You are on page 1of 19

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM


Môn học: GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG


TY TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH QUỐC KHIÊM

Sinh viên thực hiện:


HOÀNG THỊ THANH HUYỀN
DƯƠNG GIA THƯ
ĐÀO NGUYỄN NGUYÊN GIÁP
HOÀNG GIA MINH
ĐỖ THỊ THẢO NHI
TRẦN THANH THẢO VIÊN

Lớp: D05 - Nhóm: 10

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em là :
▪ HOÀNG THỊ THANH HUYỀN – MSSV : 030138220151
▪ DƯƠNG GIA THƯ – MSSV : 030138220385
▪ ĐÀO NGUYỄN NGUYÊN GIÁP – MSSV : 030138220088
▪ HOÀNG GIA MINH – MSSV : 030138220224
▪ ĐỖ THỊ THẢO NHI – MSSV : 030138220275
▪ TRẦN THANH THẢO VIÊN – MSSV : 030138220486
Cam đoan bài tiểu luận nhóm: Thực trạng hoạt động của các công ty tài chính
tại Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH QUỐC KHIÊM
Bài tiểu luận này là sản phẩm của riêng chúng em, các kết quả phân tích có tính
chất độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong bài tiểu luận được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của chúng
em.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm ___


Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

HOÀNG THỊ THANH HUYỀN DƯƠNG GIA THƯ

Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

ĐÀO NGUYỄN NGUYÊN GIÁP HOÀNG GIA MINH


Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

ĐỖ THỊ THẢO NHI TRẦN THANH THẢO VIÊN


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Mức
Thành độ
STT Công việc Ghi chú
viên hoàn
thành
Tích cực tham gia
Lên dàn ý bài tiểu luận và phân công và đóng góp ý
Hoàng Thị
nhiệm vụ cho từng bạn, tìm chỉnh kiến, họp nhóm
1 Thanh sửa tổng hợp nội dung và đóng góp 100% đầy đủ trên lớp và
Huyền ý kiến phần 1, 2, 3, sửa hình thức online, tích cực
word. sửa nội dung và
word.
Tích cực tham gia
đóng góp ý kiến,
Dương Gia Chịu trách nhiệm làm powerpoint, họp nhóm đầy đủ
2 làm hình thức word, đóng góp ý kiến 100%
Thư trên lớp và online,
phần 3.
tích cực sửa nội
dung và word.
Tích cực tham gia
Đào góp ý kiến và họp
Nguyễn Tìm và làm nội dung phần 1, tìm lên đầy đủ trên lớp và
3 dàn bài đóng góp ý kiến và tổng hợp 100% online, rất có tinh
Nguyên
nội dung phần 3. thần hoàn thành
Giáp bài sớm hơn dự
kiến.
Rất tích cực góp ý
kiến, họp nhóm
Hoàng Gia Thuyết trình phần 2 và phần 3, đóng đầy đủ trên lớp và
4 góp ý kiến phần 3 và tham gia góp ý 100% online, có tinh
Minh
phần 2, đi in nộp file word. thần xung phong
và sáng tạo thêm
trong thuyết trình.
Tích cực đóng
góp ý kiến,họp
Trần nhóm đầy đủ trên
Thuyết trình phần 1 và đầu phần 2,
5 Thanh lớp và online, có
đóng góp ý kiến phần 3 và tham gia 100%
tinh thần xung
Thảo Viên góp ý phần 2.
phong và có sáng
tạo thêm trong
thuyết trình.
Tích cực đóng
góp nội dung
Đỗ Thị Tìm và làm nội dung phần 2, đóng
6 chỉnh sửa nội
góp ý kiến nội dung phần 3, đóng 100%
Thảo Nhi dung và thảo luận,
góp chỉnh sửa nội dung phần 1 và 2.
họp nhóm đầy đủ
trên lớp và online.
▪ Người phân công và đánh giá: Hoàng Thị Thanh Huyền (nhóm trưởng)
▪ Xác nhận của các thành viên:
Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

DƯƠNG GIA THƯ ĐÀO NGUYỄN NGUYÊN GIÁP

Sinh viên xác nhận Sinh viên xác nhận


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

HOÀNG GIA MINH ĐỖ THỊ THẢO NHI

Sinh viên xác nhận


(Ký, ghi rõ họ tên)

TRẦN THANH THẢO VIÊN


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Bảng phân công công việc
Mục lục
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH ..............................1
1.1. ĐỊNH NGHĨA ......................................................................................................1
1.2. ĐẶC ĐIỂM ..........................................................................................................1
1.2.1. Mức vốn pháp định ........................................................................................1
1.2.2. Thời gian hoạt động.......................................................................................2
1.2.3. Huy động vốn .................................................................................................2
1.2.4. Các loại hình công ty tài chính .....................................................................2
1.3. CHỨC NĂNG ......................................................................................................2
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................3
2.1. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG ....................................................................................3
2.1.1. Quy mô về vốn điều lệ ....................................................................................3
2.1.2. Quy mô sở hữu ...............................................................................................4
2.1.3. Quy mô trên tổng tài sản ...............................................................................4
2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG .................................................................................4
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TIÊU BIỂU
Ở VIỆT NAM .............................................................................................................5
2.3.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tại Việt Nam ...............5
2.3.1.1. Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng ................................................5
2.3.1.2. Các sản phẩm chủ yếu của công ty tài chính .......................................6
2.3.1.3. Thị phần ..................................................................................................6
2.3.1.4. Kết quả hoạt động tài chính tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu
biểu hiện nay ........................................................................................................7
2.3.1.5. Cơ hội và thách thức đối với tài chính tiêu dùng ................................8
2.3.2. Hoạt động Bancassurance.............................................................................8
2.3.3. Những thành công trong hoạt động của công ty tài chính cổ phần Điện
Lực ............................................................................................................................9
2.4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY TÀI CHÍNH .......10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH

Nhắc đến các định chế tài chính tiềm năng góp phần làm năng động các hoạt động trên
thị trường tài chính không thể không nhắc đến khu vực tài chính phi ngân hàng. Các
định chế tài chính phi ngân hàng là các tổ chức tài chính không nhận tiền gửi từ khách
hàng mà chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính khác như cho vay, bảo hiểm, đầu tư, môi
giới, tư vấn,... Các định chế tài chính phi ngân hàng có thể kể đến như công ty bảo hiểm,
quỹ đầu tư, công ty môi giới, công ty tài chính,... Trong đó “công ty tài chính” là một
cụm từ quen thuộc và thông dụng trong các hoạt động kinh tế nói chung, trong lĩnh vực
tài chính nói riêng và các đề tài liên quan đến “công ty tài chính” mang nhiều yếu tố
nghiên cứu sâu rộng cũng như các vấn đề thực tiễn, diễn biến theo nhiều quy luật phức
tạp trên thị trường, nhóm chúng em xin trình bày một số khía cạnh liên quan đến thực
trạng và các vấn đề thực tế của loại hình công ty tài chính đã và đang diễn ra hiện nay.
1.1. ĐỊNH NGHĨA
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng,với chức năng là sử dụng
vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để thực hiện các hoạt động cho vay,
đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ
khác theo các quy định của pháp luật nhưng không được nhận tiền gửi cá nhân và cung
ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Mặt khác công ty tài chính sẽ là kiếm lợi nhuận trên lãi suất bằng việc cho vay thường
thì lãi suất này sẽ cao hơn so với các ngân hàng thông thường. Câu hỏi đặt ra sẽ là tại
sao họ lại có thể cho vay với lãi suất cao hơn so với ngân hàng thông thường? Đa phần
các công ty tài chính sẽ nhắm tới những khách hàng không thể vay ở ngân hàng do khách
hàng có mức độ uy tín kém, ngân hàng sẽ căn cứ vào lịch sử vay mượn của khách hàng
đó như thế nào để đánh giá khách hàng đó có thể sử dụng dịch vụ ở ngân hàng đó nữa
hay không, từ việc ngân hàng loại những khách hàng đó ra khỏi dịch vụ của mình đã tạo
cho công ty tài chính một lượng khách hàng không hề nhỏ. Tuy vậy việc cho thuê với
những khách hàng như vậy đối với công ty tài chính cũng sẽ xảy ra những rủi ro vô cùng
lớn để giảm việc tổn thất từ rủi ro đó thì khách hàng phải có vật thế chấp của cá nhân,
quyền sở hữu.
1.2. ĐẶC ĐIỂM
1.2.1. Mức vốn pháp định
Đầu tiên chúng ta cần xác định vốn pháp định là gì? Theo quy định tại khoản 7 điều 4,
Luật Doanh nghiệp 2005, vốn pháp định được định nghĩa là mức vốn tối thiểu phải có
theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định của các công ty
tài chính này thấp hơn vốn của ngân hàng thương mại. Từ trước năm 2018 mức vốn
pháp định của công ty tài chính sẽ phải đạt 300 tỷ và từ 2018 trở về sau con số này tăng

1
đến 500 tỷ (Điều 2, Nghị định 86/2019/NĐ-CP). Mục đích của quy định này chính là
nhằm đảm bảo cho những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp được thực
hiện một cách đầy đủ và đồng thời thực hiện được nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng.
1.2.2. Thời gian hoạt động
Công ty tài chính sẽ có thời gian hoạt động trong 50 năm, nếu muốn gia hạn thêm thời
gian phải được sự đồng ý của ngân hàng nhà nước và thời gian gia hạn tối đa là 50 năm.
1.2.3. Huy động vốn
Về huy động vốn, công ty tài chính chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên
của tổ chức theo Luật các TCTD 2010 và Nghị định số 81/2008/ NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của
chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính.
1.2.4. Các loại hình công ty tài chính
Theo Nghị định 39/2014/NĐ-CP, công ty tài chính bao gồm công ty tài chính tổng hợp
và công ty tài chính chuyên ngành.
Công ty tài chính tổng hợp: là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động quy định
tại Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định. Các công ty tài chính tổng hợp có thể sau
đó chuyển đổi thành các công ty tài chính chuyên ngành, bao gồm công ty tài chính bao
thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính. Nhưng
ngược lại, công ty tài chính chuyên ngành không được chuyển đổi thành công ty tài
chính tổng hợp.
Công ty tài chính chuyên ngành: là công ty tài chính hoạt động trong một lĩnh vực cụ
thể của ngành tài chính như tín dụng tiêu dùng hoặc phát hành thẻ tín dụng và các hoạt
động khác khác theo quy định của pháp luật. Công ty tài chính chuyên ngành gồm công
ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài
chính.
1.3. CHỨC NĂNG
Công ty tài chính được sinh ra để cung cấp các dịch vụ cho vay hướng tới khách hàng
là cá nhân và các doanh nghiệp từ đó ta có thể thấy chức năng chính của công ty tài
chính chính là việc cho vay. Thứ nhất, cung cấp các khoản vay không đảm bảo là các
khoản vay ngắn hạn đáp ứng nhu cu tạm thời của khách hàng, các khoản vay cá nhân
cũng sẽ nằm trong đây bởi vì nó không có tài sản thế chấp nào. Thứ hai, cung cấp các
khoản vay có đảm bảo là cung cấp khoản vay cho doanh nghiệp có tài sản thế chấp nếu
doanh nghiệp không thanh toán khoản vay đó đúng hạn thì tài sản đó sẽ thuộc về công
ty tài chính. Thứ ba, cung cấp khoản vay kinh doanh các công ty tài chính sẽ làm bao
thanh toán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp bán các khoản phải thu của mình cho bên
thứ ba với mức chiết khấu được thoả thuận sau đó công ty tài chính sẽ đưa khoản tiền
sau khi đã chiết khấu cho doanh nghiệp đó. Thứ tư, cho vay để mua sản phẩm dựa vào

2
doanh số bán hàng của khách hàng để cho vay qua đó sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động
kinh doanh của các nhà bán lẻ.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

2.1. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG


Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/9/2023, Việt
Nam có 16 công ty tài chính. Các công ty tài chính có thể được phân loại thành các
nhóm như: công ty tài chính lớn, công ty tài chính trung bình. Tuy vậy, loại hình hoạt
động này vẫn có mới mẻ, non trẻ và còn gặp phải một số hạn chế nhất định như các quy
định pháp lý cho loại hình công ty tài chính chưa đầy đủ. Nhìn tổng quan, quy mô thị
trường tài chính Việt Nam tính theo thông lệ đến cuối năm 2021 tương đương khoảng
300% GDP. Trong đó, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 57,2%;
thị trường cổ phiếu chiếm 28,4%, dư nợ thị trường trái phiếu và doanh thu phí bảo hiểm
chiếm lần lượt 13,6% và 0,8% quy mô hệ thống tài chính Việt Nam. Tín dụng tiêu dùng
được thực hiện bởi các công ty tài chính chiếm tỷ trọng khoảng 7,7% trên tổng số dư nợ
của nền kinh tế, phần còn lại được thực hiện bởi các định chế ngân hàng thương mại.
Có thể nói dù chiếm một tỷ trọng khiêm tốn nhưng hoạt động tín dụng tiêu dùng nói
riêng và hoạt động của các công ty tài chính nói chung vẫn hứa hẹn về sự phát triển vượt
bậc trên thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam.
2.1.1. Quy mô về vốn điều lệ
Cụ thể, số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho biết đến cuối năm 2020, có tổng
cộng 16 công ty tài chính đã được cấp giấy phép hoạt động cho vay tiêu dùng trên thị
trường với tổng vốn điều lệ hơn 22.000 tỷ đồng. Trong đó, một số doanh nghiệp có vốn
điều lệ lớn nhất hiện nay là FE Credit (7.328 tỷ); SBIC Finance (2.523 tỷ); EVN FC
(2.500 tỷ); HD Saison (1.400 tỷ); Tài chính Bưu điện - PTF (1.050 tỷ); SHB Finance
(1.000 tỷ)…
Bảng 1.1. Vốn điều lệ của các công ty tài chính tiêu biểu tại Việt Nam 2023
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Công ty tài chính TNHH Công ty tài chính Công ty tài chính
Công
Ngân hàng Việt Nam Thịnh cổ phần Điện TNHH MTV Công
ty
Vượng SMBC Lực nghiệp Tàu thuỷ
Vốn
10.928,0 3.501,6 2.523,0
điều lệ
(Nguồn: Danh sách các công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 30/9/2023)
Mỗi công ty tài chính khác nhau sẽ có quy mô về vốn điều lệ khác nhau, phản ánh mức
độ hoạt động khác nhau. Vốn điều lệ càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều nguồn

3
lực để hoạt động đầu tư, phát triển, hợp tác kinh doanh và cũng cho thấy sự bền vững
của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng, nhà đầu tư và ngân hàng.
Đây còn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn hoạt động và tuân thủ các quy
định của cơ quan quản lý nhà nước.
2.1.2. Quy mô sở hữu
Ở Việt Nam các công ty tài chính hiện nay hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần và
công ty Trách nhiệm hữu hạn (bao gồm các công ty 100% vốn nước ngoài và các tổ
chức tín dụng 49% liên doanh vốn nước ngoài). Các công ty tài chính cổ phần bao gồm:
công ty tài chính cổ phần Điện Lực; công ty tài chính cổ phần Handico; công ty tài chính
cổ phần Tín Việt. Công ty Trách nhiệm hữu hạn gồm: MTV Bưu điện; công ty tài chính
TNHH một thành viên Cộng Đồng; MTV Công nghiệp Tàu thuỷ. Công ty Trách nhiệm
hữu hạn 100% vốn nước ngoài: TNHH MTV Lotte Việt Nam; MTV Mirae Asset Việt
Nam; MTV Home credit Việt Nam. Công ty Trách nhiệm hữu hạn 49% liên doanh vốn
nước ngoài: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC; HDa Saison; MTV Ngân hàng
TMCP Sài Gòn - Hà Nội; MB Shinsei.
Như vậy, số lượng hoạt động của các công ty tài chính liên doanh với nước ngoài và có
100% vốn nước ngoài chiếm số lượng lớn trong tổng quy mô hoạt động của loại hình
công ty tài chính tại Việt Nam. Việc liên doanh vốn nước ngoài sẽ tác động qua lại, ảnh
hưởng đến các quy mô hoạt động của các công ty tài chính theo nhiều hướng khác nhau,
có cả cơ hội và thách thức.
2.1.3. Quy mô trên tổng tài sản
Theo những số liệu được cung cấp bởi Ngân hàng nhà nước thì tốc độ tăng trưởng của
các công ty này liên tục giảm trong gần 10 năm trở lại đây. Năm 2010, tỷ trọng tổng tài
sản của nhóm này chỉ chiếm khoảng 3,8% tổng tài sản của hệ thống tài chính tiêu dùng.
Đến năm 2015, tỷ trọng giảm còn 1,62%. Và tính đến ngày 30/9/2018, tỷ trọng này giảm
chỉ bằng 1,4% tổng tài sản của hệ thống tài chính tiêu dùng. Nhìn chung các công ty tài
chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với hệ thống tài chính tiêu dùng, biểu hiện qua việc tốc
độ tăng trưởng của các công ty này liên tục giảm trong gần 10 năm trở lại đây.
2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Bảng 2.1. Số liệu bình quân ngành
(Đơn vị: %)
2014 2015 2016 2017 2018
NIM 28,81% 23,17% 25,55% 25,30% 27,19%
NPL 3,90% 4,04% 4,77% 4,69% 5,44%
ROE 22% 33,11% 44,28% 29,24% 28,04%
ROA 5,2% 4,81% 5,67% 6,33% 5,35%
(Nguồn: FiinGroup (2019). Vietnam Consumer Finance Report 2019-Issue 7)

4
Bình quân ngành của công ty tài chính chuyên ngành - công ty tài chính về tỷ lệ thu
nhập lãi thuần NIM (Net Interest Margin) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
qua các năm đều cao hơn 20%. Các tỷ lệ này của các công ty tài chính cao hơn rất nhiều
so với của các ngân hàng. Và điều này chứng tỏ khả năng sinh lời từ các hoạt động cho
vay cũng như việc tận dụng nguồn vốn của các cổ đông để tạo ra lợi nhuận đã được sử
dụng một cách hiệu quả. Đây là tín hiệu tốt đối với sự phát triển của các công ty tài
chính, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy các công ty này tận dụng các tiềm năng, đề
ra những chiến lược bền vững tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần, mở rộng quy mô hoạt
động.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của công ty tài chính vẫn ở trong tầm kiểm soát và thấp hơn
so với tỷ lệ nợ xấu gộp của ngành ngân hàng (nợ xấu - NPL có tính đến nợ tái cơ cấu và
trái phiếu VAMC). Tuy vậy, cần phải có những kế hoạch để tăng cường khả năng kiểm
soát nợ xấu.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TIÊU BIỂU Ở
VIỆT NAM
2.3.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tại Việt Nam
2.3.1.1. Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng
Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm 2023, bình quân mỗi tháng có
15.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thu nhập của
người lao động suy giảm mạnh.
Biểu đồ 2.1. Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng tại các công ty tài chính
(Đơn vị : %)

(Nguồn: CLB Tài chính tiêu dùng VNBA)


Đối với các công ty tài chính tiêu dùng, trong nửa đầu năm 2023, dư nợ cho vay giảm
đáng kể với mức giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2022 và 10.2% so với thời điểm cuối
năm 2022. Nợ xấu của nhóm công ty tài chính cũng tăng từ mức 10,7% cuối 2022 lên
12,5% cuối tháng 6/2023(Theo FiinGroup). Như vậy sau giai đoạn tăng trưởng nhanh,

5
tín dụng tiêu dùng lao dốc kể từ nửa cuối năm 2022 đến nay. Phía cho vay phản ánh đây
là thời điểm đặc biệt bởi tín dụng giảm mạnh, nợ xấu.
2.3.1.2. Các sản phẩm chủ yếu của công ty tài chính
Trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2014, các công ty tài chính tập trung phát triển
các sản phẩm cho vay mua xe, mua đồ gia dụng và di động có lãi suất. Sang tới năm
2015, các công ty tài chính vẫn ưu tiên các sản phẩm trả góp. Tới năm 2016, khi thị
trường về các sản phẩm cho vay trả góp đã bắt đầu bão hòa, các công ty tài chính nhanh
chóng hướng tới đối tượng khách hàng mới có ý định mua/sửa chữa nhà, vì vậy các công
ty tập trung thiết kế các sản phẩm dành riêng mua nhà trả góp.
Theo Báo cáo về thị trường tài chính tiêu dùng của Tập đoàn Fiingroup, tỷ trọng các sản
phẩm cho vay tiêu dùng trong năm 2018 như sau:
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các sản phẩm cho vay trung bình ngành 2018 của các công
ty tài chính
(Đơn vị: %)

(Nguồn: FiinGroup 2019, sđd)


Qua đó ta thấy được tiềm năng tăng trưởng đầy hứa hẹn của thị trường cho vay tiêu dùng
từ 4,1% năm 2016 lên 5,2% năm 2017, và đạt 19% năm 2018.
Tuy nhiên vào thời điểm sau dịch, như phân tích trên (2.3.1.1) thị trường cho vay tiêu
dùng đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng, đó là một thách thức lớn của
ngành cần có những giải pháp và chính sách phù hợp.
2.3.1.3. Thị phần
Báo cáo của Fiingroup về thị phần trong nước cũng ghi nhận tỷ trọng tín dụng tiêu dùng
hiện đã chiếm 20,5% tổng dư nợ nền kinh tế, cao gấp 2,5 lần so với năm 2012, tăng
trưởng bình quân khoảng 20%/năm.

6
Biểu đồ 2.3. Thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

(Nguồn: Bức tranh thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam 2021 Fiingroup)
Qua đó, FE Credit hiện chiếm hơn 52% thị phần cho vay tiêu dùng trong nước, thứ 2 là
Homecredit với 17% và thứ 3 là HD Saison với 11%. Đến cuối năm 2020, tổng dư nợ
tín dụng của FE Credit vào khoảng 66.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm 2019. Tỷ
lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn VAS là 6,6%, tăng so với mức 5,6% của năm 2019, tương
đương giá trị nợ xấu khoảng 4.300 tỷ đồng.
Nhìn chung, theo nhiều đánh giá, dù cho vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn nhiều so với
kênh ngân hàng bởi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, thì hiệu suất lợi nhuận mà mảng kinh
doanh này mang lại vẫn rất tiềm năng. Ngân hàng nhà nước cho biết nhóm các công ty
tài chính đang dẫn đầu về khả năng sinh lời trong các loại hình tổ chức tín dụng hoạt
động tại Việt Nam.
2.3.1.4. Kết quả hoạt động tài chính tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu biểu
hiện nay
Báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2023 của các công ty tài chính tiêu thì trong
số 7 công ty tài chính được khảo sát, không có công ty nào ghi nhận lợi nhuận tăng
trưởng so với cùng kỳ, đồng thời có ba công ty thua lỗ trong nửa đầu năm 2023.
Bảng 2.2. Lợi nhuận sau thuế của các công ty tài chính tiêu dùng
(Đơn vị : tỷ đồng)

(Nguồn: Minh Quang tổng hợp từ BCTC)


7
Cụ thể, Fe Credit đã ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên tới 2.996 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng
đầu năm 2023, lợi nhuận của FE Credit liên tục sụt giảm và đã âm tới hơn 3.100 tỷ đồng
vào năm ngoái. Home Credit, công ty đang được ngân hàng lớn thứ hai của Thái Lan
nhắm đến, với định giá có thể đạt 1 tỷ USD, báo lãi sau thuế nửa đầu năm 2023 chỉ đạt
212 tỷ USD trong khi trong năm 2022 công ty từng thu về hơn 1.189 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, chất lượng tài sản sụt giảm, người tiêu dùng dè
dặt hơn trong chi tiêu, cũng như chịu áp lực giám sát lớn hơn từ các cơ quan chức năng,
nhiều công ty tài chính đã phải thu hẹp hoạt động, đóng cửa chi nhánh hay sa thải nhân
viên.
2.3.1.5. Cơ hội và thách thức đối với tài chính tiêu dùng
Cơ hội cho ngành TCTD chỉ thực sự tiềm năng và phát triển mạnh mẽ khi những bài
toán thách thức được giải đáp, tháo gỡ:
Về quản lý: Tăng trưởng tín dụng hằng năm bị giới hạn, tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành
tăng dần qua các năm, tỷ lệ giải ngân tiền mặt giảm đã cản trở rất lớn đối với công ty tài
chính trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư hệ thống, chuyển đổi sản phẩm (theo
Thông tư 18/2019/TT- NHNN)
Cạnh tranh: Các công ty tài chính ngày nay phải đối mặt cạnh tranh với các công ty
Fintech, chuỗi cầm đồ… Gần đây xuất hiện rất nhiều các website quảng cáo vay tiền
nhanh chỉ cần CCCD, không thẩm định… chỉ cần khách hàng chấp nhận lãi suất cao.
Vì vậy, việc cho vay lãi suất cao “cắt cổ” hay bị “xù nợ” đều không được bảo vệ quyền
lợi, khó truy cứu trách nhiệm.
Khách hàng: Tỷ lệ thất nghiệp tăng, mất/giảm thu nhập lên cao nhất vào giai đoạn quý
III/2021 cho đến nay vẫn còn chịu ảnh hưởng. Điều này đã tác động trực tiếp đến công
tác thu hồi nợ của CTTC trong suốt năm 2021 đến nay.
Truyền thông: Công ty tài chính bị đánh đồng với “tín dụng đen”. Nếu không có giải
pháp tiết chế thì e rằng lĩnh vực cho vay tài chính tiêu dùng sẽ là nơi chịu tổn thương
nặng nề nhất. Vì vậy cần sự thấu hiểu của truyền thông và sự bảo vệ của cơ quan chủ
quản để làm sáng tỏ, tách bạch giữa công ty tài chính và tín dụng đen
2.3.2. Hoạt động Bancassurance
Bancassurance là một trong những hoạt động của công ty tài chính. Nguồn thu nhập từ
hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu nhập của công ty tài chính từ trước
đến nay. Tỷ lệ doanh thu từ Bancassurance trên tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị
trường tăng mạnh qua các năm. Theo Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính),
bảo hiểm nhân thọ chiếm tỷ trọng lớn trong ngành bảo hiểm Việt Nam, chiếm 73% tổng
doanh thu phí bảo hiểm năm 2021.

8
Biểu đồ 2.4. Bancassurance / tổng doanh thu khai thác mới
(Đơn vị: %)

(Nguồn: IVA, Yuanta Việt Nam)


Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 là 217 nghìn tỷ đồng (+17% YoU). Doanh thu
phí khai thác mới (FYP) năm 2021 là 49,5 nghìn tỷ đồng, và doanh thu phí bảo hiểm
phân phối qua kênh ngân hàng (bancassurance) năm 2021 chiếm khoảng 39% tổng
doanh thu khai thác mới. Con số này vẫn khá thấp so với Philippines (43%) và Thái Lan
(47%), Singapore (51%), Indonesia (57%), và Trung Quốc (68%).Mặc dù việc so sánh
với các ngân hàng ở các quốc gia khác chỉ mang tính tham khảo những điều này cho
thấy tiềm năng lớn để phát triển mảng bancassurance tại Việt Nam.
2.3.3. Những thành công trong hoạt động của công ty tài chính cổ phần Điện Lực
Về những thành công nhất định, công ty tài chính cổ phần Điện Lực đã đi vào hoạt động
hơn 15 năm và ghi nhận được nhiều thành tựu.
Kết quả hoạt động kinh doanh có lợi nhuận qua hàng năm (lợi nhuận trước thuế đạt
455,1 tỷ đồng, hoàn thành 100,6% kế hoạch năm 2022), các chỉ tiêu tỷ lệ hoạt động an
toàn luôn tuân thủ theo quy định (tỷ lệ nợ xấu toàn công ty là 1,64% vào 31/12/2022
đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước). Cổ phiếu của công ty chính thức
giao dịch trên sàn HOSE từ ngày 12/01/2022 và đạt vị trí xếp hạng tín nhiệm B2 do tổ
chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Investors Service đánh giá (2021). Tình hình
tài chính cụ thể thể hiện như sau:
Bảng 2.3. Tình hình tài chính của công ty tài chính cổ phần Điện Lực năm 2022
(Đơn vị: tỷ đồng)
Quy mô Năm 2022
Tổng tài sản 42,197
Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 9,883
Cho vay khách hàng 24,352
Chứng khoán đầu tư 2,061

9
Tổng nguồn vốn huy động 36,875
Vốn điều lệ 3,510
Kết quả kinh doanh Năm 2022
Thu nhập lãi thuần 919,2
Thu nhập thuần ngoài lãi 224,8
Chi phí hoạt động (327,2)
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (361,4)
Lợi nhuận trước thuế 455,3
Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu Năm 2022
Tỷ lệ an toàn vốn 11,5%
Tỷ lệ nợ xấu 1,64%
Lợi nhuận thuần sau thuế/Vốn chủ sở hữu (RoaE) 8,8%
Lợi nhuận thuần sau thuế/ Tổng tài sản (Roa) 0,97%
(Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững, 2022)
Về hoạt động đóng góp,với vị thế là một công ty dịch vụ tài chính và đầu tư cam kết
cung cấp sản phẩm và dịch vụ hàng đầu EVN Finance thường xuyên tiến hành các hoạt
động phân tích, nghiên cứu để có thể xác định các rủi ro và cơ hội tiềm năng cho khách
hàng và nhà đầu tư của công ty. EVNFinance tập trung vào việc xác định các cách để
thúc đẩy tài chính bền vững và giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu. Dựa vào các thành
tựu mà công ty Tài chính cổ phần Điện Lực đạt được có thể nói đây là doanh nghiệp có
vị thế hàng đầu trong số các định chế tài chính phi ngân hàng.
Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance) có một số cơ hội như sau: Phát triển
các sản phẩm, dịch vụ tài chính gắn liền với lợi thế cạnh tranh của Công ty, tập trung
trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Thực hiện cơ cấu hoạt động
kinh doanh theo hướng tăng cường nền tảng công nghệ số. Với hơn 100 triệu dân cùng
hàng loạt chuỗi nhu cầu tài chính vô cùng đa dạng, thị trường tài chính tín dụng tiêu
dùng được đánh giá là giàu tiềm năng và mang lại mức thu nhập đáng kể cho các tổ chức
tín dụng, đặc biệt là công ty tài chính. Với sự tin tưởng từ các tổ chức quốc tế đối với
EVN Finance, công ty tiếp tục phát huy, mở rộng các hoạt động huy động vốn ra các thị
trường quốc tế.
2.4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY TÀI CHÍNH
Các công ty tài chính chịu sự kiểm tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước nói chung và
Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng nói riêng. Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt
động của công ty công ty tài chính tại Việt Nam có quy định “Công ty cho thuê tài chính
là một loại công ty tài chính, hoạt động chủ yếu là cho thuê máy móc, thiết bị và các
động sản khác”. Một số công ty tài chính tiêu dùng (ví dụ như Homecredit, HD Saigon
hay Prudential) không được phép nhận tiền gửi từ bất kỳ khách hàng nào. Đặc biệt, các

10
công ty cũng không được phép vay trên 1 năm tại các tổ chức tài chính theo quy định
tại Thông tư 21/2012/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho, đi vay, mua, bán có kỳ hạn
giấy tờ có giá giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Về kiểm soát nội
bộ, cơ chế kiểm toán nội bộ của các công ty được quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-
NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tài chính tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Như vậy, cũng giống như ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, các công ty tài
chính ở Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển. Nhìn chung
những lợi ích về hoạt động tài chính tiêu dùng của các công ty tài chính ở Việt Nam
cung cấp trong thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho các tổ chức tín
dụng và khách hàng, mà còn cho cả nền kinh tế.
Trong bối cảnh hiện tại, các công ty tài chính với những tiềm năng về tài chính tiêu dùng
sẽ tiếp tục phát triển mạnh và có sự dịch chuyển từ tín dụng doanh nghiệp sang tín dụng
tiêu dùng. Sản phẩm của công ty tài chính dần trở nên đa dạng khi mà không chỉ dừng
lại ở cho vay tiêu dùng mà còn thêm nhiều hoạt động tài chính khác. Tiềm năng phát
triển trong tương lai cũng là lợi thế lớn khi mà tại Việt Nam chủ yếu là dân số trẻ và hầu
hết ở thành thị, thu nhập hoặc mức tiêu dùng đều cao là thị trường tiềm năng để các công
ty tài chính phát triển. Uy tín của các công ty tài chính ở Việt Nam đang ngày được nâng
cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng huy động vốn là trong nước lẫn ngoài nước,
từ đó tăng quy mô hoạt động, mở rộng phân khúc khách hàng,…
Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, các công ty tài chính đã có những tiềm năng phát triển
nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn đối với các tổ chức này. Cụ thể: Một
là, quy định pháp lý cho loại hình công ty tài chính chưa đầy đủ, chưa khuyến khích,
chưa tạo thuận lợi cho mô hình này trong cạnh tranh với các trung gian tài chính khác.
Hiện nay, xu hướng M&A giữa ngân hàng thương mại và công ty tài chính đang diễn ra
sôi động và nó càng sôi động hơn khi Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín
dụng nước ngoài, ngân hàng thương mại trong nước mua lại công ty tài chính để chuyển
đổi thành công ty tài chính tín dụng tiêu dùng. Hai là, đến nay mô hình, chức năng,
phạm vi hoạt động của công ty tài chính chưa được định hình thật rõ ràng. Ba là, chưa
có chiến lược tổng thể phát triển công ty tài chính phù hợp với quy mô thị trường Việt
Nam. Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty tài chính, chưa kịp
thời đưa ra những cảnh báo và biện pháp thực sự quyết liệt nhằm hạn chế rủi ro và chấn
chỉnh những vi phạm, yếu kém của nhiều công ty tài chính. Năm là, việc triển khai các
văn bản pháp lý và hướng dẫn thực hiện đối với các công ty tài chính còn chậm, gây
lúng túng cho công ty tài chính trong hoạt động.

11
Qua tìm hiểu nhóm xin đưa ra một số giải pháp chủ quan để tăng hiệu quả hoạt động
của các công ty tài chính như sau: Thứ nhất, cần có các chính sách khuyến khích, thúc
đẩy cho sự hình thành nên các công ty tài chính hoạt động độc lập. Nhằm nâng cao khả
năng tự chủ, tính năng động từ đó thúc đẩy sự phát triển của công ty tài chính. Thứ hai,
khi thành lập công ty tài chính cần phải có chiến lược kinh doanh, mục tiêu cụ thể, rõ
ràng từ đó đẩy nhanh sự chuyên môn hóa của công ty tài chính làm nâng cao tính chuyên
nghiệp, giảm rủi ro, nâng cao doanh thu, hiệu quả. Từ ví dụ về công ty Điện Lực thì cần
cần phải bổ sung đầy đủ, hoàn thiện hơn nữa chính sách phân phối của thị trường điện
lực nhằm tạo nên những hướng đi tối ưu hoá nhất để ngành điện lực có sự phát triển ổn
định.Và công ty có thể tận dụng nguồn nguyên liệu năng lượng tái tạo dồi dào một cách
hợp lý hơn nữa để có thể thay thế được một phần nguồn nguyên liệu từ hoá thạch và
nguồn nhiên liệu nhập từ nước ngoài, việc giảm chi phí nhập khẩu nguồn nguyên liệu
nước ngoài cũng như giúp cho thông tin trong nước được bảo mật hơn (tăng cường an
ninh năng lượng). Thứ ba, gia tăng quá trình chuyển đổi số nhằm tạo sự thuận tiện cho
khách hàng và đưa ra những chính sách ưu đãi phù hợp đối với các sản phẩm truyền
thống và thiết kế phát triển các sản phẩm mới đi kèm kênh phân phối phù hợp để hướng
tới nhu cầu của khách hàng cũng như giảm tỷ trọng tỷ lệ cho vay tiền mặt. Hoà mình
theo dòng chảy không ngừng của cuộc cách mạng 4.0 thì công ty tài chính có thể áp
dụng trí tuệ nhân tạo - AI nhằm phân tích hành vi, nhu cầu cũng như thẩm định hồ sơ
khách hàng. Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động tăng thu nhập từ phí, hoa hồng như
Bancassurance, trên cơ sở không gia tăng gánh nặng chi phí cho khách hàng, để giảm
bớt sự phụ thuộc quá lớn vào hoạt động tín dụng. Thứ năm, là xây dựng mạng lưới đối
tác tin cậy trong ngành công nghiệp tài chính để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tiếp
cận khách hàng mới. Cuối cùng, tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý những bất ổn
đối với các công ty tài chính và giám sát chặt chẽ hơn đối với các công ty tài chính về
chấp hành các quy định liên quan đến giới hạn an toàn của tổ chức tín dụng. Tăng cường
giám sát quá trình M&A giữa ngân hàng thương mại và công ty tài chính. Kiểm soát rủi
ro để tránh “bong bóng” tín dụng tài chính cá nhân.

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt:


1. Công ty tài chính cổ phần Điện lực (2022), Báo cáo phát triển bền vững 2022, <
BCPTBV 16.5.2023-reduce.pdf (evnfc.vn)> [29 Nov 2023]
2. Công ty tài chính cổ phần Điện lực (2022), Báo cáo thường niên 2022
<https://www.evnfc.vn/storage/app/media/BCTC/EVF%20-
%20Bao%20cao%20thuong%20nien%20nam%202022.pdf> [1 Dec 2023]
3. Diệp Diệp (2018), Cẩn trọng với “bẫy” cho vay tiêu dùng từ công ty tài chính,
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=UCMTMP122494> [27 Nov 2023]
4. Đào Bích Ngọc (2022), Thực trạng phát triển các công ty tài chính và cho thuê
tài chính tại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng
5. Đào Vũ (2022), Thị trường tài chính Việt Nam 2022: Cơ hội xen lẫn thách thức
<https://vneconomy.vn/thi-truong-tai-chinh-viet-nam-2022-co-hoi-dan-xen-
thach-thuc.htm> [28 Nov 2023]
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2023), Danh sách các công ty tài chính, <NHNN
- Công ty tài chính (sbv.gov.vn)> [28 Nov 2023]
7. Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Diễm (2022), Bancassurance tại Việt Nam:
Cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển <
https://tapchinganhang.gov.vn/bancassurance-tai-viet-nam-co-hoi-thach-thuc-
va-xu-huong-phat-trien.htm> [30 Nov 2023]
8. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Hồ Phương Chi (2020), Công ty tài chính Việt
Nam – Cơ hội và thách thức Covid <https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cong-
ty-tai-chinh-viet-nam-co-hoi-va-thach-thuc-hau-covid-76655.htm> [30 Nov
2023]
9. Phạm Duy Khương (2022), Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư
vào Việt Nam <Khó khăn của doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam
- ASL LAW (adslgate.com)> [28 Nov 2023]
10. Trần Thanh Nữ Tường Vy (2022), Thực trạng hoạt động tín dụng của các công
ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam <https://thitruongtaichinhtiente.vn/thuc-trang-
hoat-dong-tin-dung-cua-cac-cong-ty-tai-chinh-tieu-dung-tai-viet-nam-
43109.html> [29 Nov 2023]
11. Trường Thịnh (2021), Cuộc cạnh tranh hấp dẫn của các công ty tài chính,
<https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cuoc-canh-tranh-hap-dan-cua-cac-cong-ty-
tai-chinh-20210805084429826.htm> [27 Nov 2023]

You might also like