You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA LUẬT

BÀI THẢO LUẬN


LUẬT HÌNH SỰ

Nhóm thực hiện: 7


Giảng viên: ThS. Phạm Minh Quốc
Mã lớp học phần: 231BLAW262101

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**********

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN

 Tên học phần: Luật hình sự


 Giảng viên: ThS. Phạm Minh Quốc
 Nhóm: 7
 Mã lớp học phần: 231BLAW262101
 Số thành viên tham gia: 16/16
 Nội dung cuộc họp:
 Điểm danh thành viên tham gia: Đủ
 Số lần họp nhóm: 2
 Nhóm trưởng xác định dàn ý, phương hướng, ý tưởng cho bài thảo luận
 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên bao gồm các bạn
làm nội dung.
 Nhóm trưởng tổng hợp và chốt phần nội dung cuối cùng của đề tài
 Đánh giá cuộc họp thảo luận: Các thành viên thảo luận sôi nổi, tích cực, đưa ra
nhiều ý kiến hay, tìm được nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài. Buổi thảo
luận diễn ra thuận lợi.

Xác nhận của nhóm trưởng

Trang
Nguyễn Thị Huyền Trang
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 7

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ


STT TÊN THÀNH VIÊN ĐÁNH GIÁ
THAM GIA

Tổ chức họp thảo luận, tham


Nguyễn Thị Huyền
1 gia đóng góp ý kiến tích cực, A
Trang (Nhóm trưởng)
tổng hợp word.

Tham gia đầy đủ, có ý kiến


2 Trần Hoàng Thành B+
đóng góp

Tham gia đầy đủ, có ý kiến


3 Nguyễn Thị Thanh Thảo B+
đóng góp

Tham gia đầy đủ, có ý kiến


4 Thân Thu Thảo B+
đóng góp
Tham gia đầy đủ, có ý kiến
5 Trần Nguyễn Anh Thu B+
đóng góp
Tham gia đầy đủ, có ý kiến
6 Nguyễn Thị Phương Thu B+
đóng góp

7 Nguyễn Thị Thu Thuỷ Tham gia đầy đủ, có ý kiến B+


đóng góp
Tham gia đầy đủ, tích cực
8 Phạm Thu Thuỷ A
đóng góp ý kiến

9 Hoàng Huyền Thương Tham gia đầy đủ, có ý kiến B+


đóng góp

10 Ngô Thị Thuỷ Tiên Tham gia đầy đủ, có ý kiến B+


đóng góp

11 Nguyễn Thị Tình Tham gia đầy đủ, tích cực A


đóng góp ý kiến

12 Đặng Thu Trang Tham gia đầy đủ, có ý kiến B+


đóng góp

13 Đỗ Thị Huyền Trang Tham gia đầy đủ, có ý kiến B+


đóng góp

14 Hoàng Quỳnh Trang Tham gia đầy đủ, tích cực A


đóng góp ý kiến

15 Huỳnh Hà Trang Tham gia đầy đủ, có ý kiến B+


đóng góp
16 Mai Thị Thuỳ Trang Tham gia đầy đủ, có ý kiến B+
đóng góp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................5
BÀI TẬP THẢO LUẬN................................................................................................1
Bài 1:...........................................................................................................................1
Bài 2:...........................................................................................................................4
Bài 3:...........................................................................................................................7
Bài 4:.........................................................................................................................10
Bài 5:.........................................................................................................................13
Bài 6:.........................................................................................................................16
Bài 7:.........................................................................................................................19
Bài 8:.........................................................................................................................21
Bài 9:.........................................................................................................................24
Bài 10:.......................................................................................................................29
LỜI KẾT THÚC..........................................................................................................34
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài thảo luận này, đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:

Trường Đại học Thương Mại đã đưa môn học Luật Hình sự vào chương trình
giảng dạy. Bên cạnh đó đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện
đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – ThS.
Phạm Minh Quốc đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như những
đóng góp và góp ý chân thành cho bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn
trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học luật Hình sự
của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu
quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng
em có thể vững bước và áp dụng vào công việc thực tế của chúng em sau này.

Bộ môn Luật hình sự là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác. Kính mong nhận được sự
nhận xét, xem xét và góp ý, phê bình từ phía thầy để bài thảo luận của chúng em được
hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, chúng em xin chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên
con đường sự nghiệp giảng dạy cao quý của mình!
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Bài 1:
A và B là bạn bè. Nhân lúc đang ngồi uống cà phê A rủ B cùng đi ăn trộm ở nhà bà Q.
B từ chối vì bà Q là người cùng xóm và là người thân của B. Theo yêu cầu của A, B đã
vẽ sơ đồ của nhà bà Q, chỉ vị trí tài sản trong nhà. Không rủ được B cùng tham gia, A
tự thực hiện một mình. Lợi dụng gia đình bà Q đi vắng A lẻn vào nhà lấy được một
chiếc xe gắn máy và một số đồ đạc vật dụng, bán lấy tiền chi xài, không chia cho B.
Hành vi trên của A thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình
sự). Anh chị hãy:
1) Nêu rõ các dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội trộm cắp tài
sản.
2) Xác định B có đồng phạm với A về tội trộm cắp tài sản hay không? Tại sao? Nếu có
hãy xác định rõ vai trò của mỗi cá nhân trong vụ việc.
3) Xác định hành vi phạm tội trong vụ việc trên thuộc loại tội gì? Giả sử khi vụ việc
xảy ra B mới 15 tuổi thì có phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ việc này không?
Bài làm
1) Cấu thành tội phạm cơ bản của Tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 173 BLHS
2015 trong trường hợp này như sau:
- Khách thể của tội phạm:
Hành vi lẻn vào nhà lấy được một chiếc xe gắn máy và một số đồ đạc vật dụng của A
đã trực tiếp xâm hại tới quan hệ sở hữu tài sản của bà Q.
Đối tượng tác động: Chiếc xe gắn máy và một số đồ đạc vật dụng của bà Q
- Mặt khách quan của tội phạm: Các tình tiết của vụ án cho thấy A lợi dụng gia đình bà
Q đi vắng rồi lẻn vào nhà lấy được một chiếc xe gắn máy và một số đồ đạc vật dụng,
bán lấy tiền chi xài.
+ Hành vi khách quan của tội phạm: A trộm cắp tài sản của bà Q
+ Hậu quả của tội phạm: Khiến bà Q bị thiệt hại về tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng
đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi trộm cắp của A là nguyên
nhân trực tiếp đến việc bà Q bị xâm hại đến quan hệ sở hữu tài sản.
- Mặt chủ quan của tội phạm:

Page | 1
Lỗi cố ý trực tiếp: Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 BLHS 2015, Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi
của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của
mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra.
Trong tình huống trên:
A nhận thức rõ hành vi trộm cắp của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Về lý trí: A đã có ý định trộm cắp tài sản của bà Q và đã chuẩn bị hành động để thực
hiện ý định đó. A nhận thức rõ được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình,
và thấy trước được hậu quả thiệt hại của hành vi đó là cướp đi tài sản của bà Q.
+ Về ý chí: A dự tính và mong muốn kết quả là cướp đi tài sản của bà Q hoàn toàn phù
hợp với mục đích – phù hợp với sự mong muốn của A.
=> Điều này cho thấy A đã phạm tội với hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể của tội phạm:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 BLHS 2015, A là người đã thành niên, có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về hành vi trộm cắp tài sản của mình.
- Tính chất và mức độ hành vi: Hành vi của A có tính chất côn đồ, lợi dụng lúc vắng
người để thực hiện tội phạm. A còn có ý định rủ B tham gia nhưng không thành.
- Pháp luật áp dụng: Theo Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự, hành vi này được xác
định là tội trộm cắp tài sản, dựa trên các yếu tố trên.
2)
- Khẳng định B có là đồng phạm với A về tội trộm cắp tài sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015: “Đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”
+ Về mặt khách quan: A và B là những người đã thành niên (từ 2 người trở lên), có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về hành vi trộm cắp tài sản của mình.
Với dữ kiện đề bài thì A là người thực hành trộm cắp tài sản còn B tham gia với vai trò
là người giúp sức, thể hiện ở việc B đã vẽ sơ đồ của nhà bà Q, chỉ vị trí tài sản trong
nhà. Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015: “Người thực hành là người trực tiếp
thực hiện tội phạm; Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho
việc thực hiện tội phạm...”
+ Về mặt chủ quan: Đối với tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) thì đồng phạm đòi
hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Lỗi cố ý trong đồng phạm
được thể hiện trên hai mặt lí trí và ý chí.
2|Page
A và B đều đủ tuổi chịu TNHS và không có dấu hiệu cho thấy một trong số họ hoặc cả
2 bị mất năng lực TNHS nên họ mặc nhiên được thừa nhận là có năng lực TNHS.
Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả
năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình và có khả
năng điều khiển được hành vi đấy. Tức là A và B khi phạm tội đều biết hành vi của
mình và người còn lại là nguy hiểm cho xã hội.
- Vai trò mỗi cá nhân: Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015: “Người thực hành là
người trực tiếp thực hiện tội phạm; Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần
hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm...”:
+ Vai trò của A: Chủ mưu và Người thực hành
A là người đã lên kế hoạch và thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của bà Q. A tự mình
lẻn vào nhà bà Q và lấy đi xe gắn máy cùng các đồ đạc khác. Vì vậy, A có vai trò là
người chủ mưu và thực hành tội phạm.
+ Vai trò của B: Người giúp sức
Mặc dù B đã từ chối tham gia trực tiếp vào kế hoạch trộm cắp của A, nhưng việc B vẽ
sơ đồ của nhà bà Q và chỉ ra vị trí tài sản có thể được xem là hành vi giúp sức cho A.
Việc này cung cấp thông tin quan trọng giúp A dễ dàng hơn trong việc thực hiện hành
vi trộm cắp.
3)
- Hành vi của A và B trong trường hợp trên thuộc tội “Trộm cắp tài sản” .
Căn cứ theo khoản 1 Điều 173 BLHS 2015: “ Người nào trộm cắp tài sản của người
khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung
năm 2017) quy định về phân loại tội phạm:

3|Page
"1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;”
=> Vì A và B phạm tội thuộc điểm a khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015, mức cao
nhất của khung hình phạt theo khoản 1 là 3 năm tù. Do đó, loại tội phạm mà A và B
thực hiện là loại tội phạm ít nghiêm trọng.
- Giả sử khi vụ việc xảy ra B mới 15 tuổi thì B không phải chịu trách nhiệm hình sự
trong vụ việc này.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 BLHS 2015:
“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123,
134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251,
252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Căn cứ điểm c, d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015:
“c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
=> B sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp vừa xét bên trên, B thực hiện loại tội phạm ít nghiêm. Do đó, nếu B
dưới 15 tuổi thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp trên.
Bài 2:
A là một thanh niên lêu lổng, không có nghề nghiệp. Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách
kiếm tiền. Khoảng gần 4 giờ chiều, A lảng vảng ở một ngã tư đường phố và đứng tại
bên lề đường chờ cơ hội chiếm đoạt tài sản của người khác. Khi đèn xanh trên hệ
thống đường báo giao thông bật sáng, A nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ
của 01 phụ nữ và bỏ chạy. B là người chứng kiến được sự việc, liền bỏ xe đạp của
mình trên lề đường và chạy đuổi theo để bắt A. Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường
nên quay mặt đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm
vào bụng của B và bỏ chạy. B bị thương với tỷ lệ thương tật qua giám định 27%. Hãy
xác định:

4|Page
1) Hành vi đâm B bị thương của A có phải là thực hiện quyền phòng vệ chính đáng
hay hành động trong tình thế cấp thiết hay không? Vì sao?
2) Các tội danh mà A phạm tội trong vụ việc nêu trên? Các loại tội này có cấu thành
hình thức hay cấu thành vật chất? Giải thích rõ vì sao?
Bài làm
1) Hành vi đâm B bị thương của A không phải là thực hiện quyền phòng vệ chính đáng
hay hành động trong tình thế cấp thiết. Vì:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015:“ Phòng vệ chính đáng là hành vi
của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người
đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”
=> Trong trường hợp này, A không phải đang bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của
mình mà đang tấn công người khác sau khi bị phát hiện hành vi phạm tội. Do đó, A
không phải đang bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang
có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên nên không được coi là phòng vệ chính đáng.
Cho nên hành vi của A không được xem là phòng vệ chính đáng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật hình sự 2015: “Tình thế cấp thiết là tình thế của
người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người
khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là
phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.”.
=> Trong trường hợp này A không phải là người vì muốn tránh gây thiệt hại cho
quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ
quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại
cần ngăn ngừa mà là tấn công người khác sau khi bị phát hiện hành vi phạm tội. Cho
nên hành vi của A không được xem là tình thế cấp thiết.
2) Hành vi của A cấu thành hai tội danh đó là Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS
2015) và Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS 2015).
* Tội cướp giật tài sản:
- Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ. Đối tượng tác
động là đối tượng vật chất - chiếc dây chuyền.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan của tội phạm: A nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ
người phụ nữ và bỏ chạy khi đèn xanh trên hệ thống đèn báo giao thông bật sáng.

5|Page
+ Hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi khách quan: Người phụ nữ bị mất chiếc dây
chuyền và A lấy được chiếc dây chuyền.
+ Mối quan hệ nhân quả ở đây là: Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra đúng với hiện thực
hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Cụ thể ở đây là
chiếc dây truyền bị cướp giật bởi đúng hành vi của A.
- Chủ thể: A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự về tội cướp giật tài sản.
- Mặt chủ quan: Lỗi có ý trực tiếp.
A nhận thức rõ hành vi cướp giật tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Về lý trí: A đã có ý định cướp giật tài sản của người phụ nữ đang tham gia giao
thông và đã chuẩn bị hành động để thực hiện ý định đó. A nhận thức rõ được tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi của mình, và thấy trước được hậu quả thiệt hại của hành
vi đó là cướp giật đi tài sản của người phụ nữ.
+ Về ý chí: A dự tính và mong muốn kết quả là cướp giật tài sản của người phụ nữ,
hoàn toàn phù hợp với mục đích – phù hợp với sự mong muốn của A.
=> Điều này cho thấy A đã phạm tội với hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
=> Hành vi của A cấu thành Tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015.
* Tội cố ý gây thương tích:
- Khách thể: Xâm phạm đều quan hệ nhân thân (sức khỏe của B).
- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan của tội phạm: A một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút
dao đâm vào bụng B và bỏ chạy.
+ Hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi khách quan của A gây ra là khiến B bị
thương (tỷ lệ thương tích là 27%).
+ Mối quan hệ nhân quả ở đây là: Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra đúng với hiện thực
hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Cụ thể ở đây là
gây ra thương tích cho B với tỷ lên thương tích là 27% bởi đúng hành vi của A.
- Chủ thể: A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự về tội cố ý gây thương tích.
- Mặt chủ quan: Lỗi có ý trực tiếp.
A nhận thức rõ hành vi cố ý gây thương tích của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

6|Page
+ Về lý trí: A nhận thức rõ được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, và
thấy trước được hậu quả thiệt hại của hành vi đó là gây thiệt hại về sức khoẻ của B.
+ Về ý chí: A mong muốn kết quả là khiến B không đuổi theo mình nữa, hoàn toàn
phù hợp với mục đích – phù hợp với sự mong muốn của A.
=> Hành vi của A cấu thành Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015.
Dù ban đầu A phạm tội Cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015, tuy nhiên
sau khi lấy được tài sản bằng hành vi cướp giật thì A lại thực hiện hành vi cho sợi
dây chuyền vào miệng (lấy cho bằng được tài sản) và rút dao (hành vi dùng vũ
lực) đâm B – người ngăn cản hành vi cướp giật tài sản của A do đó hành vi của A
được chuyển hoá từ tội Cướp giật tài sản sang tội Cướp tài sản theo Điều 168
BLHS 2015 (chuyển hoá tội danh).
* Các loại tội này có cấu thành thành:
Cấu thành tội phạm vật chất là CTTP mà trong đó có các dấu hiệu thuộc mặt khách
quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra. CTTP
vật chất cũng có thể được định nghĩa ngắn gọn là CTTP mà trong đó có dấu hiệu hậu
quả thiệt hại.
=> Tội cố ý gây thương tích phân tích ở trên đều cấu thành tội phạm có các dấu hiệu
của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả => cấu thành vật chất.
Cấu thành tội phạm hình thức là CTTP mà trong đó có dấu hiệu thuộc mặt khách quan
của tội phạm là hành vi khách quan mà không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại. cấu thành
tội phạm hình thức cũng có thể được định nghĩa ngắn gọn là cấu thành tội phạm mà
trong đó không có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.
=> Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn
thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe
dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào
tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm ... Tức là
không cần có hậu quả thiệt hại, chỉ cần thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Bài 3:
Vì mâu thuẫn cá nhân, X lên kế hoạch giết Y sau khi nghiên cứu lịch sinh hoạt của Y.
Lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp, X quyết định ra tay. Y trên đường trở về nhà
sau khi đi chơi với bạn gái về vào lúc 22 giờ thì X canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn
vào Y. Do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên Y không trúng đạn. Sau phát
bắn không thành đó, X mang súng về không muốn giết Y nữa. Hãy lập luận và xác
định:
7|Page
1) Hành vi của X có đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người
không?
2) Giai đoạn phạm tội của X?
3) X có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người không?
Bài làm
1) Hành vi của X chưa đủ điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết
người vì:
Căn cứ Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản .
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm; nếu
hành vi thực tế đã thực hiện đủ yếu tố cấu thành tội khác, thì người đó phải chịu trách
nhiệm về tội này”.
Chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thỏa mãn 2 dấu hiệu sau:
- Thứ nhất, về thời điểm có thể xảy ra: Việc không thực hiện tiếp chỉ có thể xảy ra khi
còn là chuẩn bị phạm tội hoặc là phạm tội chưa đạt và thuộc trường hợp chưa đạt chưa
hoàn thành.
- Thứ hai, về tính chất của việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội: Việc không
thực hiện tiếp hành vi phạm tội phải là “tự mình” và “không có gì ngăn cản”. Hai dấu
hiệu này có thể gộp thành dấu hiệu “tự nguyện”.
Trong tình huống này:
- Thứ nhất, về thời điểm có thể xảy ra: Y trên đường trở về nhà sau khi đi chơi với bạn
gái về vào lúc 22 giờ thì X canh sẵn ở vị trí lựa chọn và bắn vào Y. Trở ngại khách
quan do trời tối, ánh sáng đèn phố không đủ sáng nên Y không trúng đạn. Sau phát bắn
không thành đó, X mang súng về không muốn giết Y nữa. X chấm dứt không thực
hiện tiếp tội phạm khi tội phạm đang ở giai đoạn chưa đạt đã hoàn thành.
- Thứ hai, về tính chất của việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội: X mang súng
về không muốn giết Y nữa là do gặp phải trở ngại khách quan là trời tối, ánh sáng đèn
phố không đủ sáng nên Y không trúng đạn chứ không phải do động lực bên trong. Bản
thân X vẫn muốn giết Y, việc mang súng về là việc không mong muốn, nằm ngoài dự
tính và khi dừng việc phạm tội lại, X tin rằng chính trở ngại khách quan trên là nguyên
nhân khiến cho X không thể thực hiện tiếp tội phạm.
Vì vậy mà hành vi của X không phải do tự nguyện mà do do yếu tố khách quan là trời
tối và ánh sáng đèn phố không đủ sáng.
=> Hành vi của X chưa đủ điều kiện về tự ý nửa chừng việc phạm tội giết người.

8|Page
2)
Căn cứ: Điều 15 BLHS 2015 quy định: "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm
nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người
phạm tội."
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ
những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách
quan hậu quả đó không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi).
=> X đã lên kế hoạch và đã bắn vào Y, tuy nhiên do nguyên nhân khách quan là không
đủ ánh sáng nên Y không trúng đạn. X đã thực hiện đầy đủ những hành vi để có thể
giết Y, nhưng hậu quả đó đã không xảy ra, Y không chết.
Vậy trong trường hợp này, X thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
3) X có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người:
Căn cứ theo Điều 123 BLHS 2015 về Tội giết người:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.

9|Page
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
=> Trong vụ việc trên, X vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Căn cứ theo Điều 15 BLHS 2015 quy định:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng
vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
=> X thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì do nguyên nhân
khách quan là không đủ ánh sáng nên Y không trúng đạn. Do đó có thể kết luận rằng X
cố ý thực hiện hành vi giết người nhưng không thành (phạm tội chưa đạt).
=> X vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Bài 4:
A và B làm cùng công trường. A là nhân viên bảo vệ đã có lần lập biên bản B vi phạm
lấy trộm vật liệu của công trường đem bán lấy tiền tiêu vặt. Vì việc đó B đã bị xử lý kỷ
luật cảnh cáo và điều chuyển tới làm việc ở bộ phận khác không vừa ý với B. Sau vài
lần khác có xảy ra mâu thuẫn xích mích, B nung nấu ý định giết A trả thù. Lợi dụng
đêm tối, vào một đêm mưa bão B lẻn vào lán nơi A nằm ngủ, vén màn và đâm liên tiếp
nhiều nhát vào ngực người đang nằm ngủ trên giường. Thấy nạn nhân không còn cựa
quậy nữa B mới bỏ đi. Tuy nhiên người bị đâm hôm đó là C (Vì C mệt nên đến nhờ A
đi trực thay ca và ngủ luôn tại lán của A). May mắn C được cấp cứu kịp thời nên
không chết.
Anh chị hãy lập luận và xác định:
a. Giai đoạn phạm tội của B?
b. Hình thức lỗi của B khi phạm tội?
c. Mức hình phạt cao nhất tòa án có thể áp dụng đối với B?
Bài làm
a. Giai đoạn phạm tội của B:
Căn cứ theo Điều 15 BLHS 2015 quy định: "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của
người phạm tội.

10 | P a g e
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt"
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ
những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách
quan hậu quả đó không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi).
=> B đã thực hiện đầy đủ các hành vi phạm tội như lên kế hoạch, có hung khí và tiến
hành phạm tội. Tuy nhiên, do tưởng nhầm C là A và sau khi đâm C, C đã được cấp
cứu kịp thời, không chết nên không xảy ra hậu quả là A hoặc C bị chết. Do đó B thuộc
giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng đã hoàn thành.
b. Hình thức lỗi của B khi phạm tội:
Lỗi trong luật hình sự được hiểu là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính
gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu
hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Theo bộ luật hình sự Việt Nam 2015 thì có 5 hình thức lỗi bao gồm:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 Lỗi cố ý gián tiếp
 Lỗi vô ý vì quá tự tin
 Lỗi vô ý do cẩu thả
 Một số trường hợp đặc biệt về lỗi
Trong đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 10 BLHS 2015 về Cố ý phạm tội:
“ Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó mong muốn hậu quả xảy ra.”
=> Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,
nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Những dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp:
+ Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình (được hiểu là tính gây (hoặc đe doạ gây) thiệt hại cho xã hội) và thấy trước hậu
quả thiệt hại của hành vi đó.
+ Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả thiệt hại phát sinh.
Theo tình huống trên:

11 | P a g e
+ Về lý trí: B đã có ý định giết A và đã chuẩn bị hành động để thực hiện ý định đó. B
nhận thức rõ được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, và thấy trước được
hậu quả thiệt hại của hành vi đó là có thể gây ra cái chết cho A.
+ Về ý chí: B dự tính và mong muốn kết quả là cái chết của A hoàn toàn phù hợp với
mục đích – phù hợp với sự mong muốn của B.
=> Điều này cho thấy B đã phạm tội với hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
c. Mức hình phạt cao nhất tòa án có thể áp dụng đối với B:
Trong tình huống trên, B có ý định giết A nhưng khi thực hiện hành vi tội phạm của
mình thì lại đâm nhầm C (vì được đi cấp cứu kịp thời nên C không chết).
Ở nghiên cứu các trường hợp sai lầm trong luật hình sự thì sai lầm về đối tượng được
hiểu là sai lầm của chủ thể về đối tượng cụ thể của đối tượng tác động mà hành vi tác
động đến khi thực hiện tội phạm. Vụ việc trên cho thấy B đã đâm nhầm C vì tưởng C
là A. Trong trường hợp nhầm lẫn về đối tượng này thì chủ thể vẫn phải chịu TNHS về
tội giết người.
=> B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Căn cứ theo Điều 123 BLHS 2015 về Tội giết người:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;

12 | P a g e
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
=> Trong vụ việc trên, B có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm theo khoản 2 của Điều 123
BLHS 2015, vì không thuộc trường hợp nào được quy định tại khoản 1 của Điều 123
BLHS 2015.
Căn cứ theo Điều 15 BLHS 2015 quy định:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng
vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
=> B thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì C được đưa đi cấp
cứu kịp thời - nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Do đó có thể kết luận
rằng B cố ý thực hiện hành vi giết người nhưng không thành (phạm tội chưa đạt).
Căn cứ theo Điều 57 BLHS 2015 quy định:
“1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được
quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những
tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi
khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình
phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20
năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà
điều luật quy định.”
Như vậy, trường hợp trên, B có hành vi cố ý giết người với mức hình phạt tù từ 7 năm
đến 15 năm. Tuy nhiên, vì người bị hại C và A không chết nên sẽ áp dụng khoản 3
Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) vì vậy mức hình phạt
sẽ không quá ba phần tư mức phạt tù của tội giết người.

13 | P a g e
=> Mức hình phạt cao nhất mà tòa có thể áp dụng với B là ¾ của 15 năm là 11 năm 3
tháng tù.
Bài 5:
Hiếu rủ Hùng về nhà Hiếu bằng xe máy của Hùng. Do đường xấu nên Hiếu vấp phải ổ
gà làm cho xe bị đổ, Hùng ngồi sau bị ngã. Cùng lúc đó Mạnh là người cùng xóm với
Hiếu đi xe đạp máy từ phía sau đâm vào xe của Hiếu. Hùng ở phía sau túm tóc và đánh
Mạnh, Hiếu thấy vậy cũng lao vào đấm đá Mạnh làm Mạnh ngã lăn xuống bờ ruộng.
Mặc cho Mạnh luôn miệng xin lỗi, Hiếu và Hùng vẫn lao theo đấm đá túi bụi và dùng
tay bóp cổ Mạnh. Mạnh chống cự quyết liệt và hô: “Cướp ! Cướp !”. Hiếu thấy xe của
Mạnh để trên đường nên đã lấy phóng đi luôn, còn Hùng ở lại vẫn đánh nhau với
Mạnh và bị Mạnh dùng gạch đập vào đầu làm Hùng bị choáng. Nhân dân trong làng
nghe tiếng hô cướp liền chạy ra đưa cả hai đi cấp cứu. Sau khi điều trị, kết quả giám
định pháp y kết luận anh Mạnh bị giảm sức khoẻ 12%. Vụ việc đã được cơ quan công
an xử lý ngay. Về phần Hiếu, sau khi lấy được xe đạp máy của anh Mạnh, Hiếu đem
đến chòi cá cách nơi xảy ra sự việc khoảng 1 km cất giấu và ngủ luôn ở chòi cá, sáng
hôm sau nghe tin Hùng bị bắt, Hiếu đã ra tự thú và nộp lại chiếc xe đạp máy để trả lại
cho anh Mạnh; gia đình Hiếu đã bồi thường cho anh Mạnh 5.000.000 đồng tiền thuốc
điều trị vết thương. Hãy xác định:
1) Xác định đối tượng tác động và khách thể của các hành vi phạm tội trong vụ việc
trên?
2) Hiếu và Hùng có đồng phạm với nhau về tội cố ý gây thương tích cho người khác
không? Tại sao? Nếu có hãy xác định rõ vai trò của mỗi cá nhân trong đồng phạm
3) Hiếu và Hùng có đồng phạm với nhau về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không?
Tại sao?
Bài làm
1) Đối tượng tác động và khách thể của hành vi phạm tội của các đối tượng trên:
- Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi
phạm tội tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ. Có ba loại đối tượng tác động của tội phạm:
 Con người - Chủ thể của quan hệ xã hội
 Đối tượng vật chất - Khách thể của quan hệ xã hội
 Hoạt động bình thường của chủ thể - Nội dung của quan hệ xã hội
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại.
Trong tình huống trên:
14 | P a g e
- Đối tượng tác động:
+ Đối tượng tác động của hành vi phạm tội cố ý gây thương tích: Con người (Mạnh) –
Chủ thể của quan hệ xã hội.
+ Đối tượng tác động của hành vi lấy xe máy của Mạnh: Đối tượng vật chất - chiếc xe
máy điện của Mạnh.
- Khách thể của các hành vi phạm tội:
+ Hùng và Hiếu tác động khiến anh Mạnh bị giảm sức khoẻ 12%: Xâm phạm quyền
được bảo vệ về sức khoẻ của con người
+ Hành vi lấy xe của Mạnh: Xâm phạm quan hệ sở hữu
2)
Khẳng định Hiếu và Hùng có là đồng phạm với nhau về tội cố ý gây thương tích.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015: “Đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”
- Về mặt khách quan: Hiếu và Hùng là những người đã thành niên (từ 2 người trở lên),
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích
của mình. Với dữ kiện đề bài thì Hiếu và Hùng là những người thực hành – trược tiếp
thực hiện hành vi phạm tội.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015:
“ 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm”
- Về mặt chủ quan: Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) thì đồng phạm
đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Lỗi cố ý trong đồng
phạm được thể hiện trên hai mặt lí trí và ý chí.
Hiếu và Hùng đều đủ tuổi chịu TNHS và không có dấu hiệu cho thấy một trong số họ
hoặc cả 2 bị mất năng lực TNHS nên họ mặc nhiên được thừa nhận là có năng lực
TNHS. Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình và có

15 | P a g e
khả năng điều khiển được hành vi đấy. Tức là Hiếu và Hùng khi phạm tội đều biết
hành vi của mình và người còn lại là nguy hiểm cho xã hội.
- Vai trò mỗi cá nhân: Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015: “Người thực hành là
người trực tiếp thực hiện tội phạm; Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần
hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm...”:
=> Vai trò của Hùng và Hiếu trong đồng phạm là người thực hành vì cả 2 đều trực tiếp
thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích.
3) CTTP của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
- Chủ thể phạm tội: là người từ đủ 16 tuổi thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài
sản. Trong tình huống này Hiếu là người có đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.
- Khách thể: là quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ và bị hành vi công nhiên chiếm
đoạt tài sản xâm hại đến, tức là không cần sử dụng đến hành vi hành hung người khác.
Tuy nhiên trong tình huống này ta thấy, khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở
hữu về tài sản mà đối tượng tác động là hành vi hành hung người khác để nhanh chóng
chiếm đoạt tài sản.
- Khách quan:
+ Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Vì Hiếu là người
phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của Mạnh mà thực hiện trước
mặt một cách bất ngờ trong thời gian ngắn.
+ Trong trường hợp này không có dấu hiệu đồng phạm của tội phạm chiếm đoạt vì
ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng
tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại, còn trong trường hợp này
chỉ có Hiếu lấy xe của Mạnh và chạy mất, trong khi Hùng không chạy theo cùng mà
vẫn đấm đánh Mạnh .
+ Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến
của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người
quản lý tài sản. Còn Hiếu và Hùng phải dùng bạo lực khống chế Mạnh để trong lúc
Mạnh sơ hở thì lấy xe của Mạnh
- Chú quan: Có cố ý trực tiếp của người thực hiện hành vi phạm tội.
=> Hành vi của Hiếu và Hùng không có CTTP của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Hiếu và Hùng đã dùng vũ lực với Mạnh, Hùng bóp cổ Mạnh, Hiếu lấy xe của Mạnh
đi. Do đó trong trường hợp này, hành vi Hiếu và Hùng không được xem là công nhiên
chiếm đoạt tài sản, và từ đó đồng thời suy ra rằng không có đồng phạm về tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản.
16 | P a g e
Bài 6:
Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2008, C (19 tuổi) đi xe máy của gia đình chở H (17 tuổi) đi
chơi rồi rủ nhau đi trộm cắp tài sản. Đến một quán bán đồ điện, C mua 01 chiếc tuốc
nơ vít dài khoảng 30cm và 01 chiếc cà lê dài khoảng 17cm đưa cho H để phá khoá xe
máy. C chở H đi lòng vòng một hồi thì thấy có hai chiếc xe máy dựng trước cửa nhà
anh D. C dừng xe đợi ở ngoài, H vào dùng tuốc nơ vít phá khoá chiếc xe Jupiter. Thấy
có người lại gần, C sợ bị phát hiện bắt giữ nên phóng xe đi trước. Sau khi lấy được xe,
H tháo gương, thay bằng biển số giả rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng trọ của T.
Chiếc xe trị giá 19.000.000 đồng.
Hỏi:
1. Hãy xác định rõ đối tượng tác động và khách thể bị xâm hại trong vụ việc nêu trên.
2. Hãy cho biết C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại
sao?
3. Giả sử khi đến gửi xe tại phòng trọ của T, H có nói cho T biết đây là xe vừa trộm
cắp được, T cho H gửi xe cho đến khi vụ việc được khởi tố. T có phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi che giấu tội phạm hay không tố giác tội phạm?
Bài làm
1. Đối tượng tác động và khách thể bị xâm hại trong vụ việc nêu trên:
- Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi
phạm tội tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ. Có ba loại đối tượng tác động của tội phạm:
 Con người - Chủ thể của quan hệ xã hội
 Đối tượng vật chất - Khách thể của quan hệ xã hội
 Hoạt động bình thường của chủ thể - Nội dung của quan hệ xã hội
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại. Trong tình huống trên đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng vật chất -
chiếc xe máy hiệu Jupiter. Quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại qua việc làm biến
đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất là quan hệ sở hữu được pháp luật
hình sự bảo vệ.
2. C không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì:
Căn cứ theo Điều 16 BLHS 2015 quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
là là tự ý mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm; nếu hành
vi thực tế đã thực hiện đủ yếu tố cấu thành tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm
về tội này”.
17 | P a g e
Chỉ được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thỏa mãn 2 dấu hiệu sau:
- Thứ nhất, về thời điểm có thể xảy ra: Việc không thực hiện tiếp chỉ có thể xảy ra khi
còn là chuẩn bị phạm tội hoặc là phạm tội chưa đạt và thuộc trường hợp chưa đạt chưa
hoàn thành.
- Thứ hai, về tính chất của việc không thực hiện tiếp hành vi phạm tội: Việc không
thực hiện tiếp hành vi phạm tội phải là “tự mình” và “không có gì ngăn cản”. Hai dấu
hiệu này có thể gộp thành dấu hiệu “tự nguyện”.
Trong tình huống này:
- Về dấu hiệu thứ nhất, C đang dừng xe ở ngoài thấy có người lại gần, sợ bị phát hiện
bắt giữ nên C phóng xe đi trước. Trở ngại khách quan khi có người lại gần đã làm cho
C không thể tiếp tục đứng canh do sợ bị lộ. Khi C phóng xe đi, 2 người chưa thực hiện
xong việc trộm cắp tài sản, thể hiện ở việc H chưa phá khóa xong chiếc xe máy. C
chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm khi tội phạm đang ở giai đoạn chưa đạt chưa
hoàn thành.
- Về dấu hiệu thứ hai, C thấy có người lại gần, sợ bị phát hiện bắt giữ nên C đã phóng
xe đi, việc có người lại gần là một trở ngại khách quan khiến cho C phải bỏ dở việc
đứng canh. C dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm là do có người lại gần chứ không
phải do động lực bên trong. Bản thân C vẫn tiếp tục muốn đứng canh, việc phóng xe đi
là việc không mong muốn, nằm ngoài dự tính và khi dừng việc phạm tội lại, C tin rằng
chính trở ngại khách quan trên là nguyên nhân khiến cho C không thể thực hiện tiếp
tội phạm.
Như vậy việc chấm dứt việc phạm tội của C tuy có dứt khoát nhưng không tự nguyện.
=> Do đó hành vi của C không thoả mãn hết các dấu hiệu của trường hợp tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội. Căn cứ theo Điều 16 BLHS 2015 thì hành vi của C
không được coi là hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc việc phạm tội.
3. T có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm và không phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 BLHS 2015 về Che giấu tội phạm:
“1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã
che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở
việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 BLHS 2015 về Không tố giác tội phạm:

18 | P a g e
“1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được
thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội
phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Điểm khác nhau giữa “Che giấu tội phạm” và “Không tố giác tội phạm” là việc một cá
nhân có biết được hành vi phạm tội được thực hiện hay không:
 Trường hợp không biết được hành vi phạm tội được thực hiện nhưng sau khi
người khác thực hiện xong hành vi phạm tội thì người này che giấu những yếu
tố liên quan đến hành vi phạm tội thì được coi là che giấu tội phạm.
 Trường hợp biết được hành vi phạm tội sẽ được thực hiện hoặc đã, đang thực
hiện nhưng không tố giác thì là hành vi không tố giác tội phạm.
=> Căn cứ theo Điều 18, Điều 19 BLHS 2015 về Che giấu tội phạm và Không tố giác
tội phạm. Căn cứ theo hành vi thực tế của T trong tình huống trên: Sau khi H kể cho T
biết về việc H trộm chiếc xe máy, tức là lúc này hành vi phạm tội của H đã xảy ra và T
không hề biết trước hay hứa hẹn trước gì với H; T chỉ biết H phạm tội trộm cắp tài sản
sau khi H nói với T và hỏi T cho gửi nhờ xe; cuối cùng là T đã giúp H che giấu tang
vật của tội phạm là chiếc xe máy hiệu Jupiter.
Bài 7:
K bị tòa án xử phạt 12 năm tù về tội cướp tài sản (theo Điểm a, Khoản 2, Điều 168 Bộ
luật hình sự). Sau khi đã chấp hành án tù được 4 năm, do có nhiều tiến bộ trong quá
trình chấp hành án, K được giảm mức hình phạt đã tuyên xuống còn 8 năm. Tuy nhiên
trong thời gian tiếp tục chấp hành án, do những mâu thuẫn cá nhân, K đã có hành vi cố
ý gây thương tích cho một phạm nhân khác cùng trại với tỷ lệ thương tật trên 31%.
Với hành vi này, K đã bị Tòa án xử phạt 5 năm tù (theo Khoản 2, Điều 134, Bộ luật
Hình sự). Được biết tại thời điểm thực hiện hành vi gây thương tích cho phạm nhân
khác, K đã chấp hành án được 6 năm.
Hỏi:
a) Anh (chị) hãy cho biết trường hợp phạm tội này của K được coi là tái phạm hay tái
phạm nguy hiểm? Giải thích rõ tại sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp tài sản, K chưa bị
kết án về tội nào).
b) Hãy cho biết với việc bị Tòa án tuyên phạm tội cố ý gây thương tích nêu trên, K có
được tiếp tục xét giảm mức hình phạt không? Nếu được xét giảm mức hình phạt thì
thời gian tối thiểu mà K sau đó đã phải chấp hành hình phạt là bao nhiêu?
Bài làm
a) Trường hợp phạm tội này của K được coi là tái phạm.

19 | P a g e
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015 tái phạm là trường hợp người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội mới do cố ý hoặc do vô ý về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian chưa xóa được án tích về tội phạm trước
đã bị kết án.
Cụ thể người phạm tội bị coi là tái phạm đòi hỏi các điều kiện sau:
 Thứ nhất, Người phạm tội phải là người đã bị kết án và đang có án tích.
 Thứ hai, Người đang có án tích đã phạm tội mới và tội phạm đó là tội phạm cố
ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Các trường hợp tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS 2015.
Theo đó, tái phạm nguy hiểm là trường hợp đặc biệt của tái phạm, có tính nguy hiểm
cao hơn trường hợp tái phạm. Tái phạm nguy hiểm gồm hai trường hợp:
 Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa
được xoá án tích mà lại thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý.
 Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện tội phạm cố ý.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 BLHS 2015 về phân loại tội phạm:
“3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;”
Trong tình huống trên K bị tòa án xử phạt 12 năm tù về tội cướp tài sản (theo Điểm a,
Khoản 2, Điều 168 Bộ luật hình sự), căn cứ theo khoản 3 Điều 9 BLHS 2015 thì K
thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong thời gian tiếp tục chấp hành án, do những mâu thuẫn cá nhân, K đã
có hành vi cố ý gây thương tích cho một phạm nhân khác cùng trại với tỷ lệ thương tật
trên 31%. Với hành vi này, K đã bị Tòa án xử phạt 5 năm tù (theo Khoản 2, Điều 134,
Bộ luật Hình sự). Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 BLHS 2015: “2. Tội phạm nghiêm trọng
là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm
tù;” thì K thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
=> Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015 về Tái phạm, K bị coi là tái phạm vì đã
đáp ứng đủ hai điều kiện:
 Thứ nhất, K là người phạm tội đã bị kết án về tội cướp tài sản, và đang có án
tích (Vì K bị kết án không thuộc các trường hợp không bị coi là có án tích

20 | P a g e
được quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS 2015 và tại khoản 1 Điều 107 BLHS
2015).
 Thứ hai, K đang có án tích đã phạm tội mới và tội phạm đó là tội phạm cố ý
(Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác).
b)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 56 BLHS 2015 về Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
“2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi
phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần
hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy
định tại Điều 55 của Bộ luật này.”
Trong tình huống trên K bị toà án xử phạt 12 năm tù giam về tội cướp tài sản. Sau khi
đã chấp hành án tù được 4 năm, do có nhiều tiến bộ trong quá trình chấp hành án, K
được giảm mức hình phạt đã tuyên xuống còn 8 năm. Tuy nhiên K lại tiếp tục thực
hiện hành vi phạm tội mới về tội cố ý gây thương tích sau đó và bị toà án tuyên xử
phạt 5 năm tù. Căn cứ theo khoản 2 Điều 56 BLHS 2015 thì mức hình phạt chung là 7
năm tù cho cả 2 tội danh trên.
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là rút ngắn một phần thời hạn chấp hành những
hình phạt mà mức độ đo được bằng thời gian. Chế định giảm thời hạn chấp hành hình
phạt được quy định tại Điều 63 và Điều 64 BLHS 2015.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 63 BLHS 2015 về Giảm mức hình phạt đã tuyên: “ 5. Đối
với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm
lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc
trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án thực hiện theo quy
định tại khoản 3 Điều này.”
Trong tình huống trên K đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi
phạm tội mới nghiêm trọng - hành vi cố ý gây thương tích cho một phạm nhân khác
cùng trại với tỷ lệ thương tật trên 31% (đã chỉ ra ở trên là tội phạm nghiêm trọng); thì
Toà án xét giảm lần đầu sau khi K đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt
chung. Do đó nếu K chấp hành đủ hai phần ba mức hình phạt chung là 7 năm thì Tòa
án sẽ tiến hành xét giảm lần đầu cho K. Thời gian tối thiểu mà K sau đó đã phải chấp
hành hình phạt là (2*7)/3 = 4 năm 8 tháng.
Bài 8:
A, B, C và D là những người không nghề nghiệp và đều đã thành niên. Vào một ngày
A rủ B, C và D cùng tham gia cướp giật bằng xe gắn máy để lấy tiền tiêu xài. A phân

21 | P a g e
công: A lái xe; B ngồi sau giật tài sản; C và D có nhiệm vụ ngăn cản sự truy đuổi của
người bị hại hoặc người đi đường. Theo kế hoạch và thủ đoạn nêu trên, cả bọn đã 3 lần
giật được tài sản gồm 3 điện thoại di động tổng trị giá là 25 triệu đồng (tính theo giá trị
tại thời điểm phạm tội).
Hỏi:
a) Đối tượng tác động và khách thể của hành vi phạm tội mà các đối tượng nêu trên
thực hiện?
b) Vai trò của từng người trong vụ án nêu trên?
c) Đây có được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức không? Tại sao?
Bài làm
a) Đối tượng tác động và khách thể của hành vi phạm tội của các đối tượng trên:
- Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi
phạm tội tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ. Có ba loại đối tượng tác động của tội phạm:
 Con người - Chủ thể của quan hệ xã hội
 Đối tượng vật chất - Khách thể của quan hệ xã hội
 Hoạt động bình thường của chủ thể - Nội dung của quan hệ xã hội
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại. Trong tình huống trên đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng vật chất -
3 chiếc điện thoại di động tổng trị giá 25 triệu đồng. Quan hệ xã hội bị tội phạm gây
thiệt hại qua việc làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất là quan hệ
sở hữu được pháp luật hình sự bảo vệ.
b)
- Hành vi phạm tội của A, B, C và D đã cấu thành tội cướp giật tài sản căn cứ theo
Điều 171 BLHS 2015. A, B, C và D đều đã thành niên và có năng lực TNHS, đã chuẩn
bị và thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội (cướp giật tài sản), hành vi đó trực
tiếp xâm hại đến quan hệ sở hữu mà luật Hình sự bảo vệ. Và các hành vi của A, B, C
và D đã thoả mãn các dấu hiệu của CTTP cướp giật tài sản:
+ Chủ thể: A, B, C và D là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản.
+ Khách thể: là quyền sở hữu tài sản của con người (quyền sở hữu 3 chiếc điện thoại
của những người bị hại).
+ Khách quan:

22 | P a g e
 Hành vi khách quan trong tình huống này là việc A, B, C và D thực hiện hành
vi cướp giật tài sản gây thiệt hại cho xã hội.
 Hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi khách quan của A, B, C và D gây ra là
gây thiệt hại về vật chất, cụ thể là 3 chiếc điện thoại có tổng giá trị là 25 triệu
đồng.
 Mối quan hệ nhân quả ở đây là: Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra đúng với hiện
thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Cụ
thể ở đây là 3 chiếc điện thoại tổng trị giá 25 triệu đồng bị cướp giật bởi đúng
hành vi của A, B, C và D.
 Chủ quan: Cả A, B, C và D đều cùng thực hiện một tội phạm với lỗi cố ý trực
tiếp. Cả bốn đều nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Sự cố ý
cùng thực hiện một tội phạm ở đây còn là mỗi người trong đồng phạm đều có
hành vi tham gia vào thực hiện tội phạm ( B, C, D là người thực hành, A là
người tổ chức cũng đồng thời là người thực hành), hành vi của mỗi người được
thực hiện không biệt lập nhau mà trong sự liên kết với nhau, hành vi của người
này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại.
- Hành vi của A, B, C và D được coi là đồng phạm của tội cướp giật tài sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 về Đồng phạm thì: “1. Đồng phạm là trường
hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Những dấu hiệu của đồng
phạm bao gồm dấu hiệu về mặt khách quan và chủ quan:
+ Về mặt khách quan: Đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu:
 Có hai người trở lên và những người này có đầy đủ điều kiện về chủ thể của tội
phạm.
 Họ cùng thực hiện một tội phạm.
+ Về mặt chủ quan: Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm cố ý.
Ngoài ra, đối với những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, đồng
phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện phải có cùng mục đích phạm tội đó.
Trong vụ án này xét về đối tượng gồm có 4 chủ thể là A, B, C và D tức là số người
tham gia đã thỏa mãn cấu thành đồng phạm (từ 2 người trở lên). Ở đây A, B, C và D
đã có đầy đủ NLTNHS và đạt đến độ tuổi chịu TNHS về tội cướp giật tài sản.
Đồng phạm đòi hỏi các chủ thể cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Trong tình huống
này A, B, C và D cùng thực hiện tội cướp giật tài sản, “A rủ B, C và D cùng tham gia
cướp giật bằng xe máy; cả 4 cùng tham gia và thực hiện hành vi cướp giật theo sự chỉ
đạo của A. Có nghĩa là về lí trí cả hai đều biết và nhận thức rõ hành vi cướp giật tài

23 | P a g e
sản của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, và cũng biết người khác
có cùng hành vi nguy hiểm như mình, cùng thấy trước được hậu quả có thể xảy ra. Về
ý chí cả bốn đều mong muốn hậu quả xảy ra. Nên đã tiếp tục tiến hành thực hiện tội
phạm. Căn cứ theo Điều 17 BLHS 2015 về Đồng phạm thì A đóng vai trò là người tổ
chức, rủ rê lôi kéo B, C và D cùng tham gia cướp giật.
=> Do đó vai trò của từng người trong vụ án trên: A là người chủ mưu, tổ chức, phân
công, thực hiện hành vi phạm tội; còn B, C và D là người thực hiện hành vi phạm tội
vì có hành vi trực tiếp thực hiện hành vi cướp giật.
c)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 BLHS 2015 về Đồng phạm thì Phạm tội có tổ chức là
hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội
phạm.
Phạm tội có tổ chức có đặc điểm:
+ Nhóm phạm tội được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền
vững. Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy - phục tùng. Mỗi người đồng phạm đều chịu
sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng hình thức đồng phạm là công cụ
sức mạnh trong hoạt động phạm tội của mình.
+ Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ cho việc thực hiện
cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo
quyệt…
=> Do đó đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội liên tục, nhiều
lần, gây ra hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn.
Trong vụ án trên:
+ A rủ B, C, D cùng thực hiện hành vi cướp giật tài sản để kiếm tiền tiêu xài, tức là
phục vụ cho nhu cầu hiện tại là cần tiền chứ không có tính lâu dài và bền vững. Trong
nhóm tội phạm trên không có tồn tại quan hệ chỉ huy - phục tùng.
+ Trong hoạt động, nhóm phạm tội có sự chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ cho việc thực hiện
cũng như tẩu thoát. Chỉ là có người đánh lạc hướng hoặc cản trở sự ngăn cản của
người bị hại, người đi đường một cách ngẫu nhiên chứ không thông qua thủ đoạn,
phương pháp tinh vi, xảo quyệt nào cả.
Phạm tội liên tục là trường hợp nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời
gian, cùng xâm hại đến một quan hệ xã hội và bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ
thể thống nhất. Trong tình huống trên nhóm tội phạm đã thực hiện hành vi phạm tội
liên tục vì: có nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian; cùng xâm

24 | P a g e
hại một quan hệ xã hội và cùng ý định phạm tội cụ thể thống nhất. Tuy nhiên không
gây ra hậu quả lớn, rất lớn, hoặc đặc biệt lớn.
=> Từ những đặc điểm và lập luận nên trên có thể đưa ra kết luận rằng vụ án trên
không được coi là trường hợp phạm tội có tổ chức.
Bài 9:
9a) Giả sử Hoàng Văn B bị tòa án xử phạt 2 năm tù nhưng được hưởng án treo về tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 Khoản 1, Bộ luật hình
sự), thời gian thử thách là 4 năm. Khi chỉ còn 1 năm thời gian thử thách B lại bị tòa án
xét xử về tội trộm cắp tài sản mà B đã thực hiện (trước khi có bản án cho hưởng án
treo). Hình phạt đối với B về tội trộm cắp tài sản là 2 năm tù. Hỏi:
a) Khi xét xử lần này, tòa án có thể tổng hợp hình phạt đối với B không? Tại sao?
b) Trong trường hợp nêu trên, hành vi trộm cắp tài sản của B có bị coi là tái phạm? Tại
sao?
c) Tòa án có thể cho B được hưởng án treo một lần nữa không? Tại sao?
9b) Giả sử Hoàng Văn K bị tòa án xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản. Sau khi
mãn hạn tù mặc dù chưa được xóa án tích, K lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
với số tiền chiếm đoạt là trên 200 triệu đồng. Anh (chị) hãy cho biết: Hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản của K trong tình huống nêu trên thuộc loại tội phạm gì? Trường hợp
phạm tội này của K được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Giải thích rõ tại
sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp giật tài sản, K chưa bị kết án về tội nào)
9c) Giả sử X bị tòa án xử phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản, đã thi hành án được 5
năm X lại bị tòa án xét xử về tội cố ý gây thương tích cho người khác mà X thực hiện
trước khi có bản án đang thi hành. Đối với tội bị xét xử lần này tòa tuyên phạt 16 năm
tù đối với X. Hãy tổng hợp hình phạt đối với X và cho biết hình phạt chung mà X còn
phải chấp hành là bao nhiêu? Giải thích vì sao?
Bài làm
9a.
a) Khi xét xử lần này, toà án không thể tổng hợp hình phạt đối với B.
Tổng hợp hình phạt là quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt, bao gồm quyết
định hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 55 Bộ luật
Hình sự (BLHS) và quyết định hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 56
BLHS. Tổng hợp hình phạt là hoạt động quan trọng của Tòa án được tiến hành đối với
người bị kết án phạm từ hai tội trở lên và đối với trường hợp người bị kết án chưa chấp
hành hoặc chấp hành chưa xong một bản án lại bị xét xử về một tội xảy ra trước hoặc

25 | P a g e
sau khi có bản án đó. Việc tổng hợp hình phạt được tiến hành trên cơ sở các hình phạt
cùng loại và khác loại, tổng hợp hình phạt chính và hình phạt bổ sung theo những
nguyên tắc nhất định của luật hình sự.
- Án treo ở đây là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp
dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của
người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành
hình phạt tù. (Điều 1 Nghị quyết số 02/2018 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao).
Căn cứ theo khoản 5 Điều 65 BLHS 2015 về án treo thì: “5. Trong thời gian thử
thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật
thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải
chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành
vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước
và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”
Trong vụ án trên, Hoàng Văn B được toà án cho hưởng án treo về tội vi phạm quy
định về tham gia giao thông đường bộ với thời hạn thử thách là 4 năm. Tuy nhiên B lại
bị xét xử về tội trộm cắp tài sản mà B đã thực hiện (trước khi có bản án cho hưởng án
treo). Hình phạt đối với B về tội trộm cắp tài sản là 2 năm tù.
=> Tội trộm cắp tài sản mà B đã thực hiện được toà án xét xử là tội mà đã được thực
hiện trước khi có bản án cho hưởng án treo, tức là không phải B phạm tội mới theo
quy định tại khoản 5 Điều 65 BLHS 2015. Cho nên trong vụ án này toà án không thể
tổng hợp hình phạt đối với B. B phạm tội đồng thời phải chấp hành hai bản án.
b) Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015 tái phạm là trường hợp người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội mới do cố ý hoặc do vô ý về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian chưa xóa được án tích về tội phạm trước
đã bị kết án.
Cụ thể người phạm tội bị coi là tái phạm đòi hỏi các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, Người phạm tội phải là người đã bị kết án và đang có án tích.
+ Thứ hai, Người đang có án tích đã phạm tội mới và tội phạm đó là tội phạm cố ý
hoặc tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Trong vụ án trên, xét về điều kiện thứ nhất:
+ Thứ nhất, B được hưởng án treo, theo quy định của BLHS thì người được hưởng án
treo vẫn là tội phạm và vẫn có án tích. Án treo vẫn là hình thức miễn phạt tù có điều
kiện được Tòa án xem xét là có các tình tiết giảm nhẹ thì được sống hòa nhập với cộng
đồng tuy nhiên chưa được xóa án tích thì vẫn xem là có tiền án.
26 | P a g e
+ Thứ hai, B tuy đang có án tích, nhưng chưa phạm tội mới. Tòa án xét xử về tội trộm
cắp tài sản mà B đã thực hiện (trước khi có bản án cho hưởng án treo) chứ không phải
trong khoảng thời gian B vẫn đang có án tích và thực hiện thời gian thử thách của mức
án treo mà B được hưởng.
=> Không thoả mãn điều kiện của Tái phạm do đó trong trường hợp nêu trên hành vi
trộm cắp của B không được coi là tái phạm.
c) Toà án không thể cho B được hưởng án treo một lần nữa. Vì
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về án treo như sau:
“Điều 1. Án treo
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng
đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người
phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình
phạt tù.”
Án treo cho tội trộm cắp tài sản của B có thể được Tòa án áp dụng khi B bị phạt tù 2
năm (không quá thời gian pháp luật quy định) và căn cứ thêm vào nhân thân của B
cùng các tình tiết giảm nhẹ và xem xét việc bắt B có phải chấp hành hình phạt tù hay
không.
Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP có quy định về
trường hợp không cho hưởng án treo cụ thể như sau:
“Điều 3. Những trường hợp không cho hưởng án treo
3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang
được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án
treo.”
B đã được hưởng án treo về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và
đang trong thời gian thử thách thì B bị Tòa án xét xử về tội trộm cắp tài sản phạm tội
trước đó với hình phạt là 2 năm tù. Hành vi phạm tội mới trong thời hạn thử thách của
B thuộc những trường hợp không cho hưởng án treo.
=> Tội trộm cắp tài sản của B sẽ không được hưởng án treo thêm một lần nữa.
9b)
- Thứ nhất, đối với việc K phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt
là trên 200 triệu đồng.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 174 BLHS 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
27 | P a g e
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.”
Trong tình huống trên K phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là
trên 200 triệu đồng, căn cứ theo khoản 3 Điều 174 BLHS 2015 thì mức phạt tù cao
nhất K có thể phải gánh chịu là 15 năm.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 BLHS 2015 về Phân loại tội phạm:
“3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;”
=> Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong BLHS 2015, Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của K trong tình huống
nêu trên được xếp vào loại tội phạm rất nghiêm trọng.
- Thứ hai, Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015 tái phạm là trường hợp người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới do cố ý hoặc do vô ý về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian chưa xóa được án tích về tội
phạm trước đã bị kết án.
Cụ thể người phạm tội bị coi là tái phạm đòi hỏi các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, Người phạm tội phải là người đã bị kết án và đang có án tích.
+ Thứ hai, Người đang có án tích đã phạm tội mới và tội phạm đó là tội phạm cố ý
hoặc tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Giả sử Hoàng Văn K bị tòa án xử phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 về phân loại tội phạm:
“1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;”
=> Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong BLHS 2015, Hành vi cướp giật tài sản của K trong tình huống nêu trên
được xếp vào loại tội phạm ít nghiêm trọng.
K lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là trên 200 triệu đồng.
Đã chứng minh ở trên Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của K trong tình huống được
xếp vào loại tội phạm rất nghiêm trọng.

28 | P a g e
=> Đáp ứng đủ hai điều kiện của người phạm tội bị coi là tái phạm. Do đó K được coi
là tái phạm.
9c)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 BLHS 2015 về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án:
“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về
tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang
bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật
này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành
hình phạt chung.”
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 về Quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm nhiều tội:
“Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối
với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời
hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung
không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối
với hình phạt tù có thời hạn;”
Trong tình huống trên vì X đã bị toà án xử phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản, đã thi
hành được 5 năm X lại bị toà án xé xử về tội cố ý gây thương tích cho người khác mà
X thực hiện trước khi có bản án đang thi hành. Cho nên căn cứ theo khoản 1 Điều 56
BLHS 2015 và điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 thì tổng hợp hình phạt đối với X
sẽ được tính như sau:
+ Hình phạt 15 năm tù về tội cướp tài sản và hình phạt 16 năm về tội cố ý gây thương
tích cho người khác, tổng mức hình phạt - hình phạt chung lúc này là 31 năm. Căn cứ
theo điểm a khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 thì không được vượt quá 30 năm đối với
hình phạt tù có thời hạn. Cho nên hình phạt chung lúc này sẽ là 30 năm.
+ Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 BLHS 2015 thì thời gian đã chấp hành hình phạt của
bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Trong tình huống trên
X đã chấp hành được 5 năm tù. Do đó hình phạt chung mà X còn phải chấp hành là: 30
năm - 5 năm = 25 năm.
Bài 10:

29 | P a g e
Trần Tuấn K bị tòa án xử phạt 5 năm tù về tội cướp giật tài sản (theo Điểm a, Khoản 2,
Điều 171 Bộ luật hình sự). K được giảm mức hình phạt đã tuyên và được ra tù trước
thời hạn sau khi đã chấp hành án được 3 năm. Hơn 4 năm sau kể từ khi ra tù K lại
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một doanh nghiệp H với số tiền chiếm đoạt là
400 triệu đồng.
Hỏi:
a) Anh (chị) hãy cho biết trường hợp phạm tội này của K được coi là tái phạm hay tái
phạm nguy hiểm? Giải thích rõ tại sao? (Biết rằng khi phạm tội cướp giật tài sản, K
chưa bị kết án về tội nào).
b) Hãy cho biết sau khi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị Tòa án xử phạt 15
năm tù (theo Khoản 3, Điều 174 Bộ luật Hình sự), K có thể tiếp tục được xét giảm
mức hình phạt đã tuyên không? Nếu được xét giảm mức hình phạt thì thời gian tối
thiểu mà K sau đó phải chấp hành hình phạt là bao nhiêu?
Bài làm
a)
- Căn cứ theo điểm b Khoản 2 Điều 70 BLHS 2015 về đương nhiên được xóa án tích:
“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình
phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình
phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội
mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt
tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư
trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một
số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm
a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm
người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.”
Trong tình huống trên Trần Tuấn K bị tòa án xử phạt 5 năm tù về tội cướp giật tài sản
(theo Điểm a, Khoản 2, Điều 171 Bộ luật hình sự) tuy nhiên K được giảm mức hình
phạt đã tuyên và được ra tù trước thời hạn sau khi đã chấp hành án được 3 năm. Hơn 4

30 | P a g e
năm sau K mới tiếp tục phạm tội mới, lúc này là K đã được xoá án tích rồi. Căn cứ
theo điểm b khoản 1 Điều 70 BLHS 2015 thì 2 năm sau khi K được ra tù thì án tích về
tội danh cướp giật tài sản của K đã được xoá.
- K lại tiếp tục phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp H với số tiền
chiếm đoạt là 400 triệu đồng.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 174 BLHS 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.”
=> Mức hình phạt tù cao nhất mà K có thể phải chịu là 15 năm tù về tội danh lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 BLHS 2015 về Phân loại tội phạm:
“3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;”
=> Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong BLHS 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của K trong tình huống
nêu trên được xếp vào loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 BLHS 2015:
“1. Tái phạm là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới do cố ý
hoặc do vô ý về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong thời
gian chưa xóa được án tích về tội phạm trước đã bị kết án.”
Cụ thể người phạm tội bị coi là tái phạm đòi hỏi các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, Người phạm tội phải là người đã bị kết án và đang có án tích.
+ Thứ hai, Người đang có án tích đã phạm tội mới và tội phạm đó là tội phạm cố ý
hoặc tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Trong tình huống trên, trường hợp phạm tội này của K không được coi là tái phạm vì
không đáp ứng đủ hai điều kiện về tái phạm:
+ Thứ nhất, người phạm tội - tức là K phải là người đã bị kết án và đang có án tích, tuy
nhiên thì K đã bị kết án về tội cướp giật tài sản nhưng xét theo thời gian và quy định

31 | P a g e
của BLHS 2015 về xoá án tích thì lúc K thực hiện hành vi phạm tội mới thì K đã được
xoá án tích về tội cướp giật tài sản.
+ Thứ hai, K đã phạm tội mới và tội phạm đó là tội phạm cố ý - tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản
=> Do đó K không được coi là tái phạm.
b)
K đã bị kết án về tội cướp giật tài sản nhưng xét theo thời gian và quy định của BLHS
2015 về xoá án tích thì lúc K thực hiện hành vi phạm tội mới thì K đã được xoá án tích
về tội cướp giật tài sản.
Hơn 4 năm sau kể từ khi ra tù K lại phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một doanh
nghiệp H với số tiền chiếm đoạt là 400 triệu đồng. Và K bị Tòa án xử phạt 15 năm tù
(theo Khoản 3, Điều 174 Bộ luật Hình sự). K đang phải chấp hành hình phạt chính với
tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 174 BLHS 2015 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”
- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là rút ngắn một phần thời hạn chấp hành hình
phạt mà mức độ đo được bằng thời gian. Chế định về giảm thời hạn chấp hành hình
phạt được quy định tại Điều 63, 64 BLHS 2015.
Người đang chấp hành hình phạt chính phải có đủ 4 điều kiện sau đây mới được xét
giảm thời hạn chấp hành hình phạt:
+ Thứ nhất, điều kiện về thời gian thực tế chấp hành hình phạt: Người bị kết án đã
chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định. Thời gian đã chấp hành hình phạt
để được xét giảm lần đầu là: 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ,
hình phạt tù có thời hạn. (ở đây, K thuộc trường hợp hình phạt tù có thời hạn).
+ Thứ hai, điều kiện về sự tiến bộ của người bị kết án: Người bị kết án có nhiều tiến
bộ, thể hiện ở việc họ đã chứng tỏ quyết tâm cải tạo, có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt
nhiều thành tích trong chấp hành án, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp
hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ, nội quy của trại giam hoặc chế độ
cải tạo không giam giữ.
32 | P a g e
+ Thứ ba, điều kiện đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự.
+ Thứ tư, điều kiện về hình thức: Có đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm
quyền.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 BLHS 2015 quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên:
“1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung
thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã
bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án
hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn
đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù
chung thân”
=> Như vậy, K có thể tiếp tục được xét giảm mức hình phạt đã tuyên nếu đáp ứng đủ
các điều kiện trên.
- Thời gian tối thiểu mà K sau đó phải chấp hành hình phạt là:
Tòa án xét giảm lần đầu sau khi K đã chấp hành được 1/3 thời hạn đối với hình phạt tù
có thời hạn. Do đó nếu K đã chấp hành đủ 1/3 mức hình phạt là 15 năm tù thì Tòa án
sẽ tiến hành xét giảm lần đầu cho K. Thời gian tối thiểu mà K sau đó phải chấp hành
hình phạt là 1/3 x 15 năm = 5 năm.
=> Kết luận, sau khi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị Tòa án xử phạt 15 năm
tù (theo Khoản 3, Điều 174 Bộ luật Hình sự), K vẫn có thể tiếp tục được xét giảm mức
hình phạt đã tuyên. Và thời gian tối thiểu mà K sau đó phải chấp hành hình phạt là 5
năm tù.

33 | P a g e
LỜI KẾT THÚC

Vậy là sau một khoảng thời gian - dù không nhiều - cùng tìm hiểu, nghiên cứu
cũng như tổng hợp kiến thức, nhóm 7 chúng em đã có thể hoàn thiện bài thảo luận này.
Qua đây, tập thể nhóm muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy
Phạm Minh Quốc người đã luôn tận tình hướng dẫn, cung cấp cho chúng em những
kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập cũng như thảo luận. Để từ đó, tất cả các
thành viên trong nhóm đều có thể trau dồi cho bản thân những hành trang quý giá
chuẩn bị cho con đường dài phía trước.

Một lần nữa, nhóm 7 xin được lắng nghe và tiếp thu những đóng góp từ thầy giáo
và các bạn để vừa có thể hoàn thiện tốt hơn bài thảo luận vừa bổ sung thêm những
kiến thức quý báu cho bản thân.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

34 | P a g e

You might also like