 2: Em hãy phân tích hình ảnh người lính trong
bài thơ “Đồng chí”. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm
cùng nói về hình ảnh người lính mà em đã được học
hoặc đọc. (liên hệ)/ Năm nay không giới hạn tp mà
chỉ đưa chủ đề.
Liên hệ có 2 dạng
- Liên hệ với tác phẩm cùng chủ đề (đề năm ngoái)
- Liên hệ với thực tế cuộc sống (tấm gương trong
cuộc sống)
- Liên hệ bản thân em (tác động đến em như thế
nào?)
1. DẠNG BÀI SO SÁNH (hay ra đề NK thường,
đề chuyên tỉnh)
I. Mở bài:
+ Giới thiệu chủ đề: hình ảnh người lính
+ Giới thiệu 2 tác phẩm (tên tp, tên tác giả)
+ Trích thơ (không quan trọng)
II. Thân bài (2 cách làm)
- Cách 1: (Khuyến khích làm)
Bước 1: + Giới thiệu (Tổng: HCST, xuất xứ,
nhan đề) và phân tích bài thơ thứ 1 theo đề
cương -> 1 phần
Bước 2: + Giới thiệu và phân tích bài thơ thứ 2
(Lưu ý chọn tp ra đời trước để phân tích trước) -
> 1 phần
Bước 3: Lưu ý từ bài phân tích 1 sang bài phân
tích 2 phải có chuyển ý
Bước 4: + So sánh 2 bài (làm thành 1 đoạn
riêng)
 Giống nhau: chủ đề, nội dung chính, tinh
thần của thời đại – hoàn cảnh lớn của dân
tộc -> trong chiến tranh (yêu nước, ý chí
đánh giặc), cảm hứng sáng tác (viết về chính
mình và đồng đội của mình trong thời kháng
chiến), nghệ thuật chính (xây dựng hình
tượng nghệ thuật: người lính – nét phác họa
rất đơn sơ, gần gũi, từ ngữ giản dị).
 Khác nhau: hoàn cảnh lớn (chống
Pháp/chống Mĩ/sau 1975); hoàn cảnh nhỏ;
phong cách sáng tác (cái riêng của mỗi nhà
thơ); cách nhìn cuộc sống (hay có trong văn
xuôi), ngôi kể thứ nhất hay thứ ba -> cái
nhìn “toàn tri” hay “hạn tri” (trong văn
xuôi), những yếu tố bên trong (tình huống
truyện, nhân vật, biện pháp nghệ thuật (thơ),
chi tiết tiêu biểu.
 Vị trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn
học Việt Nam: mỗi một nhà văn, nhà thơ
đều có một nét riêng, độc đáo. Họ để lại dấu
ấn gì trong nền vh VN? Cùng một đề tài,
chủ đề nhưng mỗi tác giả lại có cách thể
hiện riêng, chỗ đứng riêng, không lặp lại.
Bước 5: Hợp + Đánh giá ND, NT của cả 2 bài
thơ (ngắn gọn)
- Cách 2: (Khó)
+ Giống nhau: Xác lập luôn các luận điểm
VD:
LĐ 1: Chủ đề: cả 2 bài thơ đều ca ngợi hình ảnh
người lính yêu nước, hết lòng hi sinh và có tinh
thần trách nhiệm với đất nước
LĐ 2: Chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, gian
khổ -> vượt qua bằng niềm tin chiến thắng, tình
đồng đội
+ Khác nhau
LĐ 1: Phong cách sáng tác -> nghệ thuật xây
dựng hình tượng…
LĐ 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người
lính
+ Đánh giá ND, NT
III. KẾT BÀI
- Khẳng định giá trị của cả 2 tác phẩm
- Cảm nghĩ của bản thân
2. DẠNG BÀI LIÊN HỆ (hay ra đề thường của
Sở) – liên hệ bắt buộc để lấy điểm
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm chính (Đồng chí),
giới thiệu hình ảnh người lính
II. THÂN BÀI
- Tổng: HCST, Xuất xứ, Nhan đề, Tóm tắt
(truyện)
- Phân: phân tích tác phẩm chính (Đồng chí)
- Liên hệ: (tầm 1 điểm)
Dạng 1: Liên hệ với thực tế cuộc sống: kể ra
một tấm gương trong đời sống -> chỉ ra điểm
tương đồng, khác biệt giữa nhân vật trong tp và
nhân vật em tìm được trong cuộc sống. ->
Khẳng định, ngợi ca cả hai -> Rút ra bài học cho
bản thân (có thể đưa xuống KB)
Dạng 2: Liên hệ cùng chủ đề: chọn 1 tp cùng
chủ đề để liên hệ, phân tích (chỉ chọn lọc để
phân tích những đoạn, câu thơ có điểm tương
đồng với bài chính)
+ So sánh 2 bài (làm thành 1 đoạn riêng)
 Giống nhau: chủ đề, nội dung chính, tinh
thần của thời đại – hoàn cảnh lớn của dân
tộc -> trong chiến tranh (yêu nước, ý chí
đánh giặc), cảm hứng sáng tác (viết về chính
mình và đồng đội của mình trong thời kháng
chiến), nghệ thuật chính (xây dựng hình
tượng nghệ thuật: người lính – nét phác họa
rất đơn sơ, gần gũi, từ ngữ giản dị).
 Khác nhau: hoàn cảnh (chống Pháp/chống
Mĩ/sau giải phóng); hoàn cảnh nhỏ; phong
cách sáng tác (cái riêng của mỗi nhà thơ);
cách nhìn cuộc sống (hay có trong văn
xuôi), ngôi kể thứ nhất hay thứ ba (trong văn
xuôi), những yếu tố bên trong (tình huống
truyện, nhân vật, biện pháp nghệ thuật (thơ),
chi tiết tiêu biểu.
 Vị trí của tác giả, tác phẩm trong nền văn
học Việt Nam: mỗi một nhà văn, nhà thơ
đều có một nét riêng, độc đáo. Họ để lại dấu
ấn gì trong nền vh VN? Cùng một đề tài,
chủ đề nhưng mỗi tác giả lại có cách thể
hiện riêng, chỗ đứng riêng, không lặp lại.
+ Đánh giá ND, NT của tác phẩm chính
Dạng 3: Liên hệ bản thân (0,75 – 1 điểm)
- Rút ra bài học, triết lí của bài
- Bản thân mình suy nghĩ, định hướng hành động
cụ thể gì?
III. Kết bài
- Kết lại ý chính
- Cảm nghĩ về bài thơ chính
- Rút ra bài học

Câu NLVH 4 điểm

- Diễn đạt, bố cục, sáng tạo, lỗi chính tả: 1 điểm


- Phân tích: 1,5đ
- MB, KB: 0,5
- Liên hệ: 1 đ

VD: Không học bài 0,75 + 1 + 0,5 + 0,75 2,5/4


Học chăm, không biết cách làm 0,75 + 1,25
+ 0,5 + 0,25 2,75/4
Lưu ý: có 1 thao tác là liên hệ, so sánh không bắt
buộc nhưng cũng nên làm để lấy điểm sáng tạo -
> chỉ cần dẫn ra câu thơ cùng chủ đề với bài thơ
mình phân tích -> quay lại phân tích tp mình
đang làm (giúp cho HS có được cảm tình với
giám khảo và 0,25đ sáng tạo). HS cũng có thể
dẫn vào lời nhận định của một nhà phê bình, của
chính tác giả để liên hệ.

You might also like