You are on page 1of 19

Tiết 26 - 27

Qua Đèo Ngang


- Bà Huyện Thanh Quan-
I
Tìm hiểu chung
1. Tác giả

❖ Tên thật: Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX


❖ Quê quán: Nghi Tàm (nay thuộc Tây Hồ, Hà
Nội)
❖ Cuộc đời:
- Lấy chồng là tri huyện Thanh Quan (nay thuộc
Thái Bình) nên được gọi là bà huyện Thanh Quan
- Giữ chức Trung cung giáo tập, chuyên dạy lễ
nghi, văn chương cho công chúa, phi tần.
❖ Sự nghiệp: để lại 6 bài thơ Nôm Đường luật
Hình ảnh minh họa
Bà Huyện Thanh Quan
❖Phong cách sáng tác: Bác học, hoài cổ
a . Đ ọ c : Giọng nhẹ nhàng, chậm, đượm
chút man mác buồn.

2 . Tá c
phẩm
b . G i ả i t h í c h t ừ kh ó :
CHIM CUỐC

CHIM ĐA ĐA
c. Hoàn cảnh ra đời:
Thế kỉ XIX, khi bà Huyện
Thanh Quan lần đầu xa nhà, xa
quê, vào kinh đô Huế nhận
chức “cung trung giáo tập”
2 . Tá c
phẩm d. Thể loại:
Thất ngôn bát cú Đường luật
Đặc điểm thể thơ
thất ngôn bát cú Đường luật
Số câu: 8
-
Số tiếng trong câu: 7
-
Gieo vần chân các câu: 1, 2, 4, 6, 8
-
Niêm luật chặt chẽ (B – T)
-
2 . Tá c Luật bằng – trắc: chữ thứ 2 ở câu thơ thứ nhất
-
phẩm + Thanh bằng → luật bằng
+ Thanh trắc → luật trắc
- Ngắt nhịp: 4/3
- Phép đối: câu 3 – 4; câu 5 – 6
- Bố cục: 4 phần (đề - thực – luận – kết)
➔ Không theo đúng những điều trên bị coi là thất luật.
QUA ĐÈO NGANG

Bước tới Đèo Ngang, /bóng xế tà,


T T B B T T B
Cỏ cây chen đá, /lá chen hoa.
T B B T T B B
Lom khom /dưới núi, /tiều vài chú,
Đối B B T T B B
Lác đác /bên sông, /chợ mấy nhà.
T T B B T T B
Nhớ nước /đau lòng, /con quốc quốc,
Đối T T B B B T T
Thương nhà /mỏi miệng, /cái gia gia.
B B T T T B B
Dừng chân đứng lại, /trời, non, nước,
B B T T B B T
Một mảnh tình riêng, /ta với ta.
B T B B B TB
- Bà Huyện Thanh Quan -

1 Phần đề (1,2): Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang

Bố 2 Phần thực (3,4): Cuộc sống con người ở Đèo Ngang

cục 3 Phần luận (5,6): Tâm trạng của tác giả

4 Phần kết (7,9): Nỗi cô đơn đến tột cùng của nhà thơ
II
Đọc hiểu văn bản
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Không gian: Đèo Ngang


- Thời gian: Bóng xế tà (xế chiều)
- Cảnh vật: Cỏ, cây, đá, lá, hoa…
- Điệp ngữ: chen
Nghệ thuật: - Liệt kê
- Bút pháp tả thực

Nội dung: - Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, cây cối rậm rạp, um tùm
- Cảnh sắc thiên nhiên gợi buồn, cô đơn, trống trải
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

* Từ láy: * Đảo ngữ + phép đối


- Lom khom, lác đác - Từ láy lom khom, lác đác được
=> Sự vật thưa thớt, nhỏ bé đưa lên đầu câu.
* Lượng từ: => Tạo ấn tượng về không gian
- Vài, mấy (cao rộng ><thưa thớt, nhỏ bé)
=> Tô đậm vẻ heo hút, quạnh - Phép đối cân chỉnh trở thành
vắng của đèo Ngang mẫu mực, cổ điển (đối ý, thanh,
từ loại, cấu trúc)
- Ngòi bút tài hoa đến độ mẫu mực
- Gợi không gian rộng lớn, có dấu hiệu của sự sống nhưng còn thưa thớt,
vắng vẻ
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Phép đối: Nhớ nước – thương nhà
Đau lòng – mỏi miệng
quốc quốc – gia gia

Đảo ngữ: Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,


V C
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
V C
Chơi chữ: quốc quốc (cuốc) , gia gia (đa đa)
- Cái gia gia: chim đa đa (Trong câu hiểu với
nghĩa gia: nhà)

 Tâm trạng nhớ nước, thương nhà.


 Nỗi niềm hoài cổ khi triều Lê suy vong
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Liệt kê: Trời, non, nước: Không gian mênh mông.


Đối lập
Điệp ngữ: ta với ta: Nỗi buồn cô độc, lẻ loi

Đối diện với chính mình.

Mang một nỗi niềm đơn chiếc: một - mảnh -


“Ta với ta”
riêng – ta – ta.
Bộc lộ nỗi buồn thầm lặng, cô đơn đến tột cùng
của người lữ thứ → nỗi đau da diết, thiết tha
của nữ sĩ đối với đất nước.
III

Tổng kết
1.Nội dung • Cảnh đèo Ngang: đẹp,
hoang sơ, gợi buồn

• Tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước,


thương nhà da diết, buồn, cô đơn.

2.Nghệ thuật • Tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

• Nhân hoá, đảo ngữ,điệp từ, chơi chữ.


• Miêu tả kết hợp biểu cảm.

• Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng.


V

Hướng dẫn về nhà


Soạn bài “Thiên trường vãn vọng”

Đọc trước nội dung bài “Luyện tập cách làm


bài văn biểu cảm”.
Ôn tập toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm

You might also like