You are on page 1of 48

lOMoARcPSD|14573317

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
------------------

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA

VIỆT NAM_VINAMILK

Họ và tên Lớp Mã sinh viên Điểm

Hồ Thị Thu Sương K52E_Kế toán 18K4051356

Nguyễn Thị Diểm Quỳnh K52E_Kế toán 18K4051346

Bùi Thị Thảo K52E_Kế toán 18K4051368

Phạm Thị Bích Phượng K52F_Kế toán 18K4051338

Trương Tiến Sỹ K52F_Kế toán 18K4051359

Giáo viên hướng dẫn: Lê Tô Minh Tân

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4
a) Lý do chọn đề tài:...................................................................................................4
b) Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................4
c) Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4
d) Phạm vi nghiên cứu................................................................................................5
e) Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5
2. Tổng quan về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).......................................5
A. Giới thiệu về công ty.................................................................................................5
B. Thông tin cơ bản.......................................................................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK...........................................................8
2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản...................................................................8
2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn............................................................12
2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh...........14
2.4. Phân tích các tỷ số tài chính.................................................................................16
2.4.1. Tỷ số thanh toán................................................................................................16
2.4.2. Tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động vốn lưu động:...........................................21
2.4.3. Phân tích tỷ số phản ánh hiệu quả tài sản cố định...........................................25
2.4.4 Tỷ số quản lý nợ.................................................................................................28
2.4.5 Tỷ số khả năng sinh lời......................................................................................30
2.4.6. Tỷ số giá thị trường...........................................................................................35
2.5. Đối thủ cạnh tranh................................................................................................38
2.6. Những lý do nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu của công ty Vinamilk (VNM).........40
2.7. Những lý do các ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho công ty Vinamilk (VNM).....41
2.8. Tổng hợp phân tích về công ty Vinamilk (VNM)...............................................41
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.....................................................................45
1. KẾT LUẬN...............................................................................................................45
2. ĐỀ XUẤT..................................................................................................................45

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Thứ tự Giải thích Từ viết tắt

1 Tài sản ngắn hạn TSNH

2 Tài sản dài hạn TSDH

3 Đơn vị tính ĐVT

4 Hàng tồn kho HTK

5 Số vòng quay tài sản TAT

6 Thu nhập doanh nghiệp TNDN

7 Hoạt động kinh doanh HĐKD

8 Hệ số thanh toán ngắn hạn HSTTNH

9 Văn phòng phẩm VPP

10 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ


Biểu đồ 2.0_Cơ cấu tài sản của công ty

Biểu đồ 2.1_Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Biểu đồ 2.2_Khả năng thanh toán ngắn hạn

Biểu đồ 2.3_Khả năng thanh toán nhanh

Biểu đồ 2.4_Khả năng thanh toán tức thời

Biểu đồ 2.5_Số vòng quay của tài sản

Biểu đồ 2.6_Số vòng quay hàng tồn kho

Biểu đồ 2.7_Số ngày dự trữ hàng tồn kho

Biểu đồ 2.8_Số vòng quay các khoản phải thu

Biểu đồ 2.9_Kỳ thu tiền bình quân

Biểu đồ 2.10_ Số vòng quay các khoản phải trả


2

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.11_Sức sản xuất của tài sản cố định

Biểu đồ 2.12_Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định

Biểu đồ 2.13_Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.14_Hệ số nợ

Biểu đồ 2.15_Lợi nhuận gộp biên

Biểu đồ 2.16_Lợi nhuận ròng biên

Biểu đồ 2.17_Khả năng sinh lời cơ bản

Biểu đồ 2.18_Tỷ suất sinh lời của tài sản

Biểu đồ 2.29_Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.20_Giá cả trên lợi nhuận P/E

Biểu đồ 2.21_Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)

Biểu đồ 2.22_Tỷ lệ chi trả cổ tức

Biểu đồ 2.23_Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

Biểu đổ 2.24_Giá trị thị trường/ giá trị sổ sách M/B

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1_Cơ cấu và biến động của tài sản

Bảng 2.2_Biến động của tài sản

Bảng 2.3_Cơ cấu của nguồn vốn

Bảng 2.4_Tình hình cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.5_Báo cáo Kết quả kinh doanh

Bảng 2.6_Tỷ số thanh toán và khả năng thanh toán ngắn hạn

Bảng 2.7_Phân tích tỷ số phản ánh về hiệu quả hoạt động vốn lưu động

Bảng 2.8_Phân tích tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động tài sản cố định

Bảng 2.9_Tỷ số khả năng thanh toán nợ

Bảng 2.10_Tỷ số về khả năng sinh lời

Bảng 2.11_Tỷ số giá thị trường


Bảng 2.12_Các chỉ số trung bình ngành
3

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1. Phương pháp nghiên cứu

a) Lý do chọn đề tài:
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ
mô của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay,nhà cung cấp, khách hàng. Mỗi đối
tượng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ
khác nhau. Trước khi gọi vốn trong công chúng, doanh nghiệp phải gửi các báo cáo về
tình hình tài chính và kết quả kinh doanh đến ban chứng khoán. Các báo này sẽ cung cấp
các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cho các cổ đông tương lai và điều lệ phát hành cổ
phiếu
Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các chỉ số tài chính
để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin về xu hướng
thị trường trước khi ra quyết định đầu tư hay chấp thuận giao dịch mua bán. Các báo cáo
tài chính chứa đựng các chỉ tiêu hứa hẹn nhiều lợi nhuận sẽ làm cho giá cổ phiếu của
doanh nghiệp trên thị trường tăng vọt. Ngược lại, báo cáo cho thấy tình tài chính xấu và
nguy cơ có các khoản lỗ kéo giá cổ phiếu của doanh nghiệp xuống thấp. Các nhà đầu tư
tương lai và các nhà phân tích cũng như các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư nhờ
phân tích các thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp
Vì vậy công tác phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính
có một ý nghĩa quan trọng và để thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính,
xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
tình tài chính nhóm em đã thực hiện đề tài: : “Phân tích báo cáo tài chính của công ty
cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk năm 2017-2019”
b) Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của bài tập lớn gồm 3 mục đích:
- Thứ nhất ôn lại kiến thức về môn học “Phân tích báo cáo tài chính” làm cơ sở để
giáo viên đánh giá kết quả học tập môn học.
- Thứ hai nghiên cứu tình hình tài chính của công ty cổ phần VNM thông qua báo
cáo tài chính để nắm rõ được các thông tin tài chính và phi tài chính của công ty.
- Thứ ba từ kiến thức đã tìm hiểu đưa ra nhận xét đánh giá. Từ đó đề xuất một số
giải pháp để cải thiện hoạt động của Công ty.
c) Đối tượng nghiên cứu
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo két quả kinh doanh

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


 Thuyết minh báo cáo tài chính
 Các tỷ số tài chính
d) Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Số liệu được thu thập qua báo cáo tài chính đã được
kiểm toán trên trang web chính thức của Công ty Cổ phần VNM
- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính năm 2017, 2018,
2019 của công ty.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài đi sâu vào phân tích các báo cáo tài chính của công
ty, phân tích các chỉ số tài chính, từ đó đưa ra nguyên nhân và các giải pháp thích hợp
trong tương lai.
e) Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp chung: Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm chỉ số
tài chính
* Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và
đánh giá các chỉ số tài chính. Từ đó, đưa ra nhận xét về thực trang tài chính của
công ty.
2. Tổng quan về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)

A. Giới thiệu về công ty


Vinamilk tiền thân của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là Công ty Sữa - Cà phê
Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Thực phẩm được thành lập năm 1976 dựa trên cơ sở
tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm Nhà máy Sữa Thống Nhất (tiền thân là
Nhà máy Foremost), Nhà máy Sữa Trường Thọ (tiền thân là Nhà máy Cosuvina), Nhà
máy Sữa Bột Dielac (tiền thân là Nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ).
- Năm 1982, Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp
Thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I
- Tháng 03/1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chính thức đổi tên
thành Công ty Sữa Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ
- Ngày 01/10/2003, chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với tên
gọi là CTCP Sữa Việt Nam.
- Năm 2004: Mua thâu tóm CTCP Sữa Sài Gòn (là Nhà máy sữa Sài Gòn hiện nay).
- Ngày 19/01/2006: Niêm yết trên HOSE. Thành lập Phòng khám An Khang tại
TP.HCM.
- Năm 2010: Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại
New Zealand, đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia (góp vốn 10 triệu
USD vào công ty Miraka Limited, tương đương 19,3% VĐL). Nhận chuyển nhượng

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy sữa bột Việt
Nam.
- Năm 2014: Góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostka Z
Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan.
- Năm 2015: Vinamilk tăng cổ phần tại Công ty Sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3%
lên 22,8%.
- Năm 2016: Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, tăng sở hữu lên
100%. Khánh thành Nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia. Chính thức ra mắt thương
hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN.
- Năm 2017: Đầu tư vào ngành đường với việc nắm 65% cổ phần của CTCP Đường
Việt Nam (tiền thân là CTCP Đường Khánh Hoà) và 25% góp vốn vào CTCP Chế Biến
Dừa Á Châu.
- Ngày 12/10/2018: Tăng vốn điều lệ lên 17.416.877.930.000 đồng
B. Thông tin cơ bản
 Tên giao dịch: Công ty Cổ phần
sữa Việt Nam, tên khác là Vinamilk.
 Mã chứng khoán HOSE: VNM.
 Loại hình: Công Ty Cổ Phần.
 Giấy phép thành lập: 155/2003QĐ-
BCN.
 Giấy phép kinh doanh: 0300588569.
 Mã số thuế: 0300588569.
 Vốn điều lệ: 14.514.534.000.000
(09/2016).
 Địa chỉ trụ sở chính: Tòa nhà Vinamilk – Số 10 Tân Trào, P. Tân Phú – Q.7, TP
HCM.
 Website: www.vinamilk.com.vn
a) Thông tin cổ phiếu
 Mã chứng khoán: VNM
 Sàn niêm yết: HOSE
 Ngày bắt đầu niêm yết: 28/12/2005
 Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 2.089.955.445 cổ phiếu.
b) Ngành nghề kinh doanh chính

Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng


loại sản phẩm với các ngành hàng chính:
Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam
(Southern Star) và Ông Thọ.

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem, Nhóc
Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ.
Sữa nước: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa
organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty.
Sữa bột: Sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, bột
dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent,
CanxiPro, Mama Gold.
c) Vị thế và thành tích của Công ty

Với vị thế của một thương hiệu lớn trong lịch sử 40 năm phát triển, Công ty Sữa
Việt Nam (Vinamilk) luôn khẳng định vị trí và vai trò dẫn đầu trong ngành sữa Việt
Nam.
Đạt được giải thưởng này, sản phẩm sữa nước ADM của Vinamilk đã vượt qua hơn 100
sản phẩm được đề cử đến từ 70 quốc gia. Ngoài ra, Vinamilk còn được nhiều giải thưởng
khác về doanh nghiệp như đứng thứ nhất trong top 40 công ty giá trị nhất Việt Nam của
Forbes Việt Nam năm 2016.
Đến nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam, tự hào là
những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực hành nông nghiệp tốt
toàn cầu (Global G.A.P.). Các trang trại của Vinamilk đều có quy mô lớn với toàn bộ bò
giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand.
Tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và hộ
nông dân có ký kết hợp đồng hợp tác phát triển đàn bò và bán sữa cho Vinamilk là hơn
120.0 con bò, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3 triệu
ly sữa/ một ngày. Trong các năm sắp tới, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao
cấp từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang
trại mới.
Trong các năm vừa qua, thị trường sữa tiếp tục đạt mức tăng trưởng khả quan và
tiềm năng tăng trưởng của thị trường sữa Việt Nam còn rất lớn trong những năm tới. Khi
thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam được nâng cao trong những năm tới, thì
nhu cầu những sản phẩm dinh dưỡng từ sữa sẽ ngày một phát triển. Là công ty sữa hàng
đầu ở Việt Nam với hơn 50% thị phần trong ngành sữa, đứng đầu ở hầu hết các ngành
hàng như sữa nước, sữa bột, sữa chua và sữa đặc, Vinamilk luôn tiên phong với các sản
phẩm sữa chất lượng quốc tế, đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng ngày một cao và đa dạng
của người Việt Nam.
d) Cơ cấu tổ chức

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Cơ cấu tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ
phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên
và phòng ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu
quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững
mạnh.
e) Định hướng phát triền:

 Tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
 Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất
lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của
mình với cuộc sống con người và xã hội”
 Giá trị cốt lõi: “Trở thành biểu tượng và niềm tin hàng đầu của Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
 Triết lý kinh doanh

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế
chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk.
Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Chính sách chất lượng

Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh,
tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC


VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK
2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật
chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích
cơ cấu tài sản của DN được thực hiện bằng cách và so sánh tình hình biến động của kì
phân tích so với kỳ gốc của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản.

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Bảng 2.1_Cơ cấu của tài sản của Công ty giai đoạn 2017– 2019 (ĐVT: đồng)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019


TÀI SẢN
Giá trị % Giá trị % Giá trị %

A. Tài sản ngắn hạn 19.002.943.395.528 58,45 18.505.885.806.390 53,93 19.828.855.240.231 50,31

I. Tiền và các khoản


733.003.539.943 2,25 1.011.235.212.807 2,95 957.162.717.036 2,43
tương đương tiền

III. Các khoản phải thu


4.177.896.085.300 12,85 4.240.430.117.730 12,36 3.809.794.002.288 9,67
ngắn hạn

IV. Hàng tồn kho 3.447.759.303.261 10,61 4.531.768.842.734 13,21 3.876.560.751.360 9,84

B. Tài sản dài hạn 13.506.629.942.142 41,55 15.811.399.570.191 46,07 19.586.255.455.000 49,69

II. Tài sản cố định 6.578.193.561.054 20,23 8.667.870.641.168 25,26 8.729.549.347.732 22,15

IV. Tài sản dở dang dài


970.605.001.566 2,99 275.020.774.555 0,80 158.002.285.957 0,40
hạn

V. Các khoản đầu tư tài


5.358.856.346.187 16,48 6.308.420.157.396 18,38 10.220.035.050.693 25,93
chính dài hạn

VI. Tài sản dài hạn khác 460.319.986.483 1,42 393.293.110.660 1,15 140.958.877.100 1,04

Tổng cộng tài sản 32.509.573.337.670 100 34.317.285.376.581 100 39.415.110.695.231 100

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Bảng 2.2_Biến động tài sản của công ty giai đoạn 2017 – 2019 (ĐVT: đồng)

2018/2017 2019/2018
TÀI SẢN
± % ± %
A. Tài sản ngắn hạn (497.057.589.138) (2,62) 1.322.969.433.841 7,15
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 278.231.672.864 37,96 (54.072.495.771) (5,35)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 62.534.032.430 1,50 (430.636.115.442) (10,16)
IV. Hàng tồn kho 1.084.009.539.473 31,44 (655.208.091.374) (14,46)
B. Tài sản dài hạn 2.304.769.628.049 17,06 3.774.855.884.809 23,87
II. Tài sản cố định 2.089.677.080.114 31,77 61.678.706.564 0,71
IV. Tài sản dở dang dài hạn (695.584.227.011) (71,67) (117.018.488.598) (42,55)
V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 949.563.811.209 17,72 3.911.614.893.297 62,01
VI. Tài sản dài hạn khác (67.026.873.823) (14,56) 17.665.766.440 4,49
Tổng cộng tài sản 1.087.712.038.911 5,56 5.097.825.318.650 14,85

- Hàng tồn kho năm 2018 tăng hơn so với năm 2017 là 1.084.009.539.473 đồng,
cho thấy nhu cầu tiêu thụ ở thị trường tăng lên và việc dự trữ nhiều hàng tồn kho sẽ làm
tăng thêm các khoản chi phí lưu kho hơn, hơn nữa việc lưu trữ các mặt hàng ăn uống thời
gian dài sẽ gây nên việc thực phẩm quá hạn sử dụng. Vì vậy, công ty cần có dự toán phù
hơn để việc lưu trữ kho được hợp lý. Năm 2019 lượng doanh thu thuần tăng lên nhờ vào
số lượng hàng trong kho cung ứng kịp thời cho thị trường, cụ thể năm 2019 hàng tồn kho
giảm 655,208,091,374 đồng tương đương giảm 14,46% so với năm 2018. Cho thấy nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm sữa ở thị trường trong thời gian gần đây sẽ tăng lên.
- Phải thu ngắn hạn qua các năm có xu hướng giảm cùng với mức tăng trưởng của
doanh thu thuần và ngày chiếm tỷ trọng ở mức ổn định trong tổng tài sản ngắn hạn (cụ
thể năm 2018 tăng 1,5% so với năm 2017, đến năm 2019 đã giảm đến 10,16% tương
đương giảm 430,636,115,442 đồng so với năm 2018). Điều này cho thấy công ty có
chính sách thu tiền hợp lý mới giúp doanh thu tăng trưởng tốt.

10

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.0: Cơ cấu Tài sản của công ty qua các năm (2017-2019)

- Trong giai đoạn 2017 – 2019, tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng. Cụ thể
năm 2017 tổng tài sản của công ty là 32.509.573.337.670 đồng, năm 2018 tăng lên là
34.317.285.376.581 đồng và năm 2019 tăng lên là 39.415.110.695.231 đồng
- Dựa vào sơ đồ ta có thể thấy, cơ cấu tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần
(Năm 2017 là 58,45%, Năm 2018 là 53,93 %, Năm 2019 là 50,31%) trong khi cơ cấu tài
sản dài hạn tăng lên (Năm 2017 là 41,55%, Năm 2018 là 46,07%, Năm 2019 là 49,69%).
- Tỷ trọng tài sản ngắn hạn duy trì ở mức ổn định chiếm >50% Tổng tài sản của
Công ty qua các năm. Nhìn chung qua 3 năm, tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn tỷ trọng
trong cơ cấu tài sản của Công ty. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng ngày
càng tăng lên cho thấy công ty đang có định hướng đầu tư vào các khoản mục tài sản cố
định, dây chuyền sản xuất…. Những biến động Tài sản của công ty nguyên nhân sâu xa
đến từ sự thay đổi của các khoản mục tài sản. Vậy để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự
tăng giảm trên ta sẽ đi vào tìm hiểu sự biến động của các khoản mục tài sản tại Công ty
Cổ phần sữa Vinamilk, chúng ta sẽ đi phân tích sự ảnh hưởng của các bộ phận tài sản
phân theo hai loại chính là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn:
- Tài sản ngắn hạn năm 2018 giảm so với năm 2017 là 497.057.589.138 đồng tương ứng
với tốc độ giảm 2,62%. Năm 2019 có tài sản ngắn hạn tăng lên so với năm 2018 là
1.332.969.433.841 đồng tương ứng với tốc độ tăng 7,15%. Nguyên nhân là do các khoản
tiền và tương đương tiền năm 2019 giảm so với năm 2018 là 54.072.495.771 đồng tương
ứng với tốc độ giảm 5,35% và tài sản ngắn hạn khác năm 2019 giảm so với năm 2018 là
61.113.863.572 đồng tương ứng với tốc độ giảm 41,74%
- Tài sản dài hạn năm 2018 tăng lên so với năm 2017 là 2.304.769.628.049 đồng tương
ứng với tốc độ tăng 17,06% và năm 2019 tăng lên so với năm 2018 là 3.774.855.884.089
đồng tương ứng với tốc độ tăng 23,87%. Nguyên nhân là do tài sản cố định năm 2018
tăng lên so với năm 2017 là 2.059.677.080.114 đồng tương ứng với tốc độ tăng 31,77%
và năm 2019 tăng 61.678.706.564 đồng tương ứng với tốc độ tăng 0,71% so với năm

11

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

2018. Khoản mục Tài sản cố định tăng mạnh so với năm 2017 cho thấy công ty từng
bước mua mới, đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị trong năm 2018 đã cho thấy công ty
đang có sự nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng đầu tư đến chất lượng của sản phẩm.
- Tổng tài sản năm 2018 tăng 1.087.712.038.911 đồng tương ứng với tốc độ tăng 5,56%
so với năm 2017 và năm 2019 tăng lên 5.097.825.318.650 đồng tương ứng với tốc độ
tăng 14,85% so với năm 2019. Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp vẫn có xu
hứng tăng trưởng, hoạt động sản xuất vẫn ổn định.
Nhận xét chung: Ngành cung cấp thực phẩm sữa ở Việt Nam rất phát triển, đồng nghĩa
với việc nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Để có cái nhìn tổng quan hơn thì bài phân tích
dưới đây sẽ cho thấy rõ công ty Vinamilk có những cơ hội cho nhà đầu tư.
2.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn:
Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: đồng

Năm 2017 Năm2018 Năm 2019


NGUỒN VỐN
Giá trị % Giá trị % Giá trị %

C. Nợ phải trả 9.213.216.736.722 28,34 9.012.218.300.249 26,26 12.870.779.480.737 32,65

I. Nợ ngắn hạn 9.111.522.890.254 28,03 9.011.802.452.031 26,26 12.870.779.480.737 32,65

II. Nợ dài hạn 101.693.846.468 0,31 415.848.218 - - -

D. Vốn chủ sở hữu 23.296.356.600.948 76,66 25.305.067.076.332 73,74 26.544.331.214.494 67,35

Tổng cộng nguồn vốn 32.509.573.337.670 100 34.317.285.376.581 100 39.415.110.695.231 100

Bảng 2.4- Tình hình cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: đồng

Năm 2018/2017 Năm2019/2018


NGUỒN VỐN
Giá trị % Giá trị %
C. Nợ phải trả (200.998.436.473) (2,18) 3.858.561.108.488 42,81
I. Nợ ngắn hạn (99.720.438.223) (1,09) 3.858.977.028.706 42,82
II. Nợ dài hạn (101.277.998.250) (99,59) (415.848.218) (100)
D. Vốn chủ sở hữu 2.008.710.475.384 8,62 1.239.264.138.162 4,90
Tổng cộng nguồn vốn 1.807.712.038.911 5,56 5.097.825.318.650 14,85

12

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2017-2019)

- Trong giai đoạn 2017 – 2019, tổng nguồn vốn có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm
2017 tổng tài sản của công ty là 32.509.573.337.670 đồng, năm 2018 tăng lên là
34.317.285.376.581 đồng và năm 2019 tăng lên là 39.415.110.695.231 đồng.
- Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy rằng, từ năm 2017 – 2018 cơ cấu nợ phải trả giảm
xuống trong khi cơ cấu vốn chủ sở hữu tăng lên. Ngược lại, từ năm 2018 – 2019, cơ cấu
nợ phải trả tăng lên trong khi cơ cấu vốn chủ sở hữu giảm xuống. Tuy vốn chủ sở hữu
qua các năm có xu hướng giảm nhưng vấn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn, luôn lớn hơn
nợ phải trả. Công ty hoạt động chủ yếu dựa trên nền tảng tài chính bên trong, ít phụ thuộc
vào các nguồn tài trợ bên ngoài. Do đó, trên cơ sở phân tích tỉ trọng Nợ Phải trả và Vốn
chủ sở hữu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động dựa vào năng lực có được nhờ sử dụng
nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu nhiều hơn là đi vay, nguồn lực nội tại doanh nghiệp
mạnh. Điều này cho thấy tiềm lực về kinh tế, sự độc lập trong tài chính của doanh nghiệp
là tương đối cao, doanh nghiệp ít phải phụ thuộc vào các tổ chức bên ngoài, tuy nhiên
nếu tỷ trọng này quá cách biệt cũng không tốt đối với doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn của
công ty chủ yếu chịu ảnh hưởng của khoản mục Nợ phải trả và Vốn Chủ Sở Hữu.
- Nợ phải trả năm 2018 giảm so với năm 2017 là giảm 200.998.436.473 đồng
tướng ứng với tốc độ giảm 2,18%. Năm 2019 thì tăng lên 3.858.561.180.448 đồng tương
úng với tốc độ tăng 42,81% so với năm 2018. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn năm 2018
giảm 99.720.438.223 đồng tương ứng với tốc độ giảm 1,09% so với năm 2017 và năm
2019 tăng lên 3.858.977.028.706 đồng tương ứng với tốc độ tăng 44,82% so với năm
2018. Điều này cho thấy trong giai đoạn này công ty đang cố gắng tận dụng, khai thác tối
đa lợi ích từ nguồn đầu tư nhờ đòn bẩy tài chính lớn, chiếm dụng vốn của các Doanh
nghiệp khác nhằm tạo ra lợi thế trong kinh doanh. Nợ ngắn hạn là một nguồn lực có chi
phí sử dụng thấp, nếu công ty biết cách vận dụng chúng để tạo ra một tỷ suất lợi nhuận
cao thì đây có thể là tiền đề, là động lực để Công ty bứt phá, tạo sự vượt bậc so với đối
thủ.
- Vốn chủ sở hữu năm 2018 tăng so với năm 2017 là tăng 2.008.710.475.384 đồng
tương ứng với tốc độ tăng 8,62%. Năm 2019 tăng 1.239.264.138.162 đồng tương ứng với
13

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

tốc độ tăng 4,90% so với năm 2018. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối năn 2018 tăng 1.030.625.378.340 đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,15% so với
năm 2017 và năm 2019 tăng 231.097.387.320 đồng tương ứng với tốc độ tăng 3,46% so
với năm 2018. Điều này cho thấy công ty hoạt động kinh doanh tốt, công ty làm ăn có lãi.
- Tổng nguồn vốn năm 2018 tăng 1.087.712.038.911 đồng tương ứng với tốc độ
tăng 5,56% so với năm 2017 và năm 2019 tăng lên 5.097.825.318.650 đồng tương ứng
với tốc độ tăng 14,85% so với năm 2019.
2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh:

Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng
giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh
doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh
chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả
năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong cơ cấu của tổng doanh thu, thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp
với mô hình tổ chức của công ty.
Bảng 2.5 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019
2018/2017 2019/2018
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
+/- % +/- %

1. Doanh thu bán


hàng và cung cấp 47.506.683.942.486 46.924.852.782.669 50.822.277.571.090 (581.831.159.817) (1,22) 3.897.424.788.421 8,31
dịch vụ

2. Các khoản
giảm trừ doanh 47.904.322.982 31.642.748.795 50.767.036.640 (16.261.574.187) (33,95) 19.124.287.845 60,44
thu

3. Doanh thu
47.458.779.619.504 46.893.210.033.874 50.771.510.534.450 (565.569.585.630) (1,19) 3.878.300.500.576 8,27
thuần

4. Gía vốn hàng


24.244.098.117.020 23.675.568.949.025 25.736.367.936.729 (568.529.167.995) (2,35) 2.060.798.987.704 8,70
bán

5.Lợi nhuận gộp 23.214.681.502.484 23.217.641.084.849 25.035.142.597.721 2.959.582.365 0,01 1.817.501.512.872 7,83

6. Doang thu
hoạt động tài 1.282.827.726.909 748.301.178.948 773.077.891.495 (534.526.547.961) (41,67) 24.776.712.547 3,31
chính

7. Chi phí tài


25.579.936.980 72.236.242.417 130.431.951.674 46.656.305.437 182,39 58.195.709.257 80,56
chính

14

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Chi phí lãi vay 12.869.222.222 20.506.388.664 71.983.360.977 7.637.166.442 59,34 51.476.972.313 251,03

8. Chi phí bán


11.018.891.006.864 11.705.280.893.448 12.422.237.224.199 686.389.886.584 6,23 716.956.330.751 9,13
hàng

9. chi phí quản lý


983.689.268.088 746.894.432.209 964.848.126.716 (236.794.829.879) (24,07) 217.953.688.507 29,18
DN

10.Lợi nhuận
12.469.349.017.046 11.441.530.689.723 12.209.703.186.627 (1.027.818.327.738) (8,24) 849.172.496.904 7,42
thuần

11. Thu nhập


153.645.065.764 365.230.910.992 118.809.957.905 211.585.845.228 137,71 (246.420.953.087) (67,47)
khác

12. Chi phí khác 126.496.851.735.222 111.608.899.140 98.356.079.077 (14.533.488.863) (11,52) (13.252.820.063) (11,87)

13. Lợi nhuận


27.502.717.761 253.622.011.852 20.453.878.828 226.119.294.091 822,17 -233.168.133.024 (91,94)
khác

14. Tổng lợi


nhận kế toán 12.496.851.735.222 11.695.152.701.575 12.311.157.065.445 (801.699.033.647) (6,42) 616.004.363.880 5,27
trước thuế

15.Chi phí thuế


1.947.433.818.896 1.883.006.377.719 2.217.172.815.691 (64.427.441.177) (3,31) 334.166.437.972 17,75
TNDN hiện hành

16.Chi phí thuế


4.256.043.872 (1.963.502.192) 8.824.253.740 (6.219.546.064) (146,13) 10.787.755.932 (549,41)
TNDN hoãn lại

17. Lợi nhuận


10.545.161.872.454 9.814.109.826.048 10.085.159.996.024 (731.052.046.406) (6,93) 271.050.169.976 2,76
sau thuế TNDN

● Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2018 giảm
565.569.585.630 đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ giảm 1,19% và năm 2019
tăng lên 3.878.300.500576 đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng 8,27%.
Nguyên nhân là do doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ năm 2018 giảm 1,22% so với
năm 2017; năm 2019 thì tăng lên 8,31% so với năm 2018 và các khoản giảm trừ doanh
thu năm 2018 giảm 33,95% so với năm 2017; năm 2019 tăng so với năm 2018 là tăng
60,44%. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên có thể là do hàng bán bị trả lại tăng lên,
đây là một tín hiệu xấu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như uy tín của doanh
nghiệp.
● Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2018 tăng 2.959.582.365
đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng 0,01% và năm 2019 tăng
1.817.501.512.872 đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng 7,83%.

15

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

● Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2018 giảm so với 2017 là
1.027.818.327.738 đồng tương ứng với tốc độ giảm 8,24%. Năm 2019 tăng
849.172.496.904 đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng 7,42%. Nguyên nhân
tăng lên là do: Tốc độ tăng của lợi nhuận gộp lớn hơn tốc độ tăng của các khoản mục chi
phí (Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp). Chỉ tiêu này tăng
lên sẽ tác động tích cực lên tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cho thấy tình hình kinh
doanh tốt.
● Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: năm 2018 giảm so với năm 2017 là giảm
801.699.033.647 đồng tương ứng với tốc độ giảm 6,42%. Năm 2019 tăng lên
616.004.363.880 đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng 5,27%.
● Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: năm 2018 giảm so với năm 2017 là
731.052.046.406 đồng tương ứng với tốc độ giảm 6,93%. Năm 2019 tăng lên
271.050.169.976 đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng 2,76%.

2.4. Phân tích các tỷ số tài chính

Tỷ số thanh toán của công ty phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có
khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải thanh toán trong kì, đồng thời thể hiện
hiệu quả công tác tài chính của công ty. Là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tình
hình tài chính của công ty, nó phản ánh tình hình hoạt động cũng như những kết quả hay
rủi ro mà công ty gặp phải trong suốt quá trình hoạt động của mình. Trên cơ sở đó giúp
công ty tìm ra nguyên nhân, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro,
đồng thời phát huy những điểm mạnh mà công ty hiện đang có.
2.4.1. Tỷ số thanh toán

* Khả năng thanh toán ngắn hạn (Khả năng thanh toán hiện thời)

- Tỷ số thanh toán hiện thời (hay Tỷ số thanh toán ngắn hạn, Hệ số thanh toán
ngắn hạn, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là
một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Chỉ số này càng thấp nói lên doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực
hiện các nghĩa vụ của mình ngược lại chỉ số quá cao cũng không phải là dấu hiệu tốt vì
tài sản của doanh nghiệp gắn chặt với tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

16

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Bảng 2.6: tỷ số thanh toán và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty

CHỈ 2018/2017 2019/2018


TIÊU ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
+/- % +/- %

1.TSNH
Đồng 19.202.943.395.528 18.505.885.806.390 19.828.855.240.231 (497.057.589.138) (2,62) 1.322.969.433.841 7,15

2.Nợ
ngắn Đồng 9.111.522.890.254 9.011.802.452.031 12.870.779.480.737 (99.720.438.225) (1.094) 3.858.997.028.706 42,82
hạn

3.Hàng Đồng
3.447.759.303.261 4.531.768.842.734 3.876.560.751.360 1.084.009.539.473 31,44 (655.208.091.374) (14,46)
tồn kho

4.Tiền

tương Đồng 733.003.539.943 1.011.235.212.807 957.162.717.036 278.231.672.864 37,96 (54.072.495.771) (5,35)
đương
tiền

5.Hệ số
thanh
toán Lần 2,08 2,05 1,54 (0,03) (1,44) (0,51) (24,98)
ngắn
hạn

6.Hệ số
khả
năng
Lần 1,71 1,55 1,24 (0,16) (9,35) (0,31) (20,07)
thanh
toán
nhanh

7.Hệ số
khả
năng
Lần 0,08 0,11 0,07 0,03 37,5 (0,04) (33,73)
thanh
toán tức
thời

17

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.2_Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:


- Năm 2017, hệ số thanh toán ngắn hạn là 2,08 lần, chỉ số này cho biết: Cứ 1 đồng
nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 2,08 đồng TSNH.
- Năm 2018, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 2,05lần nghĩa là cứ một đồng nợ
ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 2,05 đồng TSNH.
- Năm 2019, HSTTNH của công ty là 1,54 lần nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn sẽ được
đảm bảo bới 1,54 đồng TSNH.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong ba năm giảm đều. Khả năng
thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2018 giảm 0,03 lần so với năm 2017 tương ứng
với tóc độ giảm 1,44% do TSNH của công ty giảm mạnh hơn sới tốc độ giảm của nợ phải
trả, cụ thể là năm 2018 TSNH giảm 497.057.589.138 đồng so với năm 2017 tương ứng
với tốc độ giảm 2,62%, nợ phải trả năm 2018 giảm 99.720.438.225 đồng so với năm
2017 tương ứng với tốc độ giảm 1,094%.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty 2019 giảm 0,51 lần so với 2018 tương ứng
với tốc độ giảm 24,98%.Nguyên nhân giảm là do TSNH tăng nhẹ còn nợ phải trả thì tăng
mạnh, cụ thê TSNH năm 2019 tăng 1.332.969.433.841 đồng so với năm 2018 tương ứng
với tốc độ tăng 7,15% trong khi đó nợ phải trả năm 2019 tăng lên 3.858.997.028.706
đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng 42,82%.
- Tuy nhiên, trong ba năm liên tiếp tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ
các tài sản ngắn hạn để toanh toán công nợ ngắn hạn. Đồng thời, tỷ số này phải được xem
xét liên tục, phải kết hợp xem xét môi trường kinh tế, điều kiện của xã hội để xem xét
xem hoạt động kinh doanh tương lai như thế nào. Theo như thông tin tìm hiểu thì năm
2020 là một năm cực kì biến động về kinh tế do dịch bệnh, thiên tai lũ lụt, bão… những
nguyên nhân này chỉ là mang tính tạm thời nên phải xem xét cách giải quyết của công ty
trong năm tới thì mới kết luận được một cách chính xác và hiệu quả.
* Khả năng thanh toán nhanh:
18

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Khả năng thanh toán nhanh =

Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán của các tài sản dễ
chuyển đổi thành tiền đối với nợ ngắn hạn tại thời điểm nghiên cứu.

Biểu đồ 2.3_Khả năng thanh toán nhanh của Công ty

Qua biểu đồ, ta thấy:


- Năm 2017, hệ số thanh toán nhanh là 1,71 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo bởi 1,71 đồng TSNH không tính hàng tồn kho. Năm 2018, hệ số này bằng
1,55 lần có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,35 đồng TSNH không
tính hàng tồn kho. Đến năm 2019, hệ số thanh toán nhanh bằng 1,24 lần nghĩa là cứ 1
đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 0,32 đồng TSNH.
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2018 giảm 0,16 lần so với năm 2017 nguyên
nhân là do TSNH của công ty giảm mạnh hơn sới tốc độ giảm của nợ phải trả trong khi
đó hàng tồn kho thì tăng lên, cụ thể là năm 2018 TSNH giảm 497.057.589.138 đồng so
với năm 2017 tương ứng với tốc độ giảm 2,62%, nợ phải trả năm 2018 giảm
99.720.438.225 đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ giảm 1,094% , hàng tồn kho
năm 2018 tăng 1.804.009.539.473 đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng
31,44%.
- Năm 2019 so với năm 2018 có khả năng thanh toán nhanh tăng giảm 0,31 lần.
Nguyên nhân do TSNH tăng nhẹ còn nợ phải trả thì tăng mạnh và hàng tồn kho thì giảm
nhẹ, cụ thể TSNH năm 2019 tăng 1.332.969.433.841 đồng so với năm 2018 tương ứng
với tốc độ tăng 7,15% trong khi đó nợ phải trả năm 2019 tăng lên 3.858.997.028.706
đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ tăng 42,82%, hàng tồn kho năm 2019 giảm
655.208.091.374 đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ giảm 14,46%.

19

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Hệ số thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2017-2019 có xu hướng giảm và
luôn lớn hơn 1. Vậy nên có thể đánh giá công ty có đủ khả năng thanh toán, khả năng
thanh toán nhanh của công ty khá tốt.
* Khả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời

Cho biết khả năng thanh toán nhanh của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn.
Nếu chỉ tiêu này quá cao, cao hơn 0,5 thì chứng tỏ rằng khoản tiền và tương đương tiền
của công ty nhiều, dẫn đến bị ứ động không sinh lời. Đây là một tác động xấu đối với
doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.4_Khả năng thanh toán tức thời của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk

- Năm 2017, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,08 lần có nghĩa là cứ 1
đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 0,08 đồng tiền và tương đương tiền.
- Năm 2018, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,11 lần có nghĩa là cứ 1
đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 0,07 đồng tiền và tương đương tiền.
- Năm 2019, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 0,07 lần tức là cứ 1 đồng
nợ phải trả được đảm bảo bởi 0,14 đồng tiền và tương đương tiền.
- Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng 0,03
lần. Nguyên nhân tăng là do tiền và tương đương tiền tăng lên trong khi nợ ngắn hạn
giảm xuống, cụ thể năm 2018 tiền và tương đương tiền tăng 287.231.672.864 đồng so với
năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng 37,96%, trong khi đó nợ ngắn hạn năm 2018 giảm
99.720.438.225 đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ giảm 1,094%.
- Khả năng thanh toán tức thời của năm 2019 so với 2018 giảm 0.04 lần. Nguyên
nhân tăng là do nợ ngắn hạn tăng lên trong khi đó tiền và tương đương tiền giảm xuống,
cụ thể nợ ngắn hạn năm 2019 tăng lên 3.858.997.028.706 đồng so với năm 2018 tương

20

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

ứng với tốc độ tăng 42,82%, tiền và tương đương tiền năm 2019 giảm 54.072.495.771
đồng so với năm 2018 tương ứng với tốc độ giảm 5,35%.
- Ta thấy, qua ba năm 2017-2019, khả năng thanh toán tức thời của công ty đều
nhỏ hơn 1, chứng tỏ rằng khoản tiền và tương đương tiền của công ty ít, có khả năng sinh
lời cao. Đây là một tác động có thể nói là tốt đối với doanh nghiệp.
2.4.2. Tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động vốn lưu động:

Bảng 2.7_ Phân tích tỷ số phản ánh về hiệu quả hoạt động vốn lưu động

Năm 2019/2018
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2018 Năm 2019
+/- %

1.Doanh thu thuần Đồng 46.893.210.033.874 50.771.510.534.450 3.878.300.500.576 8,27

2.Tổng TS bình quân Đồng 33.413.429.357.126 36.866.198.035.906 3.452.768.678.780 10,23

3.Giá vốn hàng bán Đồng 23.675.568.949.025 25.736.367.936.729 2.060.798.987.704 8,70

4.HTK bình quân Đồng 3.989.764.072.998 4.204.164.797.074 214.400.724.076 5,37

5.Khoản phải thu bình


Đồng 4.269.730.731.748 4.067.360.229.878 -202.370.501.870 -4,74
quân

6.Khoản phải trả bình quân Đồng 9.112.717.518.486 10.941.498.890.493 1.828.781.372.007 20,07

7.TAT Vòng 1,40 1,38 -0,03 -1,87

8.Số ngày dự trữ HTK Ngày 60,67 58,81 -1,86 -3,06

9.Số vòng quay HTK Vòng 5,93 6,12 0,19 3,16

8.Số vòng quay khoản phải


Vòng 10,98 12,48 1,50 13,66
thu

9.Kỳ thu tiền bình quân -


Ngày 32,78 28,84 -3,94
(DOS) 12,02

10.Số vòng quay khoản


Vòng 5,80 6,17 0,37 6,34
phải trả

● Số vòng quay của tài sản (TAT)

Số vòng quay của tài sản (TAT)

Hệ số này thường cao là tốt nhưng chỉ đối với ngắn hạn, còn trong dài hạn là xấu
vì tài sản giảm đi, quy mô tài sản giảm đi, năng lực sản xuất giảm kéo theo doanh thu
trong năm tới sẽ giảm.

21

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.5_ Số vòng quay của tài sản (TAT)

- Số vòng quay của tài sản năm 2018 là 1,40 vòng, có nghĩa là cứ bình quân đầu tư 1
đồng tài sản vào hoạt động kinh doanh tạo ra 1,40 đồng doanh thu.
- Năm 2019 số vòng quay của tài sản (TAT) 1,38 vòng cho biết cứ bình quân đầu tư 1
đồng tài sản vào hoạt động kinh doanh tạo ra 1,38 đồng doanh thu.
- Số vòng quay của tài sản năm 2018 quay nhanh hơn năm 2019 là 0,03 vòng, điều này
cho thấy tổng tài sản chuyển đổi nhanh hơn doanh thu.
- Nguyên nhân giảm là do tổng tài sản bình quân tăng và doanh thu thuần tăng. Cụ thể
doanh thu thuần tăng 3.878.300.500.576 đông tương ứng với tốc độ tăng 8,27% và tổng
tài sản bình quân tăng 3.452.768.678.780 đồng tương ứng với tốc độ tăng 10,23%
- Trong khi đó chỉ số TAT trung bình ngành năm 2019 là 1,38.
=> Qua số liệu phân tích cho thấy công ty sử dụng tài sản hiệu quả, đem lợi lợi nhuận cho
công ty.
● Số vòng quay của hàng tồn kho

Số vòng quay của hàng tồn kho =

Biểu đồ 2.6_ Số vòng quay hàng tồn kho

22

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Năm 2018, số vòng quay của hàng tồn kho là 5,93 vòng. Năm 2019, số vòng quay hàng
tồn kho 6,12 vòng.
- Năm 2019 so với năm 2018, hàng tồn kho quay nhanh hơn 0,19 vòng. Số vòng quay
hàng tồn kho tăng là do năm 2019 giá vốn hàng bán tăng với tốc độ tăng nhanh hơn tốc
độ tăng của HTK bình quân. Cụ thể năm 2019, giá vốn hàng bán tăng 2.060.798.987.704
đồng, tương ứng với tốc độ tăng 8,70%, HTK bình quân tăng 214.400.724.076 đồng
tương ứng với tốc độ tăng 5,37%.
=> Số vòng quay HTK tăng cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả, giảm
được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được thời gian chuyển hàng dự trữ sang
tiền mặt giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn đọng.
● Số ngày dự trữ hàng tồn kho.

Số ngày dự trữ hàng tồn kho =

- Là thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian công ty có thể thanh
lí hết số lượng HTK của mình.

Biểu đồ 2.7_Số ngày dự trữ hàng tồn kho

- Năm 2018, số ngày dự trữ hàng tồn kho là 60,67 ngày có nghĩa là trung bình 1 vòng
quay hàng tồn kho mất 60,67 ngày.
- Năm 2019, số ngày dự trữ hàng tồn kho là 58,81 ngày có nghĩa là trung bình 1 vòng
quay hàng tồn kho mất 58,81 ngày.
- Số ngày dự trữ hàng tồn kho năm 2019 đã giảm so với năm 2018 là 1,86 ngày. Việc
giảm đi này là một dấu hiệu tích cực vì doanh nghiệp đã giảm được một số chi phí quản
lý, vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho, đồng thời ta có thể thấy được quá trình luân
chuyển hàng tồn kho nhanh hơn giúp doanh nghiệp giảm được tình trạng ứ động hàng tồn
kho.
● Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu =

23

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.8_Số vòng quay các khoản phải thu

- Năm 2018, số vòng quay các khoản phải thu là 10,98 vòng có nghĩa là các khoản phải
thu trong kỳ quay được 10,98 vòng. Đến năm 2019, số vòng quay các khoản phải thu là
12,48 vòng có nghĩa là các khoản phải thu trong kỳ quay được 12,48 vòng.
- Số vòng quay các khoản phải thu năm 2019 so với năm 2018 tăng 1,50 vòng, dẫn đến
các khoản phải thu tăng, dẫn đến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, tốn nhiều chi
phí lãi vay.
● Kỳ thu tiền bình quân (DOS)

Kỳ thu tiền bình quân (DOS) =

Biểu đồ 2.9_Kỳ thu tiền bình quân

- Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2018 nhanh hơn năm 2019 là 3,94 ngày.
- Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2018 là 32,78 ngày có nghĩa là sau khi công ty
bán hàng thì trung bình 32,78 ngày mới thu được tiền.
- Kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2019 là 28,84 ngày có nghĩa là sau khi công ty
bán hàng thì trung bình 28,84 ngày mới thu được tiền.

24

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Kỳ thu tiền bình quân năm 2019 giảm so với năm 2018 cho thấy công ty có chính sách
quản lý các khoản phải thu rất tốt nhanh hơn 3,94 ngày. Thời gian thu tiền nhanh hơn làm
cho khả năng thanh toán và lưu động vốn nhanh của công ty.
● Số vòng quay các khoản phải trả

Biểu đồ 2.10_Số vòng quay các khoản phải trả

- Năm 2018, số vòng quay các khoản phải trả là 5,80 vòng có nghĩa là các khoản phải trả
trong kỳ quay được 5,80 vòng. Đến năm 2019, số vòng quay các khoản phải trả là 6,17
vòng có nghĩa là các khoản phải trả trong kỳ quay được 6,17 vòng.
- Số vòng quay các khoản phải trả năm 2019 so với năm 2018 tăng 0,37 vòng, dẫn đến
các khoản phải trả tăng, dẫn đến doanh nghiệp đi vay nhiều, nợ tăng, tốn nhiều chi phí lãi
vay.
2.4.3. Phân tích tỷ số phản ánh hiệu quả tài sản cố định

Bảng 2.8. Phân tích tỷ số phản ánh hiệu quả tài sản cố định

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 +/- %

Doanh thu thuần Đồng 46.893.210.033.874 50.771.510.534.450 3.878.300.500.576 8,27

Lợi nhuận sau


Đồng 9.814.109.826.048 10.085.159.996.024 271.050.169.976 2,76
thuế

TSCĐ bình quân Đồng 7.623.032.101.111 8.698.709.994.450 1.075.677.893.339 14,11

Tỷ suất lợi
% 128,74 115,94 (12,80) (9,95)
nhuận/TSCĐ

Sức sản xuất của


Lần 6,15 5,84 (0,31) (5,12)
TSCĐ

25

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

● Sức sản xuất của tài sản cố định

Biểu đồ 2.11_Sức sản xuất của TSCĐ

- Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy 1
đồng TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số
này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
- Năm 2018, sức sản xuất của TSCĐ là 6,15 lần, có nghĩa cứ 1 đồng TSCĐ tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 6,15 đồng doanh thu.
- Năm 2019 sức sản xuất của TSCĐ 5,84 lần cớ nghĩa là cứ 1 đồng TSCĐ tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 5,84 đồng doanh thu. So với năm 2018,
sức sản xuất của TSCĐ năm 2019 giảm 0,31 lần. Nguyên nhân giảm là do doanh thu
thuần và TSCĐ bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của TSCĐ bình quân tăng nhanh
hơn. Cụ thể: doanh thu thuần tăng 3.878.300.500.576 đồng tương ứng tăng với tốc độ
tăng 8,27%, tài sản cố định bình quân tăng đồng, tăng 1.075.677.893.339 tương ứng với
tốc độ tăng 14,11%.

26

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

● Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định

×100

Biểu đồ 2.12_Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định

- Năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ của công ty là 128,74% có nghĩa là bình
quân cứ đầu tư 100 đồng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được
128,74 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Năm 2019 tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ của công ty là 115,94% có nghĩa là bình
quân cứ đầu tư 100 đồng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được
115,94 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định năm 2019 so với năm 2018 giảm 12,80%
Nguyên nhân giảm là do lợi nhuận sau thuế và TSCĐ bình quân đều tăng nhưng TSCĐ
bình quân tăng nhanh hơn, cụ thể lợi nhuận sau thuế tăng 271.050.169.976 đồng tương
ứng với tốc độ tăng 2,76%, TSCĐ bình quân tăng 1.075.677.893.339 đồng tương ứng với
tốc độ tăng 14,11%.

27

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

2.4.4 Tỷ số quản lý nợ

Bảng 2.9_ Bảng tỷ số khả năng thanh toán nợ

2018/2017 2019/2018
Chỉ
ĐVT 2017 2018 2019
tiêu
+/- % +/- %

1.Nợ
Đồng 9.213.216.736.722 9.012.218.300.249 12.870.779.480.737 (200.998.436.473) (2,18) 3.858.561.180.488 42,81
phải trả

2.Vốn
chủ sở Đồng 23.296.356.600.948 25.305.067.076.332 26.544.331.214.494 2.008.710.475.384 8,62 1.239.264.138.162 4,90
hữu

5.Tổng
Đồng 32.509.573.337.670 34.317.285.376.581 39.415.110.695.231 1.807.712.038.991 5,56 5.097.825.318.650 14,85
tài sản

6.Lợi
nhuận
Đồng 12.496.851.735.222 11.695.152.701.571 12.311.157.065.455 (801.699.033.647) (6,42) 616.004.363.880 5,27
trước
thuế

7.Chi
phí lãi Đồng 12.869.222.222 20.506.388.664 71.983.360.977 7.637.166.442 59,34 51.476.972.313 251,03
vay

8.EBIT Đồng 12.509.720.957.444 11.715.659.090.239 12.383.140.426.432 (794.061.867.205) (6,35) 667.481.336.193 5,70

9.Nợ
phải
trả/Vốn Lần 0,39 0,36 0,48 -0,03 0,12
chủ sở
hữu

10. Tỷ
số khả
Lần 972,07 571,32 172,03 (400,75) (399,29)
năng
trả lãi

11.Hệ
Lần 0,28 0,26 0,33 (0,02) 0,07
số nợ

28

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

● Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu =

Biểu đồ 2.13_Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu

- Năm 2017 nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 0,39 lần, có nghĩa cứ 1 đồng vốn
chủ sở hữu được đảm bảo bởi 0,39 đồng nợ phải trả.
- Năm 2018 nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 0,36 lần, có nghĩa cứ 1 đồng vốn
chủ sở hữu được đảm bảo bởi 0,36 đồng nợ phải trả.
- Năm 2019 nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 0,48 lần, có nghĩa cứ 1 đồng vốn
chủ sở hữu được đảm bảo bởi 0,48 đồng nợ phải trả.
- Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của năm 2018 so với năm 2017 giảm 0,03 lần.
Nguyên nhân do nợ phải trả giảm 99.720.438.223 đồng tương ứng tốc độ giảm 1,09 %
còn vốn chủ sở hữu lại tăng 2.008.710.475.384 đồng tương ứng tốc độ tăng 8,62%
- Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của năm 2019 so với năm 2018 tăng 0,12 lần.
Nguyên nhân do nợ phải trả tăng nhanh hơn so với vốn chủ sở hữu, cụ thể nợ phải trả
tăng 3.858.997.028.706 đồng tương ứng với tốc độ tăng 42,82%, vốn chủ sở hữu tăng
1.239.264.138.162 đồng tương ứng với tốc độ tăng 2,90%.
● Hệ số nợ

Hệ số nợ =

29

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.14_ Hệ số nợ của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk

- Hệ số nợ năm 2017 là 0,28 lần nghĩa là cứ một đồng tài sản sẽ đảm bảo cho 0,28
đồng nợ phải trả.
- Hệ số nợ năm 2018 là 0,26 lần nghĩa là cứ một đồng tài sản sẽ đảm bảo cho 0,26
đồng nợ phải trả.
- Hệ số nợ năm 2019 là 0,33 lần nghĩa là cứ một đồng tài sản sẽ đảm bảo cho 0,33
đồng nợ phải trả.
- Hệ số nợ năm 2018 so với năm 2017 giảm 0,02 lần, nguyên nhân là do nợ phải
trả giảm trong khi đó tổng tài sản thì tăng lên, cụ thể nợ phải trả giảm 99.720.438.223
đồng tương ứng tốc độ giảm 1,09 % còn tổng tài sản tăng 1.807.712.038.991 đông tương
ứng với tốc độ tăng 5,56%
- Hệ số nợ năm 2019 so với năm 2018 tăng 0,07 lần nguyên nhân là do nợ phải trả
có tốc độ tăng nhanh hơn tổng tài sản, cụ thể nợ phải trả tăng 3.858.997.028.706 đồng
tương ứng với tốc độ tăng 42,82 %, tổng tài sản tăng 5.097.825.318.650 đồng tương ứng
với tốc độ tăng 14,85%.
● Tỷ số khả năng trả lãi:

Tỷ số khả năng trả lãi =

- Chỉ số này cho biết số vốn đi vay đã được sử dụng tốt đến mức nào và đem lại lợi nhuận
bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không.
- Chỉ số này qua 3 năm đều giảm. Năm 2018, hệ số này giảm 400,75 lần so với 2017, đến
năm 2019, hệ số này lại tiếp tục giảm và giảm 399,29 lần so với năm 2018.

2.4.5 Tỷ số khả năng sinh lời

30

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Bảng 2.10: Bảng tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 ± %


Doanh thu thuần đồng 46,893,210,033,874 50,822,277,571,090 3,929,067,537,216 8.38
Giá vốn hàng bán đồng 23,675,568,949,025 25,736,367,936,729 2,060,798,987,704 8.70
Lợi nhuận gộp đồng 23,217,641,084,849 2,503,514,597,721 (20,714,126,487,128) (89.22)
Lợi nhuận ST đồng 9,814,109,826,048 10,085,159,996,024 271,050,169,976 2.76
EBIT đồng 11,715,659,090,239 12,383,140,426,432 667,481,336,193 5.70
Vốn chủ sở hữu bq đồng 24,300,711,838,640 25,924,699,145,413 1,623,987,306,773 6.68
Nợ phải trả bq đồng 9,112,717,518,486 10,941,498,890,493 1,828,781,372,007 20.07
Tổng tài sản bq đồng 33,413,429,357,126 36,866,198,035,906 3,452,768,678,780 10.33
TSCĐ qb đồng 7,623,032,101,111 8,698,709,994,450 1,075,677,893,339 14.11
Tỷ lệ lãi gộp % 49.51 4.93 (44.59) (90.05)
FLM lần 1.37 1.42 0.05 3.42
TAT vòng 1.40 1.38 (0.02) (1.77)
ROS % 20.93 19.84 (1.08) (5.18)
BEF % 35.06 33.59 (1.47) (4.20)
Tỷ suất SL của % 128.74 115.94 (12.80) (9.95)
TSCĐ
ROA % 29.37 27.36 (2.02) (6.86)
ROE % 40.39 38.90 (1.48) (3.68)
● Lợi nhuận gộp biên.

Lợi nhuận gộp biên =

Phản ánh quan hệ giữa lãi gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ với doanh thu.

Biểu đồ 2.15_Lợi nhuận gộp biên của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk

- Năm 2018, chỉ số lợi nhuận gộp biên của Công ty là 49,51% có nghĩa là cứ 100
đồng doanh thu thuần tạo ra được 49,51 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ.

31

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Năm 2019 chỉ số này của công ty là 4,93% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu
thuần tạo ra được 4,93 đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Chỉ số lợi nhuận gộp biên của công ty năm 2019 so với năm 2018 giảm 44,59%,
nguyên nhân giảm do doanh thu thuần tăng lên và lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ thì giảm xuống. Cụ thể, doanh thu thuần tăng 3.929.067.537.216 đồng tương ứng
với tốc độ tăng 8,38%, trong khi đó lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
20.714.126.487.128 đồng tương ứng với tốc độ giảm 89,22%.
● Lợi nhuận ròng biên (ROS)

Lợi nhuận ròng biên =

Biểu đồ 2.16_Lợi nhuận ròng biên của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk

- Năm 2018 chỉ tiêu này bằng 20,93% tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được
20,93 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Năm 2019 chỉ tiêu này bằng 19,84 % tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được
19,84 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Lợi nhuận ròng biên có xu hướng giảm và giảm 1,08%. Nguyên nhân giảm là do
lợi nhuận sau thuế tăng và doanh thu thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu
thuần nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, doanh thu thuần tăng
3.929.067.537.216 đồng tương ứng với tốc độ tăng 8,38%, lợi nhuận sau thuế tăng
271.050.169.796 đồng tương ứng với tốc độ tăng 2,76%.

● Khả năng sinh lời cơ bản (BEF)

Khả năng sinh lời cơ bản =

32

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.17_Khả năng sinh lời cơ bản của Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk

- Năm 2018, khả năng sinh lời cơ bản của công ty 35,06% tức là cứ bình quân đầu
tư 100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 35,06 đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay.
- Năm 2019, khả năng sinh lời cơ bản của công ty 33,59% tức là cứ bình quân đầu
tư 100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 33,59 đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay.
- Khả năng sinh lời cơ bản của công ty năm 2019 so với năm 2018 giảm 1,47%.
Nguyên nhân do EBIT và tổng tài sản bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của tổn tài
sản bình quân nhanh hơn. Cụ thể EBIT tăng 5,70% và tổng tài sản bình quân tăng
10,33%. Đây là một dấu hiệu không tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty vẫn
chưa hiệu quả hiệu quả.
● Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA).

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =

- ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.
ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít.

33

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.18_Biến động của chỉ số tỷ suất sinh lời của tài sản của Công ty Cổ phần
sữa Vinamilk

- Năm 2018 tỷ suất sinh lời của tài sản bằng 29,37%, tức là cứ bình quân đầu tư
100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 29,37 đồng lợi nhuận sau
thuế.
- Năm 2019 tỷ suất sinh lời của tài sản bằng 27,36%, tức là cứ bình quân đầu tư
100 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra 27,36 đồng lợi nhuận sau
thuế.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2019 so với năm 2018 giảm 2,02% nguyên nhân
giảm là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình
quân. Cụ thể lợi nhuận sau thuế tăng 271.050.169.976 đồng tương ứng với tốc độ tăng
2,76%, tổng tài sản bình quân tăng 3.452.768.678.780 đồng tương ứng với tốc độ tăng
10,33%. Việc chỉ số này có xu hướng giảm cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả các
tài sản sẵn có để phục vụ sản xuất kinh doanh. Để nâng cao chỉ số này Công ty có thể
thực hiện thanh lí, nhượng bán bớt các tài sản thừa không hoạt động hoặc hoạt động
không hiệu quả.
● Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

- Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của
các cổ đông, cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư.

Biểu đồ 2.19_ Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần sữa Vinamilk

- Năm 2018 tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty là 40,39% tức là cứ
đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 40,39
đồng lợi nhuận sau thuế.

34

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Năm 2019, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty là 38,90% tức là cứ
đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 38,90
đồng lợi nhuận sau thuế.
- Tỷ suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu năm 2019 so với năm 2017 giảm 1,48%.
Nguyên nhân giảm do lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân đều tăng nhưng
tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân nhanh hơn. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế tăng
271.050.169.976 đồng tương ứng với tốc độ tăng 2,76%, vốn chủ sở hữu bình quân tăng
1.623.987.306.773 đồng tương ứng với tốc độ tăng 6,68%. Đây là dấu hiệu không tốt cho
thấy khả năng sinh lời của công ty không cao.
2.4.6. Tỷ số giá thị trường

2019/2018
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019
± %

1. Lợi nhuận sau thuế đồng 9,814,109,826,048 10,085,159,996,024 271,050,169,976 2.76


2. Số lượng cổ phiếu lưu hành cổ phiếu 1,741,687,793 1,741,687,793 - -
3. Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu đồng/cổ phiếu 2,000 2,000 - -

4. Trị giá mỗi cổ phiếu đồng/cổ phiếu 93,907 94,582 675 0.72

5. Vốn chủ sở hữu đồng 25,305,067,076,332 26,544,331,214,494 1,239,264,138,162 4.90

6. Số lượng cổ phiếu lưu hành và phát hành cổ phiếu 1,741,687,793 1,741,687,793 - -

7. Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành đồng/cổ phiếu 5,635 5,790 155.63 2.76

8. Tỷ lệ chi trả cổ tức % 35.49 34.54 (0.95) (2.69)

9. Giá cả trên lợi nhuận P/E lần 16.67 16.33 (0.33) (1.99)

10. Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu đồng/cổ phiếu 14,529 15,241 711.53 4.90

11. Giá trị thị trường/ giá trị sổ sách M/B Lần 6.46 6.21 (0.26) (3.98)

Bảng 2.11_Tỷ số giá thị trường


a) Tỷ số P/E (Price/Earning Ratio):

Giá thị trường của cổ phiếu


Tỷ số P/E
Lợi nhuận trên cổ phiếu
=
- Hệ số giá trên lợi nhuận (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng,
quyết định đến việc lựa chọn mã cổ phiếu của nhà đầu tư.
- P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần,
hay nhà đầu tư phải trả giá cho mỗi một đồng lợi nhuận.
- Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu.
- Nếu hệ số P/E thấp có nghĩa giá cổ phiếu đang ở mức thấp và đang có khả năng
tăng lên, lợi nhuận trên một cổ phần (EPS) đang ở mức cao. Qua đấy cũng cho thấy công
ty đang có vấn đề về tài chính, có nguy cơ vỡ nợ, phá sản.

35

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Nếu hệ số P/E cao có nghĩa cổ phiếu đang định giá cao, nhà đầu tư dự kiến tốc
độ tăng cổ tức cao, triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.

Biểu đồ 2.20_Giá cả trên lợi nhuận P/E

* Qua bảng phân tích trên ta thấy:


- Năm 2018, P/E của công ty là 16,67 lần, hệ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng
bỏ ra 16,67 đồng để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu này.
- Đến năm 2019, P/E của công ty là 16,33 lần, hệ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng
bỏ ra 16,33 đồng để có được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu này Chứng tỏ sự kỳ vọng của
nhà đầu tư đối với công ty thấp hơn năm 2018.
b) Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)

EAT - Pd
EPS =
Ns

Biểu đồ 2.21_Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)

- Năm 2018, lợi nhuận mỗi cổ phiếu của công ty là 5,635 đồng/cổ phiếu có nghĩa
cứ đầu tư 1 cổ phiếu vào công ty thì sẽ tạo ra cho cổ đông 5,635 đồng lợi nhuận sau thuế.

36

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Năm 2019, lợi nhuận mỗi cổ phiếu của công ty là 5,790 đồng/cổ phiếu có nghĩa
cứ đầu tư 1 cổ phiếu vào công ty thì sẽ tạo ra cho cổ đông 5,790 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Qua 2 năm trên, chỉ số này có xu hướng tăng cụ thể năm 2019 tăng so với năm
2018 là 155,63 đồng/cổ phiếu tương ứng 2,76%. Nguyên nhân của biến động tăng này là
do lợi nhuận sau thuế qua 2 năm tăng lên, cụ thể năm 2019 tăng hơn 271,050,169,976
đồng so với năm 2018 tương ứng với 2,76%.
- Giá trị của chỉ số EPS của công ty khá cao cho thấy công ty hoạt động về chỉ tiêu
này rất tốt để thu hút các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường chứng khoán.
c) Tỷ lệ chi trả cố tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức=

Biểu đồ 2.22_Tỷ lệ chi trả cổ tức

- Tỷ lệ chi trả cố tức của công ty năm 2019 giảm so với năm 2018 là 0,95%, tương
ứng giảm 2,69% so với năm 2018.
- Cụ thể năm 2018, tỷ lệ chi trả cổ tức là 35,49%. Năm 2019 tỷ lệ chi trả cổ tức này
giảm xuống 34,54%.
d) Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

37

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Biểu đồ 2.23_Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

- Năm 2018, giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu là 14,529 đồng/cổ phiếu. Năm 2019, chỉ
số này bằng 15,241 đồng/cổ phiếu.
- Năm 2019 so với năm 2018, giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu tăng 711,53 đồng/cổ
phiếu tương ứng tăng 4,9%. Nguyên nhân tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng
1,239,264,138,162 đồng với tốc độ 4,9% so với năm 2018, trong khi đó số lượng cổ
phiếu lưu hành và phát hành không đổi giữ mức ổn định.
e) Giá trị thị trường/ giá trị sổ sách M/B

M/B =

Biểu đổ 2.24_Giá trị thị trường/ giá trị sổ sách M/B

- Giá trị M/B cổ phiếu giảm qua 2 năm, từ năm 2018 đạt 6,46 lần đến năm 2019
đạt 6,21 lần tức là giảm 0,25 lần tương đương với 3,98% so với năm 2018.
- Ta thấy hệ số M/B cả 2 năm 2018 và 2019 đều lớn hơn 1 chứng tỏ hoạt động
kinh doanh của công ty rất hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận cho việc chi trả cổ tức cho cổ
đông.
2.5. Đối thủ cạnh tranh

38

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Thị trường sữa Việt Nam có mức độ cạnh tranh cao. Bên cạnh các nhà sản xuất
sữa trong nước như Hanoimilk, Longthanhmilk hay mới đây là TH Truemilk, Dutch
Lady… Vinamilk còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu với những tên tuổi lớn
như Abbot, Mead Johnson, Nestlé… Mặc dù vậy, năm vừa qua Vinamilk vẫn tiếp tục giữ
vững vị thế đứng đầu của mình trong ngành thực phẩm & đồ uống.
* Những điểm mạnh và điểm điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh của công ty VNM
trong nước và ngoài nước khi thị trường mở của hội nhập.

Tên đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu

Dutch Lady * Thương hiệu mạnh, có uy tín * Chưa tự chủ được nguồn cung nguyên liệu
* Hiểu rõ được văn hóa tiêu dùng của * Chất lượng chưa ổn định
người dân * Không quản lý được chất lượng nguồn
* Công nghệ sản xuất hiện đại nguyên liệu
* Chất lượng sản phẩm cao * Tự tạo rào cản với các hộ nuôi bò sữa
* Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước * Chưa có thị phần lớn tại phân khúc sữa bột
* Giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng

Các công ty * Hiểu rõ được văn hóa tiêu dùng của * Chưa tạo được thương hiệu mạnh
sữa trong người dân
* Sản phẩm chưa đa dạng
nước (TH * Công nghệ sản xuất khá hiện đại
* Thiếu kinh nghiệm quản lý
Truemilk, * Chất lượng sản phẩm cao
* Tầm nhìn còn hạn chế
Ba Vì, * Giá cả hợp lý
* Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
Hanoimilk)
* Hệ thống phân phối còn hạn chế

Các công ty * Thương hiệu mạnh * Chưa hiểu rõ thị trường mới
sữa nước * Chất lượng sản phẩm tốt * Chưa vượt qua được rào cản văn hóa chính
ngoài * Có nguồn vốn mạnh trị
(Nestle’, * Sản phẩm đa dạng * Giá bán sản phẩm cao
About...) * Kênh phân phối lớn * Tất cả các sản phẩm phải nhập khẩu.
* Công nghệ sản xuất hiện đại
* Đội ngũ hoạt động có nhiều kinh
nghiệm.

39

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Bảng 2.12_Các chí tiêu của trung bình ngành Thực phẩm & Đồ uống 2019
Chỉ tiêu Thực phẩm & Đồ uống
P/E cơ bản (lần) 39.9
EPS cơ bản 0.01
Tỷ suất thanh toán nhanh (lần) 1.12
Tỷ suất thanh toán tức thời (lần) 2.28
Tổng công nợ/Vốn CSH (lần) 1.14
Tổng công nợ/Tổng Tài sản (lần) 0.44
Hệ số vòng quay tài sản (lần) 1.38
Hệ số quay vòng HTK 15.66
Hệ số quay vòng phải thu khách hàng (lần) 27.31
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 17.42
Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD (%) (53.64)
Tỷ suất EBITDA (%) 19.4
Tỷ suất lợi nhuận thuần (%) 3.37
ROA (%) 7.34
ROE (%) 11.8
Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần (%) 10.53
Tốc độ tăng trưởng lãi thuần (%) (9.96)
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (%) 8.09
(Nguồn https://finance.tvsi.com.vn/tools/CompareIndustry?ddlLevel=2) xem Q4/2019

2.6. Những lý do nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu của công ty Vinamilk (VNM)

- Chỉ số P/E trung bình ngành năm 2019 là 39,9 lần, còn VNM là 16,33 lần. Cho
thấy, giá cổ phiếu của VNM hiện tại khá thấp so với trung bình ngành và chỉ ra rõ giá
hiện tại của cổ phiếu VNM đáng để nhà đầu tư mua vào cho dự án dài hạn sắp tới.
- Dựa vào số liệu tìm kiếm, ROA (Tỷ suất sinh lời của tài sản) của Vinamilk năm
2019 là 27,36%, ROA trung bình ngành là 7,34%. Cho thấy Vinamilk có nhiều cơ hội
cho nhà đầu tư trong thời gian này.
- ROE trung bình ngành 11,8% năm 2019, trong khi đó ROE của Vinamilk là
38,9%. Chỉ số này của VNM cao thu hút rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm.
- EPS cơ bản trung bình ngành là 0.01 đồng, trong khi cổ phiếu VNM có EPS cơ bản là
5,790 đồng.
- Các dự án sắp tới như mở rộng thị trường sẽ tác động mạnh đến doanh thu của
công ty.
- Qua giai đoạn dịch Covid bùng phát khắp thế năm 2019 vừa rồi cho thấy công ty
rất vững mạnh về kinh tế, đồng thời cổ phiếu của VNM rất có tiềm năng tăng trưởng
trong tương lai.

40

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

2.7. Những lý do các ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho công ty Vinamilk (VNM)

- Do công ty VNM hoạt động lâu đời và được nhà nước hỗ trợ thuế xuất nhập
khẩu và có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh dẫn đến việc các ngân hàng nhà nước có thể
sẽ cấp tín dụng cho công ty.
- Dựa vào số liệu tìm kiếm, ROA (Tỷ suất sinh lời của tài sản) của Vinamilk năm
2019 là 27,36%, ROA trung bình ngành là 7,34%. Hệ số này đủ để các ngân hàng sẽ cấp
tín dụng cho công ty VNM.
- Tỷ số thanh toán nhanh trung bình ngành năm 2019 là 1,12 lần, VNM năm 2019
là 1,24 lần. Cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn mà
không cần phải bán hàng tồn kho.
- Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trung bình ngành năm 2019 là 1,14 lần, VNM
năm 2019 là 0,48 lần. Hệ số của VNM nhỏ hơn 1 nên việc trả nợ của công ty không gặp
khó khăn.
2.8. Tổng hợp phân tích về công ty Vinamilk (VNM)
* Điểm mạnh của Vinamilk:
- Thương hiệu mạnh, thị phần lớn
- Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước
- Nguồn sữa tươi tự nhiên chất lượng, trang trại đạt chuẩn quốc tế.
- Tiềm lực tài chính mạnh.
- Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm, luôn mang cho người tiêu
dùng những sản phẩm đa dạng và phù hợp với mọi lứa tuổi.
- Sản phẩm dễ dàng tiếp cận với mọi người trong nước.
* Điểm yếu:
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu.
- Chủ yếu tập trung sản phẩm thị trường trong nước.
* Cơ hội:
- Nguồn nguyên liệu cung cấp đang được hỗ trợ từ chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có
thuế suất giảm.
- Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn.
- Đối thủ cạnh trang đang suy yếu dần. Ở giai đoạn khó khăn vào mùa dịch Covid bùng
phát ở khắp thế giới, công ty Vinamilk đã vực dậy được nhờ vào các hoạt động giảm giá
và ủng hộ từ thiện. Cụ thể ủng hộ 8 tỷ đồng cho Hà Nội và 3 tỉnh Miền trung chiến đấu

41

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

chống dịch. Vinamilk từ lâu đến nay cũng đã cho thấy sự quan tâm với cộng đồng Việt
Nam.
* Thách thức:
- Sự tham gia thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh chủ yếu là đối thủ từ nước
ngoài.
-Có thể nhắc đến công ty ABBOT NUTRITION với ông lớn CoCa đứng phía sau. Sản
phẩm mà công ty này đem đến được thị trường ưa thích như sữa Ensure, sữa Simplac
dành cho cả mẹ và bé, v.v.
* Chiến lược thâm nhập thị trường:
- Mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp 64 tỉnh (trong nước), 220 nhà phân phối với
125.000 điểm bán hàng khắp 64 tỉnh thành.
- Xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irad, Philipines, Mỹ.
- Sử dụng mô hình AIDA trong công tác thu hút và phát triển khách hàng.
* Chiến lược phát triển thị trường:
- Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín và đáng tin
cậy nhất với mọi người dân Việt Nam.
- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung cấp sữa tươi ổn định, chất lượng
cao với giá cạnh tranh đáng tin cậy. Cụ thể: Hàng năm Vinamilk nhập bò sữa ở nước
ngoài vào trang trại trong nước nhằm nâng cao chất lượng và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu người tiêu dùng.
- Đầu tư vào các trang trại bò sữa tiêu chuẩn quốc tế cũng đã ghi dấu ấn Vinamilk trên
bản đồ sữa thế giới với “Hệ thống trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn Global G.A.P lớn nhất
của châu Á về số lượng trang trại”
- Vinamilk mở rộng đầu tư theo hình thức Mua bán sáp nhập (M&A) ở nước ngoài.
Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.
* Chiến lược hội nhập ngang:
- Bằng cách mua bán và sáp nhập, các công ty trở nên lớn hơn và phát huy sức mạnh tốt
hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Vinamilk đã thực hiện chiến dịch bằng cách sáp nhập với GNTFoods và lợi thế tạo cho
Vinamilk có nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
* Chiến lược marketing:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì và mẫu mã.

42

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Mở rộng các thị trường khác tự phân phối vinamilk ở một số tỉnh thành trên cả nước.
- Tăng lợi nhuận cho người bán lẻ, tăng sự hiện diện của sản phẩm bằng các chương trình
trưng bày.
- Tạo ra các chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1, tặng kèm, bốc thăm trúng thưởng các
suất học bổng cho trẻ em, phát các sản phẩm dùng thử tại kênh chợ, trường học ở nhiều
nơi.
- Thực hiện các chương trình xã hội như 1000 hộp sữa cho trẻ em, Vinamilk chắp cánh
ước mơ đến trường.v.v.
* Chiến lược nghiên cứu và phát triển:
- Đi đầu về công nghệ kết hợp với lợi thế khác biệt hóa sản phẩm để tạo ra sản phẩm duy
nhất, độc đáo đảm bảo chất lượng phục vụ cho mục tiêu thâm nhập thị trường và gia tăng
thị phần.
- Tập trung phát triển sản phẩm theo xu hướng của người tiêu dùng hiện nay luôn ưu tiên
chọn những sản phẩm từ thiên nhiên, những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
- Nghiên cứu và đa dạng hóa các dòng sản phẩm như: Sữa tươi tách béo, sữa tươi giàu
canxi, sữa tươi nguyên kem…
- Biến đối thủ cạnh tranh thành đối tác của mình.
* Chiến lược quản trị nguyên vật liệu:
- Năm 2022, Vinamilk đề ra kế hoạch xây dựng thêm nguồn cung ứng nguyên liệu từ các
trang trại bò sữa của mình.
- Tiếp tục đầu tư thêm 3 trang trại nâng tổng số lượng bò sữa đến năm 2022 lên 39.000
con bò với tổng mức đầu tư lên đến 1200 tỷ đồng.
- Xây dựng các quy trình khép kín, đảm bảo toàn bộ nguồn nguyên liệu có chất lượng ổn
định.
Ngoài các chiến lược được đề ra sắp tới Công ty cũng nên chuẩn bị một số biện
pháp phòng tránh các rủi ro như sau:
* Quản lý rủi với các chiến lược
Tên rủi ro Mô tả rủi ro Biện pháp kiểm soát
Rủi ro Công ty giả hoặc mất lợi thế cạnh Nhận diện và phân tích kịp thời thay đổi của môi
cạnh tranh tranh so với các đối thủ. trường, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng để từ đó xây
dựng và phát triển khai thác các chương trình, dự án
để củng cố, gia tăng lợi thế cạnh tranh.

43

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Rủi ro môi Không nhận diện và thích nghi kịp Thường xuyên, liên tục cập nhật các thay đổi của
trường thời với những thay đổi về kinh tế, môi trường kinh tế, chính trị, đánh giá và phân tích
kinh tế, chính trị, xã hội dẫn tới những ảnh các ảnh hưởng đến Công ty để có các kế hoặc hành
chính trị hưởng tiêu cực cho Công ty tại các động kịp thời.
quốc tế thị trường mà Công ty có đầu tư
hoặc xuất khẩu.
Rủi ro Không ngăn chặn, xử lý kịp thời Liên tục cập nhật và theo dõi các thông tin trên các
truyền và hợp lý các thông tin tiêu cực bị phương tiện thông tin đại chúng để có các cảnh báo
thông phát tán trên các phương tiện và kế hoạch hành động kịp thời, đặc biệt là trong bối
truyền thông đại chúng. cảnh công nghệ 4.0 hiện nay.
Rủi ro Các vị trí quan trọng không có Duy trì thực hiện các chương trình nhân sự cho các
nhân sự kế nhân sự đảm nhiệm phù hợp và vị trí quan trọng, thực hiện đánh giá và có phương án
thừa kịp thời. thay thế phù hợp, kịp thời.
Rủi ro mất Mất các mối quan hệ với các Duy trì mối quan hệ với khách hàng, thường xuyên
khách hàng khách hàng quan trọng ở cả thị đánh giá doanh thu bán hàng, và các chính sách
quan trọng trường nội địa và xuất khẩu. tương ứng đối với các khách hàng quan trọng.
Rủi ro NVL đầu vào cho quá trình sản Quản lý tồn kho an toàn, đánh giá và quản lý Nhà
nguyên vật xuất không đầy đủ hoặc không cung cấp, có kế hoạch mua hàng một cách hợp lý,
liệu đầu cung ứng kịp thời. trong sự cân nhắc tới các biến động về môi trường,
vào không đặc biệt là biến đổi khí hậu.
đáp ứng
Rủi ro sản Sản phẩm không đáp ứng các tiêu Thiết lập và thường xuyên kiểm tra các kiểm soát
phẩm chuẩn về chất lượng (đặc biệt là an theo yêu cầu của các tiêu chuẩn. Thiết lập các tiêu
không đạt toàn vệ sinh thực phẩm) theo các chuẩn đánh giá riêng hệ thống kiểm soát của rủi ro
chất lượng chuẩn mực, yêu cầu mà Vinamilk xuyên suốt chuỗi cung ứng để đảm bảo các kiểm soát
cam kết tuân thủ (luật định, khách luôn hiệu quả và tối ưu. Hệ thống cảnh báo được xác
hàng và các bên liên quan có ký lập để nhận diện kịp thời các sự kiện và có hướng xử
kết hợp đồng/thỏa thuận, yêu cầu lý.
nội bộ).
Rủi ro dịch Nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn Áp dụng vệ sinh an toan sinh học cho các trang trại,
bệnh đàn bò dẫn tới bò chết hoặc giảm chất chăm sóc sức khỏe đàn bò, có biện pháp xử lý y tế
bò lượng sữa. phù hợp đối với các trường hợp phát sinh.
Rủi ro triển Thất bại trong việc triển khai các Các kế hoạch kinh doanh được triển khai thực hiện,
khai kế kế hoạch kinh doanh. giám sát, đánh giá và báo cáo theo đúng các quy
hoạch kinh định.
doanh

44

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

Rủi ro an Gián đoạn hệ thống, bảo mật Tiếp tục duy trì áp dụng hệ thống An ninh thông tin
ninh thông thông tin và bị tấn công từ các tội ISO 27000, các hệ thống bảo vệ máy tính, người
tin phạm công nghệ thông tin. dùng. Thường xuyên đánh giá mối nguy an ninh
thông tin từ bên trong và bên ngoài.
Biến động Những biến động trong tỷ giá hối Lập nhu cầu ngoại tệ, chuẩn bị ngoại tệ dự trữ, dự
tỷ giá đoái gây ảnh hưởng đáng kể đến báo theo dõi và phân tích các biến động tỷ giá để cân
hoạt động và lợi của doanh đối nhu cầu và điều chỉnh kế hoạch tương ứng.
nghiệp.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


1. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, việc chịu sức ép từ đối thủ cạnh tranh là một điêu không
thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. Công ty Vinamilk đang phải chịu sự cạnh tranh
gay gắt từ các đối thủ cùng ngành sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước khi mà kinh
tế thị trường mở cửa thúc đẩy kinh tế thương mại cùng nhau phát triển. Đây vừa là cơ hội
vừa là thách thức đối với công ty.

Phân tích tình hình tài chính của công Công ty trong 3 năm 2017, 2018, 2019 cho ta
thấy rõ sự hạn chế cũng như những thuận lợi ưu điểm của các khoản mụ tài chính, đồng
thời xem xét các nguyên nhân gây ra tình trạng giảm sút để đưa ra các giải pháp kịp thời
khắc phục hạn chế đó.

Điều cần thiết khi phân tích báo cáo tài chính này là mục đích nghiên cứu, để từ đó đi
sâu vào khai thác vấn đề hơn từ đó cho ta những số liệu, những thông tin hữu ích đối với
mục đích phân tích, cũng những nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm biến động của tài
chính trong Công ty, tuy nhiên, vì chưa có cơ hội để thực tế tại Công ty cũng như thông
tin trên mạng không được đầy đủ nên em đưa ra những lí luận cũng như nhận xét mang
tính cá nhân với tư cách nhìn nhận đa chiều, có thể không đúng lắm vì vậy mong thầy
xem xét và cho em những đóng góp về những suy nghĩ hạn chế của em để bài này hoàn
thiện hơn.

2. ĐỀ XUẤT
* Đứng trên góc độ của nhà quản lý:

45

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)


lOMoARcPSD|14573317

- Nhà quản lý cần mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là các thị trường tiềm năng như
Châu Á và Đông Nam Á. Đây là lợi thế giúp doanh nghiệp tăng trưởng về mặt dài hạn và
không bị phụ thuộc vào thị trường truyền thống.

- Việc nhập khẩu sữa bột từ nước ngoài, chí phí sản xuất của doanh nghiệp hay chi phí
nguyên vật liệu của Vinamilk vẫn chịu ảnh hưởng từ biến động giá sữa quốc tế. Vì vậy
cần nên chủ động về nguồn sữa để đáp ứng kịp cho thị trường.

- Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng khác nhau.

- Đầu tư đổi mới công nghệ, thường xuyên bảo hành, bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử
dụng máy móc đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao lao động, nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là các bộ phận
bán hàng, Marketing.

- Giảm lượng hàng tồn kho như các chương trình giảm giá, từ thiện, chiết khấu, chương
trình khuyến mãi để doanh thu được tăng trưởng.

- Thu hút vốn đầu tư bên ngoài để tăng nguồn vốn đầu tư mở rộng doanh nghiệp qua các
trang tin tức, mạng xã hội.

Vì thời gian tìm hiểu hạn hẹp, kiến thức chuyên sâu chưa được nhiều cũng như có
nhiều chỗ không được hiểu sâu cho lắm, nên bài phân tích này mang ý kiến chủ quan là
nhiều và không tránh được những sai sót không đáng có. Vì vậy, chúng em mong thầy sẽ
cho chúng em những đóng góp thiệt thực để chúng em hiểu sâu thêm về nội dung cũng
như kiến thức bài học mà chúng em còn hạn chế.

46

Downloaded by Võ Ng?c B?o Thy (2153410364@vaa.edu.vn)

You might also like