You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG KINH TẾ

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG 25


CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI CỦA
GARTNER

GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA

Nhóm sinh viên thực hiện:


Trần Thị Hồng Gấm B2006192
Trần Thị Diễm Phúc B2015417
Nguyễn Vũ Tường Vy B2015433
Lê Thị Tuyết Linh B2006196
Đặng Thị Kim Hoa B2015402

Tháng 11 – 2022
MỤC LỤC

1. Phương pháp xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới của Gartner:................................3
1.1 Giới thiệu sơ lược về Gartner:...................................................................................................3
1.2 Phương pháp xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới của Gartner:..........................3
1.2.1 Giới thiệu chung về bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới của Gartner:3
1.2.2 Vai trò bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng:........................................................................4
1.2.3 Tiêu chuẩn chọn công ty đưa vào bảng xếp hạng:............................................................4
1.2.4 Tiêu chí xếp hạng:................................................................................................................4
a) Dữ liệu kinh doanh:..............................................................................................................4
b) Dữ liệu bình chọn:................................................................................................................7
1.2.5 Thủ tục/ Quy trình:.............................................................................................................8
2. Chuỗi cung ứng của công ty Coca-Cola:.........................................................................................9
2.1 Mô tả chuỗi cung ứng của công ty Coca - Cola:......................................................................9
2.1.1 Các thành phần trong chuỗi cung ứng:..............................................................................9
a) Nhà cung cấp:.......................................................................................................................9
b) Tổ chức sản xuất:...............................................................................................................10
c) Nhà phân phối và bán buôn:..............................................................................................10
d) Nhà bán lẻ:..........................................................................................................................10
e) Người tiêu dùng:.................................................................................................................10
f) Logistics:..............................................................................................................................11
2.1.2 Qui trình chuỗi cung ứng:.................................................................................................11
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG 25 CHUỖI CUNG
ỨNG HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI CỦA GARTNER
1. Phương pháp xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới
của Gartner:
1.1 Giới thiệu sơ lược về Gartner:

Đây là một tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực nghiên cứu và cố vấn cho các công ty trên
toàn thế giới về lĩnh vực công nghệ thông tin – Gartner mang đến một cái nhìn sâu sắc
về tình hình phát triển cũng như sự cải tiến của khoa học kỹ thuật cho khách hàng của
họ, giúp cho những khách hàng có thể nắm bắt kịp thời thông tin. Từ đó đưa ra những
quyết định đúng đắn cho công ty của mình.

1.2 Phương pháp xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới của
Gartner:

1.2.1 Giới thiệu chung về bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới của
Gartner:

Là 1 bảng xếp hạng nổi tiếng về các chuỗi cung ứng hàng đầu trên thế giới do Gartner
tổng hợp và công bố. Ra đời vào năm 2004, tính đến năm 2022 đã được 18 năm.

Bảng xếp hạng đã trải qua nhiều lần thay đổi. Trong đó có thể kể đến năm 2009- 2010,
2015-2016, 2019-2020 và 2021- 2022.

Top 25 Chuỗi cung ứng là bảng xếp hạng ưu việt hàng năm nhằm đánh giá các tập
đoàn hàng đầu trong ngành về sự cống hiến và khả năng thể hiện sự lãnh đạo của họ
trong việc áp dụng các nguyên tắc theo nhu cầu để thúc đẩy kết quả kinh doanh của
các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng. Phương pháp luận của Gartner kết hợp hiệu suất tài
chính và dữ liệu quan điểm; tài chính cung cấp một cơ sở khách quan để đưa ra các
phiếu bầu của cộng đồng và nhà phân tích Gartner. Phương pháp luận của Top 25 liên
tục phát triển phù hợp với hoạt động của chuỗi cung ứng.

1.2.2 Vai trò bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng:

Đánh giá của Gartner mang đến một cái nhìn sâu sắc về tình hình phát triển cũng như
sự cải tiến của khoa học kỹ thuât cho khách hàng của họ, giúp cho những khách hàng
đó có thể nắm bắt kịp thời từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho công ty của
mình.
Bảng xếp hạng hàng năm này của Gartner được tổ chức nhằm mục đích vinh danh các
nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng nổi bật cùng các phương pháp vận hành tốt nhất.

1.2.3 Tiêu chuẩn chọn công ty đưa vào bảng xếp hạng:

Danh sách các công ty sẽ được nghiên cứu dựa trên danh sách Fortune Global 500
hoặc Forbes Global 2000. Kèm theo đó là ngưỡng doanh thu tối thiểu cần đạt được
phải trên 12 tỷ đô la.

Năm 2022, danh sách đã bổ sung thêm 1 nhánh ngành mới là: Công ty dịch vụ có tài
sản lớn (AHSCs). Ngoài ra, với sự phát triển của các chuỗi cung ứng của công ty, các
công ty cần phải có hơn 1 tỷ đô la cho hàng tồn kho vật chất.

1.2.4 Tiêu chí xếp hạng:

a) Dữ liệu kinh doanh:

Return on Physical Assets (ROPA) – 15% (lợi nhuận trên tài sản hữu hình)– tính bằng
thu nhập/ tổng tài sản hữu hình. – giảm 5% so với năm 2021.

Inventory Turns – 5% ( Vòng quay hàng tồn kho) – Giá vốn hàng bán/ hàng tồn kho. –
giữ nguyên so với năm 2021.

Revenue Growth – 10% (tăng trưởng doanh thu) – Chênh lệch doanh thu của năm
trước và năm nay/ doanh thu năm trước. – giữ nguyên so với năm 2021.

Environmental, Social and Governance (ESG) – 20% ( Chỉ số trách niệm xã hội của
doanh nghiệp*) – tăng 5% so với năm 2021.

*Chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

Là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển
kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ,
cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Chỉ số này được tính dựa trên nguồn thông
tin của bên thứ 3. Cụ thể như sau:

 Về đo lường mức độ cam kết: dựa trên các Hiệp ước toàn cầu của liên hợp quốc
và các mục tiêu trên cơ sở khoa học phù hợp đã đặt ra (trên
Sciencebasedtargets.org)
 Về sự minh bạch, rõ ràng: cần công bố công khai các bảng báo cáo CSR hằng
năm dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi. Ngoài ra, bảng báo cáo
cần chỉ ra các dữ liệu về hoạt động chuỗi cung ứng và mạng lưới của nhà cung
cấp. Các nguồn cung cấp cho những thông tin này có thể tham khảo gồm: CDP,
sáng kiến báo cáo toàn cầu ( GRI) và uỷ ban báo cáo tích hợp quốc tế ( IIRC).
 Về đo lường hiệu suất: các chuyên gia sẽ công nhận những thành tích đặc biệt
của công ty dựa trên các dữ liệu của công ty về quản trị công ty, quản trị rủi ro,
thương hiêu, giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng,
chính sách cho người lao động và những vấn đề khác ESG khác.Các nguồn
thông tin để so sánh bao gồm: CDP, Ethisphere, Bloomberg, Chỉ số thế giới
hoặc khu vực, chỉ số bền vững Down Jones (DJSI) và chỉ số bền vững công ty
Hang Seng.

Những lần thay đổi tiêu biểu về chỉ số trong bảng xếp hạng:

+ Sự thay đổi giữa các chỉ số trong bảng xếp hạng năm 2009 và năm 2010:

Thành phần Vòng quay hàng tồn kho giảm xuống từ 25% còn 15%. Lý do rằng không
phải vòng quay hàng tồn kho càng cao thì nó biểu hiện cho việc chuỗi cung ứng càng
tốt và ngược lại. Mà nó còn cần phải kết hợp cái loại chỉ số khác để đánh giá. Thế nên
thành phần này vẫn được giữ nguyên, không bị loại bỏ, nhưng cần phải giảm tỉ trọng
trong bảng xếp hạng.

+ Sự thay đổi giữa các chỉ số trong bảng xếp hạng năm 2015 và năm 2016:

Có thêm 1 thành phần đánh giá là CSR chiếm 10%. Đồng thời các chỉ số khác cũng có
điều chỉ về tỉ trọng, bao gồm:

 ROA giảm từ 25% xuống còn 20%.


 Inventory turns giảm từ 15% xuống còn 10%.

Hình 1. Sự thay đổi chỉ số trong bảng xếp hạng năm 2015 và năm 2016

+ Sự thay đổi giữa các chỉ số trong bảng xếp hạng năm 2019 và năm 2020:
Thứ nhất, thay đổi chỉ tiêu ROA (Lợi nhuận trên tài sản) thành chỉ tiêu ROPA (lợi
nhuận trên tài sản hữu hình) chiếm mức tỉ trọng là bằng nhau (20%).

Thứ hai, thay đổi tên gọi thành ESG ( trước đó là CSR). Nâng mức tỉ trọng của thành
phần này lên từ 10% -15%

Cuối cùng là tỉ trọng Inventory Turns ( Vòng quay hàng tồn kho) từ 10% giảm xuống
còn 5%.

Sự thay đổi giữa các chỉ số trong bảng xếp hạng năm 2021 và năm 2022:

Thứ nhất, sự thay đổi trọng lượng ROPA (lợi nhuận trên tài sản hữu hình) giảm xuống
15%. Mặc dù ROPA cung cấp một thước đo tốt về hiệu quả sử dụng tài sản trong
phạm vi ảnh hưởng của chuỗi cung ứng nhưng nó có thể gây bất lợi cho một số ngành
trong việc tính toán. Nên cần giảm chỉ số này xuống để đảm báo việc tính toán được
công bằng với mọi ngành.

Thứ hai, sự thay đổi chỉ số ESG (Chỉ số trách niệm xã hội của doanh nghiệp) tăng lên
20%. Nguyên do:

Về phương diện diện pháp lý ESG ngày càng được các cơ quan quản lý hiện tại quan
tâm nhiều hơn và đưa ra các nguyên tắc mới yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện về
báo cáo về ESG.

Về người tiêu dùng ngày càng muốn mua sản phẩm bền vững trong toàn bộ chuỗi giá
trị, bao gồm cả vấn đề công bằng và bình đẳng. Họ muốn thói quen tiêu dùng sẽ không
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và nhiều người trong số đó lo ngại tác động của
biến đổi khí hậu. Khi đại dịch Covid-19 lan rộng, một nghiên cứu về công dân trên 14
quốc gia cho thấy hơn 70% số người được khảo sát cho rằng về lâu dài, biến đổi khí
hậu cũng là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như đại dịch. Từ đó cũng ảnh hưởng
đến sự quan quan tâm của họ về xã hội, môi trường, họ cũng có những nhìn nhận
nhiều hơn về trách nhiệm của DN

Ngoài ra những yếu tố môi trường cũng sẽ tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng. Vấn
đề phát triển môi trường bền vững đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong các
chiến lược- và đang tăng nhanh với mức là 303% giữa năm 2021.

Từ những áp lực kể trên, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp luôn thành tiêu chí
quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng. Vì đó mà ESG đang là tiêu chí
hàng đầu và có sự tăng lên trong cách

b) Dữ
liệu bình chọn:

Community Peer Vote – 25% ( Ban hội thẩm ngang hàng toàn cầu)

Gartner Analyst Vote – 25% ( Ban hội thẩm chuyên gia phân tích của Gartner)

Trong đó: Ban hội thẩm:

 Ban hội thẩm ngang hàng toàn cầu

Để có thể tham khảo được đa dạng các kiến thức sâu rộng của các chuyên gia như
khách hàng, các nhà cung cấp có kinh nghiệm tương tác trực tiếp với các công ty có
tên trong danh sách, các chuyên gia chuỗi cung ứng và học viện đủ điều kiện để được
vào ban hội thẩm ( không bao gồm các nhà cung cấp công nghệ và những người không
làm việc trong vai trò vận hành chuỗi cung ứng như quan hệ công chúng, tài chính,...)

 Ban hội thẩm phân tích Gartner

Những người thuộc ngành kinh doanh với mỗi chức năng khác nhau. Mỗi người sẽ nêu
ra ý kiến của mình dựa trên lĩnh vực nghiên cứu chính của họ.

 Tiêu chí bình chọn


Cả 2 ban hội thẩm sẽ bình chọn dựa trên 7 khía cạnh:

1. Product lifecycle management: quản lí vòng đời sản phẩm


2. Supply network design: thiết kế mạng lưới cung cấp
3. Supply chain governance: quản trị chuỗi cung ứng
4. Supply operations: hoạt động cung cấp
5. Customer fulfillment: đáp ứng khách hàng
6. Demand management: quản lí nhu cầu
7. Strategy and organization: chiến lược và tổ chức

1.2.5 Thủ tục/ Quy trình:

Quy trình bỏ phiếu được thực hiện trên một mẫu khảo sát đơn giản, dựa trên nền Web.
Khi truy cập sẽ có thông tin hướng dẫn bỏ phiếu Việc bỏ phiếu được tổ chức vào cuối
tháng ba hoặc đầu tháng tư. Người bỏ phiếu du điều kiện sẽ được thông báo và được
gửi một liên kết trong ngày mở cửa trang web bỏ phiếu.

Gartner có một số tài liệu được xuất bản cung cấp nền tảng trên các định nghĩa, thuật
ngữ và các mô hình tham chiếu hữu ích của các chuyên gia. Thời gian trung bình để
hoàn thành việc bỏ phiếu là 15 phút và không có người bỏ phiếu nào cần mất hơm 60
phút. Tham luận viên không được dự kiếm trước, họ cũng không được khuyến khích
nghiên cứu để đặt phiếu bầu. Mỗi người sẽ có một chuyên môn nhất định. Hệ thống bỏ
phiếu được thiết kế để phù hợp với sự khác biệt về chuyên môn, dựa trên những gì tác
giả James Surowiecki gọi là "trí tuệ của đám đông" để cung cấp cơ chế tập trung kiến
thức của nhiều người thành một tổng thể lớn.

Trang web có chứa một danh sách công ty được biên soạn từ Fortune Global 500 và
Forbes Global 2000. Mỗi người bỏ phiếu sẽ đi qua một hệ thống bốn trang để có được
một lựa chọn cuối cùng.

- Trang đầu tiên cung cấp các hướng dẫn và các mô hình mạng lưới giá trị (DDVN)
theo nhu cầu, dựa vào đó người bỏ phiếu được hỏi để xếp hạng

- Trang thứ hai yêu cầu thông tin nhân khẩu học.

- Trang thứ ba cung cấp danh sách công ty đầy đủ để xem xét. Người bỏ phiếu được
hỏi để lựa chọn 30 - 50 công ty (các năm trước đây là 25 50 công ty) theo ý kiến và
phù hợp quan điểm của họ. Điều này được thực hiện bằng cách dánh dấu vào các ô bên
cạnh những công ty. - Trang thứ tự hiển thị các công ty mà người bỏ phiếu vừa chọn.
Người bỏ phiếu được yêu cầu xếp hạng các công ty từ 1 đến 25, với 1 là công ty phù
hợp nhất với ý kiến và quan điểm của họ. Người bỏ phiếu sau đó được yêu cầu nộp kết
quả xếp hạng cuối cùng. Tất cả các phiếu cá nhân sau đó được kiếm trên toàn bộ hàng,
với 25 diểm sẽ xếp vị trí đầu tiên, 24 điểm cho vị trí thứ 2 và tiếp tục như vậy.

2. Chuỗi cung ứng của công ty Coca-Cola:


2.1 Mô tả chuỗi cung ứng của công ty Coca - Cola:

2.1.1 Các thành phần trong chuỗi cung ứng:

a) Nhà cung cấp:

Coca Cola có tới 225 đối tác đóng chai trên Toàn thế giới.

Coca Cola chủ yếu tìm kiếm những đối tác tại địa phương để tối ưu chuỗi cung ứng,
đảm bảo nhà máy sản xuất gần với nơi trồng đường – nguyên liệu vô cùng quan trọng
của các sản phẩm của hãng này. Việc này giúp cho hãng đảm bảo thời gian sản xuất
cũng như góp phần vào việc phát triển tình hình kinh tế tại địa phương.

- Nguyên liệu pha chế sản phẩm:

 CO2, đường, màu thực phẩm, chất tạo vị chua, caffein được công ty mua ngoài
của các đối tác tại địa phương
 Nước được cung cấp từ nhà máy nước trên địa bàn đặt nhà máy.
 Hương liệu tự nhiên: đây là bí quyết được bảo vệ được cung cấp từ công ty
Coca-Cola mẹ
 Lá Coca Cola tạo nước: được cung cấp bởi công ty chế biến Stepan tại bang
Illinois, Hoa Kỳ

- Cung cấp bao bì:

 Cung cấp vỏ chai


 Cung cấp thùng đóng gói

b) Tổ chức sản xuất:

Là khâu trung tâm của chuỗi cung ứng, cấu tạo từ 2 bộ phận

- The CocaCola Company (TCC) chịu trách nhiệm:

 Sản xuất và cung cấp nước cốt Coca Cola đến các nhà máy trên toàn quốc
 Quảng bá và quản lý thương hiệu
 TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P (Price – Product – Promotion)

- The CocaCola Bottler (TCB) đóng vai trò:


 Sản xuất thành phẩm
 Dự trữ kho bãi
 Phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola

c) Nhà phân phối và bán buôn:

Do đặc thù là ngành hàng tiêu dùng nhanh nên sự phân bố các đại lý phân phối/bán
buôn trong chuỗi cung ứng của Coca Cola khá dày với khối lượng hàng dự trữ tương
đối lớn.

Sản phẩm Coca Cola được cung cấp đến tay người tiêu dùng qua các kênh:

- Nhà sản xuất – người tiêu dùng.


- Nhà sản xuất – nhà bán lẻ - người tiêu dùng.
- Nhà sản xuất – nhà bán sỉ - nhà bán lẻ - người tiêu dùng.
- Nhà sản xuất – đại lý bán sỉ - nhà bán sỉ - nhà bán lẻ - người tiêu dùng

d) Nhà bán lẻ:

Chuỗi cung ứng của CocaCola đưa sản phẩm kết nối đến tất cả các kênh bán lẻ: nhà
hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng
bán lẻ, các quán giải khát,… Đây là trung gian tiếp cận gần nhất với khách hàng, thực
hiện hoạt động phân phối cơ bản nhưng cũng phải đảm bảo và tuân thủ theo các quy
định có sẵn

e) Người tiêu dùng:

Sản phẩm của Coca Cola phục vụ được cho mọi lứa tuổi: trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, cơ
quan công sở, các hộ gia đình,…

Đây là khâu quyết định sản phẩm của doanh nghiệp thành hay thất bại. Người tiêu
dùng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm và tạo nên thị trường mục tiêu, được đáp
ứng bởi các thành viên khác của kênh như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… và chính họ
cũng là người ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của các thành viên kênh, của nhà sản
xuất. Một sự thay đổi trong hành vi mua, trong nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng
cũng đủ đưa doanh nghiệp tới bờ vực thẳm

f) Logistics:

Logistics là một phần không thể thiếu của bất kì chuỗi cung ứng nào và chuyên môn
về Logistics của CocaCola chắc chắn đón góp vào sự thành công của chuỗi cung ứng.
Dưới đây là một số phương pháp mà CocaCola thực hiện:
- Sản xuất sản phẩm thường xuyên hơn. VD: 1 tuần 1 lần
- Thực hiện các cuộc họp hàng tuần giữ các nhóm trên toàn thế giới
- Di chuyển nhà sản xuất đến gần khách hàng hơn
- Tương tác hàng ngày giữa các trang web chính
- Các quy trình liền mạch được chia sẻ giữa tất cả những người tham gia chuỗi
cung ứng

2.1.2 Qui trình chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng bắt đầu bằng việc thu mua nguôn liệu thô. Trụ sở chính của Coca-
Cola tại Atlanta sản xuất xiro cô đặc và bán cho Coca-Cola Enterprises (CEE) hoặc
một đối tác dống chai khác, chịu trách nhiệm bán sản phẩm này. Đối tác dóng chai gửi
nó đến một cơ sở sản xuất, nơi trộn xiro với các thành phần khác, Các đối tác sẽ thực
hiện pha chế, tạo thành các sản phẩm từ mẫu cô đặc mà hãng gửi đến những nhà máy.
Sau quá trình pha chế, các sản phẩm sẽ được đóng gói tại chỗ và vận chuyển đến các
điểm phân phối ngay cho các đối tác bán lẻ (cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,
…) tại địa phương & các vùng lân cận Với mục tiêu, các sản phẩm sau khi được sản
xuất sẽ tới các điểm phân phối ngay trong vòng 48h, các xe tải giao hàng của công ty
đều được lắp thiết bị theo dõi hành trình GPS.

Tổng công ty Xuất khẩu CocaCola (TCCEC) hợp tác với các nhà đóng chai địa
phương trên toàn thế giới và phân phối đồ uống đến các thị trường địa phương tương
ứng.
2.2 Nhận xét của Gartner về chuỗi cung ứng công ty Coca -Cola:

Đánh giá về chuỗi cung ứng của Coca – Cola:

Gartner công bố bảng xếp hạng thường niên Top 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới
nhằm xác định và củng cố địa vị của các ông lớn trong ngành công nghiệp cạnh tranh
khốc liệt.

Năm Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021


Thứ
Xếp hạng 20 Xếp hạng 13 Xếp hạng 18
hạng
Tổng số điểm 3,13 trong Tổng số điểm 3,74 Tổng số điểm 3.34
đó: trong đó:
- Ý kiến từ chuyên gia: 1.329 - Ý kiến từ chuyên gia:
(tổng 162 cử tri) chiếm 1.195 (tổng 151 cử tri)
25% kết quả. chiếm 25% kết quả.
- Ý kiến từ Gartner: 196 - Ý kiến từ Gartner: 207
(tổng 38 cử tri chiếm 25% (tổng 44 cử tri chiếm
kết quả. 25% kết quả.
- ROA 3 năm gần nhất: đạt - ROA 3 năm gần nhất:
Điểm
5,8% trong 20% kết quả. đạt 75,4% trong 20%
thành
- Vòng quay tồn kho: đạt 4,2 kết quả.
phần
trên tổng 10% kết quả. - Vòng quay tồn kho: đạt
- Tăng trưởng doanh thu 3 4,4 trên tổng 5% kết
năm gần nhất: -10,7% quả.
trong 10% kết quả. - Không có sự tăng
- CSR đạt 6/10 điểm trong trưởng doanh thu 3
10% kết quả. năm gần nhất (0,0%).
- ESG đạt 6/10 điểm
trong 15% kết quả.

Đánh -Coca-Cola mặc dù tăng -Coca-Cola tăng bảy - Coca – Cola tuột 5
giá trưởng doanh thu 3 năm bậc lên vị trí thứ 13 bậc so với năm 2020,
gần nhất đạt mức âm nhờ ROPA tăng mạnh có lẽ đây là giai đoạn
nhưng chỉ chiếm 10% mẽ và bình chọn ngang khó khăn của Coca –
trong tổng kết quả thay vào hàng cao thứ ba giữa Cola trong bối cảnh
đó Coca – Cola đã đã tăng các công ty sản phẩm dịch Covid diễn ra
hai bậc lên vị trí thứ 20 tiêu dùng. mạnh mẽ
nhờ cải thiện ROA và tăng -Coca-Cola đang phát - Tuy nhiên, Coca –
điểm CSR. triển một lộ trình kỹ Cola vẫn xuất sắc
-Vòng quay tồn kho đạt 4,2 thuật số chuỗi cung nằm trong Top 25 và
chứng tỏ Coca – Cola đã ứng để đổi mới các đạt thứ hạng khá cao.
vận hành hiệu quả chuỗi quy trình cốt lõi của nó - Ông trùm ngành giải
cung ứng và tính toán để thúc đẩy cải thiện khát đã tuyển chọn
chính xác việc mua hàng sự nhanh nhẹn và năng các nhà cung ứng hết
và lưu kho. suất, cũng như xây sức kỹ càng về mọi
-Hơn hết Coca – Cola đã dựng tính minh bạch mặt: chất lượng,
xuất sắc đạt 6 điểm trách và khả năng truy xuất phương thức hoạt
nhiệm cộng đồng và góp nguồn để đạt hiệu quả động, tình trạng công
mặt trong nhiều hoạt động tốt nhất trong việc ty, mức độ hài lòng
vì xã hội. phục vụ người tiêu của khách hàng,...
-Một trong những điểm dùng và khách hàng. các công ty lọt vào
mạnh của Coca – Cola là tầm ngấm sẽ được
mối quan hệ lâu dài với tập huấn, cố vấn
các nhà đóng chai để sản chuyên sâu để các
xuất và phân phối đồ uống thành viên trong
trong khu vực. Mặc dù là chuỗi hoạt động
một mô hình được thuê khớp nhau và đảm
ngoài hoàn toàn, CocaCola bảo chất lượng cũng
và các đối tác của mình như sản lượng
làm việc cùng nhau như - Không chỉ đơn thuần
một công ty, chia sẻ các là thực hiện hoạt
quy trình, hệ thống, chỉ số động logistics hiệu
và phát triển tài năng. quả mà còn phải hiểu
-Cải tiến phương tiện vận tải được giá trị của
đang trở thành tiêu chí khách hàng, đầu tư
hàng đầu, nhắm vào 3 mục và không ngừng cải
tiêu khu vực riêng biệt - tiến công nghệ.
giảm tỷ lệ, tối ưu hóa trọng -
tải và công suất, đồng thời
cải thiện thời gian trong
toàn bộ (OTIF) quá trình.

Giải - Phân tích là một lĩnh vực - Tập trung sâu vào - Thay thế chai nhựa
thích trọng tâm, triển khai các chiến dịch tái chế vỏ xanh đặc trưng bằng
dự đoán và mô tả nâng chai nhằm đáp ứng chai nhựa PET trong
cao phân tích. đòi hỏi của khách suốt dễ tái chế cho
- Ngoài ra, công ty đang hàng về vấn đề môi các sản phẩm Sprite.
làm việc với các đối tác trường (“World - Coca-Cola cũng đưa
bán lẻ lớn để sử dụng ML without Waste”). thông điệp "Tái chế
(Machine Learning) cho - Mở rộng công nghệ tôi" lên bao bì sản
những trường hợp hết nhựa sinh học phẩm của tất cả
hàng bằng phân tích dự Planbottle cho cả đối thương hiệu trực
đoán. Các máy Freestyle thủ cạnh tranh với thuộc nhằm khuyến
của Coca-Cola nắm bắt thông điệp lan tỏa khích người tiêu
được sự kết hợp hương vị thông điệp bảo vệ dùng chung tay vào
của khách hàng và có thể hành tinh đi xa hơn. các hoạt động hỗ trợ
cung cấp cơ chế R&D - Kết hợp với chiến tái chế bao bì sau khi
(Research & dịch cộng đồng, sử dụng sản phẩm.
Development) gần như quyên góp và làm - Đồng thời, Coca-
theo thời gian thực cho những việc có ích cho Cola đang tiếp tục
các sản phẩm mới.. Coca- xã hội trong bối cảnh thúc đẩy các quan hệ
Cola tiếp tục thúc đẩy dịch bệnh phức tạp hợp tác với các tổ
tiến bộ bền vững thông (bằng cách quyên góp chức như Trung tâm
qua sáng kiến World 100 triệu đô la để hỗ Hỗ trợ Phát triển
Without Waste. trợ các nỗ lực lượng Xanh (GreenHub),
- Mục tiêu - thu thập và tái cứu trợ trên khắp thế Tổ chức Giáo dục,
chế chai hoặc lon mà giới, chuyển một Khoa học và Văn
Coca – Cola bán ra vào phần lớn chi tiêu tiếp hóa của Liên Hiệp
năm 2030. Công ty tiếp thị đến các chương Quốc (UNESCO),
tục đạt được những bước trình cộng đồng, vật Liên minh Tái chế
tiến trong việc giảm thiểu tư, thiết bị y tế và tìm Bao bì (PRO Việt
chất dẻo bằng cách tung ra những cách sáng Nam), Tổ chức Làm
ra các loại chai làm từ tạo để sử dụng các cơ sạch đại dương The
100% nguyên liệu tái chế sở sản xuất của họ để Ocean Cleanup... để
trên nhiều thị trường. sản xuất và vận thúc đẩy các giải
chuyển các vật tư y tế pháp thu gom, tái
cần thiết đến tiền chế rác thải, nâng
tuyến COVID-19). cao nhận thức về lợi
ích của việc phân
loại và tái chế rác
thải đúng cách.
Không dừng ở chiến
lược "Vì một thế giới
không rác thải",
Coca-Cola còn liên
tục góp sức vào
nhiều dự án nhằm
phục hồi và bảo tồn
thiên nhiên bản địa.

- Coca – Cola không chỉ đơn giản là làm tốt chuỗi cung ứng từ phía bên trong
mà còn phải mở rộng ra hơn hướng đến xã hội và lợi ích chung tập thể. Xu
hướng ngày nay không còn đơn giản chỉ hướng đến khách hàng, mang
những điều tuyệt vời đến với người dùng mà còn phải mang đến cho họ giải
pháp khi sử dụng sản phẩm.
Nhận
- Từ đó đã hình thành mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhiều đối tác, giảm
xét
thiểu được các chi phí và tối ưu được sự hành lòng khách hàng, giúp ông
trùm ngành giải khát có vị thế cao hơn trong ngành.
- Công ty Coca – Cola đã đáp ứng được chỉ số trách nhiệm xã hội. Là cam kết
của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển
kinh tế bền vững cộng đồng.

2.3 Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam:

57% thành viên hội đồng quản trị đã tăng hoặc dự kiến tăng khẩu vị rủi ro trong giai
đoạn 2021-2022:

Đây là một sự thay đổi đáng kể trong suy nghĩ với những phân nhánh quan trọng.
Trong lịch sử, các hội đồng quản trị cực kỳ sợ rủi ro và thận trọng trong việc ra quyết
định của họ. Đối với các giám đốc điều hành CNTT, sự thay đổi này đòi hỏi phải
chuẩn bị để cung cấp cho hội đồng quản trị dữ liệu, phân tích, phân tích dự báo và
nhận dạng mẫu (pattern recognition) để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Mục tiêu không còn là để tránh rủi ro, mà là tách rủi ro tốt với rủi ro xấu.

Kinh tế không chắc chắn là rủi ro lớn nhất, nhưng hành vi của người tiêu dùng là thay
đổi đáng kể nhất:

Sự bất ổn kinh tế kéo dài và tiếp tục đang gia tăng là rủi ro hàng đầu đối với hoạt
động kinh doanh, kéo theo đó là các mô hình kinh doanh bị phá vỡ từ các đối thủ cạnh
tranh và lạm phát chi phí do thiếu hụt nguồn cung.

Rủi ro đáng kể nhất là sự thay đổi vĩnh viễn trong hành vi của khách hàng, điều này
khiến hội đồng quản trị lo lắng về những gì đã thay đổi trong đại dịch và liệu điều đó
có tiếp diễn sau đại dịch hay không. Nếu cảm xúc của khách hàng thay đổi vĩnh viễn,
các tổ chức phải thay đổi theo họ hoặc mất thị phần. “ Mục tiêu không còn là để tránh
rủi ro, mà là tách rủi ro tốt với rủi ro xấu. ”

Các vấn đề liên quan đến ESG và DEI là một rủi ro mới:

Trong lịch sử, các hội đồng quản trị đã tránh xa các chủ đề nhạy cảm về chính trị hoặc
xã hội, nhưng ngày càng có nhiều người thấy giá trị trong việc gắn kết các mục tiêu
của công ty với các giá trị xã hội. 26% hội đồng hiện đang thảo luận về tính đa dạng,
công bằng và hòa nhập (diversity, equity và inclusion - DEI) hàng quý. 31% xếp hạng
môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (environmental, social, và corporate
governance - ESG) và DEI trong số ba rủi ro mới hàng đầu. Không phải chủ đề nào
trong số những chủ đề này đều là mới, nhưng đại dịch buộc các hội đồng phải công
nhận chúng là quan trọng. Điều này một phần là do các cơ quan xếp hạng tín nhiệm và
các nhà đầu tư ngày càng chú trọng đến những vấn đề này khi đánh giá các công ty.

88% hội đồng quản trị hiện xem an ninh mạng là một rủi ro kinh doanh:

Vào năm 2016, Gartner bắt đầu nhận thấy sự thay đổi lớn trong thái độ xung quanh
vấn đề an ninh mạng khi các nhà lãnh đạo bắt đầu nhận ra tác động đáng kể của một sự
cố an ninh mạng đối với một tổ chức. Trong 5 năm qua, tỷ lệ hội đồng quản trị coi an
ninh mạng là một rủi ro kinh doanh đã tăng từ 58% lên 88%.

Về vấn đề này, bạn cần suy nghĩ chiến lược hơn về việc trình bày an ninh mạng dưới
góc độ rủi ro kinh doanh chứ không phải công nghệ. Tất cả những nhà lãnh đạo về
chức năng phải nhận thức được sự phân chia đáng kể trong toàn tổ chức.

Kinh doanh kỹ thuật số vẫn là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp:
58% hội đồng quản trị đã chọn các sáng kiến công nghệ kỹ thuật số là ưu tiên kinh
doanh chiến lược lớn nhất, giảm 12% so với năm ngoái. Tuy nhiên, các ưu tiên khác
đang tăng lên cuối cùng cũng hỗ trợ hoạt động kinh doanh kỹ thuật số nói chung. Ví
dụ: lực lượng lao động - từ khóa để tăng tốc kỹ thuật số và hơn 86% hội đồng quản trị
đã xếp hạng lực lượng này trong năm ưu tiên hàng đầu của họ. ESG cũng đang được
chú ý nhiều hơn - số lượng ban quản trị ưu tiên nó đã tăng gấp đôi khi các tổ chức chú
ý nhiều hơn đến tình cảm xã hội (societal sentiment).

Ngân sách kinh doanh kỹ thuật số đang chuyển sang các chức năng kinh doanh khác:

Điều này đúng đối với 40% hội đồng quản trị đã thấy đô-la chuyển ra khỏi ngân sách
công nghệ CNTT tập trung. Theo truyền thống, CNTT sở hữu ngân sách này; bây giờ
nó sẽ đóng một vai trò hỗ trợ, cố vấn và điều phối để giúp các chức năng mang lại kết
quả và tận dụng ngân sách công nghệ.

Tài Liệu Tham Khảo:


1. https://egoexpress.vn/mo-hinh-chuoi-cung-ung-cua-coca-cola-tai-viet-nam/
2. The Gartner Supply Chain Top 25 for 2019: The Gartner Supply Chain Top 25
for 2019.pdf
3. The Gartner Supply Chain Top 25 for 2020: The Gartner Supply Chain Top 25
for 2020.pdf
The Gartner Supply Chain Top 25 for 2021: The Gartner Supply Chain Top 25 for
2021.pdf
The Gartner Supply Chain Top 25 for 2022: The Gartner Supply Chain Top 25 for
2022.pdf
4. Gartner Announces Rankings of Its 2015 Supply Chain Top 25
5. Gartner Announces Rankings of the 2016 Supply Chain Top 25
6. https://cloudgeeks.net/tim-hieu-ve-gartner-bao-cao-magic-quandrant-bieu-do-
tang-truong-hype/
7. Gartner Supply Chain Top 25

You might also like