You are on page 1of 8

II.

Phép biện chứng duy vật

B, Các hình thức của Phép biện chứng

-PBC chất phác thời cổ đại:

+ Xem xét thế giới trong tính chỉnh thể và tính biện chứng

+ Về cơ bản còn mang tính trực quan, ngây thơ, chất phác và tự phát.

+ Về cơ bản

-PBC duy tâm cổ điển đức:

+ Hệ thống hóa và xây dựng PBC với hệ thống phạm trù, quy luật chung, có tính logic chặt chẽ.

+ Là phép biện chứng được xây dựng trên nền tảng của thế giới quan duy tâm

-PBC duy vật hiện đại:

+ Là PBC được xác lập trên nền tảng TGQ Duy vật khoa học

+ Có sự thống nhất giữa nội dung Thế giới quan duy vật biện chứng và ppl biện chứng duy vật

PBC Duy Vật:

+ Nguyên lí về Mối liên hệ phổ biến

/ Các cặp phạm trù cơ bản:

 Cái riêng – cái chung


 Nguyên nhân – kết quả
 Tất nhiên – Ngẫu nhiên
 Nội dung – hình thức
 Bản chất – hiện tượng
 Khả năng – hiện thực

+ Nguyên lí về sự phát triển:

/ Các quy luật cơ bản:

 Quy luật mâu thuẫn: Nguồn gốc phát triển


 Quy luật lượng – chất: Cách thức phát triển
 Quy luật PĐCPĐ: Khuynh hướng phát triển

2.2 Các quy luật cơ bản của PBCDV

A, Quy luật mâu thuẫn

Vị trí, vai trò của quy luật là “hạt nhân: của PBCDV, chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự phát triển.

*Các khái niệm cơ bản:


-Mặt đối lập: các đặc điểm, thuộc tính trái ngược nhau của cùng 1 sự vật hiện tượng.

-Mâu thuẫn biện chứng: sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập

*Nội dung quy luật:

+Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng trong nó các MĐL và chúng luôn tác động qua lại lẫn
nhau.

+ Vị trí, vai trò của sự thống nhất và sự đấu tranh của các MĐL là khác nhau.

+ Đấu tranh giữa các MĐL làm cho mâu thuẫn triển khai qua các giai đoạn: khác biệt -> đối lập -> chuyển
hóa.

+ Các cách chuyển hóa MĐL:

 MĐL này chuyển sang MĐL kia, làm cho SV có sự thay đổi về chất
 Cả 2 MĐL cùng chuyển hóa để sang hình thức mới cao hơn

+ Thông qua sự chuyển hóa, MTBC được giải quyết dẫn tới sự hình thành sự vật, hiện tượng mới với các
MĐL và MTBC mới. Các MĐL mới trong SV, HT mới lại thường xuyên liên hệ, tác động lẫn nhau

B, Quy luật lượng- chất

Vị trí, vai trò: là 1 trong 3 quy luật cơ bản của PBCDV, chỉ ra cách thức phát triển của SV, HT

*Khái niệm chất và lượng:

Khái niệm “chất” của SV, HT

- Định nghĩa: chất là phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính cơ bản, làm cho sự vật là nó, phân biệt
với các sự vật, hiện tượng khác.
- Đặc trưng:
+ Tính khách quan
+ Bộc lộ thông qua thuộc tính nhưng khác thuộc tính
+ Sự vật có vô vàn chất
+ Chất còn bị quy định cấu truc
+ Tính ổn định

Khái niệm “lượng” cúa SV, HT:


- Định nghĩa: Lượng là phạm trù triết học dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
- Đặc trưng:
+ Tính khách quan
+ Lượng biểu hiện rất đa dạng, phong phú
+ Sự vật có vô vàn lượng
+ Thường xuyên biến đổi

*Nội dung quy luật

- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại – Phuong thức phổ biến
của quá trình phát triển

+ Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm 2 mặt chất và lượng.

+ Sự tác động qua lại giữa chất và lượng làm cho lượng biến đổi trước

+ Không phải bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng làm chất

- Các thể thay đổi:

+ Độ: Thay đổi cơ bản chưa có gì nhiều ( sự thống nhất biện chứng của chất và lượng, là khoảng giới hạn
mà lượng đổi chưa làm chất thay đổi căn bản

+ Điểm nút: Thay đổi lượng niều -> chất thay đổi căn bản (Thời điểm mà số lượng đổi đủ làm cho chất
thay đổi căn bản)

+ Bước nhảy: Sự thay đổi về chất sau Điểm nút (Sự thay đổi căn bản về chất tại điểm nút do sự thay đổi
về lượng trước đó gây nên)

*Ý nghĩa PPL:

- Phải coi trọng sự thay đổi về lượng, chống tư tưởng chủ quan nóng vội

- Phải coi trọng sự thay đổi về chất, chống tư tưởng bảo thủ trì trệ

- Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy

c. Quy luật phủ định của phủ định

- Vị trí, vai trò: là 1 trong 3 QL cơ bản của PBCDV, làm rõ khuynh hướng của sự phát triển.

*Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng:

-Định nghĩa:

+ Phủ định là sự thay thế SV này bằng SV khác trong quá trình vận động và phát triển.

+ Phủ định siêu hình là sự phủ định do nguyên nhân bên ngoài, chấm dứt sự phát triển của sự vật, hiện
tượng.
+ Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời
thay thế cái cũ.

- Tính chất của PĐBC


+ Tính khách quan

SV1 ->(ch/hóa) Sv2-> (Ch/hóa) Sv3 -> (ch hóa) ->(ch hóa)-> sv1

+ Tính kế thừa: khái niệm dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải
tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang chúng; loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp của sự vật, hiện
tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới

+ Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất và đấu tranh của các MĐL. Khi các MĐL
xung đột gay gắt và hội tụ đủ các điều kiện nhất định sẽ dẫn tới sự chuyển hóa, từ đó làm ra đời SV, HT
mới. Đó cũng chính là 1 lần PĐBC được thực hiện.

+ SV, HT mới lại tiếp tục chứa đựng những nhân tố, tiền đề để tự phủ định bản thân nó, từ đó
tạo ra quá trình PĐBC liên tiếp của SV, HT

+ Thông qua 1 số lần PĐBC, dẫn đến hình thành 1 sự vật, hiện tượng mới có sự lặp lại những đặc
trưng của SV, HT ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn.

 Định nghĩa: PĐCPĐ là quá trình phát triển đã trải qua một số lần PĐBC để đưa sự vật hiện tượng
dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn, hoàn thiện một
chu kỳ phát triển của SV, HT.
 Tính chất của PĐCPĐ:
 Tính khách quan và tính kế thừa
 Tính chu ký: PĐCPĐ làm xuất hiện một SV mới, trong đó khôi phục lại một số đặc trưng của cái
xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
- Phủ định của phủ định – con đường “xoáy ốc” của sự phát triển

+ Phủ định của phủ định hoàn thành một chu kỳ phát triển của sự vật, làm cho sự vật có bước phát
triển hơn về chất:

+ Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật, đồng thời mở ra một chu kỳ phát
triển mới

+ Sự phát triển của sự vật thông qua sự phủ định của phủ định có tính chất chu kỳ như vậy tạo thành
một con đường “xoáy ốc” đi lên;

+ Con đường “xoáy ốc” của sự phát triển biểu thị tính chất biện chứng của quá trình phát triển; đó là
tính kế thừa, tính chu kỳ (lặp lại nhưng ở trình độ cao hơn) và tính vô cùng tận của sự phát triển
2. Nội dung của PBC duy vật
2.3 Các cặp phạm trù của PBCDV

a. Cái riêng – cái chung

*Các khái niệm:

Thế giới động vật bao gồm nhiều loài khác nhau, nhưng tất cả đều tuân theo quy luật chung của sự
sống.

-Cái riêng: 1 SV, 1 HT

-Cái chung: các đặc điểm thuộc tính lập lại ở các SV

-Cái phổ biến: cái chung nhất

-Cái đơn nhất: các đặc điểm, thuộc tính không lặp lại.

-Cái riêng đa dạng, phong phú hơn cái chung; cái chung sâu sắc hơn cái riêng

Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất

-Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định

*Ý nghĩa phương pháp luận:

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, do vậy muốn nhận thức cái chung phải thông qua việc nghiên cứu
nhiều cái riêng.

- Phải vận dụng cái chung để cải tạo cái riêng; tuy nhiên khi áp dụng cái chung để cải tạo cái riêng cần
phải được cá biệt hóa.

b. Nguyên nhân và kết quả

* Các khái niệm:

-Định nghĩa:

+ Nguyên nhân: sự tác động qua lại

+ Kết quả: Những biến đổi do sự tác động của nguyên nhân

Lưu ý:

+ Nguyên nhân bao gồm tác động bên trong và tác động bên ngoài;

+ Không được hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở 2 SV khác nhau;

+ Phân biệt nguyên nhân với điều kiện, nguyên cớ

-Tính chất của mối quan hệ nhân quả

+ Tính khách quan

+ Tính phổ biến.

+ Tính tất yếu


*Có NN tất yếu sản sinh ra KQ

*Những NN như nhau, trong những điều kiện, hoàn cảnh giống nhau, tất yếu sản sinh những KQ như
nhau.

*Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn xuất hiện trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất
hiện sau khi nguyên nhân tác động.

- MLH nhân quả thể hiện rất phong phú, nhiều vẻ; một nguyên nhân trong những điều kiện nhất định có
thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau; ngược lại, một kêt quả có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

C, Tất nhiên và ngẫu nhiên

*Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên.

MLH:

-MLH bên trong cơ bản -> nguyên nhân bên trong cơ bản -> cái tất nhiên

-MLH bên ngoài, không cơ bản-> Nguyên nhân bên ngoài không cơ bản -> cái ngẫu nhiên

-Tất nhiên: cái xuất phát từ nguyên nhân cơ bản, bên trong; do đó nó phải xây ra và xảy ra đúng như vậy
chứ không thể khác.

-Ngẫu nhiên: xuất phát từ ngẫu hợp

Tổng giá cả ngang bằng tổng giá trị của hàng hóa

Chú ý: Cần phân biệt các phạm trù:

+ Tất nhiên với cái chung

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên với quy luật

*MQH BC giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự phát triển của SV
HT

-Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau; không có cái tất nhiên thuần
túy bên ngoài cái ngẫu nhiên và ngược lại

Xây dựng chiến lược phải xuất phát từ cái tất nhiên; xác định sách lược phải tính đến cái ngẫu nhiên:

Quan điểm chiến lược của Đảng ta là kiên định con đường xuây dựng CNXH – điều đó xuất phát từ quy
luật khách quan của các hình thái KT-XH; nhưng mỗi giai đoạn phải có sách lược cụ thể, phù hợp với
hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội không ngừng biến đổi trong nước và quốc tế

You might also like