You are on page 1of 3

Tây Tiến bài thơ được viết trong giai đoạn nước nhà căng mình để chiến đấu

chống thực dân Pháp. Bài thơ giúp người đọc cảm nhận được tình đồng đội
trong thời chiến, nhớ binh đoàn hùng mạnh Tây Tiến đặc biệt là trong đoạn
đầu tiên. Nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Nhớ về con sông Mã thân thương, rừng núi bạt ngàn. Tình cảm nhớ nhung ở
đây khó có thể diễn đạt, lâng lâng đó là nỗi nhớ “chơi vơi”, hai từ nhớ liên tiếp
lặp lại thể hiện cảm xúc trong đoạn đầu tiên đó là sự hoài niệm, cảm xúc nhớ
thương da diết với con sông Mã và thiên nhiên miền Tây.
Tiếp tục trong 2 câu thơ tiếp theo là các địa danh binh đoàn từng ghé thăm đó
là Sài Khao, Mường Lát. Những chiến sĩ phải vượt qua muôn vàn khó khăn
hiểm trở trên đường hành quân, những địa danh nghe xa lạ như nói lên sự
hiểm trở, khó nhọc, đi đến nơi cũng là khi “đoàn quân mỏi”, sự mệt nhọc
nhưng vẫn phải hành quân trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết “sương
lấp”. Đâu đó có những hình ảnh hoa trong đêm nói lên sự lãng mạn của
những người lính.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Hành trình của những người lính chẳng khác gì chuyến đi sinh tử, với địa
hình vô cùng khắc nghiệt. Những dốc lên như dựng đứng, còn dốc xuống heo
hút tựa như vực thẳm, chỉ những sai sót có thể trả giá bằng tính mạng. Khó
khăn thử thách là như thế nhưng người lính luôn quyết tâm, hình ảnh “súng
ngửi trời” thể hiện đầy sự lãng mạn, yêu đời của những binh đoàn Tây Tiến.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Trong những cuộc hành quân đó tác giả đã chứng kiến nhiều người kiệt sức
đến nỗi “không bước nữa”, thực tế khắc nghiệt của chiến tranh đã có rất
nhiều các chiến sĩ mãi mãi nằm lại trên con đường hành quân, hành trang
của họ vẫn còn đó là “súng”, “mũ”, các chiến sĩ nằm lại nhưng vẫn bi tráng và
trong tư thế người chiến sĩ. Tác giả nhớ về họ như những người anh hùng và
không quên cảm phục tinh thần của những người lính cụ Hồ, cuộc đời dành
cả tuổi thanh xuân tươi đẹp để cống hiến cho độc lập của đất nước, dân tộc.
Trong hai câu thơ cuối của đoạn 1 tác giả thể hiện cảm xúc tình cảm dạt dào
với địa danh nổi tiếng Mai Châu:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Dừng quân nghỉ ngơi sau quãng đường hành quân mệt mỏi, khó nhọc.
Những chiến sĩ Tây Tiến và bà con Tây Bắc như trở thành một nhà, quây
quần cùng nhau bên nồi cơm đang lên khói. "Nhớ ôi" là từ cảm thán thể hiện
nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt. Những hình ảnh cơm lên khói, thơm nếp xôi là
những hương vị đặc biệt của Tây Bắc thể hiện tình cảm khăng khít, thủy
chung với đồng bào nơi đây đối với cách mạng. Chắc chắn những kỉ niệm
trên sẽ không thể phai nhòa trong tâm trí những người chiến sĩ Tây Tiến.
Đoạn 1 chỉ vỏn vẹn 14 câu nhưng đã giúp người đọc hiểu hơn thiên nhiên và
con người Tây Bắc, trên nền thiên nhiên những người lính Tây Tiến hiện lên
thật oai hùng, bi tráng. Đồng thời thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên và con
người Tây Bắc đó cũng chính là tấm lòng yêu đất nước của tác giả.

Tây Tiến bài thơ được viết trong giai đoạn nước nhà căng mình để chiến đấu
chống thực dân Pháp. Bài thơ giúp người đọc cảm nhận được tình đồng đội
trong thời chiến, nhớ binh đoàn hùng mạnh Tây Tiến đặc biệt là trong đoạn
đầu tiên. Nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Nhớ về con sông Mã thân thương, rừng núi bạt ngàn. Tình cảm nhớ nhung ở
đây khó có thể diễn đạt, lâng lâng đó là nỗi nhớ “chơi vơi”, hai từ nhớ liên tiếp
lặp lại thể hiện cảm xúc trong đoạn đầu tiên đó là sự hoài niệm, cảm xúc nhớ
thương da diết với con sông Mã và thiên nhiên miền Tây.
Tiếp tục trong 2 câu thơ tiếp theo là các địa danh binh đoàn từng ghé thăm đó
là Sài Khao, Mường Lát. Những chiến sĩ phải vượt qua muôn vàn khó khăn
hiểm trở trên đường hành quân, những địa danh nghe xa lạ như nói lên sự
hiểm trở, khó nhọc, đi đến nơi cũng là khi “đoàn quân mỏi”, sự mệt nhọc
nhưng vẫn phải hành quân trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết “sương
lấp”. Đâu đó có những hình ảnh hoa trong đêm nói lên sự lãng mạn của
những người lính.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Hành trình của những người lính chẳng khác gì chuyến đi sinh tử, với địa
hình vô cùng khắc nghiệt. Những dốc lên như dựng đứng, còn dốc xuống heo
hút tựa như vực thẳm, chỉ những sai sót có thể trả giá bằng tính mạng. Khó
khăn thử thách là như thế nhưng người lính luôn quyết tâm, hình ảnh “súng
ngửi trời” thể hiện đầy sự lãng mạn, yêu đời của những binh đoàn Tây Tiến.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Trong những cuộc hành quân đó tác giả đã chứng kiến nhiều người kiệt sức
đến nỗi “không bước nữa”, thực tế khắc nghiệt của chiến tranh đã có rất
nhiều các chiến sĩ mãi mãi nằm lại trên con đường hành quân, hành trang
của họ vẫn còn đó là “súng”, “mũ”, các chiến sĩ nằm lại nhưng vẫn bi tráng và
trong tư thế người chiến sĩ. Tác giả nhớ về họ như những người anh hùng và
không quên cảm phục tinh thần của những người lính cụ Hồ, cuộc đời dành
cả tuổi thanh xuân tươi đẹp để cống hiến cho độc lập của đất nước, dân tộc.
Trong hai câu thơ cuối của đoạn 1 tác giả thể hiện cảm xúc tình cảm dạt dào
với địa danh nổi tiếng Mai Châu:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Dừng quân nghỉ ngơi sau quãng đường hành quân mệt mỏi, khó nhọc.
Những chiến sĩ Tây Tiến và bà con Tây Bắc như trở thành một nhà, quây
quần cùng nhau bên nồi cơm đang lên khói. "Nhớ ôi" là từ cảm thán thể hiện
nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt. Những hình ảnh cơm lên khói, thơm nếp xôi là
những hương vị đặc biệt của Tây Bắc thể hiện tình cảm khăng khít, thủy
chung với đồng bào nơi đây đối với cách mạng. Chắc chắn những kỉ niệm
trên sẽ không thể phai nhòa trong tâm trí những người chiến sĩ Tây Tiến.
Đoạn 1 chỉ vỏn vẹn 14 câu nhưng đã giúp người đọc hiểu hơn thiên nhiên và
con người Tây Bắc, trên nền thiên nhiên những người lính Tây Tiến hiện lên
thật oai hùng, bi tráng. Đồng thời thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên và con
người Tây Bắc đó cũng chính là tấm lòng yêu đất nước của tác giả.

You might also like