You are on page 1of 32

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

***

BÀI BÁO CÁO


MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU TRONG THƯƠNG


MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TIKTOK SHOP

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thùy Anh


Nhóm thực hiện: 07

Hà Nội – 2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 07

STT Họ và tên Mã sinh viên Lớp niên chế Tỷ lệ đóng góp

1 Nghiêm Phương Trà 23A4040143 K23HTTTB 25%

2 Nguyễn Tú Anh 23A4040007 K23HTTTB 25%

3 Ngô Diệu Ly 23A4040183 K23HTTTB 25%

4 Đinh Thị Ánh Tuyết 23A4040152 K23HTTTB 25%

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………

3
MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN............................................................................3


LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................7
1. Giới thiệu chung về TikTok và TikTok shop.......................................................7
1.1. Giới thiệu về TikTok và TikTok shop...........................................................7
1.1.1. Sơ lược về TikTok..................................................................................7
1.1.2. Tổng quan về TikTok Shop........................................................................7
1.2. Câu chuyện ấn tượng của TikTok shop (chuyển từ ứng dụng giải trí thành 1
sàn thương mại điện tử)...........................................................................................8
1.3. Lý do chọn TikTok shop..................................................................................8
1.4. Nguyên nhân khiến TikTok shop thành công như bây giờ..............................9
2. Phân tích mô hình kinh doanh của TikTok shop................................................11
2.1. Mô hình làm Affiliate TikTok shop...............................................................11
2.2. Mô hình làm Dropship....................................................................................13
2.3. Bán sản phẩm trend, nhập hàng về bán..........................................................13
2.4. Mô hình tự sản xuất và xây kho.....................................................................15
2.5. Vừa xây dựng thương hiệu vừa bán hàng.......................................................16
3. Tiktok shop đang thay đổi cuộc chơi của thương mại điện tử..............................16
3.1. Tổng quan về nền thương mại điện tử tại Việt Nam......................................16
3.2. Tại sao kênh bán hàng Tik Tok Shop lại bùng nổ và thu hút dân kinh doanh
...............................................................................................................................19
3.3. Mạch tăng trưởng "không thể ngăn chặn" của TikTok Shop.........................20
4. Chiến lược Marketing của Tiktokshop.................................................................23
4.1. Chiến lược sản phẩm (Product)......................................................................23
4.2. Chiến lược về giá (Price)................................................................................24
4.3. Chiến lược phân phối (Place).........................................................................24
4.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)......................................................25
5. Lợi thế cạnh tranh của Tiktokshop.......................................................................25
5.1. Tiktok Shop so với Shopee, Lazada...............................................................25
5.2. Ưu và nhược điểm của Tiktok Shop so với Shopee, Lazada..........................27

4
5.2.1. Ưu điểm:...................................................................................................27
5.2.2. Nhược điểm..............................................................................................28
5.3. Thách thức của Tiktok shop...........................................................................28
5.3.1. Tại Việt Nam............................................................................................29
5.3.2. Tại quốc tế................................................................................................29
PHẦN KẾT..............................................................................................................31
DANH MỤC THAM KHẢO.................................................................................32

5
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử đã trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống và kinh doanh hiện đại. Sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng internet đã mở ra những cơ hội mới
cho doanh nghiệp để tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và
hiệu quả hơn bao giờ hết.
Thương mại điện tử là quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua
internet. Nó bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc trao đổi, mua bán, quảng
cáo và thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử đã thay đổi cách chúng ta mua
sắm và kinh doanh, tạo ra một sự thuận tiện và linh hoạt hơn đối với người tiêu
dùng và doanh nghiệp.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đánh dấu sự kết nối mạnh mẽ giữa thế giới
vật lý và kỹ thuật số. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, máy học, blockchain và Internet
of Things (IoT) đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Các nền tảng trực
tuyến đã trở thành điểm đến chính cho việc mua sắm và tiếp cận thông tin sản
phẩm. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh và mua hàng từ bất kỳ đâu và
bất kỳ lúc nào chỉ với một vài cú nhấp chuột.
Trong thế giới thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ này, TikTok Shop đã
nổi lên như một cái tên đáng chú ý. Với tính chất viral và khả năng chia sẻ dễ dàng
của nền tảng TikTok, TikTok Shop đã tận dụng thành công xu hướng mua sắm trực
tuyến và sự tương tác của người dùng để tạo ra một trải nghiệm mua sắm độc đáo
và thú vị. Điều này đã đóng góp vào sự thành công của TikTok Shop và trở thành
một đề tài hấp dẫn để khám phá và nghiên cứu.

6
PHẦN NỘI DUNG

1. Giới thiệu chung về TikTok và TikTok shop


1.1. Giới thiệu về TikTok và TikTok shop
1.1.1. Sơ lược về TikTok
TikTok là một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng tạo và chia sẻ
video ngắn. Ứng dụng được phát triển bởi một công ty công nghệ Trung Quốc có
tên là ByteDance và được ra mắt toàn cầu vào năm 2016. TikTok nhanh chóng trở
thành một hiện tượng toàn cầu với hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới.

Đặc điểm nổi bật của TikTok là khả năng tạo ra và tiếp cận nội dung ngắn,
sáng tạo và dễ dùng. Người dùng có thể tạo video ngắn với thời lượng từ 15 đến 60
giây, sử dụng âm nhạc, hiệu ứng đặc biệt, lọc ảnh và nhiều công cụ chỉnh sửa khác
để tạo ra nội dung độc đáo và hấp dẫn.

TikTok đã trở thành một nền tảng quan trọng cho các xu hướng văn hóa, âm
nhạc, thời trang và nghệ thuật. Người dùng có thể khám phá nhiều nội dung đa dạng
từ người dùng khác trên toàn thế giới, từ các clip hài hước, nhảy múa, trang điểm,
thử thách, đến các clip về ẩm thực, du lịch và nhiều lĩnh vực khác.

TikTok cũng có một hệ thống thuật toán thông minh giúp người dùng khám
phá nội dung phù hợp với sở thích và quan tâm của mình. Thuật toán sẽ dựa trên
các tương tác trước đó, như lượt thích, bình luận và chia sẻ, để đề xuất những video
tương tự và những người dùng có sở thích tương tự.

Với tính chất viral và khả năng chia sẻ dễ dàng, TikTok đã trở thành một
công cụ quan trọng cho các thương hiệu, người nổi tiếng và doanh nghiệp để tiếp
cận khách hàng tiềm năng và tạo sự nhận biết thương hiệu. Ngoài ra, TikTok cũng
đã mở rộng tính năng mua sắm trực tiếp thông qua TikTok Shop, cho phép người
dùng xem và mua sản phẩm trực tiếp từ các video và nội dung liên quan.

TikTok đã tạo ra một cộng đồng mạng xã hội đa dạng và sôi động, thu hút
hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Ứng dụng này không chỉ mang đến niềm
vui và giải trí, mà còn là một nền tảng để chia sẻ ý tưởng, tài năng và kết nối mọi
người trên khắp thế giới.

1.1.2. Tổng quan về TikTok Shop


Tiktok Shop là một gian hàng được tích hợp trên nền tảng của Tiktok, Khi
người dùng xem video sẽ hiện trực tiếp link mua hàng trên đó, người dùng chi cần
click là có thể mua hàng mà không cần phải thoát ra khỏi ứng dụng.

7
Các sản phẩm của người bán được giới thiệu cho người dùng TikTok thông
qua video, livestream và Tab giới thiệu sản phẩm nổi bật trong trang hồ sơ của họ.
Người mua sẽ tìm thấy đầy đủ thông tin chi tiết của sản phẩm như các sàn TMĐT
về giá, lượt đánh giá, lượt mua v.v…

1.2. Câu chuyện ấn tượng của TikTok shop (chuyển từ ứng dụng giải trí thành 1
sàn thương mại điện tử)

Từ một ứng dụng giải trí, tiktok nhận thấy đối tượng chính sử dụng ứng dụng
là người trẻ hay được biết đến với tên gọi là gen Z, cụ thể hơn là người dùng
TikTok ở độ tuổi từ 16 đến 24 chiếm đến 41%. Tận dụng lợi thế này, sự ra đời của
TikTok Shop đã thu hút lượng lớn khách hàng trẻ, trong đó tỷ lệ khách hàng là nữ
chiếm đến 57%. Đây cũng chính là đối tượng có nhu cầu mua sắm trực tuyến cao
nhất, đem đến phần lớn doanh thu cho TikTok Shop. Thế nên dù mới chỉ ra đời vào
năm 2022 nhưng tiktokshop đã nhanh chóng trở thành công cụ khám phá ưa chuộng
của người dùng

TikTok đưa đến một khái niệm, trải nghiệm hoàn toàn mới. Ý tưởng của
TikTok là bán hàng cho những người không có nhu cầu gì. TikTok Shop theo đuổi
mô hình shoppertainment, là sự kết hợp của shopping (mua sắm) và entertainment
(giải trí). Cụ thể, nền tảng TikTok cung cấp 3 loại dịch vụ. Đầu tiên, là giúp người
dùng được giải trí khi xem video. Thứ hai là giải trí nhằm phục vụ học tập, chẳng
hạn như các kỹ năng nấu ăn, học tiếng Anh… Cuối cùng, TikTok cung cấp dịch vụ
giải trí mua sắm. Người dùng xem TikTok sau khi thấy người khác mua, sẽ phát
sinh hành vi mua sắm.

Đặc biệt ở sàn tiktokshop người bán và nhà sản xuất có thể hoàn toàn tập
trung vào chuyên môn, không cần quan tâm đến marketing. Còn về phía người mua,
vì tiktokshop khá mới nên họ có thể dễ dàng mua hàng với mức giá rẻ nhất. Đó là lý
do vì sao tiktokshop trở thành sàn thương mại điện tử đứng thứ ba trên mạng xã hội
trong tháng 11/2022 chỉ sau lazada và shopee.

Khi TMĐT ở Đông Nam Á tiếp tục bùng nổ, thương mại trên mạng xã hội sẽ
ngày càng phổ biến và TikTok hoàn toàn sẵn sàng nắm bắt điều này như một nguồn
doanh thu. Với sức mạnh và sự “chống lưng” từ nền tảng mẹ ByteDance, TikTok có
đầy đủ tài nguyên để thử nghiệm, nghiên cứu khả năng mở rộng mối quan tâm của
mình trong lĩnh vực này.

1.3. Lý do chọn TikTok shop


Thương mại điện tử đang ngày càng trở nên cạnh tranh và phát triển mạnh
mẽ. TikTok Shop đại diện cho một xu hướng mới trong việc tích hợp thương mại
điện tử và mạng xã hội.

8
TikTok không chỉ là một nền tảng mạng xã hội phổ biến, mà còn là một môi
trường tương tác và sáng tạo, cho phép người dùng tạo nội dung ngắn và gây sự chú
ý của khán giả. Nghiên cứu về cách các thương hiệu sử dụng Tik Tok Shop để xây
dựng câu chuyện thương hiệu độc đáo mang lại thông tin quý giá về cách tận dụng
tiềm năng tiếp cận và tiếp thị trên nền tảng này.

TikTok Shop cung cấp cho các doanh nghiệp một kênh tiếp thị mới để tiếp
cận đối tượng khách hàng tiềm năng, giúp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch
quảng cáo và tạo ra các phương pháp tiếp thị hiệu quả. Đồng thời, nó cung cấp cái
nhìn sâu sắc về cách các doanh nghiệp tận dụng xu hướng mới trong lĩnh vực
thương mại điện tử để tạo sự nổi bật và cạnh tranh.

Là một mô hình nền tảng mới, nhưng Tiktok shop đã khẳng định được chỗ
đứng của mình trong và ngoài nước, mang lại sự thành công lớn. Vậy xu hướng và
cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử được thể hiện như thế nào thông qua
TikTok Shop? Lợi ích và thách thức của việc sử dụng TikTok Shop trong việc xây
dựng và quản lý thương hiệu? Chắc hẳn Tiktok đã có những chính sách và quy định
hiệu quả và cụ thể. Việc nghiên cứu về câu chuyện thương hiệu trên TikTok Shop
cung cấp kiến thức quý giá về quy trình xây dựng và quản lý thương hiệu trên mạng
xã hội. Đề tài hứa hẹn giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng tiếp cận và
tiếp thị trên TikTok, đồng thời nắm bắt xu hướng và cạnh tranh trong lĩnh vực
thương mại điện tử.

1.4. Nguyên nhân khiến TikTok shop thành công như bây giờ
Sự phát triển của TikTok: TikTok là một nền tảng phương tiện xã hội ngày
càng phổ biến với hàng triệu người dùng trên toàn cầu. Sự phát triển nhanh chóng
của TikTok đã tạo ra một cơ sở người dùng lớn, cung cấp một cơ hội lớn cho
TikTok Shop tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng đáng kể.

Ra mắt toàn cầu vào năm 2018, TikTok chỉ mất 3 năm để đạt được 1 tỷ
người dùng. Trong khi Facebook, Instagram hay Youtube đều cần đến 8 năm, thậm
chí Twitter sau 16 năm hoạt động vẫn chưa đạt được cột mốc này.

Theo báo cáo tháng 7 của DataReportal, TikTok đang xếp hạng 6 trong
nhóm 17 mạng xã hội có lượng người dùng cao nhất nhưng lại là ứng dụng giữ chân
được khách hàng lâu nhất, trung bình thời gian sử dụng TikTok là 23,6 giờ/tháng.

Mùa hè năm 2021, TikTok Shop lần đầu ra mắt tại Indonesia và Vương quốc
Anh, bắt đầu mở rộng sang Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và
Singapore từ tháng 4 năm nay.

9
Nửa đầu năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa (Gross Merchandise Value -
GMV) của TikTok Shop cho hoạt động thương mại điện tử vượt 1 tỷ USD, tương
đương với khối lượng cả năm 2021, hãng truyền thông Trung Quốc - LatePost đưa
tin. So với giá trị 36,4 tỷ USD của Shopee trong cùng kỳ, TikTok đương nhiên vẫn
thua kém hơn hẳn.

Thế nhưng, nếu Shopee mất hơn 1 năm và Lazada cần đến 3 năm để GMV
cán mốc 1 tỷ USD thì TikTok Shop đã đạt được thành tựu trên trong vòng chưa đầy
1 năm ra mắt.

Với lượng khách hàng tiềm năng cực lớn - hơn 1 tỷ người dùng trên toàn
cầu, trong đó khu vực Đông Nam Á (thị trường trọng điểm của TikTok Shop) có
đến 265 triệu tài khoản. Lựa chọn thị trường đúng đắn là bước đệm quan trọng cho
sự phát triển của TikTok Shop.

Hình 1: Biểu đồ số lượng người dùng TikTok tại các quốc gia
(tháng 4/2022 - đơn vị: triệu người) (Nguồn dữ liệu: Statista)
Tính tương tác và viral của TikTok: TikTok Shop sử dụng tính chất viral và khả
năng tương tác tích cực của TikTok để tạo sự chú ý và tạo ra lợi thế trong việc tiếp
cận người dùng. Các video ngắn và nội dung sáng tạo trên TikTok thu hút sự quan
tâm của người dùng và khuyến khích sự tương tác và chia sẻ.

10
Tích hợp mua sắm trực tiếp: Việc tích hợp mua sắm trực tiếp trên nền tảng
TikTok Shop cung cấp một trải nghiệm mua sắm thuận tiện và nhanh chóng cho
người dùng. Người dùng có thể xem và mua sản phẩm trực tiếp từ các video và nội
dung liên quan mà không cần rời khỏi ứng dụng, giúp tăng khả năng chuyển đổi và
tạo ra doanh thu.

Tiềm năng kinh doanh và tiếp thị: TikTok Shop cung cấp cơ hội cho người dùng
trở thành người bán hàng và kiếm thu nhập từ việc tạo nội dung và quảng cáo sản
phẩm trên nền tảng. Điều này thúc đẩy sự tương tác và sáng tạo từ cộng đồng người
dùng, tạo ra một mô hình kinh doanh độc đáo và hấp dẫn.

Công cụ quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ: TikTok Shop cung cấp các công cụ
quảng cáo và tiếp thị hiệu quả cho các doanh nghiệp. Từ quảng cáo video ngắn đến
influencer marketing, TikTok Shop cung cấp nhiều cách để các thương hiệu tạo ra
chiến dịch tiếp thị tập trung và hiệu quả, thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm
năng.

Tổng hợp lại, sự kết hợp giữa sự phát triển nhanh chóng của TikTok, tính tương
tác và viral, tích hợp mua sắm trực tiếp, tiềm năng kinh doanh và tiếp thị, cùng với
các công cụ quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ đã giúp TikTok Shop trở thành một ứng
dụng thành công và thu hút sự quan tâm của người dùng và doanh nghiệp.

2. Phân tích mô hình kinh doanh của TikTok shop

2.1. Mô hình làm Affiliate TikTok shop

11
Hình 2: Mô hình làm Affiliate TikTok shop

Lợi thế của mô hình Affiliate tiktok shop


 Không cần bỏ vốn nhập hàng. Không cần lo lắng về khâu vận đơn, đóng gói,
tồn kho vì đã có nhà sản xuất lo hết.
 Chỉ cần tập trung vào khâu tìm kiếm khách hàng và bán hàng sao cho hiệu
quả nhất.
 Nhận được hoa hồng chiết khấu theo thỏa thuận mỗi khi phát sinh đơn hàng.
Chỉ số đo lường đó là CPS (Cost Per Sale) giá cho mỗi một đơn hàng.

Đối tượng phù hợp cho mô hình kinh doanh này đó là những KOLs, KOC, nhà sáng
tạo nội dung trên tiktok. Đây là những người đã có hệ thống content có thể xây
dựng các nội dung để làm tiếp thị liên kết. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới cũng có
thể làm được.

 Các bước tổng quát để làm affiliate tiktok shop


Bước 1: Xây kênh
Để có thể làm Affiliate cần xây kênh và kênh được bật giỏ hàng. Để kênh đủ
điều kiện bật tính năng giỏ hàng tiktok shop cần có đủ 1000 follow.
Bước 2: Tìm kiếm đối tác để làm affiliate
Sau khi mở được tính năng giỏ hàng chúng ta có thể lựa chọn sản phẩm phù
hợp để làm ngay trong đó. Mỗi sản phẩm sẽ có các mức chiết khấu chúng ta có thể
lựa chọn.
Bước 3: Tạo video, quảng cáo video tiktok, livestream bán hàng
Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm, đối tác sẽ sáng tạo các nội dung video
để bán hàng. Nếu video có đề xuất tốt hay lên xu hướng thì có thể chạy quảng cáo
luôn. Livestream bán hàng cũng là một cách hiệu quả để làm affiliate.

12
2.2. Mô hình làm Dropship

Hình 3: Mô hình làm Dropship


Mô hình Dropship đã xuất hiện rất lâu trên các nền tảng thương mại điện tử.
Mô hình này cũng giống như làm tiếp thị liên kết, cũng chủ yếu tập trung vào khâu
tìm khách hàng và bán hàng.

Tuy nhiên khác với Affiliate, Dropship cần xây dựng thêm gian hàng. Sau đó
phát sinh đơn thì báo về kho của nhà sản xuất.

Một điểm khác nữa đó là với mô hình Dropship chúng ta có thể tự định giá
cho sản phẩm mình bán. Ví dụ nhà sản xuất bán 100k nhưng chúng ta thấy rằng bán
được 110k thì có thể lấy giá đó.

Mô hình này cũng phù hợp với các KOLs, KOC có một lượng fan có quy mô lớn
hơn một chút. Bên cạnh đó chúng ta cần có khả năng định giá cho sản phẩm.

2.3. Bán sản phẩm trend, nhập hàng về bán


Đây là mô hình thông thường mà nhiều người sẽ làm. Lựa chọn sản phẩm mình
muốn sau đó là nhập một số lượng hàng về và bắt đầu bán. Chúng ta có thể kinh
doanh các mặt hàng trend, theo mùa, lướt sóng trend ngắn hạn.

13
Hình 4: Mô hình nhập hàng kinh doanh

Cơ sở để chạy mô hình này thành công đó là chọn được sản phẩm tốt, có nhu
cầu. Trước khi làm mô hình này có thể chạy các mô hình affiliate hay dropship để
có được kinh nghiệm tìm sản phẩm.

Vì mô hình affiliate hay dropship chính là có những bước test sản phẩm rồi,
và bán được hàng chính tỏ là có nhu cầu. Chúng ta có thể căn cứ thêm vào số phần
trăm hoa hồng của các shop affiliate từ đó dự đoán ra giá nhập, lợi nhuận. Sau đó
tổng hợp lại để chọn ra được sản phẩm nhập bán.

14
2.4. Mô hình tự sản xuất và xây kho

Hình 5: Mô hình tự sản xuất và xây kho

Sau khi đã có những hiểu biết, kinh nghiệm về lựa chọn sản phẩm. Biết cách
tự định giá các sản phẩm. Cách tìm kiếm khách hàng, bán hàng thì chúng ta có thể
mở một kho hàng riêng cho mình.

Sau đó tiếp tục lại tuyển thêm, liên kết thêm những người làm affiliate.
Những đối tác dropship, chạy các chiến dịch affiliate, dropship cho mình, nhập
hàng của mình.

15
2.5. Vừa xây dựng thương hiệu vừa bán hàng

Hình 6: Mô hình Vừa xây dựng thương hiệu vừa bán hàng

Cuối cùng đó là vừa tự xây dựng thương hiệu vừa bán hàng. TikTok là nền
tảng rất tốt để xây dựng thương hiệu cá nhân vì những điểm nổi bật trong thuật toán
phân phối video.

Vì thế ngoài xây dựng nội dung video để bán hàng, xây thương hiệu. Còn có
thể tuyển thêm các cộng tác viên chạy thêm mô hình affiliate, dropship.
Thêm vào đó cũng có thể lựa chọn, nhập thêm hàng để mở thêm xưởng, tự định giá
sản phẩm của mình.

Lúc này chiếc gậy chống lưng tốt nhất đó là lượng fan mình đã có được khi
xây dựng thương hiệu. Đây là một tệp khách hàng mà đã tin tưởng, đã có nhu cầu.
Vì thế sẽ chuyển đổi thành khách hàng mua hàng dễ dàng hơn.

3. Tiktok shop đang thay đổi cuộc chơi của thương mại điện tử

3.1. Tổng quan về nền thương mại điện tử tại Việt Nam

Tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Năm 2020 – 2021 là hai năm dịch Covid hoành hành, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nền kinh tế quốc gia. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ
công thương), hầu hết các ngành đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể tốc độ tăng

16
trưởng so với các năm trước. Tổng kết cả năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam
thấp nhất trong vòng 30 năm qua, chỉ ở mức 2,58%.

Tuy nhiên, trái ngược với tình hình chung của các ngành công nghiệp khác,
ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 16%. Tỷ
trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Hình 7: Doanh Thu TMĐT Việt Nam năm 2017 – 2022 (Tỷ USD)

Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Công ty
nghiên cứu dữ liệu Metric.vn cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên
thành thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.

Xét trên quy mô toàn thế giới, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam
cũng đạt con số vượt trội hơn. Cụ thể, theo Statista, tốc độ phát triển thương mại
điện tử toàn cầu là 16,24% năm 2021 và dự báo bứt phá lên 24.5% vào năm 2025.
Con số này tại Việt Nam là hơn 20% năm 2021, với quy mô 16 tỷ USD. Dự đoán

17
tốc độ phát triển của thương mại điện tử nước ta năm 2025 có thể lên đến 29%, đạt
39 tỷ USD.

Trong suốt 7 năm vừa qua, ngành thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được
tốc độ tăng trưởng từ 16-30%. Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm
2022, dự đoán quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam
năm 2022 sẽ tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD.
 Thị phần thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Theo thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, 4 sàn thương mại điện tử có
thị phần lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần của 4 sàn thương mại điện tử này trong nửa
đầu năm 2022, dựa vào các báo cáo được thu thập, tổng hợp và phân tích trên nền
tảng dữ liệu Big Data của người tiêu dùng trên 4 sàn trong 6 tháng (từ 11/2021-
5/2022).

Hình 8: Thị phần 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam:

Shopee, Lazada, Tiki, Sendo

Theo biểu đồ, Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam.
Đây là một công ty thuộc tập đoàn Sea của Singapore. Hiện tại, Shopee chiếm đến
gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ.

18
Ngay sau đó là Lazada là chiếm 20% thị phần, tương ứng với doanh thu 9,7
nghìn tỷ, bằng khoảng 1/3 doanh số Shopee. Lazada là sàn thương mại điện tử của
tập đoàn Alibaba, Trung Quốc.

Shopee và Lazada đã bỏ xa hai đối thủ nội địa là Tiki và Sendo, lần lượt chiếm
vị trí số 3, 4 với thị phần doanh thu 5,8% và 1,4%.

 Tik Tok shop – sàn thương mại điện tử mới tại Việt Nam

Năm 2022, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đón nhận sự ra đời của sàn
thương mại điện tử mới Tik Tok shop, hứa hẹn sẽ gây ra sự tái cơ cấu thị phần cực
kỳ lớn trong ngành thương mại điện tử Việt Nam.
Tik Tok shop chính thức ra mắt thị trường Việt Nam ngày 28/04/2022 nhưng
chỉ mất 3 tháng để đạt doanh số Tiki gầy dựng 12 năm, mất 6 tháng đã gần đạt
doanh số của Lazada gây dựng 10 năm tại Việt Nam.

Do mới ra nhập thị trường nên các số liệu thống kê về Tik Tok shop chưa
được cập nhật nhiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán sự phát triển thần tốc
của Tik Tok shop sẽ nhanh chóng soán ngôi á quân Lazada và cắt 20-30% doanh số
của Shopee trong vài tháng tới.

3.2. Tại sao kênh bán hàng Tik Tok Shop lại bùng nổ và thu hút dân kinh doanh

Dù mới ra mắt nhưng Tik Tok Shop là kênh bán hàng đang rất “hot” đối với dân
kinh doanh online bởi nhiều lợi ích độc quyền trên kênh bán này.

Kênh bán mới

Là kênh mới hoàn toàn, thị trường lớn với nhiều cơ hội, các chủ shop kinh
doanh online chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội kiếm tiền rộng mở này. Bên cạnh
đó, những chủ shop tiên phong thử nghiệm kênh bán này cũng đã chia sẻ những
thành tích đáng mừng về số lượng và doanh số kỷ lục trong thời gian ngắn.

Khách hàng trẻ, có thói quen mua sắm online và thông thạo mạng xã hội

Số lượng người dùng mới tăng trưởng kỷ lục chỉ trong thời gian ngắn khi
nền tảng TikTok mới ra mắt và đa số đều là giới trẻ có thói quen mua sắm online,
không ngại tiếp cận xu hướng mới. Thật tiếc nếu các chủ shop chưa thử bán hàng
trên kênh bán đầy tiềm năng này.

Tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, quảng cáo

Kinh doanh online có thể giúp chủ shop giảm bớt gánh nặng khi không cần
mất thêm chi phí thuê mặt bằng. Bên cạnh đó, TikTok rất chú trọng về chất lượng

19
sáng tạo nội dung. Chủ shop chỉ cần xây dựng nội dung thật chất lượng là có thể dễ
dàng tiếp cận đến nhiều khách hàng mà không cần tốn quá nhiều chi phí chạy quảng
cáo.

3.3. Mạch tăng trưởng "không thể ngăn chặn" của TikTok Shop

Đầu năm 2023, hệ thống giám sát Reputa đã công bố bảng xếp hạng ngành
thương mại điện tử trong năm 2022. Theo đánh giá của Reputa, với sự thay đổi
nhanh chóng của người tiêu dùng trong thói quen mua sắm trực tuyến sau đại dịch
COVID-10, ngành thương mại điện tử (TMĐT) tiếp tục tiến bước vững chắc và duy
trì được sự phát triển nhanh và bền vững.

Trong đó, dẫn đầu bảng xếp hạng sàn TMĐT năm 2022 không ai khác chính
là Shopee. Có thể thấy, Shopee ngày càng vượt mặt Lazada về độ nhận diện trên
nền tảng số với Total Score bỏ xa Lazada đến 3 lần. Theo báo cáo Metric về TMĐT
năm 2022, Shopee hiện đang là sàn TMĐT phổ biến nhất Việt Nam khi chiếm đến
gần 73% tổng doanh thu 4 sàn, tương ứng với khoảng 91 nghìn tỷ đồng. Lazada
đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26,5 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý trong bảng xếp hạng này là Tiktok Shop. Tuy chỉ vừa ra mắt vào
cuối tháng 4/2022, Tiktok Shop đã vượt cả “anh lớn” Tiki, vươn lên top 3 bảng xếp
hạng trong năm 2022 với Total Score (tổng điểm) đạt 13,56. Tuy nhiên, Total Score
của Tiktok Shop và Tiki không có sự chênh lệch quá lớn, khoảng 2,5%.

Hình 9: Bảng xếp hạng sàn thương mại điện tử (đa ngành hàng) phổ biến trên
MXH. Nguồn: Reputa.

20
Là sàn thương mại điện tử được tích hợp trực tiếp trên ứng dụng mạng xã hội
Tiktok với tệp người dùng là đông đảo người dùng trẻ có sẵn thói quen mua sắm
online, Tiktok Shop chính là mảnh đất màu mỡ dành cho các seller đã có kinh
nghiệm bán hàng trên các chợ điện tử khác như Shopee, Lazada,…hoặc thậm chí
chỉ là người mới bắt đầu.

Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, chỉ tính riêng
trong tháng 11/2022, doanh số trên TikTok Shop (TikTok Seller) đã đạt mức 1.698
tỷ đồng, với 13 triệu sản phẩm được bán ra và 32.000 nhà bán phát sinh đơn hàng.

Hình 10: Thị phần các sàn TMĐT (Theo Metric)

Theo Metric, mức doanh thu trong 1 tháng của Tiktok Shop đã tương đương
80% doanh thu cùng kỳ của Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki. Trung bình
mỗi ngày Tiktok Shop đạt mức doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434.000 sản phẩm được
bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130.000 đồng. Đây là các con số ấn tượng
mà những sàn TMĐT khác phải mất nhiều năm mới xây dựng được.
Trung bình mỗi ngày, TikTok Shop đạt doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434.000 sản
phẩm được bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130.000 đồng.

Phân khúc sản phẩm có giá trong khoảng 100.000 – 200.000 đồng đem lại
mức doanh thu cao nhất cho các nhà bán hàng trên sàn TikTok Shop, chiếm 39%
với 647 tỷ đồng trong một tháng.

21
Hình 11: Số liệu tổng quan về TikTok shop

Đáng chú ý, thống kê theo ngành hàng, ngành hàng Làm đẹp đạt doanh thu
lớn nhất thị trường TMĐT Việt Nam năm 2022 với gần 22 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn
16,3% tổng doanh thu thị trường TMĐT. Đây là lý do các KOC, KOL mảng làm
đẹp như 'chiến thần' Hà Linh, Phạm Thoại,...liên tục ghi nhận kỷ lục livestream chốt
đơn cũng như nhận được nhiều tài trợ từ các nhãn hàng.

Về mức độ yêu thích, báo cáo cho biết trong số các nền tảng thương mại điện
tử hàng đầu, Shopee đang liên tục bị đánh mất sự ưa chuộng của người tiêu dùng.
Quý 1/2023, 52% số người được khảo sát cho biết Shopee là ứng dụng mua sắm
trực tuyến mà họ sử dụng thường xuyên nhất, giảm 3% so với quý trước đó.

Xét riêng từng nhóm người tiêu dùng theo độ tuổi, mức độ yêu thích Shopee
ở Gen Y và Gen Z cũng giảm liên tiếp từ quý 3/2022 tới quý 1/2023. Trong quý vừa
qua, 49% đáp viên thuộc Gen Y và 67% đáp viên thuộc Gen Z cho biết Shopee là
nền tảng họ sử dụng thường xuyên nhất, cùng giảm 5% so với quý trước đó.

22
Hình 12: Mức độ yêu thích đối với các nền tảng thương mại điện tử theo độ tuổi.
Ảnh: Decision Lab.
Trong khi đó, mức độ yêu thích dành cho TikTok Shop ngày càng gia tăng,
đặc biệt ở Gen Z. Trong quý 1/2023, 7% số người trả lời khảo sát thuộc Gen Z cho
biết TikTok Shop là nền tảng họ sử dụng thường xuyên nhất để mua sắm, cao hơn
cả Tiki và Facebook – 2 ứng dụng phổ biến hơn với Gen X và Gen Y.

Trước khi có TikTok Shop, TikTok đã rất thành công trong mảng Influencer
Marketing (tiếp thị bằng những người có ảnh hưởng trong xã hội) với sự bùng nổ
của video ngắn, mạng lưới KOC, KOL hoạt động sôi nổi trên nền tảng đã giúp
nhiều thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn, từ đó lấy
được niềm tin từ người tiêu dùng và tăng trưởng doanh thu.

Là một “tay chơi mới” trên thị trường, nhưng TikTok Shop đã cho thấy sức
trỗi dậy lớn nhất trong năm 2022. Sự xuất hiện của TikTok Shop với những tính
năng mới cho phép các nhà sáng tạo quảng cáo và bán sản phẩm của họ trực tiếp
trên nền tảng đang thực sự tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các “ông lớn”
TMĐT tại thị trường.

4. Chiến lược Marketing của Tiktokshop


4.1. Chiến lược sản phẩm (Product)
Với vị trí là một sàn thương mại điện tử, do đó sản phẩm chính của Tiktok
shop là cung cấp dịch vụ nơi để người mua, người bán có thể dễ dàng tìm đến để
thực hiện những giao dịch mua bán hàng hóa. Cơ chế hoạt động của Tiktok shop là
khi người dùng xem các video, hay xem livestream sẽ xuất hiện những đường dẫn
link để tham khảo các sản phẩm và thực hiện các thao tác đặt mua đơn giản mà
không cần phải tải thêm bất kỳ ứng dụng nào.

23
Người mua có thể thấy đầy đủ các thông tin chi tiết nhất về sản phẩm như
hình ảnh chụp, mẫu mã, giá thành, lượt mua và cả lượt đánh giá…Từ đó, họ có
được cái nhìn khách quan hơn và lựa chọn mua sản phẩm ưng ý.
Ngay từ đầu Tiktok shop đã là nền tảng có lợi dành cho giới trẻ khi được tích
hợp với nền tảng mạng xã hội chia sẻ video ngắn độc đáo, bạn vừa xem video giải
trí vừa thuận tiện mua sắm online với đa dạng mặt hàng mà không cần thoát khỏi
ứng dụng. Tệp người dùng của TikTok trải dài từ 11 – 45 tuổi, đây là độ tuổi có sức
mua lớn và có xu hướng nghiện mua sắm. Tệp người dùng này vẫn tiếp tục to ra và
có xu hướng tăng nhanh trong những năm sau. Đây cũng là tệp có thói quen thanh
toán qua app, ưa tính tiện dụng, không thích thanh toán bằng tiền mặt và thói quen
mua sắm thường dựa trên việc nghe ý kiến từ các reviewer uy tín chất lượng – đặc
biệt reviewer thật từ video trải nghiệm sử dụng.

4.2. Chiến lược về giá (Price)

Với mục đích hướng tới là một trang mạng xã hội nơi người dùng có thể chia
sẻ video giải trí, kết hợp với mua sắm online một cách dễ dàng thì Tiktok hoàn toàn
miễn phí. TikTok Shop tạo ra cho người dùng những trải nghiệm thú vị và sáng tạo,
giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kết nối với người dùng. Ngay từ khi ra mắt, TikTok
Shop sử dụng chiến lược “đốt tiền”, tung ra một loạt khuyến mãi hấp dẫn để kích
cầu, thu hút người dùng, như cách Shopee và Lazada từng làm.

Tiktok Shop thường xuyên tung các ưu đãi cho người mua hàng, phổ biến
nhất là các mã giảm giá ưu đãi, mã giảm cước phí vận chuyển cho người mua. Ở
phía người bán, tại thời điểm ra mắt, TikTok Shop miễn hầu hết phụ phí cơ bản như
hoa hồng, nền tảng, gian hàng chỉ phải trả phí thanh toán (1%/doanh thu đã bao
gồm thuế). So với mức chiết khấu của các sàn thương mại điện tử khác, các sản
phẩm bán ra trên TikTok Shop phải chịu ít phí hơn.

Tiktok shop liên tục tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn tiếp cận tệp
khách hàng khủng. Với chiến dịch “Sale lương về”, trong 3 ngày triển khai chiến
dịch Tiktok Shop thu về doanh thu tăng ở mức 148% so với ngày thường và 15 triệu
lượt xem livestream mỗi ngày. Đây là kết quả vượt ngoài mong đợi của TikTok và
cũng là con số mà các sàn khác khó có thể đạp đổ.

TikTok Shop hiểu rằng với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với các ông lớn
như hiện nay thì ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử
dụng, phù hợp với thói quen của họ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.

4.3. Chiến lược phân phối (Place)

24
Chiến lược marketing của TikTok về phân phối tập trung vào việc tạo ra sự
tiếp cận dễ dàng và lan rộng đến người dùng. TikTok shop được tích hợp với
TikTok- một ứng dụng di động, được phân phối chính thức thông qua các cửa hàng
ứng dụng như App Store và Google Play Store. Điều này đảm bảo rằng TikTok có
sẵn và tiếp cận dễ dàng đối với người dùng trên các nền tảng di động chính. Bất kể
vị trí địa lý, người dùng có thể tải xuống và sử dụng TikTok thông qua các cửa hàng
ứng dụng, tạo ra một môi trường quốc tế và đa dạng.

Sử dụng thuật toán thông minh để cá nhân hóa nội dung và gợi ý video cho
từng người dùng dựa trên sở thích và hành vi của họ. Điều này giúp TikTok đẩy
mạnh việc phân phối nội dung mục tiêu đến người dùng, tăng khả năng tiếp cận và
tương tác, từ đó số lượng người mua sắm trên Tiktok shop sẽ ngày càng tăng.

TikTok đã thiết lập các đối tác hợp tác với nhãn hàng và người dùng nổi
tiếng để tăng cường việc phân phối nội dung. Điều này không chỉ giúp nhãn hàng
mở rộng phạm vi tiếp cận mà còn tạo ra một liên kết đáng tin cậy với người dùng
trên nền tảng.

4.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

TikTok đã tạo ra một môi trường nổi tiếng cho nội dung viral và các thử
thách. Điều này khuyến khích người dùng tạo ra nội dung sáng tạo, hài hước và thu
hút sự chia sẻ rộng rãi. TikTok thường xuyên tạo ra các xu hướng nội dung và thách
thức mới, giúp thu hút sự quan tâm và tạo ra sự lan truyền tự nhiên cho nội dung
trên nền tảng. Có thể kể đến một báo cáo hồi 2021 của Tiktok chỉ ra rằng khoảng
67% người dùng chia sẻ rằng TikTok thôi thúc họ mua sắm trong khi họ không chủ
động. Điều này được chứng minh bằng sự phổ biến của hashtag
#TikTokMadeMeBuyIt, thu hút hơn 7,4 tỷ lượt xem vào năm 2021.

Nhận ra sức mạnh của influencer và người nổi tiếng, TikTok tận dụng chiến
lược này trong việc xúc tiến sản phẩm và thương hiệu. Hợp tác với các người dùng
có ảnh hưởng lớn trên nền tảng để tạo ra nội dung quảng cáo và gợi ý sản phẩm.
Những người dùng có lượng người theo dõi đông đảo và tương tác cao có khả năng
ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và thu hút sự quan tâm của khán giả. Đồng
thời có thể truyền cảm hứng và tạo động lực cho khán giả, tạo ra sự nhận diện và
tăng cường xúc tiến cho thương hiệu hoặc sản phẩm.

5. Lợi thế cạnh tranh của Tiktokshop

5.1. Tiktok Shop so với Shopee, Lazada

25
Chi phí:

 Phí thanh toán

- Shopee, lazada: phí áp dụng cho mỗi đơn hàng giao dịch thành công.
- Tiktok shop: 1% tổng giá trị đơn hàng

 Phí cố định

- Shopee: Là phí hoa hồng cố định áp dụng cho tất cả các giao dịch bán sản
phẩm, sử dụng dịch vụ của Người bán được thực hiện thành công qua sàn
Shopee (Đơn hàng – Đã giao)
- Lazada: phí hoa hồng tính trên giá niêm yết của sản phẩm, chỉ áp dụng
cho người bán thuộc lazmall. Phí thanh toán sẽ được hoàn lại cho người
bán nếu đơn hàng đổi trả thành công bởi khách hàng.
- Tiktok shop: không thu phí cố định 0%

 Phí dịch vụ:

- Shopee: phí áp dụng cho người bán sử dụng Gói Voucher hoàn xu xtra
hoặc gói miễn phí vận chuyển freeship xtra. Đối với các shop không
thuốc shopee mall, khi tham gia gói voucher hoàn xu xtra sẽ được miễn
phí toàn bộ cố định trong suốt thời gian tham gia chương trình.
- Lazada, tiktok shop: không thu phí dịch vụ 0%

Giao hàng:

TIKTOK SHOP: Khi bạn đặt nhiều sản phẩm cùng 1 shop trên Tiktok Shop thì
shop có thể chủ động gộp đơn để giao luôn 1 lần khá tiện (miễn sao đặt trước khi
chủ shop lên đơn cho đơn vị vận chuyển).

SHOPEE, LAZADA: Tuy nhiên trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada việc
tự động tách đơn khi khách áp dụng Voucher thường xuyên xảy ra. Điều này gây
cho người dùng nhiều bất tiện, feedback từ khách hàng cho thấy họ không hề cảm
thấy hài lòng về vấn đề này.

 Thời gian giao hàng

- Lazada: Khá nhanh. Lazada cũng đang triển khai dịch vụ giao nhanh để
cạnh tranh với giao nhanh 2h của Tiki nhưng vẫn chưa đạt tới tốc độ của
Tiki.
- Shopee: Tốc độ cũng khá nhanh. Shopee cũng có tính năng giao nhanh
như Tiki là giao hàng 4h nhưng không nổi bật bằng

26
- Tiktok shop: Đối với 1 đơn hàng Tiktok Shop sẽ có khoảng thời gian xử
lý bao gồm: tối đa 3 ngày để nhà bán hàng chuẩn bị đơn hàng, tối đa 2
ngàyđể đơn vị vận chuyển tiếp nhận đơn hàng, và từ 2-3 ngày vận chuyển
hàng tùy độ xa gần.

TRAFFIC/ LEADS

 SHOPEE, LAZADA: Khách hàng trên Shopee, Lazada có thể cộng hưởng từ
nhiều nguồn traffic đa dạng: tìm kiếm theo từ khoá (SEO), direct từ social
(FB, Instagram, Tiktok…), chạy quảng cáo… đa dạng thiết bị (máy tính/điện
thoại/ máy tính bảng), chủ shop có nhiều lựa chọn để tăng lượng khách hàng
tiềm năng.

 TIKTOK SHOP: Mặt khác, khách hàng từ Tiktok Shop chủ yếu là traffic từ
content video, KOL/KOC review, traffic từ chạy ads.

-> Ngoài ra livestream cũng là một nguồn kéo traffic mạnh cho Tiktok Shop. Tương
tự các người anh tiền nhiệm như Douyin, Taobao… Tiktok Shop hứa hẹn là một
kênh bán hàng trực tuyến cực khủng cho các chủ shop. Nhờ sức ảnh hưởng từ
KOC/KOL + Voucher ưu đãi, tạo ra cơn sốt “FOMO” thúc đẩy khách hàng ra quyết
định mua hàng nhanh hơn trong mỗi lần live.

Chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng

 Lazada: Không có tổng đài, chỉ có chat trực tuyến.


 Shopee: Tổng đài Shopee không giải quyết được nhiều, chủ yếu là người
mua tự thỏa thuận và liên hệ với người bán.

Tiktok shop: có 2 email chính phục vụ chăm sóc khách hàng. Gửi tin nhắn vào
ads@tiktok.com để được hỗ trợ về quảng cáo TikTok Shop. Hoặc gửi về địa chỉ
support@tiktok.com nếu bạn cần hỗ trợ các vấn đề về tài khoản.

5.2. Ưu và nhược điểm của Tiktok Shop so với Shopee, Lazada

5.2.1. Ưu điểm:

Người dùng Tiktok có độ tuổi trẻ và trưởng thành: với độ tuổi từ 12-40 tuổi, giới trẻ
thường có xu hướng xem review đánh giá sản phẩm trước khi mua hàng online
thông qua các KOLS, reviewer vì vậy đây là độ tuổi có sức mua lớn cho cả hiện tại
và tương lai.

Tỷ lệ chuyển đổi cao: điểm mạnh của Tiktok Shop là hoạt động trên nền tảng nội
dung video. Khi mua hàng trên shopee thì chỉ được xem những hình ảnh, đoạn

27
video ngắn mang tính chất tham khảo, nhưng khi mua hàng trên Tiktok Shop người
bán hàng thoải mái làm nội dung giới thiệu về sản phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm
thu hút được người xem và người xem biết rõ về sản phẩm mình muốn mua.

Đạt được doanh thu bán hàng cao: Tiktok sẽ chọn lọc những video, hình ảnh chất
lượng cao, nội dung content đa dạng để lên đầu xu hướng, khi lên xu hướng sẽ tiếp
cận nhiều người dùng biết đến sản phẩm của mình. Nếu kênh của bạn nhiều người
biết đến hoặc livestream lên xu hướng chỉ sau vài giờ bạn live đơn hàng có thể đi
tới lên hàng trăm, nghìn đơn. Để đạt được tệp khách hàng khủng thì nội dung bạn
làm video phải bắt kịp xu hướng hay còn gọi là theo trend để thu hút nhiều người
biết đến bạn hơn.

Khả năng phân phối không giới hạn: Tiktok Shop phân phối các nội dung bán hàng
đến người dùng theo cách ngẫu nhiên để dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quả, sau đó
mở rộng với tệp khách hàng tiềm năng theo kết quả đó. Vì vậy, nội dung bán hàng
của bạn sẽ tiếp cận được khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Ngoài ra, điều này còn
tạo cơ hội bình đẳng cho những người bán mới muốn phân phối nội dung của họ.

Nội dung quan trọng hơn quảng cáo: Tiktok luôn là nền tảng coi trọng nội dung
sáng tạo. Vì vậy, ứng dụng này khuyến khích người dùng đầu tư vào nội dung chất
lượng thay vì trả tiền cho quảng cáo để giữ khách hàng của họ.

5.2.2. Nhược điểm

Khi bạn không đăng video trong một thời gian dài thì kênh của bạn sẽ bị bóp
tương tác, lúc này video của bạn ít hiển thị với mọi người, thậm chí người theo dõi
bạn sẽ giảm.

Chuyển đổi không xuất phát từ nhu cầu người dùng: Shopee, tiki, lazada
thường xuất phát từ nhu cầu người mua khi họ muốn tìm sản phẩm nào đó. Còn
Tiktokshop nhu cầu người mua được hình thành từ cảm xúc khi xem video. Việc
mua hàng phần lớn do cảm xúc xem video khi đó, đây chính là thách thức lớn cho
người bán hàng, vì vậy việc tập trung vào nội dung video rất quan trọng.

5.3. Thách thức của Tiktok shop

5.3.1. Tại Việt Nam

Cuộc đua vận chuyển

Ngoài việc mua bán, khâu vận chuyển cũng là một trong những yếu tố cạnh
tranh của các sàn TMĐT. Hiện Shopee hợp tác với một loạt các “ông lớn” vận
chuyển như Giao Hàng Tiết Kiệm; Giao Hàng Nhanh; Viettel Post; Vietnam Post,

28
Ninja Van, J&T Express và tự xây cho mình kênh Shopee Xpress. Lazada sở hữu
Lazada Express, ngoài ra còn bắt tay với VNPost, DHL, Giao Hàng Nhanh, Ship60,
VNCPost, Netco Post. Hiện các sàn TMĐT cũng cho phép người mua tự lựa chọn
đơn vị vận chuyển phù hợp, tối ưu về giá cả và thời gian. Chưa kể, các sàn gần đây
đều bổ sung hình thức giao hàng nhanh, giao hàng hỏa tốc, cho phép người mua
hàng tại các đô thị lớn có thể nhận hàng trong 1-2 giờ kể từ khi đặt hàng.

Điểm cộng này chưa có tại TikTok Shop. TikTok Shop hiện có 3 đơn vị vận
chuyển là J&T Express, Giao Hàng Tiết Kiệm và Best Express. Tuy nhiên, cả người
mua lẫn người bán đều không được chọn đơn vị vận chuyển, thay vào đó, phía
TikTok Shop sẽ tự phân bổ, phổ biến nhất là J&T Express.

Chính sự khác biệt trong khâu vận chuyển khiến một số người ngay lập tức
nghĩ đến các sàn TMĐT như Shopee, Lazada hay Tiki thay vì TikTok Shop nếu có
nhu cầu nhận hàng nhanh chóng.

Người mua thích sự chủ động trên các nền tảng cũ

Tính năng tiếp cận khách hàng kể cả những không có nhu cầu mua sắm của
TikTok Shop mang lại nhiều lợi thế cho sàn TMĐT này. Tuy nhiên, một số người
cho biết họ thích sự chủ động mua sắm hơn là việc bị “dẫn dụ” mua hàng. Bản chất
TikTok Shop là nền tảng giải trí, nhu cầu của người mua được hình thành hoặc
được đánh thức từ cảm xúc khi xem video. Việc ra quyết định mua hàng cũng phần
lớn do cảm xúc mà video đó mang lại. Cho nên khi khách hàng nhìn thấy sản phẩm
và mua theo cảm xúc thì họ cũng có thể “bùng” bất cứ khi nào họ hết hứng thú.

5.3.2. Tại quốc tế

TikTok hiện đang tìm cách mở rộng doanh số bán ở Mỹ và châu Âu mặc dù
những thị trường này chỉ chiếm một phần nhỏ trong mục tiêu GMV 20 tỷ USD của
họ. Startup giá trị nhất thế giới hiện đang nỗ lực tìm cách chiếm miếng bánh lớn
hơn của lĩnh vực thương mại điện tử trị giá 17 nghìn tỷ USD khi động lực doanh thu
chính – là mảng quảng cáo đang có dấu hiệu chậm lại do nền kinh tế đi xuống.

Tuy nhiên, những nỗ lực của TikTok để mở rộng hoạt động thương mại điện
tử tại Mỹ hiện đang bị đe dọa bởi những chính trị gia Mỹ khi họ muốn cấm ứng
dụng này vì những lo ngại an ninh quốc gia..
Công ty này có ý định xuất khẩu mô hình thương mại của mình tới Mỹ và
giới thiệu tới 150 triệu người dùng ở đây. Họ cũng đề xuất hàng loạt biện pháp để
xử lý những lo ngại quốc gia tại Mỹ gồm cả vấn đề dữ liệu người dùng Mỹ và cho
phép các đối tác như Oracle xem xét công nghệ của họ. Tuy nhiên, bang Montana

29
đã áp dụng luật cấm tải ứng dụng TikTok bắt đầu từ năm 2024 và các nhà làm luật
cũng đang muốn áp dụng biện pháp tương tự với quy mô quốc gia.

30
PHẦN KẾT

Nghiên cứu về câu chuyện thương hiệu của TikTok Shop đã giúp ta có cái
nhìn tổng quan về sự phát triển và thành công của nền tảng mua sắm trực tuyến này.
TikTok Shop đã khai thác hiệu quả tính chất viral, khả năng chia sẻ và tạo nội dung
sáng tạo để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và thu hút người dùng. Sự tích hợp
mua sắm trực tiếp, sử dụng influencer marketing và cung cấp công cụ quảng cáo
tiếp thị mạnh mẽ là những yếu tố quan trọng trong sự thành công của TikTok Shop.
Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng và cơ sở để hiểu rõ hơn về mô hình
kinh doanh này và tầm quan trọng của thương mại điện tử trong cách mạng công
nghiệp 4.0.

31
DANH MỤC THAM KHẢO
Anh, Q. (2022, 09 30). Yếu tố giúp TikTok Shop trở thành “tân binh khủng long”
của ngành thương mại điện tử. From Nhịp sống thị trường:
https://markettimes.vn/yeu-to-giup-tiktok-shop-tro-thanh-tan-binh-khung-
long-cua-nganh-thuong-mai-dien-tu-4786.html
Linh, P. (2023, 06 08). TikTok Shop – thế lực 1 năm tuổi đáng sợ của làng TMĐT:
Người dùng bị cuốn vào những video, buổi livestream vô tận, lũ lượt rời bỏ
Shopee, Amazon. From CAFEF: https://cafef.vn/tiktok-shop-the-luc-1-nam-
tuoi-dang-so-cua-lang-tmdt-nguoi-dung-bi-cuon-vao-nhung-video-buoi-
livestream-vo-tan-lu-luot-roi-bo-shopee-amazon-188230608092827309.chn
Sự trỗi dậy của TikTok - chiến lược từ công ty mẹ ByteDance. (2020, 5 29). From
Tomorrow Marketer: https://blog.tomorrowmarketers.org/su-troi-day-cua-
tiktok-chien-luoc-tu-cong-ty-me-bytedance/
Thu, H. (2023, 03 16). TikTok Shop: thế lực mua sắm online mới nổi khiến ''đàn
anh'' dè chừng, mới ra mắt đã làm được 1 điều mà Lazada phải tốn đến 3
năm. From Kênh 14: https://kenh14.vn/tiktok-shop-the-luc-mua-sam-online-
moi-noi-khien-dan-anh-de-chung-moi-ra-mat-da-lam-duoc-1-dieu-ma-
lazada-phai-ton-den-3-nam-20230315221505895.chn
trường, M. A.-N. (2023, 05 23). Người Việt ngày càng thích mua sắm trong cơn
hưng phấn không chủ đích, Shopee dần thất sủng, TikTok Shop tăng trưởng
cực kỳ đều đặn. From CAFEF: https://cafef.vn/nguoi-viet-ngay-cang-thich-
mua-sam-trong-con-hung-phan-khong-chu-dich-shopee-dan-that-sung-
tiktok-shop-tang-truong-cuc-ky-deu-dan-188230523174451692.chn

32

You might also like