You are on page 1of 5

Lê Trần Huy Tuấn – 43.01.606.

151

NGŨ LIỄU TIÊN SINH TRUYỆN

1. PHIÊN ÂM:
Tiên sinh bất tri hà hử nhân dã, diệc bất tường kỳ tính tự, trạch biên hữu ngũ liễu thụ,
nhân dĩ vi hiệu yên. Nhàn tĩnh thiểu ngôn; bất mộ vinh lợi. Hiếu độc thư, bất cầu thậm giải;
mỗi hữu hội ý, tiện hân nhiên vong thực. Tính thị tửu, gia bần bất năng thường đắc. Thân cựu
tri kỳ như thử, hoặc trí tửu nhi chiêu chi, tháo ẩm triếp tận, kì tại tất túy; ký túy tất thoái, tằng
bất lận tình khứ lưu. Hoàn đổ tiêu nhiên, bất tế phong nhật, đoản hạt xuyên kết, đan biều lũ
không, án như dã. Thường trước văn chương tự ngu, phả thị kỷ chí. Vong hoài đắc thất, dĩ thử
tự chung.
Tán viết: Kiềm Lâu chi thê hữu ngôn: “Bất thích thích ư bần tiện, bất cấp cấp ư phú
quý.” Vị kỳ ngôn, tư nhược nhân chi trù hồ? Hàm trường phú thi, dĩ lạc kỳ chí. Vô Hoài thị chi
dân dư? Cát Thiên thị chi dân dư?
Các bộ thủ có trong bài:
1. Ngũ (五): năm => Bộ Nhị.
2. Liễu (柳): cây liễu => Bộ Mộc.
3. Tiên (先): cái có trước => Bộ Nhất.
4. Sinh (生): người có học => Bộ Sinh.
5. Truyện (傳): kinh, sách => Bộ Nhân.
6. Bất (不): không, chẳng => Bộ Nhất.
7. Tri (知): biết, hiểu => Bộ Thỉ.
8. Hà (何): chỗ nào, ở đâu => Bộ Nhân.
9. Hử (許): nơi, chỗ => Bộ Ngôn.
10. Nhân (人): người => Bộ Nhân.
11. Dã (也): trợ từ => Bộ Ất.
12. Diệc (亦): cũng, lại => Bộ Đầu.
13. Tường (詳): biết rõ => Bộ Ngôn.
14. Kỳ (其): đại từ thay thế => Bộ Bát.
15. Tính (姓): họ => Bộ Nữ.
16. Tự (字): tên tự => Bộ Tử.
17. Trạch (宅): chỗ ở, nhà => Bộ Miên.
18. Biên (邊): bên, ven => Bộ Sước.
19. Hữu (有): có => Bộ Nguyệt.
20. Thụ (樹): cây => Bộ Mộc.
21. Nhân (因): nương tựa, dựa vào => Bộ Vi.
22. Dĩ (以): lấy, dùng, làm => Bộ Nhân.
23. Vi (爲): làm ra, chế ra => Bộ Trảo.
24. Hiệu (號): tên gọi, danh xưng => Bộ Hô.
25. Yên (焉): đại từ nhân xưng => Bộ Hỏa.
26. Nhàn (閑): thông thạo, hạn chế => Bộ Môn.
27. Tĩnh (静): yên lặng => Bộ Thanh.
28. Thiểu (少): ít, không nhiều => Bộ Tiểu.
29. Ngôn (言): lời nói => Bộ Ngôn.
30. Mộ (慕): yêu thích, ham muốn => Bộ Tâm.
31. Vinh (榮): tươi tốt, giàu sang => Bộ Mộc.
32. Lợi (利): thuận tiện, tốt đẹp => Bộ Đao.
33. Hiếu (好): tốt, lành, đẹp => Bộ Nữ.
34. Độc (讀): đọc, xem => Bộ Ngôn.
35. Thư (書): sách => Bộ Viết.
36. Cầu (求): tìm, tìm tòi => Bộ Thủy.
37. Thậm (甚): rất, lắm => Bộ Cam.
38. Giải (解): trình bày, phân tích, hiểu được ý => Bộ Giác.
39. Mỗi (每): các, mỗi => Bộ Vô.
40. Hội (會): cuộc họp, cuộc gặp mặt, đông đúc => Bộ Viết.
41. Ý (意): điều suy nghĩ, kiến giải, quan điểm => Bộ Tâm.
42. Tiện (便): thuận lợi, thích hợp => Bộ Nhân.
43. Hân (欣): vui mừng, hớn hở => Bộ Khiếm.
44. Nhiên (欣): tán đồng, cho là đúng => Bộ Hỏa.
45. Vong (忘): quên, mất => Bộ Tâm.
46. Thực (食): ăn => Bộ Thực.
47. Tính (性): tính tình, bản chất => Bộ Tâm.
48. Thị (嗜): ham thích => Bộ Khẩu.
49. Tửu (酒): rượu => Bộ Dậu.
50. Gia (家): nhà, ở, cư trú => Bộ Miên.
51. Bần (貧): nghèo, thiếu => Bộ Bối.
52. Năng (能): gánh vác, làm được => Bộ Nhục.
53. Thường (常): lâu dài, không đổi => Bộ Cân.
54. Đắc (得): đạt được, lấy được => Bộ Xích.
55. Thân (親): người thân, họ hàng => Bộ Kiến.
56. Cựu (舊): bạn cũ => Bộ Cữu.
57. Như (如): so sánh bằng => Bộ Nữ.
58. Thử (此): ấy, thế => Bộ Chỉ.
59. Hoặc (或): có kẻ (phiếm chỉ) => Bộ Qua.
60. Trí (置): đặt, để, bày => Bộ Võng.
61. Nhi (而): đại từ nhân xưng => Bộ Nhi.
62. Chiêu (招): mời, gọi => Bộ Thủ.
63. Chi (之): đại từ nhân xưng => Bộ Phiệt.
64. Tháo (造): làm ra, gây nên => Bộ Sước.
65. Ẩm (飮): Uống, đồ uống => Bộ Thực.
66. Triếp (輒): thường, lần nào cũng vậy => Bộ Xa.
67. Tận (盡): hết, không còn gì nữa => Bộ Mãnh.
68. Kì (期): đến hẹn, hạn độ => Bộ Nguyệt.
69. Tại (在): vào, hồi, trong, về => Bộ Thổ.
70. Tất (必): tất yếu, nhất định => Bộ Tâm.
71. Túy (酔): say rượu => Bộ Dậu.
72. Ký (旣): đã... lại còn => Bộ Vô.
73. Thoái (退): rút lui, đi về => Bộ Sước.
74. Tằng (曾): đã, từng => Bộ Viết.
75. Lận (吝): hối tiếc, tham luyến => Bộ Khẩu.
76. Tình (情): tình cảm, giao tiếp => Bộ Tâm.
77. Khứ (去): đi, đã qua => Bộ Khư.
78. Lưu (留): lưu giữ, ở lại => Bộ Điền.
79. Hoàn (環): bốn phía, chung quanh => Bộ Ngọc.
80. Đổ (堵): tường ngăn => Bộ Thổ.
81. Tiêu (蕭): tiêu điều, buồn bã => Bộ Thảo.
82. Nhiên (然): đúng thế, vậy, nhưng => Bộ Hòa.
83. Tế (蔽): che lấp => Bộ Thảo.
84. Phong (風): gió => Bộ Phong.
85. Nhật (日): mặt trời, ngày => Bộ Nhật.
86. Đoản (短): ngắn, kém => Bộ Thi.
87. Hạt (褐): áo vải to, thô => Bộ Y.
88. Xuyên (穿): thủng lỗ, xuyên qua => Bộ Huyệt.
89. Kết (結): thắt nút, kết bó => Bộ Mịch.
90. Đan (簞): cái giường => Bộ Trúc.
91. Biều (瓢): cái bầu, đồ đựng nước hay rượu => Bộ Qua.
92. Lũ (屢): thường, luôn => Bộ Thi.
93. Không (空): trống rỗng => Bộ Huyệt.
94. Án (晏): rực rỡ, tươi tốt => Bộ Nhật.
95. Thường (常): thông thường, bình thường => Bộ Cân.
96. Trước (著): viết, soạn sách => Bộ Thảo.
97. Văn (文): văn, chữ viết => Bộ Văn.
98. Chương (章): văn tự viết thành bài => Bộ Âm.
99. Tự (自): tự mình => Bộ Tự.
100. Ngu (娯): vui vẻ => Bộ Nữ.
101. Phả (頗): hơi, rất, lắm => Bộ Hiệt.
102. Thị (示): tỏ rõ, mách bảo => Bộ Kỳ.
103. Kỷ (己): mình => Bộ Kỷ.
104. Chí (志): ý chí, chí hướng => Bộ Tâm.
105. Vong (忘): quên, bỏ sót => Bộ Tâm.
106. Hoài (懁): nhớ nhung => Bộ Tâm.
107. Đắc (得): đạt được => Bộ Xích.
108. Thất (失): lỡ, sai lầm => Bộ Đại.
109. Thử (此): này, bên này, thế, như vậy => Bộ Chỉ.
110. Chung (終): cuối, kết thúc => Bộ Mịch.
111. Tán (贊): khen ngợi => Bộ Bối.
112. Kiềm (黔): đen, họ Kiềm => Bộ Hắc.
113. Lâu (婁): họ Lâu => Bộ Nữ.
114. Thê (妻): vợ => Bộ Nữ.
115. Thích (戚): thương xót, thân thích => Bộ Qua.
116. Ư (於): ở, tại, vào lúc => Bộ Phương.
117. Tiện (賤): rẻ mạt, nghèo hèn => Bộ Bối.
118. Cấp (汲): vội vàng => Bộ Thủy.
119. Phú (富): giàu có => Bộ Miên.
120. Quý (貴): quý giá => Bộ Bối.
121. Vị (味): vị, mùi, ý nghĩa => Bộ Khẩu.
122. Tư (玆): đen, dơ bẩn => Bộ Huyền.
123. Nhược (若): giống như, nếu => Bộ Thảo.
124. Trù (儔): bạn bè, đồng bọn => Bộ Nhân.
125. Hồ (乎): chăng, không => Bộ Triệt.
126. Hàm (酣): uống rượu say sưa => Bộ Dậu.
127. Trường (觴): chén rượu => Bộ Giác.
128. Phú (賦): ban cho, ngâm vịnh, làm thơ văn => Bộ Bối.
129. Thi (詩): thơ => Bộ Ngôn.
130. Lạc (樂): sung sướng => Bộ Mộc.
131. Vô (無): không có => Bộ Hỏa.
132. Thị (氏): họ => Bộ Thị.
133. Dân (民): người dân => Bộ Thị.
134. Dư (歟): vậy ư => Bộ Khiếm.
135. Cát (葛): họ Cát => Bộ Thảo.
136. Thiên (天): bầu trời => Bộ Đại.

2. DỊCH NGHĨA:
Ông không biết người ở đâu, cũng không rõ họ tên gì, cạnh nhà có năm cây liễu, nhân
lấy đó làm tên hiệu. Nhàn tĩnh ít nói; không tham danh lợi. Ưa đọc sách, không cần hiểu quá
chi li; mỗi lần tìm được điều tâm đắc, liền vui mừng quên ăn. Tính thích rượu, nhưng nhà nghèo
không có thường xuyên. Người thân biết ông như vậy, có khi bày rượu mời ông, ông lại uống
hết, thường uống đến say; đã say thì về, không bao giờ tham luyến gì nữa cả. Bốn vách tiêu
điều, không che được nắng gió, quần áo chỗ rách chỗ vá, quả bầu đựng nước nhiều lần trống
không, vẫn vui như thường. Thường viết văn mà tự lấy làm vui, bày tỏ chí của mình. Hay dở
không quan tâm, cứ thế đến hết đời.
Khen rằng: vợ của Kiềm Lâu có nói: “Không lo lắng khi cảnh nghèo khó, không vội
vàng trong cảnh giàu sang.” Ngẫm lời ấy, người này vngười đó cũng là một loại chăng? Uống
rượu ngâm thơ, mà chí mình vui sướng. Dân đời Vô Hoài đó ư? Dân đời Cát Thiên đó ư?
3. CÁCH DÙNG CHỮ CHI VÀ KỲ CÓ TRONG BÀI:
3.1 Cách dùng chữ Chi:
+ Trợ từ kết cấu:
“Kiềm Lâu chi thê hữu ngôn” => Nối giữa định ngữ (Kiềm Lâu) và trung tâm ngữ (thê).
“tư nhược nhân chi trù hồ?” => Nối giữa định ngữ (tư nhược nhân) và trung tâm ngữ
(trù).
“Vô Hoài thị chi dân dư?” => Nối giữa định ngữ (Vô Hoài thị) và trung tâm ngữ (dân).
“Cát Thiên thị chi dân dư?” => Nối giữa định ngữ (Cát Thiên thị) và trung tâm ngữ
(dân).
+ Đại từ nhân xưng:
“hoặc trí tửu nhi chiêu chi” => “Chi” thay cho “Tiên sinh” ở đầu.
3.2 Cách dùng chữ Kỳ:
+ Đại từ chỉ thị:
“Vị kỳ ngôn” => Giúp bổ sung nghĩa cho “ngôn” tạo thành “lời nói ấy”.
“dĩ lạc kỳ chí” => Giúp bổ sung nghĩa cho “chí” tạo thành “cái chí ấy”.
+ Đại từ nhân xưng:
“diệc bất tường kỳ tính tự” => “Kỳ” thay cho “Tiên sinh” ở đầu.
“Thân cựu tri kỳ như thử” => “Kỳ” thay cho “Tiên sinh” ở đầu.

You might also like