You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
------------------oOo----------------

Bài tiểu luận môn Kinh tế vi mô


Chủ đề 1: Tin Tốt trong Nông nghiệp là tin không vui Cho Nông dân Việt Nam

Lớp: FNC05
Giảng viên: THS. Nguyễn Hữu Lộc
Sinh viên thực hiện: Lê Đình Thống – Mã số sinh viên: 31211025596
Khóa/ Hệ: K48/ Đại học chính quy

1
Mục Lục
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2020-2021:............... 3
PHẦN II: KHOAI LANG VĨNH LONG, MỘT TRONG NHỮNG NÔNG SẢN ĐÁNG CHÚ Ý
TẠI VIỆT NAM:.................................................................................................................................3
I. SỰ THAY ĐỔI VỀ GIÁ CẢ:.........................................................................................................3
II. NGUYÊN NHÂN LÀM GIÁ BẤT ỔN:.......................................................................................3
PHẦN III: KHUYẾN NGHỊ VỀ PHÍA CUNG, NHẰM TẮNG LỢI NHUẬN CHO NÔNG DÂN
TRỒNG KHOAI VĨNH LONG TRONG DÀI HẠN.......................................................................6
I. CHỦ ĐỘNG TÌM NGUỒN TIÊU THỤ CHO KHOAI LANG..................................................6
II. TÌM HƯỚNG ĐI LÂU DÀI:........................................................................................................6
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN................................................................7
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................7

2
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2020-2021:
Năm 2020-2021, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, việc xuất nhập khẩu bị trì trệ, giá nguyên vật liệu đầu
vào dùng cho sản xuất nông, lâm, thủy sản gia tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản vẫn duy trì tính ổn định. Do đó nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng của nền kinh tế
trong lúc khó khăn và đảm bảo về nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là căn cứ
quan trọng để giữ vững trật tự xã hội
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng GTSX của khu vực NLTS năm 2021
so với 2020 ước tính tăng 2,86%, trong đó lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,18%, lâm nghiệp tăng 3,88%,
thủy sản tăng 1,73%

PHẦN II: KHOAI LANG VĨNH LONG, MỘT TRONG NHỮNG NÔNG SẢN ĐÁNG CHÚ Ý
TẠI VIỆT NAM:
I. Sự thay đổi về giá cả:
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường xuất nhập khẩu khoai lang Vĩnh Phúc gặp khó khăn lớn, dẫn
đến giá khoai giảm
Ở huyện Bình Tân, giá bán khoai lang tím Nhật lao dốc còn 90.000 đồng/tạ (60kg), giảm còn 110.000
đồng/tạ so với tuần trước và giảm gần 150.000 đồng/tạ so với cuối tháng 4/2021. Không chỉ có ở khoai
lang tím mà các sản phẩm khác như khoai sữa còn 280.000 đồng/tạ, khoai trắng giấy còn 230.000
đồng/tạ và khoai lang bí đường xanh là 330.000 đồng/tạ, giảm 20.000 đồng/tạ so tuần trước và giảm từ
150.000-180.000 đồng/tạ so với hồi cuối tháng 4
Hiện tại, khoai lang tím Nhật chủ yếu tiêu thụ trong nước. Mặt khác, do ở Trung Quốc đang vào mùa thu
hoạch khoai lang nên xuất khẩu khoai lang sang thị trường này bị dư thừa, làm giá khoai lao dốc.
Đông xuân 2020-2021, nông dân Vĩnh Long xuống giống 3.670 ha, tập trung ở huyện Bình Tân. Hiện
đang vào đợt thu hoạch rộ, do giá cả xuống thấp nên nhiều diện tích phải neo lại trên đồng.
II. Nguyên nhân làm giá bất ổn:
1. Cung - cầu hàng hóa:
a. Cung.
Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn
nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là sự tách rời giá cả với gia trị
của hàng hóa đó. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng
hóa khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.

3
Lượng cầu của khoai lang Vĩnh Long tăng khi giá của nó giảm và ngược lại
Do thị trường thu hẹp vì dịch bệnh nên cầu giảm
P
D2 D1

Cầu giảm

0 2021 2020
Q

Hình 1: Sự dịch chuyển đường cầu về mặt hàng khoai lang

Các yếu tố tác động đến cầu:


- Thu nhập người tiêu dùng;
- Giá cả của các hàng hóa liên quan;
- Thị hiếu;
- Kỳ vọng:
- Số lượng người mua;
Nguyên nhân chủ yếu làm giá khoai giảm là do Trung Quốc ngừng nhập khẩu do Covid 19 làm cầu
giảm
Từ khi xuất hiện dịch bệnh lượng nhập khẩu giảm đáng kể

Hình 2: Nguồn VNBUSINES

4
b. Cung:
Cung (S): là số lượng khoai lang mà người nông dân cần bán với các mức giá khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định, các yếu tố tác động không đổi.
Lượng cung (QS): là lượng khoai lang cụ thể mà người nông dân muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá
đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Luật cung: Số lượng khoai lang được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng
lên và ngược lại (các yếu tố khác không đổi).
Giá cả tăng thì lượng cung tăng: P => QS
Giá cả giảm thì lượng cung giảm: P =>QS
Trong năm 2020-2021: do áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, tập trung cải tạo cơ cấu giống, kiểm
soát, nâng tỉ lệ sử dụng các giống mới, chất lượng cao nên lượng cung khoai lang suất khẩu trở nên rộng
hơn với quy mô lớn
P S1 S2

Cung tăng

2020 2021 Q
0
Hình 3: Sự dịch chuyển đường cung

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung:


- Giá đầu vào;
- Công nghệ;
- Số lượng người bán;
- Kỳ vọng
2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng

5
P D1,S1- 2020
D1 S1
D2 D2,S2- 2021
S2
E1
P1

P2 E2

0 Q1 Q2 Q

Hình 4: sự thay đổi về sản lượng về giá cân bằng


Thị trường khoai lang năm 2021 gặp nhiều khó khăn. Do nông dân tại tỉnh Vĩnh Long đang thu hoạch
nên cung về khoai tăng dẫn đến giá khoai dự kiến tăng. Tuy nhiên, cầu về khoai cũng giảm mạnh, do
một số doanh nghiệp xuất khẩu bị hủy đơn hàng, đóng cửa do đại dịch. Trường hợp này cho thấy cung
tăng, cầu giảm sẽ làm cho giá của khoai lang Vĩnh Long giảm mạnh ở mức thấp sau tháng 4/2021 gây
nên tình trạng rớt giá.

PHẦN III: KHUYẾN NGHỊ VỀ PHÍA CUNG, NHẰM TẮNG LỢI NHUẬN CHO NÔNG DÂN
TRỒNG KHOAI VĨNH LONG TRONG DÀI HẠN
I. Chủ động tìm nguồn tiêu thụ cho khoai lang:
Để góp phần giải quyết đầu ra cho khoai lang của nông dân Tỉnh Đoàn Vĩnh Long cần phối hợp với các
xã Tân Hưng và Thành Trung, huyện Bình Tân để tiêu thụ khoai lang đang tới mùa thu hoạch của người
nông dân. Trong khả năng, các cấp bộ đoàn sẽ vừa trực tiếp thu mua, làm cầu nối để các doanh nghiệp,
cá nhân đến tiêu thụ khoai lang, giúp người nông dân thu lại một phần vốn, chi trả vật tư, tái sản xuất.
II. Tìm hướng đi lâu dài:
Nông dân cần khẩn trương liên hệ với các doanh nghiệp mua bán khoai lang, các hợp tác xã tại Vĩnh
Long thành lập các điểm cung cấp khoai lang cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thu mua; kêu gọi các
ngành, đoàn thể huyện làm đầu mối trung gian để giới thiệu, kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân tham gia
thu mua hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của người dân.

6
Đưa ra các biện pháp mạnh hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương. Đồng thời, huyện
phối hợp với ngành chuyên môn hướng dẫn nông dân đẩy mạnh sản xuất theo hướng sạch, trồng hữu cơ,
tìm cách để dưa khoai lang xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường khác chứ không chỉ phụ thuộc vào
con đường xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay…
Kêu gọi hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến, sử
dụng khoai thông qua các hợp đồng liên kết để ổn định sản xuất, giá cả; nên thu hút các doanh nghiệp
chế biến để đa dạng các sản phẩm đầu ra từ khoai lang nói chung, khoai lang tím Nhật nói riêng.
Đồng thời, giải pháp cấp bách và lâu dài là đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu như rau củ tươi, tinh bột
khoai, khoai lang sấy, những loại bánh, sữa làm từ khoai lang..., mở rộng thị trường tiêu thụ khoai lang
sang Trung Quốc, Nhật Bản và các thị trường khác.
Đặc biệt, nông nghiệp Vĩnh Long cần phối hợp với chính quyền, nhà nước để thường xuyên theo dõi
tiến độ sản xuất, cập nhật thông tin liên tục về giá cả thị trường để có thông báo người dân điều chỉnh kế
hoạch sản xuất phù hợp, tránh để hàng hóa nông sản bị tồn kho gây ra hiện trạng rớt giá như năm 2021.

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN


Từ sự kiện khoai lang Vĩnh Long rớt giá, nông dân Việt Nam rút ra bài học đáng giá:
Cần xem xét kỹ lưỡng rủi ro tài chính, tính toán hiệu quả tài chính chi tiết.
Cần cải thiện và nâng cao các nhà máy chế biến để tạo sản phẩm sạch, chất lượng để tránh rơi vào tình
trạng ép giá. Đồng thời phải theo dõi thị trường thường xuyên để nông dân có thể chủ động kiểm soát
giá cũng như nguồn đầu ra, đặt biệt là thị trường Trung Quốc
Từ đây các start-up cần hiểu muốn thành công phải nắm rõ thị trường. Đặt mục tiêu hàng đầu cho việc
hoàn thiện chất lượng sản phẩm, kiểm soát tối thiểu hóa chi phí đầu vào, lựa chọn nguồn cung phù hợp
với tình hình hiện tại, có chiến lược cạnh tranh hiệu quả và phải có một tầm nhìn xa hiệu quả

PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Con số sự kiện (15/02/2022), Nông nghiệp Việt Nam năm 2021 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định.
Truy cập ngày 06/12/2022 From: https://consosukien.vn/nong-nghiep-viet-nam-nam-2021-tiep-tuc-
duy-tri-da-tang-truong-on-dinh.htm
2. Lê Thúy Hằng (30/05/2021), Tìm hướng đi lâu dài cho khoai lang tím Vĩnh Long. Truy cập ngày
06/12/2022 From: https://baotintuc.vn/kinh-te/tim-huong-di-lau-dai-cho-khoai-lang-tim-vinh-long-
20210530105514152.htm

7
3. Cổng thông tin điện tử ỦY BAN DÂN TỘC (PM 04/06/2021). Thông tin thị trường giá cả số
23/2021. Truy cập ngày 06/12/2022 from: http://www.cema.gov.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/thong-tin-
thi-truong-gia-ca/thong-tin-thi-truong-gia-ca-so-23-2021.htm

You might also like